THỰC TẬP QUI HOẠCH PHÂN BỐ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất c...
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
-*** -
PGS TS LÊ QUANG TRÍ Ths PHẠM THANH VŨ
Giáo trình
THỰC TẬP QUI HOẠCH PHÂN BỐ
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
Năm 2008
Trang 2THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
CỦA GIÁO TRÌNH
1 THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ
Họ và tên: LÊ QUANG TRÍ
Sinh năm: 01 – 03 - 1956
Cơ quan công tác: Bộ môn: Khoa học Đất & QLĐĐ Khoa: Nông Nghiệp & SHƯD
Trường: Đại Học Cần Thơ
Địa chỉ Email để liên hệ: Lqtri@ctu.edu.vn
2 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG Giáo trình có thể dùng tham khảo cho những ngành nào: Quản lý đất đai, Trồng Trọt, Nông Học, Khoa học đất, Khoa học Môi trường, Phát triển nông thôn
Có thể dùng cho các trường nào: Đại học Cần Thơ
Các từ khóa (Đề nghị cung cấp 10 từ khóa để tra cứu): Quy họach, sử dụng đất đai, đất, nước, tham gia, địa phương, cộng đồng, bền vững, vấn đề, cơ hội
Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: Học lý thuyết về quy họach sử dụng đất đai, học lý thuyết về đánh giá đất đai
Đã xuất bản in chưa, nếu có thì Nhà xuất bản nào: Chưa
Trang 3
MỤC LỤC
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ 2
MỤC LỤC 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN I 5
LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG 5
I QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI: 5
1 Định nghĩa về Qui hoạch sử dụng đất đai 5
2 Các tiêu đề trong công tác qui hoạch sử dụng đất đai 6
a Hiệu quả 6
b Công bình và có khả năng chấp nhận được 6
c Tính bền vững 6
3 Tính đa cấp trong qui hoạch sử dụng đất đai 6
a Cấp độ quốc gia 7
b Cấp độ Tỉnh 7
c Cấp độ địa phương (Huyện/Xã) 8
4 Qui hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của người dân 8
a Định nghĩa 8
b Nguyên lý 9
c Mục tiêu 9
II QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO QUI TRÌNH CỦA FAO 9
III QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO QUI TRÌNH CỦA VIỆT NAM 10
1 Qui hoạch sử dụng đất đai cấp Tỉnh, Huyện 10
2 Qui hoạch sử dụng đất đai cấp Xã 10
PHẦN II 12
THỰC HÀNH 12
I MỤC ĐÍCH 12
II YÊU CẦU MÔN HỌC 12
1 Yêu cầu chung cho môn học 12
2 Yêu cầu thực hiện 12
III PHẦN THỰC HÀNH 13
1 Đặt vấn đề 13
2 Tham khảo tài liệu 13
2 1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 13
2.2 Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai 14
2.3 Kết quả đánh giá thích nghi đất đai 20
2.4 Kết quả điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân PRA (Participatory Rural Appraisal) 21
3 Bài thực tập: 22
Bài 1: Thiết lập mục tiêu và các tư liệu có liên quan 22
Bài 2: Tổ chức công việc 24
Bài 3: Phân tích vấn đề 25
Bài 4: Xác định cơ hội cho sự thay đổi và Đánh giá đất đai 26
Bài 5: Xây dựng phương án: phân tích kinh tế - xã hội, môi trường - Đánh giá và lựa chọn các chọn lọc tốt nhất 29
Bài 6: Chuẩn bị qui hoạch sử dụng đất đai 32
Bài 7: Báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 34
TÀI LIỆU TIẾNG ANH 34
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Với hiện trạng sử dụng đất đai và với áp lực ngày một tăng cao do sự gia tăng của dân số cũng như những nhu cầu thiết yếu ngày một tăng cao cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và thực tế là nguồn tài nguyên này có giới hạn Do đó, vấn
đề cấp bách hiện nay là phải có sự chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được lợi nhuận tối đa trong sản xuất, đảm bảo an toàn lương thực và các nhu cầu cơ bản, cấp thiết khác của con người, đồng thời cũng bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống Qui hoạch sử dụng đất đai là nền tảng trong tiến trình này Qui hoạch sử dụng đất đai là yếu tố chính trong tất cả yêu cầu phát triển và bảo vệ các vùng đất đai nông nghiệp
Có những mâu thuẫn trong sử dụng đất đai ở hiện tại Nhu cầu về đất nông nghiệp, đất đồng cỏ, đất bảo vệ thiên nhiên, rừng, du lịch và phát triển đô thị lớn hơn nhiều so với nguồn tài nguyên đất đai hiện có Ở các quốc gia đang phát triển thì nhu cầu này ngày càng cấp bách hơn theo từng năm Trong khi đó, dân số thế giới lại phụ lệ thuộc rất nhiều vào diện tích đất có thể đựoc dùng cho sản xuất lương thực, nguyên liệu Ngay cả ở một
số vùng với diện tích đất đai đầy đủ và chất lượng tốt cho sản xuất nông nghiệp, người dân vẫn không đạt được đến nhu cầu và lợi nhuận mong đợi trong việc sử dụng đất đai Trong khi đó, sự suy thoái đất đai ở các nông trang, rừng hay sự suy giảm chất lượng nguồn tài nguyên nước ngày càng thấy rõ, nhưng trong từng cá thể của cộng đồng xã hội không thể có biện pháp riêng nào để hạn chế hoặc chấm dứt tình trạng suy thoái này
Do đó, giáo trình Thực Tập Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai được biên soạn kèm theo giáo trình Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai (đã được xuất bản vào năm 2005) nhằm để cung cấp cho sinh viên thuộc khối ngành Quản lý đất đai, Khoa học đất, và những chuyên ngành có liên quan khác có những kiến thức cơ bản về:
+ Phân tích các kiểu sử dụng đất đai và hệ thống sử dụng đất đai cả về các điều kiện
tự nhiên và kinh tế xã hội
+ Yêu cầu phát triển của địa phương (vùng nghiên cứu) dựa vào một số thông tin cơ bản (được cung cấp) về vùng nghiên cứu
+ Qui trình Qui hoạch sử dụng đất đai theo qui trình của FAO (1993)
Ngoài ra, giáo trình Thực tập Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai cũng trang bị cho sinh viên có những kiến thức về cách suy nghĩ tổng hợp; làm thế nào để lựa chọn các kiểu sử dụng đất đai phù hợp với từng tiểu vùng trong vùng nghiên cứu Những tiểu vùng này sẽ có những đặc điểm hoàn toàn khác nhau về đặc điểm tự nhiên và các điều kiện về kinh tế xã hội
Trang 5PHẦN I
LÝ THUYẾT ỨNG DỤNG
I QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA QUI HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI:
1 Định nghĩa về Qui hoạch sử dụng đất đai
Ngày nay, sự mâu thuẫn trong việc sử dụng đất đai ngày càng gia tăng Nhu cầu về đất nông nghiệp, đất đồng cỏ, đất cho mục đích bảo vệ thiên nhiên, rừng, du lịch và phát triển đô thị ngày càng gia tăng với nguồn tài nguyên đất đai hiện có Ở các nước đang phát triển, nhu cầu này càng trở nên cấp thiết hơn theo từng năm Ngay cả một số vùng
có điều kiện đất đai đầy đủ/phong phú, người dân vẫn không đạt đến nhu cầu và lợi nhuận mong đợi trong việc sử dụng đất đai Trong khi đó, sự suy thoái đất đai ở các nông trang, rừng hay nguồn tài nguyên nước càng ngày càng trở nên rõ ràng hơn; tuy vậy, từng
cá thể của cộng đồng xã hội không thể có các biện pháp riêng lẽ nào để hạn chế hoặc chấm dứt tình trạng suy thoái này
• Quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình đánh giá tiềm năng đất, nước có hệ thống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế - xã hội để chọn lọc
và thực hiện các chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất
• Mục đích của quy hoạch sử dụng đất đai là chọn lọc và đưa vào thực hành những
sử dụng đất đai phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai
• Những khả năng trong quy hoạch cho thấy: Sự cần thiết phải thay đổi, những cần thiết cho việc cải thiện quản lý, hay những cần thiết cho kiểu sử dụng đất đai hoàn toàn khác nhau trong các trường hợp cụ thể khác nhau
Quy hoạch sử dụng đất đai với mục tiêu là nhằm làm thế nào để sử dụng đất đai được tốt nhất trong điều kiện nguồn tài nguyên hạn hẹp bằng cách:
- Đánh giá nhu cầu cần thiết hiện tại – tương lai và đánh giá một cách khoa học, có
hệ thống khả năng cung cấp từ đất đai cho các nhu cầu đó;
- Xác định và có giải pháp cho các mâu thuẩn trong sử dụng đất đai; giữa nhu cầu
cần thiết của cá nhân với nhu cầu chung của cộng đồng xã hội, và giữa nhu cầu của thế hệ hiện tại với nhu cầu của thế hệ tương lai;
- Tìm kiếm ra các sự chọn lựa bền vững và từ đó chọn ra giải pháp cần thiết nhất
cho việc đáp ứng các yêu cầu đã xác định;
- Quy hoạch sẽ mang lại sự thay đổi theo mong ước của cộng đồng và đảm bảo sự
phát triển;
- Rút tỉa bài học từ các kinh nghiệm trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch
Thông thường, không có một bảng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho sự thay đổi trong sử dụng đất đai, mà quy hoạch là một tiến trình sự lập lại và tiếp nối liên tục Trong mỗi giai đoạn, (của tiến trình qui hoạch) khi có được những thông tin tốt hơn thì phần quy hoạch
sẽ được cập nhật hóa để toàn chương trình quy họach đạt mức độ chính xác cao hơn
Trang 62 Các tiêu đề trong công tác qui hoạch sử dụng đất đai
Mục tiêu của quy hoạch được xác định là làm thế nào để sử dụng đất đai được tốt nhất
Có thể phân chia ra tính chuyên biệt riêng của từng đề án Mục tiêu của quy hoạch có thể
được gom lại trong 3 tiêu đề: hiệu quả, công bình - có khả năng chấp nhận, và bền vững
a Hiệu quả
Sử dụng đất đai phải mang tính chất kinh tế, do đó một trong những mục tiêu của quy hoạch phát triển là mang lại tính hiệu quả và nâng cao sản lượng trong sử dụng đất đai Hiệu quả trong sử dụng đất đai là sự đối chiếu giữa các loại sử dụng đất đai khác nhau với những vùng đất đai khác nhau cho lợi nhuận cao nhất mà chi phí đầu tư thấp nhất Tuy nhiên, hiệu quả có ý nghĩa khác nhau đối với các chủ thể khác nhau Đối với những nông dân cá thể thì hiệu quả là làm sao vốn thu hồi từ đầu tư lao động đến đầu tư vật chất được cao nhất hay lợi nhuận cao nhất từ những vùng đất cụ thể Còn mục đích của nhà nước thì phức tạp hơn bao gồm cả việc cải thiện tình trạng trao đổi hàng hóa với nước ngoài thông qua sản xuất nhằm mục tiêu xuất khẩu hay thay thế dần việc nhập khẩu
b Công bình và có khả năng chấp nhận được
Sử dụng đất đai cũng mang tính chấp nhận của xã hội Những mục tiêu đó bao gồm
an toàn lương thực, giải quyết công ăn việc làm và an toàn trong thu nhập của các vùng nông thôn Cải thiện đất đai và tái phân bố đất đai cũng phải được tính đến để giảm bớt những bất công trong xã hội hay có thể chọn lọc các kiểu sử dụng đất đai thích hợp để giảm dần và từng bước xóa đi sự nghèo đói Một cách để thực hiện được những mục tiêu này là nâng cao tiêu chuẩn đời sống của từng nông hộ Tiêu chuẩn mức sống này bao gồm mức thu nhập, dinh dưỡng, an toàn lương thực và nhà cửa Quy hoạch phải đạt được những tiêu chuẩn này bằng cách thông qua việc phân chia đất đai cho các kiểu sử dụng riêng biệt cũng như phân chia tài chánh cũng như các nguồn tài nguyên khác hợp lý
c Tính bền vững
Sử dụng đất đai bền vững là phải phù hợp với những yêu cầu hiện tại đồng thời cũng phải bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ kế tiếp trong tương lai Điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa sản xuất và bảo vệ: sản xuất ra hàng hóa cho nhu cầu ở hiện tại kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, trong khi đó sản xuất lại lệ thuộc vào nguồn tài nguyên đó nhằm bảo đảm cho sản xuất được lâu bền trong tương lai Trong một cộng đồng, khi nguồn tài nguyên đất đai bị hủy hoại chính là sự hủy hoại tương lai của cộng đồng đó Sử dụng đất đai phải được quy hoạch cho toàn cộng đồng và xem như là một thể thống nhất bởi vì sự bảo vệ đất, nước và các nguồn tài nguyên đất đai khác có nghĩa là bảo vệ tài nguyên đất đai cho từng cá thể riêng biệt trong cộng đồng đó
3 Tính đa cấp trong qui hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch sử dụng đất đai có thể áp dụng ở 3 mức độ chung: cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương (bao gồm cấp Huyện và Xã) Không cần thiết phải theo thứ tự cấp độ nào, tùy theo từng quốc gia mà có thể sử dụng cấp độ nào mà chính quyền nơi đó có thể quyết định được việc sử dụng đất đai Mỗi cấp độ có những quyết định cho việc sử dụng đất đai khác nhau, do vậy ở mỗi cấp độ, phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác nhau Tuy nhiên, ở mỗi cấp qui hoạch, cần phải có những chiến lược và chính sách
Trang 7sử dụng đất đai để chỉ rõ các ưu tiên trong quy hoạch; từ đó, trong mỗi đề án sẽ chọn lựa các thứ tự ưu tiên theo chiến lược phát triển và thực hiện đề án quy hoạch theo từng bước nhịp nhàng và thích hợp
Sự tác động qua lại ở 3 cấp độ này là rất cần thiết Các thông tin cho các cấp độ đều có thể theo cả hai chiều như trình bày trong Hình 1 Mức độ chi tiết của qui hoạch càng gia tăng theo chiều từ trên xuống và đặc biệt khi xuống cấp độ địa phương thì sự tham gia của con người tại địa phương giữ vai trò rất quan trọng
a Cấp độ quốc gia
Ở cấp độ quốc gia thì quy hoạch liên quan đến mục tiêu phát triển của quốc gia và đồng thời cũng liên quan đến khả năng phân chia nguồn tài nguyên Trong nhiều trường hợp, quy hoạch sử dụng đất đai không bao gồm sự phân chia thật sự đất đai cho các sử dụng khác nhau, nhưng lại đặt thành dạng ưu tiên cho những đề án cấp Tỉnh Quy hoạch
sử dụng đất đai cấp quốc gia bao gồm:
- Chính sách sử dụng đất đai: cân bằng giữa những sự canh tranh trong nhu cầu
về đất đai từ các ngành khác nhau của kinh tế - sản lượng lương thực, cây trồng xuất khẩu, du lịch, bảo vệ thiên nhiên, nhà cửa, phương tiện công cộng, đường
xá, kỷ nghệ;
- Kế hoạch phát triển quốc gia và ngân sách: xác định đề án và phân chia nguồn tài nguyên cho phát triển;
- Điều phối các ngành khác nhau trong việc sử dụng đất đai;
- Xây dựng luật cho từng chuyên ngành như: quyền sử dụng đất đai, khai thác rừng, và quyền sử dụng nguồn nước
Mục tiêu phát triển của quốc gia thì phức tạp, liên quan đến việc quyết định chính sách, luật định và tài chính và những vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đến dân chúng trong vùng rộng lớn Chính quyền không thể là những nhà chuyên môn để đối phó với tất
cả các vấn đề trong sử dụng đất đai; do đó, trách nhiệm của nhà quy hoạch là trình bày những thông tin cần thiết có liên quan để chính quyền có thể hiểu rõ và có tác động trong việc tiến hành thực hiện các quy hoạch
b Cấp độ Tỉnh
Qui hoạch cấp Tỉnh thì không thật sự cần thiết do theo sự phân chia trong công tác quản lý hành chánh và là bậc trung gian giữa quy hoạch cấp quốc gia và cấp địa phương Những đề án phát triển thường nằm ở cấp độ này vì đây là bước đầu tiên trong quy hoạch
đa dạng hoá đất đai và tính thích nghi của nó để phù hợp với những mục tiêu của đề án Quy hoạch ở cấp độ quốc gia, trong giai đoạn đầu thảo luận những ưu tiên phát triển cấp quốc gia sẽ được diễn giải ra và cùng với các đề án cho Tỉnh Những mâu thuẩn trong ước muốn giữa cấp quốc gia và tỉnh sẽ được hóa giải trong cấp độ này Những vấn đề cần quan tâm trong cấp độ này bao gồm:
- Xác định vị trí phát triển cụ thể như khu dân cư mới, phát triển trồng rừng, xây dựng hệ thống tưới;
- Nhu cầu cho cải thiện cơ sở hạ tầng như hệ thống cung cấp nước, đường xá và những hổ trợ trong thị trường hàng hóa;
- Phát triển những hướng dẫn quản lý trong việc cải thiện sử dụng đất đai cho mỗi loại đất đai khác nhau
Trang 8c Cấp độ địa phương (Huyện/Xã)
Đơn vị qui hoạch cấp địa phương có thể là: huyện, hay một nhóm các xã hay một khu vực nằm trong vùng dự án Ở cấp độ này, quy hoạch thường dễ phù hợp với mong ước của người dân, và cũng kích thích sự đóng góp ý kiến của người dân địa phương trong quy hoạch Trong bước đầu khi thảo luận qui hoạch ở cấp độ Tỉnh, chương trình thay đổi sử dụng đất đai hay quản lý phải được thực hiện mang địa phương tính Về mặt chọn lựa, đây là mức độ đầu tiên của quy hoạch với những ưu tiên được đề ra bởi những người dân địa phương Quy hoạch cấp địa phương thường thực hiện trong một vùng đất đai riêng biệt với những gì sẽ được làm, nơi nào, khi nào và ai sẽ chịu trách nhiệm Như:
- Lắp đặt hệ thống tưới, tiêu và những công việc bảo vệ;
- Thiết kế cơ sở hạ tầng: đường đi, vị trí chợ hàng nông sản, phân phối phân bón, thu gom sữa, hay những hoạt động thú y;
- Vị trí các loại cây trồng chuyên biệt thích nghi cho từng vùng đất khác nhau
- Những đòi hỏi từ cấp độ địa phương; ví dụ, vùng thích nghi cho lúa, hay cây ăn trái phải phù hợp với những đề nghị của các công ty có liên quan như: “đất này thích nghi, đất này không thích nghi; cần thiết phải quản lý thực hiện; chi phí đầu tư cao nhưng thu hồi cũng cao ”
Nhìn chung, quy hoạch ở những cấp độ khác nhau cần có những thông tin ở những
tỉ lệ khác nhau cũng như những thông tin ở mức độ tổng quát hóa Những thông tin này
- Ở cấp độ địa phương, bản đồ có thể ở tỉ lệ giữa 1/20.000 đến 1/5.000 là tốt nhất
Có thể sử dụng những bản đồ được tạo ra từ không ảnh để làm bản đồ nền ở cấp độ địa phương, kinh nghiệm cho thấy người dân địa phương có thể nhận diện ra từng khu vực nhà ở và ruộng đất của họ trên không ảnh
4 Qui hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của người dân
a Định nghĩa
- Qui hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của người dân là việc đánh giá một cách hệ thống các điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội theo cách khuyến khích và trợ giúp người sử dụng đất đai trong việc lựa chọn hình thức sử dụng đất đai nhằm gia tăng sản lượng, mang tính bền vững và đáp ứng được các nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp của xã hội
- Qui hoạch sử dụng đất đai là một qui trình lập lại và theo hướng ứng dụng dựa vào sự đối thoại trực tiếp giữa các chủ thể có liên quan nhằm mục đích hướng tới những quyết định sử dụng đất đai mang tính bền vững
Trang 9Nguyên tắc cơ bản này được thực hiện dựa trên phương pháp từ dưới lên
(bottom up) Qui hoạch sử dụng đất đai được thực hiện bởi và cho người sử
dụng đất đai với những hạn chế về sự tham gia của các nhà lãnh đạo hoặc các chuyên gia Do vậy, phạm vi của qui hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của người dân chỉ là ở cấp làng xã hoặc cộng đồng địa phương
- Phương pháp qui hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của người dân đặt người dân là trung tâm trong công tác qui hoạch Do vậy, cần phải có những phương pháp qui hoạch đơn giản, ít tốn kém, có thể đảm bảo sự tham gia một cách năng động và sự thống nhất của những người tham gia Việc tham gia của các chuyên gia hoặc của chính quyền địa phương chỉ nên dừng lại ở mức hổ trợ mà không trực tiếp tham gia vào công tác qui hoạch
c Mục tiêu
- Mục tiêu của công tác qui hoạch sử dụng đất đai của người dân được xác định là xây dựng một khung hổ trợ sử dụng đất đai bền vững, có nghĩa là sử dụng đất đai phải được xã hội chấp nhận, không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với chế độ chính trị và khả thi về kinh tế Mục tiêu này được đảm bảo bằng cách trợ giúp người dân địa phương trong công tác qui hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên bản địa và xây dựng khả năng quản lý các nguồn tài nguyên một cách bền vững Qui hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của người dân nhằm mục tiêu xác định các tùy chọn sử dụng đất đai mang tính chấp nhận được giữa các chủ thể và thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể có liên quan Người sử dụng đất đai bản địa phải thống nhất về kết quả của tiến trình qui hoạch, do họ
sẽ là người trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi kết quả qui hoạch
- Qui hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia của người dân hướng đến việc sử dụng một cách tốt nhất các nguồn tài nguyên sẵn có dựa trên sự mong muốn của việc phát triển bền vững và tìm ra các giải pháp hữu hiệu trong sự hạn chế về tài chính, nhân lực và khả năng của cộng đồng địa phương
II QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO QUI TRÌNH CỦA FAO
Các bước trong qui trình Qui hoạch sử dụng đất đai của FAO (1993)
- Bước 1: Thiết lập mục tiêu và thu thập số liệu
- Bước 2: Tổ chức công việc
- Bước 3: Phân tích vấn đề
- Bước 4: Xác định cơ hội cho sự thay đổi
- Bước 5: Đánh giá thích nghi đất đai
- Bước 6: Đánh giá những sự lựa chọn; phân tích kinh tế - xã hội
- Bước 7: Lựa ra các chọn lọc tốt nhất
Trang 10- Bước 8: Chuẩn bị qui hoạch sử dụng đất đai
- Bước 9: Thực hiện qui hoạch
- Bước 10: Theo dõi và xem xét chỉnh sửa qui hoạch
III QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO QUI TRÌNH CỦA VIỆT NAM
( Theo Thông tư 30-2004 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường)
1 Qui hoạch sử dụng đất đai cấp Tỉnh, Huyện
- Bước 1: Điều tra nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương
- Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa phương đối với giai đoạn mười (10) năm trước
- Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của địa phương
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước
- Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
- Bước 6: Định hướng dài hạn về sử dụng đất của địa phương
- Bước 7: Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
- Bước 8: Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất
- Bước 9: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất
- Bước 10: Lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý
- Bước 11: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất
- Bước 12: Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Bước 13: Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
- Bước 14: Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
- Bước 15: Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2 Qui hoạch sử dụng đất đai cấp Xã
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã là quy hoạch vi mô, là khâu cuối cùng của quy hoạch sử dụng đất đai, được xây dựng trên khung chung các chỉ tiêu định hướng sử dụng đất đai của Huyện, Tỉnh Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai cấp Xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất đai cấp vĩ mô Kết quả của quy hoạch sử dụng đất đai cấp
Xã là căn cứ để giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài (Viện quy hoạch điều tra Quy hoạch sử dụng đất đai, 2001)
Trình tự, nội dung và kế hoạch sử dụng đất cấp Xã bao gồm các bước:
Trang 11- Bước 1: Điều tra nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương
- Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa phương đối với giai đọan mười (10) năm trước
- Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ của địa phương
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ trước
- Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
- Bước 7: Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
- Bước 8: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất
- Bước 9: Lựa chọn phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết
- Bước 10: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất
- Bước 11: Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết
- Bước 12: Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu
- Bước 13: Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
- Bước 14: Xác định các giải pháp tổ chức thực hiên quy hoạch sử dụng đất chi tiết,
kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu
Trang 12PHẦN II THỰC HÀNH
và các điều kiện về kinh tế xã hội
II YÊU CẦU MÔN HỌC
1 Yêu cầu chung cho môn học
- Sinh viên phải học hoàn tất và nắm vững lý thuyết môn học Qui Hoạch Phân Bố
Sử Dụng Đất Đai
- Có kiến thức tổng quan về một số lĩnh vực như: Đánh giá đất đai, Phân tích hệ thống canh tác, và các môn học bổ trợ khác: Cây trồng, Hóa – Lý – Phì Nhiêu Đất,
Hệ thống thông tin địa lý (GIS)…
- Thông qua bài thực tập này, sinh viên cần nắm được trình tự logic của quá trình
lập qui hoạch sử dụng đất đai; bao gồm: những bước cần thực hiện, loại thông tin cần có và kết quả cần đạt được trong mỗi bước
- Việc bố trí diện tích cụ thể của từng kiểu sử dụng đất đai cho từng đơn vị đất đai là
không thật sự cần thiết vì vấn đề này sẽ được thực hiện trong môn học Thực hành qui hoạch sử dụng đất đai Tuy nhiên, qua bài thực tập này, sinh viên sẽ biết được
việc bố trí không gian của các kiểu sử dụng đất đai sao cho hợp lý, phù hợp với quan điểm của nhà nước và mong muốn của người dân địa phương
2 Yêu cầu thực hiện
- Sinh viên cần làm việc theo nhóm và theo sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy môn học Cần nghiêm túc trong giờ học cũng như khi viết bài báo cáo
- Viết bài báo cáo sau khi đã hoàn tất mỗi bài thực tập Kết quả tổng hợp của các bài báo cáo này sẽ là kết quả đánh giá môn học của Sinh Viên
Trang 13III PHẦN THỰC HÀNH
1 Đặt vấn đề
- Tổ chức Qui hoạch sử dụng đất đai cho 1 Xã nông nghiệp với diện tích lúa chiếm gần 80% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn Xã (tổng diện tích đất tự nhiên của Xã là 1.435,32ha)
Mục tiêu phát triển của địa phương
i) Đối với từng cơ cấu sử dụng đất đai riêng biệt
- Phát triển vườn chuyên canh cây ăn trái với chất lượng cao, song song đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Đối với cây lúa: Trước hết là ổn định diện tích hiện có, chủ yếu là nâng cao chất lượng sản phẩm, thâm canh, tăng năng suất và giá trị kinh tế trên cùng một diện tích, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn sản xuất cây lúa với nuôi trồng thủy sản, áp dụng rộng rãi các
mô hình kết hợp (VACR, VAC…) ở những khu vực có đủ điều kiện
- Đối với cây màu: Từng bước hình thành tập quán trồng màu, vừa giải quyết thời gian nông nhàn, vừa tận dụng diện tích đất vườn để trồng xen cây màu ngắn ngày
ii) Đối với các hệ thống sử dụng đất đai
- Đối với những vùng đất sâu trong nội đồng, không có điều kiện phát triển các mô hình kết hợp và khó khăn trong việc vận chuyển vật tư và sản phẩm nông nghiệp thì mô hình canh tác được ưu tiên là cơ cấu 3 vụ lúa
- Đối với những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có điều kiện vận chuyển dễ dàng, cần xây dựng các mô hình đa canh, kết hợp nhiều thành phần sản xuất, phá thế độc canh cây lúa
- Đối với những vùng cao, thoát thủy tốt: Cần phát triển mô hình lúa – màu
- Đối với những vùng thấp, ngập vào mùa lũ: Cần phát triển mô hình lúa – thủy sản
2 Tham khảo tài liệu
2 1 Đặc điểm vùng nghiên cứu
• Hiện trạng sản xuất nông nghiệp
- Về cây lúa: Diện tích đất gieo trồng cả năm là 2.870ha, năng suất 4,42tấn/ha, sản lượng đạt 12.713tấn, đạt 120% so với kế hoạch So với cùng kỳ năm 2001, tăng 19,2% Nguyên nhân tăng là do chỉ đạo của chính quyền địa phương tăng cường sản xuất lúa vụ 3 Bên cạnh đó, do thời tiết thuận lợi, hệ thống thủy lợi được cải thiện, sử dụng giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nên việc canh tác 3 vụ lúa gặp nhiều thuận lợi
- Về cây màu: Diện tích trồng màu là 16ha đạt 80% kế hoạch và tăng 5.1ha so với cùng kỳ (2001), năng suất đạt 11 tấn/ha, sản lượng đạt 176 tấn Hiệu quả trồng màu cao hơn trồng lúa từ 2 – 5 lần trên một đơn vị diện tích Vì điều kiện Xã ở vùng lũ nên việc đưa màu xuống ruộng gặp khó khăn, chủ yếu là trồng xen vào vườn cây ăn trái và đất trống xung quanh nhà
Trang 14- Kinh tế vườn: Tổng diện tích vườn toàn xã là 231,34ha, trong đó vườn có hiệu quả là 207,24ha, đã cải tạo trong năm 12,6ha vườn kém hiệu quả và 11,5ha vườn tạp, đang chuyển mục đích từ ruộng lên vườn chuyên canh khoảng 3,1 ha
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Toàn Xã có 5.460 con heo, 120 con bò, 40.965 gia cầm Đàn gia cầm trong thời gian gần đây giảm về số lượng là do người dân canh tác lúa vụ 3 nên không có điều kiện để nuôi vịt thả đồng
- Thủy sản: Kết hợp với trường Đại Học Cần Thơ trình diễn 4 điểm nuôi cá với diện tích là 2,7ha Ngoài ra, Xã còn phát động nhân dân tự phát triển nuôi thủy sản 50,65ha; trong đó có 14 hộ ươn cá giống với 6,45ha
• Nhận xét tổng quát vùng nghiên cứu:
- Điều kiện tự nhiên của xã nghiên cứu khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp do: i) Việc cung cấp nước tưới tương đối thuận lợi do nước ngọt quanh năm;
ii) Độ sâu xuất hiện tầng sinh phèn khá sâu;
iii) Nguy hại do ngập lũ không cao (do đê bao khép kín)
- Giới hạn chủ yếu của vùng là:
i) Một phần diện tích bị ngập lũ sâu;
ii) Độ dày tầng canh tác cạn
- Tuy nhiên, những giới hạn về điều kiện tự nhiên không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục được
- Về mặt kinh tế - xã hội, đây là một xã với diện tích lúa chiếm gần 80% diện tích đất nông nghiệp Mặc dù điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển nhiều dạng hình sử dụng đất nhưng người dân gần như độc canh cây lúa, vườn cây lâu năm đa số là vườn tạp với hiệu quả kinh tế thấp Trong xã còn có mô hình ươn cá bột, mô hình này đang được nhân rộng vì thích nghi với điều kiện
tự nhiên địa phương và mang lại lợi nhuận kinh tế cao Ngoài ra, mật độ dân số cao, quá trình giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương còn nhiều hạn chế, mức sống và thu nhập của người nhìn chung dân còn thấp
- Những vấn đề trên cho thấy cần phải tiến hành đánh giá tổng hợp lại nguồn tài nguyên đất đai và các mô hình sản xuất nông nghiệp trên toàn xã Từ đó, xác định định hướng sử dụng và qui hoạch sử dụng đất đai sao cho hợp lý hơn, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, mang tính khả thi và gần gủi với người dân, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững
2.2 Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai
• Hiện trạng sử dụng đất đai
- Đây là một xã có thế mạnh về phát triển cây lúa; do đó, cơ cấu 03 vụ lúa là cơ cấu chính trong xã Bên cạnh đó, vườn cây ăn trái cũng đã được phát triển khá lâu đời ở địa phương Tuy nhiên, do giá cả của các loại trái cây trong những năm gần đây không được ổn định nên người dân đã không tập trung vào việc canh tác và phát triển vườn cây ăn trái Do vậy, đa số vườn cây ăn trái trong vùng là vườn tạp với năng suất và chất lượng nông sản thấp Ngoài ra, màu cũng
Trang 15là một loại cây trồng cho thu nhập thêm Màu được trồng chủ yếu là trên các bờ ruộng hoặc trồng xen trong vườn cây ăn trái
- Trong thời gian gần đây, do phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển khá mạnh
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung nên trên địa bàn vùng nghiên cứu đã xuất hiện mô hình nuôi cá thịt và nuôi cá bột (đảm bảo nguồn cá giống phục vụ cho mô hình nuôi cá thịt) Bước đầu cho thấy đây là mô hình khá ổn định, mang lại lợi nhuận cao cho người dân Tuy nhiên, về lâu dài, nếu mô hình nuôi cá bột phát triển quá nhiều, nguồn cung cá bột sẽ vượt cầu và sẽ gây ra nhiều khó khăn cho đời sống kinh tế của người dân Do vậy, nhà nước cần phải qui hoạch vùng nuôi cá bột cụ thể để vừa không bỏ lỡ cơ hội phát triển kinh tế, vừa không gây
ra tình trạng phát triển không cân đối dẫn đến thua lỗ
- Về mặt phân bố không gian:
+ Vườn cây ăn trái nằm tập trung dọc theo các đường giao thông Nằm xen trong vườn cây ăn trái là những lô đất trồng màu với qui mô nhỏ
+ Cơ cấu 03 vụ lúa được phân bố ở các vùng sâu trong nội đồng
+ Việc nuôi cá thịt và cá bột cũng được phát triển ở những vùng ven đường giao thông do việc vận chuyển sản phẩm cần được tiến hành nhanh chóng và thuận lợi
- Hiện trạng sử dụng đất đai có thể xác định được thông qua Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai và những mô tả về các phân vùng này (Hình 2)
• Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai và mô tả các kiểu sử dụng được chọn
Dựa vào mục tiêu phát triển và điều kiện về tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương, 06 kiểu sử dụng đất đai có triển vọng được chọn lọc để đánh giá đất đai
• LUT1: 3 vụ lúa (Đông Xuân – Hè Thu – Thu Đông)
- Đây là cơ cấu canh tác truyền thống và chiếm diện tích lớn nhất trên địa bàn xã
- Năng suất:
+ Vụ Đông Xuân: Bình quân 6,38 tấn/ha
+ Vụ Hè Thu: Bình quân 4,8 tấn/ha
+ Vụ Thu Đông (phát chét): Bình quân 2,92 tấn/ha
- Giống: Là một trong những yếu tố quan trọng nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, một số giống lúa cho năng suất cao, chất lượng gạo tốt, thích nghi rộng, thị trường ưa chuộng và có khả năng xuất khẩu thì giá lại cao Đa số nông dân trong Xã sử dụng giống lúa do vụ trước để lại
- Hiệu quả kinh tế của cơ cấu 03 vụ lúa được thể hiện chi tiết ở Bảng 1
Trang 16Bảng 1: Hiệu quả kinh tế cơ cấu canh tác 03 vụ lúa
hộ có khả năng về vốn và có điều kiện về tồn trữ sản phẩm thì mới có thể để lúa lại đợi giá lúa tăng lên
- Rủi ro về năng suất và khả năng nâng cao năng suất: Năng suất đối với cơ cấu
03 vụ lúa tương đối ổn định và khá cao, ít biến đổi do thời tiết khá thuận lợi và
có sự tập trung cải tạo hệ thống thủy lợi của chính quyền địa phương
• LUT2: 02 vụ lúa + 01 vụ cá (Lúa Đông Xuân – Lúa Hè Thu – Cá)
- Tập trung chủ yếu ở những vùng không bị ngập Đây là cơ cấu không thể canh tac được ở một số nơi gặp khó khăn về vấn đề nước (ví dụ: đê bao tập thể), ruộng xa nhà không quản lý được
- Năng suất lúa:
+ Năng suất vụ Đông Xuân: Bình quân 6,38 tấn/ha
+ Năng suất vụ Hè Thu: Bình quân 4,8 tấn/ha
- Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của cơ cấu được thể hiện trong Bảng 2
Trang 17Bảng 2: Hiệu quả kinh tế cơ cấu canh tác 02 vụ lúa + 01 vụ cá
Thời vụ Tổng thu
(đ/công) Tổng chi (đ/công) nhuận(đ/công) Lợi Hiệu quả đồng vốn (B/C)
Lúa Đông Xuân 1.010.000 457.000 553.000 1,21
- Về mặt xã hội, đây là cơ cấu được chính quyền địa phương chú trọng phát triển đối với những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi
• LUT3: Chuyên màu
- Do vùng nghiên cứu nằm trong vùng lũ nên việc đưa màu xuống ruộng gặp nhiều khó khăn Chủ yếu là màu được trồng xen vào vườn nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân và giải quyết vấn đề lao động nông nhàn
- Trình độ thâm canh: Diện tích trồng màu nhỏ, mô hình trồng màu chỉ mới phát triển, chưa thật sự phổ biến
- Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của cơ cấu được thể hiện trong Bảng 3
Bảng 3: Hiệu quả kinh tế cơ cấu chuyên màu