Những thay đổi trong quan niệm về hôn nhân 1 Những thay đổi trong hôn nhân:

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài hôn nhân của Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện tại (Trang 28 - 32)

1. Những thay đổi trong hôn nhân:

Thời xưa, trong các gia đình Hàn Quốc, hôn nhân của con cái thường được những người có vai vế lớn trong gia đình như ông bà, cha mẹ quyết định. Đây là hình thức hôn nhân sắp đặt: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.

Có đôi khi hôn lễ được cha mẹ hai bên sắp đặt ngay từ khi đôi nam nữ còn nhỏ tuổi.

Ngày nay, ở Hàn Quốc chủ yếu là hôn nhân tự nguyện. Có hai con đường để dẫn đến hôn nhân, tiếng Hàn gọi là Yonae và Chungmae.

Thời xưa, một đám cưới không thể diễn ra khi không có sự đồng ý của cha mẹ hai bên. Còn ngày nay, một đám cưới diễn ra mà không có sự cho phép của cha mẹ, thì nó vẫn có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, hai vợ chồng sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn tâm lý và gặp trở ngại trong việc duy trì mối quan hệ bình thường với cha mẹ của họ.

a. Hình thức hôn lễ:

Ngày xưa, hôn lễ truyền thống của Hàn Quốc rất cầu kì và phức tạp, kèm theo nhiều nghi lễ.

Ngày nay, có ít người tổ chức hôn lễ theo kiểu truyền thống, nếu có thì hình thức cũng được đơn giản hóa đến tối đa, và các nghi thức không cần thiết cũng được loại bỏ bớt.

Thường thì các đám cưới của Hàn Quốc ngày nay là hỗn hợp của cả hai đám cưới phương Tây và truyền thống Hàn Quốc.

b. Các quan điểm về chọn bạn đời:

Quan điểm chọn bạn đời thời xưa:

 Quan điểm chọn vợ:

• Phải có phẩm hạnh

• Là một người con dâu ngoan ngoãn

• Là một người vợ đảm đang

• Một người mẹ biết quan tâm chăm sóc con cái → phải hết mình, tận tụy vì gia đình.

• Tam tòng tứ đức:

Tứ đức: Công - dung - ngôn - hạnh.)

• Có khả năng sinh con thật tốt → nối dõi tông đường  Quan điểm chọn chồng:

• Sống theo những tiêu chuẩn của Nho giáo→ người lí tưởng →quân tử

• Tam cương, ngũ thường:

o Tam cương: Quân thần, Phụ tử, Phu phụ. o Ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

 Mẫu người chuẩn mực→ mục tiêu của những bà mẹ hướng đến cho con gái mình. Đó là những chàng rể có đức cao vọng trọng, có vị thế trong xã hội, luôn giữ được những đạo nghĩa của Nho giáo.

Thời xưa, người nam và nữ thường chọn bạn đời theo quan niệm Nho giáo: Nam -> người quân tử, Nữ -> người có phẩm hạnh.

Quan điểm chọn bạn đời thời nay:

(Dưới đây là các thông tin theo kết quả bản khảo sát các sinh viên đại học trong khu vực thành phố Seoul)

 Quan điểm chọn vợ: s chiều cao:163.6cm

s thu nhập bình quân: 32 triệu won/năm (600 tr)

s nghề nghiệp: giáo viên, công chức, làm cho doanh nghiệp s có công việc, thu nhập ổn định.

 Quan điểm chọn chồng: s cao: ít nhất 177cm

s thu nhập: 43 triệu won/năm (hơn 800 tr) s có tài sản trị giá 240 triệu won

s là công chức nhà nước hoặc làm trong các doanh nghiệp sở hữu nhà nước.

Đa phần nam và nữ giới Hàn quốc cho rằng yếu tố tiểu sử bản thân là quan trọng nhất

¯Nữ giới có xu hướng quan tâm đến khả năng tài chính và nghề nghiệp của đối tác

2. Hình thức Hôn nhân quốc tế:

Những năm gần đây, hiện tượng kết hôn quốc tế gia tăng mạnh tại Hàn Quốc và dần trở thành một vấn đề xã hội.

Người Hàn Quốc trước nay vốn tự hào về sự thuần nhất của dân tộc. Với xuất phát điểm một dân tộc thuần nhất này, người Hàn Quốc nhìn chung có xu hướng coi thường người nước ngoài và coi rẻ những cuộc kết hôn với người nước ngoài. Chính vì thế, trong quá khứ, Hàn Quốc cũng không quan tâm đến chính sách cho người di cư nước ngoài.

Tuy nhiên, với tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập mạnh mẽ về kinh tế, nhu cầu lao động và hợp tác lao động quốc tế xuất hiện, giao lưu quốc tế bùng nổ và xã hội Hàn Quốc đã có những thay đổi theo xu hướng đa văn hóa, đa dân tộc.

Tháng 5 năm 2006, chính quyền Roh Muhyun chủ trương xây dựng Hàn Quốc thành một xã hội đa văn hóa, đa dân tộc. Với chủ trương này, chính phủ Hàn Quốc đảm nhận vai trò chính để truyền bá chủ nghĩa đa văn hóa và xem đây như một cách thức dễ dàng để giải quyết các vấn đề của tỉ lệ sinh thấp trong xã hội Hàn Quốc đang già hóa đi.

Theo thống kê của cơ quan chức năng Hàn Quốc, số trường hợp kết hôn giữa nam giới Hàn Quốc với phụ nữ nước ngoài đã gia tăng nhanh chóng trong vòng một thập kỷ qua.

Tính đến tháng 1/2011, có tổng cộng 181.671 người nước ngoài diện kết hôn đang sinh sống tại Hàn Quốc, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2009. Trong số đó, 89,7% là phụ nữ lấy chồng Hàn và có 31,1% đã được nhập quốc tịch Hàn Quốc. Việt Nam có trên 37.000 cô dâu, đứng thứ 2 sau Trung Quốc.

Tuy nhiên, hôn nhân quốc tế cũng đã dẫn theo những hậu quả, gây ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội Hàn Quốc.

Tình trạng bất đồng văn hóa trong hôn nhân quốc tế tăng, dẫn đến tỷ lệ ly hôn giữa các cặp vợ chồng đa văn hóa cũng tăng nhanh. Tỷ lệ ly hôn trong đối tượng hôn nhân đa văn hóa đã tăng vọt từ mức 2,4% cách đây 5 năm lên mức 9,4% trong năm 2009.

Xảy ra các tình trạng bạo lực gia đình. Điển hình là từ vài năm trở lại đây, thỉnh thoảng báo chí Việt Nam và Hàn Quốc lại gây xôn xao dư luận của hai xã hội với những bài báo viết về những vụ việc đau lòng xảy ra đối với một số cô dâu Việt Nam bất hạnh trên xứ người. Cô dâu Việt Nam tự tử do không tìm được lối thoát cho mình trong cuộc hôn nhân với người chồng Hàn Quốc. Cô dâu Việt Nam bị chồng đánh đập tàn nhẫn đến chết…Trong suốt năm 2008, xã hội Việt Nam lẫn Hàn Quốc đều tỏ ra rất bất bình trước vụ việc cô dâu Việt Nam bị nhà chồng tước đoạt quyền nuôi con, không cho cô được tiếp xúc với hai đứa con của mình ngay sau khi cô sinh xong. Và gần đây nhất là vụ việc cô dâu Thạch Thị Hồng Ngọc đã bị chồng, vốn là người có vấn đề về thần kinh, đâm chết vào ngày 8/7/2010 tại thành phố Busan.

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài hôn nhân của Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện tại (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w