1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu hệ thống từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa trong chương trình tiếng việt tiểu học

100 4K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa là một hiện tượng độc đáo của Tiếng Việt, nó làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất

kỳ một công trình khác

Quảng Bình, tháng 5 năm 2015

Tác giả khóa luận

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu viết khóa luận tốt nghiệp,

em đã nhận được nhiều sự quan tâm, tận tình dạy bảo của các thầy cô Với tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ, giảng viên Trường Đại học Quảng Bình, giảng viên Khoa Sư phạm Tiểu học – Mầm non đã tận tình giảng dạy, động viên, khích lệ giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu Đặc biệt,

em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn, T.S Nguyễn Thị Nga, người đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp trong suốt quá trình để em có thể hoàn thanh khóa luận tốt nghiệp

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô và học sinh của trường Tiểu học Hải Thành đã tạo điều kiện giúp em tham gia điều tra, khảo sát

Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý

Em xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ

Trang 3

[119;146] Từ trang 119 đến trang 146, Cấu tạo ngữ nghĩa của từ Tiếng Việt

[178,179] Từ trang 178 đến trang 179, Từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt

[94], [95], [97] Trang 94–95–97, Giáo trình Từ vựng học Tiếng Việt

[201] Trang 201, Từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt

[32] Trang 32, Giáo trình Giản yếu về Từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt [163], [164], [165] Trang 163–164–165, Tiếng Việt tập 1 – Bùi Minh Toán [112], [113], [114] Trang 112-113-114, Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Đóng góp mới của đề tài 5

7 Cấu trúc của đề tài 5

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 6

1.1 Cơ sở lý luận 6

1.1.1 Từ đồng nghĩa 6

1.1.2 Từ trái nghĩa 10

1.1.3 Từ nhiều nghĩa 13

1.1.4 Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học 16

1.2 Cơ sở thực tiễn 18

1.2.1 Kiến thức và chương trình SGK 18

1.2.2 Thực trạng dạy và học 191819

1.2.3 Kết quả điều tra khảo sát chất lượng HS 201920

CHƯƠNG 2 TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 23

2.1 Từ đồng nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 23

2.1.1 Biểu hiện của từ đồng nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 23

2.1.2 Giá trị của từ đồng nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 3130

2.1.3 Một số biện pháp và các dạng bài tập nhận diện từ đồng nghĩa 323132

2.1.4 Hệ thống từ đồng nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 3938

2.2 Từ trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 504950

2.2.1 Biểu hiện của từ trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 504950

2.2.2 Giá trị của từ trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 555455

Trang 5

2.2.3 Một số biện pháp và các dạng bài tập nhận diện từ trái nghĩa 605960

2.2.4 Hệ thống từ trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 636263

CHƯƠNG 3 TỪ NHIỀU NGHĨA TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 747374

3.1 Biểu hiện của từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 747374

3.2 Giá trị của từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 787778

3.3 Một số biện pháp và các dạng bài tập nhận diện từ nhiều nghĩa 807980

3.3.1 Biện pháp nhận diện từ nhiều nghĩa 807980

3.3.2 Bài tập nhận diện từ nhiều nghĩa 878687

PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 919091

I KẾT LUẬN 919091

II KIẾN NGHỊ 929192

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 949394

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Bước sang thế kỉ XXI, điều kiện Kinh tế - Xã hội của nước ta có những thay đổi lớn, dẫn tới những đòi hỏi trong việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy tiếng mẹ đẻ nói riêng Căn cứ vào mục tiêu dạy học đã được quy định, với tư cách là một môn học độc lập, Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt (hệ thống âm thanh, cấu tạo từ, cấu trúc ngữ pháp ), đồng thời hình thành cho học sinh kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) Ngoài ra Tiếng Việt còn là công cụ giao tiếp và tư duy, cho nên nó còn có chức năng kép mà các môn học khác không có được, đó là trang bị cho học sinh một số công cụ để tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường

Việc cung cấp kiến thức lý thuyết về từ cũng như kỹ năng nắm nghĩa, sử dụng

từ cho học sinh Tiểu học rất quan trọng Do đó, việc đưa học sinh vào các hoạt động học tập trong giờ Tiếng Việt được giáo viên đặc biệt quan tâm chú ý Tuy nhiên, ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một trong những nội dung khó đó là phần ngữ pháp/từ vựng Tiếng Việt (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, đồng

âm, từ nhiều nghĩa, đại từ, quan hệ từ, câu ) Mặc dù vấn đề từ vựng, các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và việc dạy vấn đề này ở trường Tiểu học không gây nhiều tranh cãi như việc dạy nội dung cấu tạo từ, nhưng đây lại là công việc không mấy dễ dàng bởi vì nó là một hiện tượng phức tạp, trừu tượng và khó nắm bắt Trong khi đó tư duy của học sinh Tiểu học chủ yếu thiên về cụ thể, chưa phát triển tư duy trừu tượng, điều này đòi hỏi giáo viên cần phải tìm ra được biện pháp dạy học thích hợp với tâm lý nhận thức của các em Chính vì vậy, để giới thiệu nét đặc sắc của tiếng Việt, từ đó khơi gợi tình yêu, lòng tự hào về ngôn ngữ dân tộc mình cho học sinh, trong chương trình dạy môn Tiếng Việt, ngay từ Tiểu học cần chú ý giảng và thực hành nhiều về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm

Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa là một hiện tượng độc đáo của Tiếng Việt, nó làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác Nghiên cứu từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa sẽ góp phần làm rõ hơn cấu trúc ngôn ngữ và qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động lời nói Mặc dù việc nghiên cứu có giá trị to lớn về phương diện lý

Trang 7

thuyết lẫn thực tiễn, nhưng vấn đề này vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng Thực tế, chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm các phân môn: Học vần, Tập đọc,

Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn Trong đó, nội dung về từ vựng

được tập trung biên soạn có hệ thống trong phần Luyện từ và câu Một tiết cung cấp về nội dung lý thuyết, một tiết rèn kỹ năng luyện tập (mỗi tiết dạy 35 – 40 phút) Bản thân tôi nhận thấy học sinh dễ dàng tìm được các từ trái nghĩa, việc tìm các từ đồng nghĩa cũng không mấy khó khăn, tuy nhiên khi học xong từ đồng âm và từ nhiều nghĩa thì học sinh bắt đầu có sự nhầm lẫn và khả năng phân biệt từ đồng nghĩa – đồng âm - từ nhiều nghĩa cũng không được như mong đợi của cô giáo, kể cả học sinh khá, giỏi đôi khi cũng còn thiếu chính xác

Với những điều vừa nêu trên cộng với lòng ham học hỏi, ham hiểu biết và lòng ngưỡng mộ, kính trọng đối với các nhà thơ, nhà văn Việt Nam – những người đã góp phần làm nên diện mạo của nền văn học dân tộc, đã thôi thúc tôi bắt tay vào thực hiện

đề tài “Tìm hiểu hệ thống từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học” nhằm giúp bản thân trau dồi thêm vốn ngôn ngữ của dân

tộc, hiểu biết phong phú thêm về con người đất Việt Hơn nữa còn biết cách vận dụng

từ ngữ sao cho phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp nhất định nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Từ ngữ là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, chủ yếu xoay quanh bàn về khái niệm và các tầng lớp ý nghĩa của từ Nổi bật lên là việc xác định các

tầng lớp ý nghĩa và khả năng hành chức của nó trong hoạt động giao tiếp Ở Việt Nam,

giữa thế kỷ XX, công việc nghiên cứu từ ngữ đã được khai thác nhiều, tiêu biểu có Nguyễn Thiện Giáp, Đái Xuân Ninh, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phê… Với vai trò quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ và trong hoạt động giao tiếp của con người, đã từ lâu,

từ rất được quan tâm trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về từ và đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần vào lí luận ngôn ngữ chung, đồng thời soi sáng được những đặc điểm riêng biệt của từ trong tiếng Việt Tuy nhiên, có thể nói rằng đại đa số các công trình về từ trong tiếng Việt vẫn tập trung

vào vị trí, vai trò, đặc điểm của từ trong hệ thống ngôn ngữ

Nguyễn Thiện Giáp, tác giả cuốn “Từ vựng học tiếng Việt” - Nhà xuất bản giáo dục – 1999 đã giới thiệu những khái niệm cơ bản, những phương pháp thích hợp được

Trang 8

sử dụng trong nghiên cứu từ vựng học Trong phần ba “Cấu tạo ngữ nghĩa của từ tiếng Việt” [119;146], ông cũng có đề cập đến nghĩa của từ, đến ngữ cảnh – Cơ sở để phân tích nghĩa của từ Tác giả đã chỉ ra được tầm quan trọng của ngữ cảnh trong việc phân tích ý nghĩa của từ mà chưa chỉ ra được quy trình chuyển biến ý nghĩa đó khi được đặt trong những hoàn cảnh khác nhau

Trước đó, Đái Xuân Ninh trong cuốn “Hoạt động của từ tiếng Việt” - Nhà xuất

bản khoa học và xã hội –1978, ông chỉ nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt thông qua hoạt động của từ tiếng Việt Tác giả chú ý nhiều đến từ loại tiếng Việt và phân tích sâu các cụm từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ …

Từ là loại đơn vị có nhiều bình diện, các bình diện này có sự tương tác và chi

phối lẫn nhau, nhưng vẫn có tính độc lập tương đối giữa chúng Đỗ Hữu Châu trong

cuốn “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” - Nhà xuất bản đại học – trung học chuyên

nghiệp – 1987 đã giới thiệu một hệ thống những khái niệm, phương pháp và nguyên tắc giúp chúng ta lật xới bề dày, chiều dài ngữ nghĩa của từ thường được nói tới và vận dụng trong ngữ nghĩa học hiện đại Ông cũng chỉ rõ rằng, nội dung tinh thần tạo nên ý nghĩa của từ, nó không chỉ gồm những hiểu biết lý tính về sự vật, mà còn là tình cảm, thái độ, là cách thể nghiệm hiện thực của con người của một xã hội tất cả tổ chức thành một hệ thống hài hòa, chặt chẽ

Những nghiên cứu về từ trái nghĩa không nhiều, Nguyễn Thiện Giáp đã xác

định, “Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập Có thể định nghĩa những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về mặt lôgic, nhưng tương liên lẫn nhau” [104] Theo tác giả, có hai kiểu

đối lập trong từ trái nghĩa là đối lập về mức độ (già - trẻ, thấp - cao…) và đối lập loại trừ (giàu - nghèo, mua - bán,…) Có đối lập chung (trên - dưới), và các đối lập như các tiêu chí bổ sung (cao - thấp, to - nhỏ, …), từ đó có thể lập thành các nhóm có khả năng thay thế lẫn nhau Cũng giống như đồng nghĩa, thực chất của trái nghĩa là so sánh các nghĩa chứ không phải giữa các từ nói chung, và dung lượng ngữ nghĩa của các từ trái nghĩa phải tương đương với nhau trong khi hướng theo các chiều khác nhau, để đảm bảo tính cân xứng trong từ trái nghĩa

Qua khảo sát, hầu như các tác giả đi trước đã nghiên cứu khá sâu và kỹ về hệ thống từ trong hệ thống, cũng như cụ thể hóa của những từ ngữ ấy trong các văn bản Tuy nhiên, các tác giả chỉ nói một cách chung chung và ở phạm vi rộng và chưa đi sâu

Trang 9

vào một tình huống giao tiếp cụ thể nào Trong đề tài này, trên cơ sở những thành tựu

đã đạt được, tôi sẽ ứng dụng vào để tìm hiểu cụ thể hơn từ đồng nghĩa, trái nghĩa và nhiều nghĩa qua các tác phẩm văn thơ chương trình Tiếng Việt Tiểu học, cũng như góp thêm một phần nhỏ trong công tác giảng dạy từ đồng nghĩa, trái nghĩa và nhiều nghĩa phù hợp với các trường Tiểu học trong Tỉnh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- HS trường Tiểu học Hải Thành, Đồng Hới

- GV trường Tiểu học Hải Thành, Đồng Hới

- Bộ SGK Tiếng Việt Tiểu học (từ 1 đến lớp 5)

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Danh từ, động từ, tính từ, từ đồng âm, đồng nghĩa là những hệ thống ngữ pháp quan trọng trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học Trong giới hạn của một khóa luận, do hạn chế về thời gian nên tôi không có điều kiện đi sâu vào vấn đề này, tôi chủ yếu khảo sát hệ thống từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa trong phạm vi khối lớp 5

4 Phương pháp nghiên cứu

Thông qua nguồn tài liệu trên thư viện nhà trường, cũng như nguồn tư liệu trên các phương tiện thông tin đai chúng (báo, mạng internet ) và từ việc đọc tài liệu đã giúp tôi tích lũy kiến thức để hoàn thành đề tài này Để giải quyết vấn đề mà đề tài đã đặt ra, trong đề tài này em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp so sánh – đối chiếu: phương pháp này được sử dụng để nghiên

cứu, đối chiếu giữa những từ khi được vận dụng vào trong các bài thơ, ca dao, tục ngữ với nghĩa của từ trong hệ thống ngôn ngữ Từ đó nhận ra sự biến đổi, chuyển đổi linh hoạt nghĩa của từ khi được vận dụng đúng vào trong hoạt động giao tiếp, đồng thời xác định được tài năng sáng tạo của các tác giả

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ sự phân tích các tài liệu, nắm rõ đặc

điểm của từ tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ cũng như từ khi đi vào hoạt động hành chức, đặc biệt dưới góc độ ngữ nghĩa

- Phương pháp thống kê: Để thống kê lại những từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa

được sử dụng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học

Trang 10

- Phương pháp thay thế: Đây là phương pháp đặc trưng của ngôn ngữ học

Trong quá trình khảo sát, thay thế từ ngữ đang khảo sát bằng một số từ ngữ khác tương đương để phân tích, so sánh từ đó cùng rút ra giá trị của từ ngữ mà các tác giả đã lựa chọn và đem vào sử dụng trong các sáng tác của mình

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa những lý thuyết về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa

- Tìm hiểu từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa khi được vận dụng vào từng tác phẩm văn thơ cụ thể dưới góc độ ngôn ngữ học Từ đó khám phá những giá trị mới mẻ do ngôn từ mang lại, mở rộng vốn tri thức của bản thân về từ vựng tiếng Việt, đồng thời góp một phần nhỏ bé vào việc giữ gìn và làm giàu thêm vốn từ vựng của dân tộc ta

- Đưa ra một số dạng bài tập để giúp HS nhận diện chính xác từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa;Rèn luyện cho HS kỹ năng phân biệt nghĩa của từ và kĩ năng vận dụng vốn từ vào trong giao tiếp và có vốn từ phong phú hơn

6 Đóng góp mới của đề tài

- Khảo sát và xây dựng được một hệ thống từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa để GV và HS có thể thuận lợi hơn trong việc giải thích các từ dễ nhầm lẫn

- Xây dựng những biện pháp nhận diện từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa trên cơ sở từ đồng âm để đối chiếu, so sánh

- Có thể xem đây như một tư liệu tham khảo nhỏ cho những ai yêu thích văn học và mong muốn khám phá hết những giá trị đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức của nền văn học dân tộc, và cho những ai yêu thích đề tài này

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận – Kiến nghị và Danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội dung của đề tài gồm có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài

- Chương 2: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học

- Chương 3: Từ nhiều nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Từ đồng nghĩa

1.1.1.1 Những quan điểm lý luận

Trong công trình "Từ đồng nghĩa tiếng Việt", Nguyễn Đức Tồn lí giải từ đồng

nghĩa có hai loại: Các từ cùng nghĩa là những từ có ý nghĩa sự vật - khái niệm đồng nhất, có thể xuất hiện được trong kết cấu đồng nhất thuận nghịch "A là B" "B là A", còn sắc thái phong cách - biểu cảm và phạm vi sử dụng thì có thể khác nhau Nếu các

từ cùng nghĩa không có sắc thái phong cách - biểu cảm và phạm vi sử dụng khác nhau thì đó là những từ đồng nghĩa tuyệt đối Nếu các từ cùng nghĩa có các sắc thái phong cách - biểu cảm và phạm vi sử dụng khác nhau thì đó là những từ đồng nghĩa phong cách Các từ gần nghĩa là những từ có thể xuất hiện được trong kết cấu đồng nhất thuận nghịch "A là B" "B là A", nhưng phải có sự điều chỉnh (thêm bớt nét nghĩa nào

đó vào một trong hai từ ở mỗi vế) Nếu chúng có sắc thái phong cách - biểu cảm và phạm vi sử dụng như nhau thì đó là những từ đồng nghĩa ý niệm Nếu chúng có các sắc thái phong cách - biểu cảm và phạm vi sử dụng khác nhau thì đó là những từ đồng nghĩa ý niệm phong cách

Lâu nay tồn tại không ít những định nghĩa khác nhau về từ đồng nghĩa Mỗi định nghĩa nhìn nhận vấn đề từ đồng nghĩa dưới một góc độ và thường chỉ nhấn mạnh một phương diện nào đó của từ đồng nghĩa, nên trong nhiều định nghĩa khó tránh được những chỗ chưa thỏa đáng Để phù hợp với trình độ nhận thức của HS Tiểu học trong

SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1, trang 8 đưa ra định nghĩa về từ đồng nghĩa “là những từ

có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.”, đối với HS Tiểu học định nghĩa này đơn

giản hơn

Dựa vào nghĩa biểu vật và sự vật, hiện tượng được gọi tên, Nguyễn Văn Tu cho

rằng từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau Ðó là những từ khác nhau cùng chỉ một sự vật, một đặc tính, một hành động nào đó Ðó là những tên khác nhau của một hiện tượng [26, 92]

Dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm, Ðỗ Hữu Châu cho rằng hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng xảy ra có tính rộng khắp trong hàng loạt từ, nó xuất hiện khi giữa các từ chỉ cần có một nét nghĩa chung và không có nét nghĩa đối lập Ông viết:

Trang 12

Ðồng nghĩa trước hết là một hiện tượng có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ vựng,

chứ không chỉ bó hẹp trong những nhóm với một số có hạn những từ nhất định Nói

khác đi, đồng nghĩa trước hết là quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ trong toàn bộ từ

vựng chứ không phải trước hết là giữa những từ nào đấy Ðó là quan hệ giữa các từ ít

nhất có chung một nét nghĩa Cũng có thể nói: quan hệ đồng nghĩa bắt đầu xuất hiện

khi bắt đầu xuất hiện một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ [178;179] Sau đó ông viết

tiếp: Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có nhiều mức độ tùy theo số lượng các nét

nghĩa chung trong các từ Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ ngữ có chung một

nét nghĩa chung (nét nghĩa phạm trù) Số lượng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì

từ càng đồng nghĩa với nhau Múc độ đồng nghĩa cao nhất xảy ra khi các từ đã có tất

cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau, chỉ khác ở một hoặc vài

nét nghĩa cụ thể nào đó Tuy rằng cuối cùng tác giả có phân ra chia nhiều mức độ

đồng nghĩa, nhưng nói chung quan niệm này nhìn nhận về hiện tượng đồng nghĩa vẫn

quá rộng

Cùng dựa vào nghĩa biểu niệm và khái niệm, Nguyễn Thiện Giáp viết: Trong hệ

thống ngôn ngữ, nói đến hiện tượng đồng nghĩa là phải nói đến sự giống nhau của các

nghĩa sơ biểu Vì vậy tôi tán thành với quan điểm cho từ đồng nghĩa là những từ gần

nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh, biểu thị những sắc thái khác nhau của

một khái niệm [7;216] Dựa vào cấu trúc nghĩa của từ như ta đã nêu trên, kết hợp với ý

kiến của tác giả Ðỗ Hữu Châu và Nguyễn Thiện Giáp, có thể nêu lên quan niệm về từ

đồng nghĩa như sau: từ đồng nghĩa là những từ có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng

có quan hệ tương đồng về nghĩa biểu niệm

Nếu căn cứ vào khái niệm có dung lượng rộng thì hệ thống đồng nghĩa sẽ bao

gồm các từ rất xa nhau về nội dung, ngược lại, nếu căn cứ vào khái niệm có dung

lượng hẹp thì những từ rất gần nhau về nghĩa cũng bị loại ra khỏi hệ thống đồng nghĩa

Chẳng hạn:

Nếu căn cứ vào khái niệm “phương tiện giao thông” ta có thể tập hợp các đơn

vị ô tô, xe đạp, tàu hỏa, máy bay, v.v trong hệ thống đồng nghĩa.

Nếu căn cứ vào khái niệm “di chuyển”, ta có các đơn vị mang, vác, cõng, địu,

bưng, xách, cắp, ôm, bê, bồng, gánh, khiêng, khuân, đeo, v.v

Formatted: No bullets or numbering, Tab stops: 1,25 cm, Left + Not at 1,59 cm

Trang 13

Thực ra, đồng nghĩa là hiện tượng có mức độ khác nhau, về mặt nào đó thì

những từ ngữ đã nêu ở trên cũng có quan hệ đồng nghĩa bởi vì giữa chúng tồn tại

những nghĩa tố chung Sở dĩ ta chưa coi đó là những đơn vị đồng nghĩa thực sự bởi vì

giữa chúng còn có nhiều nét nghĩa cơ bản khác nhau Nếu chia nhỏ ra, ta sẽ có số

lượng ít hơn, nhưng có nhiều nét nghĩa trùng nhau hơn Cứ như vậy, đến một lúc nào

đó, ta sẽ có những đơn vị hoàn toàn trùng nhau về những nét nghĩa cơ bản, chỉ khác

nhau ở sắc thái ý nghĩa nào đó mà thôi Đó chính là những đơn vị đồng nghĩa thực sự

Như vậy, giữa các từ đồng nghĩa có mức độ đồng nghĩa cao thấp khác nhau, tùy

thuộc ở số lượng nét nghĩa chung, nét nghĩa đồng nhất Mức độ đồng nghĩa thấp nhất

khi các từ chỉ có chung một nét nghĩa đồng nhất Số lượng nét nghĩa đồng nhất tăng

lên thì mức độ đồng nghĩa giữa các từ càng cao Mức độ đồng nghĩa cao nhất (đồng

nghĩa tuyệt đối) xảy ra khi các từ có tất cả các nét nghĩa trùng nhau

Ví dụ:

- Các từ sau có một nét nghĩa chung (nét nghĩa chỉ phương tiện giao thông): ô

tô, xe đạp, tàu điện, tàu hỏa, máy bay

- Các từ sau có hai nét nghĩa chung (“hoạt động chia cắt đối tượng” và “thành

phần lớn”): chặt, phát, phạt, đẵn, xẻ, bổ

- Hai từ sau có ba nét nghĩa chung (“hoạt động chia cắt đối tượng” và “thành

các phần nhỏ”, “ theo chiều dọc”): băm, thái

- Các từ sau có hầu hết các nét nghĩa chung: tàu hỏa, xe lửa, xe hỏa

Ở đây có điều cần chú ý là, nói tới khái niệm “nét nghĩa”, ta nghĩ ngay đến

khái niệm “nghĩa biểu niệm” Nói cách khác, trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến từ

đồng nghĩa là chủ yếu nói đến sự giống nhau của các nghĩa biểu niệm trong các từ

Nhưng nếu chỉ quan tâm tới nghĩa biểu niệm, mà không chú ý tới hai thành phần ý

nghĩa quan trọng khác là nghĩa biểu vật và nghĩa biểu thái thì việc nghiên cứu vấn đề

từ đồng nghĩa chưa được coi là đầy đủ

Nghĩa biểu vật là loại sự vật được từ gọi tên, biểu thị Nghĩa biểu vật của từ

thóc là tất cả những hạt giống mà chúng ta thấy; của từ bàn là tất cả những cái bàn có

trong đời sống (từ bàn của thầy giáo đến bàn của HS, bàn để ấm chén ) [94]

Formatted: Normal, Indent: First line: 1,27 cm, No bullets or numbering, Tab stops: Not at 1,9 cm

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Normal, Indent: First line: 1,27 cm, No bullets or numbering, Tab stops: Not at 1,9 cm

Trang 14

Nghĩa biểu niệm của từ là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ Cần chú ý, nói

nghĩa biểu niệm là hiểu biết về nghĩa biểu vật, không phải hiểu biết về chính sự vật có

thật ở ngoài đời Hiểu biết về sự vật ở ngoài đời là khái niệm về sự vật đó Như vậy,

nếu nghĩa biểu vật là sự ngôn ngữ hóa sự vật ngoài đời thì nghĩa biểu niệm là sự ngôn

ngữ hóa khái niệm về sự vật [95]

Nghĩa biểu thái là nét nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ đánh giá xấu tốt đi kèm

với nghĩa biểu niệm Ví dụ: hai từ ngoan cố và ngoan cường Ngoan cố có nghĩa xấu,

còn ngoan cường có nghĩa tốt, tán dương [97]

1.1.1.2 Phân loại

Khi phân loại từ đồng nghĩa các nhà nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chí khác

nhau và kết quả cũng có sự khác biệt ví như: Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa (số lượng

nét nghĩa chung nhiều hay ít), căn cứ vào mức độ đồng nhất về nghĩa biểu vật, nghĩa

biểu niệm và nghĩa biểu thái, có thể chia các từ đồng nghĩa thành hai loại lớn: từ đồng

nghĩa tuyệt đối và từ đồng nghĩa tương đối

a Từ đồng nghĩa tuyệt đối

Đó là những từ đồng nhất về nghĩa biểu vật (cùng chỉ một sự vật, hiện tượng

trong thực tế khách quan), nghĩa biểu niệm (cùng diễn đạt một nội dung khái niệm như

nhau, có hầu hết các nét nghĩa trùng nhau), nghĩa biểu thái (cùng có sắc thái biểu cảm

như nhau) và có thể thay thế được cho nhau, chỉ khác nhau ở phạm vi sử dụng, ở một

số sắc thái: địa phương/toàn dân; ngoại lai/thuần Việt

Một số ví dụ:

- Xe lửa, xe hỏa, tàu hỏa

- Máy bay, tàu bay, phi cơ

- Sân bay, trường bay, phi trường

- Hộp quẹt, bao diêm, hộp diêm

- Có mang, có thai, có chửa

- Từ trần, tạ thế, mất, qua đời

Loại từ này không có nhiều trong ngôn ngữ Chúng luôn cạnh tranh với nhau và

cuối cùng, nếu không có sự phân công giữa chúng, thì một số sẽ bị đẩy lùi, bị tiêu diệt

b Từ đồng nghĩa tương đối

Loại này bao gồm những từ có một số nét nghĩa trùng nhau, đồng thời có một

số nét nghĩa khác; tức là giữa những từ này vừa có mặt đồng nhất, vừa có mặt khác biệt về

Formatted: Font: 13 pt

Trang 15

sự vật, hiện tượng được biểu thị về khái niệm được diễn đạt, về sắc thái tình cảm, về phạm

vi sử dụng Những từ đồng nghĩa tương đối có thể chia thành hai loại nhỏ:

- Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm

Trong các từ thuộc loại này, thường có một hoặc một vài từ mang sắc thái

trung tính, trung hòa về mặt biểu cảm, còn các từ khác, đứng trước và sau nó

mang sắc thái biểu cảm tốt, tích cực hoặc sắc thái biểu cảm xấu, tiêu cực

Một số ví dụ:

Hi sinh, từ trần, tạ thế, qua đời, mất, chết, bỏ mạng, toi mạng, mất mạng, bỏ

xác, ngoẻo

Dẫn đầu, đứng đầu – lãnh đạo – cầm đầu,

Phấn khởi, vui mừng – vui – hí hửng, tí tởn, rửng mỡ,

Đoàn kết – liên kết – câu kết

- Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, về phạm vi sử dụng

Đây là những từ đồng nghĩa khác nhau ở một số nét nghĩa nào đó trong cấu trúc

nghĩa biểu niệm, khác nhau ở phạm vi sử dụng Như ta biết, chẳng những sự vật, hiện

tượng trong thực tế khách quan vô cùng phong phú mà từng sự vật, hiện tượng lại có

những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ Có thể nói các từ đồng nghĩa thuộc loại này giúp ta

biểu thị chính xác các khía cạnh, các biểu hiện khác nhau đó của sự vật, hiện tượng

Một số ví dụ:

Rộng, rộng rãi, thênh thang, mênh mông, bao la, bát ngát

Chạy, phi, lồng, lao

Lan, phát triển, bành trướng, mở rộng

Chắp, nối, vá, can, hàn

Đoàn, đội, lũ, toán, bọn, tụi, khóm, đám

Rét, giá, lạnh, cóng

1.1.2 Từ trái nghĩa

1.1.2.1 Những quan điểm lý luận

Formatted: Normal, Indent: First line: 1,27 cm, No bullets or numbering, Tab stops: Not at 1,59 cm

Formatted: Font: 13 pt, Italic

Formatted: Normal, Indent: First line: 1,27 cm, No bullets or numbering, Tab stops: Not at 1,59 cm

Formatted: Indent: Left: 0,63 cm,

No bullets or numbering

Trang 16

Cũng như quan niệm về hiện tượng đồng nghĩa, về hiện tượng trái nghĩa cũng có nhiều ý kiến khác nhau Có ý kiến cho rằng trái nghĩa có quan hệ với hiện tượng đồng

nghĩa, trái nghĩa và đồng nghĩa là chỉ là những biểu hiện cực đoan của hai quan hệ đồng nhất và đối lập [183] Tuy nhiên quan điểm này vẫn còn quá chung chung, chưa

cụ thể Hay “từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau”, SGK Tiếng Việt 5,

tập 1, trang 38

Từ trái nghĩa là một trong những biện pháp tổ chức từ vựng theo sự đối lập Có

thể định nghĩa từ trái nghĩa theo quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp: “là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện các khái niệm tương phản về lôgic, nhưng tương liên lẫn nhau” [232]

Ví dụ: Dài – ngắn; xấu – tốt; thiện – ác

Nếu nhấn mạnh mối quan hệ ngữ nghĩa giữa hiện tượng trái nghĩa và hiện tượng đồng nghĩa, ta có thể có cách định nghĩa khác của Đỗ Hữu Châu về hiện tượng

trái nghĩa: “Trái nghĩa là hiện tượng ngược lại với đồng nghĩa, nhưng cùng có cơ sở chung với hiện tượng đồng nghĩa Cụ thể, trái nghĩa là hiện tượng phân hóa hai cực

của cùng một nét nghĩa lớn (nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa có tính khái quát rất cao) Nói cách khác, khi nét nghĩa lớn ấy phân hóa một cách cực đoan thành hai cực (lưỡng cực hóa) thì ta có các từ trái nghĩa; còn khi các từ đồng nhất với nhau ở một trong hai cực đó thì ta có các từ đồng nghĩa” [201]

Ví dụ:

- Lưỡng cực hóa nét nghĩa khái quát “độ rộng” ta có cập trái nghĩa: rộng – hẹp

- Lưỡng cực hóa nét nghĩa khái quát “sức mạnh” ta có cập trái nghĩa: yếu – mạnh

- Lưỡng cực hóa nét nghĩa khái quát: “độ sâu” ta có cập trái nghĩa: sâu – nông

Ở mỗi cực ta có thể xác lập được một hệ thống từ đồng nghĩa (hoặc các từ đồng nghĩa) Ví dụ:

“độ dài”

dài - ngắn

Lê thê, dằng dặc, dài ngoẵng/cộc, bần, cũn cỡn, ngắn ngủn dây cà ra dây muống

Hàng loạt từ ở cực này (đồng nghĩa với nhau) trái nghĩa với hàng loạt (cũng đồng nghĩa với nhau) ở cực kia Như vậy, hiện tượng trái nghĩa mang tính đồng loạt chứ không phải chỉ xảy ra đối với hai từ Cần phải nhận thấy rằng các từ được xem là trái nghĩa điển hình trước hết phải có các nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm

giống nhau Chẳng hạn, các cặp từ trái nghĩa to- nhỏ; dài - ngắn giống nhau ở nét nghĩa phạm trù và nét nghĩa loại Nét nghĩa này có thể thay thế cho tiêu chí tương liên

Trang 17

đã nói ở trên Từ đó có thể đi đến một cách hiểu về từ trái nghĩa như sau: Từ trái nghĩa

là những từ có một số nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau, bên

cạnh đó, nổi bật lên ít nhất một nét nghĩa đối lập

Bên cạnh đó, ta còn thấy hiện tượng trái nghĩa là một hiện tượng có tính chất bộ

phận – tức là chỉ xảy ra đối với từng nghĩa của từ nhiều nghĩa, chứ không phải xảy ra

đối với toàn bộ ý nghĩa của một từ nhiều nghĩa Ví dụ:

1- “già”

Quả già >< quả non

Người già >< người trẻ

Vì nét nghĩa đồng nhất làm cơ sở là một nét nghĩa trong một trường nghĩa, cho

nên có thể nói hiện tượng trái nghĩa là hiện tượng trong các trường nghĩa Thế nên các

từ trái nghĩa phải được đặt trong các trường nghĩa biểu niệm thích hợp thì mới xác

định được các từ trái nghĩa đích thực Ví dụ, trong ngôn bản, chúng ta có thể gặp hai từ

“vang dội” – chiến thắng vang dội và “bé nhỏ” – thắng lợi bé nhỏ, chúng trái ngược

theo độ “lớn – bé” Một từ có nhiều nghĩa cho nên hiện tượng trái nghĩa là hiện tượng

xảy ra trong quan hệ giữa các nghĩa của một từ nhiều nghĩa, do đó một từ có thể có

nhiều từ trái nghĩa với nó mà những từ này có nét nghĩa chung, làm cơ sở khác nhau

Trang 18

Dối (nói thật – nói dối)

a Từ trái nghĩa loại trừ lẫn nhau

Những từ này biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất không thể cùng tồn tại Ví dụ:

Chính nghĩa – phi nghĩa; sống – chết; tự do – nô lệ; đi – đứng; giàu – nghèo; vắng mặt – có mặt; mua – bán

b Từ trái nghĩa biểu thị trạng thái, tính chất đối lập nhau, nhưng có thể có điểm trung gian ở giữa

Ví dụ:

Vui – buồn; xa – gần; no – đói; xanh – chín; già – trẻ

Trong đó, một số trường hợp có từ trung gian ở giữa:

No – lưng lửng – đói

Chín – ương ương – xanh

Già – đứng tuổi – trẻ

1.1.3 Từ nhiều nghĩa

1.1.3.1 Những quan điểm lý luận

Trong quá trình phát triển của lịch sử, của xã hội nảy sinh thêm nhiều sự vật, hiện tượng mới Để làm tròn chức năng làm công cụ giao tiếp và tư duy của mình, ngôn ngữ cũng phải sáng tạo thêm các từ mới để biểu thị những sự vật, hiện tượng mới Ngôn ngữ (ở đây chỉ nói tới bộ phận từ vựng của ngôn ngữ) phát triển theo hai

con đường Thứ nhất, sáng tạo thêm những từ mới, những hình thức âm thanh mới Thứ hai, tạo thêm những nghĩa mới cho những từ có sẵn, để chỉ những sự vật, hiện

tượng mới Con đường thứ hai này còn gọi là con đường chuyển nghĩa hoặc là sự biến hóa tự nhiên của từ về mặt nội dung Con đường phát triển này của từ vựng đã tạo nên các từ nhiều nghĩa

Trong SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 1 đã định nghĩa từ nhiều nghĩa như sau: “là từ

có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.”

Trang 19

Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu“Từ nhiều nghĩa là từ ngoài nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm đầu tiên còn được dùng để biểu thị nhiều nghĩa biểu vật và nhiều nghĩa biểu biệm khác nữa” [32], dưới đây là một số ví dụ về từ nhiều nghĩa (các ví dụ sẽ không

giải thích nghĩa mà chỉ nêu các sự vật tiêu biểu cho một nghĩa biểu vật nào đó)

Chân: 1 Chân người, con vật; 2 Chân giường, chân tủ, chân ghế;

3 Chân tường, chân đồi, chân trời; 4 Chân răng, chân tóc;

5 Chân trong đội bóng, chân tổ tôm

Ví dụ: từ “đi” là một từ nhiều nghĩa, nó vừa có nghĩa chỉ dịch chuyển bằng hai chi dưới (tôi đi rất nhanh nhưng vẫn không đuổi kịp anh ấy) vừa có nghĩa chỉ một người nào đó đã chết (Anh ấy ra đi mà không kịp nói lời trăn trối)

Nguyên nhân tồn tại của từ đa nghĩa là do số lượng từ vựng của một ngôn ngữ

có hạn trong khi số lượng khái niệm của thế giới thực là vô số, hơn nữa một số khái niệm có nhiều sắc thái ý nghĩa tương đồng nhau mặc dù không trùng khít Hiện tượng

từ đa nghĩa tồn tại cả ở lớp từ định danh (thực từ) và lớp từ công cụ (hư từ), mặc dù hư

từ (như các từ: do, bởi, vì, mà ) là các từ trừu tượng không dễ để phát triển nghĩa phái sinh cho nó, điều này cho thấy tính chất hết sức mềm dẻo của ngôn ngữ

Trong một số trường hợp từ nhiều nghĩa có thể gây hiểu lầm, điều này đặc biệt hay xảy ra đối với người học ngoại ngữ Từ sự đa nghĩa ở cấp độ từ vựng có thể gây ra hiện tượng đa nghĩa ở cấp độ cao hơn là câu hoặc thậm chí trong một đoạn văn ngắn

Ví dụ trong câu sau, vẫn với từ nhiều nghĩa "đi": Anh ấy đi rồi

Nếu chỉ duy nhất câu này người đọc không rõ nghĩa chính xác của câu, nó có thể chỉ một người vừa đi đâu đó trước khi người kia đến hoặc một cách nói tránh rằng

Trang 20

ai đó vừa chết, vậy đây là câu đa nghĩa Trên thực tế, người bản ngữ xử lý rất tốt hiện

tượng nhập nhằng do từ đa nghĩa gây ra căn cứ trên thông tin ngữ cảnh cung cấp

1.1.3.2 Phân loại

Có nhiều cách phân loại từ nhiều nghĩa ứng với những quan điểm, sự phân loại

các ý nghĩa trong một từ nhiều nghĩa được thực hiện theo hai tiêu chí (sự phân loại

dưới đây chỉ áp dụng cho các nghĩa biểu vật):

a Phân loại theo quan điểm lịch đại

Tức là phân loại theo quá trình phát triển, biến đổi nghĩa của từ Theo cách này,

người ta chia các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa thành hai loại: nghĩa gốc và các

nghĩa phát sinh (nghĩa nhánh)

- Nghĩa gốc: là nghĩa đầu tiên của từ, là khái niệm đầu tiên mà từ biểu thị [163]

Có nhiều từ mà nghĩa gốc ngày nay đã trở thành nghĩa cổ và không được sử dụng nữa

Ví dụ: Từ “đầu” có nghĩa gốc là: bộ phận trên hết hoặc trước hết của thân thể

người hoặc loài vật, bên trong chứa bộ não

- Nghĩa phát sinh: là nghĩa xuất hiện sau nghĩa gốc, được hình thành trên cơ sở

nghĩa gốc [164]

Ví dụ:

Từ “đầu” có các nghĩa phát sinh cơ bản sau:

¬• Chỉ bộ phận trên cùng của sự vật (đầu van, đầu súng )

¬• Bộ phận ở vị trí trước hết của sự vật (đầu cầu, đầu làng, đầu lưỡi )

¬• Vị trí trên cùng, trước hết (đầu đề, đầu bảng; câu đầu, hàng đầu )

¬• Vị trí danh dự, điều khiển (đầu đàn, dẫn đầu, đứng đầu )

¬• Trí tuệ, ý chí (đầu não, đầu óc, đương đầu, đối đầu )

b Phân loại theo quan điểm đồng đại

Đối tượng của sự phân loại ở đây là tất cả các nghĩa hiện dùng của từ nhiều

nghĩa Tiêu chí phân loại là dựa vào những đặc trưng, tính chất nghĩa của từ về các

mặt: khả năng hoạt động tự do hay lệ thuộc, khả năng kết hợp cao hay thấp, phạm vi

sử dụng rộng hay hẹp Từ đó, người ta phân các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa

thành ba loại: nghĩa chính, nghĩa phụ và nghĩa tu từ

- Nghĩa chính: Là nghĩa cơ bản, làm nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ, là

nghĩa hoạt động tự do, có tính chất độc lập, không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh, có

khả năng kết hợp rộng nhất là nghĩa được dùng nhiều nhất trong một thời đại nhất định

[165] (SGK Tiếng Việt 5 gọi là “nghĩa đen”)

Formatted: Bullets and Numbering

Trang 21

Một số ví dụ:

1- “chân”: chỉ chi dưới của người, động vật

2- “vàng”: kim loại quý, bền vững

- Nghĩa phụ: Là loại nghĩa đã được cố định hóa, nên nó là loại nghĩa trong ngôn

ngữ, trong hệ thống [165] Nghĩa phụ còn được gọi là “nghĩa bóng truyền thống”

(Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 gọi là “nghĩa bóng”)

Ví dụ:

1- từ “chân” có các nghĩa phụ:

¬• Bộ phận dưới của đồ vật: chân bàn, chân ghế, chân tủ

¬• Vị trí dưới cùng của sự vật: chân đồi, chân núi, chân trời, chân mây

2- từ “vàng” có các nghĩa phụ:

Quý, đáng trân trọng: lời vàng, tấm lòng vàng

Tình yêu: đá vàng

- Nghĩa tu từ: Là nghĩa tồn tại nhất thời trong một câu nói cụ thể nào đó, mang

tính sáng tạo, tính cá nhân, được hình thành trên cơ sở nghĩa chính, nghĩa phụ [165]

Mức độ ổn định của nghĩa của từ ở từng trường hợp cũng có khác nhau Một nghĩa tu

từ nào đó được nhiều người công nhận và sử dụng rộng rãi, tức là nó đã được xã hội

hóa, thì dần dần sẽ trở thành nghĩa phụ, sẽ đi vào ngôn ngữ

1.1.4 Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học

1.1.4.1 Tính cách của học sinh Tiểu học

Tính cách của HS Tiểu học được hình thành từ rất sớm ngay khi các em chưa

đến trường Ta có thể quan sát có em trầm lặng, sôi nổi, mạnh dạn, có em thì nhút

nhát, rụt rè Song những nét tính cách này mới được hình thành nên chưa ổn định và

nó có thể thay đổi dưới tác động của các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và

xã hội Hành vi của học sinh Tiểu học có tính xúc động, các em có khuynh hướng

hành động ngay lập tức dưới ảnh hưởng của kích thích bên ngoài hay bên trong Tính

cách của học sinh Tiểu học có nhược điểm là hay bất thường, bướng bỉnh, nó phản ứng

lại những nhu cầu của người lớn, những yêu cầu mà các em xem là cứng nhắc, để bảo

vệ cái mình muốn thay cho cái mình phải làm

Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học tính bắt chước còn đậm nét Các em bắt chước

hành vi, cử chỉ của giáo viên – những người các em coi là “thần tượng”, kể cả nhân vật

trong truyện, trong phim Tính bắt chước của các em lợi hại như “con dao hai lưỡi”, có

Formatted: Bullets and Numbering

Trang 22

tác động tích cực nhưng cũng tiêu cực Chính vì vậy mà giáo viên cần hiểu thấu đáo và

biết tận dụng tính bắt chước của trẻ để giáo dục học sinh có hiệu quả

Học sinh Tiểu học thích hoạt động và thích làm gì đó phù hợp với bản thân

mình nên có thể sớm hình thành ở các em thói quen đối với lao động, nó sẽ giúp các

em hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp như tính kỷ luật, sự cần cù, óc sáng tạo,

tính tiết kiệm, tình cảm đối với người lao động

1.1.4.2 Nhận thức của học sinh Tiểu học

Nhu cầu nhận thức được hình thành và phát triển ở trẻ em vào tuổi thơ, đến lớp

mẫu giáo lớn thì nhu cầu này phát triển càng mạnh, xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu

nhận thức và phương thức thỏa mãn nó Đến giai đoạn trở thành học sinh Tiểu học,

nhu cầu nhận thức của các em bắt đầu phát triển và thể hiện rõ nét, đặc biệt là nhu cầu

tìm hiểu thế giới xung quanh và khát vọng hiểu biết Đó là nhu cầu tìm hiểu về những

sự việc riêng lẻ, những hiện tượng riêng biệt

Nhu cầu nhận thức của HS Tiểu học đó là nhu cầu tinh thần, nhu cầu này có ý

nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của các em Nếu không có nhu cầu nhận thức thì

HS sẽ không có tính tích cực trí tuệ, sẽ nghĩ rằng mình học vì cha me, vì thầy, cô hay

vì cái gì đó chứ không phải là do sự tiến bộ trong học tập Nhưng ngược lại, khi HS có

nhu cầu nhận thức nếu không được thỏa mãn thì các em sẽ bứt rứt, khó chịu, khi được

đáp ứng rồi lại tiếp tục muốn thỏa mãn hơn nữa

1.1.4.3 Đời sống tình cảm của học sinh Tiểu học

Đối với HS Tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn

chặt với hoạt động của các em Tình cảm tích cực sẽ kích thích khả năng nhận thức và

thúc đẩy các em hoạt động Xúc cảm, tình cảm của các em thường nảy sinh từ các tác

động của những người xung quanh, từ các sự vật hiện tượng cụ thể, sinh động Nhìn

chung, HS Tiểu học dễ bị kích động bởi hệ thống tín hiệu thứ nhất (sự vật, hiện tượng

với các thuộc tính của nó) hơn là hệ thống tín hiệu thứ hai (tiếng nói, chữ viết) Ở lứa

tuổi này, tình cảm của các em có hai đặc trưng sau:

• HS Tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm cảm xúc của mình

• Tình cảm của HS Tiểu học còn mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc

Trẻ em ở lứa tuổi HS Tiểu học là thực thể đang lớn, đang hoàn thiện về cơ thể

(sinh lý) và đang phát triển về tâm hồn (tâm lý) HS Tiểu học là nhân cách đang hình

thành chứ chưa phải là một cá nhân đã được định hình đầy đủ, ổn định (dù chỉ là tương

Formatted: Bulleted + Level: 1 + Aligned at: 0,63 cm + Indent at: 1,27 cm

Trang 23

đối), chưa trưởng thành để đạt độ chín muồi như một nhân cách công dân HS Tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực để tồn tại như một công dân trong

xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của nhà trường, của gia đình và của xã hội

Bên cạnh việc lĩnh hội, tiếp thu một hệ thống tri thức về các môn học, các em còn được tiếp xúc với kĩ năng sống trong môi trường trường học và môi trường xã hội Cùng với sự ảnh hưởng khá lớn của môi trường giáo dục gia đình và quan hệ bạn bè (cùng độ tuổi, cùng lớp và cùng cấp học), HS Tiểu học lĩnh hội các chuẩn mực và qui tắc đạo đức của hành vi Những biến đổi cơ bản quan trọng trong sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học chuẩn bị cho các em những bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống ở tuổi thiếu niên – tuổi học sinh THCS Vì thế, chúng ta cần có sự quan tâm, định hướng đúng đắn tác động đến trẻ nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách tốt nhất

1.1.4.4 Ý chí của HS Tiểu học

Ý chí của HS Tiểu học được phát triển ở một trình độ mới trên cơ sở là hoạt động học tập và các hoạt động khác được tiến hành theo nguyên tắc nề nếp, nghiêm ngặt với sự kiểm tra thường xuyên của giáo viên và tập thể đó là điều kiện quan trọng

để cho ý chí của các em phát triển

Ở giai đoạn chuẩn bị, các em không lường trước được khó khăn, khi gặp trở ngại các em khó vượt qua, không thực hiện đến cùng mục đích Những phẩm chất ý chí của HS gắn liền với kinh nghiệm và sự phát triển tình cảm, niềm tin

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kiến thức và chương trình SGK

Từ đồng nghĩa, trái nghĩa và từ nhiều nghĩa được dạy ở SGK Tiếng Việt 5, tập

1 trong các tuần 1, 2, 3, 4 và tuần 7, 8 nó được củng cố trong các bài ôn tập của chương trình Tiếng Việt 5 Mục tiêu của các bài học này là cung cấp những khái niệm ban đầu về từ vựng; giúp HS biết phân biệt và sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa và từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển Đây là mảng kiến thức khó trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, khó về kiến thức dẫn đến khó về phương pháp dạy học

Trong một số bài tập, các sách tham khảo lại thể hiện các quan điểm khác nhau

về những hiện tượng ngôn ngữ này nên các GV bất đồng khi xử lí bài tập về quan hệ nghĩa hay nhiều nghĩa Ngoài ra, quan điểm của SGK cũ và SGK hiện hành về đồng nghĩa, trái nghĩa và nhiều nghĩa có một số trường hợp bất đồng nhau nên nhiều GV

Trang 24

trước đây được đào tạo theo chương trình và SGK cũ đã thể hiện sự lúng túng trước kiến thức của SGK mới về hai hiện tượng này

Về ngữ liệu của SGK chưa đủ hấp dẫn, từ để đưa ra thực hành phân biệt đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa ở phần luyện tập không mang tính phổ biến nên rất khó xác định Nhưng nếu chúng ta cứ theo nguyên tắc chiếu vào khái niệm, định nghĩa của SGK cùng những đặc điểm của nó mà các nhà viết sách đã trình bày mà xử lí cho linh hoạt thì có lẽ cũng không có gì khó cả Nhất là khi dạy học, ta cứ giải nghĩa chính xác từng từ rồi đối chiếu nghĩa của chúng với nhau thì quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa hay nhiều nghĩa của từ bộc lộ rất tường minh

1.2.2 Thực trạng dạy và học

Thực tế ở đây đã cho thấy có nhiều GV không ngừng say sưa tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy, đưa chất lượng ngày càng đi lên về mọi mặt, đáp ứng được với nhu cầu đòi hỏi của xã hội trong thời kì đổi mới Mặt khác, chương trình các môn học ở trường Tiểu học hiện nay đã được sắp xếp một cách khoa học, hệ thống song song đối với học sinh Tiểu học là bậc học nền tảng Đến trường là là một bước ngoặt lớn của các em, trong đó hoạt động học là họat động chủ đạo, kiến thức các môn học về tự nhiên và xã hội chưa được bao nhiêu, vốn từ sử dụng vào trong cuộc sống để diễn đạt trình bày tư tưởng, tỉnh cảm của mình còn quá ít, HS thường lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ đồng âm Hơn thế nữa các em chưa ý thức được vai trò xã hội của ngôn ngữ, chưa nắm được các phương tiện kết cấu và quy luật cũng như họat động chức năng của nó

Qua thực tế giảng dạy, dự giờ các tiết dạy của GV ở Trường Tiểu học Hải Thành, người viết nhận thấy việc dạy và học về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ trái nghĩa còn có một số tồn tại sau:

+ GV truyền kiến thức về khái niệm từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ trái nghĩa còn máy móc, rập khuôn và sơ sài, lấy ví dụ mà chưa hiểu được bản chất của nó Chỉ bó hẹp trong phạm vi SGK Khi thoát khỏi phạm vi này thì HS hầu hết đều luống cuống và nhầm lẫn

+ Khi thể hiện tiết dạy hầu như GV chỉ chú ý đến đối tượng HS khá, giỏi, còn lại đa số HS khác thụ động ngồi nghe rồi một số em khác có muốn nêu cách hiểu của mình về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ trái nghĩa cũng sợ sai lệch, từ đó tạo nên không khí một lớp học trầm lắng, HS làm việc tẻ nhạt, thiếu hứng thú không tạo được hiệu quả trong giờ học

+ Trong những bài dạy về từ nhiều nghĩa - từ đồng nghĩa - từ trái nghĩa hầu như

GV ít đọc tài liệu tham khảo, ít học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp

Trang 25

Vì vậy khi thực tập giảng dạy những kiến thức này, cũng như nhiều GV ở trong

tổ nhận thấy rằng: Kỹ năng hiểu nghĩa của từ nói chung và đặc biệt là kỹ năng phân biệt nghĩa từ nhiều nghĩa – đồng nghĩa – trái nghĩa của HS lớp 5 có rất nhiều hạn chế Đứng trước thực trạng như vậy, từ đó rút kinh nghiệm qua 8 tuần thực tập giảng dạy tại trường Tiểu học Hải Thành, đề tài nhằm giúp HS tháo gỡ những lầm lẫn giữa các từ nhiều nghĩa -

từ đồng nghĩa - từ trái nghĩa tạo nền tảng để các em học tốt môn Tiếng Việt

1.2.3 Kết quả điều tra khảo sát chất lượng HS

Sau khi HS đã học xong phân môn Luyện từ và câu về từ đồng nghĩa, trái nghĩa

và nhiều nghĩa tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng HS lớp 51 của Trường Tiểu học Hải Thành bằng một số bài tập ngắn sau đây:

a Khả năng nhận diện và sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa của HS:

Bài 1: Trong câu sau từ nào đồng nghĩa với từ “xinh” ?

- Bông hoa này rất đẹp

Bài 2: Hãy thay thế từ “Tổ quốc’’trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa của nó:

Tổ quốc ta đẹp quá

Bài 3: GV yêu cầu HS viết một đoạn văn theo một chủ đề “cuộc sống muôn màu”, sau

đó xác định những từ nào mà em cho là từ đồng nghĩa

Bài 4: Tìm những từ trái nghĩa nhau:

a) Tả hình dáng

b) Tả hành động

c) Tả phẩm chất

Bài 5: Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp trái nghĩa vừa tìm được ở bài tập trên

Kết quả cụ thể như sau:

Trang 26

có khoảng 31/51 em đạt yêu cầu Phần lớn các em không đặt được câu để phân biệt các từ đồng nghĩa, còn khả năng thay thế sử dụng từ đồng nghĩa trong câu, trong đoạn văn của các em rất hạn chế

b Khả năng nhận diện và sử dụng từ nhiều nghĩa của HS:

Bài 1: Trong các từ gạch chân ở các dòng sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ

nào được dùng theo nghĩa chuyển?

a) Không nên ăn quả xanh

b) Tàu vào bến ăn than

c) Càng đi xa tôi càng nhớ nhà

d) Nhà tôi ở đầu xóm

Kết quả: 35% HS xác định từ “ăn” trong câu a được dùng theo nghĩa gốc (ăn = lấy, bỏ vào) 62% HS khẳng định từ “nhà” ở câu c, được dùng theo nghĩa gốc (nhà = nơi ở)

Bài 2: Hãy đặt một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển của từ “đi”

Nhiều học sinh đã làm bài tập như sau:

a) Cu Bin đã đi (nghĩa gốc)

b) Ông em đã đi (nghĩa chuyển)

Đúng ra, trong trường hợp này, các HS phải đặt từ “đi” trong văn bản cụ thể hơn: a) Cu Bin đã đi1 đựơc vài bước (nghĩa gốc)

b) Vì bệnh nặng, ông em đã đi2 hôm qua (nghĩa chuyển)

(đi1: tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng hững bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp; đi2: mất, chết, qua đời.)

Bài 3: Đặt câu theo những nghĩa khác nhau của từ “chín” và cho biết từ nào được

dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển

Kết quả như sau:

a) Hôm nay, em được điểm chín1 môn toán (nghĩa gốc)

b) Bạn nên suy nghĩ cho chín2 rồi hãy nói (nghĩa chuyển)

Thực ra, hai từ “chín” ở câu trên không phải là từ nhiều nghĩa mà chúng là

những từ đồng âm, vì nghĩa của hai từ này không hề có mối liên hệ với nhau (chín1:

số tự nhiên đứng liền sau số 8; chín2: suy nghĩ kỹ để đạt hiệu quả cao) Như vậy, ngoài những hạn chế trên, HS còn hay lẫn lộn giữa từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc – nghĩa chuyển) với từ đồng âm Trăn trở với kết quả đã nghiên cứu, học hỏi và tự rút kinh

Trang 27

nghiệm cho việc dạy HS biết phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, cũng như phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa

Hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa đối với HS Tiểu học nói chung

và HS lớp 5 nói riêng còn khá mới mẻ Chính vì vậy phần lớn các em còn lúng túng khi xác định đâu là từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa Các em còn lẫn lộn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa với từ nhiều nghĩa, khả năng sử dụng từ đồng nghĩa của các em thì lại càng yếu hơn Đa số các em đặt câu với từ đồng nghĩa, trái nghĩa không được, còn điền từ chưa phù hợp với ngữ cảnh Từ những thực trạng ở trên, tôi tiến hành nghiên cứu và tìm những giải pháp khắc phục phần nào, giúp HS có thể nhận diện (xác định) sử dụng, vận dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa tốt hơn trong học tập và cuộc sống hằng ngày

*

Từ là đơn vị có sẵn tồn tại trong hệ thống ngôn ngữ, là đơn vị nhỏ nhất mà có nghĩa và là đơn vị có thể thực hiện một số chức năng trong hoạt động giao tiếp Trong mỗi ngôn ngữ có hàng chục vạn từ (số lượng này luôn biến đổi theo thời gian vì có các

từ mới nảy sinh, các từ cũ bị đào thải dần) Từ đồng nghĩa, trái nghĩa và từ nhiều nghĩa

là những hiện tượng đặc trưng về nghĩa của từ trong ngôn ngữ Tiếng Việt, nó được hình thành theo quy luật tiết kiệm ngôn ngữ Sự vật, hiện tượng trong tự nhiên thì nhiều mà từ ngữ thì có hạn, do vậy, con người phải sáng tạo trong cách gọi tên các sự vật, hiện tượng Trên thế giới, hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa và nhiều nghĩa không riêng ở Tiếng Việt, nhưng người Việt có cách sử dụng mang phong cách riêng

Mối quan hệ giữa đồng nghĩa, trái nghĩa và nhiều nghĩa có nhiều lí thú nhưng

đề tài không đi sâu việc đó mà đi vào chuyện dạy học theo yêu cầu: Người dạy phải biết được nhiều, hiểu được sâu rộng trên nhiều góc độ; người học chỉ cần bước đầu hiểu khái niệm và biết vận dụng trong các tình huống đơn giản mà nhu cầu giao tiếp đặt ra phù hợp lứa tuổi Cụ thể, GV dạy một nhưng phải biết mười, HS phải đạt được những gì gọi là yêu cầu cơ bản về kiến thức – kỹ năng hay nói cách khác là đạt chuẩn

về kiến thức – kỹ năng Trong thực tế vận dụng, chúng được dùng linh hoạt sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, điều này sẽ được thấy rõ trong chương 2 của đề tài

Trang 28

CHƯƠNG 2 TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA

TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC

2.1 Từ đồng nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học

2.1.1 Biểu hiện của từ đồng nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học

2.1.1.1 Hiện tượng đồng nghĩa qua các tác phẩm văn xuôi và thơ ca

Những đơn vị đồng nghĩa trong văn bản có thể là từ đồng nghĩa đã sẵn có trong

từ vựng, cũng có thể là những đơn vị mới được người nói tạo ra Mong muốn tạo ra những văn bản đạt những yêu cầu về đặc trưng của ngôn ngữ văn chương, tránh được những cái chưa hay trong việc dùng từ, thể hiện cho thật đúng, chính xác tư tưởng, tình cảm của người viết, đó là lý do của việc tạo ra hiện tượng đồng nghĩa trong văn bản Trong văn bản, có thể có những câu đồng nghĩa hay những từ đồng nghĩa, khi sử dụng từ đồng nghĩa này bên cạnh từ đồng nghĩa khác, các tác giả có dụng ý hiện thực hoá nét nghĩa khác biệt của mỗi từ đồng nghĩa, gợi được chiều sâu nghệ thuật của ngôn ngữ Ví dụ trong đoạn văn: Cánh rừng mùa đông” của Trần Hoài Dương:

“Cánh rừng mùa đông trơ trụi Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác trên nền trời xám xịt Trong hốc cây, mấy gia đình chim họa mi, chim gõ kiến

ẩn náu Con nào con nấy gầy xơ xác, lò đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn Bác gấu đen nằm co quắp trong hang Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm thật tội nghiệp.”

(Tiếng Việt 5, tập 2, trang 18)

Các từ “trơ trụi”, “khẳng khiu”, “xơ xác”, “teo tóp” thường kết hợp kèm với

nhau nhưng nhà văn đã tách ra trong một câu để phân biệt sắc thái riêng của mỗi từ

Trang 29

“Trơ trụi” và “khẳng khiu” đều bộc lộ việc gầy đến mức khô cằn hay sự trơ ra, hoàn

toàn không có gì, không còn một chiếc lá của cây cối vào mùa đông “Xơ xác”, “teo tóp” chỉ tình trạng không có gì còn nguyên vẹn, lành lặn, trông rất thảm hại, bị teo nhỏ

lại và trở nên nhăn nheo, xấu xí của những con vật vào mùa đông

Ví dụ trên cho thấy các từ đồng nghĩa xuất hiện với tần số cao, có nhiều biểu hiện sinh động, phong phú Những biểu hiện của từ đồng nghĩa trong một văn bản thể hiện trên hai phương diện: âm thanh và ý nghĩa Các từ đồng nghĩa có chung nghĩa biểu niệm có thể sử dụng từ này thay cho từ kia nhằm đạt mục đích đa dạng hoá về ngữ âm lời nói Trong bài thơ "Việt Nam thân yêu" có câu:

“Việt Nam đất nước ta ơi ! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau”

(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 6)

Các từ "quê hương", "đất nước" trong bài thơ có chung biểu tượng chỉ ý nghĩ,

tình cảm, của con người đối với quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn Những câu thơ trên đã góp phần thể hiện những tình cảm chân thành, niềm tự hào của người dân Việt Nam về cảnh đẹp quê hương, tình người, lòng yêu nước, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm Sự đa dạng hoá về mặt ngữ âm tạo nên tính sinh động, nhịp nhàng trong lời thơ, khả năng kết hợp sáng tạo ngôn từ của tác giả đã thể hiện những cung bậc tình cảm trong sáng của nhân vật trữ tình Khi sử dụng những từ đồng nghĩa trong một câu, đoạn hoặc bài thơ, tác giả muốn tạo nên sự đa dạng về nghĩa, biểu thị cách nhìn nhận và xúc cảm của mình đối tượng trữ tình một cách cô đọng, sâu lắng nhất Trong bài Tập đọc "Quang cảnh làng mạc ngày mùa", Tô Hoài đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động thông qua sắc thái nghĩa biểu cảm giữa các từ đồng nghĩa:

“Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại Nắng nhạt ngả màu vàng hoe Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng”

(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 10)

Trang 30

Trong đoạn văn trên với ba cụm từ "vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm" đều có nét

nghĩa chung là cùng chỉ màu sắc, nhưng chúng không thể thay thế cho nhau được bởi nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn, mỗi từ mang một sắc thái biểu cảm

riêng: "vàng xuộm" chỉ màu vàng đậm của lúa chín; "vàng hoe" chỉ màu vàng nhat, tươi, ánh lên; "vàng lịm" chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt

Nét nghĩa phân biệt từ đồng nghĩa này với từ đồng nghĩa khác cho phép sử dụng chúng cạnh nhau để làm phương tiện diễn đạt nội dung tư tưởng chính xác hơn Trường hợp này thường xảy ra với các từ gần nghĩa, các từ đồng nghĩa ý niệm và đồng nghĩa ý niệm phong cách Bài thơ "Cao Bằng" của Trúc Thông xuất hiện một loạt từ đồng nghĩa, gần nghĩa nói lên tình cảm mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng:

- “Rồi đến chị rất thương Rồi đến em rất thảo Ông lành như hạt gạo

Bà hiền như suối trong”

(Tiếng Việt 5, tập 2, trang 41)

- Chim có tổ, người có tông

(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 121) Các từ đồng nghĩa được sử dụng liền nhau trong một câu, đoạn là một trong những biện pháp tu từ ngữ nghĩa được gọi là biện pháp đồng nghĩa kép: sử dụng hai hay nhiều từ đồng nghĩa để diễn đạt một ý nghĩa giống nhau nào đó, nhằm nêu đặc trưng của đối tượng một cách đầy đủ nhất vì mỗi từ đồng nghĩa chỉ diễn đạt một sắc thái bổ sung nào đó

“Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều”

(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 5)

“Nguyễn Ngọc Ký là một thiếu niên giàu nghị lực Bị liệt cả hai tay, em buồn nhưng không nản chí Ở nhà em tự tập viết bằng chân Quyết tâm của em làm cô giáo cảm động, nhận em vào học Trong quá trình học tập, cũng có lúc Ký thiếu kiên nhẫn, nhưng được cô giáo và các bạn luôn tận tình giúp đỡ, em càng quyết chí học hành Cuối cùng, Ký đã vượt qua mọi khó khăn Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng,

Trang 31

Nguyễn Ngọc Ký đạt nguyện vọng trở thành thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú.”

(Tiếng Việt 4, tập 1, trang 118)

Có khi từ đồng nghĩa được sử dụng trong biện pháp tu từ thế đồng nghĩa, tức là dùng từ ngữ đồng nghĩa để gọi tên sự vật, hiện tượng đã được nói đến nhằm bổ sung cho sự vật hiện tượng đó những đặc trưng thuộc về một khía cạnh mới nào đó Đó có thể là kiểu thế đồng nghĩa từ điển: cả hai yếu tố liên kết là những từ đồng nghĩa nhằm cung cấp thêm thông tin phụ về sự đánh giá, ngoài chức năng chủ yếu là liên kết Hiện tượng đồng nghĩa lâm thời đã xuất hiện trong một số bài thơ, bài văn và tạo nên giá trị thẩm mĩ sâu sắc cho tác phẩm Chúng bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, tính cách, sự đánh giá của người nói nhưng đồng thời cũng "khêu gợi" tình cảm, cảm xúc nơi người đọc, buộc người đọc phải suy nghĩ về những điều người viết không trực tiếp nói ra:

- Đêm nay Bác không ngủ

- Bác thức thì mặc Bác

(Đêm nay Bác không ngủ) Hay hình ảnh chú bé liên lạc ngây thơ, nhí nhảnh, vô tư, nhưng gan dạ, dũng cảm đã xuất hiện trong tác phẩm với nhiều tên gọi khác nhau, gửi gắm những tình cảm yêu mến, tôn trọng, khâm phục của tác giả, của người đọc

- Chú bé loắt choắt

- Chú đồng chí nhỏ

(Lượm - Tố Hữu) Trong bài thơ "Cánh cam lạc mẹ" một loạt từ gần nghĩa, đồng nghĩa cũng xuất hiện

- Lũ ve sầu kêu ran

- Tiếng cánh cam gọi mẹ

- Bọ dừa dừng nấu cơm Cào cào ngưng giã gạo

(Tiếng Việt 5, tập 2, trang 17)

Sự khác biệt của từ đồng nghĩa ngoài việc phụ thuộc vào ngữ cảnh còn được bộc lộ ở cấu tạo và khả năng kết hợp của chúng với các từ khác Các từ trung tính về phong cách thường có khả năng tham gia kết hợp với một phạm vi các từ khá lớn Các

Trang 32

từ đồng nghĩa với chúng được cụ thể hoá về sắc thái biểu cảm, kết hợp hạn chế trong một phạm vi nhất định

Khi đưa từ đồng nghĩa vào một câu thơ, đoạn thơ hay bài thơ, tác giả ý thức được nét nghĩa dị biệt giữa các từ đồng nghĩa rất tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm và đã lựa chọn sử dụng trong một số trường hợp sau đây:

Dị biệt về một số sắc thái ý nghĩa bổ sung như: mức độ trừu tượng, khái quát của khái niệm; hoặc phương thức, công cụ, chủ thể tiến hành, tiếp nhận hành động; hoặc thái độ của người nói đối với người nghe; hoặc sự đánh giá của người nói “Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê” Xét hai từ "thuê" và "mượn" Nét chung của hai từ này là lấy vật gì đó của người khác để dùng một thời gian rồi sẽ trả lại với sự đồng ý của họ Nét dị biệt của "thuê" là mất tiền trả cho người ta, so với "mượn" là không cần trả tiền trong thời gian sử dụng

Dị biệt về phạm vi sử dụng hoặc sắc thái phong cách, thái độ bình giá của người nói:

“ Từ căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe tất cả các âm thanh náo nhiệt,

ồn ào của thủ đô Tiếng ve kêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường Tiếng kéo lách cách của những người bán thịt bò khô Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt Tiếng cò tàu hỏa thét lên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm ”

(Tiếng Việt 3, tập 1, trang 146) Tạo lập văn bản sử dụng hai thao tác kết hợp và lựa chọn Quan hệ kết hợp đòi hỏi sự chính xác, lôgic; quan hệ lựa chọn thể hiện nội dung liên cá nhân Nội dung liên

cá nhân bộc lộ qua việc lựa chọn từ đồng nghĩa để diễn đạt các cung bậc tình cảm, thái

độ của người viết Trong các văn bản, nhiều từ đồng nghĩa cùng hiện diện trong một câu và chúng làm giàu thêm giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của văn bản Từ đồng nghĩa không chỉ xuất hiện trong thơ mà còn xuất hiện trong văn xuôi và trong giao tiếp

xã hội với muôn ngàn sắc thái biểu cảm khác nhau

2.1.1.2 Hiện tượng đồng nghĩa qua một số thành ngữ

Trong hệ thống ngôn ngữ, các đơn vị ngôn ngữ không tồn tại tách biệt, riêng rẽ

mà có quan hệ gắn bó với nhau Một trong những mối liên hệ được các nhà ngôn ngữ học tách ra để nghiên cứu đó là quan hệ đồng nghĩa giữa các đơn vị ngôn ngữ Hiện tượng đồng nghĩa là hiện tượng có tính chất rộng khắp, xảy ra ở mọi cấp độ của ngôn

Trang 33

ngữ: cấp độ hình vị, cấp độ từ và cấp độ câu Tuy nhiên, đồng nghĩa xảy ra nhiều nhất

Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về thành ngữ đồng nghĩa nói chung, thành ngữ đồng nghĩa trong tiếng Việt nói riêng, đề tài miêu tả một số kiểu quan hệ đồng nghĩa trong hệ thống thành ngữ có trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học

Để xác định các thành ngữ đồng nghĩa cần dựa vào hai tiêu chí, đó là kết cấu ngữ pháp và nội dung ý nghĩa Về phương diện kết cấu ngữ pháp: đó là tính đồng nhất hay khác biệt về kết cấu ngữ pháp Về phương diện ý nghĩa: các thành ngữ có ý nghĩa biểu trưng giống nhau dựa trên những hình ảnh cơ sở khác nhau Dựa trên phần nghĩa chung giống nhau, các thành ngữ có thể khác nhau về sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm hay màu sắc phong cách

Ví dụ: Các thành ngữ đồng nghĩa có kết cấu ngữ pháp khác nhau, ý nghĩa cơ

bản giống nhau: vắt cổ chày ra nước – rán sành ra mỡ – vắt nước không lọt tay; bán

bò tậu ễnh ương – mua trâu bán chả; chết đuối bám cọng rơm – đò nát đụng nhau; chim chích ghẹo bồ nông – đom đóm bắt nạt ma trơi

Các thành ngữ có kết cấu đồng nhất, thành phần từ vựng khác nhau, hoặc hình

ảnh cơ sở khác nhau, ý nghĩa cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau về sắc thái: vụng hát chê đình tranh – vụng múa chê đất lệch – tháo dạ đổ vạ cho chè; bẩn như hủi – bẩn như ma lem – bẩn như trâu đầm; nói như đổ mẻ vào mặt – nói như móc họng – nói như vặt thịt; nhanh như ăn cướp – nhanh như sóc – nhanh như gió – nhanh như chớp – nhanh như điện – nhanh như tên bắn v.v

Dựa vào hai tiêu chí nói trên, đề tài đã tiến hành thống kê các thành ngữ có quan hệ đồng nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học Cũng giống như các từ đồng nghĩa, hiện tượng đồng nghĩa trong thành ngữ không chỉ xảy ra với hai thành ngữ

mà xảy ra theo một hệ thống Vì vậy, mỗi cặp thành ngữ đồng nghĩa không chỉ có hai

Trang 34

thành ngữ đồng nghĩa mà còn có thể lên đến ba, bốn thậm chí là chín thành ngữ đồng

nghĩa với nhau

Dưới đây, là những kiểu quan hệ đồng nghĩa thành ngữ

a Thành ngữ có ý nghĩa biểu trưng và thành ngữ có ý nghĩa diễn đạt trực tiếp

Biểu thị cuộc sống sung sướng, đầy đủ về vật chất: ăn ngon mặc đẹp – ăn sung

mặc sướng; [112]

Biểu thị quyền cai quản, điều khiển việc chi tiêu trong gia đình: quyền thu

quyền bổ – tay hòm chìa khoá; [112]

Biểu thị sự tranh cãi bừa, bất chấp lí lẽ: cãi chày cãi cối – cãi nhau như chém

chả – cãi nhau như mổ bò; [112]

Biểu thị lối buôn bán gian lận: mua thừa bán thiếu – mua gian bán lận; [112]

Biểu thị hoạt động chạy: chạy ngược chạy xuôi – chạy đôn chạy đáo – chạy

đông chạy tây [113]

Các thành ngữ đồng nghĩa thuộc nhóm này có ý nghĩa cơ bản giống nhau Nó

có kết cấu ngữ pháp đồng nhất hoặc khác biệt Chẳng hạn, cặp thành ngữ “mua thừa

bán thiếu – mua gian bán lận”:

mua gian bán lận diễn đạt ý nghĩa trực tiếp, biểu thị hành động buôn bán, làm

ăn gian lận, không thật thà;

mua thừa bán thiếu là mang ý nghĩa biểu trưng

Hay biểu thị sự tính toán lợi hại, chi li, ta có cặp thành ngữ so hơn tính thiệt –

so kè bẻ măng, trong đó so hơn tính thiệt diễn đạt ý nghĩa trực tiếp, còn so kè bẻ

măng mang ý nghĩa biểu trưng

Sự có mặt của loại thành ngữ đồng nghĩa này làm phong phú, đa dạng thêm các

cách diễn đạt của tiếng Việt

b Thành ngữ có ý nghĩa biểu trưng giống nhau dựa trên các hình ảnh khác nhau

Formatted: Normal, No bullets or numbering, Tab stops: Not at 1,59 cm

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Normal, Indent: First line: 0,95 cm, No bullets or numbering, Tab stops: Not at 1,59 cm

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: Font: 13 pt

Formatted: No bullets or numbering

Trang 35

Tỉ lệ loại thành ngữ đồng nghĩa này chiếm 88% trong số các thành ngữ đồng

nghĩa Đây là những thành ngữ ý nghĩa biểu trưng cơ bản như nhau nhưng có thành

phần cấu tạo không giống nhau Chúng thực sự là những cách nói khác nhau về cùng

một nội dung Có thể nói, đây chính là các thành ngữ đồng nghĩa điển hình Ví dụ:

Biểu thị sự lao động vất vả, nhọc nhằn: bán mặt cho đất, bán lưng cho trời –

cháy mặt lấm lưng; [113]

Biểu thị mối quan hệ thân thiết, như ruột thịt: bạn con chấy cắn đôi – bạn nối

khố; [113]

Biểu thị sự ganh đua, không chịu thua kém, mặc dù năng lực không bằng: bầu

leo bí cũng leo – húng mọc tía tô cũng mọc – thuyền đua bánh lái cũng đua – màn treo

chiếu rách cũng treo – tôm tép nhảy ốc đồng cũng nhảy [114]

Biểu thị trạng thái tuyệt vọng: chết đuối bám cọng rơm – chết đuối vớ phải bọt –

chó cắn áo rách – đò nát đụng nhau; [114]

Biểu thị tình trạng đất đai cằn cỗi: chó ăn đá gà ăn sỏi – đồng chua nước mặn;

[114]

Biểu thị hành động ăn nhiều, ăn nhanh quá đáng: ăn như ăn cướp, ăn như chèo

thuyền, ăn như gấu ăn trăng, ăn như hùm đổ đó, ăn như thần trùng, ăn như thợ đấu,

ăn như tằm ăn rỗi, ăn như mỏ khoét [114]

Tóm lại, kết quả thống kê và miêu tả các thành ngữ đồng nghĩa nói trên phản

ánh sự phong phú, đa dạng và tinh tế của người Việt khi gọi tên sự vật, hiện tượng

trong thực tế khách quan.Chính việc quan sát sự vật từ nhiều góc độ khác nhau, lối so

sánh ví von bằng nhiều hình ảnh khác nhau là cơ sở tạo nên sự phong phú, đa dạng của

các thành ngữ đồng nghĩa

Cũng tương tự như từ, các thành ngữ đồng nghĩa ngoài nét đồng nhất về ý nghĩa

biểu trưng còn có sự khác biệt nhất định Sự khác biệt đó có thể là về sắc thái ý nghĩa,

sắc thái biểu cảm hay màu sắc phong cách Chính sự khác biệt này khiến cho mỗi

thành ngữ có một giá trị riêng Chẳng hạn, cũng là hoạt động nói, nhưng nói như rót

mật vào tai là cách nói rành rọt, ngọt ngào, dễ nghe; nói như ru lại là cách nói nhẹ

Formatted: Indent: First line: 0,63

cm, No bullets or numbering

Trang 36

nhàng, lôi cuốn Như vậy, thành ngữ là đơn vị tương đương với từ Vì vậy, quan hệ đồng nghĩa còn có thể xảy ra giữa từ và thành ngữ Có thể nói, các thành ngữ đồng nghĩa chính là một minh chứng cho sự giàu đẹp, phong phú và đa dạng của tiếng nói dân tộc Đồng thời, việc tìm hiểu các thành ngữ đồng nghĩa phần nào giúp chúng ta hình dung bức tranh văn hoá, tư duy của dân tộc Việt

2.1.2 Giá trị của từ đồng nghĩa trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học

Từ ngữ trong các tác phẩm văn thơ phải thực hiện cùng một lúc nhiều chức năng Nó phải chính xác, gợi hình ảnh, có khả năng bộc lộ tình cảm, tâm trạng của con người, nhưng lại phải hàm súc Các từ đồng nghĩa của Tiếng Việt là đơn vị thỏa mãn được những đòi hỏi nói trên Mỗi một từ đồng nghĩa là một bức tranh, một mảnh nhỏ của một tác phẩm văn học được cô gọn lại trong một từ Cho nên các từ đồng nghĩa là những phương tiện quý báu của nghệ thuật văn học, nhất là nghệ thuật thơ ca

Cùng với rất nhiều những ví dụ khác, những ví dụ đã vừa được phân tích trên

(phần 2.1.1) chứng tỏ rằng hiện tượng đồng nghĩa là bằng chứng rất thuyết phục về

cái giàu, cái đẹp và cái trong sáng của ngôn ngữ Việt Nam Nó cũng là bằng chứng của

cả một dân tộc, một dân tộc có văn hóa, có lịch sử, có một tâm hồn biết yêu và biết ghét rất tế nhị, biết trân trọng kinh nghiệm của các thế hệ cha anh, biết đúc kết chúng thành những từ, những viên ngọc quý báu trong ngôn ngữ

Hiện tượng đồng nghĩa vừa là biểu hiện tập trung của một loại quan hệ ngữ nghĩa trong từ vựng, vừa phản ánh những kết quả nhận thức, chiếm lĩnh thực tế của một dân tộc nào đó Nó cũng đồng thời là hệ quả, là phương tiện của những yêu cầu của sự diễn đạt, giao tiếp bằng ngôn ngữ Tất cả những ngôn ngữ đều phong phú về hiện tượng đồng nghĩa, nhưng hiện tượng đồng nghĩa trong Tiếng Việt có những vẻ riêng, nó là một trong những bản sắc giàu, đẹp, trong sáng và cũng là một trong những quy luật chi phối sự phát triển của Tiếng Việt Cần phải tôn trọng, nghĩa là phải có ý thức lựa chọn, sử dụng đúng đắn các từ trong nhóm đồng nghĩa sao cho tốt nhất đối với một nội dung nào đó của văn bản, và phải rút ra trong các từ đồng nghĩa những bài học lớn về cách quan sát, thể nghiệm tự nhiên và xã hội

Khi phân tích giá trị nghệ thuật của các từ đồng nghĩa chúng ta cần phát hiện ra

ý đồ nghệ thuật mà người viết muốn thể hiện trong biểu thức hay trong từ ngữ đã chọn Nhưng để làm rõ giá trị của từ ngữ đó, người phân tích phải đưa ra những đơn vị đồng ngữ giả định, so sánh nó với đơn vị mà người viết đã chọn mới có thể tìm ra giá trị của

Trang 37

từ Công phu lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt của người viết nhờ sự đối chiếu

với các đơn vị đồng nghĩa giả định sẽ được phát hiện ra, dĩ nhiên với điều kiện là

người phân tích phải có hiểu biết tinh tế về từ ngữ và phải nhạy cảm về nghệ thuật

ngôn từ

Trong nhà trường, GV thường phải giải nghĩa các từ ngữ đồng nghĩa khác nhau

về sắc thái để HS hiểu được văn bản, từ đó có căn cứ bình luận về giá trị nghệ thuật

của các từ ngữ được dùng trong văn bản Sự xuất hiện của từ đồng nghĩa trong chương

trình Tiếng Việt nổi bật lên với những giá trị cơ bản sau:

¬• Cung cấp cho người sử dụng những phương tiện ngôn ngữ để biểu thị các sự

vật, hiện tượng trong những biểu hiện phong phú, sinh động, đa dạng của nó trong

thực tế khách quan

¬• Sự tồn tại của các từ đồng nghĩa còn là biểu hiện của sự phát triển, sự phong

phú của một ngôn ngữ nào đó

¬• Từ đồng nghĩa có giá trị tu từ học rất lớn Vì vậy trong ngôn ngữ thơ ca,

người ta sử dụng khá nhiều các từ, các cách nói đồng nghĩa

2.1.3 Một số biện pháp và các dạng bài tập nhận diện từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là một hiện tượng độc đáo của tiếng Việt Cùng với các từ loại

khác, đồng nghĩa làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm một nét đặc sắc

riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác Qua thực tế chương trình phân

môn luyện từ và câu ở Tiểu học số tiết dạy về từ đồng nghĩa là rất ít (4 tiết), sách giáo

khoa chỉ đưa ra một vài ví dụ điển hình, mang tính chất giới thiệu Trong khi đó mảng

kiến thức này khá trừu tượng mà khả năng đọc hiểu của các em HS Tiểu học lại phát

triển chưa cao Mặt khác, nếu sử dụng từ đồng nghĩa không đúng thì không đạt được

kết quả giao tiếp vì không biểu đạt đúng thái độ của chủ thể giao tiếp với đối tượng

cần giao tiếp Còn từ đồng âm, nếu sử dụng sai sẽ làm lệch nghĩa của câu văn, đoạn

văn Vậy làm thế nào giúp các em sử dụng đúng từ đồng nghĩa? Thực tế qua các bài

tập làm văn của HS ngôn ngữ rất nghèo nàn và hầu như chưa biết sử dụng hoặc sử

dụng chưa đúng từ đồng nghĩa Bởi vậy nên đề tài đề cập đến một số biện pháp cũng

như các dạng bài tập để giúp HS trong những vấn đề nhận diện những từ đồng nghĩa

qua vở bài tập Tiếng Việt

2.1.3.1 Biện pháp nhận diện từ đồng nghĩa

Qua quá trình khảo sát thực tiễn tại Trường Tiểu học Hải Thành, tôi nhận thấy

phần đông HS làm bài sai là do những nguyên nhân sau:

Formatted: Bullets and Numbering

Trang 38

- Chưa hiểu được định nghĩa (bản chất) của từ đồng âm, đồng nghĩa

- Khả năng đọc hiểu hạn chế, không hiểu được văn cảnh của câu văn

- Kiến thức khá trừu tượng mà thời lượng, giảng dạy về từ đồng âm, đồng nghĩa còn ít (4tiết dạy về từ đồng nghĩa, 2 tiết dạy về từ đồng âm) Vì vậy việc vận dụng vào luyện tập, thực hành và giao tiếp cuộc sống còn nhiều hạn chế Từ những khó khăn trên đề tài đưa ra những biện pháp khắc phục như sau:

• Cánh đồng - Tượng đồng - Một nghìn đồng

Ba tiếng “đồng” trong ba từ này phát âm ra đều giống nhau nhưng về ý nghĩa thì khác nhau hoàn toàn; tiếng đồng thứ nhất - Cánh đồng - chỉ khoảng đất rộng, bằng phẳng nơi để trồng trọt; tiếng “đồng” thứ hai - Tượng đồng - chỉ bức tượng được làm bằng chất liệu là đồng có màu đỏ; tiếng “đồng” thứ ba - Một nghìn đồng - là chỉ đơn vị tiền của Việt Nam

b Sử dụng đồ dùng trực quan để phân biệt từ

Dùng tranh ảnh, vật thật để minh họa nhằm giúp HS hiểu đúng nghĩa và phân biệt được từ

Ví dụ: Để phân biệt nghĩa từ đồng trong ví dụ: Cánh đồng - tượng đồng - một nghìn đồng GV có thể đưa bức ảnh chụp cánh đồng, một pho tượng làm bằng đồng và tờ

tiền một nghìn đồng cho HS xem để HS nắm nghĩa của các từ đồng âm này

Trang 39

Cánh đồng Tượng đồng Một nghìn đồng

Để phân biệt nghĩa từ đá trong ví dụ: đá bóng – hòn đá

c Tạo tình huống cho HS sử dụng từ

Để rèn luyện cách sử dụng từ đồng nghĩa GV đưa ra một tình huống và yêu cầu

HS đặt câu dựa theo nội dung đã cho hoặc chọn một từ trong câu văn rồi yêu cầu HS thay thế bằng một từ khác đồng nghĩa với từ đã chọn Ví dụ:

• GV đưa bức tranh mọi người đang bắt cá Yêu cầu HS thay từ “bắt” bằng một

từ khác đồng nghĩa với từ “bắt”

Các từ có thể thay thế: Tóm, nắm, cầm, Trong trường hợp này, từ “tóm” đồng nghĩa hoàn toàn với từ “bắt”, còn các từ: “nắm, cầm” không đồng nghĩa hoàn toàn với

từ “bắt” Vì vậy có thể dùng từ “tóm” để thay thế cho từ “bắt” ở câu trên

• Câu văn: Anh ấy đang ăn cơm GV yêu cầu HS tìm từ đồng nghĩa với từ “ăn” Các từ có thể thay thế cho từ “ ăn” là: xơi, đớp, táp Trong trường hợp này GV

cần hướng HS thay thế từ cho phù hợp với văn cảnh đó là: Chủ thể là con người, từ

xưng hô là “anh” mang nghĩa tôn trọng Như vậy chỉ có thể dùng từ “xơi cơm” là thích hợp nhất để thay thế cho từ “ăn cơm”

d Thành lập thư viện tri thức cho HS

Thành lập quyển sách lớn để HS đọc trong nhóm hoặc yêu cầu HS nói lại nội dung cho các bạn nghe nhằm rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho các em

Trang 40

Hệ thống lại nghĩa của các từ đồng nghĩa hoàn toàn:

Cha; Ba; Bố; Tía… Chỉ người đàn ông sinh ra mình Mẹ; Má; U, Bầm… Chỉ người phụ nữ sinh ra mình Hổ; Cọp; Hùm Dán tranh con cọp kèm theo Xây dựng; Kiến thiết

Làm nên một công trình kiến trúc; hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị xã hội, kinh tế (SGV tr 44 –TV5 - T1) Nước nhà; Non sông; Tổ quốc;

Giang sơn

Chỉ đất nước, tổ quốc, nơi mà những người cùng một dân tộc có tình cảm gắn

bó với nó (SGK tr.18 – TV5 – T1) Mênh mông; Bát ngát; Bao la Chỉ khoảng không gian rộng lớn

Hệ thống nghĩa của một số từ đồng nghĩa không hoàn toàn

(Chết, hi sinh, mất, băng hà, toi mạng)

Anh chiến sĩ hi sinh vì nước

Ông em vừa mới mất

Một tên cướp đã toi mạng

Nhà vua mới băng hà

Thể hiện sự kính trọng với nhà vua, được sử dụng trong thời kì Phong Kiến

Thành lập bảng những từ đồng nghĩa thông dụng

Mẹ/ Má/ Bầm/ Me/ U/

Ba/ Tía/ Bố/ Thầy Chết/ Hy sinh/ Ngoẻo/ Mất Bê/ Bưng/ Bồng/ Bế

Ngày đăng: 21/09/2015, 09:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Hữu Châu, 1972 – Trường từ vựng và các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, NXBGD, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trường từ vựng và các hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa
Nhà XB: NXBGD
2. Đỗ Hữu Châu , 1978 – Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXBĐH và THCN, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Nhà XB: NXBĐH và THCN
3. Đỗ Hữu Châu, 2005 - Từ vựng ngữ nghĩa tiếng việt, NXBGD, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng việt
Nhà XB: NXBGD
4. Đỗ Hữu Châu, 1997 – Các bình diện của từ và từ tiếng việt, NXBĐHQGHN, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các bình diện của từ và từ tiếng việt
Nhà XB: NXBĐHQGHN
5. Đỗ hữu Hữu Châu, 2001 – Giáo trình từ vựng học tiếng việt, NXBĐHSP, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình từ vựng học tiếng việt
Nhà XB: NXBĐHSP
6. Đỗ Hữu Châu, 1962 – Giáo trình việt ngữ, tập 2, NXBGD, 1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình việt ngữ, tập
Nhà XB: NXBGD
7. Đỗ Hữu Châu, 1999 – Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, NXBGD, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học, tập 2
Nhà XB: NXBGD
8. Nguyễn Đức Dương, Ngôn ngữ số 2/1971 – Vài nét về những tổ hợp gồm hai y ế u t ố trái ngh ĩ a trong Ti ế ng Vi ệ t., Ngôn ngữ số 2/1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về những tổ hợp gồm hai yếu tố trái nghĩa trong Tiếng Việt
9. Dương Kỳ Đức, 1986 - Từ điển trái nghĩa tiếng Việt. Hà Nội: Khoa học xã hội, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển trái nghĩa tiếng Việt
10. Hà Minh Đức, 2000 – Nhà văn nói về tác phẩm, NXBGD, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn nói về tác phẩm
Nhà XB: NXBGD
11. Nguyễn Thiện Giáp, 1999 – T ừ v ự ng h ọ c ti ế ng vi ệ t, NXBGD, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng việt
Nhà XB: NXBGD
12. Hoàng Văn Hành, 2008 - Thành ng ữ h ọ c ti ế ng Vi ệ t, NXB Khoa học Xã hội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ học tiếng Việt
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
13. Nguyễn Thượng Hùng, Ngôn ngữ số 12/2005 – Thuộc nghĩa, trái nghĩa và đồ ng ngh ĩ a., Ngôn ngữ số 12/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuộc nghĩa, trái nghĩa và đồng nghĩa
14. Đinh Trọng Lạc, 2003 – 99 Phương tiện và Biện pháp tu từ tiếng việt, NXBGD, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 Phương tiện và Biện pháp tu từ tiếng việt
Nhà XB: NXBGD
15. Đinh Trọng Lạc, 1999 – Phong cách h ọ c ti ế ng vi ệ t, NXBGD, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng việt
Nhà XB: NXBGD
16. Nguyễn Lân Lân, 2000 – Từ điển từ và ngữ tiếng việt, NXBTPHCM, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển từ và ngữ tiếng việt
Nhà XB: NXBTPHCM
17. Nguyễn Lân, 2000 - Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam. Hà Nội: Khoa học xã hội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
18. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, 1978 - Thành ngữ tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ tiếng Việt
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
19. Nguyễn Lực, 2005 - Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt, NXB Thanh niên, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ đồng nghĩa tiếng Việt
Nhà XB: NXB Thanh niên
20. Đái Xuân Ninh, 1978 – Ho ạ t độ ng c ủ a t ừ ti ế ng vi ệ t, NXBKH và XHHN, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của từ tiếng việt
Nhà XB: NXBKH và XHHN

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w