BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI VÕ VIỆT TRUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DUY TU, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CẦU ĐƯỜNG BỘ CỦA TRU
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
VÕ VIỆT TRUNG
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DUY TU, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CẦU ĐƯỜNG BỘ
CỦA TRUNG TÂM QUẢN LÝ ĐƯỜNG HẦM SÔNG SÀI GÒN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TP HỒ CHÍ MINH - 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
VÕ VIỆT TRUNG
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DUY TU, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CẦU ĐƯỜNG BỘ
CỦA TRUNG TÂM QUẢN LÝ ĐƯỜNG HẦM SÔNG SÀI GÒN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỒNG THÁI
TP HỒ CHÍ MINH - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, nội dung của bản luận văn này là kết quả của sự nghiên cứu, sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu và là kết quả của sự tự tìm tòi, phân tích số liệu thực tiễn của Trung tâm Quản lý Các số liệu trong luận văn là trung thực không sao chép từ bất cứ luận văn hoặc đề tài nghiên cứu nào trước đó
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày
Tác giả
Võ Việt Trung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo Khoa VTKT Trường Đại học GTVT đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và trong quá trình thực hiện luận văn này
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hồng Thái đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi để bản luận văn này được hoàn thành
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2018
Tác giả
Võ Việt Trung
Trang 5MỤC LỤC
1.1 Cơ sở hạ tầng giao giao thông đô thị 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Đặc điểm cơ sở hạ tầng GTĐT 4
1.1.3 Phân loại cơ sở hạ tầng GTĐT 5
1.1.4 Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng đô thị và cơ sở hạ tầng GTĐT 6
1.1.5 Các yếu tố cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị 7
1.2 Bảo trì đường bộ 12
1.2.1 Khái niệm 12
1.2.2 Yêu cầu công tác bảo trì đường bộ 12
1.2.3 Nội dung công tác bảo trì đường bộ: 13
1.2.4 Kinh phí thực hiện bảo trì đường bộ: 17
1.3 Quản lý bảo trì cầu, đường bộ: 18
1.3.1 Nội dung quản lý bảo trì cầu, đường bộ: 18
1.3.2 Tổ chức hệ thống quản lý hoạt động bảo trì cầu, đường bộ: 19
1.3.3 Phân cấp quản lý bảo trì đường bộ: 24
1.3.4 Quản lý chất lượng bảo trì đường bộ: 26
1.3.5 Quản lý kinh phí bảo trì cầu, đường bộ: 33
1.3.6 Những yếu tố tác động đến quản lý bảo trì đường bộ: 38
1.4 Kinh nghiệm quản lý bảo trì đường bộ của một số nước 39
2.1 Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ tại TPHCM 43
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ BẢO TRÌ CẦU, ĐƯỜNG BỘ 3 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TRÌ CẦU, ĐƯỜNG BỘ TẠI TRUNG TÂM QUẢN LÝ ĐƯỜNG HẦM SÀI GÒN 43
Trang 6Về Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn 44
2.1.1 Hiện trạng cầu, đường bộ thuộc quản lý của trung tâm đường Hầm Sài Gòn 46
2.2 Tổ chức bộ máy quản lý bảo trì đường bộ tại Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn 51
2.2.1 Bộ máy tổ chức của trung tâm 51
2.2.2 Bộ máy quản lý bảo trì đường bộ của TPHCM 53
2.2.3 Phân cấp thực hiện quản lý bảo trì đường bộ: 54
2.2.4 Thực trạng quản lý bảo trì đường bộ tại Trung tâm Hầm Sài Gòn 63
3.1 Quan điểm xây dựng các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý bảo trì đường bộ: 96
3.2 Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý bảo trì đường bộ tại trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn 96
3.2.1 Hoàn thiện mô hình và cách thức quản lý bảo trì phù hợp : 97
3.2.2 Thực hiện phân công, phân cấp một cách hợp lý trong quản lý bảo trì đường bộ: 101
3.2.3 Giải pháp huy động vốn cho công tác quản lý bảo trì đường bộ: 101
3.2.4 Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý bảo trì đường bộ, lựa chọn những nhà thầu có đủ năng lực để thực hiện bảo trì đường bộ: 105
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO TRÌ CẦU, ĐƯỜNG BỘ TẠI TRUNG TÂM QUẢN LÝ ĐƯỜNG HẦM SÀI GÒN 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 109
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BGTVT Bộ Giao thông vận tải
GTVT Giao thông vận tải
QLHTGT Quản lý hạ tầng giao thông
TCĐBVN Tổng cục đường bộ Việt Nam
Trang 8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân cấp kỹ thuật đường đô thị theo chức năng của đường 10
Bảng 1.2 Các yếu tố điển hình của đường trong các khu chức năng 11
Bảng 1.3 Thời hạn sửa chữa vừa và sửa chữa lớn đường bộ 16
Bảng 2.1 Danh mục các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM phân cấp quản lý cho các khu quản lý giao thông đô thị trực thuộc sở GTVT 46
Bảng 2.2: Vốn cấp cho công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ tại Trung tâm 64
Bảng 2.3: Biểu định mức và vận dụng trong công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên 1Km/Quý đối với mặt đường đá dăm nhựa năm 2015 67
Bảng 2.4: Định mức và vận dụng cho công tác bảo dưỡng thường xuyên 1Km/Quý đối với mặt đường đá dăm nhựa năm 2015 68
Bảng 2.5: Số liệu thẩm định công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ 71
Bảng 2.6: Danh mục các dự án sửa chữa định kỳ đường nội đô 73
Bảng 2.7 Khối lượng sửa chữa rạn nứt, cao su mặt đường Tăng nhơn phú - Quận 9 76
Bảng 2.8: Khối lượng Xây dựng cống dọc trái tuyến đường 76
Bảng 2.9 Số liệu thẩm định dự toán sửa chữa định kỳ trung tâm 78
Bảng 2.10 Khối lượng điều chỉnh bổ sung dự án Sửa chữa đường đường Võ Văn Kiệt, phía bờ kênh Bến Nghé 91
Trang 9DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Phân loại cơ sở hạ tầng GTĐT 5
Hình 1.2 Phân loại cơ sở hạ tầng GTĐT theo phương thức vận tải 5
Hình 1.3 Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng GTĐT với các hệ thống trong đô thị 7
Hình 1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống giao thông động 7
Hình 1.5 Các loại đường chủ yếu trong đô thị 9
Hình 2.1 Bộ máy tổ chức của Sở Giao thông vận tải TPHCM 52
Hình 2.2 Bộ máy tổ chức quản lý bảo trì đường bộ 53
Hình 2.3: Trình tự thực hiện công tác lập dự toán 66
Hình 2.4 Một số tồn tại trong công tác lập dự toán BDTX 71
Hình 2.5 Quy trình quản lý một dự án sửa chữa định kỳ 75
Hình 2.6 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quản lý bảo trì đường bộ 95
Hình 3.1 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý bảo trì đường bộ tại Trung tâm 97
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tình trạng ngập nước, đào đường cũng đã và đang làm phá vỡ các kết cấu của đường và làm cho đường hư hỏng nhanh hơn bình thường, đặc biệt là nước triều gây ngập đường và vì lực của nước triều khi dâng lên hoặc khi rút xuống sẽ tác động đến kết cấu của đường Tình trạng đào đường cũng có ảnh hưởng tương tự, nhất là trong vài năm gần đây việc đào đường được tiến hành trên diện rộng và liên tục Công tác tái lập mặt đường ở nhiều nơi, nhiều chỗ không đảm bảo chất lượng cũng làm đường mau xuống cấp và hư hỏng
Hiện Trung tâm chưa biết giải quyết vấn đề này như thế nào vì liên quan đến rất nhiều vấn đề, từ tài chính cho đến việc điều phối lượng xe lưu thông, tăng cường đội ngũ kiểm tra, kiểm soát, giữ gìn an toàn công trình cầu đường Có những việc trong chức trách nhiệm vụ của ngành nhưng cũng có những công việc không thuộc chức trách nhiệm vụ Vì vậy việc tìm kiếm giải pháp đồng bộ, khả thi với sự tham gia điều phối các sở ngành cùng giải quyết Khắc phục từng bước tình trạng đường xuống cấp, không được duy tu, bảo dưỡng kịp thời tưởng nhỏ nhưng thực ra… không nhỏ, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sống của người dân, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Do vậy cần có giải pháp ngay cho tình trạng “thiếu trước, hụt sau” này
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm
Tăng cường công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống cầu, đường bộ của trung
tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn” làm luận văn tốt nghiệp với hy vọng có thể
đóng góp giải pháp để giải quyết vấn đề này
2 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số nội dung quản lý duy tu, bảo dưỡng
hệ thống cầu, đường bộ của trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn, trên cơ sở
đó đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống cầu,
đường bộ của trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn
3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hệ thống cầu, đường giao thông đô thị và quản lý duy
tu, bảo dưỡng hệ thống cầu, đường bộ của Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài
Trang 11Gòn Trên cơ sở đó chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong công tác
quản lý nhằm đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ
thống cầu, đường bộ của Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn
4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến công tác quản lý duy tu, bảo trì hệ thống cầu, đường bộ đô thị
- Đánh giá thực trạng nội dung và chất lượng công tác quản lý duy tu, bảo
dưỡng hệ thống cầu, đường bộ của trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống cầu,
đường bộ của trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chung duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn
6 Kết cấu của luận văn:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý bảo trì cầu, đường bộ
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý bảo trì cầu, đường bộ tạı trung
tâm quản lý đường hầm Sàı Gòn
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý bảo trì
cầu, đường bộ tại trung tâm quản lý đường hầm Sài Gòn.
Trang 12CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ BẢO TRÌ CẦU, ĐƯỜNG BỘ
1.1 Cơ sở hạ tầng giao giao thông đô thị
1.1.1 Khái niệm
Hoạt động chính của hệ thống giao thông vận tải là quá trình di chuyển của phương tiện nhằm vận chuyển hàng hoá và hành khách theo không gian và thời gian Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là hệ thống nhằm phục vụ hoạt động di chuyển của người, phương tiện và hàng hoá Theo nghĩa này hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải gồm:
Hệ thống mạng lưới tuyến giao thông Hệ thống giao thông là tập hợp các tuyến đường trong đô thị Ngay bản thân thuật ngữ giao thông được hiểu là tập hợp các công trình, các phương tiện khác nhau và các con đường giao thông đảm bảo sự giao lưu giữa các khu vực với nhau Thuật ngữ tuyến giao thông được hiểu một cách rộng hơn bao gồm tuyến giao thông của các phương thức vận tải khác nhau như tuyến vận tải đường bộ, tuyến đường sắt, đường thuỷ, hàng không
Hệ thống các công trình trên đường: Các công trình trên đường nhằm đảm bảo quá trình liên tục của các công trình đường giao thông Các công trình giao thông trên đường bao gồm: Cầu, cống, đập tràn, các hệ thống hoa tiêu, hệ thống lập tàu
Hệ thống giao thông tĩnh là một phần của hệ thống giao thông nhằm phục vụ phương tiện trong quá trình không di chuyển Tuỳ thuộc vào từng nhóm ngành mà tên gọi các công trình giao thông tĩnh trên có thể khác nhau Tuy nhiên đây phải là giai đoạn dừng bắt buộc trong quy trình công nghệ vận tải
Hệ thống thông tin liên lạc: Trang thiết bị phục vụ quá trình liên lạc giữa các
bộ phận trong hệ thống giao thông đô thị Hệ thống này bao gồm các trang thiết bị thông tin, các trạm thu phát, các đường truyền, kênh tín hiệu, máy phát, máy thu của các phương thức vận tải trong đô thị
Các hệ thống tổ chức quản lý: Hệ thống này bao gồm các công trình, các mối quan hệ và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, công nghệ tổ chức quản lý
Các hệ thống khác gồm các hệ thống chiếu sáng hệ thống công nghiệp cơ khí, hệ thống cấp thoát nước, cấp điện
Trang 13Tất cả các hệ thống trên cùng đan xen tồn tại và phối hợp trong quá trình vận hành Tuy vậy trong một đô thị có thể có đầy đủ các hệ thống trên, cũng thể chỉ có một số công trình của phương thức vận tải nhất định
đô thị Đồng thời dẫn đến kết quả một công trình cơ sở hạ tầng GTĐT đa chức năng
Thứ hai: Cơ sở hạ tầng GTĐT ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các quá trình sản xuất và sinh hoạt của đô thị Hầu hết các hoạt động của đô thị đều cần đến GTĐT để vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển nhân lực và phân phối sản phẩm đến thị trường
Thứ ba: Cơ sở hạ tầng GTĐT có yêu cầu rất lớn về không gian và quỹ đất trong đô thị Các công trình cơ sở hạ tầng GTĐT yêu cầu một quỹ rất lớn về không gian trong tổng quỹ không gian của đô thị Thông thường đối với các đô thị có cơ cấu phương tiện đi lại cá nhân trung bình và lớn, quỹ đất giành cho hệ thống giao thông vận tải nói chung chiếm tới 18-25% trong tổng quỹ đất giành cho đô thị
Thứ tư: Hệ thống cơ sở hạ tầng GTĐT có quan hệ với hầu hết các hệ thống trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Hệ thống mạng lưới đường giao thông có sự liên
hệ chặt chẽ với hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước và hệ thống chiếu sáng công cộng trong đô thị Điều này rất quan trọng đến trình tự phối hợp đầu tư khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong đô thị
Thứ năm: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phục vụ quá trình sản xuất nhưng không tạo ra sản phẩm cụ thể mà chỉ là gián tiếp tạo ra sản phẩm của xã hội, sản
phẩm đó chỉ là sự di chuyển của hàng hoá và hành khách trong không gian
Trang 141.1.3 Phân loại cơ sở hạ tầng GTĐT
Theo chức năng, cơ sở hạ tầng GTĐT được phân loại như sau:
Hình 1.1 Phân loại cơ sở hạ tầng GTĐT
Cơ sở hạ tầng GTĐT còn có thể phân loại theo phương thức vận tải, nội dung phân loại chi tiết được trình bày trong hình 1.2
Hình 1.2 Phân loại cơ sở hạ tầng GTĐT theo phương thức vận tải
Việc phân loại cơ sở hạ tầng GTĐT theo phương thức vận tải giúp ta phân tách được các nhóm cơ sở hạ tầng có những đặc điểm khác nhau để có thể có những quy trình quy hoạch, đầu tư, khai thác vận hành hiệu quả phù hợp đối với từng nhóm cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng cũng có thể phân loại theo phạm vi hành chính, chẳng hạn theo tiêu thức này, cơ sở hạ tầng GTĐT được phân thành cơ sở hạ tầng trong đo thị và cơ
sở hạ tầng GT ngoài đô thị
Hệ thống cơ sở hạ tầng GTĐT
Hệ thống
tuyến giao
thông
Hệ thống giao thông tĩnh
Hệ thống tổ chức quản lý
Hệ thống khác
Hệ thống cơ sở hạ tầng GTĐT
Cơ sở hạ tầng vận tải hàng không
Cơ sở hạ tầng vận tải đường biển
Cơ sở
hạ tầng vận tải khác
Trang 151.1.4 Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng đô thị và cơ sở hạ tầng GTĐT
Đô thị và hệ thống giao thông đô thị có mối quan hệ hữu cơ với nhau, mạng lưới giao thông đô thị như mạch máu trong cơ thể sống, nếu mạch máu ngưng hoạt động cơ thể sẽ chết
Đứng trên góc độ lý thuyết hệ thống có thể thấy cơ sở hạ tầng GTĐT là một
hệ thống nhỏ trong hệ thống cơ sở hạ tầng chung của đô thị và do đó giữa chúng có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau Điều đó đồng nghĩa với việc xem xét hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị không thể tách rời hệ thống cơ sở hạ tầng GTĐT và ngược lại
Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị chỉ có thể hoạt động hiệu quả nếu các hệ thống nhỏ trong đó đồng bộ ăn khớp với nhau Ngược lại hệ thống cơ sở hạ tầng GTĐT chỉ có thể phát huy được chức năng của mình nếu nằm trong một hệ thống lớn hơn
mở rộng quy mô thành phố
Hệ thống cơ sở hạ tầng GTĐT có quan hệ chặt chẽ đến việc quy hoạch hệ thống khu nhà ở, các hệ thống y tế, văn hoá, giáo dục, thông tin truyền hình, thương mại cũng như các ngành sản xuất đặc biệt như xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp và các nhóm ngành khác như du lịch, dịch vụ
Trong các mối quan hệ trên có những mối quan hệ là trực tiếp, có những mối quan hệ là gián tiếp Cụ thể mối quan hệ giữa hệ thống cơ sở hạ tầng GTĐT và hệ thống cấp thoát nước là mối quan hệ trực tiếp, mối quan hệ với hệ thống văn hoá, giáo dục là những mối quan hệ gián tiếp
Trang 16Hình 1.3 Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng GTĐT với các hệ thống trong đô thị
1.1.5 Các yếu tố cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị
Hệ thống đường giao thông là một phần của hệ thống giao thông có chức năng đảm bảo cho phương tiện và người di chuyển giữa các khu vực trong đô thị cũng như giữa đô thị với khu vực khác trong không gian
Hệ thống giao thông là tập hợp các con đường, các tuyến vận chuyển, các công trình trên tuyến vận chuyển, các công trình khác Cụ thể hơn đó là mạng lưới đường sá, các công trình trên đường và công trình khác Hệ thống đường giao thông
là nhân tố quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng GTĐT Các yếu tố của hệ thống giao thông động được trình bày trong hình 1.4
Hình 1.4 Các yếu tố cấu thành hệ thống giao thông động
Các mô hình mạng lưới đường giao thông thường có ở các đô thị gồm: Hướng tâm, xuyên tâm, bàn cờ, dây cung, vành đai, tự do và sơ đồ hỗn hợp Để đánh giá hệ thống giao thông động có thể dùng một số chỉ tiêu: Mật độ mạng lưới đường, Hệ số đường không thẳng của mạng lưới đường, Tỷ lệ phân bố không đồng đều của mạng lưới đường, Tỷ lệ đường cao tốc trong tổng chiều dài đường phố, …
Hệ thống giao thông động
Mạng lưới đường giao thông
Các công trình trên đường Các công trình khác
Hệ thống cơ sở
hạ tầng đô thị
Cơ sở hạ tầng GTĐT
Trang 17Đường đô thị được chia thành nhiều loại, tuỳ theo chức năng, quy mô, đặc điểm đi lại và tổ chức giao thông Căn cứ vào đặc điểm liên hệ giao thông, loại phương tiện vận chuyển, thành phần của dòng giao thông, tốc độ giao thông trong
đô thị hiện đại thường có những loại đường sau:
Đường cao tốc thành phố: Có chức năng giao thông giữa các thành phố lớn, phục vụ giao thông với tốc độ cao (80 120 km/h) giữa các khu vực chính của thành phố, giữa thành phố với các khu công nghiệp lớn ngoài phạm vi thành phố, nối liền đường ô tô chính bên ngoài với hệ thống đường phố Đặc điểm của loại đường này: tốc độ giao thông cao, không có giao cắt với phương tiện bánh sắt, cần cách ly triệt để luồng xe cơ giới với các phương tiện thô sơ hoặc cơ giới hai bánh
Đường giao thông chính thành phố: Có chức năng liên hệ giao thông toàn thành phố, nối các khu vực lớn của đô thị với nhau, nối với các đường ô tô bên ngoài với mạng đường thành phố Lưu lượng hành khách và đi bộ lớn khoảng cách giữa các nút giao thông không nên nhỏ hơn 500 m, cần tách những luồng giao thông khác tốc độ
Đại lộ: Trong thành phố một số đại lộ được bố trí ở khu vực trung tâm thành phố Nó gắn liền với quảng trường chính của thành phố Hai bên đại lộ thường bố trí các công trình công cộng, các cửa hàng và nhà biểu diễn lớn
Đường giao thông khu vực: Có chức năng liên hệ giao thông và đi bộ giữa các khu nhà ở với nhau, nối các khu nhà ở với khu công nghiệp hoặc các đường giao thông chính của đô thị Loại đường này có tất cả các loại giao thông với lưu lượng trung bình Khoảng cách giữa các nút giao thông không nên nhỏ hơn 400 m
Có một số công trình kiến trúc như công cộng, dịch vụ, nhà ở ở hai bên
Đường phố thương mại: Có chức năng đảm bảo đi lại thuận tiện với một số lượng đông đảo người đến các cửa hàng hai bên đường, thường được xây dựng ở khu trung tâm thành phố Lưu lượng dòng đi bộ rất cao, thông thường chỉ cho xe đạp lưu thông Đường phố thương mại cần liên hệ thuận tiện với các trạm đỗ, gara, điểm gửi xe công cộng
Đường phi cơ giới (đường xe đạp, xe thô sơ): Nhằm phục vụ đi lại trên các hướng có luồng xe đạp lớn (từ nơi ở đến công viên, sân vận động, triển lãm lớn,
Trang 18trung tâm thành phố, khu công nghiệp…) Loại đường này chỉ có xe đạp và người
đi bộ
Đường nội bộ: được xây dựng nhằm phục vụ đi lại trong phạm vi nhà ở, một
bộ phận của khu dân dụng thành phố, lưu lượng giao thông và đi bộ nhỏ Phương tiện chủ yếu gồm: xe con, xe tải, xe máy, xe đạp
Đường phố khu công nghiệp và kho tàng: Nhằm phục vụ vận tải hành khách, hàng hoá và người đi bộ đến các doanh nghiệp công nghiệp và kho tàng Đường này chủ yếu phục vụ vận tải hàng hoá, có một số tuyến ô tô buýt chở khách, người đi bộ
và xe đạp
Đường đi bộ: Liên hệ giữa khu nhà ở đến nơi làm việc, nghỉ ngơi, trung tâm công cộng, các điểm dừng, trạm đỗ giao thông công cộng, đường bộ hành trong công viên, đường đi dạo chơi ven sông… Kết quả phân loại đường giao thông trong
đô thị được trình bày trong hình 1.5
Hình 1.5 Các loại đường chủ yếu trong đô thị
Đường giao thông thành phố
Đường
cao tốc
Đường
giao thông
chính
Đường giao thông khu vực
Đường nội
Đại
lộ
Đường phố thương mại
Trang 19Bảng 1.1 Phân cấp kỹ thuật đường đô thị theo chức năng của đường
1 Đường cao tốc đô thị Có chức năng giao thông cơ động rất cao
Phục vụ giao thông có tốc độ cao, giao thông liên tục Đáp ứng lưu lượng và khả năng thông hành lớn.Th-ường phục vụ nối liền giữa các đô thị lớn, giữa đô thị trung tâm với các trung tâm công nghiệp, bến cảng, nhà ga lớn, đô thị vệ tinh
b) Đường phố chính thứ
yếu
Phục vụ giao thông liên khu vực có tốc độ khá lớn Nối liền các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, trung tâm công cộng có quy mô liên khu vực
3 Đường phố gom Chức năng giao thông cơ động - tiếp cận trung gian
a) Đường phố khu vực Phục vụ giao thông có ý nghĩa khu vực như trong khu
nhà ở lớn, các khu vực trong quận
b) Đường vận tải
Là đường ôtô gom chuyên dùng cho vận chuyển hàng hoá trong khu công nghiệp tập trung và nối khu công nghiệp đến các cảng, ga và đường trục chính
c) Đại lộ
Là đường có quy mô lớn đảm bảo cân bằng chức năng giao thông và không gian nhưng đáp ứng chức năng không gian ở mức phục vụ rất cao
4 Đường phố nội bộ Có chức năng giao thông tiếp cận cao
a) Đường phố nội bộ
Là đường giao thông liên hệ trong phạm vi phường, đơn vị ở, khu công nghiệp, khu công trình công cộng hay thương mại…
b) Đường đi bộ Đường chuyên dụng liên hệ trong khu phố nội bộ;
đường song song với đường phố chính, đường gom
Trang 20Các bộ phận của đường giao thông ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của chính con đường này và những con đường liên quan Thông thường một con đường (mà điển hình là một mặt cắt ngang của đường đô thị) thường bao gồm các yếu tố sau:
- Phần xe chạy: Đây là phần đường được thiết kế gia cường dành riêng cho
xe chạy, xe dừng và xe đỗ
- Vai đường (lề đường): Là phần cấu tạo tiếp giáp với phần xe chạy để bảo
vệ mặt đường phần xe chạy, tạo thêm tĩnh không ngang là nơi dự trữ không gian, đôi khi cho phép đỗ xe, dừng xe nhưng rất ít khi dùng cho bộ hành và xe thô sơ
- Bó vỉa: Là phần giáp giới giữa lề đường với hè đường, lề với dãy trồng cây,
là bo của các đảo, dải phân cách nhằm cùng với lề giải quyết thành mốc rãnh biên, cùng với dải mép, dải dẫn hướng tăng an toàn giao thông, bảo vệ các bộ phận khác
Có rất nhiều loại bó vỉa khác nhau như vỉa nối, vỉa chìm, vỉa nửa chìm
- Đường bộ hành: là phần đường dành cho bộ hành, đối với đường trong đô thị thị thì ngoài hè đường còn có đường rành riêng cho bộ hành
- Dải mép: là phần mặt đường thuộc giải phân cách hoặc vai đường có cùng kết cấu với mặt đường phần xe chạy
- Dải phân cách: là phần ngăn cách giữa các làn xe (có thể cùng chiều hoặc ngược chiều)
Tuy nhiên tuỳ theo chức năng của đường mà các yếu tố của mặt cắt ngang có thể khác nhau Các yếu tố mặt cắt ngang của đường trong từng khu chức năng trong
lề đường
Bó vỉa Đường
bộ hành
Dải mép
Dải phân cách
1 Khu trung tâm thương mại
2 Khu vực lắp ráp, công nghiệp
nhẹ, tiểu thủ công nghiệp + + - - - -
Trang 213 Khu vực dân cư tập trung + + + + - +
4 Khu vực công nghiệp nặng + + - - - -
5 Khu vực giải trí + + - + - -
6 Khu vực cơ sở hạ tầng xã hội + + + + - +
7 Khu vực sản xuất nông nghiệp + + - - - -
8 Khu vực ngoại ô (đô thị vệ
2 đồng cho khấu hao và sửa chữa phương tiện vận tải
1.2.2 Yêu cầu công tác bảo trì đường bộ
Đường bộ sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa lớn, sửa chữa vừa phải được nghiệm thu, bàn giao, tổ chức quản lý, bảo trì Thời gian thực hiện quản lý, bảo trì được tính từ ngày chủ đầu tư, chủ quản lý khai thác ký biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác
Công tác quản lý, bảo trì đường bộ thực hiện theo quy định của quy trình bảo trì, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức quản lý, bảo trì do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền công bố Cụ thể như sau:
- Đối với những dự án đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới; dự án có chuyển giao công nghệ mới, đường bộ từ cấp
II trở lên thì việc lập quy trình bảo trì do nhà thầu thiết kế hoặc nhà thầu cung cấp
Trang 22thiết bị kỹ thuật lập, bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ hoặc tổ chức, cá nhân bảo trì, khai thác đường bộ cùng với hồ sơ hoàn công Chi phí cho việc lập quy trình bảo trì được tính vào tổng mức đầu tư của dự án
- Đối với các công trình đường bộ không thuộc các công trình vừa nêu ở trên, các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định hiện hành
- Đối với công trình đầu tư theo hình thức: BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao), BTO (Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh), BT (Xây dựng - Chuyển giao); Nhà đầu tư phải căn cứ quy mô công trình để lập quy trình bảo trì, gửi tới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng dự án BOT, BTO, BT
Nhà thầu thực hiện công tác bảo trì đường bộ phải thực hiện đầy đủ yêu cầu
về an toàn, vệ sinh và môi trường theo quy định sau:
- Khi thực hiện công tác bảo trì phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép thi công, chấp thuận phương án đảm bảo giao thông Nhà thầu phải
có biện pháp, tiến độ, bố trí thời gian và tổ chức thi công hợp lý, đủ biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông, phân luồng, phân làn và có người gác hướng dẫn giao thông đảm bảo cho người, phương tiện tham gia giao thông qua lại an toàn, thông suốt;
- Trong thời gian thi công thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn lao động
Công tác bảo trì sau khi nghiệm thu, bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ quản lý khai thác phải được bảo hành trong thời gian 12 tháng đối với sửa chữa định
kỳ hoặc bước 2 của sửa chữa đột xuất (là bước nhằm khôi phục đường bộ theo quy
mô, tiêu chuẩn kỹ thuật như trước khi xảy ra sự cố hoặc bền vững hóa, kiên cố hóa công trình) Đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên, phải đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
1.2.3 Nội dung công tác bảo trì đường bộ:
Công tác bảo trì đường bộ bao gồm công tác bảo dưỡng thường xuyên, sửa
chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất
1.2.3.1 Công tác bảo dưỡng thường xuyên:
a Khái niệm và đặc điểm:
Trang 23Bảo dưỡng thường xuyên (còn gọi là duy tu, sửa chữa thường xuyên) là các
thao tác kỹ thuật được tiến hành thường xuyên nhằm phòng ngừa và khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ của các bộ phận công trình và thiết bị
Đây là công việc hàng ngày hoặc theo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng hoặc hàng quý, nhằm theo dõi tình trạng đường bộ, đưa ra giải pháp ngăn chặn hư hỏng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng đường bộ, duy trì tình trạng làm việc bình thường của đường bộ để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt
Hoạt động này được tiến hành trên toàn bộ tuyến đường (công trình) và các
bộ phận của nó Khối lượng công việc trong bảo dưỡng thường xuyên là không lớn song liên tục, kỹ thuật sửa chữa không phức tạp, khối lượng công việc lắt nhắt nên khó tổ chức hạch toán kinh tế và khó tổ chức đời sống cho người lao động
Bảo dưỡng thường xuyên bao gồm các công việc chính sau:
- Bảo dưỡng sửa chữa nền, mặt đường: Sửa ta luy đường bị sạt lở, chặt cây mọc trên ta luy gây sạt lở, sửa vét rãnh biên, rãnh đỉnh, quét rác bẩn trên đường; vá sửa mặt đường, xử lý các vết nứt, vá ổ gà, sửa phẳng những đoạn lún, lượn sóng, gồ ghề Với đường thành phố, nơi hay bị đào lên để sửa chữa hay đặt các công trình ngầm, cần quan tâm kỹ thuật lấp vá mặt đường đảm bảo phẳng và không bị lún
Vá sửa kịp thời đường ngầm, đường tràn ở miền núi bị trôi đá, hỏng cục bộ Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống các biển báo, đèn tín hiệu, phải dự phòng sự
cố đột xuất xảy ra (khi mưa bão); phải đảm bảo rào chắn, đèn hiệu ngăn xe chạy qua chỗ hư hỏng (như đoạn đường ta luy sạt lở, nắp giếng thu bị vỡ, biển chỉ dẫn lối đi
xe tránh ); thay thế các cọc tiêu biển báo ở những đoạn cần thiết
Chăm sóc cây xanh ven đường: làm rào chắn, tưới cây mới trồng, có thể chặt, tỉa cành trước mùa mưa bão để tránh cây đổ
Bảo dưỡng thường xuyên được chia làm hai loại: Sửa chữa không vật liệu và sửa chữa có vật liệu
b Tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức bảo dưỡng:
Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức xây dựng, thẩm định và công bố các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ sở về bảo dưỡng thường xuyên đường bộ
Tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ: áp
Trang 24dụng theo “Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ” ban hành kèm theo Quyết định số 1682/QĐ-TCĐB ngày 07/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, ban hành kèm theo Quyết định số 3409/2014/QĐ-BGTVT ngày 08/9/2014 của Bộ Giao thông Vận tải
Các định mức duy tu, bảo dưỡng thảm cỏ, cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng, cọc cừ và định mức tương tự khác không có ở các tập định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ áp dụng các định mức tương ứng của ngành khác hoặc của địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành
1.2.3.2 Công tác Sửa chữa định kỳ:
a Khái niệm và đặc điểm:
Sửa chữa định kỳ đường bộ là công tác sửa chữa hư hỏng đường bộ theo thời hạn quy định, kết hợp khắc phục một số khuyết tật của đường bộ xuất hiện trong quá trình khai thác, nhằm khôi phục tình trạng kỹ thuật ban đầu và cải thiện điều kiện khai thác của đường bộ
Công tác sửa chữa định kỳ bao gồm công tác sửa chữa vừa và công tác sửa chữa lớn
Sửa chữa vừa là sửa chữa những hư hỏng, khắc phục những biểu hiện xuống
cấp của bộ phận, kết cấu công trình có thể ảnh hưởng đến chất lượng khai thác đường bộ và gây mất an toàn khai thác
Trong sửa chữa vừa đường bộ, thường chỉ xử lý lớp mặt như láng lại nhựa, phủ thêm lớp bê tông atphan (đối với đường ô tô) hay thay thế bản mặt cầu xây dựng lại mố trụ (đối với cầu nhỏ, cầu trung)
Sửa chữa lớn là công việc sửa chữa tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở
nhiều bộ phận công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của công trình
Trong sửa chữa lớn đường bộ, phải tiến hành sửa chữa cả móng đường và các công trình phòng hộ, tường chắn, cọc tiêu, biển báo có liên quan hay sửa cả mặt cầu lẫn dầm cầu Giữa hai kỳ sửa chữa lớn có ít nhất một lần sửa chữa vừa
*) Đối với đường bộ:
Thời hạn sửa chữa vừa và sửa chữa lớn đường bộ được quy định theo từng loại kết cấu mặt đường và lưu lượng xe tính toán thiết kế mặt đường theo bảng số 1.3
Trang 25Bảng 1.3 Thời hạn sửa chữa vừa và sửa chữa lớn đường bộ
TT Loại kết cấu mặt đường
Thời hạn sửa chữa vừa (năm)
Thời hạn sửa chữa lớn (năm)
2 Bê tông xi măng 8 24
3 Đá dăm trộn nhựa, đá dăm đen 3 9
4 Thấm nhập nhựa; láng nhựa 2, 3 lớp 3 6
5 Đá dăm tiêu chuẩn, cấp phối đá dăm 2 4
6 Cấp phối thiên nhiên 1 3
Thời hạn quy định sửa chữa vừa và sửa chữa lớn đường bộ được điều chỉnh bằng hệ số triết giảm phù hợp với điều kiện về thời gian sử dụng đường bộ và tăng trưởng lưu lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ Các hệ số này được vận dụng theo quy định tương tự hệ số (Kt), (Kl) tại các Phụ lục của Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ
*) Đối với cầu đường bộ:
- Cầu tạm: Công tác sửa chữa định kỳ phải căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ
- Các cầu khác: Công tác sửa chữa định kỳ phải căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, kết quả kiểm định
*) Đối với hầm đường bộ, bến phà: Ngoài sửa chữa theo quy trình vận hành khai thác phù hợp với quy định, phải sửa chữa định kỳ căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ
b Tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức sửa chữa
Áp dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức như quy định đối với công trình xây dựng cơ bản
1.2.3.3 Công tác sửa chữa đột xuất:
a Khái niệm và đặc điểm:
Sửa chữa đột xuất là công việc sửa chữa công trình đường bộ chịu các tác
động đột xuất như gió bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy hoặc những tác động đột xuất khác đã dẫn tới những hư hỏng, xuống cấp cần được sửa chữa kịp thời để đảm
Trang 26bảo giao thông thông suốt liên tục
Đơn vị quản lý đường bộ trực tiếp phải chủ động lập phương án, khẩn trương huy động mọi lực lượng về nhân lực, thiết bị, vật tư để tổ chức phân luồng xe, khắc phục đảm bảo giao thông và báo cáo nhanh về cơ quan quản lý đường bộ để được
hỗ trợ
Sửa chữa đột xuất được chia làm hai bước như sau:
Bước 1: Thực hiện sửa chữa khôi phục đường bộ khẩn cấp, đảm bảo thông
xe nhanh nhất và hạn chế thiệt hại công trình đường bộ Bước 1 được thực hiện đồng thời vừa xử lý, vừa lập hồ sơ để hoàn thiện thủ tục làm cơ sở thanh quyết toán
Bước 2: Xử lý tiếp theo Bước 1, nhằm khôi phục đường bộ theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật như trước khi xảy ra sự cố hoặc bền vững hóa, kiên cố hóa công trình Bước 2 được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định như đối với công trình xây dựng cơ bản
b Tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức sửa chữa:
Áp dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức như quy định đối với công trình xây dựng cơ bản
1.2.4 Kinh phí thực hiện bảo trì đường bộ:
Theo quy định tại Nghị định số 168/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 của Chính phủ, nguồn tài chính (gọi tắt là vốn) bảo đảm cho bảo trì đường bộ được phân định như sau:
- Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ được bố trí từ ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật
- Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ thuộc hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã (gọi chung là hệ thống đường bộ địa phương) được bố trí từ ngân sách địa phương và từ các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật
- Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ chuyên dùng được đầu tư từ các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, do Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm trong quá trình khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật
Vốn cho bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn:
- Ngân sách nhà nước cấp
Trang 27- Nguồn thu phí sử dụng đường bộ
- Nguồn vốn của chủ đầu tư đối với các đường Kinh doanh
- Nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân
- Các nguồn vốn khác hợp pháp
Nguồn vốn cấp từ ngân sách Trung ương cho quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ gọi là sự nghiệp kinh tế trung ương Nguồn vốn cấp từ ngân sách địa phương cho quản lý bảo trì hệ thống đường tỉnh gọi là sự nghiệp kinh tế địa phương
Bố trí vốn hàng năm cho bảo trì đường bộ: Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ, Bộ Giao thông vận tải xây dựng dự toán chi và phối hợp với Bộ Tài chính để bố trí vốn cho quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ; căn
cứ vào yêu cầu quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương, Sở Giao thông vận tải xây dựng dự toán chi và phối hợp với Sở Tài chính để bố trí vốn cho quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
1.3 Quản lý bảo trì cầu, đường bộ:
1.3.1 Nội dung quản lý bảo trì cầu, đường bộ:
1.3.1.1 Sự phát triển của GTVT và yêu cầu quản lý bảo trì cầu, đường bộ
Trong những năm vừa qua, vận tải đường bộ tăng trưởng nhanh không những về lưu lượng mà cả kiểu loại xe nặng, đặc biệt là các loại xe siêu trường, siêu trọng, xe container v.v dẫn đến việc gia tăng nhanh chóng mật độ phương tiện lưu thông trên các tuyến đường bộ Việt Nam Chính tốc độ gia tăng quá nhanh này đã dẫn đến tình trạng đường sá bị xuống cấp nghiêm trọng, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn
để xử lý, khắc phục Đó là chưa kể các hiện tượng thiên tai, bão lụt hàng năm làm
hư hại nhiều tuyến đường Vì vậy, quản lý bảo trì đường bộ là công tác tất yếu và hết sức cần thiết đối với Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước
Hiện nay công tác quản lý bảo trì đường bộ luôn được Đảng, Chính phủ và ngành Giao thông Vận tải quan tâm, chú trọng đúng mức để đảm bảo cho giao thông an toàn, thông suốt Tuy nhiên, dân số tăng nhanh cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, lượng xe vận hành trên đường bộ, đặc biệt là các xe tải nặng tăng đột biến, khiến nhiều tuyến đường bị hư hỏng, trong khi đó, Nhà nước chưa thể đáp ứng ngay bằng cách mở rộng, nâng cấp toàn bộ hệ thống đường Mặt khác, sự phát triển nhanh của các ngành trong nền kinh tế còn làm nảy
Trang 28sinh mâu thuân giữa nhu cầu vận chuyển và năng lực thông qua của các công trình, thậm chí vượt quá khả năng thiết kế của công trình, dẫn tới việc các công trình nhanh bị xuống cấp Do đó, cần nâng cao chất lượng quản lý khai thác, bảo trì công trình góp phần giải quyết mối quan hệ hài hoà giữa nhu cầu vận tải với mức khả năng đáp ứng của hệ thống đường bộ
Vấn đề đặt ra là phải quản lý bảo trì đường bộ như thế nào để đảm bảo chất lượng, tiến độ, ít thất thoát và mang lại hiệu quả kinh tế cao là một việc mà các nhà
quản lý rất quan tâm Đó cũng là mối quan tâm của luận văn này
1.3.1.2 Nội dung cơ bản của công tác quản lý bảo trì cầu, đường bộ:
Quản lý bảo trì đường bộ là hoạt động có mục đích của chủ thể quản lý công trình đường bộ thông qua việc sử dụng các công cụ, các phương pháp và bộ máy quản lý để tác động vào các hoạt động bảo trì nhằm duy trì hoặc thay đổi hoạt động của công trình nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Mục tiêu của quản lý bảo trì đường bộ là nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính hợp lý trong hoạt động bảo trì đường bộ, phục vụ tốt nhất cho vận chuyển hàng hoá và hành khách, góp phần phát triển đất nước bằng cách sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực có thể có (con người, kỹ thuật, vật liệu, thông tin, dịch vụ, cơ sở hạ tầng,
hệ thống GTVT)
Đặc trưng của quản lý bảo trì công trình đường bộ là: Nó là một khoa học về quản lý; là một bộ phận hữu cơ của quản lý GTVT và quản lý kinh tế quốc dân; là một nghề cần đào tạo bài bản, cần có thâm niên và kinh nghiệm
Quản lý bảo trì đường bộ bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn cấp hạng kỹ thuật, quy trình quy phạm bảo dưỡng sửa chữa
- Phân công, phân cấp quản lý mạng lưới, tổ chức hệ thống cơ quan quản lý bảo dưỡng, sửa chữa công trình giao thông
- Tổ chức lực lượng trực tiếp bảo dưỡng, sửa chữa
- Huy động vốn cho bảo dưỡng sửa chữa
1.3.2 Tổ chức hệ thống quản lý hoạt động bảo trì cầu, đường bộ:
1.3.2.1 Thiết lập cơ cấu tổ chức quản lý bảo trì cầu, đường bộ:
Khi xây dựng bộ máy quản lý thì vấn đề quan trọng nhất là xác lập cơ cấu tổ chức quản lý Đó là sự phân công lao động, là việc hình thành lên các bộ phận khác
Trang 29nhau, quan hệ với nhau, được chuyên môn hoá và có trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo phân cấp, những khâu khác nhau, đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý khai thác và bảo trì đường bộ, phục vụ mục đích chung đã xác định của hệ thống
Để xác lập được một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp và hiệu quả thì phải xác định được số lượng khâu, cấp quản lý, cũng như mối quan hệ phụ thuộc và những liên quan giữa các khâu và các cấp đó với nhau Nói cách khác, phải lựa chọn được kiểu cơ cấu tổ chức quản lý và phân chia bộ phận cơ cấu tổ chức
a Lựa chọn kiểu cơ cấu tổ chức quản lý bảo trì công trình:
Mỗi kiểu cơ cấu quản lý có tác dụng và vai trò khác nhau trong vận hành hệ thống Có cơ cấu chính thức và cơ cấu phi chính thức
Theo kiểu cơ cấu chính thức, bộ máy được thiết lập rõ ràng từng khâu, từng cấp
Có nhiều kiểu cơ cấu như: Cơ cấu trực tuyến, cơ cấu chức năng, cơ cấu trực tuyến - chức năng, cơ cấu ma trận.v.v Trong đó, kiểu cơ cấu tổ chức quản lý phổ biến nhất và quan tâm nhất là kiểu cơ cấu trực tuyến - chức năng hoặc trực tuyến - chức năng - tham mưu Theo kiểu cơ cấu này, trước hết để thống nhất lãnh đạo, người ta chọn sợi dây quyền lực theo tuyến từ trên xuống dưới để tránh sự chồng chéo về quyền lực, không xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm
Khác với quản lý hành chính, quản lý bảo trì công trình đường bộ là một loại quản lý kỹ thuật Nó cần sự thống nhất theo ngành và không phân biệt lãnh thổ Hệ thống quản lý ngành dọc tạo ra hành lang pháp lý về kỹ thuật, chuyên môn để ràng buộc các hoạt động của cơ quan cấp dưới về quy phạm kỹ thuật, các quy trình kỹ thuật, quy định, điều lệ và các văn bản pháp quy nhằm thống nhất các hoạt động về mặt chuyên môn kỹ thuật
Kết hợp quản lý trực tuyến với chức năng, các bộ phận trong bộ máy quản
lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật có sự thống nhất từ trên xuống dưới, có tính chuyên môn kỹ thuật
Cơ cấu phi chính thức: Trong cơ cấu chính thức, các thành viên của hệ thống
là chính thức Hoạt động của họ gắn liền với vai trò, nhiệm vụ của mình trong hệ thống Hiệu quả hoạt động của hệ thống chủ yếu do các thành viên chính thức quyết định Tuy nhiên, trong thực tế, những quan hệ không chính thức của người lãnh đạo cũng như từng thành viên với các chủ thể bên ngoài hệ thống lại có một ý nghĩa đặc biệt Sự kết hợp giữa cơ cấu chính thức với những quan hệ không chính thức tạo
Trang 30nên một dạng cơ cấu mà ta gọi là cơ cấu phi chính thức Đặc trưng của cơ cấu phi chính thức là nó không định hình nhưng lại luôn tồn tại song song với cơ cấu chính thức Vì vậy, cơ cấu phi chính thức cần được khai thác để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
Hệ thống quản lý bảo trì đường bộ Việt Nam hiện nay được hình thành từ trung ương đến địa phương Ở trung ương tập trung ở Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục đường bộ), ở địa phương tập trung ở Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố theo
hệ thống chính quyền nhà nước, bao gồm các cơ cấu quản lý tương thích với nhau
và với một sự phân công phân cấp rõ ràng
Hình 1.6: Mô hình hệ thống quản lý bảo trì đường bộ hiện nay ở Việt Nam
Vụ an toàn giao thông
Các vụ và cơ quan chức năng khác
Tổng cục đường bộ Việt Nam Sở GTVT
Bộ phận quản lý và khai thác công trình Các khu quản lý đường bộ II, IV, V, VII
Các Công ty hoặc đơn vị khai thác trực thuộc
Các đội sản xuất, các hạt quản lý, các trạm thu phí,
đếm xe, cân xe…
Các đơn vị quản lý khai thác trực thuộc
Các Công ty duy tu, bảo trì đường bộ
Trang 31b Phân chia bộ phận cơ cấu tổ chức:
Phân chia bộ phận cơ cấu tổ chức bao gồm 2 công việc có liên quan chặt chẽ với nhau: Một là phân chia công việc và hai là giao việc cho nhóm chuyên môn Phân chia công việc là tiền đề của giao việc cho nhóm chuyên môn
Để việc phân chia bộ phận cơ cấu tổ chức thành công, cần phải sử dụng con người và tổ chức các hoạt động sao cho các quyết định dễ dàng truyền đạt xuyên suốt, được thực hiện trong toàn bộ hệ thống quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông vận tải
Có bốn kiểu phân chia bộ phận công việc phổ biến trong công tác quản lý bảo trì công trình Đó là:
Phân chia bộ phận theo chức năng: Là việc hình thành bộ phận mà trong đó các thành viên phải hoạt động theo một chức năng nào đó, tuỳ thuộc vào lĩnh vực
mà họ thành thạo và những nguồn lực mà họ có, nhằm hoàn thành những nhiệm vụ nhất định
Phân chia bộ phận theo địa lý: Là cách tổ chức công việc theo kiểu giao cho mỗi thành viên thực hiện toàn bộ các chức năng của tổ chức tại một địa bàn nhất định (ví dụ hạt quản lý) dưới sự điều khiển của một người quản lý
Phân chia bộ phận theo kết quả hoạt động: Là kiểu phân chia mà trong đó hoạt động bảo trì đường bộ được quản lý trên cơ sở sản phẩm bằng cách chia hệ thống thành các đơn vị bộ phận tương đối độc lập, tự chủ, có khả năng hoạt động như một tổ chức hoàn chỉnh để sản xuất (ví dụ bộ phận bảo dưỡng thường xuyên tính theo Km bảo dưỡng,.v.v )
Phân chia bộ phận theo ma trận: Là kiểu phân chia dựa trên một hệ thống quyền hạn và hỗ trợ đa chiều bằng cách lập nên hai tuyến quyền hạn trong một ma trận Một tuyến thẳng đứng theo đơn vị chức năng và một tuyến nằm ngang theo sản phẩm hoặc dự án
1.3.2.2 Phương pháp và quyết định quản lý:
a Phương pháp quản lý:
Phương pháp quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hệ thống quản
lý và được coi là nội dung cơ bản của quá trình quản lý Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức tiến hành hoạt động quản lý dựa trên cơ sở sử dụng các
Trang 32phương tiện kỹ thuật, biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế và các biện pháp khác
Có nhiều phương pháp quản lý khác nhau Trong thực tế, người ta thường dùng một số phương pháp sau:
Phương pháp hành chính - luật pháp: Là phương pháp tác động của cơ quan quản lý lên đối tượng quản lý thông qua những quyết định trực tiếp, dứt khoát mang tính pháp lệnh cao, có cơ sở pháp lý Phương pháp này chỉ phát huy tác dụng khi đã xác định được đầy đủ và chính xác quyền hạn, trách nhiệm của mỗi thành viên, mỗi cấp trong hệ thống quản lý trong khuôn khổ pháp luật
Phương pháp kinh tế: Chủ thể quản lý chỉ tác dụng gián tiếp vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế nhằm tạo ra một cơ chế hướng dẫn đối tượng quản lý hoạt động theo quy luật kinh tế mà không cần sự tham gia trực tiếp của phương pháp hành chính và cơ quan hành chính
Phương pháp kinh tế của quản lý còn được hiểu là tổng thể các biện pháp đảm bảo sử dụng hợp lý các quy luật kinh tế trong hoạt động bảo trì công trình
Việc áp dụng kết hợp hai phương pháp hành chính - luật pháp và kinh tế sẽ cho hiệu quả quản lý cao
Phương pháp xã hội hoá: Đây được hiểu như một chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho phát triển Việc kết hợp khối Nhà nước với khối tư nhân, việc tạo điều kiện cho tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ bảo trì chính là xã hội hoá trong quản lý xây dựng, khai thác và bảo trì công trình
Phương pháp quản lý theo mục tiêu: Theo phương pháp này, mục tiêu vừa là tiêu điểm để định hướng cho các giải pháp, vừa là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả thực hiện
b Quyết định quản lý:
Quản lý bảo trì công trình là một lĩnh vực rất đa dạng, phức tạp Người quản
lý cần có những kiến thức, khả năng kỹ thuật nhất định trong chuyên môn quản lý, đồng thời phải được đào tạo thường xuyên để tiến kịp sự phát triển của kỹ thuật công trình
Quyết định quản lý là sản phẩm của hoạt động quản lý Nó cho biết khả năng nhận biết bản chất hiện tượng, cội nguồn của vấn đề và cách lựa chọn phương án tốt
Trang 33nhất của người quản lý trước những phương án khác nhau
Quy trình ra quyết định quản lý thông thường diễn ra theo các bước sau: Xác định vấn đề > Xác định mục tiêu giải quyết-> Tìm kiếm giải pháp-> So sánh đánh giá giải pháp > Chọn giải pháp hợp lý-> Thực hiện giải pháp đã chọn
1.3.3 Phân cấp quản lý bảo trì đường bộ:
Theo quy định hiện nay, việc phân cấp quản lý bảo trì đường bộ được xác lập như sau:
Bộ Giao thông vận tải Quản lý nhà nước về xây dựng, bảo trì và khai thác tất
cả các công trình giao thông vận tải Tổng Cục đường bộ Việt
Sở Giao thông vận tải
Quản lý và bảo trì hệ thống quốc lộ (được uỷ thác), trực tiếp quản lý và bảo trì hệ thống đường tỉnh do UBND tỉnh giao
UBND huyện và UBND
xã Quản lý hệ thống đường huyện và đường xã
UBND thành phố, thị xã Quản lý hệ thống đường đô thị
Các chủ đầu tư khác Quản lý đường chuyên dùng
a Đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên
Sau khi được UBND tỉnh giao kế hoạch sửa chữa đường bộ, Sở Giao thông vận tải sẽ đặt hàng với Công ty TNHH một thành viên trực tiếp thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng đường Sở có trách nhiệm phê duyệt dự toán, tiến hành kiểm tra, giám sát công tác bảo dưỡng thường xuyên và sẽ nghiệm thu, thanh toán khối lượng cho các đơn vị khi việc duy tu, bảo dưỡng đạt chất lượng, đảm bảo tiến độ và bám sát
Trang 34dự toán được phê duyệt
b Đối với công tác sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, việc quy định thẩm quyền của các cấp quản lý dự án đầu tư sửa chữa đường bộ được quy định như sau:
UBND Thành phố phân cấp cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước của thành phố do mình tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở (các dự án đầu tư, dự án sửa chữa cầu, đường, cây xanh, chiếu sáng, thoát nước), Sở Giao thông vận tải giao cho các Khu Quản lý giao thông đô thị là chủ đầu tư các dự án nêu trên
* Người quyết định đầu tư có các thẩm quyền sau đây:
- Tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
Đối với các công trình sửa chữa có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng thì chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế -
kỹ thuật xây dựng công trình Do đó, với các dự án này, người quyết định đầu tư sẽ
có trách nhiệm phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
- Thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, quyết định đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và các quyết định khác thuộc thẩm quyền của mình
* Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình Chủ đầu tư là người phải chịu trách nhiệm toàn diện trước người quyết định đầu tư và pháp luật về các mặt chất lượng, tiến độ, chi phí vốn đầu tư và các quy định khác của pháp luật Chủ đầu tư được quyền dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường
Đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước thì Chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước
Chủ đầu tư có nhiệm vụ, quyền hạn chính sau:
- Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công
Trang 35trình sau khi dự án được phê duyệt;
- Ký kết hợp đồng với các nhà thầu
- Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu
- Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng
Riêng với phần việc quản lý dự án, nếu Chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án thì người quyết định đầu tư sẽ thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án Nếu Chủ đầu tư đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án thì Chủ đầu tư sẽ trực tiếp quản lý dự án Trong trường hợp này, chủ đầu tư có thể thành lập Ban Quản lý dự án Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật
và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Đồng thời, chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát công trình, hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng Công việc giám sát thi công công trình là yêu cầu bắt buộc bên thi công phải làm đúng thiết kế được duyệt, đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được áp dụng và phải đảm bảo giám sát thường xuyên liên tục trong quá trình thi công xây dựng
* Khi chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án, nhiệm vụ và quyền hạn của
chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án như sau:
Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật
Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: Từng dự án không
bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định Việc giao nhiệm vụ
và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm
về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án
Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền
1.3.4 Quản lý chất lượng bảo trì đường bộ:
1.3.4.1 Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chất lượng bảo trì đường bộ:
Trang 36Hoạt động quản lý bảo trì công trình bao gồm nhiều công việc khác nhau Việc đánh giá chất lượng của hoạt động này có nhiều khó khăn, có những hoạt động
có thể đo bằng các chỉ tiêu định lượng, lại có những hoạt động chỉ có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu định tính
a Đánh giá chất lượng đường:
- Đánh giá tình trạng kỹ thuật của đường:
Tình trạng kỹ thuật của đường được phản ánh tập trung ở chỉ tiêu hệ số cường độ mặt đường Kc; được đo bằng môđun đàn hồi E
Trong giai đoạn khai thác, chỉ tiêu Kc được đo bằng trị số giữa E đạt được sau một thời gian khai thác với trị số E đạt được khi xây dựng xong, bàn giao (EKT/EXD)
Tình trạng kỹ thuật của đường còn được đánh giá thông qua chỉ tiêu hệ số trơn trượt bằng cách so sánh hệ số bám thực tế với hệ số bám cho phép
Chỉ tiêu đánh giá tình trạng kỹ thuật của đường:
TT Chỉ tiêu Công thức Diễn giải
1 Hệ số cường độ Kc Kc =
Eyc
E Mô đun đàn hồi thực tế, Kg/cm2
Mô đun đàn hồi yêu cầu, Kg/cm2
2 Hệ số trơn trượt Ktr Ktr =
)(
Hệ số bám thí nghiệm thực tế
Hệ số bám giới hạn cho phép Trong các chỉ tiêu này, hệ số bám giới hạn cho phép () phụ thuộc vào điều kiện xe chạy và được xác định cho 3 trường hợp
Điều kiện bình thường: Những đoạn đường thẳng hay trên đường cong có bán kính R>1000m, những đoạn dốc nhỏ hơn 3% hay những đoạn người lái xe không phải thay đổi chế độ chạy
Điều kiện khó khăn: Những đoạn cong R<1000m, đoạn dốc lên xuống từ 3 đến 6% với độ dài <100m, những đoạn tầm nhìn không đảm bảo
Điều kiện nguy hiểm: Những đoạn có tầm nhìn nhỏ hơn tầm nhìn tính toán, dốc lên và xuống >5% với chiều dài >100m, chỗ giao nhau cùng mức, chỗ đỗ các phương tiện giao thông
Hệ số bám giới hạn cho phép ():
Trang 37trình khai thác
Khi nghiệm thu đường Bình
thường
Bê tông asphalt từ hỗn hợp đá dăm hạt trung 0,35 0,45 <120
Khó khăn Bê tông asphalt từ hỗn hợp
đá dăm hạt trung với bột đá 0,40 0,50 <100
Nguy hiểm Bề mặt được gia công tạo
- Đánh giá tình trạng chạy xe:
Tình trạng chạy xe phản ánh qua các chỉ tiêu hệ số bằng phẳng Ks của đường, hệ số tốc độ Kv và hệ số lưu lượng xe chạy Kn
Các chỉ tiêu trên đây được xác định như sau:
TT Chỉ tiêu Công thức Diễn giải
1 Hệ số bằng phẳng
Ks
Ks =
Stt Sgh
Độ ghồ ghề IRI cho phép, m/km
Độ ghồ ghề IRI thực tế, m/km
2 Hệ số tốc độ Kv Kv =
Vtk V
Tốc độ xe trung bình thực tế, km/h Tốc độ xe thiết kế, km/h
3 Hệ số lưu lượng xe
chạy Kn
Kn =
Nt N
Lưu lượng xe chạy thực tế, xe/ng.đ Lưu lượng xe chạy thiết kế, xe/ng.đ
Để đánh giá tình trạng chạy xe theo các chỉ tiêu trên đây cần phải đo được độ
gồ ghề IRI, tốc độ V và lưu lượng xe chạy N
- Đánh giá mức độ an toàn chạy xe:
Mức độ an toàn chạy xe có thể được đo bằng nhiều cách khác nhau Tuy nhiên phổ biến nhất được đo bằng cách so sánh chỉ số tai nạn giao thông dự tính có
Trang 38thể với chỉ số tai nạn giao thông thực tế
Ka= (Tc) = Chỉ số tai nạn giao thông dự tính có thể
Tc Chỉ số tai nạn giao thông thực tế
b Đánh giá việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của nút giao thông:
Nút giao thông là nơi có hai hay trên hai đường ô tô giao nhau, hoặc là nơi đường ô tô giao với các công trình giao thông khác như đường sắt, đường dân sinh, đường chuyên dùng.v.v Nút giao thông một mặt giúp cho việc chuyển dòng giao thông, mặt khác là một vật cản làm giảm năng lực thông hành của đường
Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của nút giao thông là một yêu cầu quan trọng nhằm hạn chế vật cản, giải quyết các xung đột, giúp các chuyển động tại nút được
an toàn, thuận lợi
Yêu cầu kỹ thuật đối với nút giao thông được thể hiện tập trung ở yêu cầu đảm bảo khả năng thông hành của nút và phải được thực hiện ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, thiết kế và thi công xây dựng
Hoạt động bảo trì phải tuân theo các yêu cầu đề ra trong thiết kế, làm cho khả năng thông hành thực tế của nút càng gần với khả năng thông hành lý thuyết càng tốt, đảm bảo các yêu cầu cơ bản của thiết kế nút giao thông là an toàn, thông thoáng, mỹ quan và hiệu quả
- Các chỉ tiêu đánh giá đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của nút giao thông:
+ Hệ số khả năng thông hành của nút:
Theo chỉ tiêu này cần phải tính toán trị số thực tế sau một quá trình khai thác
so với trị số thiết kế của 2 chỉ tiêu độ phức tạp của nút (M) và độ nguy hiểm của nút (Q)
Độ phức tạp M trong các nút giao thông: M= nt + 3nn + 5nc
Trong đó nt, nn, nc là các xung đột tại điểm tách dòng, nhập dòng và cắt dòng,
Trang 39mức độ phức tạp do tách dòng được coi là 1 thì mức độ nhập dòng là 3 và do cắt dòng là 5
Nếu M>55 là rất phức tạp, M=25-:-55 là phức tạp, M=10-:-25 là đơn giản và M<10 là rất đơn giản
Độ nguy hiểm của nút giao thông (Q): Q =
i là mức độ nguy hiểm của các điểm xung đột
- Đánh giá việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của thiết bị đường:
Thiết bị đường là hệ thống các công trình và thiết bị gắn liền với tuyến đường như đường cứu nạn, cọc tiêu, biển báo, tín hiệu, gương cầu lồi, vạch kẻ đường, thiết bị phòng hộ, gờ giảm tốc.v.v Chức năng chính của các thiết bị là góp phần đảm bảo khả năng thông xe của đường và đảm bảo an toàn chạy xe
Yêu cầu chung với thiết bị của đường là:
+ Đơn giản, dễ nhận biết, dễ ghi nhớ;
+ Được đặt ở những vị trí hợp lý dễ nhìn thấy, cả ban ngày lẫn ban đêm; không cản trở tầm nhìn xe chạy, giữ đúng khoảng cách đối với các vật chuẩn khác theo quy định;
+ Theo đúng kích thước, màu sắc, hình tượng do cơ quan hữu trách đề ra, thống nhất trong toàn quốc
+ Bền chắc lâu dài trước ảnh hưởng của thời tiết và xe chạy, mỹ quan;
+ Biển báo phải độc lập với mạng lưới điện, không kết hợp cột biển báo với cột điện…
Phương pháp đánh giá việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của thiết bị đường chủ yếu là so sánh giữa số lượng và tình trạng kỹ thuật hiện có sau một thời gian khai thác với thiết kế; số lượng và tình trạng kỹ thuật sau bảo trì so với trước khi bảo trì;
số lượng và tình trạng kỹ thuật hiện có so với yêu cầu mới phải có do nhu cầu vận chuyển và an toàn giao thông cao hơn
Trang 401.3.4.2 Nội dung quản lý chất lượng công tác bảo trì cầu, đường bộ:
Đối với công tác sửa chữa thường xuyên: Quản lý chất lượng theo quy định tại tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường bộ ban hành kèm theo quyết định số 1682/QĐ-TCĐB ngày 07/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Đối với công tác sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất, việc quản lý chất lượng được thực hiện theo các nội dung sau:
- Quản lý chất lượng công tác khảo sát xây dựng:
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt
Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng: Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình; Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng; Tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng; Khối lượng khảo sát; Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình
Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu và là cơ sở để thực hiện các bước thiết kế xây dựng công trình
- Quản lý chất lượng công tác thiết kế:
Sản phẩm thiết kế trước khi đưa ra thi công phải được chủ đầu tư nghiệm thu
và xác nhận Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu thi công xây dựng
Tùy theo tính chất, quy mô và yêu cầu của công trình xây dựng, chủ đầu tư được thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình để thực hiện thẩm tra thiết kế và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra
- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình:
Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình
Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ