1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Tnhh Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Quang Minh.docx

71 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty TNHH Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Quang Minh
Tác giả Đặng Thị Phương Thủy
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Thị Đụng, Giảng Viên Khoa Kế Toán
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Thể loại đề tài thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 101,65 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ (3)
    • 1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh (3)
      • 1.1.1 Phân loại nguyên vật liệu (4)
      • 1.1.2 Danh mục nguyên vật liệu (5)
    • 1.2 Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh (6)
      • 1.2.1 Phương thức thu mua nguyên vật liệu (7)
      • 1.2.2 Hệ thống kho tàng, bến bãi (8)
    • 1.3 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh (11)
    • 1.4 Đặc điểm nguyên vật liệu, quản lý nguyên vật liệu chi phối công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ (13)
  • CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ QUANG (15)
    • MINH 15 (0)
      • 2.1 Chứng từ sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu (15)
        • 2.1.1 Chứng từ nhập nguyên vật liệu (15)
        • 2.1.2. Chứng từ xuất nguyên vật liệu (21)
        • 2.1.3 Chứng từ kiểm kê, đánh giá nguyên vật liệu (22)
      • 2.2 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu (29)
        • 2.2.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho (29)
        • 2.2.2 Giá nguyên vật liệu xuất kho (30)
      • 2.3 Kế toán nguyên vật liệu chi tiết trên hệ thống sổ kế toán tại công ty (31)
      • 2.4. Kế toán nguyên vật liệu tổng hợp trên hệ thống sổ kế toán tại công ty (37)
        • 2.4.1 Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu (37)
        • 2.4.2 Tài khoản sử dụng (37)
        • 2.4.3 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu (39)
      • 2.5 Báo cáo kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh (45)
  • CHƯƠNG III HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ QUANG (51)
    • 3.1 Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu và phương hướng hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ (51)
      • 3.1.1 Ưu điểm (51)
      • 3.1.2 Nhược điểm và nguyên nhân chủ yếu (55)
      • 3.1.3 Phương hướng hoàn thiện (57)
    • 3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh (58)
    • 3.3 Giải pháp tăng cường quản lý nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn tại tại công (60)

Nội dung

CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ QUANG MINH 1Chuuyªn ®Ò thùc tËp chuyªn ngµnh LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước t[.]

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh

Là một doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đặt mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh luôn có những quy định nghiêm ngặt về kĩ thuật sản xuất, tiêu chuẩn dinh dưỡng, tổ chức, quản lý ngay từ khâu thu mua, bảo quản nguyên vật liệu Chính vì vậy nguyên vật liệu của công ty luôn đáp ứng được các yêu cầu của quá trình sản xuất, được tổ chức và quản lý khoa học nên giảm thiểu được các chi phí không cần thiết, góp phần vào sự thành công của nỗ lực hạ giá thành sản phẩm Nguyên vật liệu của công ty có những đặc điểm chính sau:

- Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty trong sản xuất là các sản phẩm từ nông nghiệp như ngô, cám, đậu tương, khô dầu đậu nành, bột cá…là những nguyên liệu mang tính nông vụ cao, chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, điều kiện vận chuyển… nên rất dễ bị ẩm mốc,bị hỏng… không đảm bảo chất lượng, không đáp ứng được các tiêu chuẩn dinh dưỡng của nguyên liệu đầu vào Hiểu rõ điều đó nên công ty rất coi trọng việc lựa chọn nguyên vật liệu từ những nước có nền nông nghiệp phát triển, từ những nhà cung cấp có uy tín như Agniel commodities(Hoa Kỳ), TheDelong (Hoa Kỳ), FF Skgen(Đan Mạch), Welding(Đức), Wellhope(TrungQuốc) Đồng thời lập kế hoạch thu mua vật liệu, xây dựng định mức tồn kho đối với mỗi loại nguyên vật liệu để đảm bảo nguyên vật liệu đáp ứng được tiến độ sản xuất nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng Đối với những nguyên vật liệu được thu mua trong nước thì được các nhân viên thu mua lựa chọn theo những tiêu chuẩn định sẵn Để nâng cao chất lượng, công ty còn hỗ trợ về vốn, cử các chuyên gia nông nghiệp đến từng địa phương hướng dẫn kĩ thuật cho các hộ nông dân sau đó tiến hành thu mua những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy định Nhờ đó nguyên vật liệu luôn đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng và dinh dưỡng.

- Các loại nguyên vật liệu này được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, có loại được thu mua từ các vùng trong khắp cả nước , có loại được nhập khẩu từ thị trường nước ngoài do đó công tác vận chuyển, dự trữ quản lý, tổ chức, nguyên vật liệu là một công tác vô cùng quan trọng góp phần không nhỏ vào việc tăng cường chất lượng sản phẩm Ở mỗi khu vực trong nước, công ty đều có các kho chứa nguyên vật liệu như kho chứa sắn, ngô…đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật.Khi có nhu cầu cho sản xuất, nguyên vật liệu được chuyển từ các kho chứa này về kho trung tâm tại các nhà máy sản xuất Việc bố trí này thuận tiện cho việc thu mua, phân loại nguyên vật liệu, sắp xếp nhân viên thu mua, tiết kiệm được chi phí mà hiệu quả công việc ngày càng tăng cao.

- Giá trị nguyên vật liệu chiếm 87% giá thành sản phẩm, chỉ sự thay đổi nhỏ về lượng tiêu hao, giá mua nguyên vật liệu cũng làm ảnh hưởng đến sản lượng và giá thành sản phẩm Vì vậy kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được lập trên cơ sở sự phối hợp giữa các phòng ban, và đề ra biện pháp quản lý ở tất cả các khâu. Để tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, công ty đã tiến hành phân loại, phân nhóm nguyên vật liệu

1.1.1 Phân loại nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu có nhiều loại và có những vai trò khác nhau trong quá liệu được phân loại theo vai trò và tác dụng của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo đó nguyên vật liệu bao gồm các loại sau:

- Nguyên vật liệu chính: gồm các nguyên liệu giữ vai trò chính trong việc quyết định nên tính chất, đặc tính của sản phẩm thức ăn chăn nuôi như ngô, khô đậu nành, bột cá, sắn,đậu tương, cám …Nguyên liệu này phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài vì các nguyên liệu thu mua ở thị trường trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và chưa đảm bảo được các tiêu chuẩn chất lượng đề ra so với nguyên liệu nhập khẩu Ngô chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ , Achentina, Braxin bột cá từ Pêru, Chi Lê, khô dầu đậu tương từ Ấn Độ, Achentina, Mỹ, Braxin…

- Vật liệu phụ: là những vật liệu không giữ vai trò quyết định nhưng nhờ nó mà nâng cao chất lượng và đặc tính của sản phẩm gồm các loại sau:

+ Vật liệu phụ dạng lỏng và có hàm lượng thấp: như dầu cá, mật rỉ đường, DL- Methionine, L- Lysine, Serolat HL (Bột Whey)…các loại vật liệu này chủ yếu là nhập khẩu do trong nước chưa sản xuất được.

+ Vật liệu phụ khác như lúa mạch, bột xương, bã ngô, bột ngô cao đạm, DCP( Dicalcium Phosphate), tấm, bột sò, bộ đá vôi, …

- Nhiên liệu: gồm xăng , dầu, mỡ tra máy…

- Phụ tùng thay thế sửa chữa: các loại dây curoa, vòng bi…

- Phế liệu thu hồi: chủ yếu là trấu được xát từ thóc, vỏ các loại thực phẩm.

- Công cụ lao động nhỏ: găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ…

1.1.2 Danh mục nguyên vật liệu: ( Bảng 1.1)

Nguyên vật liệu tại công ty có nhiều loại, khối lượng tồn kho lớn, số lần nhập, xuất trong một ngày nhiều nên việc phân nhóm và xây dựng danh mục nguyên vật liệu thuận tiện cho việc quản lý, hạch toán từng loại…do đó có thể cung cấp các thông tin nhanh nhất cho các cấp quản lý đưa ra các quyết định kịp thời về hàng tồn kho.

Nhóm NVL Mã NVL Tên NVL

NLV1.001 Ngô hạt NVL1.002 Hạt đậu tương NVL1.003 Bột cá

NVL1.004 Khô đậu tương NVL1.005 Sắn khô

NVL2.001 Bột xương thịt NVL2.002 Bột ngô cao đạm (Corn Gluten Meal) NVL2.003 DCP ( Dicalcium Phosphate)

NVL2.004 Cám gạo triết ly NVL2.005 Bột sò

NVL2.006 Bột đá vôi NVL2.007 Hạt lúa mạch

NVL phụ dạng lỏng và có hàm lượng thấp

NVL3.001 Dầu cá NVL3.002 Mật rỉ đường NVL3.003 DL- Methionine NVL3.004 L- Lysine

NVL3.005 Serolat HL (bột Whey)

Bảng 1.1: Danh mục nguyên vật liệu

Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh

tư và Phát triển công nghệ Quang Minh

Nguyên vật liệu sau khi được thu mua sẽ được vận chuyển về các kho chứa tại các địa điểm khác nhau để tiến hành phân loại và kiểm tra chất lượng đầu vào Đối với những nguyên vật liệu đáp ứng được các yêu cầu thì sẽ được

Những nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn quy định thì được trả lại cho nhà cung cấp hoặc bán ra thị trường Khi các nhà máy sản xuất có nhu cầu về nguyên vật liệu thì từ các kho khác nhau, nguyên vật liệu được chuyển về kho trung tâm và các chuyển đến các phân xưởng sản xuất.

1.2.1 Phương thức thu mua nguyên vật liệu:

Nguyên vật liệu của QMC chủ yếu là do thu mua từ thị trường trong nước và nhập khẩu từ các nước có nền nông nghiệp phát triển như Mỹ, Hà Lan, Canada, Ấn Độ…Nguyên vật liệu được lựa chọn thu mua là những NVL đảm bảo các tiêu chuẩn như độ khô, hàm lượng tinh bột, hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết…vì vậy việc lựa chọn thu mua , phân loại được thực hiện một cách tỷ mỷ:

+ Thu mua tại thị trường trong nước: QMC hỗ trợ cho bà con nông dân con giống và kiến thức trồng những loại cây như ngô, sắn, đậu tương…để vừa có thể đạt hiệu quả cao nhất cả về số lượng và chất lượng Sau đó nhân viên thu mua sẽ tiến hành thu mua, phân loại một cách tỷ mỷ và bảo quản tại các kho chứa của QMC tại các địa điểm khác nhau Khi có nhu cầu về sản xuất, NVL được chuyển về các kho tại các nhà máy của QMC

+ Nhập khẩu từ nước ngoài: Thông qua bảng báo giá cùng với mẫu NVL mà các công ty nước ngoài gửi về, QMC quyết định lựa chọn nhà cung cấp Việc lựa chọn này là dựa trên cơ sở chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và giá của nhà cung cấp Nhà cung cấp được lựa chọn khi sản phẩm của họ đáp ứng yêu cầu về dinh dưỡng và các tiêu chuẩn khác của quá trình sản xuất, đồng thời giá cả phải hợp lý NVL thường được nhập khẩu như : đậu tương ( Mỹ,

Hà Lan, Ấn Độ), ngô (Mỹ, Ấn Độ), Bột cá (Argentina), lúa mì (Mỹ), bột ngô cao đạm ( Mỹ)…Khi NVL được nhập về, một phần sẽ giao cho khách hàng đặt trước trong nước, phần còn lại sẽ được chở về các kho chứa để phục vụ cho quá trình sản xuất.

Sau khi được thu mua, công ty tiến hành phân loại những sản phẩm đạt yêu cầu và kiểm tra chất lượng đầu vào.Quy trình kiểm tra chất lượng đầu vào được QMC áp dụng thống nhất cho tất cả các nguồn nguyên liệu và đánh giá chi tiết từng loại thông qua các thông số kỹ thuật nhằm duy trì nguyên tắc sử dụng nguyên liệu sạch không có hoóc-môn kích thích tăng trưởng Bước tiếp theo, phòng phân tích kỹ thuật của công ty có vai trò như “bộ lọc” xét nghiệm từng mẫu nguyên liệu để đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của công ty Lấy ví dụ, bắp được đánh giá tại khâu kiểm hàng thông qua các chỉ tiêu cảm quan về độ ẩm, tạp chất, mốc, mọt, nhiệt độ để phân loại chất lượng tốt, trung bình hay xấu, sau đó sẽ được đưa vào phòng phân tích kiểm nghiệm chỉ tiêu hóa tính: hàm lượng tinh bột, độc tố…

Theo như Giám đốc của QMC thì sự nghiêm ngặt không bao giờ là thừa bởi vì nó đảm bảo chất lượng tốt và an toàn vệ sinh thực phẩm cho đầu ra cuối cùng của sản phẩm Nguồn nguyên liệu kém chất lượng sẽ tạo ra sản phẩm thức ăn chăn nuôi không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng đến uy tín của công ty trên thị trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ

1.2.2 Hệ thống kho tàng, bến bãi:

Vì việc thu mua NVL tiến hành ở các địa điểm khác nhau nên QMC có các kho chứa ở rất nhiều nơi trên cả nước như tại các vùng cao và các vùng Tây Nguyên ( Đăklăk, Đăknông, Gia Lai, Sơn La…) Hiện nay QMC có khoảng 10 kho chứa sắn lớn với sức chứa 10.000 tấn / kho, 8 kho chứa đậu tương chủ yếu ở các tỉnh miền bắc và trung du Ở mỗi kho đều có hệ thống Silo khổng lồ đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật.

Hệ thống kho của QMC được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn ngành10TCN 868:2006 về thức ăn chăn nuôi – Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Vì kho chứa không chỉ được duy trì, thậm chí được nâng cao nên ngay từ khi công ty thành lập ban giám đốc đã xác định phải xây dựng các kho chứa đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn đặt ra và phải thường xuyên sửa chữa, ứng dụng khoa học kĩ thuật trong công tác bảo quản, dự trữ nông sản Hệ thống kho chứa của QMC được phân thành hai loại:

* Kho bảo quản tạm: dùng để bảo quản nguyên vật liệu dạng hạt tươi, chưa phơi, sấy khô…được bố trí tại các nhà ga, đầu mối giao thông ở các địa phương như kho ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn…Thời gian tồn trữ nguyên vật liệu thường ngắn( thường từ vài ngày đến 10 ngày), kho này có dung tích lớn nhưng không quá kiên cố và có thể làm bằng các vật liệu sẵn có ở địa phương

* Kho bảo quản dự trữ: là những kho lớn, kiên cố, thời gian tồn trữ dài ( vài tháng đến vài năm), được cơ giới hóa và áp dụng các phương pháp bảo quản hiện đại nên những hư hại có thể xảy ra trong quá trình bảo quản thường được hạn chế tới mức thấp nhất Kho này được bố trí tại địa điểm có vị trí thuận lợi ở mỗi khu vực như kho chứa ở Sơn La, Đăknông…và kho trung tâm tại các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Thái Bình Các kho này được xây dựng theo các tiêu chuẩn kĩ thuật:

- Kho là rào chắn ảnh hưởng xấu của môi trường: kho khống chế được nhiệt độ, ẩm độ và bức xạ mặt trời xâm nhập vào kho, đồng thời có khả năng thoát nhiệt và ẩm tốt, đảm bảo xuất nhập kho thuận tiện.

- Kho được xây dựng chắc chắn để bảo vệ nguyên vật liệu khỏi các tác động bên ngoài như gió, bão…đảm bảo sử dụng trong một thời gian tương đối dài để giảm chi phí bảo quản.

- Kho được cơ giới hóa: Các kho chứa được cơ giới hóa một phần, tiết kiệm được sức lao động, hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu đề ra QMC sử dụng hệ thống Silo chứa, đây là một ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong bảo quản nguyên vật liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng và nông sản nói chung Silo là hệ thống bồn chứa nguyên liệu bảo quản có tính đặc thù có sức chứa từ 200- 830 m 3 , khả năng chịu tải từ 150 tấn đến 400 tấn Ưu điểm của hệ thống này là giảm diện tích chiếm chỗ, có thể tháo lắp và di dời, hạn chế được tác động xấu do chuột, côn trùng, hệ thống nạp và xả liệu dễ dàng, đặc biệt Silo được thiết kế có thể chống được nhiệt bên ngoài đốt nóng và thoát được nhiệt từ bên trong ra bằng chế độ thông thoáng Trước khi đưa vào Silo, nguyên vật liệu được làm sạch, loại bỏ tạp chất, sấy bổ sung nhờ hệ thống lò đốt và cuối cùng qua băng tải gàu để vào Silo Các kho chứa sử dụng hệ thống Silo được chia thành ba phần chính: + Các silo chứa hạt: Các Silo này thường đứng liền nhau, cao, có thiết diện tròn hay lục giác Trong các Silo, khí quyển kiểm soát (CA) thường được sử dụng.

Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh

* Để công tác dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu đạt kết quả cao, QMC đã xây dựng quy định rõ ràng về nhiệm vụ, vai trò của từng bộ phận, từng cá nhân trong quá trình luân chuyển nguyên vật liệu:

- Phòng thương mại: thông qua việc khảo sát, nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu: cung, cầu, giá cả…sẽ cung cấp cho phòng kế hoạch các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định bán hay mua thêm nguyên vật liệu

- Phòng kế hoạch: Trên cơ sở thông tin do phòng thương mại cung cấp, quá trình sản xuất thực tế, phòng kế hoạch tiến hành xây dựng định mức tiêu hao vật liệu, định mức tồn kho tối đa và tối thiểu đồng thời lập kế hoạch mua nguyên vật liệu, tiến độ sản xuất và đôn đốc các phòng ban khác thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Phòng kinh doanh : có nhiệm vụ mua, bán nguyên vật liệu theo yêu cầu của phòng kế hoạch ở thị trường trong nước và nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài.

Nhờ sự phân công, phân nhiệm rõ ràng và có những quy định cụ thể, chi tiết liên quan đến quản lý nguyên vật liệu nên khi có sự biến động bất thường về nguyên vật liệu hoặc không đáp ứng đủ hoặc quá nhiều so với yêu cầu sản xuất thì nguyên nhân, trách nhiệm được xác định thuộc về bộ phận hoặc cá nhân nào một cách nhanh chóng.

* Sau khi được vận chuyển về các kho, nguyên vật liệu được quản lý bằng hệ thống danh điểm Mỗi loại nguyên vật liệu được đánh số danh điểm và thủ kho sẽ dựa trên sổ danh điểm này để quản lý tình hình nhập, xuất, tồn kho Việc quản lý bằng hệ thống danh điểm tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin cho các cấp quản lý khi cần thông tin về loại vật liệu nào đó.

Phương pháp này cũng tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí, nâng cao năng suất lao động, góp phần vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Để đảm bảo nhu cầu nguyên vật liệu cho các giai đoạn sản xuất tiếp theo giúp cho quá trình sản xuất có thể diễn ra liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm, công ty đã xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm nguyên vật liệu Công tác xây dựng định mức tồn kho là vô cùng quan trọng vì nguyên vật liệu tồn kho quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất Định mức tồn kho này cũng là cơ sở để phòng kế hoạch lên kế hoạch thu mua nguyên vật liệu

Sau đây là bảng định mức tồn kho ( Bảng 1.2) và bảng định mức tiêu hao một số nguyên vật liệu chính ( Bảng 1.3) do QMC tự xây dựng nên:

Mã NVL Tên NVL Định mức tồn kho/ tháng

NVL1.002 Hạt đậu tương 400 – 600 tấn

Bảng 1.2: Bảng định mức tồn kho của một số nguyên vật liệu chính

Mã NVL Tên NVL Định mức tiêu hao nguyên vật liệu/ 1 kg thức ăn cho heo tập ăn

NVL1.002 Hạt đậu tương 0,25 – 0,3kg

Bảng 1.3: Bảng định mức tiêu hao của một số nguyên vật liệu chính /

1kg sản phẩm thức ăn cho heo tập ăn

Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu do công ty tự xây dựng dựa trên tình hình sản xuất thực tế từ đầu kì sản xuất và thông báo cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 3 tháng tính từ đầu kì sản xuất Mức tiêu hao nguyên vật liệu này có thể được điều chỉnh bổ sung nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế chậm nhất không quá thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

* Cuối quý thủ kho tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu theo từng danh điểm, đồng thời đối chiếu số lượng trong thẻ kho với số liệu mà kế toán vật tư phản ánh trên sổ chi tiết tài khoản 152 và số lượng tồn kho thực tế Thông qua kiểm kê, đối chiếu sẽ xác định được số lượng nguyên vật liệu thừa, thiếu,nguyên nhân của việc thừa thiếu đó và phương hướng giải quyết kịp thời.

Đặc điểm nguyên vật liệu, quản lý nguyên vật liệu chi phối công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ

- Nguyên vật liệu tại công ty được tổ chức quản lý, sử dụng theo danh điểm do đó công tác hạch toán nguyên vật liệu cũng dựa trên danh điểm này để mở các tài khoản chi tiết của TK 152 thuận tiện cho việc phản ánh trên sổ sách kế toán và đối chiếu với thủ kho khi thực hiện kiểm kê nguyên vật liệu tại kho chứa vào cuối quý TK 152 có các tiểu khoản là TK 1521- NVLC, TK 1522- NVLP, TK 1523…trong đó TK 1521 lại được chi tiết thành

TK 1521- NH: phản ánh giá trị nguyên liệu ngô hạt tồn kho

TK 1521- ĐT: phản ánh giá trị đậu tương tồn kho

TK 1521- BC: phản ánh giá trị bột cá tồn kho

Vì ngô, đậu tương, bột cá là ba loại nguyên vật liệu chủ yếu trong sản xuất thức ăn chăn nuôi nên chi tiết như vậy sẽ dễ dàng hơn cho việc theo dõi tình hình tồn kho của mỗi loại vật liệu, từ đó cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo để quyết định mua thêm hay bán đi để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục cũng như hiệu quả của vốn đầu tư.

- Nguyên vật liệu tại công ty bao gồm nhiều loại, số lượng mỗi loại lớn, số lần nhập, xuất trong một ngày cũng nhiều nên đòi hỏi công tác kế toán phải ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho.

- Quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành ở nhiều phân xưởng, mức độ sử dụng và tiết kiệm nguyên vật liệu ở mỗi phân xưởng cũng khác nhau đòi hỏi kế toán vật tư phải tập hợp,và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình định mức tiêu hao nguyên vật liệu, đồng thời phân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng ở các phân xưởng Việc tổng hợp và phân bổ này cung cấp thông tin cho Ban giám đốc về tình hình tiêu hao nguyên vật liệu thực tế ở các phân xưởng, đề ra các chính sách khen thưởng kịp thời đối với các phân xưởng, tổ đội thực hiện tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động.

- Kế toán vật tư tiến hành theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu thực tế và tiến hành tập hợp, kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh,xác định các chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp Từ đầu kì sản xuất, công ty đã xây dựng được mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý nhưng quá trình sản xuất thực tế nguyên vật liệu được sử dụng có thể vượt mức tiêu hao hợp lý này và phần vượt mức đó không được coi là khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó đòi hỏi công tác kế toán phải tiến hành tổng hợp đầy đủ và kịp thời tình hình sử dụng nguyên vật liệu, thực hiện định mức nguyên vật liệu để từ đó có những kiến nghị việc điều chỉnh bổ sung mức tiêu hao hợp lý một cách kịp thời.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ QUANG

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ QUANG

Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu và phương hướng hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ

3.1 Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu và phương hướng hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh

Qua 8 năm tồn tại và phát triển, QMC đã trải qua một chặng đường gian nan, vất vả, đầy thử thách và vinh quang Từ một nhà máy khi ra đời quy mô còn rất nhỏ, sản phẩm sản xuất ra chưa được khách hàng biết thì đến nay sản phẩm của QMC có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước, tên tuối không chỉ được biết đến ở thị trường trong nước mà còn được biết đến ở thị trường nước ngoài, kết quả sản xuất kinh doanh không ngừng tăng qua các năm, uy tín của công ty ngày càng được nâng cao Đóng góp vào sự thành công đó phải kể đến đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán trog đó kế toán nguyên vật liệu giữ một vai trò quan trọng Trong thời gian thực tập tại công ty, đi sâu tìm hiểu thực tế bộ máy kế toán, công tác kế toán nguyên vật liệu, em xin rút ra những ưu điểm sau:

- Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được xây dựng trên cơ sở tập trung phù hợp với mô hình quản lý tập trung mà Ban lãnh đạo đã xây dựng trong đó phần hành kế toán vật tư, tính giá thành sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp sản xuất như Quang Minh Kế toán nguyên vật liệu có sự phối hợp chặt chẽ với các phần hành kế toán khác như kế toán thanh toán, tiêu thụ, kế toán ngân hàng nhằm trao đổi thông tin, giảm tối thiểu chi phí về thời gian và công sức Sự phối hợp này còn tạo điều kiện để các phần hành kế toán có thể kiểm tra chéo trong quá trình hạch toán, phản ánh vào sổ sách kế toán từ đó phát hiện các sai sót, gian lận

Trong công tác kế toán , phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh.

- Về tổ chức bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu:

+ Hệ thống kho được xây dựng khoa học, đáp ứng các tiêu chuẩn của kho chứa nông sản Vị trí các kho được bố trí một cách hợp lý nhằm tăng hiệu quả của quá trình thu mua nguyên vật liệu nhưng vẫn đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, do đó tăng hiệu quả sử dụng vốn và góp phần nâng cao năng suất lao động.

+ Các kho chứa nông sản của QMC đều sử dụng hệ thống Silo chứa tiêu chuẩn quốc tế vừa giải quyết được áp lực về mặt bằng, vừa thuận tiện cho tự động hóa trong sản xuất Các Silo này được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước. Việc lựa chọn nhà cung cấp Silo trong nước đã góp phần đáng kể trong nỗ lực giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của công ty vì nó được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước với chi phí rẻ hơn nhưng chất lượng không thua kém so với các sản phẩm nhập khẩu, hơn thế nữa vì được thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam nên chất lượng nguyên vật liệu đầu vào luôn được đảm bảo một cách tốt nhất Hệ thống này còn ngăn cản sự xâm nhập của các loài chuột, gián và các loại vi khuẩn gây hại đối với các sản phẩm nông sản, do đó số lượng nguyên vật liệu đầu vào bị hỏng và giảm chất lượng giảm đi đáng kể Các Silo này còn được khử trùng định kì bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của các công ty có uy tín để phòng trừ các đối tượng gây hại làm hao hụt nguyên vật liệu.

+ Nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý nguyên vật liệu tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm luôn được QMC tôn trọng khi có quy định tránh bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư, nhờ đó

+ Quản lý nguyên vật liệu bằng hệ thống danh điểm là cách quản lý khoa học khi đảm bảo sự cung cấp thông tin một cách rõ ràng, cụ thể đối với từng loại nguyên vật liệu, phù hợp với việc hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, đáp ứng các yêu cầu của quá trình quản lý, giúp cho Ban lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời nhất.

+ QMC có những quy định cụ thể, rõ ràng trong việc xử lý các sai sót và gian lận trong quản lý nguyên vật liệu, đồng thời có những chính sách khuyến khích các bộ phận và cá nhân thực hiện tốt các quy định đó như chính sách khen thưởng đối với công nhân tiết kiệm nguyên vật liệu Chính sách khen thưởng, xử phạt rõ ràng đã khuyến khích nhân viên và lao động của công ty chấp hành tốt quy định đã đề ra và có ý kiến đóng góp để tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.

- Về công tác kế toán nguyên vật liệu:

+ Công tác kế toán nguyên vật liệu tuân thủ và thực hiện nghiêm túc luật kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “ Hàng tồn kho” và Quyết định

48 ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính Chứng từ cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được lập đầy đủ, công tác luân chuyển chứng từ được tuân thủ một cách nghiêm túc Các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được lập đầy đủ, nội dung và hình thức phù hợp với các biều mẫu theo quyết định 48. + Mục tiêu của công tác kế toán hàng tồn kho nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng luôn thống nhất và hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu chung của công ty, sự thống nhất này là động lực cho sự phát triển không ngừng của QMC thể hiện ở kết quả kinh doanh của QMC giai đoạn 2008-

2009 và bảng xếp hạng VNR 500( 500 công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam). + Về việc phản ánh vào sổ sách kế toán: Các nghiệp vụ kinh tế phásinh liên quan tới nguyên vật liệu như nhập kho, xuất kho, xuất bán được phản ánh kịp thời, đầy đủ, trung thực và chính xác vào sổ sách kế toán có liên quan, nhờ đó mà hỗ trợ thông tin kịp thời về vật tư cho các bộ phận kế toán khác và ban quản lý.

+ Sử dụng tài khoản kế toán: Nguyên vật liệu của công ty được thu mua ở trong nước và nhập khẩu từ những nước có nền nông nghiệp phát triển như

Mỹ, Canada, Ấn Độ Phương thức thanh toán cho các công ty nước ngoài mà công ty áp dụng là phương thức tín dụng chứng từ ( L/C) do đó để thực hiện thanh toán thì trước hết công ty phải mở thư tín dụng Công ty nếu có tiền gửi ngoại tệ ( TK 1122) thì sử dụng để mở L/C, tuy nhiên số dư trên TK 1122 không phải lúc nào cũng đủ để mở L/C Do đó công ty phải vay ngân hàng, tiến hành ký quỹ theo một tỷ lệ nhất định theo giá tiền mở L/C Số tiền này được theo dõi trên TK 144 – Cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn Tài khoản này nếu theo quyết định 48 thì không có trong danh mục hệ thống tài khoản sử dụng ở các công ty nhỏ và vừa, tuy nhiên để phù hợp và thuận tiện với đặc điểm kinh doanh, công ty đã đăng kí sử dụng thêm TK 144 Như vậy trong hạch toán nguyên vật liệu, ngoài các tài khoản phản ánh giá trị nguyên vật liệu như TK 152, TK 631 công ty còn sử dụng TK 144 giúp cho việc hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu nguyên vật liệu dễ dàng hơn.

+ Áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong công tác kế toán nguyên vật liệu: Hiện nay phòng kế toán của công ty được trang bị máy vi tính kết nối với nhau và đều được kết nối với mạng Internet để thuận tiện cho việc hạch toán và truy cập dữ liệu thông tin Các nhân viên kế toán đều được đào tạo về tin học văn phòng, sử dụng thành thạo các ứng dụng của Word và Excel, nhờ đó việc ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế nói chung và các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu nói chung được giảm bớt, áp lực công việc đối với kế toán viên phụ trách kế toán vật tư cũng giảm bớt và năng suất lao động ngày càng được tăng cao.

3.1.2 Nhược điểm và nguyên nhân chủ yếu:

* Về công tác quản lý, dự trữ nguyên vật liệu: Công tác kiểm nghiệm nguyên vật liệu trước khi nhập kho chưa được chặt chẽ.

Nguyên vật liệu tốt hay xấu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và theo đó ảnh hưởng đến doanh số bán hàng, lợi nhuận và uy tín của công ty trên thị trường, do đó khi nhập vật liệu cần có sự đối chiếu việc thực hiện giao hàng cả về số lượng và chất lượng , giá cả với hợp đồng đối tác đã ký để có những biện pháp xử lý kịp thời Do đó trước khi được nhập kho, nguyên vật liệu được kiểm tra về quy cách, mẫu mã, số lượng, chất lượng bởi Ban kiểm nghiệm Tuy nhiên công tác kiểm nghiệm này chỉ được tiến hành với các nguyên vật liệu chính và được nhập với số lượng lớn Như vậy với những vật liệu phụ và những vật liệu chính được nhập với số lượng ít rất dễ xảy ra sai phạm và gian lận Ví dụ nhân viên thu mua cố tình chia nhỏ nguyên vật liệu để nhập kho nhiều lần, số lượng hoặc quy cách, chất lượng, mẫu mã của số nguyên vật liệu này không đúng với hợp đồng đã ký với nhà cung ứng.

* Về công tác hạch toán nguyên vật liệu:.

- Công ty không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh

* Về tài khoản sử dụng:

- Công ty nên đăng kí sử dụng thêm tài khoản 151- Hàng mua đang đi đó các cấp quản lý có thể nắm bắt thông tin một cách đầy đủ về hàng tồn kho.Theo đó khi có nghiệp vụ hàng mua đang đi đường thì kế toán sẽ phản ánh như sau:

+ Thu mua nguyên vật liệu, cuối tháng nguyên vật liệu chưa về đến kho công ty, thì căn cứ vào hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp và các chứng từ khác có liên quan, phản ánh vào sổ nhật kí chung, sổ cái các tài khoản 151,

Nợ TK 151: giá trị hàng mua đang đi đường gồm cả VAT

Nợ TK 133: VAT được khấu trừ của số NVL

Có TK 111, 112, 331 : số tiền phải thanh toán

+ Sang tháng sau, khi số nguyên vật liệu trên đã về kho, căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán ghi:

* Về phương pháp tính giá: Công ty nên sử dụng phương pháp tính giá sau mỗi lần nhập thay cho phương pháp giá bình quân cả kì dự trữ Phương pháp này có ưu điểm là phản ánh được sự biến động giá vật liệu, do đó phản ánh chính xác hơn giá trị hàng tồn kho Tuy nhiên phương pháp này sẽ gây khó khăn khi công ty có nhiều lần nhập, xuất và ghi sổ theo hình thức Nhật kí chung Nhược điểm này sẽ được khắc phục khi công ty sử dụng các phần mềm kế toán như FAST, MISA thay cho việc hạch toán thủ công.

* Về phương pháp kế toán:

Thực hiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Khi nhận thấy có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng Tuy nhiên nguyên liệu, vật liệu dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm Việc trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu được phản ánh qua tài khoản 1593-

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và nội dung trích lập như sau:

- Cuối mỗi năm kế toán, căn cứ vào mức trích dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, kế toán phản ánh:

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán

Có TK 1593: dự phòng giàm giá hàng tồn kho

- Cuối năm sau, nếu mức dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho cao hơn mức dự phòng giảm giá nguyên vật liệu đã trích lập năm trước thì số chênh lệch được lập thêm:

Nếu mức dự phòng giảm giá nguyên vật liệu thấp hơn mức dự phòng đã trích lập năm trước thì tiến hành hoàn nhập dự phòng:

Khi trích lập dự phòng, trích lập thêm hay bổ sung dự phòng thì phải được phản ánh kịp thời vào sổ Nhật kí chung, sổ cái các tài khoản có liên quan.

Giải pháp tăng cường quản lý nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn tại tại công

* Lập ban kiểm nghiệm đối với những nguyên vật liệu chính được nhập về với số lượng ít và những vật liệu phụ trước khi nhập kho để hạn chế những gian lận liên quan đến thu mua, nhập, xuất vật liệu, đồng thời cũng để đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào Khi kiểm nghiệm xong phải có biên bản kiểm nghiệm và có chữ kí của các thành viên tham gia Biên bản kiểm nghiệm này là cơ sở để quyết định nguyên vật liệu thu mua có được nhập kho để sản xuất sản phẩm hay không và có quyết định trả lại nhà cung cấp kịp thời.

* Sử dụng phần mềm kế toán trong hạch toán, quản lý nguyên vật liệu: Ưu điểm của phần mềm kế toán là giảm phần lớn khối lượng công việc kế toán khi kế toán viên chỉ cần nhập dữ liệu đầu vào và thực hiện các bút toán kết chuyển và phân bổ cuối kì còn việc lập các báo cáo kế toán hoàn toàn do máy tính tự kết xuất Không chỉ lập được các báo cáo tài chính mà phần mềm kế toán còn cung cấp các báo cáo quản trị phục vụ cho mục đích quản trị nội bộ của công ty Bởi vậy, công ty nên ứng dụng phần mềm này trong công tác kế toán để có thể tiết kiệm được công sức hạch toán đặc biệt là hạch toán nguyên vật liệu khi số lượng và tần suất nhập xuất mỗi ngày ở công ty quá nhiều Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng tồn kho sẽ được phản ánh vào phân hệ chức năng Hàng tồn kho trong hệ thống Chương trình này còn cho phép công ty lựa chọn hình thức ghi sổ và chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng Các sổ sách kế toán tổng hợp hay chi tiết, các chứng từ có liên quan được kết xuất có nội dung và hình thức phù hợp với hình thức ghi sổ mà công ty đã lựa chọn Sử dụng phần mềm này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động của kế toán viên nhờ giảm được chi phí về mặt thời gian và công sức.

Tuy nhiên để hiệu quả sử dụng phần mềm là tốt nhất, công ty nên cử các kế toán viên đi học khóa hướng dẫn sử dụng phần mềm để có thể sử dụng thành thạo và khai thác tốt hơn những ứng dụng của phần mềm kế toán.

3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện tại công ty

- TK 151- Hàng mua đang đi đường là tài khoản kế toán không có trong danh mục tài khoản sử dụng ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa Do vậy để có thể sử dụng TK 151 trong hạch toán nguyên vật liệu, công ty cần đăng kí và phải được sự chấp thuận của Bộ tài chính

- Kế toán vật tư phải nắm vững nguyên tắc và nội dung trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đặc biệt là cách thức xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyên vật liệu Đây là khoản chi phí trích trước do công ty tự tính nên mang yếu tố chủ quan, nếu như việc xác định giá trị thuần của nguyên vật liệu không hợp lý và không đúng vói thực tế thì khoản chi phí này sẽ không được cơ quan thuế công nhận là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Ban kiểm nghiệm vật tư phải được thành lập một cách hợp lệ, trong ban kiểm nghiệm phải có thành viên am hiểu về đặc tính, quy cách và mẫu mã của nguyên vật liệu được nhập vào Đồng thời các thành viên trong ban kiểm nghiệm phải có đạo đức phẩm chất, hết lòng phục vụ vì lợi ích của công ty thì công tác kiểm nghiệm mới đạt hiệu quả cao nhất.

- Kế toán viên phải có trình độ chuyên môn tốt, tiếp thu và vận dụng nhanh các ứng dụng công nghệ, phần hành kế toán vật tư phải có sự phối hợp chặt chẽ với các phần hành khác, có như vậy mới khai thác được tốt nhất hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán máy.

Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, bằng kinh nghiệp quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh và không bỏ qua các cơ hội, công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Mính sẽ ngày càng phát triển Ban lãnh đạo công ty luôn mong muốn thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu và các khoản chi phí khác để có thể hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Thời gian thực tập tại công ty, tuy kinh nghiệm và kiến thức thực tế của bản thân còn ít nhưng được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị Đông cùng sự chị bảo tận tình các anh chị trong phòng kế toán và các phòng ban khác,em đã hoàn thành quá trình thực tập tại công ty và chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty

TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh”

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tâm của PGS.

TS Nguyễn Thị Đông và các anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán đã giúp em hoàn thành được chuyên đề này và giúp em có thêm được kiến thức và kinh nghiệm khi ứng dụng trong cuộc sống thực tế

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trang web của công ty: www.qmc.com.vn

3 Báo điện tử VietNamNet, số báo ra ngày 25/11/2009

4 Phóng viên Phạm Văn Ngọc(2009) “ Một doanh nghiệp thành công, một doanh nghiệp hoạt động vì cộng đồng’’ Báo nông nghiệp Việt

Nam,số 162,trang 4 và “Thành công cùng QMC’’.Báo nông nghiệp Việt Nam,số đặc biệt 173,174,175, trang 48.

5 Báo cáo tài chính công ty QMC các năm 2006,2007,2008, 2009. Chứng từ và sổ sách kế toán công ty năm 2009.

6 Nội quy và quy định của công ty.

7 Quyết định 48/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006.

8 Luận văn tốt nghiệp khóa 47, Khoa Kế toán, trường ĐHKTQD

- PGS.TS Đặng Thị Loan.2006.Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp.Hà Nội:NXB Đại học kinh tế quốc dân.

- PGS.TS Nguyễn Thị Đông.2007 Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán Hà Nội NXB Tài chính.

- PGS TS Nguyễn Minh Phương 2002 Giáo trình kế toán quản trị Hà Nội NXB Lao động xã hội.

- PGS.TS Nguyễn Năng Phúc.2008 Giáo trình phân tích báo cáo tài chính Hà Nội NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - NHẬN XÉT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Sinh viên: Đặng Thị Phương Thủy Mã số sv: CQ482887 Đề tài : Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh

……… Điểm bằng số Điểm bằng chữ

Hà nội, ngày…tháng…năm 2010

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - NHẬN XÉT CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Sinh viên: Đặng Thị Phương Thủy Mã số sv: CQ482887 Đề tài : Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh

……… Điểm bằng số Điểm bằng chữ

Hà nội, ngày…tháng…năm 2010 Giáo viên phản biện

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ

Trách nhiệm hữu hạn Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu phụ

Kê khai thường xuyên Phương pháp

Giá trị gia tăng Định mức

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo pp thẻ song song Trình tự hạch toán tổng hợp NVL trên sổ kế toán của QMC

Danh mục NVL Đ.m tồn kho của một số NVLC Đ.m tiêu hao của một số NVLC/1 kg sp thức ăn cho heo Hóa đơn giá trị gia tăng

Phiếu nhập kho Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng Giấy thanh toán tạm ứng

Giấy yêu cầu xuất vật tư Phiếu xuất kho

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Biên bản kiểm nghiệm vật liệu

Biên bản kiểm kê vật liệu Thẻ kho

Sổ kế toán chi tiết NVL Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn kho vật liệu

Sổ cái TK 152 Bảng kê phiếu nhập một vật tư Bảng kê phiếu nhập nhóm theo nhà cung cấp Bảng kê phiếu xuất

Bảng kê phiếu xuất theo khoBáo cáo tồn vật liệu theo kho

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh 3

1.1.1 Phân loại nguyên vật liệu 4

1.1.2 Danh mục nguyên vật liệu 5

1.2 Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh 6

1.2.1 Phương thức thu mua nguyên vật liệu 7

1.2.2 Hệ thống kho tàng, bến bãi 8

1.3 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh 11

1.4 Đặc điểm nguyên vật liệu, quản lý nguyên vật liệu chi phối công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ QUANG

2.1 Chứng từ sử dụng trong kế toán nguyên vật liệu 15

2.1.1 Chứng từ nhập nguyên vật liệu 15

2.1.2 Chứng từ xuất nguyên vật liệu 21

2.1.3 Chứng từ kiểm kê, đánh giá nguyên vật liệu 22

2.2 Phương pháp tính giá nguyên vật liệu 28

2.2.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho 28

2.2.2 Giá nguyên vật liệu xuất kho 29

2.3 Kế toán nguyên vật liệu chi tiết trên hệ thống sổ kế toán tại công ty

TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh 30

2.4 Kế toán nguyên vật liệu tổng hợp trên hệ thống sổ kế toán tại công ty

TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh 36

2.4.1 Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 36

2.4.3 Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 38

2.5 Báo cáo kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh 44

CHƯƠNG III : HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ QUANG

3.1 Đánh giá thực trạng kế toán nguyên vật liệu và phương hướng hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ

3.1.2 Nhược điểm và nguyên nhân chủ yếu 52

3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh 55

3.3 Giải pháp tăng cường quản lý nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn tại tại công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh 57

Ngày đăng: 19/06/2023, 00:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trang web của công ty: www.qmc.com.vn 2. Điều lệ công ty Khác
3. Báo điện tử VietNamNet, số báo ra ngày 25/11/2009 Khác
5. Báo cáo tài chính công ty QMC các năm 2006,2007,2008, 2009.Chứng từ và sổ sách kế toán công ty năm 2009 Khác
6. Nội quy và quy định của công ty Khác
7. Quyết định 48/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006 Khác
8. Luận văn tốt nghiệp khóa 47, Khoa Kế toán, trường ĐHKTQD 9. Sách tham khảo:- PGS.TS .Đặng Thị Loan.2006.Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp.Hà Nội:NXB Đại học kinh tế quốc dân Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w