1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề đạo đức kinh doanh trong toàn cầu hóa

31 6,6K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 85,3 KB

Nội dung

Hiện nay thị trường Việt Nam được xếp vào một trong những thị trường tiềm năng củathế giới.Điều nay được thể hiện thông qua việc các doanh nghiệp,các công ty nước ngoàiđang đổ xô vào thị

Trang 1

VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

I NỘI DUNG LÝ THUYẾT 5

1 Khái niệm Đạo đức kinh doanh 5

1.1 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh 6

1.2 Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh 6

1.3 Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh 7

2 Vai trò và tầm quan trọng của Đạo đức kinh doanh 7

2.1 Tầm quan trọng 7

2.2 Vai trò của Đạo đức kinh doanh 8

3 Biểu hiện và trách nhiệm 10

3.1 Biểu hiện: 10

3.2 Trách nhiệm xã hội 12

II ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU 17

1 Toàn cầu hóa và phạm vi ảnh hưởng 17

2 Đạo đức kinh doanh trong toàn cầu hóa 17

2.1 Tích cực 17

2.2 Tiêu cực 18

2.2.1 Tham nhũng và hối lộ 18

2.2.2 Phân biệt đối xử (giới tính và chủng tộc) 19

2.2.3 Các vấn đề khác 20

III THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HÓA 22

1 Vinaphone 22

2 Toyota Motor Việt Nam 24

2.1 Bình luận tình huống 25

2.2 Phân tích nguyên nhân: 26

2.3 Hậu quả gây ra: 27

2.4 Kết luận 28

Trang 3

3 Apple 29 KẾT LUẬN 30

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay đang trở thành một xu thế khách quan và

tất yếu của tất cả các nước trên thế giới,không kể các nước đang phát triển hay pháttriển.Trong xu thế đó nước nào có chính sách ,biện pháp,chiến lược và công cụ quản lý hợp

lí sẽ mang lại lợi ích,sự phát triển về kinh tế cho quốc gia đó Bên cạnh đó toàn cầu hóa vàhội nhập sẽ mang lại những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp

Hiện nay thị trường Việt Nam được xếp vào một trong những thị trường tiềm năng củathế giới.Điều nay được thể hiện thông qua việc các doanh nghiệp,các công ty nước ngoàiđang đổ xô vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều và xem việc chinh phục người tiêudùng Việt Nam là một chiến lược kinh doanh có quy mô toàn cầu của công ty mình.Điềunày đồng nghĩa với việc thị trường Việt Nam sẽ trở thành một chiến trường quyết liệt chocác doanh nghiệp trong và ngoài nước;các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh với nhau để có thể tồntại trên thị trường.Việc cạnh tranh mang lại kết quả hai mặt cho nền kinh tế,môi trường vàcho người tiêu dùng.Nhiều doanh nghiệp hiện nay vì lợi nhuận đã bất chấp tất cả,hủy hoạimôi trường thiên nhiên,xem thường sức khỏe của nhà tiêu dùng,…làm xấu đi hình ảnh củanhững nhà kinh doanh và các doanh nhiệp Việt Nam.Về mặt tích cực,cạnh tranh góp phầnthúc đẩy nền kinh tế phát triển,thúc đẩy sự cải tiến của doanh nghiệp,từ đó mang lại lợi íchcho người tiêu dùng.Vì thế không thể loại bỏ cạnh tranh ra khỏi thị trường và càng khôngthể phủ nhận vai trò quan trong của nó chỉ vì một số ít các doanh nghiệp

Con đường phát triển bền vững, hài hòa, sinh lời của các hoạt động kinh doanh trongđiều kiện toàn cầu hóa không thể không xuất phát từ đạo đức kinh doanh Đạo đức kinhdoanh có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Đạo đức kinh doanh

là một trong những yếu tố vừa đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được vậnhành thông suốt theo yêu cầu của quy luật khách quan; lại vừa phát huy được mặt tích cực

và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường cũng như quá trình toàn cầu hóa Dân chủ,công bằng và văn minh trong sản xuất kinh doanh ngày càng gắn bó chặt chẽ với đạo đứckinh doanh Vì thế đề tài này có một ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng:giúp các doanhnghiệp có được những phương án và chiến lược kinh doanh hiệu quả và lành mạnh,xây dựngđược hình ảnh(thương hiệu) trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.Bài tiểu luận củanhóm mặc dù đã rất cố gắng nhưng cũng không tránh được những thiếu sót, vì vậy rất hyvọng nhận đươc ý kiến đóng góp của thầy và các bạn để bài tiểu luận của nhóm được hoànthiện hơn.Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

I NỘI DUNG LÝ THUYẾT

1 Khái niệm Đạo đức kinh doanh

Từ “đạo đức” có gốc từ la tinh Moralital (luận lý) – bản thân mình cư xử và gốc từ HyLạp Ethigos (đạo lý) – người khác muốn ta hành xử và ngược lại ta muốn họ Ở Trung Quốc,

“đạo” có nghĩa là đường đi, đường sống của con người, “đức” có nghĩa là đức tính, nhânđức, các nguyên tắc luân lý

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánhgiá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội

Từ giác độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn khoa học nghiên cứu về bản chất tựnhiên của cái đúng – cái sai và phân biệt khi lựa chọn giữa cái đúng – cái sai, triết lý về cáiđúng – cái sai, quy tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghềnghiệp” (từ điển Điện tử American Heritage Dictionary)

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:

- Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương

- Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể

Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo cácchuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúclương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục

Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũngnhư đối với người khác và xã hội.Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lốisống, lý tưởng mỗi người

Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung, chính trực khiêmtốn, dũng cảm, trung thực, thí, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bấttín, ác

Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ:

+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà mangtính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản pháp quy

Trang 6

+ Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, pháp luật chỉđiều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội, Khái niệm đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh,đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh

Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh.Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp: Đạo đức kinh doanh có tính đặcthù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế,

do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt độngkhác: Tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinhdoanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế

1.1 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.

- Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữchữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hành luậtpháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất vàbuôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong

mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết), và ngườitiêu dùng không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phépnhững nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngayvới bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”

- Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá,quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên,quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác Đối vớikhách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng Đối với đối thủ cạnhtranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ

- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quảgắn với trách nhiệm xã hội

- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt

1.2 Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh

Đó là chủ thể hoạt động kinh doanh Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồmtất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh

- Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạođức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, doanhnghiệp, tập đoàn) như ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị, công nhân viên

Trang 7

chức Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chứcđó.Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ.

- Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động của họ đều xuất phát

từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo.Tâm lý này không khác tâm lý thích “mua rẻ, bán đắt” của giới doanh nhân, do vậy cũngcần phải có sự định hướng của đạo đức kinh doanh, tránh tình trạng khách hàng lợi dụng

vị thế “Thượng đế” để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn cácchuẩn mực đạo đức Khẩu hiệu “bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có”chưa hẳn đúng !

1.3 Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh

Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác động đếnhoạt động kinh doanh: Thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung ứng, khách hàng,

cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công …

2 Vai trò và tầm quan trọng của Đạo đức kinh doanh

2.1 Tầm quan trọng

Hiện nay, nền kinh tế thị trường đầy áp lực cạnh tranh cộng với những biến động về

giá cả thị trường, tài chính - tiền tệ khiến cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, nhất làmột số ngành nghề như bất động sản, xây dựng, xuất nhập khẩu Để hòa nhập được xu thếphát triển, đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược lâu dài và tạo bước đột phá mới.Tuy nhiên trong tình hình khó khăn trước mắt, để đạt được mục tiêu đề ra quả thật không dễdàng và doanh nghiệp không thể bất chấp tất cả vì lợi nhuận mà cần chú trọng nâng cao đạođức kinh doanh để tạo nền tảng cho sự thành công và phát triển bền vững

Lợi nhuận và đạo đức trong kinh doanh: Chúng ta đều biết rằng lợi nhuận là mộttrong các yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp;đồng thời cũng là cơ sở để khách hàng và nhà đầu tư đánh giá năng lực cũng như hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu chủ doanh nghiệp và bộ máy điều hành hiểu saibản chất của lợi nhuận và coi đấy là mục tiêu duy nhất để phát triển kinh doanh mà quên điđạo đức kinh doanh, quên đi cộng đồng thì sự tồn tại của doanh nghiệp có thể bị đe dọa.Trong tình hình hiện nay, do doanh nghiệp chịu nhiều áp lực cạnh tranh nên việc viphạm đạo đức kinh doanh xét cho cùng cũng là điều bất đắc dĩ Nhưng một khi doanhnghiệp không đủ bản lĩnh vượt qua thử thách mà chỉ nhắm đến cái lợi trước mắt thì doanhnghiệp đó sẽ không thể tồn tại lâu, thậm chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và ngườitiêu dùng Mặc dù người ta thường nói về kinh doanh theo nghĩa sản phẩm, việc làm và lợi

Trang 8

nhuận song khắp nơi trên thế giới đều thừa nhận rằng một doanh nghiệp sản xuất kinh doanhvẫn là một phần của cộng đồng Việc theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả kinh tế không

có nghĩa là doanh nghiệp được phép bỏ qua các quy chuẩn, giá trị về đạo đức kinh doanh vàtrách nhiệm đối với cộng đồng Chính vì vậy, GS.TS Koenraad Tommissen - người có hơn

30 năm kinh nghiệm điều hành, giảng dạy và tư vấn doanh nghiệp đã có lời khuyên: “Ngaysau khi hình thành chiến lược, công ty phải đưa ra các quy chuẩn về đạo đức kinh doanh” Đạo đức kinh doanh là rất cần thiết trong hoạt động kinh tế xã hội ngày nay.Cácdoanh nhân cần ý thức rõ ràng về phạm trù đạo đức cơ bản, phổ biến trong truyền thống luân

lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa như : Sự phân biệt giữa thiện và ác, lương tâm, nghĩa vụ ,nhân đạo… Các doanh nhân còn cần tiếp thu đạo đức phát sinh trong xã hội mới nước ta ,các chuẩn mực đạo đức mới để áp dụng mới vào kinh doanh như : tính trung thực, tính tậpthể……Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh là cơ sở tình cảm và trí tuệ cụ thể định hướngtrong các hoạch định của tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự phát triển kinh tế xã hộicho doanh nghiệp của mình

Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với một tổ chức là một vấn đề gây tranhcãi lâu nay với nhiều quan điểm khác nhau Một số doanh nghiệp cho rằng việc xây dựngthương hiệu mang tính nhân văn là không cần thiết vì nó không mang lại lợi ích thiết thựccho doanh nghiệp Ngược lại, theo quan điểm của một số doanh nghiệp xây dựng thươnghiệu thành công thì tính cộng đồng gắn liền với hình ảnh doanh nghiệp và đạo đức kinhdoanh chính là một biểu tượng mang tính cộng đồng cao, giúp hình thành và phát triển

thương hiệu bền vững, uy tín cho doanh nghiệp.

2.2 Vai trò của Đạo đức kinh doanh

 Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của doanh nhân

Sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân sản phẩm dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp Phong cáchlãnh đạo, quản lý sẽ ảnh hưởng lớn tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp Điều chỉnhcách lãnh đạo, quản lý phù hợp hơn với doanh nghiệp, với các nguyên tắc đạo đức góp phầngiúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy trởthành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp Chẳng phải vô cớ màkhoảng 15 năm nay một ngạn ngữ ấn Độ được lưu truyền trong giới doanh nghiệp ở cácnước phát triển.”Gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói quen , gieo thói quen gặp tưcách , gieo tư cách gặp số phận.”

- Góp phần nâng cao hình ảnh doanh nghiệp

Trang 9

Một doanh nghiệp quan tâm tới đạo đức kinh doanh sẽ có được sự trung thành củanhân viên, sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng và các nhà đầu tư Và phần thưởng chotrách nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm hiệuquả trong hoạt động ngày càng tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên, chất lượng sản phẩmđược cải thiện và có sự ủng hộ tích cực của cộng đồng Hình ảnh doanh nghiệp được nângcao hơn, tạo dựng được sự tín nhiệm lâu dài đối với mọi người Điều này không phải doanhnghiệp nào cũng làm được và cũng không phải có tiền là tạo dựng được.

 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên

Doanh nghiệp càng quan tâm tới nhân viên thì nhân viên càng tận tâm với doanhnghiệp Hơn nữa, bất cứ ai cũng muốn làm việc cho những doanh nghiệp có hoạt động kinhdoanh minh bạch, trong sáng Họ tin tưởng hơn vào sự phát triển bền vững của công ty Khilàm việc trong một doanh nghiệp hướng tới cộng đồng, hướng tới lợi ích của xã hội, bảnthân mỗi nhân viên cũng thấy công việc của mình có giá trị hơn Họ làm việc tận tâm hơn và

sẽ trung thành với doanh nghiệp hơn

 Đạo đức kinh doanh làm tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của đối tác và hài lòng kháchhàng

Tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là cách tăngtài khoản niềm tin của doanh nghiệp đối với khách hàng và đối tác làm ăn Đối với nhữngdoanh nghiệp luôn gắn lợi ích của mình với lợi ích của khách hàng và xã hội, thì sự tintưởng và thỏa mãn của khách hàng cũng sẽ ngày càng tăng lên Mối quan hệ giữa doanhnghiệp và khách hàng là mối quan hệ tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau Một khách hàng vừalòng, sẽ quay lại với doanh nghiệp và kéo tới cho doanh nghiệp những khách hàng khác.Ngược lại, một khách hàng không vừa lòng sẽ không bao giờ trở lại và cũng kéo đi nhữngkhách hàng khác

 Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp

Hai giáo sư John Kotter và James Heskett ở Harvard Business School, tác giả cuốnsách “Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động hữu ích,” đã phân tích kết quả kinh doanh tạinhiều các công ty có truyền thống đạo đức khác nhau Công trình nghiên cứu của họ chothấy, trong vòng 11 năm, những công ty đạo đức cao đã nâng được thu nhập của mình lên tới682% Trong khi đó, những công ty đổi thủ thường bậc trung về đạo đức chỉ đạt được 36%.Giá trị cổ phiếu của những công ty đạo đức cao trên thị trường chứng khoán tăng tới 901%,còn các đối thủ đạo đức tầm tầm chỉ tăng 74% Lãi ròng của các công ty đạo đức cao ở Mỹtrong 11 năm đã tăng tới 756%.Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, hai giáo sư khẳng định

Trang 10

"thật thà giàu hơn".Việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức trong cư xử và giao thương chính

là nền móng cho các hệ thống kinh doanh phát triển bền vững, theo bước tiến chung củanhân loại

 Đạo đức kinh doanh góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc dân

Các thể chế xã hội, đặc biệt là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố vôcùng quan trọng để phát triển sự phồn vinh về kinh tế của một xã hội Các nước phát triểnngày càng trở nên giàu có hơn vì có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh,

để khuyến khích năng suất Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, cơ hội phát triển kinh

tế và xã hội bị hạn chế bởi độc quyền, tham nhũng, hạn chế tiến bộ cá nhân cũng như phúclợi xã hội.Niềm tin là cái mà các cá nhân xác định, có cảm giác chia sẻ với những ngườikhác trong xã hội Ở mức độ hẹp nhất ở niềm tin trong xã hội là lòng tin vào chính mình.Rộng hơn nữa là thành viên trong gia đình và họ hàng Các quốc gia có các thể chế dựa vàoniềm tin sẽ phát triển môi trường năng suất cao vì có một hệ thống đạo đức giúp giảm thiểucác chi phí giao dịch, làm cạnh tranh trở nên hiệu quả hơn Trong hệ thống dựa vào thịtrường có niềm tin lớn như: Nhật Bản, Anh Quốc, Canada, Hoa Kỳ, Thuỵ Điển, các doanhnghiệp có thể thành công và phát triển nhờ có một tinh thần hợp tác và niềm tin

Tóm lại, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh đối với các cánhân, đối với doanh nghiệp và đối với xã hội và sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia nóichung Các cổ đông muốn đầu tư vào các doanh nghiệp có chương trình đạo đức hiệu quả,quan tâm đến xã hội và có danh tiếng tốt Các nhân viên thích làm việc trong một công ty để

họ có thể tin tưởng được và khách hàng đánh giá cao về tính liêm chính trong các mối quan

hệ kinh doanh

Môi trường đạo đức của tổ chức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng vànhân viên, sự tận tâm của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng, mang lại lợi nhuận chodoanh nghiệp Tư cách công dân của doanh nghiệp cũng có mối quan hệ tích cực với lợinhuận mang lại của các khoản đầu tư, tài sản và tăng doanh thu của doanh nghiệp Đạo đứccòn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia Đạo đức kinhdoanh nên được tập thể quan tâm trong khi lập kế hoạch chiến lược như các lĩnh vực kinhdoanh khác, như sản xuất, tài chính, đào tạo nhân viên, và các mối quan hệ với khách hàng

3 Biểu hiện và trách nhiệm

3.1 Biểu hiện:

Đạo đức KD trong quản trị nguồn nhân lực

Vấn đề đạo đức trong quản lý nguồn nhân lực liên quan đến các vấn đề cơ bản sau:

Trang 11

- Đạo đức trong tuyển dụng , bổ nhiệm, sử dụng lao động: trong hoạt động tuyển dụng và

bổ nhiệm nhân sự sẽ xuất hiện một vấn đề đào tạo khá nan giải, đó là tình trạng phânbiệt đối xử, phân biệt đối xử là việc không cho phép một người nào đó được hưởngnhững lợi ích nhất định xuất phát từ định kiến về phân biệt biểu hiện ở phân biệt chủngtộc, giới tính, tôn giáo, địa phương, vùng ăn hóa

- Đạo đức trong đánh giá người lao động: hành vi hợp đạo đức của người quản lý trong

đánh giá người lao động là người quản lý không được đánh giá nguời lao động trên cơ

sở định kiến nghĩa là đánh giá người lao động trên cơ sở họ thuộc một nhóm người nào

đó hơn là đặc điểm của cá nhân, người quản lý dung ấn tượng của mình về đặc điểm củanhóm người đó để xử sự đánh giá người lao động thuộc nhóm đó Các nhân tố nhưquyền lực, sự ganh ghét, sự thất vọng, tội lỗi và nỗi sợ hại là những điều kiện duy trì vàphát triển sự định kiến

- Đạo đức trong bảo vệ người lao động: đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động

có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệ người lao động người lao động có quyền làm việctrong một môi trường an toand Mặt khác, xét từ lợi ích khi người lao động bị tai nạn rủi

ro thì kho chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân họ mà còn tác động đến vị thế cạnh tranh củadoanh nghiệp

Đạo đức trong maketing

- Maketing và phong trào bảo vệ người tiêu dùng: maketing là hoạt động hướng dòng lưu

chuyển hàng hóa, dịch vụ chảy từ người sản xuất đến người tiêu dùng Triết lý củamaketing là thỏa mãn tối đa nhu của khách hàng nhờ đó tối đa hóa lợi nhuận của DN, tối

đa hóa lợi ích cho XH Nguyên tắc chỉ đạo của maketing là tất cả các hoạt độngmaketing đều phải định hướng vào người tiêu dùng vì họ là người phán xét cuối cùng dnthất bại hay thành công

- Các biểu hiện maketing phi đạo đức: quảng cáo phi đạo đức, lạm dụng quảng cáo có thể

xét từ nói phóng đại về sản phẩm và che giấu sự thật tới lừa gạt hoàn toàn người tiêudùng Những thủ đoạn phi đạo đức với đối thủ cạnh tranh là hành vi hai hay nhiều doanhnghiệp hoạt động trong cùng một thị trường thỏa thuận về việc bán hàng hóa cùng mộtmức gía đã định

Đạo đức trong kế toán – tài chính

Các kế toán viên cũng liên quan đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh và phải đốimặt với các vấn đề như sự cạnh tranh, số liệu vượt trội, các khoản phí “không chỉnh thức” vàtiền hoa hồng kế toán là tác nghiệp không thể thiếu của DN do phạm vị hoạt động của tácnghiệp này , các vấn đề đạo đức có thể xuất hiện cả nội bộ và ngoại vi của DN Tổng hợp vàcông bố các dữ liệu về tình hình tài chính của DN được coi là đầu vào thông tin thiết yếu chocác cơ quan thuế, các nhà đầu tư…

Trang 12

Xét trong quan hệ với các đối tượng hữu quan.

Các đối tượng hữu quan là những đối tượng hay nhóm đối tượng có ảnh hưởng quantrọng tới sự sống còn và sự thành công của một hoạt động kinh doanh Họ là người có nhữngquyền lợi cần được bảo vệ và có những quyền hạn nhất định để đòi hỏi DN phải làm theo ýmuốn của họ

Đối tượng hữu quan bao gồm cả người bên trong và bên ngoài DN như: thành viên hộiđồng quản trị, ban giám đốc, nhân viên công ty, khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan nhànước, đổi thủ cạnh tranh, cộng đồng địa phương… tất cả các đối tượng hữu quan đều có lý

do trực tiếp hoặc gián tiếp để tác động lên DN theo yêu cầu riêng của họ các nhân viên phục

vụ DN thì muốn được trả lương tương xứng với công việc mà họ cống hiến khách hàng đòihỏi sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của họ với chất lượng cao nhưng giá phải rẻ, nhà cungcấp tìm kiếm các DN nào chịu trả giá cao hơn với điều kiện ít bị rằng buộc hơn với họ các

cơ quan nhà nước đòi hỏi DN hoạt động theo đúng kỷ cương pháp luật đối thủ cạnh tranhyêu cầu sự cạnh tranh thẳng thắn giữa các DN cùng nghành… và trong khi thỏa mãn đòi hỏicác đối tượng hữu quan DN luôn gặp những tình huống nan giải về đạo đức để làm sao thỏamãn các đối tượng hữu quan mà vẫn có lợi ích cho DN

3.2 Trách nhiệm xã hội

Khái niệm trách nhiệm xã hội

Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị sử dụng lẫnlộn Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người sử dụng như là một biểuhiện của đạo đức kinh doanh Tuy nhiên, hai khái niệm này có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thựchiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu cáctác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh doanh lại bao gồm những quy định và cáctiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế giới kinh doanh Trách nhiệm xã hội được xem như mộtcam kết với xã hội trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về cácphẩm chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ đạo quátrình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy

Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo những quyếtđịnh của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới hậu quả của những quyết

Trang 13

định của tổ chức tới xã hội Nếu đạo đức kinh doanh thể hiện những mong muốn, kỳ vọngxuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát

Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong kinhdoanh Nhưng thực tế lại cho thấy rằng những vấn đề này chưa được doanh nghiệp chú ý.Thật khó mà thuyết phục doanh nghiệp thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệmbằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt Bài viết này muốn thuyết phục rằngviệc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích mang tính chiến lược cho cácdoanh nghiệp Những lợi ích đó là gì và bằng cách nào để có được? Dưới đây là một số gợiý

- Khai thác các cơ hội từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội : Đạo đức và trách nhiệm xãhội không chỉ là những vấn đề gây tốn kém và bó buộc mà còn có thể là những cơ hộitiềm tàng trong kinh doanh cho những ai nhận ra và đón bắt được Ví dụ xu hướng tiêudùng những sản phẩm sạch và xanh, dùng phương tiện giao thông an toàn và ít ô nhiễmđang tạo ra thị trường tiềm năng cho nhiều sản phẩm mới Thành công của Toyota trênthị trường xe động cơ hybrid (chạy điện và xăng) hay của TRW trên lĩnh vực thiết bị antoàn trong xe hơi đều xuất phát từ việc lấy mục tiêu an toàn của người tiêu dùng và môitrường làm chiến lược kinh doanh Xem đạo đức và trách nhiệm xã hội là một phần thiếtyếu của chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp cũng sẽ cảm thấy tự nguyện và chủđộng hơn trong việc thực hiện Khi đó, những vấn đề này không còn là một gánh nặnghay điều bắt buộc mà là nguồn và cơ sở của những thành công Motorola thường xuyên

có những đột phá về kỹ thuật vì công ty luôn chủ động đầu tư vào các chương trình đàotạo và chăm sóc đời sống cho nhân viên Những năm đầu thập niên 1990, Proctor &Gamble đã đi tiên phong và gặt hái nhiều thành công nhờ chiến lược tiếp thị các sảnphẩm có thành phần và bao bì không gây hại môi trường Các sản phẩm “xanh” đã thànhthời thượng ngay sau đó Công ty 3M khởi xướng chương trình giảm ô nhiễm 3P(Pollution Prevention Pays) ngay từ những năm 1970 nên đã tiết kiệm rất nhiều chi phí

về sau khi các vấn đề về môi trường được áp đặt bằng luật lệ

Trang 14

- Sự trung thành của nhân viên và khách hang : Việc tôn trọng đạo đức và trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích chung cho nhân viên, khách hàng, đối tác vàcộng đồng Đây là những bộ phận quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mọidoanh nghiệp Vì vậy, dù chi phí ban đầu có thể sẽ nặng, lợi ích có thể chưa thấy ngay,nhưng chắc chắn về lâu về dài sẽ chẳng có gì thiệt thòi khi doanh nghiệp tôn trọng lợiích của những bộ phận thiết yếu này Khi thực hiện tốt đạo đức và trách nhiệm xã hội,doanh nghiệp sẽ nhận được sự ủng hộ trung thành và nhiệt tình của nhân viên, kháchhàng và các đối tác khác Đây chính là điều kiện cơ bản nhất của mọi thành công Làmthương hiệu không gì khác hơn là làm cho các bên có liên quan, không chỉ khách hàng

mà cả nhân viên, đối tác và cộng đồng, thương yêu cái hiệu, cái tên của công ty mình Ví

dụ, nếu có dịp xem qua trang web của các doanh nghiệp lớn trên thế giới, ta sẽ thấy họngày càng ít giới thiệu công ty qua những sản phẩm hay dịch vụ, mà chỉ giới thiệu cácthành tích trong việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh bằngcách nêu lên những nỗ lực của công ty để trở thành ông chủ tốt, đối tác tốt, công dân tốt

và là người bảo vệ môi trường Điều này cho thấy rõ đâu là xu hướng chính trong cácchiến lược làm thương hiệu và kinh doanh ngày nay

Tóm lại, thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã hội trong kinh doanh có thể không manglại những lợi nhuận trước mắt nhưng cũng không phải là gánh nặng cho các doanh nghiệp.Nếu biết cách đưa những vấn đề này vào trong chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp và

cả xã hội sẽ có thể phát triển theo hướng tích cực và bền vững hơn

Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội

Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp làtham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em

mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai Điều đó là đúngnhưng hoàn toàn chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong tráchnhiệm của một công ty Quan trọng hơn, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lườngđược những tác động về xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triểnnhững chính sách làm giảm bớt những tác động tiêu cực

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào

sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xãhội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệpvừa ích lợi cho phát triển Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cảnăng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó Và là doanh nghiệp sản xuất giấy,phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó

Trang 15

Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnhvận hành của một doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý,đạo đức và lòng bác ái

- Khía cạnh kinh tế

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hànghóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy vàlàm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứnglao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sảnphẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống

Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá

và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, antoàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnhtranh

Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạtđộng của doanh nghiệp Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chếhoá thành các nghĩa vụ pháp lý

- Khía cạnh pháp lý

Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệpphải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan.Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môitrường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại nhữnghành vi sai trái Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự Về cơ bản,nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh:

+ Điều tiết cạnh tranh

Ngày đăng: 23/05/2014, 17:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w