Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã chỉ ra: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu" Điều đó khẳng định tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, đồng thời chính là chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta trong việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Hồ Chủ tịch cũng đã từng nhấn mạnh vai trò của giáo dục và đào tạo trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa rằng: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Như vậy có thể nói rằng, giáo dục được sinh ra là để thay đổi vận mệnh con người, thay đổi vận mệnh dân tộc và thậm chí là vận mệnh của cả nhân loại.
1.2 “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ” là một trong những điểm mới về định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030 của Đại hội Đảng lần thứ XIII Để thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục, thời gian tới cần tập trung đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo; coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực người học Muốn làm được, cần trang bị cho người học những công cụ, kĩ năng hữu hiệu nhất giúp các em thích ứng và phát triển trong tương lai, nhất là các em bậc Tiểu học Đây được coi là thời điểm vàng để xây dựng và thiết kế phương pháp học tập tối ưu cho các em Và việc rèn luyện trí thông minh là một trong số đó.
1.3 Trí thông minh có được một phần là do bẩm sinh, tuy nhiên, chúng hoàn toàn có thể nâng cao nếu biết cách rèn luyện và học tập đúng đắn Sứ mệnh của giáo dục hiện đại giờ chuyển đổi từ việc dạy học sinh cái gì (kiến thức) thành dạy cho học sinh như thế nào (kĩ năng và tư duy) Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trẻ cần được trang bị bộ 18 kĩ năng và tư duy toàn vẹn về cuộc sống để có thể thích ứng với bất kỳ sự thay đổi nào về công việc và tương lai.
Trong bộ kĩ năng và tư duy này, nổi bật lên gồm có khả năng về toán học Các chuyên gia giáo dục đã phân tích và chỉ ra rằng những kỹ năng, phẩm chất này được đo lường cụ thể qua các chỉ số cơ bản là IQ (thông minh), EQ (cảm xúc), SQ (xã hội), CQ (sáng tạo) và khả năng ngôn ngữ (LQ) Nói cách khác, để trẻ có thể trang bị đầy đủ 5 yếu tố này, ngay từ nhỏ trẻ nên được tập trung rèn luyện và có lộ trình học tập rõ ràng Rèn luyện trí thông minh như một mảnh ghép thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ để giúp trẻ có được sự tự tin, chủ động trong việc làm chủ tương lai của mình, đặc biệt là trước một thế giới số không ngừng biến động.
1.4 Những tư chất thông minh di truyền không phải là những năng lực sẵn có mà chỉ là những khả năng tiềm tàng Để biến khả năng đó thành hiện thực thì cần phải có điều kiện thích hợp Điều kiện đó chính là sự giáo dục có tổ chức và có mục đích Giáo dục quyết định sự biểu hiện và mở rộng khuôn khổ các tư chất và năng lực Nếu các em bị ảnh hưởng bởi sự giáo dục không đúng đắn có thể kìm hãm sự phát triển những tư chất thông minh của các em.
1.5 Toán học từ lâu được biết đến và công nhận là bộ môn khoa học giúp phát triển trí thông minh Nếu người giáo viên biết khai thác trong mọi tình huống dạy học thì sẽ giúp trí thông minh được tối ưu hóa Hơn nữa giải toán là một hoạt động trí tuệ sáng tạo và hấp dẫn đối với không ít học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh và tất cả những ai quan tâm tới giải toán ở tiểu học. Thông qua dạy học nói chung, giải toán nói riêng sẽ rèn cho học sinh thói quen, ýthức biết trăn trở với mỗi vấn đề học tập, cũng như mỗi vấn đề của cuộc sống không theo một lối mòn cho sẵn, cố gắng tìm ra cách giải quyết vấn đề ngắn gọn nhất, hay nhất chính là rèn luyện cho học sinh trí thông minh, sáng tạo Đối với HS tiểu học, tố chất thông minh phát triển mạnh ở khả năng lập luận lôgic, phân tích, tính toán xử lý theo qui trình, hiểu được khái niệm, tư duy số học, ngữ pháp và ngôn ngữ Đây là cơ hội để các nhà giáo dục khai phá tiềm năng ở trẻ.
1.6 Chương trình Toán ở Tiểu học gồm bốn mạch kiến thức Trong đó, mạch kiến thức số học giữ vai trò hạt nhân, là nền tảng để học các kiến thức toán học khác, cũng như để học nhiều môn học khác ở các lớp trên Đối với
HS lớp 5, chủ đề số học chiếm thời lượng lớn trong chương trình toán lớp 5, hơn nữa nó có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống hàng ngày đối với con người.
1.7 Việc rèn luyện và phát huy khả năng sáng tạo, trí thông minh cho
HS ở trường tiểu học trong dạy học nói chung, dạy học toán nói riêng đòi hỏi thời gian lâu dài, ngoài nội dung học tập, cần có phương pháp, dạy học hợp lý, có sự đầu tư công sức lớn, sự kiên trì tâm huyết của các nhà giáo dục, chính vì vậy vấn đề rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học hiện nay chưa được chú ý đúng mức.
Từ những lí do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Một số biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số học”.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học
-Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về trí thông minh và việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học.
- Đề xuất nguyên tắc xây dựng các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số học.
- Xây dựng các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số học.
Ý nghĩa thực tiễn
-Góp phần làm sáng tỏ thực trạng việc xây dựng các biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy học toán của giáo viên tiểu học hiện nay.
- Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Hùng Vương và những ai quan tâm đến vấn đề xây dựng các biện pháp nhằm rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về trí thông minh, từ đó xây dựng một số biện pháp nhằm rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 góp phần nâng cao hiệu quả trong dạy học toán.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về rèn trí thông minh cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng thông qua dạy học toán.
- Xây dựng một số biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học.
- Thực nghiệm các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp
5 trong dạy học chủ đề số học nhằm kiểm tra tính khả thi tính hiệu quả của một số biện pháp đã đề ra.
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
-Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến đề tài.
-Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học nói chung, dạy học toán nói riêng và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài.
- Phân tích và tổng hợp về cơ sở lý luận về trí thông minh, nội dung chương trình toán tiểu học nói chung, môn Toán ở lớp 5 nói riêng.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra cơ bản để nắm được thực trạng nhận thức của đội ngũ giáo viên trong dạy môn toán bậc tiểu học về vai trò và tầm quan trọng của việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh Tiểu học trong dạy học Toán.
- Điều tra việc sử dụng các biện pháp về rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học Toán Đồng thời nắm được những khó khăn mà giáo viên thường gặp trong rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5.
- Phỏng vấn, trưng cầu ý kiến của một số nhà quản lý, giáo viên tiểu học ởtrường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng về việc rèn luyện tư duy logic và trí thông minh cho học sinh trong quá trình dạy học toán ở Tiểu học.
- Thực nghiệm sư phạm hệ thống các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học Toán chủ đề số học.
- Sử dụng toán học thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm.
Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
CHƯƠNG 2 Một số biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số học
CHƯƠNG 3 Thực nghiệm sư phạm
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Khi các nhà tâm lý lần đầu tiên quan tâm đến việc đo lường “trí thông minh” ở Pháp vào thế kỉ 19, nhìn chung trí thông minh được xem như là một năng lực đơn nhất và được hiểu như là khả năng suy luận và giải quyết vấn đề mang tính bẩm sinh, ở mức độ cao thấp khác nhau Khả năng này được cho là khó thay đổi Thiên kiến của hầu hết (không phải tất cả) những người làm lĩnh vực này trong những ngày đầu, họ cho rằng “tự nhiên quan trọng hơn giáo dục”, theo đó các yếu tố di truyền đóng vai trò chủ yếu trong việc quyết định mức độ thông minh, trong khi những yếu tố về văn hóa và môi trường, kể cả giáo dục, chỉ mang tính thứ yếu.
Alfred Binet, cha đẻ của bài kiểm tra IQ hiện đại Ông cùng một nhà tâm lý Pháp khác là Théodore Simon thiết kế bài kiểm tra Binet-Simon nhằm cung cấp cho giáo viên một công cụ đánh giá khách quan và công bằng, xác định học sinh nào cần được quan tâm nhiều hơn.
Sternberg là một trong những người đầu tiên chống lại phương pháp đo lường trí thông minh truyền thống, vốn xem trí thông minh là “đơn lập” Ông đề xuất ý tưởng trí thông minh “ba thành phần”, bao gồm: phân tích, sáng tạo và thực tiễn.
Trí thông minh phân tích: Là khả năng giải quyết các vấn đề mang tính học thuật cao như so sánh sự tương đồng, giải các bài toán đố.
Trí thông minh sáng tạo: Là năng lực của cá nhân gắn kết thế giới nội tâm của họ với thực tế bên ngoài Trí thông minh sáng tạo gồm năng lực của cá nhân vận dụng vốn kiến thức của mình vào giải quyết các tình huống cụ thể.
Trí thông minh thực tế: Là năng lực hiểu và giải quyết các nhiệm vụ hàng ngày một cách hiệu quả Trí thông minh thực tế phản ánh mức độ từng cá nhân hiểu thế giới bên ngoài như thế nào.
Năm 2008, R Sternbeg cho rằng các cá nhân xuất sắc trong cả ba mặt của trí thông minh chân kiềng thì được coi là có trí thông minh thành công. Điều này khẳng định người đó có năng lực đạt được sự thành công phù hợp với các chuẩn mực cá nhân và với hoàn cảnh văn hóa, xã hội của người đó. Các cá nhân có trí thông minh thành công cao thường có xu hướng được trang bị tốt hơn để đạt được thành công và khả năng hòa nhập tốt với hoàn cảnh văn hóa, xã hội của họ.
Nhà tâm lý Howard Gardner thậm trí đi xa hơn Năm 1983, ông công bố học thuyết đa thông minh Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của ông với trẻ con bình thường, trẻ con năng khiếu và bệnh nhân bị tổn thương não, ông đưa ra ý kiến là có bảy loại trí thông minh khác nhau, bao gồm:
Loại thứ nhất, trí thông minh ngôn ngữ: Là khả năng học ngôn ngữ và sử dụng kỹ năng của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả để đạt được các mục đích cụ thể Các cá nhân có khả năng tư duy ngôn ngữ và văn học cao thường là các nhà văn, nhà thơ, luật gia.
Loại thứ hai, trí thông minh logic toán học: Là trí thông minh đối với những con số và sự logic Những nét tiêu biểu nhất của người thiên về trí thông minh logic toán học gồm có khả năng xác định nguyên nhân, chuỗi các sự kiện, cách tư duy theo dạng nguyên nhân – kết quả, khả năng sáng tạo các giả thuyết, tìm ra các mô hình số học hoặc quy tắc dựa trên các khái niệm, đồng thời ưa thích các quan điểm dựa trên lý trí trong cuộc sống nói chung Thông thường, các học sinh có khả năng tư duy lôgic thì học tốt các môn khoa học tự nhiên.
Loại thứ ba, trí thông minh về không gian: Là khả năng của cá nhân có thể hình dung thế giới không gian trong đầu Khả năng tư duy không gian, hình ảnh bao gồm kĩ năng nhận biết và sử dụng các mô hình Các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch đô thị, các nhà địa lí học, phi công và thủy thủ là những người thường có khả năng tư duy không gian, hình ảnh cao.
Loại thứ tư, trí thông minh liên cá nhân: Là khả năng của cá nhân hiểu ý định, động lực và ước vọng của người khác Các kỹ năng như vậy rất có lợi trong công việc và hòa nhập với cộng đồng Người có khả năng giao tiếp thường là các nhà giáo dục, các nhà tư vấn và các nhà hoạt động xã hội.
Loại thứ năm, trí thông minh nội tâm: Là khả năng của cá nhân biết tự am hiểu bản thân, đánh giá chính xác cảm xúc và hành vi của mình Trong bất cứ trường hợp nào, họ thuộc dạng tự lập và thích làm việc một mình hơn là làm việc với người khác.
Loại thứ sáu, trí thông minh vận động thể chất: Là khả năng của cá nhân sử dụng năng lực trí tuệ để phổi hợp các chuyển động của cơ thể Theo Gardner, khả năng trí tuệ và cơ bắp có liên quan đến nhau Các vận động viên, các vũ sư, các diễn viên và những người biểu diễn thường có khả năng vận động cơ thể cao.
Loại thứ bảy, trí thông minh âm nhạc: là khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu nhịp điệu Nó còn có trong bất kì cá nhân nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt, có khả năng hát theo giai điệu, biết dành thời gian cho âm nhạc và nghe được nhiều tiết mục âm nhạc khác nhau với sự chính xác và sáng suốt của các giác quan.
Trong những bài viết gần đây, Gardner thêm loại trí thông minh thứ tám (trí thông minh thiên nhiên), và có thể sẽ thêm loại thứ chín (trí thông minh hiện sinh). Để nghiên cứu về trí thông minh, việc nghiên cứu trí tuệ và các phẩm chất của trí tuệ được nhiều nhà tâm lí học quan tâm nghiên cứu vì ở đó bản chất của trí thông minh được nghiên cứu và trên cơ sở đó các phương pháp đo lường nó được đề ra Trí tuệ có nhiều phẩm chất khác nhau Song các nhà tâm lí học quan tâm nhiều hơn đến các phẩm chất sau:
- Tốc độ định hướng trí tuệ nhanh khi giải quyết các nhiệm vụ, bài tập, tình huống…không quen thuộc.
-Tốc độ khái quát hóa nhanh.
-Tính mềm dẻo của trí tuệ.
-Tính tiết kiệm của tư duy, nghĩa là số lượng ít những suy luận mà trên cơ sở đó rút ra được qui luật mới.
Sự cần thiết phải rèn luyện trí thông minh cho học sinh
Việc đào tạo những con người thông minh, năng động, sáng tạo đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm Trong bài nói với cán bộ Bộ Giáo dục,
Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ngày 17/06/1970 cố Thủ tướng PhạmVăn Đồng chỉ rõ: “Quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải khêu gợi trí thông minh chứ không phải bắt buộc cái trí nhớ làm việc một cách máy móc, bắt nó ghi chép rồi tả lại Làm sao ngay từ ở nhà trường, ta phải bắt buộc HS dùng trí khôn, dùng trí thông minh, sự suy nghĩ để biết rộng ra…”
Diễn đàn quốc tế về giáo dục đại học Việt Nam “ Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế” của Hội đồng quốc gia giáo dục ngày 22-23/6/2004 về vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đã chỉ rõ yêu cầu đổi mới giáo dục và đạo tạo nước ta: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nền nếp tư duy sáng tạo cho người học”. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục, quán triệt mục tiêu đào tạo con người mới toàn diện, người giáo viên có một vị trí và vai trò rất quan trọng Người giáo viên không những phải truyền thụ khối lượng kiến thức trong chương trình quy định, mà còn phải hình thành cho được ở HS phương pháp học tập và tính độc lập, sáng tạo Thực hiện tốt lời dạy của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “ở nhà trường, điều chủ yếu không phải là rèn luyện trí nhớ mà là rèn trí thông minh” và “phải làm sao tìm được cách học tập hợp lý nhất, thông minh nhất, tốn ít công sức nhất và thu hoạch được nhiều nhất Cần biến phương pháp thành thói quen và làm cho nó trở thành nề nếp”.
Như vậy, đổi mới PPDH theo hướng rèn tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho người học nhằm đào tạo những con người thông minh, có khả năng thích nghi tốt với cuộc sống không những là nhu cầu của xã hội mà còn là yêu cầu của Đảng và nhà nước đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo.
Cơ sở lý luận về trí thông minh
1.3.1 Khái niệm về trí thông minh
Theo Đại từ điển tiếng Việt có 2 định nghĩa về trí thông minh:
-Trí thông minh chỉ khả năng sáng trí, mau hiểu, mau biết và mau nhớ.
-Trí thông minh là khả năng nhanh trí, có tài ứng xử, giải quyết các tình huống cụ thể.
Các nhà tâm lý học có những quan điểm khác nhau và giải thích khác nhau về trí thông minh nhưng đều có chung nhận định: “Trí thông minh không phải là một năng lực đơn độc mà là sức mạnh tổng hợp của nhiều loại năng lực” Có nhiều định nghĩa về trí thông minh được đưa ra, tuy nhiên, đây là định nghĩa được chấp nhận và phổ biến hơn cả.
Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) được ông quan niệm như sau: “là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa” và
“trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ.”
Với ý định quan trọng nhất là đưa khái niệm trí thông minh vào thực tiễn cuộc sống, Cindy Wigglesworth đã đưa ra khái niệm riêng về trí thông minh bằng cách tổng hợp và cố gắng đơn giản hóa một số định nghĩa có sẵn. Theo đó, trí thông minh gồm 3 thành phần: tự nhiên, rèn luyện và kết quả.
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của Cindy Wigglesworth và cũng cho rằng: “Trí thông minh là tiềm năng bẩm sinh của bạn được:
-Phát triển thông qua luyện tập (rèn luyện/ nỗ lực)
-Dẫn đến sự thuần thục trong hành vi (lựa chọn) phù hợp”
1.3.2 Các học thuyết phân loại trí thông minh
1.3.2.1 Học thuyết đa trí tuệ của giáo sư Howard Gardner
Thuyết đa trí tuệ là một lý thuyết về trí thông minh của con người được nhìn nhận bằng nhiều cách, mang tính đa dạng, được nghiên cứu và công bố bởi tiến sĩ Howard Gardner Năm 1983, ông đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề Frames of Mind (tạm dịch:Cơ cấu của trí tuệ), trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyếtcủa mình về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences).Theo đó, Học thuyết Đa Trí tuệ có 9 trí thông minh chính: Trí thông minh nội tâm, trí thông minh hình ảnh không gian, trí thông minh vận động thể chất, trí thông minh âm nhạc trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh logic toán học, trí thông minh thiên nhiên, trí thông minh xã hội,trí thông minh hiện sinh (triết học).
Năm 1985, Robert sternberg công bố thuyết chân kiềng về trí thông minh
[94] Ông cho rằng con người có 3 loại trí thông minh.
-Trí thông minh phân tích: Là khả năng giải quyết các vấn đề mang tính học thuật cao như so sánh sự tương đồng, giải các bài toán đố.
- Trí thông minh sáng tạo: Là năng lực của cá nhân gắn kết thế giới nội tâm của họ với thực tế bên ngoài Trí thông minh sáng tạo gồm năng lực của cá nhân vận dụng vốn kiến thức của mình vào giải quyết các tình huống cụ thể.
- Trí thông minh thực tế: Là năng lực hiểu và giải quyết các nhiệm vụ hàng ngày một cách hiệu quả Trí thông minh thực tế phản ánh mức độ từng cá nhân hiểu thế giới bên ngoài như thế nào.
Năm 2008, R Sternbeg cho rằng các cá nhân xuất sắc trong cả ba mặt của trí thông minh chân kiềng thì được coi là có trí thông minh thành công. Điều này khẳng định người đó có năng lực đạt được sự thành công phù hợp với các chuẩn mực cá nhân và với hoàn cảnh văn hóa, xã hội của người đó. Các cá nhân có trí thông minh thành công cao thường có xu hướng được trang bị tốt hơn để đạt được thành công và khả năng hòa nhập tốt với hoàn cảnh văn hóa, xã hội của họ.
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh
Theo T.A Ilina sự phát triển trí thông minh của trẻ là quá trình mâu thuẫn phức tạp, chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố là di truyền (lĩnh vực những điều kiện bên trong), môi trường và giáo dục (lĩnh vực những tác động bên ngoài).
- Ảnh hưởng của di truyền: Các nhà nghiên cứu đã dành thời gian hơn một thế kỷ để đi tìm hiểu và khám phá ra rằng, hệ gen có ảnh hưởng khá lớn đến trí tuệ và chỉ số thông minh của con người Nhưng mật độ ảnh hưởng sẽ không được đồng nhất, nó sẽ dao động từ khoảng 40-80% Bên cạnh đó, khả năng thực thi nhiệm vụ và cấu trúc của bộ não cũng ảnh hưởng đến độ thông minh Qua phương pháp chụp hình bộ não, các nhà thần kinh học đã tìm thấy điểm khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ của mỗi người, đó là sự khác biệt về những đường rãnh ở vùng trán Hoạt động của những đường rãnh sẽ tương thích đến hiệu quả hoạt động, quá trình xử lí thông tin của não bộ. Đó chính là yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IQ của con người.
- Ảnh hưởng của môi trường: Gồm môi trường địa lý, môi trường gia đình, môi trường xã hội Trong đó ảnh hưởng của môi trường xã hội là quan trọng nhất và có tác dụng quyết định.
-Ảnh hưởng của giáo dục: Những tư chất di truyền không phải là những năng lực sẵn có mà chỉ là những khả năng tiềm tàng Để biến khả năng đó thành hiện thực thì cần phải có điều kiện thích hợp tức là cần có sự giáo dục có tố chức và có mục đích Giáo dục quyết định sự biểu hiện và mở rộng khuôn khổ các tư chất và năng lực Dưới ảnh hưởng của giáo dục không đúng đắn có thể kìm hãm sự phát triển những tư chất thông minh của học sinh.
1.3.4 Thước đo trí thông minh
Trước đây, người ta cho rằng thước đo trí thông minh là chỉ số thông minh IQ (intelligence quotion).
Khái niệm chỉ số thông minh được nhà khoa học người Anh Francis Galton đưa ra lần đầu tiên năm 1892 [90] Sau đó, nó được học trò của ông là J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp Alffed Binet phát triển Năm 1905, A. Binet lần đầu tiên đưa ra một bảng test làm thước đo về độ thông minh, với mục đích phân loại HS thành các nhóm tương đương về trí thông minh, với mục đích phân loại HS thành các nhóm tương đương về trí tuệ để thuận tiện cho việc đào tạo. Điểm IQ Định mức IQ
120- 140 Thông minh vượt trội, xuất sắc
90 - 110 Trí thông minh bình thường hoặc trung bình
70- 80 Khó tiếp thu kiến thức
Dưới 70 Suy giảm nhận thức
Năm 1912, nhà triết lý học và tâm lý học người Đức William Stern cho ra đời công thức tính IQ Ông đã sử dụng thương số giữa tuổi trí tuệ (phản ánh trí tuệ của một người – MA) với tuổi sinh học (tuổi thực tế của người đó – CA) để tính toán sự phát triển của cá nhân.
IQ= MA/CA, Để nghiên cứu về trí thông minh, việc nghiên cứu trí tuệ và các phẩm chất của trí tuệ được nhiều nhà tâm lí học quan tâm nghiên cứu vì ở đó bản chất của trí thông minh được nghiên cứu và trên cơ sở đó các phương pháp đo lường nó được đề ra.
Trong hơn 50 năm qua, bài kiểm tra chỉ số IQ của Wechsler đã được thực hiện để xác định trí tuệ cho người lớn và trẻ em Bài kiểm tra trí thông minh này là một trong những dạng bài kiểm tra được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá các vấn đề giáo dục đang tồn tại David Wechsler, nhà tâm lý học chịu trách nhiệm tạo ra kỳ thi này vào năm 1939 được các chuyên gia tâm lý gọi là Thang đo trí tuệ Wechsler Bellevue, nhưng sau 15 năm sửa đổi đã được đổi tên thành WAIS.
Hoạt động nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học toán học
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lí của con người (nhận thức, tình cảm, ý chí) Nó là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng và với các hiện tượng tâm lí khác.
Hoạt động nhận thức bao gồm nhiều quá trình khác nhau Có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: a) Nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác)
Là một quá trình tâm lí, nó là sự phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật và hiện tượng thông qua sự tri giác của các giác quan.
Cảm giác là hình thức khởi đầu trong sự phát triển của hoạt động nhận thức, nó chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng Tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn và theo cấu trúc nhất định. b) Nhận thức lí tính (tư duy và tưởng tượng)
Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những điều chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết Như vậy, tư duy là một quá trình tìm kiếm và phát hiện cái mới về chất một cách độc lập Nét nổi bật của tư duy là tính “có vấn đề”, tức là trong hoàn cảnh có vấn đề thì tư duy được nảy sinh.
Tư duy là mức độ lí tính nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính.
Nó có khả năng phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.
Như vậy quá trình tư duy là khâu cơ bản của quá trình nhận thức Nắm bắt được quá trình này, người giáo viên sẽ hướng dẫn tư duy khoa học cho HS trong suốt quá trình dạy và học môn toán học ở trường phổ thông.
1.4.2 Những phẩm chất của tư duy
Những công trình nghiên cứu về tâm lí học và giáo dục học đã khẳng định sự phát triển tư duy nói chung được đặc trưng bởi sự rèn luyện các thao tác tư duy thành thạo, vững chắc của con người Những phẩm chất cơ bản của tư duy là:
- Tính định hướng: Thể hiện ở khả năng nhanh chóng và chính xác đối tượng cần lĩnh hội, mục đích phải đạt và những con đường tối ưu để đạt mục đích đó.
- Bề rộng: Thể hiện ở chỗ có khả năng vận dụng nghiên cứu các đối tượng khác.
-Độ sâu: Thể hiện ở khả năng nắm vững ngày càng sâu sắc bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Tính linh hoạt: Thể hiện ở sự nhạy bén trong việc vận dụng những tri thức và cách thức hành động vào các tình huống khác nhau một cách sáng tạo.
- Tính mềm dẻo: Thể hiện ở hoạt động tư duy được tiến hành theo các hướng xuôi và ngược chiều (ví dụ: Từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể…).
- Tính độc lập: Thể hiện ở chỗ tự mình phát hiện được vấn đề, đề xuất cách giải quyết và tự giải quyết vấn đề.
-Tính khái quát: Thể hiện ở chỗ khi giải quyết mỗi loại nhiệm vụ sẽ đưa ra các mô hình khái quát Từ mô hình khái quát này có thể vận dụng để giải quyết các nhiệm vụ cùng loại.
-Tính nhất quán: Phản ánh tính lôgic của hoạt động nhận thức, đảm bảo sự thống nhất theo tư tưởng chủ đạo của quá trình nhận thức từ đầu đến cuối không có mâu thuẫn.
- Tính phê phán: Thể hiện ở chỗ con người biết phân tích, đánh giá các quan điểm, phương pháp của người khác đồng thời nêu ra được ý kiến chủ quan của mình và bảo vệ ý kiến đó.
- Tính sáng tạo: Thể hiện ở chỗ con người có khả năng giải quyết một vấn đề theo cách riêng độc đáo, ngắn gọn. Để đạt được những phẩm chất tư duy trên, trong quá trình dạy học, người giáo viên cần chú ý rèn luyện các thao tác tư duy cho HS.
1.4.3 Những hình thức cơ bản của tư duy
Theo định nghĩa thì “khái niệm là một tư tưởng phản ánh những dấu hiệu bản chất khác biệt (riêng biệt) của sự vật hiện tượng”
Xu thế đổi mới phương pháp dạy học
Xu thế đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện qua sự so sánh ở bảng sau đây
Giáo dục truyền thống Giáo dục hiện đại nhấn mạnh vào nhấn mạnh vào
Thuộc lòng và lặp lại Yêu thích và hứng thú học hành Phát triển trí tuệ cụ thể và theo Khả năng toàn diện của con người đường thẳng trong việc phát triển đạo đức, trí tuệ và thể chất
Sự tuân thủ Tôn trọng tính đa dạng và cá nhân
Nỗ lực cá nhân/ cạnh tranh Nỗ lực cộng tác / kết hợp
Phương pháp gò bó, không thay đổi
Học theo nội dung định sẵn
Giáo viên là người cung cấp thông tin
Chương trình phân hóa thành các phần Đồng đều về văn hóa
Môi trường dạy học riêng biệt
Công nghệ trở thành một công cụ bị lãng quên
Hạn chế sử dụng các tiện nghi
Có sự can thiệp của phụ huynh
Tự quản lý trong cộng đồng
Suy nghĩ, sáng tạo và trực giác
Quy trình học tập với các nội dung chất lượng
Giáo viên là người hỗ trợ việc học tập
Học tập liên quan đến nhiều lĩnh vực
Sự tương đồng và khác biệt về văn hóa
Môi trường dạy học cộng tác Công nghệ là công cụ không thể thiếu
Sử dụng các tiện nghi linh hoạt
Mở rộng sự cộng tác của phụ huynh
Cộng tác với cộng đồng
Xã hội học tập / thông tin
Mục tiêu dạy học môn toán lớp 5
-Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượngthông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.
- Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.
-Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt chúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.
Nội dung chương trình môn Toán lớp 5 chủ đề số học
▪ Ôn tập về phân số
- Bổ sung về phân số thập phân, hỗn số.
- Các bài toán về tỉ lệ thuận, tỉ lệ nghịch.
▪ Số thập phân Các phép tính về số thập phân
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân
- Đọc, viết, so sánh các số thập phân
- Viết và chuyển đổi các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân
- Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân
+Phép cộng, phép trừ các số thập phân có đến 3 chữ số ở phần thập phân Cộng, trừ không nhớ và có nhớ đến 3 lần.
+ Phép nhân các số thập phân có tới 3 tích riêng và phần thập phân của tích có không có 3 chữ số.
+ Phép chia các số thập phân với số chia có không có 3 chữ số (cả phần nguyên và phần thập phân) và thương có không quá 4 chữ số, với phần thập phân có không quá 3 chữ số.
- Tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng các số thập phân.
+Cộng, trừ không nhớ hai số thập phân có không quá 2 chữ số.
+Nhân không nhớ một số thập phân có không quá 2 chữ số với một số tự nhiên có 1 chữ số.
+ Chia không có dư một số thập phân có không quá 2 chữ số cho một số tự nhiên có 1 chữ số.
- Giới thiệu bước đầu về cách sử dụng máy tính bỏ túi.
- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm.
- Đọc, viết tỉ số phần trăm.
- Cộng, trừ các tỉ số phần trăm; nhân, chia tỉ số phần trăm với một số.
-Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, số thập phân và phân số.
Thực trạng việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5
Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng trong dạy học toán tiểu học hiện nay Cụ thể là:
Nhận thức của GV về rèn luyện trí thông minh, sự cần thiết của việc rèn luyện trí thông minh cho HS tiểu học.
Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh trong dạy học chủ đề số học ở lớp 5.
Biết được các khó khăn thường gặp trong rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học chủ đề số học.
Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.
1.8.4 Phương pháp điều tra Để tìm hiểu các vấn đề nêu trên chúng tôi sử dụng các phương pháp: Phương pháp điều tra giáo dục như: trò chuyện, phỏng vấn, xin ý kiến GV, cán bộ quản lý trường tiểu học về các vấn đề liên quan đến rèn luyện trí thông minh cho HS; sử dụng phiếu hỏi GV và HS lớp 5 Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục và phương pháp nghiên cứu tài liệu liên quan đến thực trạng dạy học rèn luyện trí thông minh cho HS.
1.8.5 Nội dung điều tra Để khảo sát thực trạng rèn luyện trí thông minh cho HS tiểu học, chúng tôi đã tiến hành các nội dung cụ thể sau:
- Tầm quan trọng và sự cần thiết của việc rèn luyện trí thông minh cho
HS tiểu học nói chung học sinh lớp 5 nói trong dạy học toán.
-Các biện pháp giáo viên đã sử dụng trong rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5.
-Thu thập các khó khăn của giáo viên, học sinh trong việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh khi dạy học nội dung số học.
-Xin ý kiến của giáo viên tiểu học (phiếu hỏi dành cho GV).
-Đề nghị HS trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi (phiếu hỏi dành cho HS).
-Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và một số GV đang giảng dạy toán của trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng - thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ.
-Nghiên cứu tài liệu, xem vở HS, tìm hiểu giáo án, kế hoạch dạy học của giáo viên.
1.8.6 Đánh giá kết quả khảo sát
Chúng tôi đánh giá kết quả khảo sát qua các phần chính:
-Qua quan sát, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm giáo dục.
1.8.7 Một số kết quả thu được khi điều tra thực trạng rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5
Qua phiếu điều tra giáo viên trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng – thành phố Việt Trì, chúng tôi thu được kết quả sau:
-Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học
Bảng 1.1 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu họ c
STT Lý do Tổng số GV Số ý kiến Phần trăm
Qua bảng số liệu, nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học trong dạy học nói chung và dạy học toán ở lớp 5 nói riêng, ta thấy có tới 89,09% (49/55 GV) cho rằng điều này là rất quan trọng; chỉ có 10,91% GV cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho là không quan trọng hay có ý kiến khác.
- Về mức độ quan tâm của giáo viên đến việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp
Bảng 1.2 Mức độ quan tâm của giáo viên đến việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớ p 5
STT Mức độ Tổng số GV Số ý kiến Phần trăm
Qua bảng số liệu về mức độ quan tâm của GV đến việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5, ta thấy rằng 63,3% giáo viên cho rằng việc này được tiến hành thường xuyên (35/55 GV), tuy nhiên còn 36,7% GV cho rằng chỉ thỉnh thoảng mới quan tâm đến việc này và không có GV nào là chưa quan tâm.
-Về việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 được tiến hành trong các tiết dạy học toán
Bảng 1.3 Việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 được tiến hành trong các tiết dạy học toán
STT Tiết dạy Tổng số Số ý kiến Phần
1 Tiết dạy học tổng hợp 50 90,91%
3 Ôn tập hệ thống hóa kiến thức 21 38,18%
4 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 19 34,54%
Qua bảng số liệu, đa số giáo viên cho rằng, việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học nội dung số học được tiến hành trong các tiết dạy tổng hợp (90,91%) , tiết luyện tập (85,45%) Nhỏ hơn 40% giáo viên sử dụng trong dạy học ôn tập, kiểm tra đánh giá.
-Về các khó khăn thường gặp khi rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học toán
Bảng 1.4 Các khó khăn thường gặp khi rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học toán
STT Khó khăn Tổng số Số ý kiến Phần
1 Mất nhiều thời gian, công sức chuẩn bị 55 100%
2 Do đặc điểm tư duy của học sinh tiểu 55 38 69,09% học
3 Chưa có các biện pháp sư phạm rèn luyện 51 92,73% trí thông minh 1 cách cụ thể, chính xác
4 Cơ sở vật chất còn thiếu thốn 23 41,81%
Như vậy ta có thể thấy để rèn luyện trí thông minh cho học sinh thì GV đã gặp phải rất nhiều khó khăn Trong đó, 100% GV cho rằng công việc này mất rất nhiều thời gian công sức, 92,73% GV cho rằng chưa có nhiều biện pháp cụ thể, đầy đủ và chính xác về rèn luyện trí thông minh và 69,09% GV cho rằng do đặc điểm tư duy của học sinh còn hạn chế, các em nghĩ rằng thông minh là bẩm sinh, không thể rèn luyện nên không cố gắng trong học tập Còn 41,81% GV cho rằng cơ sở vật chất không đủ đáp ứng.
-Về các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học toán thầy (cô) thường sử dụng
Bảng 1.5 Các biện pháp rèn luyện trí thông cho học sinh lớp 5 trong dạy học toán thầy (cô) thường sử dụng
STT Biện pháp Tổng Số ý kiến Phần số GV (Đồng ý) trăm
1 Khai thác sâu các kiến thức thông qua ôn 47 85,45% tập, luyện tập
2 Ra thêm các bài tập khó hơn trình độ chung 47 85,45%
3 Tổ chức thi giải toán nhân vào các học kỳ, cuối 55 11 20% năm
4 Tổ chức các hoạt động kích thích trí thông 29 52,73% minh
Khi điều tra các biện pháp rèn luyện trí thông cho học sinh lớp 5 trong dạy học toán, tôi thấy đa số giáo viên (85,45%) cho rằng khai thác sâu các kiến thức thông qua luyện tập và ra thêm bài tập khó hơn trình độ chung Còn 20% GV cho rằng nên tổ chức các cuộc thi giải toán vào các học kì và cuối năm 52, 73% GV muốn tổ chức các hoạt động kích thích trí thông minh cho HS.
- Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân:
Qua điều tra thực trạng việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng thông qua chủ đề số học Chúng tôi nhận thấy GV chưa có đầy đủ hệ thống các biện pháp rèn luyện trí thông cho học sinh trong dạy học toán một cách hợp lý, chưa khai thác triệt để việc rèn trí thông minh trong các tiết dạy học toán Điều đó do nhiều nguyên nhân,song một trong những nguyên nhân đó là: Một là vấn đề nhận thức bản chất trí thông minh, hai là giáo viên chưa nhận thức được rõ việc rèn luyện trí thông minh cần đan xen với rèn luyện tư duy, ba là việc rèn luyện trí thông minh đòi hỏi thời gian, công sức cùng với sự kiên trì của các nhà giáo.
1.1 Ở chương 1, chúng tôi đã tổng hợp và nghiên cứu một số vấn đề về trí thông minh, điểm qua một số công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về trí thông minh Đồng thời chỉ ra một số công trình nghiên cứu về rèn luyện trí thông minh cho học sinh nói chung, học sinh tiểu học trong dạy học toán nói riêng.
1.2 Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn cũng cho thấy việc rèn luyện trí thông minh và phát triển tư duy cho HS có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau Thông qua rèn luyện tư duy, trí thông minh của trẻ phát triển Ngược lại, trẻ thông minh có khả năng phát triển tư duy cao hơn.
1.3 Các đề tài nghiên cứu việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học trong dạy toán học chưa nhiều Hơn nữa chưa có đề tài nào nghiên cứu về xây dựng một số biện pháp về việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số học.
1.4 Qua khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy giáo viên tiểu học đều nhận thức được việc rèn luyện trí thông cho HS hiện nay là một trong những vấn đề quan trọng, cần thiết nhất là trong giai đọan đất nước có nhiều đổi mới đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao Mặt khác, thực trạng cũng cho thấy giáo viên chưa có đầy đủ biện pháp về rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học trong dạy chủ đề số học Đây chính là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu chương 2 của đề tài.
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ THÔNG MINHCHO HỌC SINH LỚP 5 TRONG DẠY HỌC TOÁN CHỦ ĐỀ SỐ HỌC
Cơ sở việc xây dựng các biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy học chủ đề số học cho học sinh lớp 5 nói riêng dạy học toán tiểu học nói chung
Việc đào tạo những con người thông minh, năng động, sáng tạo từ lâu đã được Đảng và Nhà nước ta nói chung, Từ các vị Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến các nhà giáo dục, thầy cô giáo nói riêng hết sức quan tâm qua suốt các giai đoạn phát triển của đất nước và của Giáo dục và Đào tạo.
Các Nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục cũng đặt ra yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy cách học, tăng cường tính chủ động, tích cực tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo của người học Diễn đàn quốc tế về giáo dục đại học Việt Nam “Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế” của Hội đồng quốc gia giáo dục năm 2004 về vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Sự phát triển trí thông minh của trẻ chịu ảnh hưởng của các yếu tố là di truyền, môi trường và giáo dục Trong đó ảnh hưởng của môi trường bao gồm môi trường địa lý, môi trường gia đình, môi trường xã hội Tuy nhiên ảnh hưởng của môi trường xã hội là quan trọng nhất và có tác dụng quyết định. Những tư chất di truyền không phải là những năng lực sẵn có mà chỉ là những khả năng tiềm tàng Để biến khả năng đó thành hiện thực thì cần phải có điều kiện thích hợp tức là cần có sự giáo dục có tố chức và có mục đích Giáo dục quyết định sự biểu hiện và mở rộng khuôn khổ các tư chất và năng lực Dưới ảnh hưởng của giáo dục không đúng đắn có thể kìm hãm sự phát triển những tư chất thông minh của học sinh.
Hơn nữa sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông đòi hỏi phải đào tạo con người mới toàn diện, những con người thông minh, có khả năng thích nghi tốt với cuộc sống không những là nhu cầu của xã hội mà còn là yêu cầu của Đảng và nhà nước đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo Tuy nhiên thực trạng việc dạy học nói chung, rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu trong dạy học toán nói riêng ở các trường tiểu học hiện nay do nhiều nguyên nhân còn chưa được quan tâm đúng mức. Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục, quán triệt mục tiêu đào tạo con người mới toàn diện, người giáo viên có một vị trí và vai trò quan trọng, người giáo viên không những phải truyền thụ khối lượng kiến thức trong chương trình quy định, mà còn phải hình thành cho được ở HS phương pháp học tập và tính độc lập, khả năng tư duy sáng tạo và trí thông minh.
Các nguyên tắc đề xuất biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp
2.2.1 Đảm bảo tính khoa học
Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung các biện pháp xây dựng đảm bảo tính chính xác, phù hợp với nội dung chương trình môn toán ở tiểu học nói chung, ởlớp 5 nói riêng Đảm bảo mục tiêu dạy học chủ đề số học ở lớp 5 nói chung, mục tiêu dạy học từng nội dung số học ở từng bài học nói riêng Bên cạnh đó để có những biện pháp thiết thực trong rèn luyện trí thông minh cho học sinh cần căn cứ vào cấu trúc của trí thông minh là khả năng quan sát, khả năng của trí nhớ, sức suy nghĩ, óc tưởng tượng, kĩ năng thực hành và sáng tạo Đồng thời vì trí thông minh biểu hiện qua các năng lực do đó, để rèn luyện trí thông minh GV cần nắm được những năng lực của học sinh, đề ra biện pháp tác động làm cho mọi năng lực của HS đều được phát huy đầy đủ và nâng cao dần các năng lực, đồng thời làm cho những năng lực đó phối hợp đồng bộ và hoạt động đồng đều.
Trong quá trình rèn luyện trí thông minh cho học sinh giáo viên cần lưu ý:Tạo nền móng cơ sở vững chắc cho việc học tập môn toán cũng như các môn học khác và vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cũng như cuộc sống, đồng thời đào sâu, mở rộng kiến thức, khai thác các kiến thức ởnhiều khía cạnh, tạo được nhiều yếu tố bất ngờ trong quá trình dạy học toán.
2.2.2 Đảm bảo tính mục tiêu giáo dục toán học
Trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay, trước những thời cơ và thử thách to lớn, để tránh nguy cơ bị tụt hậu và để đưa nền kinh tế nước ta tiến vào nền kinh tế tri thức Việc rèn luyện trí thông minh cho thế hệ trẻ trở nên cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết đặc biệt là ngay từ bậc học tiểu học Trong việc rèn luyện và phát triển trí thông minh cho học sinh, môn toán có vị trí nổi bật, nó giúp cho học sinh phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp tự học và tự nghiên cứu, rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo Chính vì vậy, các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học trong dạy học nói chung, dạy học toán nói riêng phải hướng vào mục tiêu giáo dục toán học ởtiểu học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo con người nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong hiện tại và tương lai.
2.2.3 Đảm bảo tính khả thi trong điều kiện dạy học tại trường tiểu học
Chất lượng học tập của học sinh, kết quả rèn luyện trí thông minh chịu sự chi phối của các điều kiện và phương tiện dạy học trong nhà trường tiểu học cũng như những điều kiện cơ sở vật chất của trường tiểu học đó Để có thể rèn luyện trí thông minh cho học sinh giáo viên phải là những người có năng lực toán học, tay nghề vững vàng, có những hiểu biêt sâu về các kiến thức toán học ởtiểu học, có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, nhất là những học sinh có tố chất thông minh, đồng thời người giáo viên cũng không ngừng học tập, rèn luyện cập nhật, bổ sung phương pháp dạy học, kiến thức toán học mới Tuy nhiên trong rèn luyện trí thông minh cho học sinh giáo viên cũng cần chú ý đảm bảo các yêu cầu về mức độ kiến thức, kỹ năng cần đạt được, cũng như hình thành những phẩm chât năng lực của mọi học sinh từng bước nâng cao yêu cầu trong lĩnh hội kiến thức, kỹ năng Ngoài ra việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh không thể một sớm một chiều là thành công mà là cả một quá trình, dần dần từng bước, nên giáo viên cần kiên trì, không nóng vội Bên cạnh đó có sở vật chất của nhà trường cũng có ảnh hưởng không ít đến việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh như môi trường học tập, các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, phòng học, thư viện v.v Các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh trong dạy học toán ở tiểu học nói chung, dạy học toán ở lớp 5 nói riêng phải có khả năng được vận dụng rộng rãi trong thực tiễn dạy học toán với điều kiện dạy học tại các trưởng tiểu học.
2.2.4 Đảm bảo cấu trúc yếu tố ảnh hưởng đến trí thông minh
Cần khẳng định rằng rèn luyện trí thông minh cho HS trong DH nói chung, DH toán ở tiểu học nói riêng là vấn đề mang tính cấp thiết và thực tiễn cao, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nhằm vào mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ có tri thức cao, năng động - sáng tạo Đặc biệt, rèn luyện trí thông minh cho HS hiện nay chưa được quan tâm đúng mức ởcấp tiểu học Trong những năm gần đây, PPDH mặc dù đã được đổi mới khá mạnh mẽ song kết quả thu được còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu cao của thực tiễn giáo dục Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là nhà trường hiện nay vẫn còn ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng dạy học truyền thống, môi trường dạy học thiếu tính cởi mở, quan hệ thầy trò nặng về áp đặt mà ít có sự khơi nguồn cảm hứng và phát huy trí thông minh của người học GV chưa hiểu tường tận về cấu trúc của trí thông minh, những yếu tố ảnh hưởng tới trí thông minh cũng như tầm quan trọng của việc rèn luyện trí thông minh cho HS trong quá trình dạy học, để có ý thức thường xuyên khai thác các nội dung dạy học chủ đề số học có thể rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5.
2.2.5 Đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn
Toán học là môn học gắn bó chặt chẽ với đời sống thực tiễn, có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống Vì thế việc xây dựng các biện pháp rèn luyện ở tiểu một mặt căn cứ vào cơ sở lý luận của việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh, cấu trúc của trí thông minh, các vấn đề về phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học, cũng như đặc điểm về sự phát triển tư duy, nhận thức của trẻ mà còn có sự cần gắn với thực tiễn, góp phần làm cho HS thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn, thấy được tầm quan trọng và vai trò của toán học đối với đời sống, từ đó nâng cao lòng yêu thích toán học, tạo niềm tin hứng thú học tập của học sinh, tạo tiền đề củng cố và phát triển trí thông minh cho người học.
Một số biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số học
2.3.1 Củng cố vững chắc các kiến thức, kĩ năng giải toán trong quá trình dạy học chủ đề số học
Cơ sở của biện pháp: Việc củng cố đào sâu các kiến thức, kỹ năng đã học trong dạy học toán ở tiểu học nói chung, dạy học số học ở lớp 5 cho học sinh nói riêng là một trong những biện pháp đầu tiên trước khi triển khai các biện pháp khác, vì nó có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình dạy học toán, nó là tiền đề để thực hiện các biện pháp khác, bởi vì mỗi kiến thức kĩ năng ở bài này sẽ là một mắt xích, là cầu nối cho các kiến thức kĩ năng ở bài học sau, nếu có vững kiến thức, mới có thể đào sâu kiến thức, mở rộng các kiến thức, nếu đã có những kỹ năng cơ bản mới có thể nói đến rèn luyện những năng lực toán học cao hơn Việc củng cố kiến thức được tiến hành trong mỗi tiết học đối với mỗi học sinh thông qua nhiều hình thức như luyện tập, ôn tập hệ thống hóa kiến thức, tuy nhiên thực hành luyện tập là công việc thường xuyên, nó được ví như chiếc cầu “đưa tri thức chuyển tới năng lực” vì nó không chỉ giúp học sinh hiểu sâu mà còn nhớ lâu kiến thức Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói “Học đi đôi với hành” “lý luận gắn liền với thực tiễn” Thành ngữ Trung Quốc cũng có câu “Tôi nghe thì tôi quên Tôi thấy thì tôi nhớ Tôi làm thì tôi hiểu” Từ “học tập” cũng gồm hai động từ “học” và “tập” Học là quá trình ở lớp giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức mới, tập là thực hành, luyện tập của học sinh Trong đó “tập” bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của học sinh: tập tìm các ý cơ bản, tập diễn đạt, làm bài tập, vẽ sơ đồ, lập bảng so sánh, tìm tài liệu, đọc sách tham khảo, trao đổi với bạn, Cụ thể, trong dạy học môn toán thì luyện tập là công việc thường xuyên gắn liền với việc học.
Mặt khác hầu hết các cá nhân thành đạt là những người có tố chất thông minh Song thực tế cũng chứng minh rằng một số trẻ khi còn nhỏ rất thông minh nhưng khi lớn dần lên không còn duy trì được trí thông minh đó Ngược lại, một số trẻ lúc nhỏ thì bình thường như bao trẻ khác, nhưng do được chú ý giáo dục đúng cách dần dần trở nên thông minh, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống Điều đó khẳng định việc củng cố vững chắc các kiến thức, kỹ năng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì trí thông minh cho trẻ.
Như vậy, trong học tập nói chung, dạy học toán nói riêng thì học sinh cần phải thực hành, tự thực hành luyện tập nhiều, đấy là điều tối quan trọng để học sinh nhớ lâu kiến thức, nâng cao kết quả học tập nhất là trong học tập toán.
Ví dụ 2.1 Khi học xong về cộng trừ các số thập phân, sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành giải các bài tập trong sách giáo khoa theo qui định của chương trình để rèn luyện trí thông minh cho học sinh, giáo viên có thể ra thêm bài tập sau:
Thay a; b; c bằng các chữ số khác nhau và khác 0 sao cho:
Chọn a, b, c khác nhau và khác 0 nên abc = 125 và a + b + c = 8.
Kiểm tra ta thấy a, b, c thỏa mãn.
Ngoài ra sau khi tìm ra a, b, c giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi: Nếu không phân tích 1000 ta có thể tìm a, b, c bằng cách nào?
Từ abc × (a + b + c) 00 1000 chia hết cho số có 3 chữ số khác nhau và khác 0 nào? Học sinh tìm ra được abc = 125, từ đó a =1, b = 2 và c =5.
Thông qua bài tập này, ngoài việc củng cố kiến thức cộng số thập phân
HS còn được củng cố kiến thức về biểu diễn phân số qua số thập phân, giúp học sinh rèn luyện khả năng suy luận, phân tích Ngoài ra giúp học sinh nhìn vấn đề dưới khía cạnh khác nhau, điều này có tác dụng tốt trong rèn luyện tư duy, trí thông minh.
Ví dụ 2.2 Sử dụng phiếu bài tập củng cố kiến thức Chương 1: Ôn tập và bổ sung về phân số. Đối với hệ thống bài tập ở chương 1, nhằm ôn tập, củng cố về phân số cũng như các phép tính với phân số Ngoài việc thực hiện được các phép tính,rèn luyện cho người học khả năng tư duy, phát hiện quy luật ẩn chứa trong mỗi bài toán cũng như khả năng sáng tạo và liên hệ thực tế trong bài toán có lời văn.
Chương 1: Ôn tập và bổ sung về phân số
3 Viết số thích hợp vào dấu ba chấm
4 Có 4 5 m dây Làm thế nào để cắt ra 3 5 m dây mà không cần dùng thước đo. ĐÁP ÁN
2 Ở mỗi hình, số ở trong bằng trung bình cộng 3 số ở ngoài.
3 Ở mỗi hình, số ở dưới bằng tổng của 2 số ở trên.
4 Lấy đi 3 5 m thì còn lại 4 5 − 3 5 = 1 5 m bằng 1 4 của 4 5
Do vậy, ta gập đôi dây đó, rồi gập đôi lần nữa, được 4 phần dây, cắt đi một phần ta được 3 5 m dây.
Ví dụ 2.3 Sử dụng phiếu bài tập củng cố kiến thức Chương 2: Số thập phân.
Các phép tính với số thập phân Đối với hệ thống bài tập ở chương 2, nhằm ôn tập củng cố các phép tính về cộng trừ, nhân chia số thập phân Ngoài việc nắm được các qui tắc thực hiện phép tính, rèn luyện cho người học khả năng quan sát tinh tế, suy luận và phát hiện được qui luật ẩn chứa trong mỗi bài toán, ngoài ra rèn khả năng khái quát thông qua các trường hợp cụ thể, chẳng hạn:
Bài 1 Quy luật nhân 2 cộng 0,1
Bài 2 Củng cố chia số thập phân cho số thập phân, chia số tự nhiên cho số tự nhiên, chia số thập phân cho số thập phân, mối quan hệ giữa các thành phần.
Bài 3 Qui luật cộng hai số rối trừ đi một số.
Bài 4 Quy luật tích ba số trên cùng một hàng bằng 2
Bài 5 Củng cố về dạng toán tỉ số phần trăm
Chương 2 Số thập phân Các phép tính với số thập phân
3 Viết số thích hợp vào d ấ u ch m: 10 0,1
3 Ở mỗi hình, hiệu của hai số ở trên bằng hiệu của hai số ở dưới
4 Tích ba số trên cùng một hàng là 2
Ví dụ 2.4 Sử dụng phiếu bài tập củng cố kiến thức Chương 3: Ôn tập Đối với hệ thống bài tập ở chương 3:
Bài 1 Củng cố vững chắc thêm phép trừ, phép nhân, mối quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính, đây là bài tập cơ bản
Bài 2 Tìm thành phần chưa biết trong phép tính, củng cố tiếp phép cộng, trừ nhân và chia.
Bài 3 Củng cố tiếp phép tính, rèn suy luận.
Bài 4 Củng cố tiếp phép tính, rèn luyện phương pháp tính ngược từ cuối.Bài 5 Củng cố dấu hiệu chia hết cho 3, tính chẵn lẻ.
1 Điền số thích hợp vào ô trống: a 4,8 9,1 b 1,3 5 a - b 2,8 6,7
1 Điền số thích hợp vào ô trống: a 4,8 9,1 11,7 b 1,3 6,3 5 a - b 3,5 2,8 6,7
5 Từ 1 đến 2014 có bao nhiêu số chia hết cho 3 và là số chẵn ?
Ta thấy: Số chẵn chia hết cho ba tương đương với số chia hết cho 6
Cứ 6 số tự nhiên liên tiếp thì có một số chia hết cho 6
Do đó: Có 355 số chẵn chia hết cho 3 Vậy ta chọn đáp án A
2.3.2 Cho học sinh giải một số dạng bài tập về chủ đề số học nhằm bồi dưỡng các thao tác tư duy cũng như phẩm chất trí tuệ
Cơ sở của biện pháp : Một học sinh thông minh toán học thường dễ dàng hiểu các con số và khái niệm toán học, thích tìm kiếm các chi tiết tỉ mỉ và khả năng phân tích các vấn đề một cách logic, thực hiện các hoạt động liên quan đến toán học, xem xét các vấn đề rất khoa học, thích tò mò và thích quan sát con người, sự vật và không gian Họ có kiến thức cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống, có khả năng tư duy, biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo những kiến thức cơ bản và những nhận thức đó vào tình huống mới, không theo đường mòn Những học sinh thông minh rất khéo léo lập luận, nhận thức các mô hình trừu tượng, giải quyết các bài toán phức tạp Với những tố chất nói trên việc khai thác mở rộng bài toán, giải bài toán bằng nhiều cách có tác dụng rất tốt rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo cho học sinh Những cách giải khác nhau của một bài toán góp phần củng cố tính chất của các phép tính số học, quan hệ giữ các phép tính số học, giúp học sinh rèn luyện khả năng nhìn bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau; khả năng tìm ra giải pháp hay, lạ tuy đã biết những giải pháp khác Giúp học sinh có dịp so sánh nhiều cách giải, chọn được cách giải hay và tối ưu Bên cạnh đó giúp cho việc rèn luyện tính tiết kiệm, từ đó giúp học sinh lựa chọn con đường tối ưu, ngắn nhất để đi tới đích, không bằng lòng với một số cách giải.
Tác dụng: Rèn luyện khả năng chuyển từ thao tác tư duy này sang thao tác tư duy khác; rèn luyện khả năng nhìn một đối tượng toán học dưới nhiều khía cạnh khác nhau; khả năng tìm ra giải pháp hay, lạ tuy đã biết những giải pháp khác. a Bài tập khác kiểu
Dạng bài tập này có tác dụng rèn khả năng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, chống máy móc rập khuôn Bài tập này gồm ít nhất là ba bài trong đó có hai bài cùng kiểu, còn một bài khác kiểu.
Ví dụ 2.5. a) Tìm hai số thập phân có tổng và thương của chúng đều bằng 0,25 b) Tìm hai số thập phân có hiệu và thương đều bằng 0,75
1 c) Tìm hai số có tổng gấp 5 lần hiệu và bằng 6 tích của chúng
Giải: a) Đây là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ, bằng cách vận dụng
PP tìm hai số khi biết tổng và tỉ số hai số cho ta kết quả là: 0,05 và 0,2. b)Đây là dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ, bằng cách vận dụng PP tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số hai số cho ta kết quả là: 2,25 và 3,0 c) Gọi hiệu hai số là x, tổng hai số là 5 x ta có hai số là 3 x và 2 x Từ giả thiết bài toán ta có: x = 5, nên hai số cần tìm là: 15 và 10 b Bài tập có nhiều cách giải
Việc giải bài toán bằng nhiều phương pháp khác nhau giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển tư duy Thông qua việc giải bài tập theo nhiều cách giúp HS nhìn vấn đề dưới nhiều khía cạnh giúp tư duy của học sinh phát triển Do vậy quá trình dạy học giải toán, giáo viên cần hình thành cho học sinh thói quen không nên bằng lòng với một kết quả đạt được Trước mỗi bài toán cần trăn trở và thường xuyên đặt cho mình câu hỏi: Liệu còn cách giải khác hay không? Cách nào giải ngắn gọn, hay hơn không? Bởi vậy ngay từ những bài tập đầu tiên giáo viên cần đặt ra các câu hỏi trên sau khi hoàn thành một phương pháp giải bài toán đó Sau đó giáo viên hướng dẫn HS giải bằng một hay nhiều phương pháp khác Đồng thời phân tích các ưu điểm cũng như những hạn chế của mỗi phương pháp, từ đó lựa chọn cách giải hay nhất, ngắn gọn và hợp lý nhất.
Giải bài toán sau bằng 3 cách, lựa chọn cách giải hay ngắn gọn hơn. Đây là bài toán nhằm củng cố các phép tính về số thập phân, thứ tự thực hiện phép tính.
Cách 1 Vận dụng nhân một số với 0,5; 0,25
Cách 2 Đưa số thập phân về phân số, thực hiện phép tính trên phân số và rút gọn
Cách 3 Thực hiện phép tính nhân các số thập phân thông thường theo qui tắc đối với tử số và mẫu số.
Sau đó thực hiện chia tử số cho mẫu số.
Trong 3 cách đó cách 1, ngắn gọn, thuận tiện hơn cả rèn cho học sinh tính tiết kiệm tư duy, lựa chọn con đường ngắn nhất đi tới đích Bài tập này có thể giải được bằng cách giải thông thường nhưng cũng có thể giải được bằng cách giải nhanh.
Ví dụ 2.7 Tìm a, b, c, d biết: ̅̅̅̅ ̅̅̅ ̅̅̅̅ ̅̅̅ ab, cd – a, bcd= 17,865
Xét hàng phần nghìn: d = 5 (vì 10 – 5 = 5)
Xét hàng phần trăm: c = 8 (vì 15 - 1- 8 = 6)
Xét hàng phần mười: b = 9 (vì 18 – 1 – 9 = 8) ab,cd0
Xét hàng đơn vị: a = 1 (vì 18 - 1 - 9 = 8)
- ̅̅̅̅ ̅̅̅ = 17865 (cùng gấp số bị trừ và số trừ lên 1000 lần thì hiệu cũng gấp lên 1000 lần)
= 17865 ̅̅̅̅ ̅̅̅ × (10 - 1) = 17865 (nhân m ột số với một hiệu) ̅̅̅̅ ̅̅̅ × 9 = 17865 ̅̅̅̅ ̅̅̅
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Mục đích thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm bước đầu nhằm kiểm chứng tính khả thi, tính hiệu quả của một số biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học chủ đề số học.
Nhiệm vụ thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm về nội dung nghiên cứu của đề tài được tiến hành trong kì 2 năm học 2021 với các nhiệm vụ như sau:
- Thực nghiệm một số biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học chủ đề số học.
- Kiểm tra đầu vào với bài kiểm tra số 1, nhằm phát hiện trình độ kiến thức kĩ năng toán học của học sinh các lớp 5.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm, trong đó kế hoạch bài học có sử dụng các biện pháp rèn luyện trí thông minh trong quá trình dạy học chủ đề số học cho học sinh lớp 5.
-Kiểm tra đầu ra với bài kiểm tra số 2, từ đó rút ra tính hiệu quả của các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5.
- Phân tích xử lý kết quả của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp đã đề ra trong đề tài.
Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm
Chúng tôi chọn lớp 5A2 làm nhóm thực nghiệm và lớp 5A3 là nhóm đối chứng Các nhóm thực nghiệm và đối chứng đều thuộc trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng – thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ Các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có số lượng học sinh và học lực cũng tương đương với nhau. Giáo viên phụ trách các lớp có trình độ đại học tiểu học, kinh nghiệm giảng dạy và công tác tốt Trong đó, các nhóm thực nghiệm sử dụng một số biện pháp rèn luyện trí thông minh, nhóm đối chứng không sử dụng các biện pháp đó.
Sau khi chuẩn bị chu đáo về nội dung, phương pháp, chúng tôi tiến hành thực nghiệm các đối tượng đã chọn Chuẩn bị đề kiểm tra đầu vào, đầu ra các biện pháp tác động quá trình thực nghiệm. Đối với nhóm đối chứng các tiết học dạy học theo chương trình kế hoạch của nhà trường, theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với nhóm thực nghiệm, trao đổi với giáo viên về kế hoach bài dạy và có sử dụng biện pháp sư phạm trong thực hiện kế hoạch bài học, đồng thời trao đổi với giáo viên phụ trách trong các giờ dạy lồng ghép các biện pháp tác động để rèn luyện trí thông minh cho học sinh.
Do thời gian nghiên cứu chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm trên học sinh các lớp 5A2 và 5A3 trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng – thành phố ViệtTrì - tỉnh Phú Thọ.
Nội dung thực nghiệm
Để đạt được mục đích thực nghiệm đã đề ra, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đầu vào về kiến thức, kỹ năng của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (lớp 5A2, 5A3) trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng – thành phố Việt Trì
- tỉnh Phú Thọ, tiến hành dạy thực nghiệm 2 tiết trên nhóm thực nghiệm, trong đó có sử dụng các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh, còn nhóm đối chứng học theo chương trình kế hoạch mà Bộ GD & ĐT ban hành .
Sau khi thực nghiệm giảng dạy chúng tôi đã tiến hành kiểm tra đầu ra bằng một bài thi viết cả hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Tổ chức thực nghiệm
3.5.1 Chuẩn bị thực nghiệm Để chuẩn bị cho thực nghiệm, chúng tôi trao đổi với giáo viên tham gia thực nghiệm, giúp giáo viên tìm hiểu sâu hơn về một số vấn đề sau:
- Mục đích, nội dung, cách tổ chức thực nghiệm theo hướng nghiên cứu đề ra.
- Tiến hành lập kế hoạch thực nghiệm Trao đổi, thảo luận với giáo viên để thống nhất cách tiến hành Cùng giáo viên chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết cho quá trình thử nghiệm Nghiên cứu giáo án tiết học có sử dụng các biện pháp để phát triển và rèn luyện trí thông minh toán cho học sinh lớp 5 mà chúng tôi đã xây dựng.
- Sử dụng các giáo án được thiết kế theo hướng rèn trí thông minh cho học sinh Còn đối với lớp đối chứng thì vẫn thiết kế kế hoạch bài học bình thường.
Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau:
-Cho học sinh làm bài kiểm tra số 1 (bài kiểm tra đầu vào): Nội dung bài kiểm tra (phụ lục) Nhằm kiểm tra về cơ sở kiến thức, kĩ năng nền móng về toán của học sinh.
-Cho học sinh làm bài kiểm tra số 2 (bài kiểm tra đầu ra) để kiểm tra kết quả thực nghiệm Nội dung bài kiểm tra (phụ lục).
Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi đồng thời kiểm tra cả 2 nhóm, 1 lớp thực nghiệm và 1 lớp đối chứng với cùng một yêu cầu.
Dựa vào kết quả kiểm tra, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu, so sánh với kết quả đầu vào Trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp rèn luyện một số yếu tố của năng lực rèn luyện trí thông minh toán học cho học sinh lớp 5 đã đề ra.
3.5.3 Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm
Trình bày vắn tắt về tiết dạy và những ý kiến nhận xét, đánh giá thông qua việc quan sát, trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy thực nghiệm, phỏng vấn
GV dự giờ Hơn nữa chúng tôi quan sát các biểu hiện về việc phân tích, tổng hợp, khái quát của học sinh thông qua việc trả lời câu hỏi, giải các bài tập.
Các kết quả các bài kiểm tra đầu vào, đầu ra, chúng tôi tiến hành sắp xếp số liệu, đánh giá kết quả một cách khách quan Đánh giá về mặt định lượng:
Chúng tôi xây dựng thang đánh giá như sau:
Loại hoàn thành tốt: Bài làm đạt từ 9 đến 10 điểm.
Loại hoàn thành: Bài làm đạt từ 5 đến 8 điểm.
Loại chưa hoàn thành: Bài làm đạt từ 0 đến dưới 5.
Kết quả thực nghiệm
3.6.1 Kết quả kiểm tra đầu vào
Trước khi tiến hành dạy thực nghiệm, sử dụng các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh trong dạy học một số nội dung số học, chúng tôi tiến hành kiểm tra cả hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng bằng bài kiểm tra viết Phân loại đánh giá theo ba mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành Kết quả kiểm tra đầu vào được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra đầu vào nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Mức độ Trường Nhóm Tổng Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn số HS tốt thành
Tiểu Thực nghiệm 41 11 26,83 25 60,98 5 12,19 học (5A2) Đinh
Biểu đồ 3.1 So sánh kết quả đầu vào của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Từ bảng số liệu thu được và biểu đồ so sánh về chất lượng kiểm tra đầu vào ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng khi chưa tác động các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số học tại trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ, chúng tôi thấy mức độ hoàn thành trở lên của cả hai nhóm: Sự chênh lệch không quá rõ ràng, kết quả tương đối đồng đều.
3.6.2 Kết quả kiểm tra đầu ra Đối với nhóm thực nghiệm sử dụng một số biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số học và đối với nhóm đối chứng học và làm bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Sau khi thực nghiệm, chúng tôi đã thu được kết quả sau kiểm tra hai nhóm với yêu cầu như nhau, chúng tôi thu được kết quả như sau:
3.6.2.1 Phân tích kết quả định tính
Qua phỏng vấn, sử dụng câu hỏi đề nghị thầy (cô) dự giờ cho biết ý kiến về giờ thực nghiệm, chúng tôi thu được kết quả:
Các ý kiến thầy (cô) cho rằng: việc sử dụng các biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy học toán bước đầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt Đó là giúp học sinh có hứng thú, tự tin hơn khi học tập Đặc biệt khả năng lôi cuốn học sinh tính tích cực hoạt động, chủ động tự học, xây dựng bài lớp sôi nổi hơn, tao sự tranh luận học hỏi lẫn nhau, hứng thú hơn Do đó không khí học tập, thảo luận, tranh luận tốt hơn so với dạy học thông thường trên lớp.
Như vậy việc sử dụng biện pháp rèn luyện trí thông minh trong dạy học toán có thể thực hiện được trong dạy học toán.
3.6.2.2 Phân tích kết quả định lượng
Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Mức độ Trường Nhóm Tổng
Hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn số HS tốt thành
Tiểu Thực nghiệm 41 18 43,9 21 51,22 2 4,88 học (5A2) Đinh
Biểu đồ 3.2 So sánh kết quả kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm và đối chứng
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Qua bảng tổng hợp kiểm tra đầu ra chúng tôi nhận thấy: Tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành ở hai nhóm có sự chênh lệch đáng kể (thực nghiệm 4,88% và đối chứng 19,51%), tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt ở nhóm đối chứng là 31,7%,nhóm thực nghiệm là 43,9% Chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ HS hoàn thành tốt ở nhóm đối chứng cao hơn (43,9%) so với trước khi sử dụng các biện pháp tác động vào quá trình dạy toán (26,83%).
Chương 3, chúng tôi trình bày quá trình thực nghiệm sư phạm: Kiểm tra đầu vào, thực hiện kế hoạch dạy thực nghiệm, kiểm tra đầu ra thu thập các số liệu, trình bày các số liệu dưới dạng bảng tần suất, biểu đồ tần suất, so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm Đồng thời phân tích và xử lý một số số liệu Từ đó rút ra một số kết luận ban đầu về hiệu quả của một số biện pháp rèn luyện luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số học.
- Về mặt định tính: Học sinh tích cực, chủ động, trao đổi thảo luận cùng giúp đỡ nhau trong việc học tập, việc xây dựng bài ở lớp sôi nổi hơn, tao sự tranh luận học hỏi lẫn nhau, hứng thú hơn, tự tin trong học tập.
-Về mặt định lượng: Đối với các nhóm thực nghiệm sau khi sử dụng các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số học mà đề tài đã xây dựng, qua kiểm tra đầu ra cho thấy mức độ hoàn thành tốt cao hơn so với trước lúc thực nghiệm và nhóm đối chứng Thông qua đó bước đầu khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh trong dạy học chủ đề số học đã thiết kế.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số học, chúng tôi đã thu được các kết quả sau:
1.1 Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn làm cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu nội dung của đề tài bao gồm: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn trí thông minh cho học sinh tiểu học
1.2 Đề ra các nguyên tắc, xây dựng các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học toán nói chung, dạy học chủ đề số học nói riêng.
1.3 Thực nghiệm sự phạm các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh lớp 5 trong dạy học toán, bước đầu cho phép khẳng định tính khả thi của các biện pháp đã xây dựng Đồng thời cũng khẳng định việc nghiên cứu xây dựng hệ thống biện pháp rèn luyện trí thông minh, sử dụng chúng để rèn luyện trí thông minh cho học sinh tiểu học là thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán ở tiểu học.
Kiến nghị
Qua việc nghiên cứu và triển khai thực nghiệm sư phạm một số nội dung số học chúng tôi xin nêu một số kiến nghị đối với các trường tiểu học, giáo viên trong việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh:
- Cần sử dụng các biện pháp rèn luyện trí thông minh cho học sinh trong suốt quá trình dạy học toán, nhất là trong dạy học chủ đề số học.
-Có kế hoạch rèn luyện trí thông minh cho học sinh thường xuyên, liên tục Tuy nhiên cần tránh tình trạng gây cho HS quá tải trong học tập.
[1] Bộ Chính trị - Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ
2 - Ban Chấp hành Trung Ương khóa VIII, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học, NXBGD.
[3] Hoàng Chúng (1978), Phương pháp dạy học toán, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
[4] Phạm Văn Đồng (1973), Nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục phổ thông và trình độ mọi mặt của đội ngũ giáo viên, Nghiên cứu giáo dục, tr 1, 2.
[5].Phạm Gia Đức, Phạm Văn Hoàn (1967), Rèn luyện kỹ năng công tác độc lập cho học sinh qua môn toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[6].Phạm Hoàng Gia (1979), Bản chất của trí thông minh và cơ sở lý luận của đường lối lĩnh hội khái niệm, Tóm tắt luận án Phó tiến sĩ Tâm lý học.
[7].Trần Diên Hiển (2008), Rèn luyện kĩ năng giải toán ở tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.
[8].Trần Diên Hiển (2009), Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi tập 1, 2, NXB GD.
[9].Đỗ Đình Hoan (chủ biên) (2005), Sách giáo khoa Toán 5, NXB Giáo dục.
[10].Phạm Văn Hoàn (1987), Phương pháp giải toán ở tiểu học tập 1,2, NXB Giáo dục.
[11].Hà Sĩ Hồ, Đỗ Đình Hoan, Đỗ Trung Hiệu (2001), Phương pháp dạy học toán ở tiểu học tập 1, 2, NXB Giáo dục.
[12].Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1988), Tâm lý học dạy học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[13].Nguyễn Bá Kim (chủ biên) (1997), Vũ Dương Thụy, Phương pháp dạy học môn toán, NXB Giáo dục Hà nội.
[14] Đào Thái Lai và nhóm tác giả (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở
Tiểu học, NXB Giáo Dục.
[15] Trần Kim Liên (2010), Xây dựng và sử dụng bài tập đẻ rèn trí thông minh cho học sinh trong dạy học hóa học ở trường trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ giáo dục học.
[16].Trần Luận (1995), Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hệ thống bài tập toán, Nghiên cứu Giáo dục, tr 19, 20.
[17] Lê Đức Ngọ (2004), Giáo dục Đại học Quan điểm và Giải pháp, NXB ĐHQG Hà Nội.
[18] Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy (2003), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Sư phạm.
[19] Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng việt, NXB văn hóa - thông tin Hà Nội.
[20] Cindy Wigglesworth (2012), 21 kĩ năng trí thông minh nội tâm, (người dịch: Nguyễn Huy Cường), NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
[21] G.Pôlia (1969), Giải một bài toán như thế nào? (người dịch: Hồ Thuần,
[22].Pôlia G (1976), Sáng tạo toán học, (người dịch: Phan Tất Đắc, Nguyễn Giản, Hồ Thuần), NXB Giáo dục, Hà Nội.
[23].Galton.F, Hereditari (1892), Macmillan and co.London.
[24] Howard Gardner (1983), Frames of Mind: Theory of Multiple intelligencer, Press.
[25] M.Alecxeep (1976), Phát triển tư duy cho học sinh, NXB Giáo dục Hà Nội.
[26] Ronald Gross (1999), Người thông minh học tập như thế nào? (nhóm dịch: Alpha Books), NXB Lao Động, Hà Nội.
[27] V.A Krutecxki (1980, 1981), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, NXB Giáo Dục Hà nội.
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN TRÍ THÔNG MINH
TRONG DẠY HỌC TOÁN CHO HỌC SINH LỚP 5 Để khảo sát thực trạng rèn luyện trí thông minh trong dạy học toán ở tiểu học nói riêng cho học sinh lớp 5 nói riêng, chúng tôi rất mong quý Thầy (Cô) trả lời giúp những câu hỏi dưới đây.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Họ và tên: Đơn vị công tác:
1 Những khó khăn thường gặp của thầy (cô) trong rèn luyện trí thông minh cho học sinh trong dạy học toán ở lớp 5 nhất là trong dạy học chủ đề số học
(x) Mất nhiều thời gian công sức
Do đặc điểm tư duy của học sinh Đây là một vấn đề khó, phức tạp
Cơ sở vật chất còn thiếu Đề xuất ý kiến khác (nếu có)
………. ởtiểu học nói chung, ở lớp 5 nói riêng có vai trò thế nào?
Lý do Đồng ý Không đồng ý
3 Theo thầy (cô), việc rèn luyện trí thông minh cho học sinh trong dạy học toán ởtiểu học nói chung ở lớp 5 được tiến hành trong các tình huống dạy học
Quá trình Đồng ý Không đồng ý
Tiết dạy học tổng hợp
Tiết kiểm tra Ý kiến khác:
……… rèn luyện trí thông minh cho học sinh
5 Các biện pháp rèn luyện trí thông cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số học thầy (cô) thường sử dụng
STT Biện pháp Đồng ý: (×) đồng ý
1 Khai thác sâu các kiến thức thông qua ôn tập, luyện tập
2 Ra thêm các bài tập khó hơn trình độ chung
3 Tổ chức thi giải toán nhân vào các học kỹ, cuối năm
Toán Cộng hai số thập phân
- Biết cách cộng 2 số thập phân
-Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân
-Biết giải bài toán với phép cộng hai số thập phân
-Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác.
-Rèn luyện trí thông minh
- Giúp HS thích phép cộng 2 số thập phân vì phép cộng này giúp tính nhanh, chính xác.
II PHƯƠNG TIỆN – ĐỒ DÙNG DẠY
-Sách giáo khoa Toán, giáo án điện tử, máy tính, máy chiếu
-Sách giáo khoa, ảng con, phấn, khăn lau
-Vở ghi bài, vở bài tập, bút, thước kẻ
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA gian HỌC SINH
1 phút Bài hát: “Tập đếm” HS hát
Trò chơi “Giúp bạn uống nước”
Thể lệ: Cô mời 2 cặp đôi lên bảng, một cặp đôi là đội A, một cặp đôi là đội B
Có một chú chim đang khát nước nhưng lọ nước chỉ còn ở dưới đáy Em hãy giúp chú chim uống nước bằng cách trả lời đúng các câu hỏi sau Mỗi câu trả lời đúng sẽ được thưởng 1 viên đá bỏ vào lọ để mực nước dâng cao giúp bạn chim uống nước nhé Câu 1:
Chọn đáp án so sánh đúng:
Câu 2: Số thập phân nào bằng với số
Câu 3: Số bé nhất trong các số: 3,445;
Câu 4: Số thập phân nào có chữ số 2 thuộc hàng phần trăm 243,15
HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- HS trà lời các câu hỏi
5 phút “Cộng 2 số thập phân”
Hướng dẫn HS khám phá, nhận biết cách tính phép cộng 2 số thập phân.
Mục tiêu: Học sinh nhận biết đặc điểm cách tính phép cộng 2 số thập phân.
Phương pháp: Quan sát, thực hành luyện tập và hỏi đáp.
VÍ DỤ 1: (Hình thức: kiểm tra lớp, cá nhân) Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng
AB dài 1,84 m và đoạn thẳng BC dài
2,45 m Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét? Học sinh lên bảng làm bài
Ta thực hiện phép cộng: 1,84 + 2,45 = ? (m) 1,84m 2,45m C Ta có: 1,84m = 184 cm
GV gọi 1,2 học sinh lên bảng làm bài, 184 các bạn ở dưới làm bài vào vở + 245
GV gọi 1, 2 học sinh nhận xét 429
GV nhận xét và giới thiệu phép cộng Vậy:
Học sinh nhận xét dàng, chính xác và nhanh hơn, cô sẽ giới thiệu với các con phép tính mới đó chính là “Phép cộng hai số thập phân.” Đây là bài đầu tiên trong phần các phép tính với số thập phân.
Giáo Viên ghi đề bài lên bảng: Cộng hai số thập phân.
8 phút Hoạt động 1: Hướng dẫn phép cộng hai số thập phân
Muốn cộng 2 số thập phân ta làm thế Học sinh lắng nghe nào?
Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:
2,45 4,29 Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên
Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các - 1 HS lên bảng làm dấu phẩy của các số hạng 15,9
Ai có thể lên bảng làm cho cô phép 24,65 tính?
GV mời 1 HS lên bảng làm bài - Học sinh nhận xét
Muốn cộng 2 số thập phân ta làm như sau: làm của bạn hạng kia sao cho các chữ Giáo viên nhận xét và nhắc lại phép số ở cùng một hàng đặt cộng hai số thập phân để giúp học sinh thẳng cột với nhau. ghi nhớ Ta thực hiện phép cộng
Ta thực hiện phép cộng như cộng các như cộng các số tự nhiên. số tự nhiên Viết dấu phẩy ở tổng thẳng
Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các cột với các dấu phẩy của dấu phẩy của các số hạng các số hạng.
Giáo viên cho cả lớp nêu quy tắc cộng 184 1,84
Cho học sinh so sánh 2 phép tính sau và tìm mối quan hệ của tổng với các số hạng thành phần (hàng phần trăm với hàng phần trăm…)
5 phút Hoạt động 2: Luyện cá nhân, làm bài vào bảng con
Hình thức: Mỗi bạn một bảng nhỏ, một viên phấn, khăn lau bảng Sau khi
GV chiếu phép tính lên, học sinh nhanh nhẹn viết đáp án vào bảng nhỏ của mình và giơ lên Vận dụng cách tính phép cộng 2 phân số vừa học, HS tính nhanh kết quả Học sinh lắng nghe
Giáo viên gọi một số bạn lên bảng làm Học sinh lên bảng làm bài nhận xét đánh giá, khen thưởng Mỗi 58,2 19,36 phép tính đúng được thưởng 1 bông
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
9 phút Hoạt động 3: Luyện theo nhóm và cá nhân
Trò chơi: Ai nhanh hơn!
GV chia HS thành các nhóm HS lắng nghe GV hướng Nhóm thảo luận và viết phần tóm tắt dẫn. bài trên bảng nhóm, sau đó các em giải bài trên bảng con cách cá nhân.
5 bạn nhanh hơn và có kết quả đúng HS tham gia viết tóm tắt được thưởng 1 bông hoa theo nhóm và luyện tập cá Bài 3: Nam cân nặng 32,6 kg Tiến nhân. cân nặng hơn Nam 4,8 kg Hỏi Tiến cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Gọi 1,2 học sinh đọc đề
Bài toán hỏi ta điều gì?
Bài toán cho ta biết điều gì? Học sinh đọc đề bài
Vậy muốn biết Tiến cân nặng bao ki-lô-gam? nhiêu ki-lô-gam ta phải làm phép tính Nam cân nặng 32,6 kg. gì? Tiến cân nặng hơn Nam
Vậy 32,6 + 4,8 bằng bao nhiêu? 4,8 kg.
Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán Phép tính cộng
GV tổ chức cho HS tóm tắt bài theo Bằng 37,4 nhóm, nhóm nào nhanh nhất và chính Tóm tắt: xác được thưởng 3 bông hoa Sau đó, Nam: 32,6 kg mỗi HS tự làm bài vào bảng con Tiến nặng hơn: 4,8 kg
Gọi 1,2 em nhận xét bài làm của các nhóm Bài giải:
GV nhận xét, đánh giá, khen thưởng Số ki-lô-gam Tiến cân học sinh nặng là:
5 phút 4 CỦNG CỐ HS tham gia trò chơi theo
- Bài tập củng cố và rèn luyện trí thông hướng dẫn của GV. minh
Gọi 1,2 học sinh đọc đề Học sinh đọc đề bài
Bài toán cho ta biết những số liệu gì ? 14,8
Dựa vào các kiến thức đã được học 16 = 14,8 + 1,2 trong bài cộng hai số thập phân, các 17,2 = 16 + 1,2 em hãy tìm cho cô quy luật của dãy số 18,4 = 17,2 + 1,2 này ? ? = 18,4 + 1,2
Vậy, để tìm được X Vậy, để tìm được X thì 18,4 phải cộng 18,4 +1,2 = 19,6 với bao nhiêu ?
- HS trả lời, nhận xét
Từ bài tập này, mỗi bạn hãy tự thiết kế 1 bài tập tương tự như vậy về số thập phân và đưa cho bạn cùng bạn làm Sau đó, đổi chéo nhau để nhận xét về đề bài và cách làm của cả 2.
1 phút DẶN DÒ – GIAO BÀI
Các con về nhà làm tất cả các bài tập Học sinh ghi dặn dò vào vào vở vở.
Chuẩn bị bài phần luyện tập trang 50.
Toán Ôn tập: So sánh hai phân số (tiếp theo)
- Giúp học sinh nhớ lại các cách so sánh phân số.
-So sánh phân số với đơn vị.
-So sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
-So sánh 2 phân số cùng tử số.
- Rèn luyện tính cẩn thận, tích cực tham gia xây dựng bài.
II Đồ dùng dạy - học
- SGK, bảng phụ, phiếu học tập
III Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Kiểm tra sĩ số - Hát
- Kết hợp trong tiết học
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ - HS lắng nghe ôn lại 3 nội dung quan trọng đó là
- So sánh phân số với đơn vị.
- So sánh 2 phân số cùng MS, khác MS.
Các em mở SGK, trang 7, bài Ôn tập: So sánh hai phân số (tiếp theo) Bài 1:
-HS đọc yêu cầu bài tập