1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa Luận Tốt Nghiệp Đề Tài Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Marketing Xuất Khẩu Các Sản Phẩm Từ Thép Của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen Tại Thị Trường Uae.docx

137 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Marketing Xuất Khẩu Các Sản Phẩm Từ Thép Của Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen Tại Thị Trường UAE
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Marketing
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 2,84 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
  • 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (6)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (6)
  • 5. Ý nghĩa đề tài (6)
  • 6. Kết cấu đề tài (6)
  • CHƯƠNG 1...................................................................................................................5 (7)
    • 1.1.1. Khái niệm về marketing xuất khẩu (7)
    • 1.1.3. Qúa trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hóa (0)
      • 1.1.3.1. Phân tích khả năng xuất khẩu của Công ty (0)
      • 1.1.3.2. Nghiên cứu thị trường nước xuất khẩu (12)
      • 1.1.3.3. Lựa chọn phương thức xuất khẩu, phân khúc thị trường mục tiêu , khách hàng. 15 1.1.3.4. Đề ra chiến lược marketing xuất khẩu (17)
    • 1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ THÉP CỦA VIỆT NAM (21)
      • 1.2.1. Vai trò và đặc điểm của ngành sắt thép trong nền kinh tế Việt Nam (21)
      • 1.2.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá thép của Việt Nam (23)
      • 1.2.3. Tình hình sản xuất các sản phẩm từ thép của Việt Nam (24)
      • 1.2.4. Tình hình Xuất khẩu các sản phẩm từ thép của Việt Nam (27)
      • 1.2.5. Hỗ trợ của chính phủ, cơ quan nhà nước Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sang thị trường UAE (28)
    • 1.3. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÉP VÀO THỊ TRƯỜNG UAE (31)
      • 1.3.1. Tổng quan về thị trường UAE (31)
        • 1.3.1.1. Giới thiệu tổng quát về thị trường UAE (31)
        • 1.3.1.2. Môi trường kinh tế UAE (32)
        • 1.3.1.3. Môi trường văn hóa- xã hội UAE (0)
        • 1.3.1.4. Môi trường chính trị- pháp luật UAE (49)
      • 1.3.2. Tổng quan về ngành thép của UAE (51)
        • 1.3.2.1. Năng lực sản xuất các sản phẩm từ thép của UAE (51)
        • 1.3.2.2. Tình hình xuất khẩu- nhập khẩu các sản phẩm từ thép của UAE (51)
        • 1.3.2.3. Các quy định pháp lý đối với các sản phẩm từ thép nhập khẩu vào UAE (52)
        • 1.3.2.4. Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm từ thép vào thị trường UAE của Việt Nam (52)
  • CHƯƠNG 2.................................................................................................................60 (60)
    • 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN HOA SEN(HSG) (60)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung (60)
      • 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của HSG (0)
      • 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh của HSG (64)
      • 2.1.4. Bộ máy tổ chức, quản lý của HSG (65)
        • 2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức, quản lý của HSG (65)
        • 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban (67)
      • 2.1.5. Nguồn nhân lực của HSG (73)
      • 2.2.1. Doanh thu, lợi nhuận và sản lượng xuất khẩu (73)
        • 2.2.1.1. Cơ cấu doanh thu theo kênh bán hàng (73)
      • 2.3.1. Tình hình kinh doanh xuất khẩu và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu của HSG tại thị trường UAE (77)
        • 2.3.1.1. Khả năng xuất khẩu của HSG (77)
        • 2.3.1.2. Công tác nghiên cứu thị trường UAE (82)
        • 2.3.1.3. Phân khúc thị trường mục tiêu, phương thức thâm nhập (83)
        • 2.3.1.4. Nhà cung cấp (84)
        • 2.3.1.5. Khách hàng mục tiêu (85)
        • 2.3.1.6. Đối thủ cạnh tranh (0)
        • 2.3.1.7. Chiến lược marketing xuất khẩu (91)
      • 2.3.2. Kết quả đạt được (96)
        • 2.3.2.1. Sản lượng xuất khẩu theo sản phẩm của HSG vào thị trường UAE (96)
        • 2.3.2.2. Doanh thu xuất khẩu theo sản phẩm của HSG vào thị trường UAE (97)
    • 2.4. PHÂN TÍCH SWOT VỀ NĂNG LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ THÉP CỦA HSG SANG THỊ TRƯỜNG UAE (98)
  • CHƯƠNG 3...............................................................................................................101 (0)
    • 3.1. MỤC ĐÍCH và CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (101)
    • 3.2. CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (102)
      • 3.2.1. Căn cứ vào cơ sở lý luận (102)
      • 3.2.2. Căn cứ vào dự báo nhu cầu thị trường Thế giới về sản phẩm của HSG (102)
      • 3.2.3. Căn cứ vào các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta và nước nhập khẩu. .101 3.2.4. Căn cứ vào chính sách và định hướng hoạt động kinh doanh của HSG (102)
    • 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CỦA HSG SANG THỊ TRƯỜNG UAE TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI (103)
      • 3.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của HSG các sản phẩm sang thị trường UAE (103)
        • 3.3.1.1. Xây dựng nhà máy sản xuất thép cán nóng (103)
        • 3.3.1.2. Bổ sung nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt động cho nhân viên phòng xuất khẩu (105)
      • 3.3.2. Giải pháp Marketing nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ thép của HSG sang thị trường UAE (107)
        • 3.3.2.1. Tăng cường đầu tư công tác nghiên cứu thị trường (107)
        • 3.3.2.2. Mở rộng khúc thị trường mục tiêu (111)
        • 3.3.2.3. Bổ sung tiêu chuẩn ASTM trong sản xuất sản phẩm (0)
        • 3.3.2.4. Mở rộng đối tượng khách hàng trong kênh phân phối hiện tại tại thị trường UAE (113)
        • 3.3.2.5. Truyền tải thông điệp mang tính cảm xúc, triết lý cho sản phẩm, các chương trình tài trợ của HSG đến khách hàng UAE (116)
        • 3.3.2.6. Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo trên internet của HSG (118)
        • 3.3.2.7. Đẩy mạnh hiệu quả sử dụng các cộng cụ marketing trực tiếp và hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng (122)
    • 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC (125)
      • 3.4.1. Giảm lãi suất cho vay và tăng cường hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho các (125)
      • 3.4.2. Chính sách thuế xuất khẩu hợp lý (0)
      • 3.4.3. Kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư trong ngành thép và tiến tới quy hoạch ngành thép thành một tổ hợp công nghiệp bền vững (127)
      • 3.4.4. Thành lập hội chợ xúc tiến thương mại hàng Việt Nam tại UAE và gia tăng ngân sách hoạt động xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (128)
    • 3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHÁC (128)
      • 3.5.2. Kiến nghị cho ngành điện Việt Nam ( EVN) (129)
  • KẾT LUẬN (130)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (130)

Nội dung

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA SEN TẠI THỊ TRƯỜNG UAE LỜI MỞ ĐẦU 4 1 Lý do chọn đề tài 4 2 Mục tiêu nghiên cứu 4 3 Phạm vi và đối[.]

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Khái niệm về marketing xuất khẩu

 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu là việc bán hàng hóa (hàng hóa có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thang toán quốc tế)

Khái niệm Marketing đã được định nghĩa bằng nhiều cách bởi nhiều tác giả khác nhau Tuy nhiên, định nghĩa ở đây chỉ giới hạn theo quan điểm của doanh nghiệp như sau: “Marketing là cầu nối giữa hai chức năng cơ bản: sản xuất và tiêu thụ”

Có hai cách định nghĩa cụ thể hơn về Marketing :

“Marketing là một hoạt động hướng tới sự thỏa mãn những thứ mà khách hàng cần (need) và muốn(want) thông qua hoạt động trao đổi trên thị trường”

“Marketing là tiến trình quản trị có nhiệm vụ phát hiện, dự đoán và thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng nhằm mục đích lợi nhuận”

Như vậy, Marketing phải bao gồm các hoạt động: Phân tích thị trường và thị trường tiềm năng Chọn lựa và xác định thị trường mục tiêu, áp dụng Marketing Mix vào chương trình tiếp thị : Product - Thiết kế và xây dựng chiến lược sản phẩm Price

- chiến lược gía Place - Thiết lập kênh phân phối Promotion - Xúc tiến sản phẩm

 Khái niệm về marketing xuất khẩu Ðây là hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài Như vậy, Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa bởi vì nhân viên tiếp thị (marketer) phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính trị,luật pháp, môi trường VH-XH đều khác với các điều kiện, môi trường trong nước, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chương trình Marketing trong nước của mình nhằm để đưa hàng hóa thâm nhập thị trường nước ngoài

1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

1.1.2.1 Vai trò đối với nền kinh tế quốc gia

Xuất khẩu có vai trò cực kì quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ lớn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Với việc đẩy mạnh xuất khẩu, nguồn ngoại tệ được bổ sung, làm giảm thâm hụt cán cân thương mại, đáp ứng cho nhu cầu nhập khẩu vốn dĩ là mục tiêu cuối cùng của hoạt động ngoại thương Mặc dù nguồn vốn để phục vụ cho nhập khẩu có thể hình thành từ các nguồn khác như đầu tư nước ngoài, đi vay, viện trợ,… nhưng nguồn ngoại tệ đến từ xuất khẩu là quan trọng nhất, không phải trả chi phí lãi vay cũng như không bị phụ thuộc vào nước ngoài Hơn nữa, các cơ hội đầu tư và vay nợ của nước ngoài chỉ diễn ra thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng trả nợ thông qua tình hình xuất khẩu.

Hoạt động xuất khẩu phát huy được lợi thế của Quốc gia Để hoạt động xuất khẩu có hiệu quả thì các quốc gia thường phải lựa chọn các mặt hàng sản xuất ở quốc gia đó có lợi thế hơn so với sản xuất tại các quốc gia khác Đây chính là những mặt hàng có sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động rẻ, ứng dụng nền sản xuất trong nước

Hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Thông thường các nhà xuất khẩu sẽ tập trung vào xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế của đất nước Khi lợi nhuận thu được từ xuất khẩu mặt hàng ấy càng lớn thì số người tập trung vào sản xuất mặt hàng ấy ngày càng nhiều Do vậy cơ cấu sản xuất trong nước sẽ thay đổi Sự thay đổi này không chỉ diễn ra trong ngành mà còn diễn ra ở cả những ngành phụ trợ cho ngành hàng xuất khẩu. đó, do có điều kiện tiếp xúc với thị trường mới, phương thức quản lý mới, khoa học công nghệ hiện đại nên trình độ của người lao động cũng được cải thiện để đáp ứng với yêu cầu chung của thị trường quốc tế.

Hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán - một trong bốn điều kiện đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia Hơn thế nữa, hoạt động xuất khẩu làm tăng tích lũy ngoại tệ của một quốc gia và có thể biến quốc gia trở thành quốc gia xuất siêu và tạo sự đảm bảo trong thanh toán cho đối tác, tăng được uy tín trong kinh doanh

Qua hoạt động xuất khẩu, hàng hóa của quốc gia được bày bán trên thị trường thế giới, khuyếch trương tiếng vang và sự hiểu biết từ nước ngoài

Ngoài ra hoạt động xuất khẩu làm tiền đề cho các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: Dịch vụ, ngân hàng, đầu tư, hợp tác liên doanh và làm cho quan hệ giữa các nước trở nên chặt chẽ hơn.

1.1.2.2 Vai trò đối với doanh nghiệp

Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu doanh nghiệp phù hợp với thị trường.

Sản xuất hàng hoá đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh Đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những cả về chiều rộng mà cả về chiều sâu.

Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều việc làm, tạo thu nhập ổn định, tạo ra nhiều ngoại tệ để nhập khẩu vật khẩu tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu hút được lợi nhuận.

Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở lợi ích của hai bên.

Các công ty hoạt động trong phạm vi quốc tế có thể đạt mức doanh số lớn hơn nhờ thực hiện các khả năng chuyển giao riêng biệt của mình Các khả năng riêng biệt được định nghĩa là những điểm mạnh duy nhất cho phép công ty đạt hiệu quả, chất lượng, đổi mới và sự nhạy cảm với khách hàng cao

Nhờ các hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp có thể thực hiện được lợi thế theo vị trí, là lợi thế phát sinh từ việc thực hiện hoạt động tạo ra giá trị ở vị trí tối ưu đối với hoạt động đó bất kể nơi nào trên thế giới (với chi phí vận chuyển và hàng rào thương mại cho phép) Khi có vị trí tối ưu cho hoạt động của mình, công ty có thể : hạ thấp chi phí, nâng cao vị thế cạnh tranh nhờ chi phí thấp, giúp công ty khác biệt hóa sản phẩm cả mình và đặt giá cao.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ THÉP CỦA VIỆT NAM

1.2.1 Vai trò và đặc điểm của ngành sắt thép trong nền kinh tế Việt Nam

 Vai trò của ngành thép Việt Nam

Ngành thép được coi là một trong những ngành xương sống của nền kinh tế bởi nó cung cấp đầu vào cho các ngành xây dựng, sản xuất máy móc công nghiệp, đóng tàu và công nghiệp quốc phòng

Sản phẩm của ngành gồm hai loại chính là thép xây dựng và thép công nghiệp. Nếu như sản xuất thép xây dựng có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc với các ngành như xây dựng và bất động sản thì thép công nghiệp lại có sự tương quan đến tốc độ phát triển ngành công nghiệp Những sản phẩm làm từ thép vô cùng phong phú về thể loại và kích cỡ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa dạng trong nước

Sự tăng trưởng của ngành thép luôn đi đôi với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp và nền kinh tế Do vậy, ngành thép luôn được Nhà nước xác định là ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển trong quá trình phát triển của đất nước và tăng cường xuất khẩu khi có năng lực.

 Đặc điểm của ngành thép VN

 Ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ biến động về phôi và thép trên thế giới.

Sản xuất thép được bắt đầu bằng việc luyện phôi thép mà nguyên liệu chính được dùng ở đây là quặng sắt hoặc thép phế liệu Tuy nhiên hiện nay các công ty kinh doanh trong ngành mới chỉ dừng lại ở bước thứ hai tức là chủ yếu vẫn nhập khẩu phôi thép từ nước ngoài về thực hiện gia công, chế tạo sản phẩm (phôi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu còn lại 40% còn lại là nhập khẩu) Nguồn nhập khẩu thép, phôi thép các loại và thép phế của Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc và một số nước khác trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga v.v Như vậy có thể thấy ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ biến động về phôi và thép trên thế giới.

 Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là tương đối cao do hiện nay cung đã vượt quá cầu

Thị phần thép trong nước có rất nhiều phân khúc hiện nay được phân chia cho hai đối tượng: các công ty trong nước (bao gồm công ty Việt Nam và các công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam) và sản phẩm nhập khẩu (chủ yếu đến từ Trung Quốc và ASEAN) Tiêu biểu cho nhóm một là các công ty thuộc Tổng công ty Gang thép Thái Nguyên, VIS, HPG, VGS ở miền Bắc; miền Nam là thị trường của thép Miền Nam; POM; Thép Việt Một số các công ty ở miền Trung và tỉnh Bà Rịa— Vũng Tàu tiêu biểu có POSCO (Hàn Quốc); Tata (Ấn Độ); Kobe Steel của Nhật Bản (đang chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thép xốp tại Nghệ An); Phú Mỹ…

Do tính đặc trưng của các sản phẩm kích thước cồng kềnh và khối lượng lớn cho nên việc vận chuyển không đơn giản như những mặt hàng khác Chi phí vận chuyển cao lại phức tạp vì thế mà thị trường mỗi công ty hướng tới thường là địa tôi chỉ ra trong phần trước có thể khẳng định rằng sự cạnh tranh trong ngành thời gian tới sẽ tiếp tục tăng thêm.

 Một số đặc điểm tài chính của ngành thép

Vay nợ lớn, phụ thuộc vào chính sách tiền tệ: Ðặc thù của ngành là gồm cả sản xuất và thương mại, do vậy tỷ lệ nợ vay ngân hàng thuờng khá lớn Các doanh nghiệp dùng vốn vay dể mua thép từ các công ty trong nội bộ ngành, nhập khẩu nguyên vật liệu hoặc xây dựng thêm nhà xuởng mở rộng sản xuất kinh doanh Do vậy, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc nhiều vào vốn vay, đồng thời rất nhạy cảm với chính sách tiền tệ.

Lợi nhuận chính dến từ hoạt động thương mại: Giá thép trên thị trường nội địa phụ thuộc lớn vào giá thép thế giới Do đó, các doanh nghiệp thường tận dụng nhập khẩu nhiều khi giá thép trên thế giới giảm Khi giá thép thế giới tăng trở lại, các doanh nghiệp đã có sẵn lượng hàng tồn kho giá rẻ bán ra thu lợi nhuận Năm 2009 là năm thành công của toàn ngành, nhiều công ty có lợi nhuận đột biến nhờ vào việc bán ra lượng lớn hàng tồn kho giá rẻ Do dó, việc xây dựng thêm nhà xưởng sản xuất thường làm tăng chi phí cố định, có tác dụng ổn định lợi nhuận trong dài hạn, trong ngắn hạn tỷ suất lợi nhuận có thể không cao bằng hoạt động thương mại Tuy nhiên, khi nhà máy đã đi vào hoạt động sẽ giúp cho việc ổn định lợi nhuận.

Giá thép trong nước phụ thuộc nhiều vào giá thép và giá nhiên liệu thế giới:

Giá thép trên thế giới phụ thuộc nhiều vào giá quặng, giá dầu và than do dây là những nguyên liệu chính dùng dể sản xuất thép Giá quặng sắt trong các hợp đồng thường được ký 6 tháng một lần, người bán căn cứ vào nhu cầu về thép trên thế giới (tốc độ hồi phục kinh tế, hồi phục của ngành xây dựng, ô tô, công nghiệp nặng…) để đưa ra giá cho hợp đồng mới Bên cạnh dó, giá dầu và than thuờng xuyên biến dộng gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá thép.

1.2.2 Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá thép của Việt Nam

1.2.3 Tình hình sản xuất các sản phẩm từ thép của Việt Nam

 Quy mô sản xuất và tiêu thụ

Thị trường thép Việt nam có sức tiêu thụ khoảng 13 triệu tấn/năm trong 2010, tăng trưởng ngành ổn định ở mức 10% sau khi phục hồi mạnh năm 2009 Tốc độ tăng trưởng ngành khá cao giai đoạn 10 năm gần đây; xấp xỉ 17%/năm với xu hướng tăng trưởng không đều (ngoại trừ 2008 do suy thoái) Doanh thu toàn ngành đạt khoảng VND 170.000 tỷ (bình quân từ lượng và giá), xấp xỉ 10% GDP của nền kinh tế Việt nam là thị trường thép khá lớn trong khu vực với quy mô tiêu thụ tương đương Thái Lan và lớn hơn các thị trường ASEAN khác do quy mô dân số lớn hơn Nguồn cung sản xuất ước khoảng 7 triệu tấn trong đó 6 triệu tấn thép xây dựng tương ứng một lượng cung đáng kể được nhập từ bên ngoài.

Biểu đồ *- Sản lượng thép được sản xuất ở Việt Nam qua 10 năm 2000- 2010

Biểu đồ *- Tiêu thụ sản phẩm thép ở Việt Nam qua 10 năm 2000- 2010

Ngành phân chia theo hai dòng sản phẩm với chuỗi sản xuất riêng biệt là: dòng sản phẩm thép dài (thép cây, cuộn) và thép dẹt (tấm, lá) Tỷ trọng là xấp xỉ 50:50 trong tổng nhu cầu tiêu thụ hàng năm Trong đó, mảng thép dài phục vụ chủ yếu lĩnh vực xây dựng và chi phối phần lớn bởi các doanh nghiệp trong nước, nhập khẩu thành phẩm giảm dần về xu hướng bằng 0 trong năm tới Thép dẹt có nhu cầu khoảng 6,5 triệu tấn/năm phục vụ hoạt động công nghiệp gồm các ngành đóng tàu, ô tô, điện máy,thực phẩm,… Ở dòng sản phẩm này, đáng chú ý là hai sản phẩm tôn và ống ứng dụng khá lớn trong ngành xây dựng và chiếm khoảng 20% sản lượng Ngoại trừ tỷ trọng lớn thép dẹt được sử dụng như nguyên liệu hoặc bán thành phẩm trong các ngành công nghiệp, các thành phẩm thép sử dụng cuối cùng tập trung 3 loại chính là thép xây dựng, tôn và ống.

 Phân khúc thị trường thép

Nhờ sự vươn lên mạnh mẽ của Hòa Phát trong những năm qua bởi hàng loạt các dự án được đầu tư mới đã đưa vào vận hành như khu liên hợp gang thép, nhà máy cán thép…, công ty đã mở rộng được thị phầnlên 14,5%, đứng nhất nhì trên thị trường thép xây dựng cả nước Điều này cho thấy mặc dù thị trường thép trong nước không thuận lợi nhưng sản lượng tiêu thụ của công ty vẫn khả quan Tuy Pomina là doanh nghiệp có công suất cán thép xây dựng lớn nhất là 1,5 triệu tấn/năm nhưng sản lượng tiêu thụ lại chênh lệch không nhiều so với Hòa Phát Đối với phân khúc ống thép xây dựng, Hữu Liên Á Châu tiếp tục dẫn đầu thị phần Trong phân khúc này, HSG đã thể hiện được tốc độ gia tăng thị phần mạnh nhưng không giữ vị trí chi phối Lợi thế cạnh tranh của HS tiếp tục nằm ở hệ thống phân phối rộng và thương hiệu.

Trong phân khúc tôn mạ, Hoa Sen vẫn củng cố được vị trí dẫn đầu của mình Lợi

1.2.4 Tình hình Xuất khẩu các sản phẩm từ thép của Việt Nam

E Dịch chuyển thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam

( Nguồn: Cục xúc tiến thương mại Việt Nam)

Thứ nhất, thị trường Châu Phi tưởng là thị trường mới nhưng do khó khăn về đi lại, vận chuyển và thể chế chính trị nên vẫn không được quan tâm trong tương lai gần.Các thị trường cũ ổn định cũng không được quan tâm mở rộng hơn nữa trong tương lai như Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ Ảnh hưởng ngắn hạn của tiết kiệm chi tiêu tiêu dùng do cuộc khủng hoảng kinh tế có lẽ sẽ kéo theo sụt giảm sức mua và đòi hỏi một sự chuyển dịch nguồn hàng xuất khẩu sang hướng mới hoặc thị trường mới.

Thị trường Đông Á, trong đó có Hàn Quốc, nổi lên và được quan tâm hơn, đồng hành là thị trường ASEAN nhờ khoảng cách gần về địa lý, Nga nhờ sức mua của thị trường và mối quan hệ truyền thống, Canada là một bước đệm dịch chuyển từ Hoa Kỳ sang phạm vi gần “1+1” để tránh rủi ro và Trung Đông được kỳ vọng là sẽ thay đổi sức mua và hơi thở kinh tế sau những tái thiết về thể chế chính trị được ổn định.

Hai thị trường lớn là Trung Quốc và Ấn Độ lại không được quan tâm mở rộng. Mặc dù sức mua lớn nhưng sức ép về cạnh tranh tại các thị trường này là vô cùng lớn, cùng trên phân đoạn cạnh tranh bằng giá thấp, sản phẩm Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp sản xuất tại Trung Quốc Còn thị trường Ấn Độ lại chưa phù hợp với các đặc điểm sản phẩm và sản xuất của Việt Nam Việc thay đổi sản xuất phục vụ thị trường là đòi hỏi trong dài hạn mà chưa đảm bảo một tầm nhìn và bức tranh rõ ràng cho doanh nghiệp xuất khẩu tại thị trường này Kết quả này là dựa trên phân tích và phản hồi của các doanh nghiệp tham gia điều tra chứ không phản ánh toàn bộ các đánh giá của doanh nghiệp Việt Nam Một số các khuynh hướng hoặc mục tiêu nhằm đến các thị trường khác không đủ để liệt kê vào bảng tổng hợp trên, nhưng cũng phản ánh được các hướng tìm tòi và khai phá các thị trường ngách đến các thị trường mới của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

1.2.5 Hỗ trợ của chính phủ, cơ quan nhà nước Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sang thị trường UAE

 Hỗ trợ từ phía chính phủ

Thuế nhập khẩu các sản phẩm thép cán nóng là 0% và các phôi thép để sản xuất thép các nóng là 2%.

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều đoàn Chính phủ các cấp sang thăm và làm

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THÉP VÀO THỊ TRƯỜNG UAE

1.3.1 Tổng quan về thị trường UAE

1.3.1.1 Giới thiệu tổng quát về thị trường UAE

- Tên nước: UAE, gồm 7 Tiểu vương quốc là

Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Ras Al-Khaimah,

Umm Al-Qaiwain, Ajman và Fujairah

- Thủ đô: Abu Dhahi (thủ đô liên bang)

- Vị trí địa lý: Nằm ở phía Đông bán đảo A- rập, phía Bắc giáp Ca-ta, phía Đông giáp vịnh A- rập, phía Tây giáp A-rập Xê-út (có đường biên giới dài 457km), phía Nam giáp Ô-man (có đường biên giới dài 410km)

- Khí hậu: Khí hậu sa mạc nắng nóng, nhiệt độ mùa hè 45 - 50 độ, mùa mát từ 28-30 độ, vùng núi phía đông mát mẻ hơn.

- Dân tộc: 19% gốc UAE, 23% là người gốc A-rập khác và Iran, 50% là dân gốc Nam Á, 8% từ các nước châu Á khác Lao động người nước ngoài làm thuê ở UAE chiếm khoảng 90% lực lượng lao động.

- Tôn giáo: Hồi giáo 96% (phái Shi'a 16%), Thiên Chúa giáo, Ấn giáo, các tôn giáo khác 4%.

- Đơn vị tiền tệ: Dirhams (AED)

- Ngôn ngữ: tiếng Arập là ngôn ngữ chính, ngoài ra còn có tiếng Ba Tư, tiếng Anh, tiếng Hindi và Urdu, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi.

- Tài nguyên thiên nhiên: Dầu, cá, tôm ,khí tự nhiên

- Hệ thống pháp luật: Dựa theo luật hồi giáo

- Sản phẩm Nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi và trồng cây chà là, rau quả, gia cầm, trứng, sữa, cá (tự túc được gần 100% nhu cầu về cá).

- Công nghiệp: Dầu khí, hóa dầu, xi măng, đóng và sửa tàu, khử mặn nước,.Ngành công nghiệp chủ chốt là khai thác và chế biến dầu lửa.

- Xuất khẩu : $265.3 billion Xuất khẩu chủ yếu dầu thô, hơi đốt, hàng tái xuất, chà là Đối tác xuất khẩu: Japan 17.1%, India 13.6%, Iran 6.9%, South Korea 6.1%, Thailand 5.1% và các quốc gia khác.

- Nhập khẩu : $185.6 billion Nhập khẩu chủ yếu: thực phẩm, vật liệu xây dựng, xe và động cơ, quần áo Đối tác nhập khẩu: India 17.5%, China 14%, US 7.7%, Germany 5.6%, Japan 4.8% và một số quốc gia khác.

- UAE là thành viên của OPEC, LHQ, Liên đoàn A-rập, Phong trào KLK, Tổ chức Hội nghị Hồi giáo(OIC) và Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) UAE còn là thành viên của Ngân hàng thế giới (WB), Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức lao động quốc tế (ILO)

1.3.1.2 Môi trường kinh tế UAE

 Tốc độ tăng trưởng dân số

Biểu đồ *- Tốc độ tăng trưởng dân số của UAE

( Nguồn: IMF) như trên thì chính phủ sẽ đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, nhu cầu nhà ở sẽ tăng lên Đây là một thuận lợi cho HSG nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng, bất động sản nói chung.

Biểu đồ *- Tỷ lệ phát triển dân số của UAE từ năm 2000 đến 2012

Theo dự đoán CIA World Factbook, tốc độ tăng trưởng dân số của UAE năm

2012 là 3.055% Mặc dù tốc độ tăng trưởng dân số của UAE giảm dần nhưng vẫn là nước đứng vị trí thứ 10 về tốc độ phát triển dân số so với các quốc gia trên thế giới. Bảng xếp hạng 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng dân số cao nhất

Rank Country % Date of information

Biểu đồ *- Cấu trúc dân số của UAE năm 2011

Cấu trúc tuổi dân số Tỷ trọng Nam Nữ

Với cấu trúc tuổi từ 15-64 tuổi chiếm tỷ trọng cao tới 70% dân số đây là một thuận lợi cho HSG khi xuất khẩu sang đây vì đây là nhóm tuổi có thể đưa ra quyết định mua sản phẩm của công ty mà không phụ thuộc vào gia đình, đây cũng là nhóm ở độ tuổi lao động nên sẽ tạo nguồn nhân lực cho công ty.

Dựa theo tỷ lệ giới tính của UAE thì ở mọi lứa tuổi từ lúc mới sinh cho đến nhóm người có độ tuổi lớn hơn 65 tuổi thì nam giới luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ giới, đây là một thuận lợi cho HSG do UAE là quốc gia hồi giáo nên đa số quyết định đều phụ thuộc vào nam giới, kết hợp với độ tuổi tự quyết định khi mua sản phẩm là 15-64 tuổi chiếm một tỷ trọng cao nhất nên sẽ tạo một thuận lợi cho HSG rất nhiều.

UAE là một quốc gia có tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ tử trung bình các nước trên thế giới Từ năm 2000 đến năm 2011 song song với tỷ lệ sinh giảm thì tỷ lệ tử cũng giảm. Nhưng tỷ lệ sinh của UAE vẫn chiếm một tỷ trọng cao hơn so với tỷ lệ tử điều này đảm bảo dân số cho UAE Vào năm 2012, theo ước tính của CIA World factbook, tỷ lệ sinh là:15.76births/1,000 population (Đứng vị trí thứ 129), tỷ lệ chết:2.04 deaths/1,000 population (đứng vị trí thứ 222)

Biểu đồ *-Tỷ lệ sinh và tử của UAE từ 2000 đến 2012

Biểu đồ *- Tỷ lệ dân di cư của UAE từ năm 2000- 2010

Tỷ lệ dân di cư thể hiện mức độ người dân rời khỏi một nước khi tốc độ dân di cư của một nước tăng nhanh có thể gây ra những vấn đề như thất nghiệp, nếu trong trường hợp có dân nhập cư vào sẽ gây ra tình trạng xung đột sắc tộc Vào năm 2011 tỷ lệ dân di cư của UAE giảm chỉ còn 19% so với con số 21% năm 2010 thể hiện một sự khả quan trong cơ cấu dân số ở UAE Cơ cấu dân số gia tăng kèm với mức di cư giảm đáng kể sẽ rất khả thi cho sản phẩm vật liệu xây dựng khi xuất khẩu sang đây.

 Tốc độ tăng trưởng GDP

Biểu đồ *- Tốc độ tăng trưởng GDP của UAE

(Nguồn: CIA the world factbook)

Thực tế tăng trưởng GDP dự kiến tăng trưởng hơn nữa đến 4.9% trong năm

2012, so với 3.5% năm ngoái Đặc biệt vào năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất Vào năm 2007 tốc độ tăng trưởng của UAE giảm do cuộc giá dầu leo thang trong bối cảnh đồng USD mất giá nghiêm trọng trong khi ở UAE các sản phẩm công nghiệp chiếm tới 48% trong cơ cấu kinh tế của đất nước với sản phẩm chủ lực của Nước này là dầu và các sản phẩm hóa dầu (trữ lượng dầu chiếm tới 10% trữ lượng toàn thế giới). Đặc biệt vào năm 2009, tốc độ tăng trưởng của UAE ở mức cực thấp thấp nhất trong

10 năm qua xuống mức -2.7% từ 7.4% năm 2008 nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính vào giữa năm 2007 và lên đến cực diểm vào tháng 10/2008, nguyên nhân của cuộc khủng hoàng này đó là do giá dầu tăng cao và đồng USD mất giá do đó UAE chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng này Sau năm

2009 tốc độ tăng trưởng của UAE tăng lên nhưng với tốc độ cự nhanh vào năm 2010, Chứng tỏ các chính sách khôi phục kinh tế của UAE là hợp lý.

 GDP bình quân đầu người

UAE là một trong những quốc gia bình quân đầu người cao của thế giới GDP bình quân đầu người của UAE năm 2011 tăng đáng kể so với năm 2010 và đạt 57.774 USD/ người/năm so với 49.600 USD/ Người/ Năm GDP bình quân đầu người của UAE năm 2011 là đứng vị trí thứ 3 trong 10 nước giàu nhất thế giới sau Qatar và Luxembourg với GDP bình quân đầu người lần lượt là 91,379 USD và 89.562 USD Đây là con số khả quan cho các nhà kinh doanh khi đầu tư vào thị trường này. Một khi thu nhập bình quân đầu người cao thì xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng sẽ khác họ

Biểu đồ *- Thu nhập bình quân đầu người của UAE

(Nguồn: CIA the world factbook)

Biểu độ *- Tỷ lệ lạm phát UAE năm 2000- 2012

(Nguồn: CIA the world factbook)

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN HOA SEN(HSG)

Tên Công ty: Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Hoa Sen.

- Tên tiếng Anh: Hoasen Group.

- Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phẩn Tập Đoàn Hoa Sen

- Tên viết tắt: Hoa Sen Group (HSG)

- Biểu tượng của Công ty:

- Tổng số lượng cổ phần: 100,770,778 cổ phần.

- Loại cổ phần: cổ phần phổ thông

- Trụ sở chính: Số 9 Đại Lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần II, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

- Giấy CNĐKKD: số 4603000028 do Sở Kế Hoạch - Đầu Tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 08 tháng 08 năm 2001, đăng ký thay đổi lần thứ 14 ngày 12 tháng 12 năm 2007. kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp; vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng và 22 CBCNV, hoạt động chủ yếu trên các lĩnh vực: xuất nhập khẩu, sản xuất, phân phối các sản phẩm tấm lợp kim loại, xà gồ thép, tấm trần nhựa và các loại vật liệu xây dựng khác.

Từ năm 2002 – 2003: Tiếp tục nâng cấp và mở rộng hệ thống phân phối trực tiếp tập trung chủ yếu ở: miền tây, miền đông nam bộ và duyên hải miền trung

Ngày 08/08/2004: Khai trương và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mạ màu I, công suất 45.000 tấn/năm (theo công nghệ Nhật Bản) Đồng thời khánh thành toà văn phòng trụ sở chính, tại số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương.

Ngày 14/02/2005: Khai trương và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm I, công suất 50.000 tấn/năm, tại KCN Sóng Thần 2, Dĩ An, Bình Dương.

Ngày 16/02/2006: Khởi công xây dựng nhà máy thép cán nguội, công suất 180.000 tấn/năm (tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, vay từ nguồn vốn ODA của chính phủ Ấn Độ, quỹ hỗ trợ phát triển VN và vốn đối ứng)

Ngày 22/09/2006: Mở văn phòng đại diện tại TP HCM (cao ốc Saigon Trade Center, số 37 đường Tôn Đức Thắng, Q.1, TP HCM).

Ngày 9/11/2006: Thành lập Công ty Cổ Phần Tôn Hoa Sen - công ty con đầu tiên của Hoa Sen, với vốn điều lệ 320 tỷ đồng, hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sản phẩm: thép cán nguội, Tôn mạ hợp kim Al – Zn, Tôn mạ kẽm, mạ màu các loại

Ngày 03/01/2007: Khai trương và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm II, công suất 50.000 tấn/năm - nâng tổng công suất 2 dây chuyền mạ kẽm lên 100.000 tấn/năm

Ngày 16/03/2007: Công ty cổ phần Hoa Sen (Lotus Joint Stock Company) công bố tăng vốn điều lệ lần thứ 7 từ 250 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng, và đổi tên giao dịch thành Hoa Sen Corporation (viết tắt là Hoa Sen Corp.).

Ngày 26/03/2007: Thành lập Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hoa, vốn điều lệ

700 tỷ đồng, tại KCN Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa và Vũng Tàu và Công ty Cổ phần cơ khí - xây dựng Hoa Sen, vốn điều lệ 10 tỷ đồng, tại KCN Sóng Thần II, Dĩ An, Bình Dương.

Ngày 06/04/2007: Khánh thành đưa vào hoạt động nhà máy thép cán nguội Hoa Sen, công suất 180.000 tấn/năm trực thuộc Hoa Sen Corp và khởi công xây dựng nhà máy tôn mạ hợp kim nhôm kẽm - công nghệ NOF, công suất 150.000 tấn/năm, với tổng giá trị đầu tư gần 30 triệu USD

Ngày 16/04/2007: Khởi công xây dựng dự án Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Hoa Sen, tại KCN Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa và Vũng Tàu, trong khuôn viên có diện tích gần 11 hecta Dự án bao gồm các dây chuyền sản xuất: ống thép, ống nhựa và các sản phẩm từ nhựa,… Với tổng giá trị đầu tư gần 350 tỷ đồng và chia thành 03 giai đoạn thực hiện

Ngày 04/08/2007: Hội nghị ĐHĐCĐ thường niên Công ty Cổ Phần Tôn Hoa Sen lần I – Năm 2007 được tổ chức tại trụ sở chính Hoa Sen Corporation

Tháng 09/2007: Hoa Sen Corp chuyển trụ sở văn phòng đại diện về địa chỉ số

215 – 217 Lý Tự Trọng, P Bến Thành, Q1, TP HCM và hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức VPĐD Đồng thời chuyển một số bộ phận liên quan từ Trụ sở chính về làm việc tại đây

Ngày 01/12/2007: Hội nghị ĐHCĐ Công ty CP Tôn Hoa Sen bất thường 2007 được tổ chức tại Bình Dương Đại hội đã thông qua nghị quyết sáp nhập Công ty CP Tôn Hoa Sen vào Hoa Sen Corp, theo đó Công ty CP Tôn Hoa Sen chính thức đổi tên là Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen.

Ngày 08/12/2007: Hội nghị ĐHĐCĐ Công ty CP VLXD Hoa Sen và Công ty CP

Cơ khí và Xây dựng Hoa Sen tại Bình Dương Hội nghị đã thông qua Nghị quyết sáp nhật 2 công ty này vào Hoa Sen Corp., đồng thời đổi tên thành Công ty TNHH MTVVLXD Hoa Sen và Công ty TNHH MTV Cơ khí và Xây dựng Hoa Sen.

Rịa - Vũng Tàu, đánh dấu một bước phát triển mới của HSG trong tiến trình phấn đấu trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành vững mạnh.

Ngày 06/03/2008: Khánh thành giai đoạn I và khởi công giai đoạn II Dự án Công ty TNHH MTV VLXD HSG, tại KCN Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 19/03/2008: Khánh thành Dây chuyền Tôn mạ hợp kim nhôm kẽm NOF – công nghệ tiến tiến nhất thế giới và Dây chuyền tôn mạ màu II, tại KCN Sóng Thần II,

Dĩ An, Bình Dương Sản xuất các sản phẩm tôn lạnh - sản phẩm cao cấp dành cho dân dụng và công nghiệp

Ngày 26/03/2008: Hội nghị ĐHĐCĐ thường niên HSG – Năm 2008 được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất TP.HCM Đây là đại hội đầu tiên kể từ khi các công ty con chính thức sáp nhập vào HSG - ngày 31/12/2008.

PHÂN TÍCH SWOT VỀ NĂNG LỰC VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM TỪ THÉP CỦA HSG SANG THỊ TRƯỜNG UAE

CÁC SẢN PHẨM TỪ THÉP CỦA HSG SANG THỊ TRƯỜNG UAE ĐIỂM MẠNH (S) ĐIỂM YẾU (W)

- Năng lực sản xuất, quy mô kinh doanh lớn.

- Quy trình sản xuất khép kín, tiên

- Chính sách dự trữ hàng tồn kho.

- Nguồn vốn chủ yếu là vốn vay.

- Phân bổ nguồn nhân lực chưa hợp lý.

20102011 khẩu hợp lý, chặt chẽ

- Chính sách dự trữ hàng tồn kho.

- Nguồn vốn chủ yếu là vốn vay. mô chưa được chú trọng nhiều.

- Vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

- Đối tượng khách hàng, phân khúc thị trường mục tiêu còn hạn chế.

- Chính sách sản phẩm chỉ tập trung vào quy cách tiêu chuẩn, công dụng sản phẩm

- Quy cách sản phẩm chưa đa dạng. Chất lượng chưa ổn định.

- Không có dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM.

- Gía cả chưa cạnh tranh.

- Chiến lược xúc tiến chưa thực hiện hiệu quả.

- Ngân sách dành cho các hoạt động xúc tiến của chình phủ Việt Nam còn thấp.

- Thuế nhập khẩu thép cán nóng 0%

- Trung Quốc – nhà cung ứng thép nhiều nhất thế giới đang giảm tốc độ tăng cung thép.

- Chiến lược quy hoạch ngành thép

(2007-2015) đã giúp loại bớt các đối thủ cạnh tranh, tạo cơ hội cho HSG mở rộng thị phần xuất khẩu.

- Được sự hỗ trợ của chính phủ

- Thương hiệu chưa được biết đến nhiều tại UAE.

- UAE duy trì các hàng rào phi thuế quan trong thương mại và đầu tư bằng cách đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe về đại lý, người đỡ đầu, nhà phân phối

- UAE vẫn có thói quen nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.

- Dự án phát triển cở sở hạ tầng của

- Nhu cầu về mặt hàng sắt thép tại UAE nhập khẩu lớn nguyên nhân năng lực sản xuất sản phẩm từ sắt thép trong nước còn thấp.

- UAE là quốc gia hàng đầu về tiêu thụ thép bình quân đầu người ở Trung Đông

UAE hiện tập trung nhiều công ty thép tiền chế lớn trên thế giới với nhu cầu tiêu thụ ổn định.

- Các tiêu chuẩn về nhãn mác, bao dì, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm sắt thép ở UAE có phạm vi rộng không có những quy định bắt buộc.

- UAE là một quốc gia có sự thông thoáng trong những quy định pháp lý hàng nhập khẩu: Không ràng buộc về hạn ngạch, thuế nhập khẩu cao nhất là

- Kinh doanh tại UAE không chịu bất cứ loại thuế nào: không thuế VAT, không thuế thu nhập Doanh nghiệp,….

- UAE là một quốc gia dẫn đầu khu vực

Trung Đông trong việc bảo hộ quyền sở

UAE đang chuyển sang thủ đô Abu Dhabi.

- Giá điện, giá xăng dầu leo thang làm giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.

- Đánh thuế xuất khẩu thép trong tương lai.

- Lãi suất cao, tỉ giá USD/VND gia tăng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thép Việt Nam.

- Gia tăng các vụ kiện thương mại thép Việt Nam bán phá giá.

- UAE là thị trường lớn với sự hiện diện của các nhà cung cấp thép mạ hàng đầu trên thế giới (Nhật Bàn, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Trung Quốc), nên cạnh tranh tại thị trường này rất khốc liệt cả về chất lượng và giá cả.

- UAE đang có kế hoạch xây dựng hệ thống mã riêng cho ngành xây dựng.

CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.2.1 Căn cứ vào cơ sở lý luận

3.2.2 Căn cứ vào dự báo nhu cầu thị trường Thế giới về sản phẩm của HSG 3.2.3 Căn cứ vào các chủ trương, chính sách của Nhà nước ta và nước nhập khẩu

3.2.4 Căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh doanh của HSG

3.2.4 Căn cứ vào chính sách và định hướng hoạt động kinh doanh của HSG

- Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chi nhánh phân phối – bán lẻ.

- Chỉ đạo hoàn thiện công tác quản trị, thực hiện các giải pháp điều hành linh hoạt, kiểm soát và tiết giảm chi phí, nhằm chủ động ứng phó kịp thời với các biến động thị trường.

- Thực hiện các chương trình tiếp thị sáng tạo, đa dạng, hiệu quả để xây dựng chuỗi thương hiệu Hoa Sen vững mạnh, thân thiện và hướng đến cộng đồng.

- Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ kế thừa, quản trị viên dự nguồn, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng quản lý cán bộ công nhân viên, hợp tác chiến lược với Đại học Quốc gia TPHCM để tạo nguồn nhân lực trẻ, phục vụ cho dự án Quản trị viên dự nguồn.

- Nắm chắc diễn biến kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước để kịp thời quyết định triển khai giai đoạn 2 của Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ.

- Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO trong tập đoàn.

- Nghiên cứu đầu tư dự án Nhà máy Thép cán nóng Hoa Sen nhằm khép kín

- Mở rộng thị trường xuất khẩu, phấn đấu tăng tỉ trọng doanh thu xuất khẩu lên 30%.

- Phát triển hệ thống phân phối, chủ trương thiết lập trên 200 chi nhánh và từ 5 đến 10 siêu thị vật liệu xây dựng trải dài từ Bắc xuống Nam.

- Phát triển đa dạng hoá sản phẩm, từ 15 - 20 sản phẩm vật liệu xây dựng.

- Trở thành nhà sản xuất và cung cấp hàng đầu các sản phẩm vật liệu xây dựng cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước

- Phấn đấu đạt doanh thu 1 tỉ USD và lợi nhuận là 100 triệu USD.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CỦA HSG SANG THỊ TRƯỜNG UAE TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI

3.3.1 Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của HSG các sản phẩm sang thị trường UAE

3.3.1.1 Xây dựng nhà máy sản xuất thép cán nóng

 Cơ sở lý luận và thực tiển

Như đã phân tích ở trên, hiện tại nguồn nguyên liệu của HSG là được nhập khẩu từ thị trường nước ngoài Bên cạnh một số ưu điểm nhất định như thuế nhập khẩu là 0% thì vẫn tồn tại không ít khó khăn nhất định như rủi ro tỷ giá, chi phí nguyên liệu đầu vào tăng,…đây là những vấn đề làm giá thành sản xuất sản phẩm tăng từ đó làm giảm tính cạnh tranh về giá của HSG Trên thực tế, giá của HSG vẫn còn khá cao so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, đặc biệt là các đối thủ đến từ Trung Quốc Như vậy, để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu, thì một trong những vấn đề cần tập trung giải quyết ở đây là tìm cách hạ giá thành sản xuất để giảm giá bán Một trong những giải pháp mà HSG có thể thực hiện đó là tiến hành nghiên cứu, lập kế hoạch và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất trực tiếp thép cán nóng

Bước 1: Tìm hiểu thông tin về việc xây dựng nhà máy thép cán nóng

HSG có thể liên hệ với VSA nhằm hỗ trợ trong việc tiếp cận các thông tin về kinh nghiệm xây dựng nhà máy thép cán nóng của các công ty thép sau: Baosteel

(http://www.baosteel.com), Isdemir (http://www.isdemir.com.tr), Tatasteel (http://www.tatasteel.com, Nipponsteel (http://www.nsc.co.jp),

HSG cũng nên tìm hiểu về những luật lệ, quy định về việc xây dựng nhà máy thép cán nóng ở Việt Nam thông qua Bộ xây dựng Việt Nam.

Bước 2: Lập kế hoạch xây dựng nhà máy thép cán nóng về địa điểm, thời gian, công suất, chi phí,…

Sau khi thực hiện bước 1, HSG sẽ tiến hành lập một bộ phận chuyên trách để lên kế hoạch xây dựng nhà máy thép cán nóng, dưới sự chỉ đạo từ Ban lãnh đạo công ty.

Kế hoạch xây dựng phải xác định được địa điểm xây dựng, thời gian xây dựng, công suất nhà máy, chi phí,…là bao nhiêu?

HSG có thể xây dựng nhà máy thép cán nóng tại khu công nghiệp Phú Mỹ ( Vũng tàu) Do tại đây có nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ nên sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí như chi phí vận chuyển nguyên liệu tới nơi sản xuất.

Bước 3: Xin cấp phép xây dựng nhà máy

Vì đây là công trình xây dựng nhà máy nằm trong khu công nghiệp nên chỉ cần được sự phê duyệt của chính phủ thì không cần phải xin giấy phép xây dựng.

Bước 4: Tiến hành xây dựng và nghiệm thu nhà máy thép cán nóng

Bước 5: Nhập khẩu nguyên liệu và tiến hành sản xuất mẻ thép cán nóng đầu tiên

Nguyên liệu để sản xuất ra thép cán nóng chủ yếu là slab và scrap, bộ phận nhập khẩu của HSG sẽ tiến hành nghiên cứu giá nhập khẩu từ các nước trên thế giới và kết hợp với kế hoạch sản xuất để có kế hoạch thu mua nguyên liệu hợp lý

Bước 6: Kiểm soát, đánh giá tình hình nhà máy sau khi đi vào sản xuất

Ban lãnh đạo của HSG cùng với bộ phận kĩ thuật, bộ phận sản xuất của nhà máy cùng nhau phối hợp để thường xuyên kiểm soát và đánh giá tình hình hoạt động của nhà máy Nếu có bất cứ sự cố nào xảy ra phải kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng.

Giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt hơn: vì quy trình sản xuất khép kín từ khi nhập khẩu nguyên liệu thô đầu vào cho đến khi sản xuất ra nguyên liệu trung gian dùng để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.

Gia tăng doanh thu- đa dạng hóa sản phẩm cho doanh nghiệp: HSG có thể tự sản xuất ra được thép cán nóng, từ thép cán nóng có thể sản xuất ra được thép cán nguội. Như vậy, HSG có thể bán trực tiếp thép cán nóng, thép cán nguội cho các công ty khác có nhu cầu về các sản phẩm này.

3.3.1.2 Bổ sung nguồn nhân lực và hiệu quả hoạt động cho nhân viên phòng xuất khẩu.

 Cơ sở lý luận và thực tiển

Con người luôn là yếu tố then chốt của mọi doanh nghiệp, là chủ thể để thực hiện hành động Doanh nghiệp có thể bỏ ra hàng triệu USD để đầu rư vào việc xây dựng nhà máy, cải tiến thiết bị, công nghệ nhưng không có nhân viên để thực hiện, trình độ và tay nghề nhân viên không thành thạo thì doanh nghiệp không thể hoạt động có hiệu quả Chính vì vậy mà việc đầu tư vào nguồn nhân lực cho công ty là một điều không thể bỏ qua và không được sơ xài, phải được thực hiện thường xuyên và liên tục từ khâu tuyển dụng đến khi trở thành thành viên của công ty

Như đã đề cập trong chương 2, thị trường xuất khẩu chủ yếu của HSG là thị trường Đông Nam Á nên HSG chủ yếu tập trung nguồn nhân lực vào đây Trong khi đó, nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường UAE không được HSG chú trọng nên nguồn nhân lực phân bổ vào thị trường này quá ít Để cải thiện tình hình này, HSG có thể bổ sung nguồn nhân lực cho bộ phận xuất khẩu HSG có thể bổ sung thêm 2 nhân viên xuất khẩu trong vùng 3 và 2 nhân viên trong vùng 4

 Kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực cho HSG

+ Tuyển dụng trong nội bộ công ty

Trước tiên công ty nên xem xét luân chuyển cán bộ nhân viên ở các phòng ban khác vào phòng xuất khẩu trước khi đưa ra thông tin tuyển dụng ra bên ngoài công ty.HSG có thể xem xét phòng nhập khẩu đầu tiên do trình độ chuyên môn và nghiệp vụ trong phòng nhập khẩu có điểm tương đồng với phòng xuất khẩu và trình độ ngoại ngữ cũng đảm bảo hơn Do đặc trưng của phòng xuất khẩu là mọi hoạt động đều mang tính quốc tế do đó việc luân chuyển nhân viên của các phòng ban khác vào phòng xuất khẩu nên đảm bảo trình độ ngoại ngữ của nhân viên Để đảm bảo trình độ của nhân viên nên có một cuộc nói chuyển, kiếm tra kiến thức ngoại ngữ của nhân viên do phòng nhân sự hoặc đại diện cho phòng xuất khẩu đảm nhận.

+ Tuyển dụng từ bên ngoài công ty

Công ty có thể đăng thông tin tuyển dụng trên website của công ty www.hoasengroup.vn và trang tìm việc mà HSG đã liên kết như kiemviec.com Để tuyển dụng đúng người, phòng nhân sự nên kết hợp với phòng xuất khẩu thiết kế và xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng về trình độ chuyên môn lẫn ngoại ngữ Đây là công việc có vai trò quan trọng, bởi lẽ theo các chuyên gia nhân sự ước tính, một lần tuyển dụng thất bại sẽ làm cho công ty tổn thất một khoản chi phí từ 3 đến 6 lần tổng thu nhập hằng năm của nhân viên đó Chi phí này bao gồm các khoản chi phí và thời gian tuyển dụng, đào tạo cũng như những thiệt hại trong quy trình tìm người thay thế Việc tuyển dụng có thể được thực hiện theo các bước sau:

+ Kiểm tra IQ, EQ, kiến thức tổng hợp và chuyên ngành thông qua một bài test đã được soạn sẳn.

+ Phòng nhân sự sẽ phỏng vấn trực tiếp những ứng viên vượt qua vòng test bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

+ Ứng viên thích hợp sẽ được giám đốc xuất khẩu trực tiếp phỏng vấn và chọn ứng viên xuất sắc nhất.

+ Tiêu chí lựa chọn nhân viên phải kết hợp các yếu tố chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học văn phòng và các yếu tố phù hợp với đặc tính văn hóa của công ty.

Công tác nâng cao hiệu quả công việc và trình độ của nhân viên phòng xuất khẩu

+ Hiện nay sàn giao dịch LME là một sàn giao dịch về mặt hàng kim loại được sử dụng rộng rãi do đó HSG nên có chương trình đào tạo về sàn giao dịch này cho nhân viên phòng xuất khẩu

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC

3.4.1 Giảm lãi suất cho vay và tăng cường hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp thép Đặc thù của ngành thép Việt Nam là phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu từ nước ngoài, rồi sau đó mới chế biến và sản xuất ra sản phẩm Vốn đầu tư vào việc xây dựng nhà máy, dây chuyền, công nghệ sản xuất của ngành thép là rất lớn Vì thế nguồn vốn của doanh nghiệp có đến 70 % - 80% là đi vay Thế nhưng lãi suất cho vay áp dụng cho các doanh nghiệp thép phổ biến hiện nay là rất cao dao động từ 19% -22% /năm, có trường hợp doanh nghiệp thép phải vay với lãi suất cao hơn niêm yết đã khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn để đầu tư sản xuất, mua sắm nguyên vật liệu, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ vay đã phải tuyên bố phá sản

Như vậy, để có thể tăng cường xuất khẩu thép thì doanh nghiệp phải sản xuất được sản phẩm, phải có tình hình tài chính vững mạnh Dựa trên quan điểm của Hiệp hội Thép Việt Nam, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), người viết xin đề xuất kiến nghị sau:

Một là, Chính phủ cùng với Hiệp hội Ngân hàng cần có những động thái để hạ lãi suất cho vay VND xuống còn từ 10% - 12%/năm để các công ty sản xuất thép có khả năng vay được vốn ngân hàng mà phục vụ sản xuất Việc giảm lãi suất cho vay có thể được thực hiện theo 3 phương án sau:

+ Phương án 1: NHTW chỉ đạo các NHTM nhà nước hạ dần lãi suất cho vay, sau đó đến các NHTMCP khác Tuy nhiên, với phương án này, lãi suất cho vay sẽ giảm rất chậm.

+ Phương án 2: NHNN nên giảm ngay lãi suất huy động đối với tổ chức gửi tiền xuống mức 11%/năm Đồng thời, NHNN cần khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ và vàng miếng ở mức không quá 1%/năm và đặt ngay trần lãi suất cho vay không quá 18%/năm, rồi theo tín hiệu thị trường giảm dần lãi suất tiền gửi của dân cư và hạ tiếp trần lãi suất cho vay

+ Phương án 3: sớm ban hành dự thảo Nghị định về quản lý kinh doanh vàng vì nó có tác động tích cực đến bình ổn thị trường ngoại hối Áp dụng mức thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt với hoạt động kinh doanh vàng lên 20%, như vậy thì VND sẽ lên giá và việc hạ lãi suất cho vay là điều tất yếu.

Hai là, chính phủ cần có chính sách ưu tiên cho các cơ sở sản xuất thép vay ngoại tệ USD để nhập khẩu nguyên vật liệu với lãi suất ưu đãi và cố định

Ba là, chính phủ nên triển khai các hình thức hỗ trợ tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp thép bằng các hình thức bảo lãnh tín dụng đầu tư, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng Thành lập các quỹ hỗ trợ xuất khẩu để kịp thời triển khai

Gần đây, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Chính phủ đề xuất việc tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng thép, theo đó mặt hàng thép có thuế xuất khẩu trước đây là 0% sẽ bị đánh thuế tăng lên từ 1,3% - 2% Dựa trên quan điểm của Hiệp hội thép Việt Nam và những nghiên cứu về ngành thép các nước trên Thế giới, người viết cho rằng chính phủ không nên đánh thuế xuất khẩu thép trong giai đoạn hiện nay Vì:

+ Hiện nay, ngành thép Việt Nam đang khủng hoảng thừa nên nếu đánh thuế xuất khẩu thép sẽ khiến cho các doanh nghiệp thép không muốn xuất khẩu thép, từ đó gây ra tình trạng ứ đọng thép lớn, làm cho tình trạng ngày càng tồi tệ hơn.

+ Tăng thuế xuất khẩu thép đồng nghĩa với việc giá của các sản phẩm thép Việt Nam sẽ gia tăng, và không thể nào cạnh tranh với các nước xuất khẩu thép khác, từ đó thép sẽ không xuất khẩu được.

+ Hiện nay, Việt Nam đang là nước nhập siêu Vậy để giảm thâm hụt thương mại thì ta phải nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Một khi tăng thuế xuất khẩu thép thì sẽ không thể nào giải quyết được vấn nạn nhập siêu này.

3.4.3 Kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư trong ngành thép và tiến tới quy hoạch ngành thép thành một tổ hợp công nghiệp bền vững

Hiện nay, các dự án của ngành thép đang được đầu tư tràn lan, không theo quy hoạch gây nên tình trạng mất cân đối cung cầu trầm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và làm thâm hụt thương mại quốc gia Để khắc phục tình trạng trên, chính phủ cùng với Hiệp hội thép Việt Nam và các cơ quan, bộ ngành có liên quan như Bộ kế hoạch – đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương cần có những hành động thiết thực sau:

Một là, chính phủ và các bộ ngành cần xem xét, điều chỉnh lại các tiêu chuẩn đánh giá khi tiến hành cấp phép đầu tư cho các dự án thép ở địa phương và các dự án đầu tư FDI

Hai là, địa phương cần kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư của các dự án không có trong quy hoạch và không thực hiện các thủ tục quy định đầu tư mà Chính phủ đã ban hành Địa phương cũng kiên quyết không cấp thêm giấy phép đầu tư cho các dự án sản xuất các sản phẩm thép đã dư thừa công suất như: thép xây dựng, ống thép, thép cán nguội, thép mạ kim loại và tôn phủ màu…trong thời gian ít nhất là 5 năm tới

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHÁC

3.5.1 Kiến nghị cho hiệp hội thép Việt Nam

3.5.1.1 Tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm thép Để thép Việt Nam xuất khẩu được thì cần phải nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Quốc tế không chỉ về giá mà còn về chất lượng Vì thế, VSA cần phối hợp với Ministry of Industry and Trade, Ministry of Science and Technology of Vietnam và các doanh nghiệp thép Việt Nam trong việc đề ra tiêu chuẩn cho các nhà máy sản xuất thép về quy mô, năng suất, trang thiết bị, trình độ công nghệ, tiêu chuẩn kĩ thuật, vệ sinh môi trường…nhằm đảm bảo các sản phẩm thép được sản xuất ra đạt chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật của các nước nhập khẩu VAS cũng cần cung cấp thông tin về mặt tiêu chuẩn kĩ thuật của các sản phẩm thép cho các cơ quan giám định độc lập, Cục hải quan Việt Nam để phối hợp trong việc kiểm tra, giám định các sản phẩm thép trước khi xuất khẩu, nhằm nâng cao uy tín và chất lượng của thép Việt Nam trên trường quốc tế.

3.5.1.2 Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp thép tiếp cận thông tin ngành thép của Malaysia.

Một là, Hiệp hội thép Việt Nam thiết lập mối quan hệ tốt và phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội thép Malaysian Iron and Steel Industry Federation (MISIF) để xây dựng of Malaysia tư vấn và hỗ trợ ngành thép Việt Nam trong việc lấy được chứng nhận về tiêu chuẩn kĩ thuật SIRIM của Malaysia cho các sản phẩm thép nhập khẩu, từ đó sẽ giúp cho sản phẩm thép của Việt Nam có thể dễ dàng được xuất khẩu sang Malaysia.

Ba là, VSA cũng cần phối hợp với các Bộ ngành sở hữu trí tuệ Việt Nam để phổ biến đến các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu trong cạnh tranh hội nhập kinh tế quốc tế, hỗ trợ đào tạo các vấn đề pháp luật và kỹ thuật về sở hữu trí tuệ, thương hiệu, sở hữu công nghiệp Hỗ trợ thiết kế, đăng kí bảo hộ logo, thương hiệu.

3.5.1.3 VSA phối hợp với VCCI

Một là, VSA nên phối hợp cùng với VCCI trong vấn đề tăng cường xúc tiến thương mại sang Malaysia VCCI sẽ phối hợp với các bộ ngành có liên quan bên Malaysia như National Chamber of Commerce and Industry of Malaysia (NCCIM), MATRADE…để xây dựng các chương trình giới thiệu các doanh nghiệp thép đến thị trường Malaysia, thiết lập thông tin về các sự kiện, hội chợ, triển lãm chuyên ngành tại Malaysia để cung cấp cho VSA.

Hai là, VSA cũng cần bàn bạc, thảo luận trước với VCCI về việc tổ chức các chương trình, hội nghị để bổ trợ kiến thức và tư vấn các biện pháp xử lý và phòng vệ cho các doanh nghiệp thép Việt Nam trong trường hợp bị kiện bán phá giá.

3.5.2 Kiến nghị cho ngành điện Việt Nam ( EVN)

Ngành thép là một ngành sản xuất tiêu tốn rất nhiều năng lượng, đặc biệt là năng lượng điện Tuy nhiên, tình trạng thiếu điện liên tục xảy ra, nhất là vào mùa cao điểm đã khiến cho ngành thép gặp vô vàn khó khăn cho việc sản xuất ra sản phẩm để kinh doanh Hơn nữa, giá điện cho đến nay đã tăng lên 5% và sắp tới đây EVN đề xuất với chính phủ sẽ tăng lên 11%, là một thách thức không nhỏ cho việc giảm giá thành sản xuất, cạnh tranh về giá bán so với các đối thủ quốc tế Tuy nhiên, theo ý kiến củaVSA thì việc tăng giá điện không nguy hiểm bằng việc thiếu điện Vì thế, để ứng phó với nguy cơ thiếu điện, VSA nên xây dựng danh sách những doanh nghiệp thép đủ điều kiện để được ưu tiên tiếp tục cấp điện cho sản suất Đó là những doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong kinh doanh nội địa và xuất khẩu; những doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, hoặc đã có cải tiến để áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất thép tiết kiệm, hiệu quả Theo đó, VSA cùng EVN sẽ phối hợp với Electricity Regulatory Authority of Vietnam (ERAV) trực thuộc Minitry of Industry and Trade để thống nhất về chủ trương, kế hoạch và các giải pháp để đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho các doanh nghiệp thép.

Ngày đăng: 07/06/2023, 04:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w