Ngân hàng nhà nước có chức năng quản lý về mặt quản lý nhà nước, tiền tệ, tín dụng và quan trọng hơn là ngân hàng phát hành đồng thời là Ngân hàng của các ngân hàng trên lãnh thổ Việt Na
Trang 1Tóm tắt luận văn thạc sỹ
Kinh tế Việt Nam đang mang một diện mạo mới, đặc biệt là khi đất nước đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Từ tháng 8 năm 1988 trở về trước, hoạt động của ngân hàng nước ta theo mô hình
1 cấp Ngân hàng TW vừa thực hiện chức năng quản lý vừa thực hiện chức năng kinh doanh năm 1990 thực hiện đường lối của đảng và nhà nước 2 pháp lệnh của ngân hàng mới được ra đời Nó tạo cơ sở pháp lý cho hệ thống ngân hàng Việt nam tiến hành một bước đổi mới cơ bản sang mô hình hoạt động 2 cấp là Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng Ngân hàng nhà nước có chức năng quản lý về mặt quản lý nhà nước, tiền tệ, tín dụng và quan trọng hơn là ngân hàng phát hành đồng thời là Ngân hàng của các ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng theo cơ chế thị trường dưới sự quản
lý của ngân hàng nhà nước
Có thể đánh giá sự đóng góp của nguồn vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng kinh tế hàng năm là rất lớn, chiếm khoảng 50- 55% Bởi vậy, huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế- xã hội là một khâu cốt yếu của toàn bộ hệ thống NH nước ta
Ngân hàng No&PTNT huyện Vụ Bản có trụ sở đóng tại trung tâm thị trấn Gôi ngay mặt đường 10 là nơi trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của huyện Ngân hàng No&PTNT Vụ Bản là ngân hàng thương mại đóng trên
địa bàn huyện có 17 xã và 1 thị trấn
Ngân hàng No&PTNT huyện Vụ Bản được thành lập theo quyết định số
515 QĐ NHNo – 02 ngày 16 tháng 12 năm 1996 của Tổng giám đốc ngân hàng No&PTNT Việt nam Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 306608
do sở kế hoạch đầu tư cấp ngày 13 tháng 9 năm 1998 Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Vụ Bản trực thuộc ngân hàng No&PTNT Tỉnh Nam Định,
Trang 2ii
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ngân hàng tỉnh, thực hiện hạch toán kinh doanh hoạt động trên địa bàn chủ yếu là nông nghiệp Ngân hàng No & PTNT huyện Vụ Bản thực hiện huy động vốn và cho vay trên 17 xã và 1 thị trấn Hình thức và kì hạn huy động vốn chưa thật sự phong phú, cơ bản vẫn sử dụng các hình thức huy động mang tính truyền thống Cơ cấu nguồn vốn chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn Trình độ công nghệ cũng như hệ thống thanh toán còn nhiều bất cập Trình độ cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế với sự phát triển của cơ chế thị trường Công tác Marketing chưa được quan tâm đúng mực Trước những thực tế này, em đã chọn đề tài :”
Huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp & PTNT Việt Nam chi nhánh cấp huyện ( lấy ví dụ tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện
Vụ Bản ) để nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài tập trung vào:
Nghiên cứu ly luận và thực tiễn để làm rõ thực trạng của công tác huy
động vốn và sử dụng vốn tại NHNo Vụ Bản, từ đó chỉ ra được những mặt làm
được và hạn chế đề ra giải pháp khắc phục, lấy hiệu quả kinh doanh làm thước
đo cuối cùng trong hoạt động Ngân hàng phục vụ công cuộc hiện đại hoá ngân hàng
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn của NHTM
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác nguồn vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh NHNo Vụ Bản từ năm 2005 đến 2008 và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn và sử dụng vốn trong những năm tiếp theo
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Trang 3Chương I:
Một số vấn đề cơ bản về huy động vốn của
ngân hàng thương mại
Chương này tập trung giải quyết những vấn đề lí thuyết cơ bản về công
tác huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.1 Ngân hàng thương mại và huy động vốn của Ngân hàng thương mại
- Khái niệm về ngân hàng thương mại có thể được khái quát là: Ngân hàng thương mại là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế Để đưa ra được một định nghĩa về NHTM, người ta phải dựa vào tính chất và hoạt động của nó trên thị trường tài chính, và đôi khi còn kết hợp với tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động
- Vai trò của ngân hàng thương mại đối với sự phát triển kinh tế – xã
hội: Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là cầu nối
giữa các doanh nghiệp với thị trường, là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế
- Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
+ Hoạt động tạo lập nguồn vốn
+ Hoạt động sử dụng vốn
+ Hoạt động khác
- Huy động vốn của ngân hàng thương mại
*Khái niệm về vốn huy động: Vốn huy động của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn khác Đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng tiến hành các hoạt động đầu tư hoặc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác
* Vai trò của vốn huy động với hoạt động của ngân hàng:
Trang 4- Vốn huy động là phương tiện giúp NHTM tổ chức các hoạt động kinh
doanh của mình
- Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác
của ngân hàng
- Vốn huy động quyết định năng lực thanh toán, khả năng chống đỡ rủi
ro thanh khoản, đảm bảo uy tín của NHTM trên thị trường
- Vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
*Các hình thức mở rộng huy động vốn của NHTM theo sơ đồ :
1.2 Ngân hàng No & PTNT Việt Nam và vấn đề huy động vốn của chi nhánh cấp huyện trong hệ thống Ngân hàng No & PTNT Việt nam
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo luật tổ chức tín dụng Việt nam, đến nay Ngân hàng No & PTNT Việt nam là ngân hàng thương mại quốc doanh không chỉ giữ vai trò chủ đạo và chủ lực đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy mọi lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt nam
mở rộng huy động Vốn
Tiền gửi
TCKT-XH
Tiền gửi
TCTD
Tiền gửi dân cư
Kỳ phiếu
Trái phiếu
Chứng chỉ
Không
kỳ hạn
Có
kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm
Trang 5Ngân hàng nông nghiệp là ngân hàng lớn nhất Việt nam về cả vốn tài sản, có đội ngũ công nhân viên mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng
Đến năm 2008, vị thế trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốn đạt được gần 375.033 tỷ đồng, vốn tự có gần 15.000 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt gần 294.697 tỷ
đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9% AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ công nhân viên
Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, Ngân hàng nông nghiệp đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ qua
đó đóng góp to lớn vào sự nghiệp CNH-HĐH phát triển kinh tế của đât nước
* Mối quan hệ giữa chi nhánh cấp huyện với các cấp của Ngân hàng No
& PTNT Việt Nam trong công tác huy động vốn
- Mối quan hệ giữa chi nhánh cấp huyện với các cấp của Ngân hàng
No & PTNT Việt Nam trong công tác huy động vốn
+ Chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ, quyền lợi đối với NHNo thông qua các nghị quyết, quy chế, quy định và hướng dẫn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
+ Thực hiện kế hoạch, định hướng phát triển kinh doanh của NHNo + Chấp hành các quy định về tổ chức cán bộ, tài chính và các chế độ kế toán thống kê và các quy định khác
+ Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của NHNo trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của nhà nước, các quy chế hoạt động và chế độ nghiệp vụ của ngành
+ Có nghĩa vụ trích nộp và sử dụng các quỹ tập trung theo quy chế tài chính của NHNo
+ Được NHNo uỷ quyền thực hiện các giao dịch, hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước nhân danh NHNo
- Mối quan hệ giữa các đơn vị trong NHNo theo nguyên tắc sau:
+ Tự nguyện bình dẳng cùng có lợi
Trang 6+ Hợp tác thúc đẩy hỗ trợ lẫn nhau trong việc áp dụng tiến bộ khoa học
kĩ thuật nghiệp vụ vì mục tiêu chung của NHNo
- Mối quan hệ điều chuyển vốn huy động giữa các chi nhánh cấp huyện với ngân hàng cấp trên
Chi nhánh ngân hàng cấp huyện là đơn vị tổ chức thực hiện trực tiếp huy động vốn và cho vay trên địa bàn Vốn huy động được đáp ứng nhu cầu cho vay nếu thừa vốn sẽ cho NHNo cấp trên chi nhánh loại 1, loại 2 điều chuyển để cho các chi nhánh thiếu vốn trong cùng chi nhánh trực thuộc Trường hợp chi nhánh trực thuộc loại 1, loại 2 thừa vốn thì điều chuyển cho NHNo & PTNT Việt nam điều hoà vốn trong toàn hệ thống Quy định mức phí điều hoà vốn trong hệ thống NHNo Việt nam trong từng thời kì tuỳ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước, đảm bảo cân đối nguồn vốn và
sử dụng vốn và hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong toàn hệ thống Song, nhìn chung thường giao động từ 130%- 140%( lãi suất cơ bản của NHNN công bố hàng tháng) Việc quy định phí điều hoà vốn tròng hệ thống giúp cho các chi nhánh loại 3 cũng như các chi nhánh của NHNo chủ động trong hoạch
định chiến lược huy động vốn của từng thời kì và khai thác lợi thế nguồn vốn của từng địa bàn
* Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh cấp huyện trong hệ thống Ngân hàng No & PTNT Việt nam
- Nhóm nhân tố điều kiện kinh tế, chính trị – xã hội của địa phương
- Nhóm nhân tố liên quan đến luật pháp và chính sách
- Nhóm nhân tố liên quan đến cơ chế hoạt động của Ngân hàng No & PTNT Việt nam
- Nhóm nhân tố liên quan đến các đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng
No & PTNT Việt nam
1.3 Kinh nghiệm huy động vốn của chi nhánh cấp huyện ở một số
địa phương của ngân hàng No & PTNT Việt Nam và các ngân hàng thương mại khác
Trang 7* Kinh nghiệm huy động vốn của chi nhánh cấp huyện trong hệ thống ngân hàng No & PTNT Việt Nam
Kinh nghiệm huy động vốn của huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương
- Công tác huy động vốn được thực hiện có kết quả ngày càng cao trong những năm trở lại đây đã giúp nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp huyện Nam Sách tăng lên, từ đó hoạt động cho vay của ngân hàng
được mở rộng , ngân hàng hoàn toàn đủ vốn để cho vay
- Hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, ngân hàng huyện rất coi trọng và ổn định quyết định sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng do đó ngân hàng chủ động mở rộng nhiều hình thức huy động vốn nhằm thu hút được tối đa hoá nguồn vốn , ngân hàng đưa
ra nhiều hình thức huy động như phát hành giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi huy động vốn tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng
- Cơ cấu nguồn vốn tiếp tục được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp
lý tạo điều kiện thuận lợi tạo lợi thế cho hoạt động kinh doanh, trong những năm qua nguồn vốn huy động trung hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế , đẩy mạnh cho vay theo dự án , bên cạnh đó nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng nhanh chóng chiếm tỷ trọng 60% nguồn vốn huy động
- Chính sách khách hàng được quan tâm hơn ngân hàng No& PTNT huyện Nam Sách xác định khách hàng giữa vị trí quan trọng nó ảnh đến quy mô, cơ cấu chất lượng của nguồn vốn huy động , chính vì vậy mà xây dựng chiến lược khách hàng để từ đó có chính sách chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn
* Kinh nghiệm huy động vốn của chi nhánh cấp huyện của ngân hàng
thương mại khác hoạt động trên địa bàn huyện Hải Hậu
Qua gần 3 năm đi vào hoạt động chi nhánh ngân hàng Hàng Hải đã không ngừng tăng về quy mô huy động vốn, đây là điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc chủ động phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng đồng thời
Trang 8tỷ trọng nguồn tiền gửi tăng so với tiền vay giúp cho ngân hàng giảm chi phí tăng lợi nhuận
Ngân hàng ngày càng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, trên cơ
sở vì lợi ích của khách hàng Ngoài tiền gửi tiết kiệm thông thường chi nhánh còn triển khai các hình thức huy động tích luỹ, tiết kiệm với hình thức trả lãi trước, trả lãi sau hay trả lãi định kỳ linh hoạt
Chi nhánh còn chia nhỏ kỳ hạn gửi tiền thành 1,2,3,6,9,12 tháng tạo điều kiệm thuận lợi cho người gửi tiền, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng
Tổng nguồn tiền gửi , tiền gửi không kỳ hạn có xu thế tăng nhanh trong những năm gần đây nhờ việc thực hiện có hiệu quả chiến lược khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ nên khách hàng mở tài khoản của chi nhánh không ngừng tăng lên, đây là nguồn vốn chi phí rẻ có thể đưa lại lợi nhuận cao trong hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh mặt khác chi nhánh mở rộng các dịch vụ liên quan đến huy động vốn Tiền gửi dân cư tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn, ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp để nâng tỷ trọng nguồn vốn này, nâng cao uy tín của ngân hàng trong tầng lớp dân cư, tạo lòng tin cho người dân
Chương II Thực trạng công tác huy động vốn tại NHNo & PTNT
huyện Vụ Bản
Chương này đi vào phân tích cụ thể thực trạng công tác huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Vụ Bản trong thời gian qua Nội dung gồm các phần:
2.1 Một số nét về hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện
Vụ Bản
Ngân hàng No&PTNT huyện Vụ Bản có trụ sở đóng tại trung tâm thị trấn Gôi ngay mặt đường 10 là nơi trung tâm kinh tế văn hoá xã hội của huyện Ngân hàng No&PTNT Vụ Bản là ngân hàng thương mại đóng trên
địa bàn huyện có 17 xã và 1 thị trấn
Trang 9Ngân hàng No&PTNT huyện Vụ Bản được thành lập theo quyết định số
515 QĐ NHNo – 02 ngày 16 tháng 12 năm 1996 của tổng giám đốc ngân hàng No&PTNT Việt Nam Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 306608
do sở kế hoạch đầu tư cấp ngày 13 tháng 9 năm 1998 Chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Vụ Bản trực thuộc ngân hàng No&PTNT Tỉnh Nam Định, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ngân hàng tỉnh, thực hiện hạch toán kinh doanh hoạt động trên địa bàn chủ yếu là nông nghiệp
2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Vụ Bản
*Tình hình huy động vốn
Công tác tuyên truyền huy động vốn và đổi mới phong cách phục vụ tạo
sự thoả mái và thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền được NHNo huyện đặc biệt quan tâm Thực hiện đa dạng hoá công tác huy động vốn cả về hình thức, thời hạn, lãi suất huy động và tuyên truyền rộng rãi để mọi người dân đều biết Tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân mở tài khoản và thanh toán qua Ngân hàng, tập trung khai thác các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi Ngân hàng huyện đã tham gia bảo hiểm tiền gửi tháng 7/2000 theo nghị định 89/1999/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi của Chính phủ đã tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng
Nguồn gửi không kỳ hạn năm 2005 chiếm 27% tổng nguồn vốn Năm
2006 chiếm 27%, số tuyệt đối năm 2006 tăng 8.105 triệu đồng so với năm
2005 năm 2007 chiếm 25% trong tổng nguồn vốn và có số tuyệt đối tăng so với 2006 là 12.010 triệu đồng Năm 2008 chiếm 21%, về số tuyệt đối tăng 7.600 triệu đồng so với năm 2007 Đây là nguồn vốn có chi phí đầu vào rẻ song tính ổn định thấp
Nguồn vốn huy động Ngân hàng huyện Vụ Bản tăng mạnh thể hiện nguồn ổn định, và đã được NHNo huyện Vụ Bản đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, phù hợp với định hướng phát triển của huyện, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho người dân xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chân chính ngay trên quê hương của
Trang 10họ Ngân hàng đã quản lý tốt không bị thất thoát vốn và tuân thủ nghiêm túc các giới hạn trong đảm bảo an toàn vốn, và thực hiện đầy đủ các quy định về cho vay của các dự án uỷ thác đầu tư
*Tình hình sử dụng vốn
Qua bảng 2 cho thấy trong ba năm 2005 - 2007 và năm 2008 bằng nguồn vốn huy động, NHNo & PTNT huyện Vụ Bản đã cho vay 378.928 triệu đồng Trong đó, dư nợ năm 2007 là 106.907 triệu đồng tăng 17.820 triệu đồng so với năm 2006 tăng 20% là tỷ lệ khá tốt.Dư nợ năm 2008 tăng 4.775 triệu
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,5% Để đạt được kết quả như vậy trước hết
do việc thực hiện một số chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo Quyết định số 67/1999/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, do việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư tập trung mở rộng lĩnh vực làng nghề, chăn nuôi gia súc, gia cầm, vận tải và kinh doanh dịch vụ, tạo thế chuyển dịch cơ cấu nông thôn
* Tình hình tăng trưởng nguồn vốn
Những năm qua, cùng với sự hoàn thiện mạng lưới chi nhánh, nguồn vốn của NHNo&PTNT Huyện Vụ Bản tăng trưởng ổn định Bảng số liệu dưới đây phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn từ năm 2005 đến 2008 đã chứng minh
Tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng liên tục qua các năm: Năm 2006 tăng 15% so với năm 2005 tương ứng với số tiền 30.093 triệu đồng; năm 2007 tăng 24.3% so với năm 2006 tương ứng với số tiền 63.000 triệu đồng; năm 2008 tăng 22% so với năm 2007 tương ứng với số tiền 78.412 triệu đồng
2.3 Đánh giá chung công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Vụ Bản:
* Những kết quả:
- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đã góp phần đáp ứng được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ năm 2005 đến nay
- Hình thức huy động ngày càng đa dạng hơn