MỤC LỤC Chuyên đề tốt nghiệp GVHD TS Đặng Anh Tuấn MỤC LỤC MỤC LỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 1LỜI MỞ ĐẦU 3CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 31 1 Rủi ro tín dụng trong ho[.]
Mức phán quyết của Vietinbank
Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh
I GHTD, TỔNG AA, KHOẢN VAY NGẮN HẠN
Khách hàng tổ chức AAA Có bảo đảm Doanh thu > 200 tỷ: 0 25
Không có bảo đảm Doanh thu 5 - 200 tỷ: 1 25 AA,A Có bảo đảm Doanh thu > 200 tỷ: 0 20
Không có bảo đảm Doanh thu 5 - 200 tỷ: 1 20 BBB, BB Có bảo đảm Doanh thu > 200 tỷ: 0 4
Không có bảo đảm Doanh thu 5 - 200 tỷ: 1
B trở xuống Có bảo đảm
Khách hàng bán lẻ AAA Có bảo đảm 0.5 2.5
BBB, BB Có bảo đảm 0.5 1
B trở xuống Có bảo đảm
II KHOẢN VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN
Khách hàng tổ chức AAA Có bảo đảm Doanh thu > 200 tỷ: 0 25
Không có bảo đảm Doanh thu 5 - 200 tỷ: 1 25 AAA, A Có bảo đảm Doanh thu > 200 tỷ: 0 20
Không có bảo đảm Doanh thu 5 - 200 tỷ: 1 20 BBB, BB Có bảo đảm Doanh thu > 200 tỷ: 0 4
Không có bảo đảm Doanh thu 5 - 200 tỷ: 1
B trở xuống Có bảo đảm
Khách hàng bán lẻ AAA Có bảo đảm 0.5 2.5
BBB, BB Có bảo đảm 0.5 1
B trở xuống Có bảo đảm
Qua bảng trên, ta có thể thấy, mức phán quyết của chi nhánh Thanh Xuân chỉ được cho vay tối đa với các khoản vay trị giá 25 tỷ đồng, đối với các khoản vay lớn hơn, chi nhánh phải làm tờ trình xuất lên hội sở để xin ý kiến. Đối với mức giải ngân, chi nhánh mà cụ thể ở đây là giám đốc chi nhánh chỉ được cấp giải ngân tối đa là 1 tỷ đồng cho 1 lần, nếu muốn giải ngân nhiều hơn,phải trình hội sở kí duyệt.
Tài sản đảm bảo trong công tác quản trị rủi ro tại Vietinbank
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc nâng cao chất lượng CBTD, hệ thống luật quy trìn của Vietinbank cũng được thường xuyên sửa đổi, bổ sung để có thể ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của toàn hệ thống Trong đó không thể không kể tới hệ thống luật liên quan tới việc cho vay bằng tài sản đảm bảo – một công cụ hữu dụng trong việc quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng tại ngân hang Cụ thể, tùy vào từng trường hợp mà CBTD có thể xem xét việc cấp giới hạn tín dụng có đảm bảo hay không có đảm bảo:
*Cấp giới hạn tín dụng không có bảo đảm
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
- Có khả năng tài chính đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng trong thời gian được cấp giới hạn tín dụng
- Chấm điểm xếp hạng tín dụng từ A trở lên của kỳ chấm điểm liền kề
- BCTC kiểm toán của năm liền kề trước thời điểm cấp GHTD kết quả kinh doanh có lãi, ROE min = 5% ; không có lỗ lũy kế trừ trường hợp lỗ nhưng được cơ quan thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ
- tại thời điểm cấp GHTD nếu chưa có BCTC kiểm toán thì phải có bằng chứng chứng minh đang thực hiện BCKT và phải có BCKT của năm trước năm liền kề
- Có trụ sở giao dịch/nơi tổ chức sản xuất kinh doanh (tạo ra trên 50% doanh thu) cùng địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh đóng trụ sở hoặc:
- KH trên địa bàn thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương giáp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi chi nhánh có trụ sở
- KH là DN có thành viên góp vốn trên 50% vốn điều lệ, nắm quyền chi phối hoạt động kinh doanh, tài chính của DN và DN đó có quan hệ tín dụng với chi nhánh
- Chi nhánh đảm bảo có khả năng quản lý, giám sát KH và khoản tín dụng; không cạnh tranh lôi kéo, KH đang quan hệ tín dụng tại chi nhánh khác của ngân hàng
- Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng
- Không còn nợ xấu tại tổ chức tín dụng nào (trừ nợ xấu là nợ khoanh, nợ vay thanh toán công nợ)
- Không có nợ đã được xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng của ngân hàng
- Không thuộc danh sách KH đen và danh sách KH bị cấm vận theo quy định phòng chống rửa tiền của ngân hang
*Cấp giới hạn tín dụng không có bảo đảm
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
- Có khả năng tài chính đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng trong thời gian được cấp giới hạn tín dụng:
- chấm điểm xếp hạng tín dụng từ BB trở lên của kỳ chấm điểm liền kề
- BCTC kiểm toán của năm liền kề trước thời điểm cấp GHTD kết quả kinh doanh có lãi, ROE min = 5% ; không có lỗ lũy kế trừ trường hợp lỗ nhưng được cơ quan thẩm quyền xác nhận cấp bù lỗ Có lỗ theo kế hoạch do KH mới thành lập hoặc KH có kế hoạch mới triển khai và đi vào hoạt động dưới
3 năm và có khả năng thực hiện đúng kế hoạch lỗ
- Có bảo đảm bằng tài sản của KH/bên thứ ba, bảo lãnh của bên thứ ba theo quy định hiện hành của ngân hang.
Bên cạnh đó, việc xem xét cho phép cho vay có tài sản đảm bảo với tài sản đảm bảo nào, cũng là một yếu tốt hết sức quan trọng trong việc hạn chế rủi ro xảy ra Cụ thể, Vietinbank đã có quy định:
*Tài sản bảo đảm không được phép nhận
- Quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai
- Quyền sử dụng đất thuê trả hàng năm
- Quyền sử dụng đất mà bên bảo đảm chưa hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước
- QSD được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc miễn tiền sử dụng đất
- Tài sản được hình thành từ kinh phí Nhà nước hoặc tài sản của NSNN
- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, NLVL, kim khí đá quý mua trả chậm, trả góp từ 1 năm trở lên mà hợp đồng mua trả chậm, trả góp đã được bên bán đăng ký tại cơ quan GDBĐ
- TS là đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất của cơ sở tôn giáo
- Phần diện tích đất nằm trong khu quy hoạch các công trình công cộng, quốc phòng, an ninh
- QSD đất nằm trong vùng giải tỏa hoặc bị kê biên để thi hành án
- Nhà ở kê biên thi hành án hoặc để chấp hành quy định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Nhà ở đã được thế chấp ở tổ chức tín dụng khác
- Tài sản có tranh chấp về quyền sở hữu tại thời điểm ký kết HĐBĐ
- Tài sản pháp luật cấm giao dịch
*Tài sản bảo đảm được phép nhận
- TS thuộc quyền sở hữu của KH đối với TS hình thành trong tương lai, TS có nguồn gốc từ nước ngoài, quyền TS, quyền đối với phần vốn góp, quyền khai thác tài nguyên.
- Thuộc quyền sở hữu, QSD đất của KH, của bên thứ ba đối với TS khác
- TS không có tranh chấp về quyền sở hữu tại thời điểm ký kết HĐBĐ
- TS pháp luật không cấm giao dịch
- TS ít hao mòn vô hình, ít thay đổi công nghệ và dễ bán, chuyển nhượng, đảm bảo khả năng thu nợ khi xử lý tài sản
- TS được bên bảo đảm mua bảo hiểm trong suốt thời hạn bảo đảm với số tiền bảo hiểm không thấp hơn mức dư nợ được bảo đảm bằng tài sản đó tại ngân hàng
- Đối với tài sản của công ty Nhà nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý cho cầm cố, thế chấp bằng văn bản
Đánh giá quản lý RRTD tại Vietinbank Thanh Xuân 44
Những kết quả đạt được 44
Trong những năm qua, nhờ sự cố gắng vượt bậc của toàn hệ thống, cùng với việc chấp hành đầy đủ và nghiêm túc những quy định của Nhà nước, pháp luật và ngành NH, NH TMCP CTVN – chi nhánh Thanh Xuân đã đạt được những kết quả sau:
- Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế thay đổi ngày một rõ rệt theo hướng giảm dần tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước mà thay vào đó là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Bên cạnh đó, trong các món vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hầu hết đều có tài sản bảo đảm, đảm bảo sự an toàn cho các khoản vay.
- Tăng trưởng tín dụng của chi nhánh luôn ổn định, doanh thu từ hoạt động tín dụng không ngừng tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu Tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp, nhờ vậy kết quả kinh doanh của chi nhánh luôn ở tốt và hoàn thành kế hoạch của Hội sở.
- Thực hiện tinh thần quyết định 341/QĐ-NHCT35 về việc ban hành Quy trình kiểm tra, giám sát quy trình vay và sử dụng vốn vay, công tác kiểm tra, giám sát nội bộ của chi nhánh được thực hiện một cách hết sức gắt gao, hiệu quả.
- Năm 2011 trước những diễn biến hết sức phức tạp của thị trường tiền tệ, lãi suất huy động và cho vay liên tục tăng cao song Chi nhánh Thanh Xuân vẫn luôn thực hiện tốt các chỉ thị của Hội sở chính giao cho, chủ động lấy khách hàng làm
TCDN 52C trung tâm và đưa ra những mức lãi suất linh hoạt Nhờ vậy mà bên cạnh việc tăng dư nợ, chi nhánh vẫn đảm bảo được sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động
- Thực hiện chủ trương của NH TMCP Công thương Việt Nam, VietinBank Thanh Xuân đã và đang tập trung khai thác các khách hàng là khách hàng cá nhân và khách hàng DNV&N, đây là những thành phần kinh tế nhỏ lẻ trên thị trường, do vậy rất dễ thích nghi với những biến động khó lường của nền kinh tế trong cũng như là ngoài nước Do vậy, dư nợ của chi nhánh luôn ở mức có kiểm soát được một cách an toàn
- VietinBank Thanh Xuân luôn xác định tín dụng là niềm quan tâm mũi nhọn, mang lại thu nhập cao cho NH Do vậy, công tác thẩm định tín dụng luôn được chú trọng, chi nhánh thường xuyên kiểm soát, thẩm định dự án và phân tích tài chính, giám sát tình hình tài sản đảm bảo nhờ vậy mà mặc dù còn phát nợ quá hạn song cũng chỉ tồn tại ở một mức rất thấp bên cạnh đó, số nợ quá hạn đều có tài sản bảo đảm và đa phần do khách hàng gặp những vướng mắc nhỏ do sự biến động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước.
- Công tác thu hồi nợ xấu nội và ngoại bảng luôn được chú trọng nhằm giảm thiểu dư nợ xấu, tăng thu nhập cho Chi nhánh Năm 2011, Chi nhánh đã thu hồi được 1,8 tỷ đồng nợ ngoại bảng.
- Công tác chấm điểm, xếp hạng khách hàng được tiến hành đúng quy định (tối thiểu 1 năm 1 lần) Đối với từng lĩnh vực hoạt động như công nghiệp, dịch vụ, xây lắp được đánh giá theo một chuẩn khác nhau phù hợp với đặc thù của từng ngành Hơn thế nữa, việc chấm điểm, xếp loại doanh nghiệp không chỉ căn cứ vào báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, mà còn căn cứ vào báo cáo tài chính được NH đánh giá sau khi đã loại bỏ các khoản lỗ tiềm ẩn của doanh nghiệp Chính điều này đã góp phần phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro của khách hàng để NH có những biện pháp hợp lý Kết quả đánh giá của Phòng tín dụng được Phòng quản lý rủi ro tái thẩm định, từ đó đưa ra kết luận cuối cùng về khách hàng Trong quá trình chấm điểm, nhiều phương pháp mới đã được áp dụng và hoàn thiện như phân tích RRTD trên mô hình SWOT, phân tích khả năng cạnh tranh theo mô hình
PORTER, phân tích dòng tiền năm báo cáo từ đó đưa ra dự báo dòng tiền trong năm kế hoạch.
- Việc chấm điểm, xếp loại khách hàng dựa trên phần mềm do NH TMCP Công thương Việt Nam xây dựng theo Quyết đinh số 2960/QĐ-NHCT35 Từ những kết quả chấm điểm đó Chi nhánh đã đưa ra các yêu cầu về mặt tín dụng riêng đối với từng loại khách hàng.
- Chi nhánh thường xuyên tiền hành bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên thông qua các khóa học bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, các lớp sau đại học tại trường đào tạo – NHTMCP CTVN, nhờ vậy trình độ của cán bộ không ngừng được cải thiện, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của công việc, trong thời kì đổi mới.
- Hoạt động NH yêu cầu có sự phối hợp tốt của nhiều cấp chính quyền, đặc biệt trong việc thu nhập và xử lý thông tin đối với hoạt động tín dụng, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của NH và các cấp chính quyền địa phương như việc chứng thực hợp đồng bảo đảm, việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay…Do đó, chi nhánh luôn chủ động trong việc hợp tác với các cấp chính quyền địa phương, thường xuyên tổ chức và tham gia các hội nghị triển khai những chủ trương mới của Đảng, Nhà nước, nhờ vậy hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi của các cấp chính quyền.
- Bên cạnh các công tác về bồi dưỡng cán bộ, chi nhánh cũng thường xuyên quan tâm tới đời sống của cán bộ nhân viên thông các hoạt động văn thể mỹ, các chuyến du lịch, tham quan dã ngoại nhằm giúp cán bộ công nhân viên có một tinh thần thoải mái, phát huy hết khả năng để có thể hoàn thành tốt kế hoạch mà Hội sở chính giao cho.
- Một trong những điểm sáng nổi bật năm 2011 của chi nhánh là mặc dù phải hứng chịu những hậu quả từ diễn biến hết sức phức tạp do cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, những biến động do giá cả nguyên vật liệu trong nước liên tục tăng, lãi suất cho vay và huy động tăng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều bất lợi, song với sự đoàn kết của toàn bộ
Hạn chế và nguyên nhân 47 1 Khó khăn – vướng mắc
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác hoạt động kinh doanh của VietinBank Thanh Xuân vẫn còn nổi lên một số tồn tại có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động và vị trí, vai trò của Chi nhánh:.
- Quy mô tiền gửi của doanh nghiệp và cư dân chưa đạt yêu cầu về quy mô được giao, mặc dù đã có những sự tăng trưởng tốt về mặt nguồn vốn huy động, nguồn vốn ngắn hạn mặc dù chiếm tỷ trọng lớn nhưng còn thiếu ổn định do tập trung vào một số ít khách hàng lớn - bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi nhiều NHTM khác, nguồn vốn huy động từ định chế tài chính chiếm tới 31% tổng nguồn vốn Đây là nguồn vốn mang tính chất tạm thời và thiếu ổn định.
- Việc phát triển mạng lưới trong năm chưa đạt được hiệu quả cao do gặp khó khăn trong việc đàm phán do giá bất động sản biến động, các giao dịch trên thị trường tiền tệ đông cứng.
- Công tác huy động vốn của chi nhánh vẫn tập trung chủ yếu dựa theo các phương pháp truyền thống là thông qua công cụ lãi suất Việc sử dụng các công cụ mới như phát hành các giấy tờ có giá vẫn còn nhiều khó khan, do đó nguồn vốn trung và dài hạn vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong huy động Bên cạnh đó, chi nhánh vẫn tập trung quá nhiều vào các đối tượng khách hàng chính mà quên đi những nguồn vốn ổn định nhưng giá rẻ như ODA, nhà trường, bệnh viện…
- Việc triển khai các sản phẩm dịch vụ chưa đạt được hiệu quả cao do tỷ trọng của các khoản vay ngắn hạn tuy đã tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp
- Các hoạt động dịch vụ của ngân hàng mặc dù đã được phát triển nhưng đa phần vẫn là những mặt hàng truyền thống, không có tính đột phá Sự liên kết giữa các sản phẩm với nhau để tạo thành những gói sản phẩm với nhau là chưa cao.
- Hoạt động tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, kiều hối, thẻ có tăng trưởng nhưng chưa xứng với quy mô, tầm vóc và vị trí của chi nhánh.
2.4.2.2 Nguyên nhân a Nguyên nhân chủ quan
- Chính sách tín dụng của NH: Kể từnăm 2006, NHCT Việt Nam đã thực hiện thành công việc chuyển đổi dữ liệu từ quản lý tại từng chi nhánh sang quản lý tập trung tại trụ sở chính, đồng thời ban hành một loạt các văn bản mới quy định về hoạt động tín dụng và được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống Tuy nhiên, các văn bản đã dần bộc lộ một số khó khăn, bất cập cần được chỉnh sửa Vì thế, hoạt động tín dụng của các chi nhánh đôi khi còn có những vướng mắc.
- Công tác thẩm định món vay còn gặp nhiều khó khăn: Cán bộ tín dụng là người thẩm định đối với khoản vay, công tác thẩm định được tiến hành trước, trong và sau khi cho vay Do đó, khả năng thu thập và xử lý thông tin về khách hàng vẫn là một trong những khía cạnh có ảnh hưởng trực tiếp tới việc NH có quyết định thông qua khoản vay hay không Ý kiến của CBTD đóng một vai trò then chốt, mà đôi lúc vì cố tình hay do trình độ chưa tốt, CBTD có thể đưa ra những nhận định, đánh giá thiếu chính xác
- Công tác kiểm tra, giám sát nợ vay, thu hồi nợ: Còn mang nặng tính hình thức, CBTD hầu như chỉ kiểm tra khoản vay dựa trên những số liệu mà doanh nghiệp cung cấp định kỳ Việc kiểm tra trực tiếp cơ sở sản xuất của doanh nghiệp không được tiến hành thường xuyên Định kỳ 6 tháng, có khi 1 năm một lần, cán bộ tín dụng mới xuống làm việc với khách hàng về khoản vay Do vậy, cán bộ tín dụng không thể nắm bắt được thực chất tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của dự án.
- Hoạt động Marketing trong NH còn chưa được quan tâm một cách đúng mức, hiện nay chi nhánh còn khá thụ động trong việc tìm kiếm, mở rộng mối quan hệ với những khách hàng mới Hơn nữa việc giới thiệu cho khách hàng những sản phẩm tín dụng mới còn khá hạn chế Do đó, những loại hình tín dụng mà NH áp dụng còn chưa đa dạng Trong tình hình hiện nay, việc tập trung vào phát triển các
TCDN 52C loại hình dịch vụ mới là hết sức cần thiết, khi mà các sản phẩm truyền thống đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt đến từ nhiều NH khác nhau.
- Lực lượng cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, và cũng là người theo dõi khoản nợ trong suốt quá trình khách hàng vay đến lúc thu hồi nợ Do đó, khả năng, kinh nghiệm trình độ của cán bộ tín dụng sẽ quyết định đến chất lượng tín dụng của chi nhánh Hiện nay, lực lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh mặc dù đã được tham gia các khóa bồi dưỡng, chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ nhưng khả năng nắm bắt với những thay đổi hàng ngày của tình hình kinh tế xã hội vẫn còn hạn chế Không chỉ có vậy, sự cạnh tranh của các NH khác không chỉ nhắm vào đối tượng là các khách hàng, mà còn là những cán bộ có năng lực tốt của chi nhánh
- Sự hạn chế trong khả năng thu thập thông tin về khách hàng: NH vẫn còn khá bị động trong vấn đề này, mặc dù nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng của nó Thông tin mà NH dựa vào chủ yếu là nguồn thông tin của khách hàng cung cấp, vì thế việc kiểm tra mức độ chính xác của thông tin là khá phức tạp.
- Một số bộ phận, cán bộ không tuân thủ các quy trình nghiệp vụ của NH TMCP Công thương Việt Nam về cho vay và thẩm định món vay, phân tích tài chính dẫn đến những rủi ro, do không thẩm định tốt tình hình tài chính và tư cách khách hàng nên đã để nợ quá hạn phát sinh.