Kế hoạch phụ đạo VĂN 8

2 9 0
Kế hoạch phụ đạo VĂN 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần: từ tuần……đến tuần……. Ngày dạy: từ ngày……. 20…… đến …..…..20…… CHỦ ĐỀ 1 CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG ( 6 tiết ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Ôn tập lại những kiến thức cơ bản về các PTBĐ, một số biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệplặp cú pháp. 2. Năng lực Nhận biết được các biện pháp tu từ từ vựng Phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ từ vựng. Phân biệt được các biện pháp tu từ từ vựng Viết được đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ từ vựng 3. Phẩm chất Tự giác ôn luyện và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Biết hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ. Tự tin trình bày ý kiến đánh giá, nhận xét, góp ý trước lớp. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Giáo viên Chuẩn bị phiếu học tập và dự kiến các nhóm học tập; Máy vi tính, máy chiếu đa năng... 2. Học sinh Đọc trước và chuẩn bị các văn bản SGK. III. Nội dung bài dạy HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Hệ thống các biện pháp tu từ từ vựng GV chiếu phiếu học tập lên bảng. I. HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG BPNT Khái niệm Phân loại Ví dụ Tác dụng So sánh Là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng với nó. “Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.” Làm cho câu thơ (câu văn) trở nên giàu hình ảnh, sinh động. Làm nổi bật đối tượng được so sánh. Góp phần thể hiện tình cảm của tác giả. Nhân hóa Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. “Suốt ba tháng hè nằm im trên giá, Bác Trống buồn lắm” Làm cho câu thơ (câu văn) trở nên giàu hình ảnh, sinh động. Làm đối tượng được nhân hóa trở nên gần gũi với con người, biểu thị suy nghĩ tình cảm của con người. Góp phần thể hiện tình cảm của tác giả. Dùng những từ vốn tả chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật. “Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm” Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người. “Núi cao chi lắm núi ơi Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.” Ẩn dụ Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nết tương đồng với nó Hình thức “Về thăm nhà Bác làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”. Làm cho câu thơ (câu văn) trở nên giàu hình ảnh, sinh động, hàm súc, cô đọng. Làm nổi bật đối tượng được ẩn dụ. Góp phần thể hiện tình cảm của tác giả. Cách thức “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Phẩm chất “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” Chuyển đổi cảm giác “Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh nắng chảy đầy vai” Hoán dụ Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nết tương cận với nó Lấy bộ phận để chỉ toàn thể “Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” Làm cho câu thơ (câu văn) trở nên giàu hình ảnh, sinh động, hàm súc, cô đọng. Làm nổi bật đối tượng được hoán dụ. Góp phần thể hiện tình cảm của tác giả. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng “Vì sao? Trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh?” Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật “Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về.” Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Tương phản “Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng” Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu sắc. Nói quá “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” Nhấn mạnh. Gây ấn tượng. Tăng sức biểu cảm. Nói giảm, nói tránh Bác đã đi rồi sao, Bác ơi Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề. Tránh thô tục, thiếu lịch sự. Chơi chữ “Sánh với Nava “ranh tướng” Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.” Tạo sắc thái dí dỏm, hóm hỉnh, hài hước, châm biếm,.. Làm câu văn thêm thú vị, hấp dẫn. Lặp cú pháp “Tre, anh hùng lao động Tre, anh hùng chiến đấu” Tạo âm hưởng và nhịp điệu cho lời thơ, lời văn. Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng. Tăng giá trị biểu cảm. Liệt kê “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” Sắp xếp các ý lần lượt theo thứ tự. Diễn tả cụ thể, toàn diện hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của đời sống thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” Bộc lộ, xoáy sâu vào cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng định,…) Đảo ngữ “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc.” Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm phần được đảo lên. Đối “Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.” Tạo sự cân đối, đăng đối hài hòa Làm nổi bật những hình ảnh đối lập. Góp phần thể hiện nội dung và tư tưởng, tình cảm của tác giả. Hoạt động 2: Hoạt động luyện tập Bài 1: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong đoạn thơ sau: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua, Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm, Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi. Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. Bài 2: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng trong đoạn thơ sau: Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi Thời oanh liệt nay còn đâu? Bài 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: “Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu…” Bài 4: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bày” Bài 5: Chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó? “Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” Bài 6: Chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó? “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm Nghe chất muối thấm dẫn trong thớ vỏ” Bài 7: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ: Sáng ra bờ suối tối vào hang Bài 8: II. LUYỆN TẬP Bài 1: Nhân hóa: con hổ có tiếng nói, cảm xúc, trạng thái như con người. Ẩn dụ: dùng hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói về tâm trạng người Việt Nam bị giặc đô hộ. Bài 2: Điệp từ: ta, đâu Liệt kê: những cảnh oai linh rừng thẳm của một thời; => Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm lời thơ giàu giá trị biểu đạt. Từ đó tạo nên những đặc sắc cho lời thơ và thành công của tác giả. Bài 3: Biện pháp nhân hóa được sử dụng rất thành công. Tác dụng: + Giấy, mực không được động đến nên buồn, nên sầu, chúng cũng có tâm hồn, có cảm xúc như con người. Đây là những câu thơ mượn cảnh ngụ tình và ý tại ngôn ngoại. Tất cả cảnh vật ấy để thể hiện tâm trạng buồn của con người. Bài 4: Biện pháp tu từ: So sánh Tác dụng: Thể hiện được tài năng, tài hoa của ông qua những nét chữ bay bổng mà mềm mại, uyển chuyển. Đồng thời cũng giúp người đọc hình dung ra được sự ngưỡng mộ mà xã hội thời xưa dành cho ông khi nền Hán học còn được trọng dụng. Bài 5: Biện pháp tu từ vựng + So sánh “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ + Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. Tác dụng Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân vùng biển. Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế về quê hương của Tế Hanh... Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ. Bài 6 Nhân hóa: Thuyền im – bến mỏi nằm Con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mỏi mệt nằm im trên bến. Con thuyền được nhân hóa gợi cảm nói lên cuộc sống lao động vất vả, trải qua bao sóng gió thử thách. Con thuyền chính là biểu tượng đẹp của dân chài. Bài 7: Phép đối > diễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng có nề nếp. IV. Hướng dẫn HS tự học ở nhà

PHÒNG GDĐT YÊN SƠN TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS QUÝ QUÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự - Hạnh phúc KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO MÔN: NGỮ VĂN – LỚP Năm học 2021 -2022 Kế hoạch phụ đạo Môn dạy phụ đạo Số buổi dạy thêm Số tiết dạy thêm Ngữ văn 18 Mục tiêu cần đạt Tên tài liệu dạy thêm Hệ thống, củng cố, khắc sâu kiến thức chương trình Ngữ văn Sách giáo khoa, sách tham khảo Nội dung chương trình phụ đạo ST T TIẾT 1,2,3,4,5, 7,8,9,10, 11,12 13,14,15 16,17,18 NỘI DUNG MỤC TIÊU Chủ đề 1: Các biện - Ôn tập lại kiến thức pháp tu từ từ vựng PTBĐ, số biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hốn dụ, so sánh, nhân hóa, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp - Rèn kĩ giải số dạng tập Chủ đề 2: Văn tự - Ôn lại kiến thức văn tự sự: Khái niệm, đặc điểm - Tóm tắt văn tự - Thực hành xây dựng đoạn văn tự sự, văn tự có yếu tố miêu tả, biểu cảm Chủ đề 3: Văn - Ôn tập kiến thức thuyết minh văn thuyết minh: Khái niệm, phương pháp thuyết minh - Cách làm văn thuyết minh theo số chủ đề: Thuyết minh đồ vật, GHI CHÚ tiết tiết tiết vật, thuyết minh phương pháp cách làm, thuyết minh danh lam thắng cảnh Duyệt Phó Hiệu trưởng Duyệt TCM Người lập kế hoạch Đoàn Cường Tráng Đồn Xn Hịa Ngọc thị Minh Chang

Ngày đăng: 08/06/2023, 15:43

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan