1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt

68 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Tăng Cường Tiêu Thụ Sản Phẩm Hoa Quả Tươi Tại Công Ty Cổ Phần Phát Triển Sản Phẩm Việt
Tác giả Nguyễn Văn Thành
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Huyền
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 93,9 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VIỆT (9)
    • I, Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển (9)
      • 2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển (10)
      • II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tại công ty (11)
        • 1. Hội đồng quản trị (0)
        • 2. Ban giám đốc (12)
          • 2.1. Giám đốc (12)
          • 2.2. Phó Giám đốc (12)
        • 3. Hệ thống phòng ban (12)
          • 3.1. Phòng kinh doanh (12)
          • 3.2. Phòng kế toán (13)
          • 3.3. Phòng kho vận (13)
      • III. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm công ty (13)
        • 1. Môi trường bên trong công ty (14)
          • 1.1. Nguồn nhân lực trong công ty (14)
          • 1.2. Hệ thống kho tàng, bến bãi và trang thiết bị bảo quản (17)
        • 2. Môi trường kinh doanh bên ngoài (18)
          • 2.1. Môi trường kinh doanh khu vực và quốc tế (19)
          • 2.2. Môi trường kinh doanh quốc gia (20)
          • 2.3. Môi trường kinh doanh ngành (22)
      • IV. Những thành tựu của công ty cổ phần phát triển sản phẩm Việt đã đạt được (25)
        • 1. Đánh giá chung (27)
        • 2. Đánh giá công tác tiêu thụ theo từng loại sản phẩm (28)
        • 3. Đánh giá theo từng thị trường (32)
          • 3.1. Thị trường trong nước (32)
          • 3.2. Thị trường nước ngoài (34)
      • II. Những giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ mà công ty đã áp dụng (36)
        • 1. Chính sách phát triển sản phẩm (37)
        • 2. Xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối trong nước (40)
          • 2.1. Các đại lý tại các chợ đầu mối (41)
          • 2.2. Các đại lý tại các tỉnh thành (44)
          • 2.3. Quản trị hệ thống kênh phân phối (46)
        • 3. Những ưu nhược điểm (48)
          • 3.1. Ưu điểm (48)
          • 3.2. Nhược điểm (49)
  • CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VIỆT (27)
    • 1. Từ phía công ty (53)
    • 2. Từ phía bên ngoài công ty (65)
  • KẾT LUẬN (67)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VIỆT

Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

1, Khái quát chung về công ty

- Tên gọi công ty: Công ty cổ phần phát triển sản phẩm Việt

- Tên giao dịch đối ngoại: Viet Products Development J.S.C

- Tên viết tắt: VDP.JSC

- Trụ sở chính: Số 05 lô 01, phố Tây Kết, Phường Bạch Đằng, Quận Hai

Trong đó: Vốn bằng tiền của công ty : 5.000.000.000 đồng

Loại cổ phần phổ thông: 5.000 cổ phần

Cổ phần ưu đãi (nếu có): Không Mệnh giá cổ phần: 1.000.000 đồng.

+ xuất nhập khẩu hoa quả tươi,

+ Xuất nhập khẩu hàng công nghệ phẩm, dịch vụ vận tải hàng hoá + Mua bán, chế biến các mặt hàng thuỷ hải sản, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ nhà nghỉ và các dịch vụ liên quan đến khu du lịch

+ Mua bán các loại rượu bia, thuốc lá nước giải khát…

2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần phát triển sản phẩm Việt có tiền thân là công ty TNHH Thương Mại Quốc tế Thành Phát, được thành lập từ những năm đầu thế kỷ

21 Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 2.000 triệu đồng Đâylà một trong những công ty đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hoa quả ở Việt Nam Qua gần 10 năm hoạt động, mặc dù đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong xây dựng và phát triển công ty nhưng công ty vẫn đặt được những thành tựu to lớn như: thu mua, phân phối sản phẩm rau quả tươi tới mọi người dân trong cả nước, thiết lập và duy trì các mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều đối tác trong và ngoài nước, bên cạnh đó công ty cũng đạt được những thành công to lớn trong việc quảng bá sản phẩm Việt tới người tiêu dùng nước ngoài Những khách hàng nước ngoài có quan hệ lâu năm với công ty như Yantai Rongfeng Foodstuffs Co.,Ltd – Trung Quốc, Qingdao Evergreat Enterprices Co., Ltd – Trung Quốc Đứng trên giác độ là người phân phối sản phẩm rau quả nhập từ nước ngoài tới người tiêu dùng trong nước thì công ty có mối liên hệ mật thiết với tập đoàn rau quả LC group (Mỹ), Vanguard International INL - Mỹ, Wee Heng Hup Kee Pte Ltd - Singapore, Tiparung Limited Partnership – Thai Land.

Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hoa quả công ty luôn đạt những thành tựu tốt trong kinh doanh, duy trì được mối quan

Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh

Phòng kho vận hệ bạn hàng tin cậy với nhiều đối tác và khách hàng Vốn điều lệ của công ty liên tục tăng từ 2.000 triệu đồng năm 2000 lên 3.500 triệu đồng năm 2004, và 5.000 triệu đồng năm 2006 Nhưng đứng trước thách thức của sự hội nhập quốc tế, để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình công ty đã quyết định đổi sang mô hình công ty cổ phần với số vốn góp là 5 tỷ đồng Với mục tiêu là duy trì hiệu quả kinh doanh trong mảng truyền thống, đa dạng hoá kinh doanh sang lĩnh vực khác như kinh doanh nhà hàng, khách sạn…VDP đã và đang từng bước khẳng định mình trên thị trường hoa quả trong nước và dần trở thành một hình ảnh đẹp trong mắt bạn bè, đối tác nước ngoài.

II Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tại công ty

Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, được mô tả trong sơ đồ dưới đây:

Bảng 1: Sơ đồ tổ chức của công ty

Hội đồng quản trị là người có trách nhiệm điều hành cao nhất ở Công ty. Công ty có một đặc điểm là tất cả các cổ đông sáng lập của công ty đều là thành viên hội đồng quản trị Đứng đầu Hội đồng Quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị là người ra quyết định cuối cùng đối với những quyết định vượt thẩm quyền của Giám đốc, Hội đồng quản trị cũng có thể bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức các chức danh như: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trên cơ sở điều lệ của công ty và những quy định của pháp luật liên quan.

Vừa là người đại diện theo pháp luật cho công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty, vừa là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty.

Là người giúp đỡ chia sẻ công việc và trách nhiệm cho giám đốc, được Giám đốc phân công uỷ quyền thay mặt Giám đốc quyết định và điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty

- Quản lý các hoạt động kinh doanh của Công ty và báo cáo trực tiếp với Ban Giám đốc về tình hình kinh doanh của Công ty Đồng thời phòng kinh doanh cũng là phòng liên hệ trực tiếp với khách hàng.

- Theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua bán của Công ty, theo dõi tình hình nhập - xuất hàng, theo dõi các thông tin về hàng hoá, giá cả.

- Phụ trách việc làm các thủ tục thông quan cho hàng hoá xuất- nhập khẩu.

- Xuất hoá đơn bán hàng cho khách hàng mua hàng của Công ty

- Tổ chức bán và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.

- Đứng đầu là kế toán trưởng.

- Có chức năng tham mưu cho ban Giám đốc Công ty về công tác hạch toán kế toán, tình hình tài chính của công ty.

- Kịp thời cập nhật các văn bản pháp quy về kế toán và thống kê.

- Quản lý việc hạch toán kế toán tại công ty theo đúng các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

- Quản lý việc sử dụng các quỹ trong Công ty.

- Hàng tháng, hàng quý, hàng năm lập các báo cáo thuế cho cơ quan thuế.

- Tổ chức lập báo cáo tài chính định kỳ trình lên Ban Giám đốc và các cơ quan chức năng, đồng thời chịu trách nhiệm về số liệu sổ sách, báo cáo đã lập.

- Tổng hợp, phân loại, dự trữ các chứng từ kế toán.

- Lập báo cáo tài chính theo đúng quy định của Pháp luật.

- Phân tích tình hình hoạt động Công ty nhằm đưa ra biện pháp tối ưu nhất cho công tác quản lý tại công ty.

- Phòng kho vận có chức năng điều phối hàng hoá, tập hợp chứng từ xuất nhập kho chuyển về phòng kế toán.

- Báo cáo với Ban Giám đốc số lượng hàng nhập - xuất- tồn hàng ngày và phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu để hàng hoá bị mất mát, hư hỏng do nguyên nhân chủ quan gây ra.

- Có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc công nhân làm việc tại kho.

- Tổ chức bố trí xe chở hàng hoá.

III Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm công ty

1 Môi trường bên trong công ty

1.1 Nguồn nhân lực trong công ty

Nhân sự là một bộ phận không thể thiếu trong một tổ chức, nó quyết định sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bởi nếu chỉ có nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và nguồn tài chính mà không có bàn tay và trí tuệ con người thì cũng trở thành vô tri vô giác không có tác dụng gì, không mang lại hiệu quả kinh tế được Do đó, đội ngũ nhân viên, cán bộ cần phải có trình độ quản lý và phong cách quản lý chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trên thương trường, khả năng quyết đoán và khả năng xây dựng những êkíp làm việc hiệu quả, tạo ra một lực lượng lao động, quản lý hiệu quả cho công ty, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và công ty nói riêng.

Với phương châm “đưa sản phẩm tốt nhất và nhanh nhất đến với khách hàng, vượt mọi khoảng cách về không gian và thời gian” công ty tiến hành hoạt động của mình thông qua việc xuất nhập khẩu các Contener, thực hiện giao hàng khối lượng lớn đến các đại lý Do đó bên cạnh đội ngũ nhân viên văn phòng thì công ty còn đặc biệt chú ý đến đội ngũ công nhân- những người thực hiện công tác bốc dỡ, vận chuyển,… đảm bảo tiết kiệm thời gian, giao hàng đúng số lượng, chất lượng.

Mặt khác do đặc thù của mặt hàng hoa quả tươi với những yêu cầu về chất lượng sản phẩm, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm… nên đội ngũ công nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sơ chế các sản phẩm hư, hỏng do quá trình vận chuyền, tránh tình trạng hư hỏng lan truyền sang các sản phẩm lân cận Điều này quyết định lớn đến việc sản phẩm công ty cung cấp ra thị trường có đảm bảo chất lượng và đáp ứng các yếu cầu của đối tác và người tiêu dùng hay không?

Với phương thức thu mua trái cây ngay tại vườn thầu, ngay từ những ngày đầu hoạt động công ty đã đặt các quan hệ hợp đồng thu mua khối lượng lớn với bà con trồng vải thiều Lục Ngạn- Bắc Giang, Thanh Long- BìnhThuận…Hàng năm khi tới mùa trái chín, đến độ thu hoạch thì công ty cử nhân viên thu mua trực tiếp xuống mua, thu gom trái chín của bà con nông dân rồi đóng vào thùng cây để tiến hành xuất khẩu hay phân phối trực tiếp đến các đại lý Để nhằm đảm bảo tiến độ cũng như về mặt số lượng hàng hoá,công ty có liên hệ với những người thu gom ở địa phương và tiến hành ký “ hợp đồng cung cấp nguyên tắc” có xác nhận của địa phương Cùng với sự chỉ đạo của người giám sát và sự hỗ trợ nhân dân địa phương thì người công nhân của công ty là người trực tiếp thu gom, xác định chất lượng, thẩm định độ an toàn thực phẩm… và quan trọng hơn nữa họ là những người đầu tiên phân loại sản phẩm ngay tại điểm thu mua: nhóm sản phẩm quả loại to, loại nhỏ,nhóm sản phẩm đẹp mã là cơ sở quan trọng cho hội đồng quản trị xác định giá bán cho từng nhóm sản phẩm và đích đến cho sản phẩm đó là xuất khẩu,bán lẻ hay giao cho đại lý Cùng với sự phát triển của mình công ty nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của người công nhân Do đó trong những năm gần đây với sự mở rộng quy mô, tăng vốn điều lệ thì hệ thống nhân sự trong công ty cũng được mở rộng hơn nhiều, đặc biệt là số công nhân Điều đó được thể hiện trong bảng dưới đây về cấu lao động trong công ty.

Bảng 2: Cơ cấu lao động trong công ty

Năm So sánh 03/02 So sánh 04/03 So sánh 05/04

NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VIỆT

Từ phía công ty

+ Công ty cần xây dựng một nội quy làm việc chặt chẽ hơn về giờ giấc làm việc của nhân việc trong công ty Mạnh dạn áp dụng các chương trình từ khiển trách, phạt tiền đến kỷ luật, buộc thôi việc đối với các nhân viên vi phạm quy định cũng như có thái độ làm việc không đúng Tiến tới việc xây dựng và thực hiện nội quy làm việc áp dụng cho tất cả các đối tượng trong công ty, các chế độ đãi ngộ, khuyến khích, thưởng… được áp dụng dựa trên cơ sở hoàn thành công việc và mức độ cống hiến cho công ty không căn cứ vào mối quan hệ họ hàng hay quen biết…Từ đó công ty có một hệ thống nội quy mang tính chuyên nghiệp không còn sự ảnh hưỏng giữa công và tư là cơ sở để hình thành và xây dựng một nền văn hoá trong công ty Công ty cũng đã nhận thấy xây dựng nền văn hoá trong doanh nghiệp là điều thực sự cần thiết để công ty có thể đứng vững đồng thời khẳng định cho mình những chỗ đứng trên thị trường Tạo dựng một hình ảnh công ty với những nét đặc trưng riêng thể hiện trong cung cách làm việc của từng nhân viên, thể hiện một tính chuyên nghiệp cao, tạo những ấn tượng tốt đẹp trong suy nghĩ của đối tác và bạn hàng…

+ Tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công nhân trong công ty Điều này là một điều quan trọng bậc nhất trong việc nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như trình độ công nhân trong công ty Bởi vì trên thực tế có hơn 70% số lượng công nhân và nhân viên văn phòng của công ty là được tuyển dụng dựa trên các mối quan hệ quen biết hay họ hàng Vì thế khi vào làm việc thì họ chỉ được đào tạo về những kỹ năng cơ bản về sơ chế sản phẩm, kỹ thuật cơ bản trong việc sử dụng các máy móc thiết bị bảo quản.

Do đó mặc dù có sử dụng các thiết bị bảo quản nhưng do thực hiện không tuân thủ đúng quy trình hay thực hiện trong các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng chưa đúng… nên chất lượng các sản phẩm bảo quản không đạt được đúng như yêu cầu Ví dụ: táo nguyên thùng nếu để trong kho lạnh với điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp thì có thể đảm bảo tươi mới trong khoảng từ 5-6 tháng nhưng thực tế ở công ty sản phẩm mới bảo quản được trên 3 tháng đã có hiện tượng thấm quả, hay trái héo…Do đó tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức vừa nhằm nâng cao trình độ của công nhân viên vừa góp phần tránh được những lãng phí thông qua việc khai thác tối đa nguồn lực hiện có của máy móc thiết bị.

+ Thường xuyên tổ chức cập nhật và phổ biến các văn bản pháp quy cho đội ngũ nhân viên quản lý trong công ty Nhân viên văn phòng của công ty được tuyển chọn kỹ lưỡng, hầu hết đều có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên Họ làm việc tương đối hiệu quả, ít mắc lỗi Nhưng trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều biến động cũng như hệ thống luật pháp hiện nay thường xuyên có những văn bản luật, hướng dẫn thi hành luật thì việc thường xuyên cập nhật và phổ biến các văn bản luật là thực sự cần thiết để tránh những sai sót trong việc giao kết hợp đồng hay các hoạt động kinh doanh của công ty cho hợp pháp Do đó công ty nên thường xuyên có các chương trình tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, mời các chuyên gia pháp luật về để phổ biến cập nhật các văn bản pháp quy, các quy chế… mới của pháp luật.

+ Hướng tới xây dựng một bộ máy quản trị chuyên nghiệp, hiệu quả.

Với tiền thân là công ty TNHH Thành Phát khi phát triển lên thành công ty cổ phần thì bộ máy quản trị của công ty về cơ bản vẫn giữ nguyên như cũ bao gồm các thành viên vốn góp là anh em trong nhà là tành viên của hội đồng quản trị Điều này sẽ không tránh khỏi việc ra các quyết định cho công ty vẫn mang tính cảm tính, về cơ bản công ty vẫn hoạt động theo các cơ chế cũ, chưa có sự đổi mới nhiều trong tư duy Do đó yêu cầu đặt ra đó là xây dựng một bộ máy quản trị hiệu quat và chuyên nghiệp Tính chuyên nghiệp của bộ máy quản trị thể hiện thông qua tổng hợp các hoạt động kế hoạch hoá, tổ chức và kiểm tra sự kết hợp các yếu tố một cách có hiệu quả nhằm xác định và thực hiện mục tiêu cụ thể trong quá trình phát triển công ty Không dừng lại ở việc ra quyết định về giá bán, khối lượng bán, sản phẩm tiêu thụ…như trước kia mà bộ máy quản trị công ty cũng đưa ra những định hướng từ tổ chức, điều khiển để phối hợp và kiểm tra Đối với các nhà quản trị luôn cần có trong mình những kỹ năng quản trị như kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng quan hệ với con người, kỹ năng nhận thức chiến lược Đặc biệt đối với các nhà quản trị trong công ty đều xuất thân từ các nhà buôn bán lớn, sau đó góp vốn thành lập công ty thì điều quan trọng nhất với họ khi trở thành những nhà quản trị cấp cao đó là nhận thức chiến lược Bởi vì khi quy mô của công ty đã được mở rộng thì những yêu cầu khi ra quyết định cho công ty không chỉ dừng lại ở những hợp đồng buôn bán nữa mà những quyết định đó có liên quan đến những cơ hội cũng như thách thức của công ty trong tương lai Do đó kỹ năng nhận thức chiến lược thể hiện tầm nhìn, tính nhạy cảm và bản lĩnh chiến lược của nhàQuản trị Mà những tố chất đó người quản trị chỉ có thể hình thành được từ tri thức, kinh nghiệm, nghệ thuật và bản lĩnh của mình Môi trường kinh doanh càng rộng mở và biến động bao nhiêu thì càng cần các nhà quản trị có kỹ năng nhận thức chiến lược bấy nhiêu Do đó cùng với sự vận động và phát triển của công ty các nhà quản trị trong công ty phải đặc biệt tích luỹ và nâng cao cho mình các kỹ năng quản trị đặc biệt là kỹ năng nhận thức chiến lược để nhanh nhạy hơn với những thay đổi của thị trường từ đó khai thác được những cơ hội phát triển cho công ty Tính chuyên nghiệp của bộ máy quản trị còn thể hiện trong phong cách quản trị kinh doanh Đó là tổng thể các phương thức ứng xử bao gồm lời nói, cử chỉ, thái độ, hành động… của nhà quản trị với khách hàng, đối tượng quản trị trong quá trình thực hiện các chức năng quản trị của mình Các cán bộ quản trị trong công ty có thể lựa chọn phong cách quản trị khác nhau như phong cách dân chủ, phong cách thực tế, phong cách tổ chức…Nhưng điều quan trọng là nhà quả trị trong công ty phải biết rèn giũa, lựa chọn sử dụng phong cách thích hợp với hoàn cảnh môi trường kết hợp các thói quen dám chịu trách nhiệm, suy nghĩ dám làm dám chịu, nghệ thuật ứng xử với cấp dưới, nghệ thuật giao tiếp đối thoại… để làm tăng hiệu quả và hiệu lực quản trị kinh doanh Với chính những phong cách và nghệ thuật quản trị như thế nhà quản trị sẽ tạo ra một phong cách cư xử, một thái độ làm việc rất đặc trưng cho mình, là cơ sở để hình thành văn hoá doanh nghiệp Đó mới là một thành công lớn của nhà quản trị.

*Về hệ thống kho tàng bến bãi

+Cử nhân viên đi học tập, tiếp thu kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật mới để hoàn thiện hơn nữa công tác bảo quản, sơ chế hàng hoá…Có thể nói công tác bảo quản, sơ chế hàng hoá là một khâu quyết định đến chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường của công ty có đạt được các yêu cầu của thị trường hay không Mặt khác công tác bảo quản và sơ chế hàng hoá quyết định lớn đến việc số lượng sản phẩm hư hỏng nhiều hay ít, mức độ tươi mới của sản phẩm và thời gian tối đa cho phép lưu kho… Hiện nay công ty đã có đầu tư các trang thiết bị bảo quản như kho lạnh, nhà lạnh, máy sục Ozon…nhìn chung từ khi có các thiết bị này thì công ty cũng đã giảm thiểu được đáng kể khối lượng sản phẩm hư hỏng, đặc biệt là có thể bảo quản hàng tươi mới trong các điều kiện thời tiết không thuận lợi đặc biệt là vào mùa hè và mùa nồm… Tuy nhiên từ phía công ty cũng nhận thấy các trang thiết bị này chưa được sử dụng đúng theo quy trình do đó có hiện tượng thiết bị vẫn đảm bảo yêu cầu giữ tươi mới sản phẩm nhưng thời gian đảm bảo ngắn hơn so với định mức của thiết bị Do đó nhân viên công ty phải được học tập kỹ lưỡng về thao tác vận hành, về điều kiện thực hiện, về điều kiện bảo dưỡng…để đảm bảo máy móc thiết bị sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty tránh những lãng phí không đáng có Mặt khác, khoa học hiện nay bên cạnh các phương pháp sơ chế, bảo quản sản phẩm dựa vào máy móc thiết bị còn có các phương pháp thủ công rất hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí đầu tư máy móc thiết bị Bởi vậy công nhân viên của công ty nên thường xuyên được tham gia các buổi trao đổi kinh nghiệm, tham gia học tập các phương pháp sử dụng máy móc đúng quy trình…vừa nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các công nhân viên trong công ty vừa tăng hiệu quả hoạt động cho công ty vừa tăng tính hiệu quả cho hoạt động bảo quản trong công ty.

+ Tiếp tục mua mới đầu tư các trang thiết bị bảo quản, vận chuyển hiện đại Những bước đầu tư về công nghệ bảo quản của công ty trong những năm qua có thể được đánh giá là những quyết định khá táo bạo tuy nhiên với sự phát triển của thị trường với những yêu cầu ngày càng cao của thị hiếu người tiêu dùng đặc biệt trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt của các đối thủ trong nước và các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thì công ty phải đối mặt với các yêu cầu về đầu tư các trang thiết bị bảo quản, sơ chế hàng hoá Người tiêu dùng giờ đây có đủ sức mạnh để lựa chọn những nhà cung ứng mà họ cảm thấy phù hợp, họ cũng có thể gây sức ép để giảm giá thành nếu sản phẩm của chúng ta có những khuyết điểm Do vậy để có thể có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường cho công ty thì không còn cách nào khác công ty phải tạo dựng cho mình một hình ảnh công ty cung cấp những sản phẩm có chất lượng đảm bảo, phù hợp với những yêu cầu của thị trường Mà để có được điều đó thì việc đầu tư các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho các hoạt động bảo quản, vận chuyển là điều thực sự cần thiết.

*Về công tác quản trị doanh nghiệp

+ Xây dựng hạn mức đối với khách hàng, nếu thấy có biểu hiện bất thường như nợ quá hạn mức quy định mà không chuyển tiền trả ngay thì công ty phải ngừng cung cấp hàng và cử nhân viên xuống tận nơi để yêu cầu thanh toán, nếu không thanh toán có thể kiện ra toà Vẫn xuất phát từ thực tế các mối quan hệ bạn hàng của công ty là dựa trên sự quen biết hay họ hàng Vì thế có hiện tượng chiếm dụng vốn của công ty, nợ không trả hay dây dưa, chậm trễ trong việc trả nợ là điều không tránh khỏi Tuy nhiên công ty đã được phát triển lên một hình thức pháp lý mới hơn nữa việc chấp nhận có hiện tưọng chiếm dụng vốn như một điều không thể tránh khỏi là điều vô lý Do đó công ty phải cương quyết xây dựng hạn mức nợ đối với tất cả các khách hàng kể cả các bạn hàng rất thân thiết hay có quan hệ họ hàng Tuy nhiên vẫn cần có những chính sách khuyến khích đối với các bạn hàng thân thiết như chính sách giảm giá cước vận chuyển khi giao hàng số lượng lớn, ưu tiên xuất hàng trước cho các đại lý thân thiết…Điều đó vừa duy trì được những đối tác trung thành vừa giảm đến mức tối thiểu hiện tượng lợi dụng mối quan hệ chiếm dụng vốn của công ty.

+Công ty cũng cần đẩy nhanh vòng quay của vốn, vòng quay hàng tồn kho, tránh tình trạng vốn bị tồn đọng quá nhiều, hàng tồn kho quá nhiều dẫn đến hiệu quả kinh doanh kém Hoa quả là một nghành kinh doanh có tính chất mùa vụ do đó mặc dù hoạt động kinh doanh diễn ra trong suốt năm nhưng mỗi mùa vụ lại có một khối lượng hàng tồn kho khác nhau và có giá trị hàng tồn kho khác nhau Do đó để tính được số vòng quay hàng lưu kho chính xác và phản ánh đầy đủ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì vấn đề xử lý giá trong tính toán hết sức cần thiết Đối với công ty thì do tính mùa vụ của sản phẩm kinh doanh thì nên sử dụng mức tồn kho trung bình để tính giá trị hàng lưu kho.

+ Công ty cần chú ý đến việc xây dựng thương hiệu của mình, cần có những biện pháp cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, tính độc đáo của sản phẩm, giảm thiểu chi phí kinh doanh Chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp với công ty chủ yếu dựa trên những phân tích từ chiến lược phát triển của công ty là quảng bá sản phẩm Việt đến những nghiên cứu về nhu cầu thị trường, từ đó xác định vị thế cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp Thông qua đó tiến hành thiết kế thương hiệu của công ty bao gồm thiết kế tên gọi, thiết kế logo, thiết kế slogan…những hình tượng về công ty, chất lượng hàng hoá dịch vụ, cách ứng xử của công ty với khách hàng và cộng đồng được bao hàm trong thương hiệu Đối với công ty thương hiệu là tài sản vô hình, là phương tiện để tạo lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí Marketing, là điều kiện để công ty duy trì và thu hút khách hàng Bởi vậy trong xu thế hội nhập của nền kinh tế ngày nay nhất là trước thềm hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì việc xây dựng một hình ảnh thương hiệu vững chắc của công ty là rất quan trọng và cần thiết Gần đây công ty đã thiết kế được logo cho công ty tuy nhiên quá trình xây dựng và quản trị thương hiệu không chỉ dừng lại ở đó mà công ty nên tiến hành các hoạt động nhằm quảng bá và thiết kế những nội dung tiếp theo của quá trình quản trị thương hiệu nhằm nhanh chóng khẳng định vị trí của mình trên thị trường.

+ Quản lý chặt chẽ các nguồn thông tin giữa các đại lý, chi nhánh Công ty phải luôn thu nhập thông tin dưới mọi hình thức về thị trường như điều tra trung gian phân phối, điều tra trực tiếp người tiêu dùng cuối cùng và phải luôn bám sát vào các ứng xử và hành vi mua sắm của khách hàng Từ đó xác định được chính xác thói quen tiêu dùng của khách hàng tại các thị trường. Đó là cơ sở quan trọng để công ty có thể hoạch định chiến lược kinh doanh, xác định các thị trường mục tiêu cho từng loại sản phẩm Bên cạnh đó công ty cũng cần phải của nhân viên có trình độ và nghiệp vụ xuống các địa bàn để khảo sát và đánh giá tình hình thực tế, nhất là ở các thị trường xa Điều này bảo đảm công ty luôn có được những thông tin cụ thể nhất, chính xác nhất về nhu cầu thực tế cũng như tình hình kinh doanh của các đại lý.

* Về công tác quản trị tiêu thụ

+ Công ty nên tìm hiểu các thị trường khác để xuất khẩu trái Thanh long, nhu cầu về mặt hàng này ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ cũng rất lớn, không nên chỉ bó hẹp ở trhị trường Campuchia và Thái Lan Như nhận định của những nhà nghiên cứu kinh tế sản phẩm hoa quả nước ta đang yếu thế về mẫu mã với Trung Quốc, hạn chế về số lượng với nông sản của Thái Lan, thua xa về chất lượng so với hoa quả của Mỹ hay Úc… tuy nhiên nông sản Việt Nam vẫn có cái thế về hương vị riêng, đặc biệt là trái thanh long của vùng miền tây với vị ngọt đượm nhiều nước, trái lớn…đang là một tiềm năng xuất khẩu lớn Hiện tại công ty có xuất khẩu trái Thanh Long sang 2 thị trường chủ yếu là Thái lan và Campuchia, bên cạnh đó là một số đối tác ở Úc và Lào tuy nhiên khối lượng giao dịch hàng năm với các đối tác này là không lớn Trong khi trên thực tế nhu cầu về sản phẩm thanh long tại các thị trường này là rất lớn Do vậy giải pháp để công ty thúc đẩy tiêu thụ đó là tăng cường thiết lập các mối quan hệ bạn hàng để tiến đến mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long đồng thời đưa các sản phẩm đặc trưng Việt Nam như bưởi, mận,… xuất khẩu nhiều hơn nữa ra thị trường thế giới.

+ Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu của thị trường, bằng cách nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng công ty sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng từ đó dần chiếm lĩnh thị trường. Thực tế những năm gần đây cho thấy nhu cầu của thị truờng về hoa quả tươi tăng rất mạnh qua các năm, kèm theo đó là những biến đổi lớn trong thị hiếu của người tiêu dùng Tuy nhiên hoa quả là một sản phẩm được lựa chọn dựa nhiều trên cảm tính và dựa trên trào lưu của thị trường do đó thị hiếu người tiêu dùng có thể thay đổi mạnh do những thông tin liên quan đến an toàn thực phẩm hay công dụng sản phẩm Do vậy để tận dụng tối đa những cơ hội của thị trường đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro mà thị trường mang lại công ty cần thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường Đó cũng là những số liệu quan trọng để công ty có được chính sách dự trữ, chính sách bán hàng hợp lý, hiệu quả.

+ Công ty cần có sự phân đoạn thị trường, xác định thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu Chính công tác đó sẽ là tiền đề công ty xác định được vị thế của mình trên trên thị trường đồng thời có những chính sách phân phối hàng hoá hợp lý, hiệu quả Công ty phải không ngừng mở rộng các đại lý ở các tỉnh biên giới phía Bắc bao gồm Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái… Đây là các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với các địa phương của Trung Quốc rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá đường bộ có, đường biển có Như thực tế thị trường tiêu thụ nước ta những năm gần đây đã chứng minh người tiêu dùng nước ta đã có sự chấp nhận đối với hàng hoá của Trung Quốc Tuy vẫn còn những dấu hiệu nghi ngờ về chất lượng sản phẩm hay độ bền, tính an toàn của sản phẩm nhưng nhìn chung với những ưu thế về giá cả, mẫu mã thì hàng hoá Trung Quốc đang lẻn lỏi khắp thị trường nước ta và vẫn đang được đại đa số người tiêu dùng sử dụng Trong tương lai gần hàng hoá Trung Quốc vẫn cõ chỗ đứng trên thị trường do đó thiết lập những đại lý, văn phòng đại diện của công ty tại các tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc là xây dựng các điểm tiếp nhận hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc cho công ty nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển tính trong giá thành sản phẩm, đồng thời mở rộng mạng lưới phân phối hàng hoá của công ty.

+ Xác định chiến lược cạnh tranh của công ty Hiện nay công ty không chỉ gặp phải sự cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh từ trong nước mà còn cả những đối thủ từ nước ngoài, mỗi đối thủ có những điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt do đó đòi hỏi Công ty phải có những chiến lược cụ thể nghiên cứu đối phó về chiến lược, mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu của họ Công ty có thể thực hiện hoạch định chiến lược thông qua quy trình 8 bước gồm:

1 Phân tích dự báo môi trường bên ngoài

2 Xác định những yếu tố cơ hội, nguy cơ quan trọng nhất từ môi trường bên ngoài

3 Phân tích dự báo môi trường nội bộ công ty

4 Xác định những nhân tố điểm mạnh, điểm yếu quan trọng nhất từ môi trường nội bộ

5 Tìm hiểu quan điểm, triết lý nguyện vọng của nguời đứng đầu công ty

6 Xây dựng ma trận SWOT, từ ma trận này xây dựng các chiến lược

Từ phía bên ngoài công ty

Về phía người nông dân

Công ty cần đẩy mạnh phối hợp với người nông dân trong việc phòng trừ sâu hại, áp dụng các kỹ thuật mới trong việc giảm thiểu dư lượng chất bảo vệ thực vật trong hoa quả tươi Người nông dân cần được hiểu về vai trò các công tác đó để có ý thức đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh Do vậy, bên cạnh những nỗ lực từ phía công ty cũng rất cần sự hợp tác của người nông dân những người trực tiếp quyết định chất lượng sản phẩm Người nông dân cần phải được học tập và ứng dụng các công nghệ, phương pháp gieo trồng mới, những cách thức phun tưới, sử dụng thuốc trừ sâu, chất kích thích cho cây trồng Đó là điều quyết định lớn đến chất lượng sản phẩm và liên quan trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng, người sản xuất và của người cung ứng

Về phía các đại lý

Công ty cần phải thể hiện rõ ràng rằng mối quan hệ giữa VDP và các đại lý là mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, cùng hướng tới những lợi ích nhất định cho từng bên Do đó các đại lỹ cũng cần biết về những nhiệm vụ cùng như trách nhiệm của họ đối với công ty Đó là sự tôn trọng lẫn nhau, không dựa dẫm, lợi dụng mối quan hệ hợp tác đó.

Về phía các cơ quan thuộc ngành và liên ngành

Hoa quả tươi là một bộ phận của kinh tế nông nghiệp Vì thế sự thành công của mặt hàng hoa quả tươi trên thị trường không chỉ ảnh hưởng đến người gieo trồng, người phân phối mà còn ảnh hưởng tới cả sự phát triển của ngành cũng như hình ảnh của sản phẩm Việt trên thị trường trong nước và thế giới Do đó, trước những yếu điểm tồn tại của trái cây Việt Nam thì trách nhiệm đi tìm những giải pháp để khắc phục những yếu điểm đó là không của riêng ai Trong đó các cơ quan thuộc ngành và liên ngành là những nhà quản lý vĩ mô cung cấp những định huớng, những cách thức cụ thể để tìm một hướng mới cho hoa quả Việt Đó có thể là những hội thảo bàn về các cách gieo trồng mới, những biện pháp cải tạo đất, những phương án trồng thử nghiệm, hay những kỹ thuật bảo quản, sơ chế… Bên cạnh đó các cán bộ cơ quan ngành nông nghiệp cũng cần nghiên cứu để biết được rằng yếu điểm của trái cây Việt Nam là gì, do đâu mà có những yếu điểm ấy, từ đó mới hình thành và phổ biến được những biện pháp làm giảm những yếu điểm đó

Với tất cả những nỗ lực từ phía người nông dân gieo trồng, từ những công ty phân phối đến sự giám sát chỉ đạo của các cơ quan thuộc ngành và những cơ quan liên ngành thì chắc chắn trong tương lai không xa, trái câyViệt Nam sẽ sớm khắc phục những yếu điểm tồn tại và khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tế

Ngày đăng: 21/06/2023, 19:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Cơ cấu lao động trong công ty - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 2 Cơ cấu lao động trong công ty (Trang 16)
Bảng 3: chi phí vận chuyển bốc dỡ - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 3 chi phí vận chuyển bốc dỡ (Trang 18)
Bảng 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 25)
Bảng 5: Mức tăng doanh thu qua các năm - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 5 Mức tăng doanh thu qua các năm (Trang 27)
Bảng 6 : Doanh thu từng loại mặt hàng - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 6 Doanh thu từng loại mặt hàng (Trang 28)
Bảng 7: Tỷ trọng doanh thu qua các năm - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 7 Tỷ trọng doanh thu qua các năm (Trang 28)
Bảng 8: Số lượng tiêu thụ các mặt hàng qua các năm - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 8 Số lượng tiêu thụ các mặt hàng qua các năm (Trang 33)
Bảng 11: Đơn giá từng mặt hàng - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 11 Đơn giá từng mặt hàng (Trang 38)
Bảng 12: Doanh thu theo từng mặt hàng - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 12 Doanh thu theo từng mặt hàng (Trang 39)
Bảng 13:  sơ đồ kênh phân phối công ty - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 13 sơ đồ kênh phân phối công ty (Trang 40)
Bảng 16: Mức tiêu thụ sản phẩm tại Vinh - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 16 Mức tiêu thụ sản phẩm tại Vinh (Trang 44)
Bảng 17: Mức tiêu thụ tại Đông Hới - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 17 Mức tiêu thụ tại Đông Hới (Trang 44)
Bảng 18: Mức tiêu thụ sản phẩm tại Đà Nẵng - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 18 Mức tiêu thụ sản phẩm tại Đà Nẵng (Trang 45)
Bảng 19: Mức tiêu thụ tại Cần Thơ đại lý Nguyễn Thị Kim Giang - Giải pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm hoa quả tươi tại  công ty cổ phần phát triển sản phẩm việt
Bảng 19 Mức tiêu thụ tại Cần Thơ đại lý Nguyễn Thị Kim Giang (Trang 45)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w