a. Trang phục truyền thống
Theo truyền thống, thường dân thời Choseon hay mặc trang phục màu trắng hoặc màu nhạt ngoại trừ những dịp đặc biệt thì mới được mặc quần áo mày sặc sỡ. Hôn lễ là đại diện cho sự kiện quan trọng nhất của đời người nên những người có mặt trong ngày hôn lễ được phép sử dụng các trang phục đẹp đẽ như những gia đình giàu có hay con cháu hoàng tộc. Các màu chủ đạo được sử dụng thường là màu sáng, bởi theo người Hàn Quốc, chúng sẽ tạo ra sự vui tươi, hoan hỉ. Trong trang phục truyền thống của người Hàn ta có thể bắt gặp nhiều tư tưởng về phong thủy của người Trung Quốc.
Trang phục của cô dâu
Cô dâu mặc Wonsam (원삼-Viên sam) hay Hwalot (활옷-Khoát y) - là áo khoác bên ngoài, khá lộng lẫy, có tay áo dài rũ xuống. Wonsam có hình thức giống như Hwalot nhưng ngắn hơn. Thắt lưng bằng vải lụa màu đỏ thêu chỉ vàng, quấn quanh Wonsam hay
Hwalot, thắt lại ở đằng sau. Trên tay áo có các loại màu sắc đỏ, vàng, xanh nước biển
hoặc trắng tượng trưng cho Ngũ hành : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bên trong áo may bằng màu xanh, bên ngoài được may bằng màu hồng. Đây chính là tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương của nam nữ.
Trước, sau áo được thêu hình hoa mẫu đơn (모란꽃)– biểu tượng của phú quý. Thời xưa, những người Trung Quốc giàu có ưa chuộng màu sắc lộng lẫy rực rỡ của mẫu đơn. Mẫu đơn là loài hoa quý hiếm, chỉ có bậc quyền quý đài các mới chơi hoa này. Cho nên mẫu đơn là biểu tượng của sự giàu sang, phú quý. Ngoài hoa mẫu đơn, người ta cũng thêu hoa sen (연꽃) – biểu tượng cho sự hòa hợp, chữ Hán là liên 蓮 phát âm giống như chữ liên
連 (liên tục), hoặc chữ Hán là hà 荷 phát âm giống như chữ hoà 和 (hoà hợp). Trên áo cũng còn được thêu Thập trường sinh (십장생) - mười loại động vật tượng trưng cho sự trường thọ, thịnh vượng, ý chỉ cuộc sống sau này hy vọng sẽ trở nên giàu sang phú quý, vợ chồng sống đến đầu bạc răng long.
Trên một số áo còn thêu hoa mai - biểu tượng của phúc, con hươu, nai - chữ Hán là lộc
鹿 phát âm giống như chữ lộc 禄 (bổng lộc), con bướm - chữ Hán là điệp蝶 phát âm giống như chữ điệt 耋 (già 70 tuổi), trên áo còn thêu đứa trẻ tay cầm bông sen (liên 蓮 ) ngụ ý liên tiếp sinh quý tử…
Trên đầu cô dâu đội một Jokturi (족 두리) - vương miện cô dâu, có nguồn gốc từ vương miện công chúa Mông Cổ hay đội, trên Jokturi có cột Daenggi (댕 기)–mảnh vải màu tối (hoặc đỏ) có thêu ký tự vàng và treo rũ đằng sau lưng cô dâu, tóc được búi chặt sau cổ, dùng Yongjam (용잠 – long trâm) để giữ chặt. Điều này có ý nghĩa là cô dâu đã qua thời con gái và bắt đầu trở thành người phụ nữ. Cô dâu cũng phải đeo thêm
Hansam (한삼 – Hãn Sam) – một mảnh vải gắn liền với tay áo – để che đi đôi bàn tay của mình.
Tuy mặc bộ lễ phục tươi tắn, đầy màu sắc nhưng cô dâu Hàn Quốc sẽ phải hạn chế trang điểm. Họ chỉ được vẽ ba hình tròn trên mặt gồm trán và hai bên má, những vòng tròn nhỏ màu đỏ có nghĩa là "xua đuổi linh hồn ma quỷ”.
Trang phục chú rể
Vào ngày cưới chú rể sẽ mặc Samokwandae (사모관대 – Sa mạo quan đái) – một bộ trang phục giống với quần áo của quan lại cấp thấp trong triều đại Joseon, gồm Kakdae (각대 - Giác đái) – một loại dây thắt lưng, Samo (사모 – Sa mạo) – mũ đội đầu,
Mokhwa (목화 – Mộc ngoa ) – giày, ủng và Danryeong (단령 – Đoàn lãnh ) – áo khoác ngoài.
Danryeong thường có màu xanh và màu đỏ thẫm,
đây là hai màu tiêu biểu nhất tượng trưng cho âm và dương. Trên áo còn được thêu những con hạc, người hàn Quốc gọi là Song hạc hung bối (쌍학흉 배). Chim hạc tượng trưng cho sự trường thọ. Người Trung Quốc và Hàn Quốc tin rằng hạc sống đến ngàn năm (hạc thọ thiên tuế -학수천세). Màu sắc và đai lưng trang trí sẽ biểu thị cho vị trí của người đó trong triều đình. Vì hôn nhân là sự kiện quan trọng của một đời người nên chú rể được sử dụng trang phục này, dù không có vai vế trong hoàng cung đi chăng nữa.
b. Trang phục phương Tây:
Mặc dù, người Hàn Quốc luôn có ý thức giữ gìn phong tục cưới xin truyền thống của mình nhưng hầu hết các đám cưới ngày nay đều bị ảnh hưởng của phương Tây và được giản tiện đi rất nhiều. Cô dâu và chú rể sẽ mặc trang phục cưới hiện đại như các nước phương Tây . Các chú rể thì mặc một bộ đồ tuxedo,
comple còn cô dâu mặc một chiếc váy màu trắng. Điều này không có gì là khó hiểu khi hiện nay, 49% dân số Hàn Quốc theo Kitô giáo trong khi chỉ có 1% là tín đồ đạo Khổng.