Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1.Ý nghĩa khoa học của đề tài
Làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề cảm thụ văn học trong chương trình tiếng Việt ở bậc Tiểu học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú kho tàng lý luận về năng lực cảm thụ cho học sinh Tiểu học trong chương trình tiếng Việt bậc Tiểu học
2.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Phân tích, cảm nhận về hình tượng Tổ quốc trong chương trình tiếng Việt ở Tiểu học lớp 2-5 nhằm làm rõ các phẩm chất, nghệ thuật của các tác phẩm để từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ cho học sinh Tiểu học Đề tài là tài liệu tham khảo cần thiết, hữu ích đối với giáo viên nhằm phục vụ trong giảng dạy
Giúp học sinh cảm nhận được nét đặc sắc, giá trị của hình tượng Tổ quốc trong các tác phẩm, được phát huy năng lực cảm thụ tác phẩm, tăng cường vốn từ ngữ, biết sử dụng các biện pháp tu từ,… trong bài Tập làm văn của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, phát hiện vẻ đẹp của hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học để thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp quê hương khắp mọi miền đất nước, hiểu được sự hi sinh của các thế hệ cha anh đi trước vì hòa bình, bồi dưỡng truyền thống uống nước nhớ nguồn, trân trọng lịch sử dân tộc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Thống kê, khảo sát các bài thơ, truyện viết về hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt để tìm hiểu giá trị, sức hấp dẫn của hình tượng Tổ quốc. Đề xuất cách thức cảm thụ tác phẩm nhằm nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm cho học sinh Tiểu học.
Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp nghiên cứu lí luận là phương pháp tiếp cận hệ thống lí luận về thể loại theo quan điểm của giáo trình lí luận văn học (tập 1, nhà văn, bạn đọc, tiếp nhận) Đây là công cụ lí thuyết vừa là phương pháp luận để triển khai nghiên cứu các vấn đề tổng quan
Phương pháp này giúp chúng tôi phân tích được những vấn đề lí luận, tổng quan về các tác phẩm về đề tài Tổ quốc và đưa ra những hiểu biết ban đầu về những nét đặc sắc của những tác phẩm đó trong môn Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học Đồng thời phương pháp nghiên cứu lí thuyết cũng có vai trò quan trọng trong việc xác định cơ sở lí thuyết để triển khai đề tài Trên cơ sở đó, tiến hành nghiên cứu, phân tích chương trình sách giáo khoa để có thêm hiểu biết về những tác phẩm về đề tài Tổ quốc.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu so sánh
Phương pháp này sử dụng ở đề tài nhằm có sự liên kết, đối chiếu, so sánh những điểm giống và khác nhau những bài thơ nói về hình tượng
Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học từ lớp 2 - lớp 5.
6.3 Phương pháp thống kê, phân loại
Thống kê các tác phẩm thơ, truyện viết về chủ đề Tổ quốc trong phân môn Tập đọc từ lớp 2 - lớp 5
Phương pháp phân loại tổng hợp nhằm có những đánh giá, nhận thức mới phục vụ cho đề tài
6.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp phân tích là thao tác phân tài liệu lí thuyết thành các đơn vị kiến thức, cho phép ta có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, cấu trúc bên trong của lí thuyết Từ đó nắm vững bản chất của từng đơn vị kiến thức và toàn bộ vấn đề ta nghiên cứu Trên cơ sở phân tích ta lại tổng hợp kiến thức để tạo ra hệ thống, thấy được mối quan hệ tác động biện chứng giữa chúng, từ đó hiểu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc lí thuyết. Đối với đề tài chúng tôi nghiên cứu, viêc sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp là hoàn toàn cần thiết, nó làm nổi bật đặc điểm hình tượng Tổ quốc được xác định trong đề tài Từ đó 6 chúng tôi có thể thấy được đặc sắc nội dung và nghệ thuật về hình tượng Tổ quốc.
Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận kiến nghị và tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục viết tắt, phần nội dung gồm 3 chương:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn Vẻ đẹp ngôn ngữ qua các bài tập đọc 4, 5 (NXB Giáo dục - 1996) đã chú ý khai thác ngôn ngữ của các bài văn, bài thơ Cuốn sách chia làm hai phần: Phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ trong các bài Tập đọc và cung cấp một số kiến thức cơ bản về phân tích các biện pháp tu từ mà học sinh thường gặp để làm cơ sở, làm chỗ dựa vào việc vận dụng, phân tích thơ văn của HSTH
Trong chuyên luận Một số vấn đề về phương pháp dạy - học văn trong nhà trường (NXB Giáo dục - 2001), Đặng Hiền trong bài Dạy học theo hướng phát triển tư duy cho rằng một trong những thao tác tư duy cần rèn luyện cho học sinh là “năng lực cảm thụ văn học” [8,76] Tác giả còn đề xuất một số biện pháp rèn luyện năng lực cảm thụ văn học cho HS, đó là đọc cảm thụ, đặt câu hỏi với “những từ đắt, chữ thần, những nốt bấm nghệ thuật, những quan hệ, những dấu lặng nghệ thuật…” [8,76], sử dụng rộng rãi các thao tác so sánh trong cảm thụ nghệ thuật.
Cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn học (Theo thể loại) của Nguyễn Viết Chữ (NXB Đại học Quốc gia - 2001) cũng đã đề cập đến tới vấn đề: “Lý thuyết câu hỏi cảm thụ tác phẩm văn chương và sự vận dụng trong dạy học theo thể loại như một phương diện thiết yếu” Ở đây công trình này tác giả xây dựng cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề câu hỏi khá hoàn thiện Từ đó tác giả đã đưa ra các yêu cầu có tính nguyên tắc khi xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ để dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường Việt Nam
Cuốn Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học của Trần Mạnh Hưởng(NXB Giáo dục - 2001) đã đưa ra một số yêu cầu về rèn luyện cảm thụ văn học ở Tiểu học, giúp học sinh nắm được những yêu cầu biện pháp rèn luyện cụ thể về cảm thụ văn học cho bản thân Cuốn sách đưa ra một hệ thống bài tập về cảm thụ văn học ở tiểu học và những gợi ý, giải đáp và tham khảo.
Tác giả Lê Phương Nga trong cuốn Dạy Tập đọc ở Tiểu học (NXB Giáo dục - 2002) đã đi sâu vào phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học tích cực, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc
Nguyễn Trọng Hoàn trong cuốn Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học (NXB Giáo dục - 2002) đã đề cập đến những kĩ năng cảm thụ văn và nêu một số y cầu và sự chuản bị đối với người cảm thụ thơ văn, nêu một số phương hướng cảm thụ thơ văn trong chương trình và sách giáo khoa Tiểu học
Nhóm tác giả Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh đã đề cập tới Cảm thụ văn Tiểu học lớp 4, Cảm thụ văn Tiểu học lớp 5 (NXB Giáo dục - 2003) dựa vào các văn bản Tập đọc lớp 4, 5 để gợi ý hướng dẫn theo một hệ thống câu hỏi, giúp các em đọc hiểu bài đọc Đối với những bài văn, bài thơ hay thì có thêm phần “nêu cảm nhận” hoặc “nêu cảm nghĩ”.
Nhóm tác giả Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Giang Khắc Bình cũng đã gặp nhau ở lí tưởng, mục đích nhằm nâng cao năng lực cảm thụ cho HSTH nên đã cho ra đời cuốn sách viết chung: Tìm hiểu vẻ đẹp ở bài thơ tiểu học (NXB Đại học Quốc gia - 2007) Nội dung cuốn sách gợi ra các bài thơ trong chương trình, chỉ ra mốt số đặc điểm cần lưu ý khi đọc và tìm hiểu các bài thơ trong chương trình đồng thời giải nghĩa một số từ ngữ, hướng dẫn cho các em cách thưởng thức vẻ đẹp của tác phẩm.
Khi nghiên cứu một trong các nhân tố một trong các nhân tố của cảm thụ văn học, thạc sỹ Bùi Minh Đức trong bài Một số biện pháp tổ chức cho học sinh tái hiện hình tượng văn học trong giờ học tác phẩm văn chương (Tạp chí dạy và học ngày nay số 8 năm 2008) có đề xuất biện pháp “Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện một số bài tập tái hiện” [5,23], nhằm phát huy trí tưởng tượng của học sinh khi cảm thụ văn học
Bài viết Nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh trong giờ học hiểu môn văn của Phan Thanh Vân (Tạp chí số 8, ngày 22 -10-
2012) đã đề ra một số biện pháp nhằm tạo hứng thú học văn và nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh, hình thành thói quen trực tiếp văn bản, rèn kĩ năng đọc diễn cảm và sử dụng lời bình
Bài viết Phương pháp dạy - học tác phẩm văn học của Đào Ngọc Đệ (Trường Đại học Hải Phòng - 2012) đã đề xuất bốn điều cơ bản để dạy và học tốt tác phẩm văn học Giáo viên và học sinh phải đọc kĩ tác phẩm văn học, giảng dạy theo thể loại tác phẩm văn học, giáo viên phải là nhà khoa học sư phạm và học sinh phải tích cực chủ động khám phá các giá trị của tác phẩm văn học
Qua nghiên cứu các công trình, những bài viết trên đều tập trung đề cập đến các biện pháp rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh, giữa các bài viết có môt số ý kiến tương đồng Nhưng bên cạnh đó, chúng tôi thấy mỗi tác giả, mỗi bài viết đề cập đến nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau về cảm thụ văn học giúp người dạy văn, học văn xác định được phương hướng đúng đắn, có giá trị làm tiền đề cho chúng tôi triển khai đề tài.
1.1.2 Nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ qua hình tượng nói chung và hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiểu học nói riêng.
Hình tượng nghệ thuật là phương diện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan Nó phản ánh tính khái quát, tính quy luật của hiện thực qua hình thức cá thể, độc đáo Hình tượng nghệ thuật có thể là đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội cảm nhận. Nhưng nói đến hình tượng nghệ thuật, người ta thường nghĩ tới hình tượng con người với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú.
Các biện pháp để bồi dưỡng năng lực cảm thụ qua hình tượng đã có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý Chuyên luận Cảm thụ văn học và giảng dạy văn học của giáo sư Phan Trọng Luận, (NXB Giáo dục-1983) Chuyên luận này đã cung cấp một số hiểu biết khoa học về tính đặc thù của cảm thụ văn chương, tính chủ quan, tính khách quan, tính sáng tạo của tiếp nhận, mối quan hệ thẩm mỹ của bạn đọc đối với tác phẩm… Theo tác giả, “Thực chất của việc phát huy chủ thể học sinh là phát triển một cách cân đối hài hòa về tư duy hình tượng và tư duy logic trong văn học, là khơi dậy phát triển tâm lí cảm thụ văn học nhằm từng bước hình thành nhân cách học sinh một cách hiệu quả”[15,233]
Chuyên luận Công nghệ dạy văn của Phạm Toàn (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2001) cho rằng “thao tác tưởng tượng - tạo dựng hình tượng”, “thao tác liên tưởng - tìm ý của hình tượng ” nên đã đề cập đến một số biện pháp để tạo dựng hình tượng và cuối cùng phải “đi từ nghĩa đến tìm ý của hình tượng” [20,88]
Cơ sở lí luận
1.2.1.1 Quan niệm về thơ và đặc trưng của thơ
Thơ là một hình thức sáng tác văn học đầu tiên của loài người Chính vì vậy mà có một thời gian rất dài thuật ngữ thơ được dùng chỉ chung cho văn học. Thơ có lịch sử lâu đời như thế nhưng để tìm một định nghĩa thể hiện hết đặc trưng bản chất của nó cho việc nghiên cứu thơ ngày nay thì thật không dễ.
Trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa, khái niệm “thơ là gì?” đã được đề cập đến từ rất sớm Cách đây khoảng 1500 năm, trong cuốn Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp đã đề cập đến ba phương diện cơ bản cấu thành nên một bài thơ là tình cảm, ý nghĩa (tình văn), ngôn ngữ (hình văn) và âm thanh (thanh văn) Kế thừa quan niệm của Lưu Hiệp, đến đời Đường, Bạch Cư Dị đã nêu lên các yếu tố then chốt tạo thành điều kiện tồn tại của thơ: “Cái cảm hoá được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý nghĩa Với thơ,gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là ý nghĩa” Quan niệm này không chỉ dừng lại ở việc nêu lên các yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa chúng, giống như gốc rễ, mầm lá, hoa, quả gắn liền với nhau trong một thể thống nhất hoàn chỉnh và sống động Đây có thể coi là quan niệm về thơ toàn diện và sâu sắc nhất trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa
Thơ có lịch sử lâu dài Định nghĩa sớm nhất ở châu Âu về thơ có thể bắt đầu từ nhà triết học người Hy-Lạp Aristotle (384–322 TCN) Ở Việt Nam, thơ có thể bắt nguồn từ tục ngữ, ca dao mà ra Những câu có vần điệu, dễ nhớ như Sấm bên đông, động bên tây vốn là những kinh nghiệm được đúc kết thông qua sự từng trải, sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên, mà đúc kết lại, truyền từ đời nọ sang đời kia, giống như một thứ mật mã trong ngôn ngữ để truyền thông tin vậy Những đúc kết bao gồm đủ mọi mặt trong cuộc sống, sau này khi được biến thành những câu ca dao, câu vè, chúng trở thành hình thức văn nghệ, giải trí.
Thơ là gì? Cho đến nay, đã có hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về thơ, nhưng rất hiếm định nghĩa đủ sức bao quát được tất cả mọi đặc trưng của thể loại này Quan niệm dưới đây của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG, 1999).[6,48]
Thơ, thơ ca hay thi ca, là khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng Bên cạnh đó, một bài thơ thường còn mang tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài Thơ thường dùng như hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình,hoặc tình cảm xúc động trước hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước thảm cảnh Sự tương tác giữa tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ với một phong độ chắt lọc, tinh khiết, không rườm rà,song có mức thông tin cao, đột phát, nhưng cô đọng và khúc chiết Muốn làm được như vậy, người làm thơ phải có một con mắt quan sát chi tiết, tổng quát hóa, và nhanh chóng liên tưởng giữa những hình ảnh quan sát được với những gì vốn có trước đây
Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.Tứ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác.
Thơ thường có dung lượng câu chữ ngắn hơn các thể loại khác (tự sự, kịch) Hệ quả là nhà thơ biểu hiện cảm xúc của mình một cách tập trung hơn thông qua hình tượng thơ, đặc biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, qua dòng thơ, qua vần điệu, tiết tấu Nhiều khi, cảm xúc vượt ra ngoài cái vỏ chật hẹp của ngôn từ, cho nên mới có chuyện “ý tại ngôn ngoại” Do đó, thơ có thể tạo điều kiện cho người đọc thực hiện vai trò “đồng sáng tạo” để phát hiện đời sống, khiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở để tìm kiếm ý đồ nghệ thuật của tác giả cũng như những điểm đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà thơ
Thơ là một thể loại văn học thuộc phương thức biểu hiện trữ tình Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú; thơ được phân chia thành nhiều loại hình khác nhau, nhưng dù thuộc loại hình nào thì yếu tố trữ tình vẫn giữ vai trò cốt lõi trong tác phẩm
Thơ là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời Lê Quý Đôn từng khẳng định: “Thơ phát khởi từ lòng người ta”, hay như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ Bàn về đặc điểm này, nhà thơ Sóng Hồng viết: “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý ngôn ngữ đặc biệt Sự sắp xếp các dòng (câu) thơ, khổ thơ, đoạn thơ làm nên một hình thức có tính tạo, tinh vi Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng Nhưng thơ là có tình cảm, lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường”.
Nhân vật trữ tình (cũng gọi là chủ thể trữ tình, cái tôi trữ tình) là người trực tiếp cảm nhận và bày tỏ niềm rung động trong thơ trước sự kiện Nhân vật trữ tình là cái tôi thứ hai của nhà thơ, gắn bó máu thịt với tư tưởng, tình cảm của nhà thơ Tuy vậy, không thể đồng nhất nhân vật trữ tình với tác giả.
Về cấu trúc, mỗi bài thơ là một cấu trúc hình Đồng thời, sự hiệp vần,xen phối bằng trắc, cách ngắt nhịp vừa thống nhất vừa biến hóa tạo nên tính nhạc điệu Hình thức ấy làm nên vẻ đẹp nhịp nhàng, trầm bổng, luyến láy của văn bản thơ Ngôn ngữ thơ chủ yếu là ngôn ngữ của nhân vật trữ tình, là ngôn ngữ hình ảnh, biểu tượng Ý nghĩa mà văn bản thơ muốn biểu đạt thường không được thông báo trực tiếp, đầy đủ qua lời thơ, mà do tứ thơ, giọng điệu,hình ảnh, biểu tượng thơ gợi lên Do đó ngôn ngữ thơ thiên về khơi gợi, giữa các câu thơ có nhiều khoảng trống, những chỗ không liên tục gợi ra nhiều nghĩa, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng, thử nghiệm thì mới hiểu hết sự phong phú của ý thơ bên trong.
Tính nhạc trong thơ là một hình thức làm cho bài thơ dễ được cảm nhận bởi người nghe hay người đọc và sức cảm nhận nhanh chóng này tương tự như hiệu ứng của việc xem phim và nghe âm nhạc trong phim hòa quyện với nhau cùng một lúc Câu chữ trong thơ văn, hay trong ngôn ngữ, giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc Sự kết nối khéo léo giữa hai tính chất này của ngôn ngữ thúc đẩy sự tìm tòi các từ có âm thanh hay, xác thực với tình cảm người viết muốn truyền, đồng thời tìm tòi những từ mới Tính âm nhạc còn thể hiện trong việc sử dụng các từ diễn tả âm thanh như “rì rào”, “vi vút”, “ầm ầm”, “lanh canh”, Chính vì tính chất này, việc làm thơ nhiều khi tương tự như việc làm toán, hoặc việc bài binh bố trận trong quân sự, mà bài toán hay kẻ thù phải chinh phục chính là cảm xúc của họ, và câu chữ hoặc từ là phép toán hay lực lượng quân đội mà họ có, và người làm thơ phải nhanh chóng tìm ra phương pháp biểu tả tình cảm của mình dưới một hình thức cô đọng, hợp lý, với một số lượng từ rất nhỏ Để lùng tìm những câu, chữ, từ, nghĩa nhanh chóng, người làm thơ thường phải kinh qua một quá trình luyện tập lâu dài, bằng cách đọc sách, học cách biểu tả tình cảm của mình bằng những câu chữ ngắn gọn, đồng thời có cảm quan nhạy bén với ngữ nghĩa của từ được dùng Thơ còn đòi hỏi tính phân tích các từ ghép và cô đọng từ. Chính vì thế, nhiều khi do làm thơ, người làm thơ dễ rơi vào tình trạng liên tưởng giữa từ của nghĩa này sang từ của nghĩa khác Khi được dùng trong thơ, người ta còn gọi là sự “chơi chữ”.
Tính hội họa trong thơ, hay còn gọi là tính tạo hình, là một tính chất cơ bản Người làm thơ, trước khi viết thơ, thường rơi vào tình trạng mà người ta gọi là “cảm hứng” Trong tình trạng này, các hình ảnh thu được trong trí nhớ, có thể bao gồm cả các khung cảnh ở bên ngoài quan sát được, liên kết với nhau, tạo nên một thế giới nhỏ bé Hình ảnh có thể rõ đến mức người ta gần như cảm thấy có thể động vào những vật thể, ngửi thấy mùi vị, thấy sự chuyển động của vật thể, thấy màu sắc v.v Người làm thơ sẽ sống trong thế giới ấy trong khi họ đang nghĩ về bài thơ, họ sẽ đi lại, vào các góc của thế giới của mình, nhìn rõ hơn các vật cảnh, liên kết thêm những màu sắc, những chuyển động, những dãy liên tiếp của các sự kiện xảy ra, hay nói cách khác, họ xa rời cái thế giới mà họ đang sống Chính vì hiện tượng này, người ta có câu nói đùa, chỉ các nhà thơ là thơ thẩn, nằm mơ hay mơ mộng như người ở trên cung trăng Đây là một hiện trạng có thật Sự hưng phấn do được sống trong thế giới riêng của mình, được sắp đặt nó theo ý riêng của mình, được thêm thắt, chắt lọc, được cho các vật chuyển động, xoay quanh các vật, chiêm ngưỡng chúng, cảm giác chúng v.v gây nên sự ham mê, thôi thúc người làm thơ tiếp tục sống và diễn tả lại chúng bằng từ ngữ Không những quan sát và diễn tả không thôi, họ còn phải nâng sự quan sát của họ lên đến một mức độ nhạy bén, hoa mỹ, không tầm thường - đây chính là sự khác biệt giữa thơ và truyện hay với các loại hình nghệ thuật khác
1.2.1.2 Truyện ngắn và đặc trưng của truyện ngắn
1.2.1.2.1 Quan niệm về truyện ngắn
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện đời sống: đời tư, thế sự, sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ
Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyện ngắn với các thể loại tự sự khác Trong văn học hiện đại, có nhiều tác phẩm rất ngắn, nhưng thực chất là những truyện dài viết ngắn lại Truyện ngắn thời trung đại cũng ngắn nhưng rất gần với truyện vừa Các hình thức truyện kể dân gian rất ngắn gọn như cổ tích, truyện cười, giai thoại lại càng không phải truyện ngắn
ĐẶC SẮC HÌNH TƯỢNG TỔ QUỐC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC
Đặc sắc nội dung của hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học
2.1.1 Tổ quốc nhìn từ phương diện địa lí Đề tài viết về quê hương, Tổ quốc, đất nước luôn là mảnh đất màu mỡ thu hút người nghệ sĩ trên diễn đàn văn học phong phú, đa dạng Tổ quốc là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật Mỗi nhà thơ đều có những cảm nhận riêng về Tổ quốc, bởi thế Tổ quốc hiện lên muôn màu, muôn vẻ. Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, nhiều tác giả đã cảm nhận được vẻ đẹp của Tổ quốc ở nhiều phương diện khác nhau Ta không biết Tổ quốc có từ bao giờ? Nhưng chúng ta biết rằng, Tổ quốc gắn liền với thiên nhiên, với những địa điểm phong cảnh hữu tình ở mỗi địa danh trên mảnh đất hình chứ
S này Ngay ở lớp 2, nhìn từ phương diện địa lí, các em đã thấy được vẻ đẹp của Huế qua bài tập đọc Sông Hương Nếu ai đã một lần đến Huế, chắc hẳn chẳng thể nào quên được hình ảnh của dòng sông Hương xanh mát uốn lượn thật mềm mại quanh thành phố Huế Sông Hương, nhắc đến cái tên, người ta chợt nhận thấy cái đặc biệt của nó Sông Hương, chỉ nghe thôi đã thấy thật nồng nàn, thật lãng mạn, nên thơ Và quả thật, cái tên ấy đúng với dòng sông mang bao điều vừa kì lạ từ cảnh sắc thiên nhiên với thủy trình độc đáo, vừa mang trong mình dòng lịch sử văn hóa của xứ Huế cổ kính này.
Theo “Đất nước ngàn năm” đã viết lên ca ngợi sông Hương như một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn có những vẻ đẹp riêng của nó Qua sắc độ đậm nhạt của một màu xanh mà ta thấy được cả một vẻ đẹp của dòng sông Hương: “màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước” Tất cả hòa quyện vào trong ánh mắt của tác giả một vẻ đẹp yên bình của sông Hương.Tác giả thật khéo léo khi nhận ra Hương Giang thay chiếc áo hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường khi mua hè tới Hơn thế nữa, dòng sông lại biến mình thành một đường trăng lung ling dát vàng trong những đêm trăng sáng Bằng ngòi bút khéo léo, tác giả đã ca ngợi: “ Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm” Sông Hương mang một vẻ đẹp vang bóng một thời của cố đô Huế xa xưa, vẻ đẹp bí ẩn, quyến rũ, nồng nàn hơn bao giờ hết Tác giả cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương nhẹ nhàng, mộc mạc như chính vẻ đẹp của dòng sông ấy Một dòng sông đầy mê đắm, thân thương.
Tố quốc ta luôn hiện lên những vẻ đẹp kì vĩ của núi rừng, non sông Đã từ lâu hình dòng sông trở thành đề tài bất tận của biết bao nhà văn, nhà thơ.
Vì chính những dòng sông, cảnh vật ấy lại hiện lên vẻ đẹp Tổ quốc từ phương diện địa lí Nếu như ở Huế hiện lên dòng sông Hương thơ mộng thì dòng sông bến Hải chảy qua tỉnh Quảng Trị mà các em cảm nhận qua bài tập đọc Cửa
Tùng (Tiếng Việt 3 - Tập 1, Trang 109) lại hiện lên một dòng sông mang nhiều điều diệu kì khác “Sông Bến Hải bên bồi bên lở
Cầu Hiền Lương bên nhớ bên thương”
Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải đã trở thành những cái tên vô cùng quen thuộc đối với người Việt Nam, nơi mà thời kháng chiến chống Mĩ (1954 -
1975) đã từng là địa danh chia cắt hai miền Nam - Bắc Dòng sông Bến Hải chảy qua tỉnh Quảng Trị, “nơi dòng sông Bến Hải gặp sóng biển khơi”, ấy làCửa Tùng Bài văn được tác giả miêu tả một cách bình dị, tác giả xuất hiện một cách trực tiếp trong tác giả qua cách xưng hô “chúng tôi” Câu văn mở đầu khiến chúng ta hình dung ra như một thước phim quay chậm: “Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải ”, tới những câu văn tiếp tác giả như muốn vẽ lại cảnh đẹp của Cửa Tùng Bài văn chia thành ba đoạn Ngay ở đoạn đầu tiên là cảnh dòng sông Bến Hải với đôi bờ là làng quê yên bình với “thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi” Đây là những hình ảnh giản dị, đẹp đẽ, thân thiết của mọi làng quê Việt Nam Chỉ có hàng phi lao rì rào trong gió mới giúp ta mường tượng ra đất trời Cửa Tùng, vì phi lao thường được trồng nhiều ở bờ biển để che gió báo Biện pháp đảo ngữ “mướt màu xanh” có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả độ xanh tươi, trù phú của làng quê hai bên bờ sông Sang đoạn tiếp theo nhà thơ miêu tả vẻ đẹp diệu kì của biển và vị trí Cửa Tùng : “Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng” Trước hết là vẻ đẹp của bãi cát được mệnh danh là “Bà Chúa của các bãi tắm” Phải là bãi cát đẹp đến mức độ tuyệt vời mới được gắn cái tên mĩ miều đến thế sắc màu nước biển Cửa Tùng thay đổi ba lần trong một ngày: bình minh màu hồng nhạt, buổi trưa màu xanh lơ, buổi chiều đổi sang màu xanh lục như màu của lá cây Đẹp nhất, đặc biệt hơn cả là màu nước biển lúc bình minh Để lí giải cho màu hồng nhạt của nước biển, tác giả sử dụng một hình ảnh so sánh thật ấn tượng: “mặt trời như một chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển”, làm nước ánh lên màu phơn phớt hồng, vẻ diễm lệ của thiên nhiên làm tâm hồn con người ta thấy lâng lâng Tạo hoá ban tặng cho con người những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp làm say lòng bất cứ du khách nào từng dừng chân nơi đây Ta có thể cảm nhận được thế nào là sắc nước hương trời, là vẻ đẹp tươi mát, trong lành, thuần khiết của một vùng trời ven biển miền Trung.
Từng câu, từng chữ như mở ra trước mắt ta cảnh đẹp non sống, gấm vóc Việt Nam, khiến ta thấy tự hào và thêm yêu mến quê hương, tổ quốc mình Cuối bài, tác giả đã nhắc lại lời xưa: “Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển” Cách ví von so sánh thật độc đáo làm tôn lên vẻ đẹp tuyệt vời, duyên dáng, hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên nơi đây
Trong chương trình Tiểu học các em được học nhiều bài thơ viết về dòng sông quê hương Nó là một phần của thiên nhiên góp phần tạo nên vẻ đẹp của Tổ quốc Ở chương trình Tiếng Việt lớp 3, chúng ta sẽ được đến với con sông Vàm Cỏ Đông yêu thương của nhà thơ Hoài Vũ qua bài thơ Vàm cỏ Đông (Tiếng Việt 3 - Tập 1, Trang 106) Bài thơ ca ngợi dòng sông Vàm cỏ Đông, nói lên niềm tự hào và tình cảm yêu thương của tác giả với dòng sông quê hương Tình yêu tha thiết ấy được khơi mở từ một câu hỏi đối với “em”- người con gái miền Bắc: “Ở tận sông Hồng em có biết”
Câu hỏi như để giới thiệu rằng nếu ở miền Bắc quê em có sông Hồng đỏ nặng phù sa, thì ở miền Nam quê anh cũng có dòng sông Vàm cỏ Đông Bài thơ được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, các từ “sông Hồng” và “em” không chỉ là một danh từ cụ thể, mà đấy là một nửa đất nước Nửa phía Bắc, tác giả lấy biểu trưng là sông Hồng, nửa phía Nam, ở đây là sông Vàm cỏ Đông Ở ngay những dòng thơ đầu, nhà thơ đứng trên dòng sông quê hương, đứng ở mảnh đất quê hương mình mà nghĩ tới quê em “ở tận sông Hồng” xa lắm, em có biết rằng “Quê hương anh cũng có dòng sông” Câu thơ vừa như lời kể, vừa như câu hỏi, hỏi để mà so sánh, để giới thiệu dòng sông quê hương: đó là con sông Vàm cỏ Đông, một nhánh của sông Vàm cỏ Nhà thơ đã dành những tình cảm thiết tha, trìu mến khi nói về dòng sông quê hương Với cảm xúc dạt dào chan chứa tình cảm yêu thương, gắn bó, nhà thơ cất lên tiếng gọi: “Vàm cỏ Đông! Ơi Vàm cỏ Đông!”.
Tiếng gọi tha thiết của nhà thơ có sức ngân vang, làm xao xuyến tâm hồn con người Bởi tác giả gọi con sông không phải để trò chuyện mà đó là âm vang của cõi lòng thương mến, thanh âm trong trẻo ấy sẽ theo nhà thơ đi suốt cuộc đời Câu thơ là điểm nhấn cho khổ thơ mở đầu nói riêng và toàn bài thơ nói chung
Càng đọc những câu thơ tiếp theo, ta lại càng thấy vẻ đẹp của dòng sông hiện ra Sau tiếng gọi thiết tha, khổ thơ tiếp theo đưa ta xuôi theo dòng nước:
“Đây con sông xuôi dòng nước chảy Bốn mùa soi từng mảnh mây trời Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi”
Từ “đây” như để khẳng định, giới thiệu con sông quê mình, chắc chắn không thể lẫn với một con sông nào khác Nhà thơ miêu tả con sông không phải trong khoảnh khắc, mà là ấn tượng về con sông đã, đang và bao đời nay quanh năm bốn mùa vẫn chảy trôi Độ trong vắt của nước sông được gợi ra từ hình ảnh “Bốn mùa soi từng mảnh mây trời”.
Con sông nào mặt nước cũng soi bóng mây trời, thơ mộng, đẹp đẽ, vời vợi nỗi nhớ thương của những con người nặng tình với quê hương xứ sở Cả khổ thơ bốn câu, ba câu trên ngắt nhịp 3/4 Câu cuối khổ, nhịp thơ thay đổi 2/3/2 cùng với từ láy “chơi vơi” ở cuối câu thơ đã tạo nên nhạc điệu ngân nga, thứ nhạc điệu của tâm hồn, của tình yêu quê hương tha thiết, nồng đượm.
Nếu ở khổ thơ trên, tác giả giới thiệu vẻ đẹp của sông Vàm cỏ Đông thì đến khổ thơ thứ ba, hiện lên hình ảnh dòng sông nuôi dưỡng mảnh đất quê hương nhà thơ nói về những ân tình đối với con sông Dòng sông đồng thời cũng giống như “dòng sữa mẹ” nuôi dưỡng cho mảnh đất bốn mùa hoa trái ngát hương Dòng sữa mẹ nuôi con khôn lớn, và dòng sông chở che, bồi đắp phù sa, tưới tắm, làm cho đất đai màu mỡ, làng mạc trù phú, con người no đủ. Nhà thơ miêu tả con sông với lòng biết ơn sâu nặng, con sông không chỉ được so sánh với dòng sữa mẹ làm “xanh ruộng lúa, vườn cây” mà còn được so sánh với tình mẹ bao la, con sông nước đầy “ăm ắp như lòng người mẹ” tràn đầy tình yêu thương đối với các con.
Tổ quốc ta được hình thành từ nhưng con sông mang những dấu ấn riêng của ba miền Bắc - Trung - Nam Thơ trữ tình viết về một vùng đất,một địa danh nước ta đã có rất nhiều tác giả viết Trong chương trìnhTiếng Việt lớp 5 các em bắt gặp một địa điểm lí tưởng, một ví trí nhỏ trong mảnh đất hình chữ S đó là Cao Bằng Trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại, chúng ta may mắn có được Đèo Cả của Hữu Loan, Việt Bắc của TốHữu, Qua Thậm Thình của Nguyễn Bùi Vợi Với tôi, Cao Bằng của nhà thơTrúc Thông vừa duyên dáng trong ý tứ; vừa mộc mạc, giản dị trong câu chữ nhưng đã khơi gợi thật ấn tượng về cảnh sắc và con người nơi đây.Cao Bằng quả là tác phẩm thơ hay một cách trọn vẹn từ đầu đến cuối. Ở khổ thơ đầu tiên, ta bắt gặp cách kể chuyện hóm hỉnh, vui vui của Trúc Thông khi đến với non nước Cao Bằng Nói là đến nhưng thực ra là “vượt”, nghĩa là lên cao, cao mãi Các từ ngữ “sau khi qua”, “ta lại vượt”, “lại vượt”, “thì ta tới” đã giúp người đọc hình dung được một Cao Bằng rất cao, rất xa Thơ năm chữ ngắn gọn và chắc khỏe, nhưng chỉ cần chừng ấy thôi vẫn đủ giọng điệu để hình dung về một Cao Bằng vừa cao, vừa xa - mảnh đất biên giới của Tổ quốc, nơi Bác Hồ đặt chân về nước đầu tiên sau hành trình ba mươi năm xa cách :
“Sau khi qua Đèo Gió
Ta lại vượt Đèo Giàng Lại vượt đèo Cao Bắc Thì ta đến Cao Bằng.”
ĐỀ XUẤT CÁCH CẢM THỤ MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ TỔ QUỐC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẢM THỤ VĂN HỌC
Cách cảm thụ tác phẩm văn học
3.1.1 Phát hiện các biện pháp nghệ thuật
Một trong những biện pháp giúp cho các em có năng lực cảm thụ văn học tốt là giúp cho HS nhận biết được các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học Để cảm thụ các tác phẩm văn học thông qua việc khai thác các biện pháp nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ HS cần thực hiện tốt các yêu cầu sau đây: Hiểu được thế nào là biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, điệp từ vàđảo ngữ , (thông qua phân môn Luyện từ và câu.); Xác định đúng những biện pháp nghệ thuật trong bài văn, bài thơ (thôngqua môn Tập đọc); Xác định đúng những từ, cụm từ, hình ảnh thể hiện biện pháp nghệ thuật và cảm nhận được giá trị nghệ thuật làm tăng giá trị nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường gặp trong các bài tập đọc ở chương trình bậc Tiểu học: so sánh, liệt kê, nhân hóa,…
* Cách phát hiện biện pháp so sánh
Trước hết cho các em hiểu thế nào là nghệ thuật so sánh rồi hướng cho các em tìm nêu những câu văn hoặc thơ có sử dụng nghệ thuật so sánh Hướng dẫn HS phát hiện các từ so sánh: là, như Sau đó cho các em làm bài tập thực hành
* Cách phát hiện biện pháp liệt kê
Giúp HS hiểu liệt kê là gì? Hiểu được tác dụng của liệt kê Hướng dẫn HS tìm dấu hiệu của biện pháp liệt kê trong văn bản cụ thể và hiệu quả của nó
“Hai Bà Trưng bước lên bành voi Đoàn quân rùng rùng lên đường.Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.”
(Hai Bà Trưng - Văn Lang) Trong đoạn văn trên, tác giả đã liệt kê một loạt những vũ khí mà đoàn quân mang theo: giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc Tác dụng là thể hiện khí thế của đoàn quân do Hai Bà Trưng lãnh đạo, nhấn mạnh được quyết tâm của quân ta trong chiến đấu
* Cách phát hiện biện pháp nhân hóa
Trước hết, giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ về khái niệm nhân hóa, cũng như tác dụng của biện pháp tu từ này Hướng dẫn học sinh tìm ra những dấu hiệu nhận biết: các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người.
“Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”
(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Hai câu thơ trên, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để tả hoạt động của tre giống như con người (bọc, ôm, níu) nhằm tạo nên hình ảnh cây tre Việt Nam trở nên gần gũi và có hồn hơn 3.1.2 Cách đặt câu, sử dụng từ sinh động Để giúp cho HS có một kiến thức phong phú về ngôn ngữ Tiếng Việt, việc đầu tiên là rèn cho các em các kĩ năng nghe, nói, hiểu và viết đúng chính tả Tiếng Việt Trên cơ sở đó, các em dễ dàng tiếp thu kiến thức về vốn từ, nghĩa của từ Trong phần tìm hiểu nghĩa của từ, để HS tiếp thu và vận dụng tốt kiến thức chúng ta cần phối hợp nhiều cách cho HS thảo luận, sưu tầm, luyện tập vào văn cảnh cụ thể nắm được nghĩa của nhóm từ đó.
Việc mở rộng vốn từ cho HS tương đối khó bởi vì khả năng ngôn ngữ của các em còn hạn chế Tuy nhiên những hình thức tổ chức hoạt động học tập phù hợp sẽ giúp giải quyết được vấn đề này Một số chủ đề có phần khó hiểu đối với các em, GV cần định hướng về mặt ngữ nghĩa của chủ đề để HS tiếp thu và mở rộng vốn từ theo từng bài tập đã xây dựng Đa số các chủ đề mở rộng vốn từ trong chương trình có vốn Hán Việt khá nhiều làm cho HS gặp khó khăn, tuy vậy GV nên chọn giải pháp thực hành từ các tình huống giao tiếp thực tế sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc hiểu nghĩa của từ.
Trên thực tế, yêu cầu với HS Tiểu học là phải biết nói, viết và diễn đạt thành câu và viết được đoạn văn Khi rèn luyện kĩ năng viết câu, GV cần lưu ý hướng dẫn cho HS thực hiện được những yêu cần cơ bản sau:
- Hướng dẫn HS viết đúng cấu tạo ngữ pháp: Để HS viết câu đúng,trước hết phải dạy cho HS nắm vững các kiến thức cơ bản về ngữ pháp trong câu Nhận biết được thành phần nòng cốt câu Cho HS nhận xét, phát hiện các thành phần còn thiếu trong câu Từ đó, hướng dẫn HS đặt câu có đầy đủ các thành phần chính Trong hoạt động giao tiếp, GV cần gợi mở cho HS tìm tòi,suy nghĩ để có thể sáng tạo hơn thông qua hoạt động nhóm học tập, hoạt động giao tiếp trong và ngoài lớp Tạo cho các em thói quen quan sát, đánh giá nhìn nhận một sự việc, một vấn đề nào đó và diễn đạt điều đó bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình Tránh và hạn chế tối đa việc sử dụng từ không đúng lúc, không đúng chỗ, nói năng không trọn câu Điều chỉnh kịp thời về những lỗi dùng từ đặt câu cho HS Trong câu các từ ngữ phải được sắp xếp theo những quy tắc nhất định đã được sử dụng rộng rãi, được công nhận trong văn viết và văn nói Những quy tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa về trật tự các từ chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình đặt câu Như chủ ngữ thường đứng đầu câu, vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ Chủ ngữ, vị ngữ gắn kết với nhau bằng quan hệ từ chủ vị Trong mối quan hệ này, chủ ngữ nêu đối tượng thông báo, còn ngữ chứa đựng nội dung thông báo về đối tượng ấy Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “ai”, “cái gì” còn vị ngữ trả lời cho câu hỏi “làm gì”, “như thế nào” Biết tuân thủ, vận dụng quy tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa thích hợp,sáng tạo, biết cách vận dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật trong câu, ta sẽ viết câu đúng và hay.
- Hướng dẫn HS diễn đạt logic và trọn ý khi viết câu: GV cần phải hướng dẫn HS nói và viết sao cho mỗi câu đều hợp với quy luật suy nghĩ thông thường, làm sao ý trong mỗi câu ăn khớp với nhau về nghĩa
- Hướng dẫn HS cách sử dụng từ ngữ gợi cảm, gợi tả và cách sử dụng các biện pháp tu từ khi viết câu: Câu do từ cấu tạo thành Vì thế, khi nói hoặc viết một câu ta phải dùng từ cho chính xác Tức là cách dùng từ có chọn lựa, để tìm ra từ đúng nhất, có giá trị nghệ thuật nhất phù hợp với ý diễn đạt.
- Một số lưu ý khi hướng dẫn HS viết câu: Tiếng Việt rất phong phú về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp Khi viết câu nếu biết khéo léo lựa chọn kiểu câu phù hợp với nội dung cần diễn đạt, sử dụng các từ ngữ được chọn lọc, có hình ảnh, vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ nghệ thuật thì câu văn sẽ tăng tính biểu cảm và đạt hiệu quả diễn đạt cao Để đạt được điều đó, trước hết HS phải thành thạo những kĩ năng cơ bản Trong quá trình hướng dẫn, cần lưu ý cho HS những điểm sau: Sử dụng dấu câu phù hợp với mục đích nói; Sử dụng dấu câu đúng với chức năng ngữ pháp của các bộ phận trong câu; Biết cách sử dụng những trợ từ, hư từ, những từ ngữ gợi cảm, gợi tả làm cho câu văn thêm sinh động.
3.1.3 Nâng cao năng lực đọc - hiểu trong giờ Tập đọc Đọc được xem như là một hoạt động hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng bộ mã gồm hai phương diện Thứ nhất, đó là quá trình vận động bằng mắt, sử dụng bộ mã chữ - âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tụ ghi lại lời nói âm thanh Quá trình này được gọi là quá trình đọc thành tiếng Thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm sử dụng bộ mã chữ - nghĩa tức là mối liên hệ giữa con người và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu được nội dung những gì được đọc Quá trình này gọi là quá trình đọc hiểu Đọc hiểu là một hoạt động có tính quá trình rất rõ vì nó gồm nhiều hành động được trải qua theo tuyến tính thời gian Hành động đầu tiên của quá trình đọc hiểu là hành động nhận diện ngôn ngữ của văn bản tức là nhận đủ tín hiệu ngôn ngữ mà người viết dùng để tạo văn bản Hành động tiếp theo là hành động làm rõ nghĩa của các chuỗi tín hiệu ngôn ngữ Hành động cuối cùng là hành động hồi đáp lại ý kiến của người viết nêu trong văn bản
Cảm thụ văn học là đọc hiểu các tác phẩm văn chương ở mức độ cao nhất, không chỉ nắm bắt được thông tin mà còn phải thẩm thấu được thông tin, phân tích, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn từ của tác giả, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa tác giả và bạn đọc, và có thể truyền thụ cách hiểu đó cho người khác Cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc một câu chuyện, một bài thơ người đọc không những hiểu mà còn phải có xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi với những gì đã đọc Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung cảm thực sự chính là người đọc biết cảm thụ văn học.
Hướng dẫn cảm thụ trên một số tác phẩm cụ thể trong chương trình Tiếng Việt
3.2.1 Bài thơ “Lượm” - SGK Tiếng Việt lớp 2 tập 2, trang 130, Chủ điểm Nhân dân a Hướng dẫn cảm thụ tác phẩm “Lượm” - Tố Hữu
Khi đất nước có ngoại xâm, khi nền độc lập của dân tộc bị đe dọa bởi vó ngựa của quân xâm lược thì người Việt Nam lại vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, dùng sức mạnh của mình để đánh bại dã tâm cũng như những âm mưu thâm độc, tàn bạo của kẻ thù Và trong cuộc chiến đấu cam go, ác liệt đó người dân Việt Nam đều đồng khởi nổi dậy đấu tranh chống giặc, không chỉ những người trai tráng khỏe mạnh mà ngay cả những người phụ nữ, những người già cũng đứng lên đấu tranh Mà đặc biệt hơn nữa, ngay cả những đứa trẻ Việt Nam, khi đất nước có chiến tranh cũng mang lòng căm thù và quyết tâm giúp sức cho cách mạng Và hình ảnh của những chú bé liên lạc viên này được nhà thơ Tố Hữu tái hiện sống động qua bài thơ Lượm.
Dù tuổi đời còn nhỏ nhưng chú bé này đã có những nhận thức sâu sắc về thực trạng của đất nước mình, cũng từ đó mà mang quyết tâm đấu tranh, góp sức vào công cuộc giải phóng đất nước, quê hương Vì còn nhỏ nên những chú bé này không thể cầm súng ra trận địa đấu tranh trực tiếp với quân giặc mà làm những công việc đơn giản nhưng cũng không kém phần nguy hiểm, đó là những chú bé liên lạc viên, là người truyền báo tin tức cho quân ta từ vùng này sang vùng kia, trận địa này sang trận địa kia Ta cũng phải thấy được đây là công việc rất nguy hiểm bởi tính bảo mật của thông tin cũng như việc phải đương đầu với sự giám sát của kẻ thù Nhà thơ Tố Hữu đã đi đến khắc họa vóc dáng cũng như thần thái hồn nhiên, vô tư của một cậu bé Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:
“Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh” Đó là một chú bé liên lạc ở độ tuổi khá nhỏ, nhà thơ tuy không trực tiếp khắc họa về độ tuổi cũng như dự đoán về độ tuổi của cậu bé này nhưng qua dáng vẻ mà nhà thơ đã miêu tả ta có thể thấy được đây là một cậu bé còn rất vô tư, hồn nhiên, thể hiện ở ngay cái dáng vẻ “loắt choắt”, đôi chân nhanh nhẹn “thoăn thoắt” trên đường Và cái vẻ hồn nhiên của cậu bé còn thể hiện ở sự vô tư, yêu đời của cậu bé “Cái đầu nghênh nghênh”, câu thơ vừa thể hiện được vẻ hồn nhiên vừa thể hiện được sự tò mò của cậu bé về thế giới xung quanh, cũng thể hiện sự vô tư, không hề có sự lo sợ hay mảy may lo lắng gì về cuộc sống chiến trường xung quanh mình:
“Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng”
Công việc của chú bé vô cùng quan trọng và cũng chứa đầy sự hiểm nguy, nhưng trên gương mặt chú bé vẫn luôn giữ được nét hồn nhiên, ngây thơ Vẻ nghịch ngợm của cậu bé Lượm này còn thể hiện ngay trong cái dáng đội mũ của mình, chiếc mũ ca lô không được đội một cách nghiêm chỉnh mà bị làm cho lệch đi, có thể đây là do cậu bé cố tình đội như vậy hoặc do mải mê vui đùa trên đường làm nhiệm vụ mà chiếc mũ vô tình bị gió làm cho lệch Trái hẳn với tính chất công việc, cậu bé Lượm lúc nào cũng yêu đời, cậu hút sáo, chân chạy nhảy như con “chim chích” trên đường Trong không khí dữ dội của chiến tranh vào thời điểm mà bài thơ được ra đời, hình ảnh yêu đời vô tư, ngây thơ của cậu bé thật gần gũi, chân thực gợi cho người đọc cảm giác đây là một đứa trẻ đang vui chơi chứ không phải làm nhiệm vụ Những câu văn vô cùng ngắn gọn nhưng lại rất chi tiết của tác giả khiến ta cảm nhận được chú bé Lượm hiện lên hết sức chi tiết Cậu bé toát lên là một chú bé rất nhỏ nhắn xinh xắn rất dễ thương nhưng ở cậu vẫn toát lên một sự nhanh nhẹn hoạt bát đến kì lại ở một độ tuổi còn quá trẻ Bước vào chiến trận, tuy cậu chỉ được giao nhiệm vụ là đưa thư nhưng trong chiến tranh thì tất cả mọi hoạt động từ nhỏ đến lớn đều rất nguy hiểm Vậy mà hãy nhìn cậu bây giờ mà xem cậu thật sự rất vui vẻ thậm chí còn rất sung sướng khi được cách mạng giao cho nhiệm vụ, hình ảnh cậu bé khiến chúng ta thật cảm thấy ngưỡng mộ cậu Lượm hồn nhiên, đáng yêu, dũng cảm.
Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ
Công việc của cậu bé Lượm được thực hiện lặp đi lặp lại một cách thường xuyên, đều đặn chứng tỏ chú là một cậu bé rất chăm chỉ, hết lòng vì công việc được giao Chính ý thức ấy mà nhà thơ thay đổi đại từ xưng gọi, những đại từ đơn: “cháu”, “chú bé”, “Lượm” được thay bằng một đại từ ghép: “chú đồng chí nhỏ” Cách gọi tên trang trọng này tương ứng với hành động dũng cảm của cậu bé, giống như một người chiến sĩ thực thụ “Chú đồng chí nhỏ” ấy đã đến lấy phong thư bỏ vào bao để tiếp tục thực hiện công việc của mình
“Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư đề thượng khẩn
Biết trước sự ra đi lúc này là rất nguy hiểm, nhưng Lượm vẫn vô tư, hiên ngang bất khuất trước bom đạn của kẻ thù Lượm đã đối mặt với cái chết mà Lượm không hề nghĩ đến nó mặc dù nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào Vì yêu cầu của nhiệm vụ, Lượm đã vượt lên tất cả khó khăn, đó là trường hợp tác giả đã hóa thân vào nhân vật của mình Còn khổ thơ cuối, nhà thơ Tố Hữu đã đứng trở lại vị trí của người quan sát:
“Đường quê vắng vẻ Lúa trỗ đòng đòng
Ca lô chú bé Nhấp nhô trên đồng.”
Góp phần tạo nên những dòng thơ thấm đẫm cảm xúc, tràn đầy xúc động không thể không kể đến những nét đặc sắc trong nghệ thuật của tác phẩm Tố Hữu đã tỏ ra rất tài tình khi sử dụng thể thơ bốn chữ, dùng linh hoạt các từ láy giàu giá trị tạo hình, giàu tính nhạc, ngôn ngữ miêu tả phù hợp với tính cách, ngoại hình nhân vật Không chỉ vậy sử dụng hình thức câu thơ đặc biệt đã giúp tác giả biểu lộ một cách chân thực những cung bậc cảm xúc khác nhau trước nhân vật trữ tình
Với sự kết hợp hài hòa về nhịp điệu, ngôn ngữ sử dụng linh loạt,
Tố Hữu đã xây dựng thành công chân dung của chú bé Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh mà vô cùng kiên cường, anh dũng Qua đó, tác giả thể hiện niềm yêu quý, cũng như sự xót xa trước sự hi sinh của Lượm
Gấp lại cuốn sách, dư âm, hình ảnh người anh hùng dũng cảm Lượm vẫn còn đọng mãi trong lòng người đọc Lượm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ anh hùng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong hòa bình, tự do là nhờ công ơn to lớn của ông cha, bởi vậy, cần phải sống sao cho xứng đáng với thế hệ trước b Đề xuất một số câu hỏi đọc hiểu tác phẩm “Lượm” - Tố Hữu Câu
1: Bài thơ Lượm được viết theo thể thơ nào? (Thể thơ bốn chữ)
Câu 2: Theo em, trong bài thơ trên nhân vật “chú bé” có những đặc điểm gì?
(Nhân vật “chú bé” có đặc điểm: nhỏ bé, nhanh nhẹn, vui tươi) Câu 3: Hãy chỉ ra các từ láy trong bài thơ và nêu tác dụng việc miêu tả nhân vật? (loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh - Góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm là một em bé hồn nhiên, vui tươi, say mê công tác kháng chiến thật đáng mến và đồng thời thể hiện sự yêu mến của nhà thơ với người chiến sĩ nhỏ)
Câu 4: Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ (Bài thơ khắc họa hình ảnh chú lé liên lạc hồn nhiên, dũng cảm hy sinh vì nhiệm vụ kháng chiến, một hình tượng thơ cao đẹp Tình cảm mến thương và cảm phục của nhà thơ dành cho Lượm và các em bé yêu nước cùng thời)
3.2.2 Truyện ngắn “Người liên lạc nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 1, trang
112, Chủ điểm Anh em một nhà a Hướng dẫn cảm thụ tác phẩm “Người liên lạc nhỏ”- Tô Hoài
Vào những năm 40 của thế kỉ XX, khi mà đất nước ta còn đắm chìm trong vòng nô lệ, nhân dân ta sống rên xiết dưới gót giày của bọn thực dân xâm lược thì ở vùng Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng xa xôi đã có những thiếu niên tuổi nhỏ chí lớn, sớm giác ngộ cách mạng, nhiệt tình tham gia cách mạng, “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tuỳ theo sức của mình”, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng… Đó là người Đội viên Thiếu niên tiền phong đầu tiên ở nước ta: anh Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Công việc nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn mà anh Kim Đồng đảm nhiệm lúc ấy là làm nhiệm vụ liên lạc, dẫn đường và canh gác cho các cán bộ cách mạng. Bài văn “Người liên lạc nhỏ” nói trên của nhà văn Tô Hoài kể về một trong những lần anh Kim Đồng dẫn đường cho các cán bộ cách mạng Vào thời điểm này, thực dân Pháp xâm lược còn chiếm đóng nước ta, các cán bộ cách mạng phải hoạt động bí mật để lãnh đạo nhân dân ta đứng lên chống thực dân xâm lược, giải phóng đất nước.
Qua câu chuyện này, ta thấy phẩm chất nổi bật nhất của anh Kim Đồng được thể hiện, khắc hoạ là sự thông minh, nhanh trí và dũng cảm Nhiệm vụ của anh là đi trước, canh gác cho các chiến sĩ làm nhiệm vụ Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Kim Đồng rất hăng hái làm cách mạng Anh không trực tiếp ra chiến trường nhưng công việc của anh đã góp phần rất lớn trong chiến thắng của quân ta, giống như người hậu phương vững chắc Hình ảnh cậu bé Kim Đồng nhanh nhẹn dẫn cán bộ trên những con đường chắc hẳn đã quá quen thuộc nơi đây Trong một lần đi qua quãng suối, gặp Tây đồn đem lính đi tuần, anh đã bình tĩnh, chủ động tìm cách đối phó với kẻ thù và vượt qua tình huống nguy hiểm này Anh không hề bối rối, sợ sệt mà “bình tĩnh huýt sáo” báo hiệu để “ông ké” kịp tránh vào ven đường Tình thế càng nguy hiểm, gay cấn hơn khi không kịp nữa, bọn địch đã trông thấy và “chúng nó kêu ầm lên”.
Anh Kim Đồng vẫn không bối rối mà nhanh trí trả lời bọn địch khi chúng hỏi:
“Bé con đi đâu sớm thế?”, anh Kim Đồng trả lời: “Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm” Rồi anh chủ động, thản nhiên quay lại gọi “ông ké” : “Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!” Một màn kịch được dựng lên nhằm che mắt địch tưởng không thểkhéo hơn được Trong tình huống ấy, nếu anh Kim Đồng có những biểu hiện, dù là rất nhỏ, của sự vụng về, thiếu tự nhiên, bọn địch sẽ phát hiện được ngay Nhưng bằng sự thông minh, nhanh trí của mình, anh Kim Đồng hoàn toàn qua mặt bọn chúng, khiến chúng không mảy may nghi ngờ Thế là hai bác cháu - một cán bộ cách mạng và một chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi - đã thoát hiểm một cách ngoạn mục Và như ta biết, qua sự việc này, anh Kim Đồng không chỉ thể hiện sự thông minh, nhanh trí mà còn thể hiện sự dũng cảm tuyệt vời Bởi lẽ, nếu bọn địch phát hiện ra thì cả “ông ké” và anh Kim Đồng sẽ bị bắt và tính mạng sẽ không được bảo toàn.
Như vậy, anh Kim Đồng tuy còn nhỏ nhưng đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám đảm nhiệm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh tìm cách đối phó, bảo vệ cán bộ Bài văn trên rất mộc mạc, các tình tiết trong câu chuyện cũng đơn giản nhưng thực sự là một bài ca ca ngợi sự thông minh, tài trí và lòng dũng cảm tuyệt vời của một trong những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam: anh Kim Đồng. b Đề xuất một số câu hỏi đọc hiểu tác phẩm “Người liên lạc nhỏ”-
Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? (Dẫn đường cho cán bộ tránh bọn Tây)
Câu 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già người Nùng? (Để tránh bọn Tây nhận ra cán bộ cách mạng)
Câu 3: Cách hai người đi đường có gì đặc biệt? (Kim Đồng đi trước, thấy có điều gì đáng ngờ sẽ làm hiệu cho bác cán bộ theo sau)
Câu 4: Nội dung của câu chuyện nói về điều gi? (Ca ngợi sự thông minh,nhanh nhẹn của anh Kim Đồng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp)
3.2.3 Tác phẩm “Tre Việt Nam”- SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1, trang
41, Chủ điểm Măng mọc thẳng a Hướng dẫn cảm thụ tác phẩm “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy
Kết luận
Nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của ngành giáo dục nói chung và của nhà trường nói riêng trong giai đoạn hiện nay Nâng cao năng lực cảm thụ cho học sinh Tiểu học trong dạy học Tiếng Việt là hết sức cần thiết Dạy học Tiếng Việt không chỉ đặt yêu cầu cho học sinh nắm vững kiến thức, vận dụng và biết cách cảm thụ một cách sâu sắc, mà còn phải trau dồi và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Nâng cao năng lực cảm thụ thơ, truyện cho học sinh Tiểu học qua thông qua tìm hiểu hình tượng Tổ quốc trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học để giúp các em biết cảm nhận được những vẻ đẹp của Tổ quốc, phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật độc đáo, vẻ đẹp của ngôn từ cũng như tình cảm của tác giả muốn bộc lộ Từ đó, học sinh biết vận dụng từ thực tế quan sát hay những gì đã cảm nhận để diễn đạt được tình cảm, thái độ, tâm trạng của mình với thế giới xung quanh Đề tài đã hoàn thiện việc nghiên cứu những vấn đề sau: Đề tài xác định được cơ sở khoa học của vấn đề cảm thụ văn học. Trong đó, đã làm rõ bản chất, đặc điểm của cảm thụ văn học và khả năng cảm thụ văn học Đề tài còn tìm hiểu các thể loại tác phẩm như thơ, truyện Đồng thời cũng làm rõ các cơ sở thực tiễn của cảm thụ văn học và thực trạng cảm thụ văn học ở trường Tiểu học hiện nay Sau đó, tiến hành phân tích đặc sắc nội dung và nghệ thuật về các tác phẩm có liên quan đến chủ đề người lính ở chương trình Tiếng Việt để cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Tổ quốc.
Từ đó định hướng ra một số biện pháp nâng cao năng lực cảm thụ cho học sinh Tiểu học Chúng tôi đã đưa ra các biện pháp cụ thể như sau: Phát hiện các biện pháp nghệ thuật; Cách đặt câu, sử dụng từ sinh động; Nâng cao năng lực đọc - hiểu trong giờ Tập đọc; Thủ thuật đọc, kể diễn cảm cho học sinh; Bộc lộ cảm nghĩ qua một đoạn viết ngắn Những biện pháp nêu trên sẽ một phần giúp các em có thêm kỹ năng cảm thụ văn học để cảm nhận được những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học.
Kiến nghị
-Trang bị thêm tài liệu và đồ dùng học tập phục vụ cho môn Tiếng Việt
- Đào tạo đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn để tiếp thu các phương pháp dạy học mới, vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học một cách khoa học vào thực tiễn dạy học môn Tiếng Việt nói chung và bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ, truyện cho học sinh nói riêng 2.2 Đối với giáo viên
- Phải coi trọng việc dạy cảm thụ văn học cho học sinh và việc dạy này phải diễn ra thường xuyên Đặc biệt trong giờ dạy Tập đọc khi hướng dẫn cho học sinh cảm thụ văn học về nội dung và nghệ thuật phải hay và có sự chuẩn bị chu đáo
- Có lòng nhiệt huyết, tận tâm với nghề, phối hợp sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực học tập của học sinh
- Để có khả năng, năng lực cảm thụ sâu sắc và tinh tế các em cần phải tự giác rèn luyện và nhận thức đúng đắn Điều đó giúp các em đến với thơ ca một cách tự giác là yếu tố quan trọng để cảm thụ tốt hơn
- Không ngừng học hỏi thầy cô, bạn bè Nâng cao vốn hiểu biết cho bản thân Chủ động, tích cực lĩnh hội một cách hiệu quả kiến thức mà thầy cô truyền đạt
1 Hoàng Hòa Bình (1997), Dạy văn học cho học sinh Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội
2 Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Phan Minh Diệu, Hoàng Thị Mai (2007), Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn chương cho học sinh Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội
4 Đào Ngọc Đệ (2012), Phương pháp dạy - học tác phẩm văn học, Trường Đại học Hải Phòng
5 Bùi Minh Đức (2008), Một số biện pháp tổ chức cho học sinh tái hiện hình tượng văn học trong giờ học tác phẩm văn chương , Tạp chí dạy và học ngày nay số 8 năm 2008
6 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Thi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội
7 Nguyễn Thị Hạnh (2002), Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội
8 Đặng Hiền (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy - học văn trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội
9 Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Đức Minh (2003), Cảm thụ văn Tiểu học lớp 4, Cảm thụ văn Tiểu học lớp 5, NXB Giáo dục, Hà Nội
10 Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội
11 Trần Mạnh Hưởng (2001), Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học, NXB Giáo dục
12 Nguyễn Văn Huyên (2016), Văn minh Việt Nam, NXB Hội nhà văn và Nhã Nam