LỜI MỞ ĐẦU Chuyên đề thực tập GVHD GS TS Nguyễn Quang Dong LỜI MỞ ĐẦU Những năm đầu thế kỷ XXI, Thế giới đã có những biến chuyển trên mọi lĩnh vực trong đó có kinh tế Đặc biệt với Việt Nam, nền kinh t[.]
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
Giới thiệu về Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh vinaconex
1.1.1.Giới thiệu về công ty :
-Công ty Cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex tên giao dịch quốc tế
VINACONEX GLASS FIBER REINFORCED POLYESTER PIPE JOINT STOCK COMPANY
-Tên viết tắt VIGLAFICO được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000182 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp
+Vốn Điều lệ: 30.000.000.000 đồng (Ba mươi tỷ đồng Việt Nam)
+Số cổ phần phát hành: 3.000.000 cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng/ cổ phần.
- Các cổ đông sáng lập bao gồm:
STT Tên cổ đông Nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính tổ chức Số cổ phần Tỷ lệ %
1 Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và Xây dựng
Tòa nhà Vinaconex, khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, phường Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội.
H10, phường Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội
Số 2, ngõ 475, đường NguyễnTrãi,ThanhXuân,Nam Thanh Xuân,Hà Nội.
Số 960, đường Lê Thanh Nghị, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, Hải Dương.
Công ty hoạt động với tư cách pháp nhân hoàn chỉnh, có con dấu riêng, tài khoản riêng, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
*Quá trình hình thành và phát triển :
Công ty Cổ phần Ống sợi Thủy tinh Vinaconex (Viglafico ) là đơn vị thành viên của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex),có trụ sở tại KCN cao Hòa Lạc,xã Phú Cát ,huyện Quốc Oai,Hà Nội
Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam sản xuất ống và phụ kiện composite cốt sợi thủy tinh với quy mô công nghiệp.Công ty có 100 cán bộ công nhân viên được đào tạo chính quy và hệ thống thiết bị đồng bộ.
Công ty thành lập ngày 09 tháng 6 năm 2004.Công ty có 02 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm:
+Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ nhất ngày 03/8/2005; +Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ hai ngày 09/9/2008. Sau 3 năm chính thức hoạt động công ty đã đạt được một số danh hiệu như : -Được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000
-Thương hiệu,sản phẩm uy tín hàng đầu Việt Nam tại hội chợ triển lãm VICONSTRUCT 2006
-Giải quả cầu vàng 2006 tại triển lãm “diễn đàn APEC-Hội nhập và Phát triển ”
Các sản phẩm chính của công ty:.
-Các sản phẩm ống sợi thủy tinh của chúng tôi rất đa dạng và phong phú về chủng loại, được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Truyền dẫn và phân phối nước sạch.
- Truyền dẫn tưới tiêu nông nghiệp
- Ống dẫn và thông gió.
- Hệ thống ống, bồn bể dùng cho công nghệ hóa học.
- Ống cấp nước có áp lực của trạm thủy điện vừa và nhỏ.
- Ống thoát rác chống cháy cho các nhà cao tầng.
- Hệ thống ống, bồn bể dùng cho công nghiệp dầu mỏ.
- Hệ thống ống, bồn bể dùng cho công nghệ địa nhiệt
Lấy tiêu chí chất lượng đặt lên hàng đầu, chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Với các ưu điểm vượt trội, sản phẩm ống và phụ kiện composite cốt sợi thuỷ tinh của chúng tôi đó được tin tưởng và sử dụng trong nhiều dự án trọng điểm của quốc gia như :
- Dự án cấp nước Sông Đà-Hà Nội có công suất 600.000m 3 /ngày đêm
- Nhà máy nước Dung Quất - Quảng Ngói công suất 30.000m 3 /ngày đêm
- Nhà máy nước khu công nghiệp Phố Nối A (Hoà Phát) công suất 20.000 m 3 / ngày đêm
- Dự án nâng cấp hệ thống cấp nước thị xã Hội An 21.000m 3 /ngày đêm
- Dự án cấp nước khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định, công suất 20.000 m 3 / ngày đêm
- Tuyến ống áp lực cho nhà máy thuỷ điện Suối Trát, tỉnh Lào Cai, công suất 2,4MW cột nước 250m và tuyến ống áp lực có đường kính DN1400mm, chiều cao cột nước 167m cho nhà máy thuỷ điện Nậm Hô - tỉnh Lào Cai -Với phương châm: "Cùng khách hàng vươn tới thành công" Chúng tôi tin rằng các sản phẩm composite cốt sợi thuỷ tinh mang thương hiệu Viglafico luôn là sự lựa chọn hàng đầu của quý công ty
1.1.2.Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề Kinh doanh của Công ty cổ phần ống sợi thủy tinh vinaconex :
*Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty được giao:
-Đầu tư kinh doanh bất động sản
-Xây lắp công trình ,các dự án lớn nư xây dựng dân dụng ,công nghiệp,hạ tầng kỹ thuật đô thị
-Tư vấn thiết kế,đưa ra các dự án quy hoạch.
-Sản xuất công nghiệp và vật liệu xâydựng và liên kết giữa kinh doanh bất động sản - tư vấn thiết kế và xây lắp.
•Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại ống, phụ kiện đường ống, các sản phẩm sản xuất theo công nghệ composite, vật tư ngành nước, vật liệu xây dựng.
• Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các vật liệu cho sản xuất sản phẩm composite, các sản phẩm cơ khí, máy móc thiết bị xây dựng, các loại máy móc thiết bị khác
•Kinh doanh vận tải hàng hóa.
• Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, cấp thoát nước.
• Xử lý chất thải, môi trường.
•Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ chú trọng đầu tư vào những dự án cùng nhóm ngành nghề xây dựng cơ bản, trên cơ sở ổn định về tài chính, tạo lợi thế trong kinh doanh phát triển thị trường xây lắp truyền thống:
• Góp vốn vào các đơn vị thành viên trong hệ thống VINACONEX
• Đầu tư vào các dự án khác trên cơ sở đảm bảo việc bảo toàn vốn và tăng doanh thu, tăng thị phần trong ngành xây lắp và các ngành nghề liên quan
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
1 2.1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định cho công ty thì mỗi một công ty nói chung phải xây dựng cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý và phát huy được các thế mạnh của công ty mình
Trong những qua công ty đã có nhiều thuận lợi để phát triển và cũng đứng trước nhiều thách thức, khó khăn do nền kinh tế mang lại.
Ban giám đốc,hội đồng quản trị thường xuyên quan tâm,chỉ đạo công ty trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2011.
Biên chế tổ chức của công ty trong năm đã được củng cố, kiện toàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành của công ty.
Cán bộ, công nhân viên, người lao động qua nhiều năm hoạt động đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định thực hiện các dự án lớn, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp tạo điều kiên thuận lợi cho việc triển khai các dự án lớn.
Công ty đã và đang tham gia các dự án lớn, đảm bảo được công việc trong năm 2011 tạo được uy tín trong việc tiếp cận các dự án khác đảm bảo công ăn việc làm trong những năm tiếp theo.
Tốc độ phát triển của nền kinh tế nhanh dẫn đến nhu cầu xây dựng về nhà ở tăng nhanh Tốc độ đô thị hóa nhanh làm cho nhu cầu về mở rộng đường xá, xây dựng cầu cống cũng theo đó mà tăng lên với tốc độ khá cao.
-Trong năm 2011 Công ty triển khai thi công nhiều công trình trọng điểm trong điều kiện thi công khó khăn, yêu cầu kỹ thuật cao, sức ép tiến độ hoàn thành công trình lớn.
-Trong 6 tháng đầu năm lạm phát tăng cao trên cả nước, giá cả thị trường có nhiều yếu tố bất lợi, giá vật liệu, nhiên liệu tăng cao (giá thép và xi-măng tăng 20%, giá nhiên liệu tăng 50%, giá vật liệu nổ tăng 170%); tiếp theo 6 tháng cuối năm, thị trường thiểu phát tác động xấu tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Chính phủ đã cắt, giãn tiến độ một loạt các dự án gây ảnh hưởng lớn đến công tác triển khai các dự án công ty đang thi công cũng như cơ hội tiếp xúc với các dự án khác.
-Thực trạng tài chính của công ty còn nhiều khó khăn, nợ phải trả lớn, nhiều dự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán được với chủ đầu tư Công tác thanh toán của các chủ đầu tư chậm dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yêu dựa vào vốn vay Lãi suất cho vay trong 6 tháng đầu năm tăng cao, cơ hội tiếp xúc với các nguồn vay khó khăn dẫn đến có những lúc thiếu nguồn cho sản xuất kinh doanh.
-Năm 2011, công ty cũng như các xí nghiệp phải chịu những áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường xây dựng cơ bản Đặc biệt là với các xí nghiệp thành viên, năng lực trang bị thi công hạn chế, xuống cấp chưa có điều kiện đầu tư trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất
-Năm 2011, nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chinh và nợ công châu Âu làm cho nguồn vốn của công ty gặp khó khăn.
1.2 2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011:
A.Các công tác điều hành và quản lý :
*) Công tác điều hành và quản lý sản xuất:
Ngay từ đầu năm, căn cứ kế hoạch được giao, công ty đã duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm cho từng đơn vị thành viên, làm cơ sở để triển khai đánh giá kết quản hoàn thành nhiệm vụ của từng đơn vị trong từng thời gian cụ thể.
Chỉ đạo, theo dõi chặt chẽ công tác nghiệp vụ Thực hiện đúng quy trình về quản lý công tác kế hoạch Áp dụng thống nhất hệ thống mẫu biểu báo cáo phục vụ công tác quản lý, điều hành trong toàn công ty Trong năm, công ty đã duy trì nghiêm chế độ báo cáo, giao ban từ đó có hướng quản lý điều hành tốt nhất Trước diễn biến thị trường, công ty đã chỉ đạo các đơn vị tích cực thu hồi vốn, giải quyết các khoản nợ phải trả; tạm dừng hoặc giãn tiến độ đối với một số dự án ,tiến hành điều phối về tài chính cho các xí nghiệp gặp khó khăn.
Công ty đã thường xuyên bám sát, chỉ đạo việc triển khai nhiệm vụ của các công trường trực thuộc và các xí nghiệp thành viên, chỉ đạo các đơn vụ xem xét và lựa chọn đấu thầu các dự án có vốn, tập trung vào các dự án rà phá bom mìn để giải quyết nhanh chóng khó khăn về mặt tài chính.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tưng bước đã tuân thủ các quy định của Nhà nước,quy định của Tổng công ty Vinaconex
*) Công tác quản lý các dự án trọng điểm của công ty : a Chủ đầu tư: Tổng công ty cổ phần VINACONEX
- Diện tích sử dụng đất: 241ha (chưa bao gồm diện tích tuyến ống trùng với đường cao tốc Láng - Hoà Lạc từ ngã ba Láng - Hoà Lạc về đến vành đai 3 -
- Địa điểm xây dựng: huyện Kỳ Sơn - Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình; các huyện, thị: Quốc Oai, Thạch Thất, Hoài Đức, Chương Mỹ, Sơn Tây, Hà Đông tỉnh
Hà Tây và thành phố Hà Nội.
- Quy mô đầu tư: công suất 300.000m 3 /ngày đêm, cấp nước cho các khu vực vùng phía tây Hà Nội, bao gồm: các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp phía tây Hà Nội, thuộc các tỉnh Hoà Bình, Hà Tây, thành phố Hà Nội và các khu đô thị, Khu công nghiệp dọc trên tuyến đường cao tốc Láng - Hoà Lạc.
Nguồn vốn đầu tư: đã thu xếp đủ theo yêu cầu thực hiện cho dự án giai đoạn 1.Đã hoàn thành đúng chỉ tiêu đi vào hoạt động vào quý III năm 2010 b Cụm nhà ở NO5
Tên công trình: Cụm nhà ở N05
Chủ đầu tư: Tổng Công ty CP Vinaconex
Tổng mức đầu tư: 1.842,322 tỷ đồng
Thời điểm kết thúc: 2010 Địa điểm xây dựng: lô đất N05 thuộc Dự án Khu đô thị Đông Nam, đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Dự án đã hoàn thành và đang tiến hành bàn giao cho khách hàng. c.Bảo tàng Hà Nội:
Tên công trình: Bảo tàng Hà Nội
Chủ đầu tư: UBND thành phố Hà Nội
Tổng giá trị hợp đồng: 2.300 tỷ đồng
Thời điểm kết thúc: 30/4/2010 Địa điểm xây dựng: Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
MÔ HÌNH PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG
Khái quát chung về hàm sản xuất và hàm chi phí
2.1.1 Lý luận chung về hàm sản xuất với hai yếu tố đầu vào
Sản xuất là việc kết hợp các đầu vào để tạo ra đầu ra, hàm sản xuất biểu thị mức sản lượng nhiều nhất mà doanh nghiệp có thể sản xuất được với mỗi tập hợp đầu vào xác định và với một trình độ công nghệ nhất định Hàm sản xuất mô tả các tập hợp đầu vào khả thi về mặt kỹ thuật khi doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả Tuy nhiên, có nhiều vấn đề đặt ra như: sản lượng sẽ thay đổi thế nào khi đầu vào thay đổi? có thể tăng đầu vào đến vô hạn không? Có thể tăng tất cả các đầu vào trong cùng một thời điểm không?
Ta có dạng hàm sản xuất với hai yếu tố đầu vào x1, x2
Bên cạnh hàm sản xuất, hàm chi phí cũng là một hàm được các doanh nghiệp rất chú ý Để đạt được hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ hàm sản xuất của mình để tối thiểu hoá chi phí sản xuất Hàm chi phí mô tả mối quan hệ giữa mức sản lượng sản xuất ra và tổng chi phí tối thiểu của các đầu vào sử dụng để sản xuất ra mức sản lượng đó Hàm chi phí này có thể biểu thị là: TC=TC(Q, w1, w2)=x1 w1+x2 w2 với w1, w2 là giá của đầu vào x1, x2.
Bài toán của công ty trong trường hợp một đầu ra và hai đầu vào có thể phát biểu như bài toán chọn đầu ra và các đầu vào để cực đại lợi nhuận.
Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì cả ba giá trị p, w1, w2 là những tham số cho trước được xác định trong các thị trường sản phẩm và thị trường yếu tố đầu vào tương ứng, ta có các điều kiện cực đại là:
Suy ra ta có wi
Ở đây MPi là sản phẩm cận biên của đầu vào i, nó được hiểu là thay đổi trong lượng đầu ra trên một đơn vị thời gian cho thay đổi trong lượng yếu tố đầu vào trên một đơn vị thời gian, tất cả các đầu vào (yếu tố sản xuất khác) giữ nguyên Điều kiện này có nghĩa rằng sản phẩm biên của mỗi đầu vào phải bằng giá đầu vào thực của nó, tức là giá đầu vào chia cho giá đầu ra Từ hai điều kiện trên và hàm sản xuất xác định được đầu ra cực đại lợi nhuận và các đầu vào.
Từ đó xác định được MRTSjk là tỷ suất thay thế kỹ thuật cận biên giữa các đầu vào j, k, MRTS là tỷ lệ mà một đầu vào có thể thay thế cho đầu vào kia để giữ nguyên mức sản lượng, được định nghĩa là tỷ số giữa các sản phẩm biên của đầu vào.
Trong trường hợp hai đầu vào ta có: MRTS12= w1/w2
2.1.2 Khái quát đối với doanh nghiệp có nhiều yếu tố đầu vào
Hàm sản xuất với nhiều yếu tố đầu vào y=f(x1,x2… xn) w i i py x
Tương tự ta có được các điều kiện cần thiết để tìm ra kết hợp tối ưu cho doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận. k j w w j k x x
Với các đầu vào làm cực đại lợi nhuận thì khi thay đổi trong cầu yếu tố thứ j với một thay đổi trong đầu vào thứ k bằng thay đổi trong cầu yếu tố thứ k với một thay đổi trong giá đầu vào thứ j Các đầu vào j và k là thay thế nếu w k x j
là dương và chúng bổ sung nếu đạo hàm riêng này âm.
Một tập hợp các kết quả khác là các điều kiện dấu đối với các đầu vào và đầu ra cực đại lợi nhuận. j j w 0
Từ đây ta tìm được điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
* Tổng quát ta xét py TC y
Để lựa chọn đầu ra cực đại thì ta phải có
d y dTC y 0 p p MC y dy dy p MC y
Như vậy, điều kiện cấp 1 để chọn đầu ra cực đại là chi phí sản xuất biên phải bằng giá của một đơn vị đầu ra. Điều kiện cấp 2 là:
0 d TC y dMC y d dy dy dy dMC y dy
Vậy tổng hợp các điều kiện là giá bằng chi phí biên mà tại đó chi phí biên đang tăng lên
2.1.3 Mô hình phân tích chi phí
Sử dụng các mô hình mô tả công nghệ sản xuất của doanh nghiệp để phân tích ta mới chỉ đạt được tối ưu về kỹ thuật, chưa tính tới các điều kiện bên ngoài là thị trường đầu vào Đối với các doanh nghiệp giá cả các yếu tố sản xuất là điều rất quan trọng Đây là nguồn thông tin doanh nghiệp không thể bỏ qua khi lựa chọn mức sử dụng các yếu tố Với một công nghệ nhất định, các doanh nghiệp chỉ được phép sử dụng các yếu tố đầu vào trong một chừng mực nhất định Vì vậy, doanh nghiệp phải chọn các sử dụng tổ hợp các yếu tố đầu vào một cách tốt nhất Tức là doanh nghiệp phải giải hai bài toán. Hoặc là: với mức sản lượng dự kiến sản xuất, doanh nghiệp phải sử dụng đầu vào sao cho chi phí thấp nhất? hoặc là: với kinh phí đầu tư ấn định ban đầu, doanh nghiệp phải sử dụng đầu vào thế nào để sản lượng cao nhất?
Việc giải hai bài toán trên chính là việc phân tích tối ưu về mặt kinh tế của quá trình sản xuất của doanh nghiệp Khi giải quyết vấn đề các mô hình xác định và phân tích chi phí cũng sẽ giúp ta phản ánh được trạng thái công nghệ của doanh nghiệp và tác động của thị trường các yếu tố sản xuất.
Gọi Q là mức sản lượng dự kiến sản xuất Doanh nghiệp sử dụng các đầu vào X(x1,x2… xn) để sản xuất Q Ta có ràng buộc về sản lượng F(x1,x2,… xn)≥Q Chi phí cần bỏ ra là: i 1 min n w i i
với các biến nội sinh TC, x1, x2… xn, biến ngoại sinh là Q, w1… wn
Một số chỉ tiêu phân tích
Sản lượng của đơn vị cơ sở là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao động của đơn vị đó làm ra trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm)
Giá trị sản lượng của hoạt động xây dựng của đơn vị cơ sở bằng giá trị sản xuất của các công việc xây lắp, các hoạt động sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc…, được tiến hành trong năm.
Sản lượng hay chính là tổng giá trị sản xuất kí hiệu là: GO
GO= (1) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm xây lắp
(2) Chênh lệch số dư cuối kỳ (- ) số dư đầu kì về chi phí xây lắp dở dang
(3) Các khoản thu do bán phế liệu, phế phẩm
(4) Giá trị sản xuất của hoạt động kiểm soát thiết kế
(5) Giá trị sản xuất của hoạt động sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc.
(6) Doanh thu phụ không có điều kiện bóc tách
(7) Tiền thu được do thuê máy thi công có người điều khiển đi theo Khoản thu nhập do làm tổng thầu và giá trị nguyên vật liệu do bên A đưa tưới đã sử dụng vào công trình.
* Khái niệm và đặc điểm vốn cho sản xuất kinh doanh:
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh thì đều phải có vốn nhất định gọi là vốn kinh doanh Vốn kinh doanh được phản ánh trên hai giác độ.
+ Vốn kinh doanh gồm những gì (tài sản)
+ Nguồn hình thành vốn kinh doanh (ngồn vốn)
Trong kinh doanh vốn là công cụ cần thiết hàng đầu để doanh nghiệp thực hiện ý định kinh doanh của mình, rất nhiều người đã không thể tham gia kinh doanh vì không đủ vốn Theo quan điểm của khoa học kinh tế chính trị: Vốn được hiểu là tư bản bất biến gồm tất cả các yếu tố ban đầu được đầu tư cho một quá trình sản xuất, là nhà xưởng, là tư liệu sản xuất, là máy móc công nghệ Vốn có các vai trò sau:
+ Xác định quy mô của đơn vị sản xuất, quy mô quá trình sản xuất + Đóng góp vào giá trị sản phẩm được sản xuất một phần giá trị của nó trong quá trình sản xuất
+ Trong quá trình sản xuất, cùng với hàng hóa vốn tham gia vào quá trình tạo ra giá trị thặng dư.
+ Trong quá trình liên tục của nhiều quy trình sản xuất vốn thể hiện vai trò như một hàng hóa.
Vốn kinh doanh bao giờ cũng là cơ sở tiền đề để doanh nghiệp tính toán hoạch định các chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh Vì vậy vốn kinh doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp
Có thể khẳng định lao động là một trong ba yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất, quản lý, lao động tốt góp phần không nhỏ vào sự thành đạt và phát triển của Công ty Xuất phát từ đặc thù kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh ngành xây dụng có những đặc thù riêng biệt của ngành xây dựng,việc sản xuất kinh doanh ngành xây dựng diễn ra chủ yếu trong môi trường ngoài trời mưa, nắng, đầy nguy hiểm, vất vả,… lao động trực tiếp sản xuất khá nặng nhọc và khói bụi độc hại Do vậy nguồn lao động có những điểm riêng biệt đáp ứng điều kiện làm việc của ngành.
Lựa chọn mô hình
2.3.1 Hàm sản xuất dạng Cobb- Douglas
Một trong những hàm sản xuất được sử dụng rộng rãi nhất trong ước lượng là hàm sản xuất Cobb_Douglas, có dạng: yA L K
A, và là những tham số dương cố định Đặc trưng của hàm này là dễ dàng tính được độ co giãn của từng yếu tố đầu vào Độ co giãn chính bằng số mũ của từng yếu tố.
Tính không đổi của các độ co giãn này là một đặc tính của hàm sản xuất Cobb-Douglas, và các bất đẳng thức trên bảo đảm rằng các điều kiện thỏa mãn Tổng của các độ co giãn là bậc thuần nhất của hàm:
Hàm Cobb_Douglas là tuyến tính theo logarit của các biến HàmCobb_Douglas đối với công ty thứ i, sau khi lấy logarit và cộng thêm số hạng nhiễu ngẫu nhiên u, để giải thích cho các biến đổi trong năng lực kĩ thuật hoặc sản xuất của công ty thứ i, là: lnyi = a+.lnLi +.lnKi + ui (a=lnA)
Một cách để ước lượng của các tham số a, và là ước lượng trực tiếp phương trình này, khi cho các số liệu về đầu ra yi, đầu vào lao động Li, và đầu vốn Ki Vì có số liệu thường không có sẵn nên việc ước lượng hàm sản xuất là tương đối khó Biến giải thích lnLi và lnKi là các biến nội sinh ,được xác định cùng với lnyi và không độc lập với số hạng nhiễu ngẫu nhiên Chúng cũng có khuynh hướng không độc lập với nhau, có thể dẫn đến vấn đề phương sai không đều.
Ta có các điều kiện đối với việc ước lượng hàm sản xuất Cobb- Douglas trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo cho bài toán cực đại lợi nhuận là: y
K = r p = rK yp Điều kiện có nghĩa là tỉ lệ của lao động trong tổng thu nhập bằng tham số ,trong khi tỷ lệ của vốn bằng tham số Tổng giá trị của đầu ra bằng tổng giá trị đầu vào : pyi =wLi +rKi nên ta có =1 Điều kiện này đòi hỏi hàm sản xuất Cobb-Douglas biểu diễn công nghệ có hiệu quả không đổi theo quy mô.
Suy ra: ln y=a+ ln L+(1- ) ln( K
L )+ui Đây là phương trình hàm sản xuất dạng sâu, liên hệ tỷ lệ đầu ra trên một lao động với tỷ số vốn lao động Ước lượng phương trình này chỉ ra một ước lượng của 1- , độ co giãn của đầu ra theo vốn, ở đây là độ co giãn theo lao động.
Ta có vài nhận xét về dạng hàm này:
Hàm Cobb-Douglass thuộc loại dễ ứng dụng và dễ ước lượng, mặt khác cũng phản ánh được xu thế của sản xuất do vậy được nhiều nước trên thế giới ứng dụng
Hàm này có thể ứng dụng cho cấp toàn quốc, cấp ngành hoặc cho từng doanh nghiệp
Các tham số của hàm ( ,A) nếu được tính thường xuyên sẽ phản ánh được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, đồng thời cũng cho thấy xu hướng nâng cao chất lượng sử dụng máy móc, trình độ công nhân viên của đơn vị Bởi vì, về bản chất a là năng suất các nhân tố tổng hợp Xét cho cùng là kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân viên, (gọi chung là nhân tố tổng hợp).
Nếu các doanh nghiệp đều tính các thông số của mô hình Cobb- Douglass riêng cho mình rồi đem so sánh các tham số đó với tham số của một xí nghiệp chuẩn( xí nghiệp có giá trị Q, L, K bình quân) cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh sẽ thấy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ta phải xét đến các khuyết tật có thể xảy ra đối với chuỗi số liệu, Vì vậy phải thực hiện kiểm định các khuyết tật Nếu có thì phải khắc phục.
2.3.1.2 Phương pháp phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến
Dựa vào R 2 và tương quan riêng giữa các biến để đưa ra các kết luận.Hoặc chúng ta có thể sử dụng hồi quy phụ Rồi dựa vào kết quả hồi quy phụ nhận xét Nếu mô hình hồi quy có nhiều ý nghĩa thì đã có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến.
2.3.1.3 Phương pháp kiểm định hiệu quả theo quy mô
H (hiệu quả không đổi theo quy mô)
H (hiệu quả thay đổi theo quy mô )
Nếu p-value < 0.05 thì bác bỏ giả thiết Ho (nếu ta chọn mức ý nghĩa là 5 %) Kết luận hàm sản xuất có hiệu quả thay đổi theo quy mô Ngược lại thì kết luận hàm sản xuất có hiệu quả không thay đổi theo quy mô
2.3.1.4 Kiểm định tính chuẩn của phần dư
Kiểm định Jarque- Bera sẽ cho chúng ta kết quả về tính chuẩn của chuỗi phần dư Với sự hỗ trợ rất mạnh của phần mềm Eviews ta có thể quan sát đồ thị tính chuẩn một cách trực quan.
Với S là hệ số bất đối xứng, K là hệ số nhọn.
Nếu JB 2 thì chuỗi phần dư chuẩn
Hàm tuyến tính là hàm có dạng Q a x i i với a i >0
Hàm tuyến tính các yếu tố sản xuất hoàn toàn thay thế cho nhau với tỷ lệ không đổi cho mọi mức sản lượng Hàm tuyến tính là dạng hàm đơn giản nhất Các kết hợp đầu vào của doanh nghiệp theo dạng hàm tuyến tính thể hiện mô hình sản xuất đơn giản.
Phương pháp phân tích
Sử dụng phần mềm Eviews để phân tích
2.4.1 Phân tích hồi quy tương quan
* Khái niệm phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (được gọi là các biến độc lập hay giải thích).
* Mô hình hồi quy tổng thể
Trong đó có F(Xi) là một hàm nào đó của biến giải thích Xi, với ví dụ trên hàm F(Xi) là hàm tuyến tính.
Hàm hồi quy tổng thể cho chúng ta biết giá trị trung bình của biến Y sẽ thay đổi như thế nào theo X.
Hàm F(Xi) có dạng như thế nào- tuyến tính hay phi tuyến- chúng ta chưa biết được bởi lẽ thực tế chúng ta chưa có sẵn tổng thể để kiểm tra Xác định dạng hàm hồi quy là vấn đề thực nghiệm.
Giả sử rằng PRF E(Y/Xi) là dạng hàm tuyến tính: E(Y/Xi) = 1 2 X i Trong đó 1, 2 là tham số chưa biết nhưng cố định, và được gọi là các hệ số hồi quy.
1 là hệ số tự do ( hệ số chặn)
Phương trình trên gọi là phương trình hồi quy tuyến tính đơn
Hàm hồi quy được xây dựng trên cơ sở mẫu ngẫu nhiên được gọi là hàm quy mẫu( SRF) hoặc hồi quy mẫu
Giả sử rằng đường hồi quy mẫu có dạng
Y i : là ước lượng của E(Y/Xi)
1 , 2 : là ước lượng của 1 và 2
2.4.2 Một số quá trình ngẫu nhiên
Chuỗi Yt được gọi là dừng nếu kỳ vọng, phương sai và hiệp phương sai không đổi theo thời gian Về mặt toán học chuỗi Yt được gọi là dừng nếu:
Chuỗi Yt được gọi là không dừng nếu nó vi phạm bất kỳ điều kiện nào nói ở trên.;
chính là hệ số tự tương quan Yt và Y t-k
Khi khảo sát các k theo độ dài của trễ ta có một hàm, người ta gọi là hàm tự tương quan (Autoregressive Correlation Function) Khi đó ta viết
Điều kiện thứ ba trong định nghĩa chuỗi dừng có nghĩa là hiệp phương sai, do đó hệ số tương quan giữa Yt và Yt+k chỉ phụ thuộc vào độ dài (k) về thời gian giữa t và t+k, không phụ thuộc vào thời điểm t.
Yt = ut, trong đó ut là yếu tố ngẫu nhiên trong mô hình hồi quy cổ điển.Nghĩa là ut có trung bình bằng không, phương sai không đổi và hiệp phương sai bằng không ut được gọi là nhiễu trắng (White noise) Trong trường hợp này, Yt là chuỗi dừng.
Gọi là toán tử sai phân, sai phân cấp I: Y t Y t Y t 1
Yt được gọi là liên kết bậc I nếu Y t là chuỗi dừng, ký hiệu là I(1)
Yt sai phân cấp II, được gọi là liên kết bậc II nếu 2 Y t là chuỗi dùng, kí hiệu là I(2).
Yt sai phân cấp d được gọi là dừng nếu d ( ) Y t là dừng , ký hiệu là I(d)
Nếu d= 0 thì Yt là chuỗi dừng Do đó chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ “ chuỗi dừng” và I(0) là tương đương với nhau.
Để tìm ra chuỗi Yt là không dừng thì hoặc là chúng ta sẽ ước lượng và kiểm định giả thiết: = 1; hoặc là ước lượng và kiểm định giả thiết = 0 Trong cả hai mô hình này đều không dùng được tiêu chuẩu T( Student – test) ngay trong trường hợp mẫu lớn Dickey- Fuller (DF) đã đưa ra tiêu chuẩn để kiểm định như sau:
Ta ước lượng mô hình, ^ / ( )Se ^ có phân bố DF Nếu như:
> thì ta bác bỏ H0 Trong trường hợp này chuỗi là dừng.
2.4.3 Quá trình tự hồi quy AR
Quá trình tự hồi quy bậc p có dạng như sau:
Yt= α0+α1Yt-1+ α2Yt-2 + α3Yt-3+ + αpYt-p+ ut, trong đó ut là nhiễu trắng. Điều kiện để quá trình AR(p) dừng là -1 < αi < 1, i= 1, 2, , p.
2.4.4 Quá trình trung bình trượt MA
Quá trình trung bình trượt MA có dạng :
Yt = ut +β1ut-1 + β2 ut-2 + β3 ut-3 + + βq ut-q , t=1, 2, , n trong đó u là nhiễu trắng , Điều kiện để chuỗi dừng là: -1< βi < 1
Lựa chọn biến
+ Biến phụ thuộc: là sản lượng ký hiệu là Y + Biến độc lập là:
ÁP DỤNG MÔ HÌNH VÀO SỐ LIỆU THỰC TÊ PHÂN TÍCH
Phân tích từng biến
Hình 3.1 Thống kê mô tả biến Sản lượng Q
Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy với mức ý nghĩa = 1% ta có giá trị
Như vậy, bác bỏ Ho: có phân bố chuẩn
Vậy chuỗi sản lượng xây dựng của công ty chưa phân bố chuẩn.
Qua bảng thống kê, Max(Q) = 19083.00 và min(Q) = 32.00000 Điều này cho thấy sản lượng (Q) có khoảng biến động tương đối lớn Với tính chất dài hơi của thời gian thi công các công trình xây dựng, quá trình thực hiện thi công chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố chủ quan của bản thân công ty về nhân công lao động, hình thức đổ vốn của các công trình,… cũng như nhiều yếu tố khách quan khác, sản lượng của công ty từ đầu và đến giai đoạn cuối một thời kì luôn có sự chênh lệch khá lớn.
Hệ số Skewness = 2.494649 > 0, chứng tỏ hàm sản lượng phân phối lệch phải.
Hệ số Kurtosis = 9.615589 > 3, phân phối của sản lượng có độ nhọn dương.
Hình 3.2 Thống kê mô tả biến vốn K
Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy với mức ý nghĩa = 1% ta có giá trị JB.58760 > (2) = 2.7 và probability = 0.000250;
Như vậy, bác bỏ Ho: có phân phối chuẩn
Vậy chuỗi nguồn vốn xây dựng của công ty chưa phân phối chuẩn. Max (K) = 3877.000 ; min (K) = 110.000
Sự chênh lệch này cũng có thể cho ta thấy nguồn vốn được rót vào các công trình luôn không đều Điều này sẽ có tác động trực tiếp đến tiến trình thi công.
Hệ số Skewness = 1.411859 > 0, chứng tỏ hàm vốn có phân phối lệch phải.
Hệ số Kurtosis = 4.699175 > 3, phân phối của vốn có độ nhọn dương.
Hình 3.3 Thống kê mô tả biến lao động L
Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy với mức ý nghĩa = 5% ta có giá trị JB1.1579 > (2) = 2.7 và probability = 0.000000;
Như vậy, bác bỏ Ho: có phân bố chuẩn
Vậy chuỗi lao động xây dựng của xí nghiệp chưa phân bố chuẩn.
Lao động trong từng thời kì cũng khác nhau Nguồn vốn rót vào không đều đặn ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình, số nhân công lao động từ đó cũng có những ảnh hưởng nhất định Dựa vào đồ thị phía dưới bằng trực quan có thể thấy được sự tương đồng tương đối trong biến động giữa vốn và lao động.
Hình 3.4 Đồ thị biến sản lượng Q
Qua đồ thị ta thấy sản lượng biến động rất mạnh theo thời gian.
Hình 3.5 Đồ thị biến lao động L
Hình 3.6 Đồ thị biến vốn K
Bằng trực quan có thể thấy rằng vốn và lao động cũng biến động mạnh tương tự như sản lượng Điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế thực tế cho thấy 2 biến đã chọn có liên hệ mật thiết và có khả năng lý giải cho biến phụ thuộc sản lượng (Q).
3.1.3 Kiểm định tính dừng từng biến
Kiểm định tính dừng của Q
Bảng 3.1 Bảng kiểm định tính dừng của biến Sản lượng Q
Bảng kết quả cho thấy chuỗi dừng.
Lược đồ tương quan của Q
Hình 3.7 Lược đồ tương quan của biến sản lượng Q
Dựa vào lược đồ tương quan ta thấy chuỗi sản lượng chưa là nhiễu trắng, có thể có quá trình ARMA(1,0)
Bảng 3.2 Kết quả ước lượng sản lượng Q
Dựa vào mô tả thống kê ta thấy Mean = -1.49E - 10 (xấp xỉ bằng 0), vậy có thể coi chuỗi phần dư là nhiễu trắng Vậy mô hình ARMA là (1,0)
* Kiểm định tính dừng của K
Bảng 3.3 Bảng kiểm định tính dừng của biến vốn K
Bảng kết quả cho thấy chuỗi dừng.
Lược đồ tương quan của K
Hình 3.8 Lược đồ tương quan của biến vốn K
Dựa vào lược đồ tương quan ta suy ra mô hình dự báo là ARMA(1,0)
Bảng 3.4 Bảng kết quả hồi quy biến vốn K
Kiểm định tính dừng của phần dư
Bảng 3.5 Bảng kiểm dịnh tính dừng phần sư biến vốn K
Phần dư đã là một nhiễu trắng Mô hình tốt
Dựa vào mô tả thống kê ta thấy Mean =3.74E- 11 xấp xỉ bằng 0, vậy chuỗi phần dư là nhiễu trắng Vậy mô hình ARMA là (1, 0)
* Kiểm định tính dừng của L
Bảng 3.6 Bảng kiểm định tính dừng biến lao động L
Từ bảng kết quả trên ta thấy chuỗi chưa dừng.
Xét sai phân bậc nhất D(L):
Vậy chuỗi lao động là dừng sai phân.
Lược đồ tự tương quan :
Từ đó ta có mô hình ARIMA(1,1,1):
Bảng kiểm định phần dư :
Ta thấy chuỗi phần dư có Mean = 1.23 E -13 (= 0) nên có thể coi chuỗi phần dư là một nhiễu trắng.
Phân tích sự phụ thuộc của sản lượng theo từng yếu tố
3.2.1 Sự phụ thuộc sản lượng theo vốn
Bảng 3.7 Bảng kết quả hồi quy sản lượng theo vốn
Phương trình hồi quy cho thấy mối quan hệ tuyến tính biến thiên cùng chiều của sản lượng Q theo vốn K với hệ số biến K dương Khi tăng vốn K lên 1 đơn vị đồng vốn thì sản lượng Q tăng 4.08166788 đơn vị sản lượng (ProbK 0.0000) Điều này cho thấy cứ mỗi đồng vốn bỏ vào đầu tư thêm sẽ mang lại sự gia tăng trong sản lượng theo hệ số 4.08166788 Điều này có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược của công ty
Hình 3.9 Đồ thị tuyến tính của sản lượng Q theo vốn K
Từ đồ thị trên, bằng trực quan có thể thấy được các điểm của đồ thị phân bố sát đường tuyến tính, mô hình quan hệ giữa Sản lượng và Vốn này có thể có dạng tuyến tính.
Hình 3.10 Đồ thị sản lượng Q theo biến vốn L
3.2.2 Sự phụ thuộc của sản lượng theo lao động
Bảng 3.10 Bảng kết quả hồi quy sản lượng theo lao động
Với cùng mức ý nghĩa này, Phương trình cho thấy cứ mỗi lao động được sử dụng thêm sẽ mang lại 15.97468127 đơn vị sản lượng tăng thêm
Bảng 3.11 Bảng kết quả hồi quy sản lượng Q theo 2 biến K và L
Từ kết quả trên ta thấy các hệ số đều có ý nghĩa.
Kiểm định hệ số tự do bằng không (C=0)
Bảng 3.12 Bảng kết quả kiểm định hệ số tự do C=0
1 Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Bảng 3.13 Bảng kiểm định phương sai sai số thay đổi
Dựa vào bảng kết quả ta có giá trị F-statistic = 1.802103 và Obs*R-squared 8.332534.
Ta bác bỏ giả thiết H0: phương sai sai số không đổi.
Vậy phương sai sai số có thay đổi
Bảng 3.14 Bảng kết quả hồi quy
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
1424.983Durbin-Watson 1.095362 Prob(F- 0.000000 stat statistic)
Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy hệ số tự do không có ý nghĩa.
Kiểm định hệ số tự do C=0
Bảng 3.16 Bảng kết quả kiểm định hệ số tự do bằng 0:
Chấp nhận giả thiêt Ho: C(1) =0
Dựa vào giá trị của F-statistic, Chi-square và các giá trị probability ta chấp nhận giả thiết Ho: C(1)=0 Vậy hệ số tự do không có ý nghĩa thống kê nhưng có ý nghĩa kinh tế
Bảng 3.15 Hàm hồi quy Cobb-Douglass
Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob
Kiểm định tự tương quan
Bảng 3.16 Bảng kiểm định tự tương quan
Chấp nhận Ho không có tự tương quan
Bảng 3.17 Bảng kiểm định dạng hàm
Dựa vào bảng kết quả trên ta chấp nhận giả thiết Ho: Dạng hàm đúng
Vậy ta sử dụng mô hình Cobb- Douglas
Kiểm định hiệu quả thay đổi theo quy mô
Với hai giá trị ước lượng hệ số của K, L trong bảng, ta có :
Ho: +=1 (hiệu quả không đổi theo quy mô)
H1: +>1 (hiệu quả tăng theo quy mô)
Bảng 3.18 Bảng kiểm định hiệu quả theo quy mô
Thấy p_value tương ứng với thống kê F là 0,017115 / 2 < 0,05 nên ta bác bỏ Ho với ý nghĩa 5%, hay hàm sản xuất có hiệu quả tăng theo quy mô. Như vậy nếu mở rộng quy mô sản xuất bằng cách đầu tư thêm vốn và lao động thì làm tăng sản lượng, tuy nhiên hiệu quả sản xuất chưa chắc đã tăng
Theo kết quả sản xuất của công ty trước năm 2002 sản lượng cao hơn những năm gần đây Do từ năm 2002 đến năm 2011 thì giá cả nguyên vật liệu tăng và do nhiều yếu tố khách quan làm cho sản lượng công ty giảm. Nhưng khi sản lượng giảm do quy mô sản xuất thấp thì các chi phí về lao động và nguồn vốn cũng giảm Nâng cao quy mô sản xuất trong thời gian giá cả nguyên vật liệu lên cao sẽ làm giảm lợi nhuận biên với mỗi đồng vốn bỏ vào và lao động tăng thêm Vậy có nên mở rộng quy mô sản xuất hay không là vấn đề càn xem xét của công ty mục đích chung đặt ra
Từ phương trình hồi quy:
Do đặc thù của ngành xây dựng là bên A sẽ không đưa hết vốn cho bên
B mà họ chỉ đưa cho 20% giá trị của công trình và khi hoàn thành đến đâu vốn mới tiếp tục được rót thêm Chính vì vậy, tiến trình hoạt động sản xuất xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào vốn mà cụ thể là cách cấp vốn.
Kế hoạch trong năm 2012
-Tiếp tục thực hiện định hướng kinh doanh đã chọn, tăng trưởng đều và vững chắc, mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng, hiệu qủa sản xuất kinh doanh.
-Thực hiện đúng tiến trình thi công các hạng mục công trình với chất lượng đảm bảo, nâng cao uy tín cho công ty và tạo được hình ảnh thương hiệu và chỗ đứng vững chắc trên thị trường
-Tiếp tục triển khai các hợp đồng chuyển tiếp từ năm 2011, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
-Triển khai đến từng đơn vị thành viên việc thực hiện tiết kiệm các khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phấn đấu giảm thiểu 10% chi phí quản lý doanh nghiệp, rà soát các định mức để hạ giá thành sản phẩm.
-Tập trung tái cấu trúc toàn diện hoạt động của công ty.
-Kiện toàn và nâng cao hơn nữa vai trò người đại diện quản lý vốn tại doanh nghiệp có vốn của tổng công ty để bảo toàn, phát triển vốn đầu tư của tổng công ty tại doanh nghiệp.
-Hoàn thiện tốt công tác tổ chức và quản lý Kết hợp tuyển dụng và đào tạo cán bộ công nhân viên cho công ty.
-Đảm bảo ổn định viêc làm, thu nhập và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên và người lao động trong toàn công ty.
Dự kiến phấn đấu trong năm 2012, công ty cổ phần ống sợi thủy tinh vinaconex
Tổng giá trị sản lượng toàn Tổng công ty ước đạt 25.539,5 tỷ đồng.
Tổng doanh thu đạt 23.950,2 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế đạt 950,1tỷ đồng.
Thu nhập bình quân đạt 5,4triệu đồng/người/tháng và đảm bảo có thưởng.
* Các chỉ tiêu đầu tư khác của Công ty
-Giá trị cổ phiếu ngân hàng cổ phần Quân đội: 1,201 tỷ (106.720 cổ phiếu và
-Giá trị góp vốn dự án nhà máy xi măng Mỹ Đức: 2,8 tỷ
-Giá trị góp vốn công ty cổ phần Vinaconex 5: 3,6 tỷ (2,7 tỷ bằng tiền và 0,9tỷ giá trị thương hiệu) chiếm 10%.
- Giá trị góp vốn công ty cổ phần Vinaconex 9 :8,977 tỷ chiếm 21,37%.
- Giá trị góp vốn công ty cổ phần Vinaconex 2: 6,817 tỷ chiếm 37,8%.
- Giá trị góp vốn công ty cổ phần gốm sứ 51 : 1,5975 tỷ.
3.4.2 Các giải pháp chủ yếu
- Căn cứ mục tiêu nhiệm vụ kinh doanh năm 2012 để thực hiện giao khoán chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng chi nhánh, xí nghiệp, phòng ban và cho từng cá nhân.
-Thực hiện nghiêm túc các cơ chế quản lý điều hành của cấp trên đã ban hành, đảm bảo nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần đoàn kết trong toàn công ty từ trong ra ngoài.
-Phát huy truyền thống đoàn kết xây dựng đơn vị trong tập thể ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên các công ty thành viên.
-Duy trì đẩy mạnh các phong trào Có chính sách khuyến khích tinh thần làm việc.
-Có sự quan tâm đúng mức tới các công ty thành viên về mọi mặt
-Tích cực tổ chức đào tạo và bổ xung thêm kiến thức cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng thời kết hợp với công tác tuyển dụng theo đợt cụ thể nhằm có được một hệ thống đội ngũ nhân viên có chất lượng Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có năng lực quản lý cao Với cán bộ chuyên môn cần bổ sung kiến thức, nâng cao nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công việc, đặc biệt là những công trình đòi hỏi khoa học kỹ thuật cao mà công ty đã nhân thầu trong năm 2012
-Tạo lập mối quan hệ bền chặt với khách hàng, giữ vững uy tín Công ty với những khách hàng tiềm năng; tích cực tìm kiếm thu hút thêm khách hàng, chủ đầu tư… thông qua các hoạt động marketing, tuyên truyền quảng cáo.
-Chọn lọc dự án và thực hiện thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng cuả từng công trình Hạn chế sử dụng vật liệu, vật tư, máy móc thiết bị thừa thãi không cần thiết, giảm thiểu chi phí cho trong mỗi công trình.
Chính sách của nhà nước và một số kiến nghị đối với nhà nước
3.5.1 Khó khăn gặp phải trong thời kì suy thoái tiền khủng hoảng Kinh tế toàn cầu cũng như tại Việt Nam
Năm 2011 ngành xây dựng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Suy thoái kinh tế thế giới do khủng hoảng nợ công ở châu Âu có diễn biến phức tạp, khó lường Ở trong nước, lạm phát cao, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất cao đã tác động tiêu cực đến hoạt động của ngành Xây dựng.
Cuộc khủng hoảng tác động trên ở 3 lĩnh vực chính: vốn đầu tư vào xây dựng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng và trong điều kiện Việt Nam hội nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Thứ nhất, ở nguồn vốn nhà nước, để phục vụ cho tốc độ phát triển của đất nước, trong điều kiện hạ tầng cơ sở của Việt Nam còn đang rất yếu kém; để chuẩn bị cho các năm sắp tới, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế,Chính phủ sẽ trình Quốc hội để duy trì và tăng vốn đầu tư với khả năng cao nhất cho xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (thông qua các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, vốn vay, có hỗ trợ lãi suất, phát hành trái phiếu…) Một lĩnh vực khác rất quan trọng liên quan đến đời sống của nhiều người dân đó là chỗ ở của nhiều cán bộ, công nhân Hiện đang có một lực lượng lao động rất lớn ở trong những điều kiện rất kém về nhà ở, Nhà nước cũng cần dành khoản đầu tư thích đáng để xây dựng nhà ở xã hội, dưới hình thức thuê, thuê mua… cũng là một hình thức kích cầu có hiệu quả.
Về nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, trong điều kiện thị trường tiêu thụ giảm sẽ gặp nhiều khó khăn Do đó, việc triển khai các dự án, công trình và xây dựng mới sẽ bị ảnh hưởng, nguồn vốn đầu tư xây cho công trình xây dựng sẽ bị giảm sút.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở của doanh nghiệp, tư nhân trong điều kiện thị trường tiêu thụ suy giảm, sẽ khó có thể tăng, thậm chí dự đoán giảm sút hơn năm trước Riêng nhà ở do dân tự xây có thể không giảm do yêu cầu bức xúc về nhà ở và giá vật liệu xây dựng đang giảm.
Riêng nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư mới chắc chắn sẽ bị giảm sút từ việc giải ngân và việc triển khai đầu tư vốn đã được cấp phép sẽ gặp nhiều khó khăn
Như vậy, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tại Việt Nam, trong 4 loại nguồn vốn chỉ có nguồn vốn Nhà nước có hy vọng không giảm hoặc có thể tăng.
Còn với ngành vật liệu xây dựng sẽ bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, đặc biệt với các loại vật liệu xây dựng đã đầu tư, đang đầu tư sản xuất có sản lượng cao, cung vượt cầu như xi măng, gạch lát, thép… trong điều kiện thị trường trong nước gặp khó khăn, xuất khẩu bị ảnh hưởng do sự giảm sút đầu tư của thị trường trong và ngoài nước.
Hơn nữa, trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt, ngành xây dựng sẽ bị trực tiếp ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh với vật liệu nhập khẩu (thép, gạch lát, kính…); với lực lượng nhập khẩu (cả nhân lực quản lý, công nhân xây dựng), nhất là ở các dự án đấu thầu quốc tế, tổng thầu EPC.
3.5.2 Giải pháp từ phía Nhà nước Việt Nam
Phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư nhà ở xã hội là hướng kích cầu hiệu quả cho ngành xây dựng phát triển.
Tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, hạn chế những tác động xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Để đạt được mục tiêu này, cần kiến nghị với Nhà nước có giải pháp giữ vững và bổ sung vốn đầu tư từ vốn Nhà nước cho 2 lĩnh vực chủ yếu là hạ tầng cơ sở và nhà ở, nhất là với những công trình có hiệu quả cao Đặc biệt, trong điều kiện hạ tầng cơ sở kinh tế nước ta còn rất yếu kém cần tập trung xây dựng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước Trong đó, cần rà soát, kiên quyết đầu tư tập trung, dứt điểm chống dàn trải, kiên quyết đình hoãn các dự án công trình chưa cấp bách, hiệu quả đầu tư kém.
Quản lý phát triển đô thị, quản lý chất lượng công trình xây dựng, phát triển nhà ở, trong đó nhà ở xã hội, nhà ở cho hộ nghèo ở nông thôn và các vùng khó khăn, nhà ở cho đồng bào vùng ngập lũ Đối với các nguồn vốn khác cần đưa ra các cơ chế chính sách cụ thể,đột xuất đặc biệt trong thời gian trước mắt nhằm khuyến khích đầu tư như:chính sách thuế (giảm, dãn thời gian nộp đối với hoạt động xây dựng…); giảm, dãn nột tiền thuê sử dụng đất (để dồn vốn cho xây dựng công trình); có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích các dự án BOT; khuyến khích xã hội hóa các công trình công ích như quản lý duy tu bảo dưỡng đường, thu gom xử lý rác, xây dựng bệnh viện, trường học.
Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiện xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp dưới hình thức cho thuê (là chủ yếu), thuê mua, trả góp… Rà soát, sửa đổi, bổ sung ngay để xóa bỏ những rào cản hành chính thủ tục phiền hà nhằm tạo điều kiện giải ngân tối đa các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Mặt khác, đối với dự án xây dựng công trình cần sửa đổi, bổ sung các quy định trong luật xây dựng, luật đấu thầu nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất, nhà thầu trong nước (các loại thiết bị, kết cấu thép, sản xuất trong nước gói thầu EPC, các nhà thầu tư vấn thiết kế, khảo sát… trong các dự án); sử dụng nhân lực địa phương để không phải nhập khẩu thiết bị, kết cấu vật tư có thể sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu công nhân không đòi hỏi kỹ thuật cao.
Bên cạnh đó, vật liệu xây dựng cũng sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến ngành xây dựng Kiểm soát được những vấn đề của ngành vật liệu xây dựng có tính chất quyết định đối với ngành Xây dựng cơ bản.
Nên có giải pháp sử dụng vật liệu xây dựng trong nước nhất là vật liệu đang dư thừa năng lực sản xuất như xi măng, sắt thép, gạch lát, thông qua các quyết định chủ trương đầu tư như sử dụng đường bê tông xi măng thay thế đường nhựa thông thường để tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu nhựa đường; tăng thuế nhập khẩu ở mức cao như đối với các vật liệu xây dựng nhập khẩu(kính, gạch lát) theo các quy định khi ta ra nhập WTO, AFTA Nước ta cũng nên có chính sách khuyến khích sử dụng vật liệu không nung nhằm tăng tiêu thụ xi măng, tận dụng vật liệu phế thải (tro xỉ, nhiệt điện, mạt đá); Hạn chế sử dụng vật liệu gạch nung làm mất đất sản xuất, ô nhiễm môi trường bằng các chính thuế đất, thuế tài nguyên môi trường
Một số kiến nghị và giải pháp cho công ty
Qua nghiên cứu công ty cổ phần thủy tinh ống sợi Vinaconex có thể có một số kiến nghị cho toàn công ty :
Nâng cao hơn nữa khả năng sinh lời của vốn, tiếp tục tăng quy mô vốn để tăng khả năng cạnh tranh Để đạt được điều đó cần khai thác triệt để nguồn vốn của mình, tránh để tình trạng tiền nhàn rỗi, không có khả năng sinh lời.
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, phát triển lực lượng xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và toàn xã hội; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trong năm 2012. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây dựng nhà ở và hạ tầng kỹ thuật theo hướng công nghiệp hóa; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.
Tổ chức thực hiện phương án sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc
Bộ và các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng giai đoạn 2011 - 2015; đồng thời, tiếp tục theo dõi, đôn đốc, xử lý những vướng mắc hậu cổ phần hóa và nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Bộ sau cổ phần hóa.
Do đặc điểm của công ty xây dựng là các công trình thi công nằm rải rác nhiều nơi và xa trụ sở chính do đó công tác quản lý gặp khó khăn, nên cần nâng cao trình độ quản lý, ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên… Đẩy mạnh nghiên cứu tìm hiểu thị trường.