1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đề tài hôn nhân của Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện tại

32 5,2K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

- Luận văn đề tài hôn nhân của Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện tại.- Tại Hàn Quốc, hôn nhân giữa nam và nữ đồng nghĩa với việc kết nối hai gia đình, chứ không chỉ đơn thuần là kết nối hai cá nhân cô dâu - chú rể. Với ý nghĩa đó, sự kiện này được gọi là Taerye (대례) - Đại Lễ và mọi người thân quen đều đến tham dự. Chịu ảnh hưởng của giá trị Khổng giáo truyền thống, nghi thức kết hôn tại Hàn Quốc cũng khá dài dòng và phức tạp, từ việc kết đôi chồng vợ cho cô dâu - chú rể đến những nghi thức phải thực hiện sau hôn lễ chính.

Trang 1

LUẬN VĂN

ĐỀ TÀI:

HÔN NHÂN CỦA HÀN QUỐC TỪ TRUYỀN

THỐNG TỚI HIỆN ĐẠI

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

I Nguồn gốc và ý nghĩa

Tại Hàn Quốc, hôn nhân giữa nam và nữ đồng nghĩa với việc kết nối hai gia đình, chứkhông chỉ đơn thuần là kết nối hai cá nhân cô dâu - chú rể Với ý nghĩa đó, sự kiện nàyđược gọi là Taerye (대대) - Đại Lễ và mọi người thân quen đều đến tham dự Chịu ảnhhưởng của giá trị Khổng giáo truyền thống, nghi thức kết hôn tại Hàn Quốc cũng khá dàidòng và phức tạp, từ việc kết đôi chồng vợ cho cô dâu - chú rể đến những nghi thức phảithực hiện sau hôn lễ chính

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA

Trước đây, những người làm mai mối chuyên nghiệp có thể kết nối những "ứng viên"thích hợp cho hôn nhân, cặp vợ chồng mới cưới thường xuyên gặp gỡ lần đầu tiên ngaytại chính hôn lễ của mình Gia đình là một trong những yếu tố quyết định hôn nhân, họcòn phải đến tìm thầy bói để xem dự đoán về tương lai của đôi bạn trẻ Trong thời kỳJoseon (대대), người ta lập gia đình khi vừa bước qua tuổi trưởng thành và thông thường

nữ lớn hơn nam nhiều tuổi

Thông thường chú rể đến nhà cô dâu để cử hành nghi lễ, sau đó ở lại 3 ngày trước khiđưa cô dâu quay về nhà mình Nghi lễ thật sự bao gồm một số nghi thức nhỏ với nhiều

Trang 3

điệu bộ tượng trưng và các nghi thức lạy cầu kỳ Những người tham dự lễ cưới đều phảikềm chế cảm xúc và giữ lại vẻ u sầu khi đưa cô dâu sang nhà mới.

Mặc dù ngày nay, người Hàn Quốc còn lưu giữ lại nhiều khía cạnh của hôn lễ truyềnthống, nhưng đa số các nghi lễ hiện đại giống với nghi thức kết hôn của phương Tây hơn

là truyền thống xứ Hàn Tuy nhiên, ở nhiều ngôi làng nhỏ và các bảo tàng trên đất nướcHàn Quốc vẫn thường xuyên tổ chức nghi lễ kết hôn truyền thống để bảo tồn văn hóanước nhà

Eum/Yang (음/음)

Hôn nhân là đại diện cho sự kết hợp hoàn hảo và sự cân bằng của hai yếu tố chủthể trong thế giới này: Eum (대) - bóng tối, yếu tố nữ giới và Yang (대)- ánh sáng,yếu tố nam giới; còn gọi là âm và dương Thông thường, lễ thành hôn diễn ra vàolúc chạng vạng, đại diện cho sự cân bằng giữa ánh sáng ban ngày và bóng tối banđêm Màu xanh tượng trưng cho Eum còn màu đỏ tượng trưng cho Yang

I Các nghi thức, nghi lễ liên quan đến hôn nhân

a Truyền thống

Mỗi đất nước, mỗi nền văn hóa có một phong tục cưới hỏi riêng, mang đậm bản sắc củadân tộc mình Cùng tìm hiểu những nét độc đáo trong đám cưới truyền thống của ngườiHàn Quốc

Đám cưới truyền thống của người dân Hàn Quốc được gọi là Taerye (대대) Lễ cưới được

tổ chức linh đình mà trang trọng, với nhiều thủ tục, nghi lễ kéo dài và cầu kỳ

Trang 4

1 Eui Hon (Mai mối) (대대)

Tiến trình tìm kiếm người vợ hoặc chồng tương lai cho con cái trong nhà thườngphải nhờ đến các nhà mai mối chuyên nghiệp, họ sẽ thu thập thông tin từ những côgái - chàng trai đến tuổi thành gia lập thất nhưng vẫn còn đơn độc theo dòng dõigia đình, học vấn hay đẳng cấp xã hội sao cho tương xứng Người làm mai mối sẽkết nối cho các cặp vợ chồng tương lai và định ngày để hai bên cha mẹ giáp mặt.Cha mẹ cũng sẽ gặp gỡ người hôn phối tương lai của con mình, nhưng lúc này côdâu chú rể tương lai sẽ không được gặp mặt nhau Gia đình chú rể sẽ gửi lời cầuhôn đến cha mẹ cô dâu - người có quyền chấp nhận hay từ chối thay mặt con gáimình

2 Napchae (Định ngày lành) (대대)

Sau khi lời cầu hôn được chấp nhận, gia đình chú rể sẽ chuẩn bị Saju (대대)- xác địnhngày, tháng, năm, giờ sinh chính xác của chú rể theo âm lịch, sau đó gửi đến gia đình côdâu Giấy trắng cao 40cm, rộng 90cm, gấp lại 5 lần đều nhau sau đó viết Saju vào chính

Trang 5

giữa rồi bỏ vào phong bì màu trắng Không sử dụng keo để dán bì thư mà gia đình chú rểdùng nhánh tre gói bao thư vào trong sau đó cột lại bằng chỉ xanh và chỉ đỏ Cuối cùngdùng Sajubo (대대대) , loại vải bọc màu đỏ bên trong và màu xanh bên ngoài quấn lại thậtkỹ.

Dựa theo thông tin từ Saju, thầy bói quyết định ngày giờ tốt lành để cử hành hôn lễ Sau

đó gia đình cô dâu gửi Yeongil (대대) đến gia đình chú rể cho biết ngày cưới và hỏi về số

đo của chú rể để tiện việc mua sắm phục trang

3 Napp'ae (Trao đổi hồi môn) (대대)

Trước ngày cưới, gia đình chú rể đưa quà cưới sang nhà gái trong một hộp lễ vật gọi làHam (대) Thêm vào đó Hamjinabi (함함함함 )(người bưng Ham) và một nhóm bạn thân củachú rể đồng thời bưng Bongch'i Deok (대대대) bánh gạo đậu đỏ từ nhà trai sang nhà gái

Trang 6

Gia đình nhà gái sẽ tổ chức buổi tiệc nhỏ cho nhóm bạn này để đáp tạ công sức của họ.Buổi lễ đưa Ham đến nhà gái được xem như là sự kiện chính dành cho bạn bè chú rể,những người cầm Ham sẽ yêu cầu "bán" lại cho nhà gái lễ vật này Trong thời hiện đại,nhóm bạn này rất đông đúc, náo nhiệt, thường đòi hỏi số tiền lớn đủ để mua rượu uống.Ham thường có 3 lễ vật

1 Honseo (대대) - hôn thư gói trong vải lụa đen, ghi tên của người gửi và mục đích hôn sự.Đây là biểu tượng của sự trung thành mà người vợ dành cho người chồng tương lai củamình Người vợ phải giữ hôn thư mãi mãi bên mình, khi chết phải chôn theo

Trang 7

2 Chaedan (대대) là một số cây vải xanh đỏ dùng để may trang phục Vải xanh được cộtbằng chỉ đỏ còn vải đỏ cột bằng chỉ xanh Hai màu xanh đỏ là đại diện cho Eum/Yanghay còn gọi là Âm/Dương Honsu là những món đồ giá trị dành cho cô dâu từ gia đìnhnhà chú rể.

3 Túi Obang (대대)

Gồm có 5 túi nhỏ, túi màu đỏ đựng vào trong đó là những hạt đậu đỏ, tượng trưng cho sựxua đuổi các linh hồn xấu xa, được đặt ở phía tây nam Chiếc túi màu vàng được đặt ởtrung tâm với những hạt đậu màu xanh tượng trưng cho địa vị cao quý túi màu xanhđược đặt ở phía đông bắc, đặt vào đó một chút gạo nếp tượng trưng cho sự kiên nhẫn,nhẫn nại Chiếc túi màu hồng được đặt ở hướng tây bắc, với ý nghĩa là sẽ sinh được nhiềucon cháu và được đặt vào đó một chút bông gòn Và chiếc túi màu xanh lá cây sẽ được

Trang 8

đặt ở phía đông nam và cho vào đó cây bách xù với ý nghĩa, biểu tượng của sự thuầnkhiết, trong trắng

Trang 9

Theo nghi thức Ch'inyoung truyền thống, hôn lễ diễn ra bên nhà gái Chú rể thường cỡingựa hay lừa, cùng đoàn tùy tùng đi đến nhà cô dâu hay nơi diễn ra lễ cưới Chú rểthường đưa theo một đoàn nhạc công, thổi nhạc cụ để không khí nhộn nhịp hơn dù mặtchú rể có vẻ đăm chiêu và che giấu cảm xúc.

2 Jeonanrye (Trao ngỗng) (함함함) (奠雁禮) ( Điện nhạn lễ)

Kireogi (Uyên ương - cặp ngỗng dại) (음음음)

Một đôi ngỗng dại làm từ gỗ đại diện cho tân lang và tân nương Trong nghi thứcJeonanrye của lễ cưới, chú rể đưa một con ngỗng gỗ kireogi cho nhạc mẫu của mình.Ngỗng tượng trưng cho nhiều quy tắc mà đôi vợ chồng mới phải tuân theo trong đời sốnghôn nhân của họ:

- Ngỗng dại chỉ có một bạn đời trong suốt cuộc sống của mình Ngay cả khi 1 con chết, con còn lại sẽ không bao giờ tìm bạn đời mới

Trang 10

- Ngỗng dại là loài vật hiểu rõ ràng tôn ti trật tự Ngay cả khi bay trên bầu trời, chúng vẫnduy trì đúng cơ cấu và sự hài hòa tuyệt đối.

Ngỗng dại có bản chất luôn để lại sự tồn tại của mình ở bất cứ nơi nào nó đến Con ngườinên để lại di sản lớn cho con cháu mai sau khi họ rời bỏ thế giới này

Gà trống và gà mái được bọc lại bằng vải xanh và vải đỏ được đặt ngồi trên hoặc dướibàn hôn lễ Một trong những ý nghĩa của biểu tượng này là sự liên kết giữa những chú gàtrống và buổi sáng Mào gà trống đánh dấu sự khởi đầu của một ngày mới, sự khởi đầutươi sáng như ý nghĩa của cuộc hôn nhân bền vững Tiếng gáy của gà trống còn báo hiệucho quỷ dữ biết rằng ngày đã đến và chúng phải mau biến mất khỏi thế giới này Chú gàtrống trong lễ cưới đánh dấu niềm hy vọng rằng các linh hồn ma quỷ sẽ phải tránh xa,không làm phiền cặp vợ chồng mới cưới

Ý nghĩa thứ hai đại diện cho niềm hy vọng rằng cặp vợ chồng mới cưới sẽ có nhiều concái - điều rất quan trọng trong xã hội nông nghiệp truyền thống Gà là loài vật đẻ nhiềutrứng vì thế nên cô dâu mới có thể sinh nhiều con cái để cuộc hôn nhân càng thêm bềnvững

Trang 11

Trong nghi thức sang nhà gái tiến hành hôn sự, Girukabi - người dẫn đầu ôm chú ngỗng

gỗ kireogi (대대대) trong lòng Ngay khi đến nhà cô dâu, Girukabi đưa chú ngỗng gỗ nàycho chú rể sau đó chú rể đặt ngỗng gỗ xuống chiếc bàn nhỏ Ngay sân nhà, chú rể cúi lạy

mẹ vợ tương lai hai lần và bà sẽ cầm ngỗng gỗ đi vào nhà

3 Gyobaerye (Giao bái)

Trong hôn lễ truyền thống Hàn Quốc, lễ bái tổ tiên cũng là lần đầu tiên cô dâu vàchú rể biết mặt nhau Chú rể và cô dâu có người phụ lễ giúp đỡ họ trong suốt thời

Trang 12

gian cử hành hôn lễ Đầu tiên, chú rể sẽ bước đến phía Đông bàn cưới sau đó côdâu bước đến phía Tây Rể phụ bắt đầu trải chiếu hay thảm ra cho chú rể còn dâuphụ giúp đỡ cô dâu làm công việc tương tự Chú rể và cô dâu đứng đối diện nhau,những người phụ lễ giúp họ rửa tay như ngụ ý "tẩy trần" chuẩn bị cho buổi lễ.

Với sự giúp đỡ của phụ lễ, cô dâu cúi lạy chú rể hai lần và phụ lễ giúp chú rể lạyđáp lễ cô dâu một lần Cô dâu lại cúi lạy 2 lạy và chú rể đáp lễ 1 lạy nữa Sau đó

họ quỳ xuống đối diện nhau Lễ giao bái mang ý nghĩa hứa hẹn sẽ chung thủy trọnđời và có trách nhiệm với nhau

4 Hapgeunrye (Giao bôi)

Nghi thức này trong lễ cưới truyền thống có hai hình thức khác nhau tùy theo sựkhác biệt tôn giáo Hình thức thứ nhất là cô dâu chú rể uống rượu chung một cốc

do phụ lễ trao cho Hình thức thứ hai là cô dâu chú rể dùng rượu từ hai phần khác

Trang 13

nhau của quả bầu Lễ giao bôi biểu thị cho duyên phận của tân lang và tân nươngcũng như sự hòa thuận của cuộc sống chồng vợ Sử dụng hai nửa quả bầu biểu thịrằng chú rể với cô dâu tuy hai mà một - gắn kết trọn đời.

Trước tiên, những người phụ lễ rót rượu vào cốc nhỏ cho chú rể dùng còn mộtngười khác rót rượu cho cô dâu, nhưng cô dâu chỉ nhấp môi hoặc giả vờ uống màthôi Phụ lễ sẽ lại rót đầy cốc cho chú rể uống cạn Phụ lễ rót rượu lần nữa và côdâu lại tiếp tục nhấp môi hay giả vờ uống Cuối cùng, cô dâu và chú rể cùng "giaobôi" và cúi lạy 3 lần: một lạy phụ mẫu, hai lạy tổ tiên và ba lạy quan khách

iii Sau lễ thành hôn

4 lạy để bày tỏ sự kính trọng với gia đình, tổ tiên nhà chồng cũng như biểu lộ sựtận tụy của mình, thông thường cô dâu hay tặng quà nhỏ hay thức ăn cho cha mẹchồng

2 Shinbang (Phòng cưới) (함함)

Trang 14

Sau khi xong mọi nghi thức bên ngoài, cô dâu và chú rể sẽ lui về một trong những cănphòng của nhà chú rể, được trang trí đặc biệt dành cho hôn lễ Bên ngoài phòng, họ hàngthân thích sẽ dùng ngón tay khoét lỗ nhỏ lên giấy mỏng che cửa sổ để nhìn lén mọichuyện xảy ra trong phòng Thông thường họ làm vậy để canh chừng không cho cô dâu

bỏ trốn ra ngoài, vì theo tục lệ ngày xưa, cô dâu thường lớn tuổi hơn chú rể nên chú rể sẽrất lúng túng ở thời điểm này

Để giúp đỡ đôi vợ chồng trẻ, người hầu của cả hai gia đình bắt ðầu "cởi ðồ" cho cô dâuchú rể bằng cách tháo bỏ trang phục cưới rườm rà bên ngoài Ngýời hầu của cô dâu sẽ cởi

áo khoác cho chú rể còn người hầu của chú rể sẽ cởi áo khoác cho cô dâu Sau khi ngườihầu rời khỏi, chú rể phải tự động "giải quyết phần còn lại" mà cô dâu không được phảnkháng hay giúp đỡ

3 Wugwi 대대대(于归礼) 于歸 (Lễ vu quy)

Trang 15

Sau 3 ngày, chú rể và cô dâu sẽ đến nhà cha mẹ chú rể Chú rể cưỡi con ngựa hay lừadùng để rước dâu còn người hầu của chú rể sẽ khiêng cô dâu đi trên Kama (가 )- kiệu hoa대nhỏ Gần nhà chú rể, hàng xóm bắt đầu ném đậu đỏ, muối để đuổi bỏ yêu ma đi theo kiệucưới Ngoài ra, nhà trai đặt những bao ngũ cốc và rơm dễ cháy ngay ngạch cửa nhà, nơi

cô dâu phải băng ngang qua Ngoài việc không cho ma quỷ quấy phá, nghi thức này cònđại diện cho mong ước có mùa màng thu hoạch đầy đủ ngay khi thêm vào gia đình mộtthành viên mới

4 Hyeon Gurye (Ra mắt nhà chồng)

대대대대(见舅姑礼): (Hiện cữu cô lễ)

Để ra mắt bố mẹ chồng và chào đón một thành viên mới trong gia đình thì có thêm nghithức này mẹ chồng ngồi bên hướng tây, bố chồng ngồi bên hướng đông để chuẩn bị nhậnkính bái lúc này cô dâu đã chuẩn bị mang đến táo tàu, hạt dẻ, trái cây, thịt gà, và dângtrà cho những bậc lớn tuổi, họ hàng trong gia đình chồng

Đám cưới hiện đại của người Hàn Quốc

Trước ngày hôn lễ

Đính hôn

Trước hôn lễ chính thức sẽ có một lễ đính hôn Tại lễ đính hôn, hai gia đình sẽ gặp

gỡ tại nhà gái, hoặc đôi khi tại một khách sạn hay một nhà hàng nào đó, nhưng không baogiờ ở nhà trai Cô dâu chú rể trao tặng phẩm cho nhau, và một mẩu giấy trắng trên đó có

Trang 16

ghi tứ trụ về chàng trai được trịnh trọng trao cho gia đình nhà gái Sau đó mọi người thảoluận và ấn định ngày cưới.

Trao đổi hồi môn

Trước lễ cưới ít ngày, gia đình nhà trai thường gửi một cái hộp (ham: 대) đựng quàtặng hay còn gọi là yemul (대대)cho cô dâu Những quà tặng này thông thường là bạn bècủa cô dâu chú rể thường đảm nhận vinh dự này

Lễ cưới

Mặc dù, người Hàn Quốc luôn có ý thức giữ gìn phong tục cưới xin truyền thống củamình nhưng hầu hết các đám cưới ngày nay đều bị ảnh hưởng của phương Tây và đượcgiản tiện đi rất nhiều Cô dâu và chú rể sẽ mặc trang phục cưới hiện đại như các nướcphương Tây

Trang 17

Chú rể trong trang phục com-plê bước vào phòng cưới đã có sẵn khách mời trong tiếngnhạc piano và đứng trước chủ hôn

Cô dâu trong trang phục váy cưới được cha dắt tay đưa vào phòng cưới, và ở đó chú rể sẽsánh đôi cùng cô dâu

Đứng đối diện với nhau trước chủ hôn, cô dâu và chú rể sẽ nói lời thề nguyền và traonhẫn cho nhau Người chủ hôn thường có một bài thuyết giảng dài về tình yêu, hôn nhân

và những trách nhiệm xã hội mới liên quan đến đời sống hôn nhân

Trang 18

Trao nhẫn

Cô dâu và chú rể sau đó cúi chào khách mời Cuối buổi lễ thường là chụp ảnh kỷ niệmcùng gia đình và bạn bè tham dự tiệc cưới

Trang 19

Liền sau đó cô dâu và chú rể sẽ thay sang trang phục truyền thống để thực hiện một nghi

lễ tiếp theo theo kiểu truyền thống Và theo đó, cô dâu và chú rể sẽ quỳ lậy và rót trà mời

bố mẹ Liền sau hai người sẽ cầm một mảnh vải hình chữ nhật để hứng những quả khô

mà bố mẹ tung cho với một niềm tin là bố mẹ sẽ ban phúc cho con và hai người sẽ có mộtcuộc sống no đủ viên mãn

Trang 20

Sau đám cưới

Sau đám cưới đôi vợ chồng trẻ sẽ cùng nhau đi hưởng tuần trăng mật

Sau khi đi tuần trăng mật trở về, những người thân và họ hàng sẽ tới nhà xem cuộcsống mới của đôi vợ chồng trẻ Đôi vợ chồng trẻ sẽ tiếp đón họ bằng những món ăn ngon

Sự khác nhau giữa truyền thống và hiện đại.

Trước ngày hôn lễ

1 Eui Hon (Mai mối)(대대)

2 Napchae (Định ngày lành)(대대)

3 Napp'ae (Trao đổi hồi môn) (대대)

Trước ngày hôn lễ

1 Có hai cách để đến với hôn nhân:

yonea (hôn nhân theo tình yêu), chungmae ( mối lái)

2 Coi saju (대대) (tứ trụ) và gunghap (대대) (cung hợp)

3 Đính hôn: trao đổi tặng phẩm và

Trang 21

định ngày cưới.

4 Trao đổi hồi môn

Các nghi thức trong ngày hôn lễ

1 Ch'inyoung (Diễu hành)(대대)

2 Jeonanrye (Trao ngỗng)(대대대)

3 Gyobaerye (Giao bái)(대대대)

4 Hapgeunrye (Giao bôi)(대대대)

 Tổ chức nhà cô dâu (phòng ngoài

hoặc trong sân)

Các nghi thức trong ngày hôn lễ

1 Cô dâu được cha dắt tay đưa vào phòng cưới

2 Thề nguyền và trao nhẫn trước chủhôn

3 Chào khách và tham dự tiệc

và giáo dục tốt

Trước đây, sự yêu thương hay tình yêu đôi lứa không đóng vai trò trong việc lựa chọn bạn trăm năm Cặp vợ chồng trẻ có ít hay hầu như không có gì để nói trong vấn đề này vì

Trang 22

việc hôn nhân của họ thường do cha mẹ sắp đặt với sự giúp đỡ của bà mối Nói chung, vợchồng thường không gặp mặt nhau cho đến ngày cưới Tuy nhiên, điều này đã thay đổi theo thời gian.

Hiện nay đã có hai cách để đến với hôn nhân:

1. Trước tiên là yonea (대대) hay còn gọi là hôn nhân theo tình yêu, tức là gặp

gỡ, phải lòng, và kết hôn giữa hai người mà không có sự tham gia của bên thứ ba

2. Hai là chungmae(대대: mối lái)hay là hôn nhân sắp đặt, tức là cuộc gặp gỡcủa hai người được một người trung gian sắp xếp và sau đó dẫn đến hônnhân có sự đồng ý của hai bên

 Bận bịu với công việc và học tập nên giới trẻ hiện nay không có thời gian để làmquen,tìm hiểu nên nhiều bạn trẻ chọn cách hôn nhân qua mai mối Do đó ở Hàn Quốchiện nay xuất hiện rất nhiều công ty môi giới hôn nhân

Hầu hết những công ty môi giới này không chấp nhận những ứng viên sau:

Nam giới: bị hói,tàn tật hay không có bằng đại học

Nữ giới: không hấp dẫn hay không có bằng đại học

Xếp hạng ứng viên theo số

Cộng điểm cho nữ giới nếu xinh đẹp và nam giới có công việc tốt, địa vị cao, tốt nghiệp đại học thương mại hay đại học luật Họ sẽ được chăm sóc đặc biệt

 Coi trọng ngoại hình, coi trọng địa vị,bằng cấp

Coi saju(대대:tứ trụ) và gunghap(대대:cung hợp)

Vì được coi là có ảnh hưởng đến số phận con người nên giờ, ngày, tháng, nămsinh được xem xét cẩn thận Những mốc thời gian quan trọng này được nhắc đến như làbốn cột có tên gọi là saju Ví dụ, nếu tất cả tứ trụ này được xem là may mắn thì rõ ràngnhân vật được bàn ở đây sẽ trở thành một quan chức thành đạt Tuy nhiên, nếu cả tứ trụđều không may mắn thì người ta tin rằng, người đó sẽ nghèo khó, chết trẻ, hoặc chịunhiều bất hạnh khác

Sau khi đã xem xét cẩn thận bốn cột này, người ta sẽ tiếp tục xem xét thêm liệu đôi lứanày có thể sống hoà hợp với nhau với tư cách là một cặp vợ chồng hay không Bằng phépbói toán gunghap, một thày bói sẽ tiên đoán số phận sau này của cuộc sống lứa đôi; đây

là một việc được coi như là một phần thiết yếu của quá trình hôn nhân Mặc dù tứ trụ đều

Ngày đăng: 21/05/2014, 08:46

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w