Chng I Tham ®Þnh tµi chÝnh dù ¸n ®aµu t cu ngaan hµng thng m¹i 1LuËn v¨n tèt nghiÖp Bé m«n Kinh tÕ §Çu t LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài ch[.]
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁCH KHOA
Tình hình hoạt động kinh doanh thời gian qua của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa
Ngày 4/6/2002, Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bách Khoa được thành lập Kể từ đó đến nay, Chi nhánh không ngừng phát triển và đã đạt được những thành tựu đáng kể
Bảng 1: Thống kê huy động vốn: Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Tiền gửi của dân cư 38 72,7 196
1.1 Tiền gửi không kỳ hạn 1 0,2 25
2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
2.1 Tiền gửi không kỳ hạn 31,8 62 102,9
Bảng 2: Thống kê hoạt động tín dụng: Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Dư nợ doanh nghiệp nhà nước 49,02 23,8 44,079
2 Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh 15,45 53,4 67,086
3 Dư nợ hộ gia đình, cá thể 5,765 9,3 16,545
Bảng 3: Kết quả tài chính: Đơn vị: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm2006
Doanh số cho vay của Chi nhánh tăng 138 tỷ đồng so với năm 2003 Trong đó: Chủ yếu là doanh số cho vay ngắn hạn, đạt 152 tỷ đồng và chiếm 94% doanh số cho vay Cho vay trung hạn đạt doanh số 8 tỷ đồng, chiếm 6% tổng doanh số cho vay, còn lại là cho vay tiêu dùng đạt doanh số 3,6 tỷ đồng.
Do xác định đúng hướng đầu tư: mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp nhà nước, chú trọng đến các phương án kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển cho vay hộ sản xuất và cho vay tiêu dùng nên số khách hàng đến quan hệ tín dụng trong năm 2004 tăng đáng kể so với năm trước Đến 31/12/2004, Chi nhánh đã có tổng số 113 khách hàng đang quan hệ tín dụng, trong đó: 5 khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, 20 khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 87 khách hàng hộ sản xuất và cá nhân.
Doanh số thu nợ trong năm 2004 của chi nhánh đạt 107,7 tỷ đồng, phần lớn các khoản nợ đến hạn đều được thu đầy đủ cả gốc và lãi Dư nợ Của chi nhánh đến 31/12/2004 đạt 70,2 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch được giao và tăng 52,8% so với cùng kì năm trước, có mức tăng trưởng 300%.
Kết cấu dư nợ của Chi nhánh đến 31/12/2004 chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, chiếm đến 92% tổng dư nợ còn dư nợ trung hạn chỉ chiếm 8% Về thành phần dư nợ:
Doanh nghiệp nhà nước chiếm 69,8% tổng dư nợ của Chi nhánh, trong đó dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 10,2% (tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị và phương tiện vận tải phục vụ sản xuất).
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 22% trên tổng dư nợ và 100% dư nợ có tài sản thế chấp (đảm bảo bằng bất động sản, động sản và tài sản hình thành từ vốn vay)
Dư nợ của hộ sản xuất và các cá nhân chiếm 8,2% tổng dư nợ tại Chi nhánh, trong đó dư nợ có đảm bảo bằng tài sản chiếm 69% bao gồm: 100% dư nợ cầm cố có tài sản bảo đảm, 100% dư nợ hộ sản xuất có tài sản đảm bảo và 9% cho vay tiêu dùng có tài sản dảm bảo
Nhìn chung đến 31/12/2004, dư nợ của Chi nhánh là tương đối lành mạnh, không có nợ quá hạn và dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 35% tổng dư nợ.
Tổng dư nợ của Chi nhánh đạt 86,749 tỷ đồng, đạt 98,5% kế hoạch đề ra và có tốc độ tăng trưởng so với năm 2004 là 21,3% Trong đó: Dư nợ nội tệ đạt 75,912 tỷ đồng, chiếm 87,5% tổng dư nợ và tăng 55% so với năm 2004 Dư nợ ngoại tệ quy đổi đạt 10,837 tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng dư nợ của Chi nhánh.
Tổng doanh số cho vay năm 2005 đạt 285,084 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2004 Tổng doanh số thu nợ đạt 269,8 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2004.
Dư nợ phân theo thời gian cho vay: Dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh đạt 71,132 tỷ đồng, chiếm 82% tổng dư nợ Dư nợ trung hạn đạt 15,617 tỷ đồng, chiếm 18% tổng dư nợ của Chi nhánh.
Dư nợ theo thành phần kinh tế: Doanh nghiệp nhà nước có số dư nợ 23,8 tỷ đồng tại Chi nhánh, chiếm 27% tổng dư nợ và giảm 6% so với năm 2004. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số dư nợ 53,477 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2004, chiếm 62% tổng dư nợ của Chi nhánh và đạt tốc độ tăng trưởng 32% Hộ sản xuất và cá nhân có số dư nợ 9,377 tỷ đồng, chiếm 11% tổng dư nợ và tăng 1% so với năm 2004.
Về thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay: Tổng dư nợ có tài sản đảm bảo tại Chi nhánh đạt 68,4 tỷ đồng, chiếm 79% tổng dư nợ Trong đó: Dư nợ ngắn hạn là 53,3%, chiếm 78% trong tổng dư nợ có tài sản đảm bảo và dư nợ trung hạn là 15,1 tỷ đồng chiếm 22% trong tổng dư nợ có tài sản đảm bảo Dư nợ không có tài sản đảm bảo đạt 18,3 tỷ đồng, chiếm 21% trong tổng dư nợ tại Chi nhánh So với năm 2004, tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo đã tăng 40,5%.
Nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,4% tổng dư nợ tại Chi nhánh (nợ phân nhóm
3 của 1 hộ sản xuất vay vốn ngắn hạn).
Dư nợ của Chi nhánh đạt 127,7 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch So với năm
2005, đã tăng 40 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 46%.Trong đó: Doanh số cho vay trong năm đạt 257,993 tỷ đồng Doanh số thu nợ trong năm đạt 217,090 tỷ đồng Dư nợ nội tệ là 105 tỷ đồng, chiếm 82,2% tổng dư nợ và tăng 29 tỷ đồng so với năm 2005 Dư nợ ngoại tệ quy đổi là 22,7 tỷ đồng, chiếm17,8% tổng dư nợ
Dư nợ phân theo thời gian: Dư nợ ngắn hạn đạt 105,596 tỷ đồng, chiếm 82,6% tổng dư nợ và tăng 0,6% so với năm 2005 Dư nợ trung hạn đạt 22,114 tỷ đồng, chiếm 17,4% tổng dư nợ, giảm 7,6% so với kế hoạch và giảm 0,6% so với năm 2005
Dư nợ phân theo thành phần kinh tế: Doanh nghiệp nhà nước vay 44,1 tỷ đồng chiếm 34,5% tổng dư nợ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay 66,8 tỷ đồng, chiếm 52,3% tổng dư nợ và đạt tốc độ tăng trưởng 25% so với năm
Thực trạng chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa
1.Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư:
Bất kì một dự án nào dù soạn thảo kĩ lưỡng đến đâu đi nữa nhưng nếu không được tổ chức thẩm định thì dự án ấy chưa đủ độ tin cậy và sức thuyết phục để tiến hành dự án Bởi vì cho dù dự án được chuẩn bị kĩ lưỡng đến mấy cũng mang tính chủ quan của người lập dự án, bởi khi lập dự án thì người lập thường đứng trên quan điểm của chủ đầu tư hay là đứng ở góc độ hẹp để nhìn nhận vấn đề Do vậy để đảm bảo khách quan thì cần phải thẩm định, bởi thẩm định dự án được coi là việc phản biện của việc lập dự án, là một bước quan trọng của giai đoạn chuẩn bị dự án sau khi kết thúc bước soạn thảo dự án. Thẩm định dự án đầu tư cho ta một cái nhìn khách quan hơn với tầm nhìn rộng hơn trong cách đánh giá và nhìn nhận các vấn đề, lúc này chủ thể thẩm định ít bị chi phối bởi các lợi ích trực tiếp của dự án mà điều họ quan tâm hơn đấy chính là xem xét dự án trên phương diện của cả cộng đồng.
Trong quá trình soạn thảo không tránh khỏi những sai xót, các vấn đề mâu thuẫn nhau, thiếu logic, các sơ hở,… gây tranh chấp giữa các bên Lúc này thẩm định nhằm phân rõ quyền hạn và nghĩa vụ các bên tham gia trong quá trình thực hiện dự án.
Có thể thấy rằng thẩm định dự án đầu tư là cần thiết giúp cho việc đánh giá chính xác hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế-xã hội của việc đầu tư, ngăn ngừa và hạn chế bớt các rủi ro, tránh gây thất thoát, không thu hồi được vốn đầu tư, gây thiệt hại lớn cho chủ đầu tư, nhà tài trợ cũng như cho xã hội Kết quả thường thấy ở các dự án đầu tư không được thẩm định kỹ lưỡng là kỹ thuật lạc hậu, công nghệ lỗi thời, máy móc thiết bị thiếu đồng bộ, thời gian xây dựng kéo dài, thiếu vốn xây dựng cơ bản, nguồn nguyên vật liệu cung cấp thiếu đảm bảo về số lượng và chất lượng, không có thị trường tiêu thụ, gây ô nhiễm môi trường,…
2 Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa:
2.1 Quy trình và phương pháp thẩm định ở Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa:
2.1.1 Quy trình thẩm định ở Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nhu cầu của khách hàng
Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
Thu thập, xử lý, phân tích và đánh giá thông tin.
Lập tờ trình thẩm định
Giám đốc quyết định cho vay
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa đã không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định đặc biệt là công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư Chính vì vậy mà quy trình thẩm định dự án cũng ngày càng hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính nói riêng cũng như thẩm định dự án đầu tư nói chung Cụ thể, quy trình thẩm định dự án đầu tư của Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa được thực hiện thông qua các bước như sau:
2.1.1.1 Phòng kinh doanh tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn: Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cung cấp những thông tin về khách hàng, các quy trình của ngân hàng mà khách hàng phải đáp ứng về điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ cần thiết để được ngân hàng cho vay vốn Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đối chiếu và tiếp nhận hồ sơ.
Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tín dụng báo cáo trưởng phòng tín dụng và tiếp tục tiến hành các bước trong quy trình Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng hoàn thiện tiếp hồ sơ.
2.1.1.2 Thu thập, xử lý, đánh giá và phân tích thông tin:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ dự án, cán bộ thẩm định tiến hành thu thập các thông tin có liên quan đến dự án, đồng thời sắp xếp lại các thông tin và áp dụng các biện pháp đối chiếu, so sánh để xử lý, đánh giá, phân tích một cách có hệ thống các thông tin.
Công việc thẩm định được Tổ thẩm định và Phòng tín dụng đảm nhận, ở đây sẽ tiến hành phân tích tính hợp lý của hồ sơ vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, phân tích dự án, trực tiếp theo dõi, quản lý việc cho vay, thu hồi cả gốc lẫn lãi và kiểm tra định kỳ đề phòng rủi ro.
2.1.1.4 Lập tờ trình thẩm định:
Tuỳ theo mức độ và quy mô của dự án mà cán bộ thẩm định sẽ lập tờ trình thẩm định dự án đầu tư ở mức độ chi tiết khác nhau Với các nội dung chủ yếu như: giới thiệu về doanh nghiệp vay vốn, tóm tắt về dự án và đưa ra kết quả thẩm định.
2.1.1.5 Giám đốc xét duyệt cho vay dự án:
Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra tất cả hồ sơ và tờ trình thẩm định do trưởng phòng tín dụng trình và chỉ được phép phê duyệt khoản vay khi khoản vay thuộc quyền phán quyết và khi khách hàng, dự án đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Trong trường hợp dự án vượt thẩm quyền quyết định của Giám đốc chi nhánh thì sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ lên cấp trên xem xét và giải quyết.
2.1.2 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư ở Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa:
Việc thẩm định dự án đầu tư ở Chi nhánh ngân hàng nông nghịêp và phát triển nông thôn Bách Khoa được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng nội dung cụ thể của dự án đang xem xét Những phương pháp mà ngân hàng áp dụng là: phương pháp so sánh các chỉ tiêu, phương pháp thẩm định theo trình tự và phương pháp nhân tích độ nhạy của dự án,… Tuỳ theo từng dự án cụ thể mà cán bộ thẩm định có thể sử dụng một phương pháp hay kết hợp các phương pháp khác với nhau để tiến hành thẩm định dự án đầu tư.
2.1.2.1 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu: Đây là phương pháp đơn giản và thường được cán bộ thẩm định áp dụng khá phổ biến trong quá trình thực hiện thẩm định dự án Khi sử dụng phương pháp này thì cán bộ thẩm định dựa vào các dự án tương tự đang thực hiện để làm căn cứ so sánh Các chỉ tiêu chủ yếu sau đây thường được sử dụng làm căn cứ so sánh:
Các qui chuẩn, tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng, điều kiện tài chính, công nghệ và thiết bị trong các quan hệ chiến lược đầu tư quốc qia, quốc tế.
Tiêu chuẩn cho loại sản phẩm mà thị trường đòi hỏi.
Các chỉ tiêu tổng hợp về cơ cấu vốn đầu tư và suất đầu tư.
Các định mức về sản xuất và tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng, của ngành theo định mức kinh tế-kỹ thuật hiện hành.
Các hiệu quả về đầu tư và định mức về tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của ngành.
Trong quá trình sử dụng phương pháp này để thẩm định cần tranh thủ tham khảo ý kiến đóng góp của các cơ quan có liên quan, các chuyên gia kể cả trong lĩnh vực cũng như ngoài lĩnh vực nhằm tránh khuynh hướng cứng nhắc trong so sánh, đối chiếu.
Đánh giá chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa
Là người bỏ vốn đầu tư, luôn ý thức đầy đủ hoạt động kinh doanh tiền tệ- tín dụng tiềm ẩn trong nó nhiều rủi ro do đó Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa rất coi trọng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư Qua nghiên cứu thực tế tại Chi nhánh đồng thời căn cứ vào những chính sách, cơ chế hiện hành đang được áp dụng nhìn chung công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư được Chi nhánh đặc biệt coi trọng và đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, bên cạnh đó còn những hạn chế cần được khắc phục và giải quyết.
1 Một số thành tựu đạt được:
Một là, công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư được Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa rất coi trọng trong xét duyệt cho vay Quy trình thẩm định tài chính của Chi nhánh được coi là một quy trình tương đối chặt chẽ và có tính khoa học, các bước xét duyệt một món vay có mối quan hệ chặt chẽ và có thể bổ sung cho nhau Do công tác thẩm định tài chính được tiến hành nghiêm túc nên thời gian qua gần như không phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi chủ yếu là nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn Trong thời gian hoạt động, Chi nhánh đã tạo ra được uy tín trong quan hệ với khách hàng và với các ngân hàng bạn, các tổ chức trong và ngoài nước nên các tổ chức đã mạnh dạn rót vốn cho các dự án thông qua Chi nhánh là người bảo lãnh.
Hai là, Chi nhánh cũng đã chú ý đến phân tích ngành-lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh Vì không một cán bộ thẩm định nào có thể hiểu tường tận về mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực nên Chi nhánh đã thực hiện chuyên môn hoá lĩnh vực cho vay và giao dịch, mỗi một cán bộ phụ trách một số doanh nghiệp nhất định Với những dự án đầu tư xin vay, cán bộ thẩm định đã đi sâu kiểm tra, xem xét mọi phươmg diện của dự án từ đó tiến hành phân tích, đánh giá kỹ càng để đưa ra kết luận cuối cùng là có đầu tư hay không Xuất phát từ đây mà cán bộ thẩm định đưa ra kỳ hạn nợ sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh đồng thời bám sát và kiểm tra đôn đốc thu nợ đạt kết quả tốt Các cán bộ thẩm định đã dần dần xâm nhập vào thị trường, bám sát các đơn vị kinh tế cơ sở, giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính của Chi nhánh tương đối dồi dào, các nguồn thông tin được khai thác hiệu quả nên chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh không ngừng được nâng cao Trong quá trình thẩm định tài chính, cán bộ thẩm định luôn chú trọng đến việc phân tích và đánh giá mức độ tổng hợp vốn, thời điểm rót vốn của dự án để nguồn vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất- đặc biệt là đối với các dự án cần nhiều ngoại tệ Năng lực mà đặc biệt là khả năng quản lý, khả năng sản xuất kinh doanh, tư cách của khách hàng cũng đã được Chi nhánh chú ý tới, các khoản tín dụng lớn thường được phê duyệt với những khách hàng có đủ năng lực và uy tín Công tác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ theo định kỳ đã giúp Chi nhánh nắm được các thông tin mang tính cập nhật về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng để từ đó có những biện pháp theo dõi và có thể đưa ra những quyết định phù hợp.
Ba là, khi cho vay Chi nhánh luôn chú trọng nguyên tắc vay vốn phải có thế chấp để bảo đảm, hạn chế rủi ro Đối với những đơn vị kinh doanh có tính chất mạo hiểm, có khả năng gặp rủi ro lớn thì Ngân hàng chỉ cho vay nếu có tài sản gửi tại Chi nhánh Những trường hợp khách hàng thế chấp bằng tài sản cố định và giấy tờ có giá trị đều được xem xet một cách chặt chẽ và chỉ khi chứng minh được tính hợp pháp và đúng đắn của nó thì Chi nhánh mới chấp thuận Việc định kỳ hạn nợ được Chi nhánh rất coi trọng vì nếu định kỳ hạn nợ không đúng với chu kỳ sản xuất, thời điểm tiêu thụ sản phẩm, thì sẽ dễ dẫn đến việc thừa vốn, vốn vay bị sử dụng sai mục đích, phải gia hạn nợ,hoặc thiếu vốn để tiến hành sản xuất, Nếu rơi vào trong các trường hợp trên thì rất có thể dẫn tới rủi ro cho Chi nhánh trong việc thu nợ Nhờ nhận thức như vậy mà thời gian qua qua Chi nhánh đều đảm bảo đủ vốn cho các đơn vị tiến hành sản xuất kinh doanh nhưng việc định kỳ hạn nợ sát với chu kỳ sản xuất, chỉ có một số ít trường hợp định kỳ hạn nợ không đúng phải gia hạn nợ. Bốn là, giai đoạn kiểm tra sau khi cho vay cũng được thực hiện chặt chẽ, với nhiều lần trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra của cán bộ thẩm định Trách nhiệm của khoản vay gắn liền với trách nhiệm của cán bộ thẩm định nên việc kiểm tra, kiểm soát món vay được cán bộ thẩm định thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao Khi phát hiện đơn vị sử dụng vốn sai mục đích, Chi nhánh đã kiên quyết xử lý với các hình thức sau: trưng thu ngay số vốn đã phát ra; bắt hoàn trả bằng tiền từ các nguồn thu khác; thanh lý tài sản, đồ dùng có giá trị hoặc thanh lý tài sản thế chấp; phạt không quan hệ tín dụng;
Trên đây là những thành tựu đã đạt được trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư ở Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa nhưng vẫn còn những hạn chế cần nhanh chónh giải quyết.
2 Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân:
2.1 Một số hạn chế còn tồn tại:
Thẩm định tài chính luôn là ưu tiên hàng đầu đối với một dự án đầu tư khi được ngân hàng xem xét Chính vì vậy, mà những tồn tại trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa cần được chỉ ra:
Một là, một dự án đầu tư của doanh nghiệp lập ra nhằm tạo ra lợi nhuận cho mình, tạo lợi ích cho xã hội nhưng để dự án có tính khả thi doanh nghiệp phải có nguồn vốn đối ứng ít nhất là 30% tổng số vốn đầu tư Điều này nhằm đảm bảo khả năng an toàn, tăng trách nhiệm của doanh nghiệp, tăng hiệu quả và giảm rủi ro cho các dự án Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với các dự án trình Chi nhánh nhất là các dự án lớn mang tính sản xuất kinh doanh nhưng trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư Chi nhánh đã bỏ qua điều này và chỉ chú ý đến chỉ số về lợi nhuận tăng hàng năm Cho nên khi quyết định đầu tư Chi nhánh đã quá tập trung vào việc xem xét khả năng trả nợ hàng năm của dự án qua việc tính toán nguồn trả nợ bằng khấu hao và lợi nhuận ròng và dừng lại ở đó Chi nhánh rất ít quan tâm đến hiệu quả tài chính cuối cùng của toàn bộ dự án đầu tư Điều này là chưa chính xác theo đúng mục tiêu của thẩm định tài chính vì cả dự án có hiệu quả tài chính chắc chắn có khả năng trả nợ và khi đó vấn đề chỉ còn là thời gian trả nợ Xuất phát từ quan điểm như vậy, Chi nhánh đã lựa chọn các dự án đầu tư không dựa nhiều vào các hiệu quả NPV, IRR mà dựa trên khả năng trả nợ hàng năm là không đúng Thời gian qua Chi nhánh tính cả hai nhóm khấu hao và lợi nhuận để lại hàng năm với tỷ lệ khá lớn nên đến khi trả nợ nhiều doanh nghiệp không trả được
Hai là, việc phân tích và đánh giá độ nhạy của dự án không được quan tâm nên quá trình đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án mới chỉ dừng lại ở việc xem xét ở trạng thái tĩnh Không đi sâu xem xét những thay đổi có thể có của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án trong điều kiện nền kinh tế, thị trường có biến động như: biến đổi giá, lãi suất chiết khấu, lạm phát, tăng- giảm vốn đầu tư, Vì vậy, chưa chỉ ra được những nhân tố chính ảnh hưởng xấu tới hoạt động của dự án để có những biện pháp hữu hiệu hỗ trợ, hạn chế các rủi ro
Về việc xác định hiệu quả kinh tế của dự án, Chi nhánh chưa lập được bảng thu-chi dự kiến hết các năm của dự án, mới chỉ tính được các chỉ tiêu trong vài ba năm, chưa lập được bảng cân đối kế toán dự kiến, kế hoạch ngân quỹ Bảng cân đối thu-chi, bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế của dự án sau đầu tư mới chỉ quan tâm đến doanh thu, chi phí, khấu hao, thuế, lợi nhuận, hệ số thu hồi vốn,… Các tính toán khác như xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý,các chính sách về ngân quỹ,… chưa được tính đến
Trong việc xác định các chi phí hàng năm, các khoản tính mới chỉ mang tính áng chừng, hầu hết đều dựa vào số liệu trên hồ sơ của khách hàng Trong một số dự án, một số khoản tính còn chưa được tìm hiểu thực tế, việc tính toán đôi khi chỉ đảm bảo đủ khoản mục nhưng chưa đảm bảo chính xác hợp lý.
Ba là, khi thẩm định tài chính, Chi nhánh chưa thực sự quan tâm đến việc dự kiến “đời dự án”, thời hạn cho vay trên cơ sở nghiên cứu khả năng thu hồ vốn và các yếu tố liên quan như: sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ, quy hoạch phát triển kinh tế có liên quan đến dự án,… Như vậy đã dẫn đến sự biến động về thời hạn cho vay hoặc quyết định cho vay không chính xác, khó khăn cho người vay trong việc cam kết trả nợ
Bốn là, đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Chi nhánh vẫn chú trọng đến điều kiện tài sản đảm bảo món cho vay nhưng thực chất tác dụng của nó không phải là cao Mặt khác, phát mãi tài sản là biện pháp bất đắc dĩ đối với Chi nhánh vì khi đó quan hệ ngân hàng-khách hàng coi như chấm dứt và ảnh hưởng đến tâm lý chung của khách hàng khác Tài sản thế chấp cũng rất khó phát mãi đặc biệt trong trường hợp vật thế chấp lại là những dây chuyền sản xuất hay nhà ở Quá chú trọng đến tài sản đảm bảo còn làm hạn chế tính năng động, sáng tạo của cán bộ thẩm định và gây ra tâm lý ỷ lại vào tài sản thế chấp mà lơi lỏng các mặt khác Quan niệm về tín dụng bị đơn giản hoá, tài sản thế chấp từ chỗ vật làm tin cuối cùng đã trở thành vật cứu cánh cho mọi quyết định cho vay
Năm là, thông tin số liệu làm căn cứ thẩm định tài chính dự án đầu tư chưa đầy đủ dẫn đến khó đánh giá hoặc đánh giá sai về khách hàng, hiệu quả kinh tế-xã hội và tính khả thi của dự án Việc hạch toán của doanh nghiệp (nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh) nhiều khi không đúng thực chất và chưa có chế độ kiểm toán bắt buộc nên rất khó đánh giá thực trạng khả năng tài chính, tình hình thanh toán, kết quả kinh doanh, của doanh nghiệp. Mặt khác, hạch toán không được cập nhật, doanh nghiệp chỉ có bảng cân đối tài khoản hoặc lập quyết toán theo tháng, quý, thậm chí 6 tháng một lần nên số liệu cung cấp cho Ngân hàng không kịp thời và thường sai lệch so với hiện tại Trung tâm CIC của Ngân hàng Nhà nước lấy số liệu của doanh nghiệp do ngân hàng thương mại cung cấp thường bị chậm và cũng chưa được chuẩn xác Chi nhánh khó có thể đối chiếu tình hình công nợ, nợ khê đọng, nợ khó đòi, của đơn vị nên Chi nhánh gặp khó khăn trong việc thẩn định tình hình tài chính của doanh nghiệp Việc xác định nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh để xác định mức độ tự chủ về vốn của doanh nghiệp trong phương án đầu tư rất khó khăn và thường không chính xác
Biến động giá cả, thị trường, tác động mạnh và là yếu tố quyết định đến hiệu quả tài chính của dự án trong khi Chi nhánh nắm bắt chưa nhanh nhạy Khi doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh trên cơ sở giá thị trường thì phương án không đủ điều kiện thông tin để thẩm định.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÁCH KHOA
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư
Kể từ khi thành lập, Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế cần phải nhanh chóng giải quyết Trên cơ sở các chủ truơng chính sách của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước cũng như nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, Chi nhánh đã định hướng hoạt động của mình trong thời gian tới, đó là:
1 Về định hướng hoạt động cho vay:
Duy trì và phát huy các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư và các doanh nghiệp, củng cố uy tín ở trong và ngoài nước để tranh thủ tiếp nhận được nguồn vốn uỷ thác của Nhà nước và các tổ chức nước ngoài Có như vậy Chi nhánh mới có thể đầu tư vào những dự án lớn, các ngành và các tổ chức kinh tế mũi nhọn của Nhà nước.
Hoạt động tín dụng bảo đảm tăng trưởng, an toàn, hiệu quả.
Dành lượng vốn lớn để cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước, các dự án có tầm cỡ quốc gia và lĩn vực sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Mở rộng tín dụng đi liền với củng cố và nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, giảm tỉ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi xuống tỷ lệ cho phép.
2 Về định hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư:
Thẩm định tài chính dự án đầu tư với tư cách là một hoạt động có khâu tố chức, điều hành, quy trình riêng cũng như đội ngũ cán bộ thực hiện nên trước khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện nó cũng cần phải có định hướng rõ ràng. Dưới góc độ ngân hàng (cụ thể là Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa) nhằm phát huy tối đa các lợi thế tiềm năng của Chi nhánh, đạt được mục tiêu đề ra trong hoạt động đầu tư tín dụng cũng như chiến lược phát triển chung nên có những định hướng sau:
Thẩm định tài chính dự án đầu tư phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án, nhận thức rõ lợi ích của Chi nhánh gắn bó chặt chẽ với lợi ích của dự án.
Phát huy từ tình hình thực tiễn trong ngành và phục vụ cho hoạt động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong từng giai đoạn.
Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được quán triệt trong toàn hệ thống, không chỉ các cán bộ trực tiếp thực hiện thẩm định mà cả các bộ phận khác với những mức độ yêu cầu cho công việc khác nhau.
Thẩm định tài chính dự án đầu tư phải được tiến hành thường xuyên liên tục với tất cả các dự án xin vay, với cả 3 giai đoạn: trước, trong và sau khi cho vay. Để thực hiện tốt các định hướng mà Chi nhánh đã đề ra trong thời gian tới thì chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư càng cần được quan tâm chú trọng hơn nữa Trong thời gian qua Chi nhánh hoạt động có hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều yếu kém tồn tại, để xảy ra tình trạng nợ xấu (tuy thấp), Hiện nay, khách hàng của Chi nhánh ngày càng nhiều cũng như các món vay ngày càng lớn cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng trong cơ chế thị trường thì việc nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là một tất yếu khách quan để Chi nhánh có thể tồn tại và phát triển.
II Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa:
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là nhằm đi tới mục tiêu cơ bản của Chi nhánh khi cho doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng thẩm định tài chính dự án đầu tư nhằm:
Rút ra những kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của dự án để quyết định cho vay hoặc từ chối.
Tham gia góp ý cho chủ đầu tư về những sai sót trong công tác lập dự án để có phương án khắc phục Chỉ ra những điều còn chưa đúng, chưa thực hiện được của dự án
Xác định số vốn tài trợ, thời gian tài trợ, mức thu hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
1 Giải pháp về quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư:
Một là, trên thực tế hiện nay Chi nhánh đang áp dụng thống nhất Quy trình thẩm định do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ban hành chung cho toàn bộ hệ thống Quy trình thẩm định đó thể hiện trình tự tác nghiệp, phối hợp để thực hiện các bước công việc, xác định rõ nội dung cơ bản cần phải tiến hành triển khai, phục vụ cho việc phán quyết tín dụng trung- dài hạn và bảo lãnh vay vốn Như vậy quy trình thẩm định hiện nay chỉ mang tính chất hướng dẫn chung cho tất cả các loại dự án xin vay vốn, chưa có những hướng dẫn thẩm định cụ thể cho từng loại dự án xin vay vốn tại ngân hàng Tuy nhiên, trên thực tế không có một quy trình nào có thể phù hợp với mọi hoàn cảnh và không phải dự án nào cũng giống nhau do vậy cần phải có hướng dẫn trình tự thẩm định cụ thể cho từng loại dự án Tức là trong quy trình thẩm định cần đưa ra các quy trình, trình tự tác nghiệp phân chia theo từng loại dự án Điều này góp phần đảm bảo tính chính xác trong công tác thẩm định tài chính nói riêng cũng như công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung.
Hai là, một trong những tồn tại cần khắc phục của Chi nhánh là tình trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư vẫn là sự thống nhất ý kiến giữa Tổ thẩm định và Phòng tín dụng Mỗi bên tiến hành công tác thẩm định một cách độc lập và lập hai báo cáo thẩm định riêng biệt Hai báo cáo thẩm định này nếu kết luận không thống nhất sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến chất lượng công tác thẩm định tài chính nói riêng cũng như công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung Đó là do Phòng tín dụng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng xin vay vốn khi thẩm định còn Tổ thẩm định chủ yếu dựa vào hồ sơ của khách hàng xin vay vốn, mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng
Do đó quy trình thẩm định của Chi nhánh cần phải được hoàn thiện Chi nhánh nên giao quyền chủ động thẩm định cho Tổ thẩm định trong công tác thẩm định dự án đầu tư Nâng cấp Tổ thẩm định thành Phòng thẩm định, trao thêm quyền hạn cho Tổ thẩm định Đồng thời Chi nhánh cũng cần phải gắn quyền hạn với trách nhiệm để đảm bảo cho công tác thẩm định tài chính nói riêng cũng như công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung ngày càng được nâng cao về chất lượng.
2 Giải pháp về phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư:
Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng và chủ đầu tư nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa
1 Một số kiến nghị với Nhà nước:
Một là, các cơ quan chức năng phải chú trọng đến các chính sách hỗ trợ cho công tác thẩm định mà đặc biệt là công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư như: ban hành các chỉ tiêu chuẩn phục vụ cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, Nhà nước cũng cần có những quy định nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công tác kiểm toán, bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước cùng với việc bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp,
Những kiến nghị này có những tác dụng: Tăng tính trung thực của các doanh nghiệp trong nộp thuế cho ngân sách Nhà nước, hình thành thói quen lành mạnh hệ thống thông tin và hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp, Giúp các ngân hàng có được những số liệu chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, làm cơ sở thẩm định tài chính nói riêng cũng như thẩm định dự án nói chung. Đồng thời Nhà nước cần quy định rõ các biện pháp chế tài, biện pháp xử lý nghiêm trong các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, thổi phồng khả năng tài chính của doanh nghiệp,… để đưa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Hai là, đối với các doanh nghiệp Nhà nước cần phải giảm bớt những “giúp đỡ“ để các doanh nghiệp này từng bước làm chủ sản xuất kinh doanh, chịu những quy luật cạnh tranh của thị trường Trước mắt có thể là những khó khăn nhưng sau đó các doanh nghiệp Nhà nước sẽ đứng vững và hoạt động có hiệu qủa hơn Những “giúp đỡ” cần được giảm đầu tiên là trong các quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại quốc doanh, Nhà nước vẫn tách rõ ra doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong hoạt động tín dụng Nhà nước cho phép các doanh nghiệp Nhà nước vay vốn không cần thế chấp, điều này là hoàn toàn bất hợp lý vì khi không phải thế chấp tài sản thì tổng số tiền vay tại các ngân hàng có thể sẽ lớn hơn nhiều so với nguồn vốn kinh doanh hiện có Điều này hiển nhiên cho rằng hệ số tài trợ không có giá trị trong công tác thẩm định, hậu quả là doanh nghiệp sẽ “phồng to” hơn so với năng lực thực tế của mình, nếu như có xảy ra rủi ro trong quá trình kinh doanh (vấn đề này là không tránh khỏi) thì doanh nghiệp không có đủ năng lực để tài trợ Như vậy cần tách rời doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại quốc doanh để cho mỗi chủ thể tự chủ trách nhiệm lấy nguồn vốn của mình và hoạt động có hiệu quả hơn Tình trạng bỏ “túi lành” sang “túi thủng” như hiện nay là bất cập, công tác thẩm định tài chính không có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp này Nhà nước cho phép các doanh nghiệp nhà nước vay vốn không phải thế chấp tài sản làm đảm bảo thì phải có quy định rõ ràng khi doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn đến bị phá sản thì vốn vay ngân hàng được ưu tiên hàng đầu, để tránh tình trạng thất thoát vốn của ngân hàng cũng như của nền kinh tế Ngoài ra, Nhà nước cần có thái độ dứt khoát sắp xếp lại các doanh nghiệp, chỉ tồn tại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp thực sự cần thiết cho dân sinh, tạo điều kiện cho mở rộng quy mô tín dụng.
Ba là, hàng năm Nhà nước đều có những kế hoạch đầu tư phát triển cho từng ngành-lĩnh vực nhưng không đồng nhất, thiếu hiệu quả,… ví dụ: các dự án của ngành thừa còn các dự án của vùng lại thiếu Chính những mâu thuẫn này làm cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh trở nên khó khăn hơn Vì khi thẩm định thì nhu cầu sản phẩm của dự án tại vùng thiếu nhưng xét trên toàn ngành thì tổng sản lượng lại thừa hay tình trạng các dự án cùng loại cùng một lúc thực hiện, trước khi thực hiện thì tổng cung nhỏ hơn tổng cầu nhưng khi đi vào hoạt động thì tổng cầu nhỏ hơn tổng cung. Những khó khăn này Chi nhánh khó mà lường hết được trong công tác thẩm định tài chính nhưng mà Nhà nước có thể điều tiết được vì vậy Nhà nước cần lưu tâm hơn nữa về điều này.
2 Một số kiến nghị vói Ngân hàng Nhà nước:
Một là, tăng cường vai trò của các trung tâm thông tin ngân hàng Như được biết hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã có hai trung tâm thông tin ngân hàng là: Trung tâm phòng ngừa rủi ro (TRP) và Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đặt tại Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước và có chi nhánh tại Ngân hàng Nhà nước các tỉnh-thành phố Hiện tại, CIC là trung tâm thu thập các thông tin về các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp,… và đã phát huy được những vai trò cơ bản nhưng đòi hỏi của ngành Ngân hàng còn cao hơn rất nhiều so với những gì mà CIC cung cấp Cần thiết phải cải tiến cơ chế làm việc của trung tâm này:
Cần sắp xếp trung tâm này trở thành một thành viên độc lập, có thể cung cấp những dịch vụ thông tin liên quan đến ngành ngân hàng tài chính cho những ai có nhu cầu.
Ngoài những thông tin về ngân hàng tài chính họ cần phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan để thu thập những thông tin đa dạng và phong phú hơn nữa về mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Cán bộ thẩm định có thể trực tiếp thu thập, khai thác những thông tin cần thiết về doanh nghiệp, về ngành có liên quan đến doanh nghiệp, về tình hình thị trường, những dự báo,… tại trung tâm qua đó nâng cao chất lượng thẩm định và đặc biệt là thẩm định tài chính dự án đầu tư.
Hai là, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan điều hành, trực tiếp quản lý các ngân hàng thương mại thì nhất thiết phải có hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong công tác thẩm định và nhất là thẩm định tài chính dự án đầu tư Ngân hàng Nhà nước cần ban hành một “cẩm nang” chung về quy trình thẩm định tài chính, quy trình thẩm định tài chính từng loại dự án cụ thể phù hợp với thực tiễn Việt Nam đồng thời hoà nhập dần với thông lệ quốc tế Chẳng hạn như việc tính các chỉ tiêu điểm hoà vốn, IRR,… của dự án trong điều kiện có lạm phát cũng như mốc để so sánh các chỉ tiêu đó nhằm đưa ra quyết định cho vay hay không, hoặc quan điểm về việc tính nguồn trả nợ hàng năm,
Ba là, Ngân hàng Nhà nước cần chú trọng hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc nâng cao nghiệp vụ thẩm định tài chính cũng như phát triển đội ngũ cán bộ thẩm định, trợ giúp về mặt thông tin cũng như kinh nghiệm thẩm định tài chính Ngân hàng Nhà nước có thể:
Tổ chức cuộc hội thảo nhằm bàn bạc, đúc rút những kinh nghiệm thẩm định tài chính nhằm giúp cho các ngân hàng thương mại bổ sung, hổ trợ nhau phát triển do mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng biệt.
Tổ chức những khoá học nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định
Bốn là, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, lâu dài, đáp ứng yêu cầu của thời đại cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo sự phát triển công bằng giữa các ngân hàng thương mại.
3 Một số kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là một ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam và là ngân hàng trung ương của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong cả nước, do đó cần có hành động góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tai Chi nhánh Bách Khoa.
Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ đồng thời thường xuyên cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau cũng như đảm bảo tính chính xác, tin cậy, kịp thời của các nguồn thông tin Cần xây dựng hệ thống thông tin này do có những khách hàng quan hệ với nhiều chi nhánh trong hệ thống ngân hàng, hệ thống sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác thẩm định tài chính nói riêng và thẩm định dự án đầu tư nói chung Do có nguồn thông tin đầu vào chính xác, kịp thời nên rút ngắn thời gian thẩm định và nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ thẩm định ở Chi nhánh Thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm trao đổi học tập, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi thông tin thẩm định giữa các cán bộ thẩm định trong toàn bộ hệ thống ngân hàng,…
Ban hành một chính sách tín dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, làm định hướng cho hoạt động của Chi nhánh Đồng thời nghiên cứu hoàn thiện quy trình thẩm định, tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng.