XÁC ĐỊNH DUNG LƯỢNG VÀ SỐ LƯỢNG CHO CÁC MÁY BIẾN ÁP TRONG CÁC TRẠM

Một phần của tài liệu đề tài thiết kế hệ thống cung cấp điện cho nhà máy luyện kim màu (Trang 36 - 41)

TRONG CÁC TRẠM

1. Xác định số lượng cho các máy biến áp

- Chọn số lượng máy biến áp chính là chọn trạm biến áp phân xưởng có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng sơ đồ cung cấp điện hợp lý.

- Khi thiết kế để quyết định chọn đúng số lượng máy biến áp cần phải xét đến độ tin cậy của cấp điện.

- Dựa vào tính năng và mức độ quan trọng của từng phân xưởng trong nhà máy ta có thể phân ra hai loại phụ tải như sau:

Phân xưởng loại I gồm:

- Phân xưởng luyện kim - ký hiệu trên mặt bằng: 1 - Phân xưởng lò Martin - ký hiệu trên mặt bằng: 2

- Phân xưởng máy cán phôi tấm - ký hiệu trên mặt bằng: 3 - Phân xưởng cán nóng - ký hiệu trên mặt bằng: 4

- phân xưởng cán nguội- ký hiệu trên mặt bằng: 5 - Phân xưởng tôn - ký hiệu trên mặt bằng: 6 - Trạm bơm - ký hiệu trên mặt bằng: 8

Phân xưởng loại 3 gồm:

- Phân xưởng sửa chữa cơ khí - ký hiệu trên mặt bằng: 7 - Ban quản lý và phòng thí nghiệm - ký hiệu trên mặt bằng: 9 Số lượng máy biến áp được cho như sau:

- Phân xưởng phụ tải loại 1 cần đặt 2 MBA cho trạm biến áp phân xưởng đó.

- Phân xưởng phụ tải loại 3 cần đặt 1 MBA cho trạm biến áp phân xưởng đó.

Căn cứ vào vị trí, công suất tính toán và yêu cầu độ tin cậy cung cấp điện của phân xưởng, ta quyết định đặt 7 trạm biến áp phân xưởng( BAPX) như sau:

- Trạm B1 cấp điện cho PX luyện kim. - Trạm B2 cấp điện cho PX lò Martin.

- Trạm B3 cấp điện cho PX máy cán phôi tấm + ban quản lý và phòng thí nghiệm.

- Trạm B4 cấp điện cho PX cán nóng. - Trạm B5 cấp điện cho PX cán nguội.

- Trạm B6 cấp điện cho PX tôn + phân xưởng sửa chữa cơ khí. - Trạm B7 cấp điện cho trạm bơm.

- Trong đó tất cả các trạm biến áp B1, B2, B3, B4, B5, B6, B7 cấp điện cho các phân xưởng chính xếp loại I do đó cần đặt hai máy biến áp . Các trạm dùng loại trạm kề, có một tường chung với tường phân phân xưởng. Các máy biến áp dùng do ABB sản xuất tại Việt Nam, không phải hiệu chỉnh nhiệt độ.

2. Chọn dung lượng máy biến áp

- Chọn công suất máy biến áp đảm bảo mức độ an toàn cung cấp điện. Máy biến áp được chế tạo với các tiêu chuẩn nhất định, việc lựa công suất máy biến áp không những đảm bảo độ an toàn cung cấp điện, đảm bảo tuổi thọ máy mà còn ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của sơ đồ cung cấp điện.

Điều kiện chọn công suất máy biến áp:

Trạm có 1 MBA:

k.SđmB

Stt

Trong đó:

+ k là hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ ( tra sổ tay)

+ Stt là công suất tính toán của phụ tải do trạm biến áp đó đảm nhận TBA có n MBA:

k.n.SđmB

Kiểm tra điều kiện sự cố một MBA ( trong trạm có nhiều hơn 1 MBA) ta có (n-1).k.kqt.Sđm

Sttsc

Trong đó:

-Sttsc:Công suất tính toán sự cố. Khi có sự cố một máy biến áp có thể loại bỏ một số phụ tải không quan trọng để giảm nhẹ dung lượng của các MBA nhờ vậy có thể giảm nhẹ được vốn đầu tư và tổn thất của trạm trong trạng thái làm việc bình thường. Giả thiết trong các hộ loại I có 30% là phụ tải loại 3 nên Sttsc=0,7Stt

- kqt là hệ số quá tải sự cố, lấy kqt= 1,4 nếu thoả mãn điều kiện:

+ MBA vận hành quá tải không quá 5 ngày đêm mỗi ngày đêm không quá 6 giờ

+ Trước khi quá tải thì hệ số tải của MBA kt

0.93

+ Nếu vi phạm các nguyên tắc trên thì chọn kqt bằng cách tra bảng

Chọn dung lượng các máy biến áp trong các trạm.

Trạm biến áp trung tâm:

- Chọn MBA do Liên Xô chế tạo loại TDH có Sđm = 10 MVA khi đưa về lắp đặt trong nước thì công suất định mức của MBA phải được hiệu chỉnh theo nhiệt độ.

- Công thức hiệu chỉnh công suất theo nhiệt độ :

Trong đó:

+ S’đm : công suất định mức sau khi hiệu chỉnh (kVA) + Sđm : công suất định mức ghi trên nhãn máy (kVA)

Theo khí hậu miền Bắc lấy θtb= 240C, θmax=420C, như vậy công suất định mức sau khi hiệu chỉnh S’đm=0,75Sđm→S’đm=0,75.10000= 7500(KVA).

Bảng thông số kỹ thuật của máy biến áp trung tâm:

Loại Sđm kVA Điện áp (kv) Tổn thất UN% C H ∆Po ∆Pn C-H TDH 7500 35 10 14,5 65 8,0

Chọn dung lượng cho trạm biến áp +)Trạm B1 cấp điện cho PX luyện kim

SđmB≥ Stt/2 = 2677,78/2=1338,89(kVA)

Theo điều kiện sự cố: Sđm ≥ 0,7.Stt/1,4=1338,89

Chọn một máy biến áp 1600 – 10/0.4 có Sđm = 1600(kVA)

+)Trạm B2 cấp điện cho PX lò Martin

SđmB≥ Stt/2 = 2301,68/2=1150,84(kVA)

Theo điều kiện sự cố: Sđm ≥ 0,7.Stt/1,4=1150,84(KVA) Chọn máy biến áp 1600 – 10/0.4 có Sđm = 1600(kVA)

+)Trạm B3 cấp điện cho PX máy cán phôi tấm + ban quản lý và phòng thí nghiệm

SđmB≥ Stt/2 = (394,55+1510,1)/2=952,325(kVA)

Vì trạm B3 cấp điện cho ban quản lý và phòng thí nghiệmlà hộ tiêu thụ loại III nên khi sự cố ta cắt phụ tải này và trong phụ tải loại 1 có 30% phụ tải loại III.

+ Chọnmáy biến áp 1000 – 10/0.4 có Sđm = 1000 (kVA)

+)Trạm B4 cấp điện cho PX cán nóng

SđmB≥ Stt/2 = 2040,4/2=1020,2(kVA)

Theo điều kiện sự cố: Sđm ≥ 0,7.Stt/1,4=1020,2(KVA) Chọn máy biến áp 1600 – 10/0.4 có Sđm = 1600(kVA)

+)Trạm B5 cấp điện cho PX cán nguội.

SđmB≥ Stt/2 = 1704,2/2=852,1 (kVA)

Theo điều kiện sự cố: Sđm ≥ 0,7.Stt/1,4=852,1(KVA) Chọn máy biến áp 1000 – 10/0.4 có Sđm = 1000(kVA)

+)Trạm B6 cấp điện cho PX tôn + phân xưởng sửa chữa cơ khí.

SđmB≥ Stt/2 = (251,8+1704,2)/2=977,6(kVA)

Vì trạm B3 cấp điện cho ban quản lý và phòng thí nghiệm là hộ tiêu thụ loại III nên khi sự cố ta cắt phụ tải này và trong phụ tải loại 1 có 30% phụ tải loại III.

Sđm ≥ 0,7.1704,2/1,4=852,1 (kVA)

+ Chọnmáy biến áp 1000 – 10/0.4 có Sđm = 1000 (kVA)

+)Trạm B7 cấp điện cho trạm bơm.

SđmB≥ Stt/2 = 615,7/2=307,85 (kVA)

Chọn máy biến áp 400 – 10/0.4 có Sđm =400(kVA)

Tóm lại ta có bảng kết quả chọn MBA phân xưởng:

STT Tên phân xưởng Tên trạm Số máy Stt (kVA) Sđm(kVA) 1 PX luyện kim B1 2 2677.78 1600 2 PX lò Martin B2 2 2301.68 1600 3 PX máy cán phôi tấm + ban quản lý và phòng thí nghiệm B3 2 1904.65 1000 4 PX cán nóng B4 2 2040.4 1600 5 PX cán nguội B5 2 2089.5 1000 6 PX tôn + phân xưởng sửa

chữa cơ khí. B6 2 1956 1000

7 Trạm bơm B7 2 615.7 400

Một phần của tài liệu đề tài thiết kế hệ thống cung cấp điện cho nhà máy luyện kim màu (Trang 36 - 41)