PHẦN MỞ ĐẦU Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Chuyên Đề Tốt Nghiệp MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO 6 1 1 Đặc điểm dịch vụ đào tạo và chất lượng dịch vụ đào tạo 6 1[.]
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO
Đặc điểm dịch vụ đào tạo và chất lượng dịch vụ đào tạo
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ đào tạo a Các khái niệm:
Dịch vụ đào tạo được xác định là một dịch vụ (service), không phải là một hàng hóa (goods) Dịch vụ vì sản phẩm của đào tạo là kiến thức và kỹ năng, mà kiến thức và kỹ năng thì không sờ mó (intangible) được. b Đặc điểm dịch vụ đào tạo
Trong việc phân loại hàng hóa và dịch vụ, đào tạo được xác định như là một “dịch vụ tư” (private service) vì dịch vụ này bao hàm hai đặc điểm, có tính loại trừ (excludability) và có tính cạnh tranh (rivalness) trong sử dụng.
Có tính loại trừ trong sử dụng vì người học không thể tham gia hưởng thụ dịch vụ đó mà không có điều kiện, phải đóng học phí, vv Nếu người học không thỏa mãn những điều kiện đó sẽ bị lọai trừ ra khỏi việc hửơng thụ dịch vụ đào tạo Dịch vụ đào tạo có tính cạnh tranh trong sử dụng vì việc học của một học viên này sẽ ảnh hưởng đến việc học của những học viên khác Vì số lượng học viên trong một lớp học là hạn chế và số lượng lớp học trong một trường cũng bị hạn chế, nên học viên này được học thì một người khác không được học, hay là nếu thêm một học viên vào một lớp học quá đông sẽ ảnh hửơng đến việc học của các học viên khác.
Tương tự hàng hoá và dịch vụ khác, thị trường dịch vụ đào tạo, nói tắt là thị trường đào tạo, có hai khía cạnh, cung và cầu Trong một lý thuyết căn bản của kinh tế học, quy luật cầu muốn nói rằng cầu và giá có quan hệ nghịch biến, tức là đường cầu dốc xuống Nếu giá càng cao thì cầu càng thấp và ngược lại Khi chi phí cho việc học tăng lên thì số người đi học sẽ giảm Hơn nữa, quy luật cung thì ngược lại, cung và giá có quan hệ đồng biến, đường cung dốc lên, nếu học phí thu từ học viên càng cao thì số số lượng học viên mà trung tâm nhận đào tạo càng cao Ngược lại, nếu học viên học phí càng thấp thì số lượng học viên trung tâm nhận đào tạo sẽ giảm.
1.1.2 Khái niệm và tiêu chí phản ánh chất lượng dịch vụ đào tạo
Các khái niệm chất lượng dịch vụ đào tạo: có rất nhiều khái niệm chất lượng dịch vụ đào tạo khác nhau trên thế giới nhưng trong chuyên đề em chỉ xin đề cập tới quan điểm ở nước ta hiện nay Ở Việt Nam, khái niệm “chất lượng” và các cách tiếp cận khác nhau về chất lượng được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đề cập trong các ấn phẩm của mình Các định nghĩa về khái niệm chất lượng đều thể hiện “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu”.
Theo tác giả Nguyễn Đức Chính (2002) hiện nay trên thế giới có sáu quan điểm về chất lượng đào tạo như sau:
(1) Chất lượng được đánh giá “đầu vào”: Theo quan điểm này, một đơn vị có chất lượng cao nếu tuyển được nhiều học viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy có uy tín, có cơ sở vật chất tốt và trang thiết bị hiện đại Tuy nhiên, theo quan điểm này, sẽ khó giải thích trường hợp một đơn vị đào tạo có nguồn lực dồi dào nhưng chỉ có hoạt động đào tạo hạn chế; hoặc ngược lại, một đơn vị có những nguồn lực khiêm tốn, nhưng đã cung cấp cho học viên một chương trình đào tạo hiệu quả.
(2) Chất lượng được đánh giá “đầu ra”: Đơn vị có chất lượng cao nếu đào tạo được nhiều học viên tốt nghiệp giỏi, thực hiện được nhiều công trình khoa học có giá trị, nhiều khóa học thu hút người học Trên thực tế, quan điểm này chưa hoàn toàn phù hợp vì một đon vị đào tạo có khả năng tiếp nhận các học viên xuất sắc, không có nghĩa là học viên của họ sẽ tốt nghiệp loại xuất sắc Hơn thế nữa cách đánh giá đầu ra của các đơn vị đào tạo rất khác nhau
(3) Chất lượng được đánh giá bằng “giá trị gia tăng”: Đơn vị có chất lượng cao nếu tạo được sự khác biệt lớn trong sự phát triển về trí tuệ và cá nhân học viên sau quá trình đào tạo tại đơn vị đào tạo Điểm hạn chế của quan điểm này là khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng “đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra được hiệu số của chúng và đánh giá chất lượng của đơn vị đào tạo đó.
(4) Chất lượng được đánh giá bằng “giá trị học thuật”: Đơn vị đào tạo có chất lượng cao nếu có được đội ngũ cán bộ giảng dạy, các nhà khoa học có uy tín lớn Tuy nhiên điểm yếu của quan điểm này là ở chổ, liệu có thể đánh giá được năng lực chất xám của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khi có xu hướng chuyên ngành hóa ngày càng sâu, phương pháp luận ngày càng đa dạng.
(5) Chất lượng được đánh giá bằng “văn hoá tổ chức riêng”: Đơn vị đào tạo có chất lượng cao nếu có được một truyền thống tốt đẹp và hoạt động không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực công nghiệp và thương mại nên khó có thể áp dụng trong lĩnh vực đào tạo.
(6) Chất lượng được đánh giá bằng “kiểm toán”: Đơn vị đào tạo có chất lượng cao nếu kết quả kiểm toán chất lượng cho thấy đơn vị đào tạo có thu thập đủ thông tin cần thiết và những người ra các quyết định về có đủ thông tin cần thiết, sự hợp lý và hiệu quả của quá trình thực hiện các quyết định về chất lượng Điểm yếu của quan điểm này là sẽ khó lý giải những trường hợp khi một cơ sở đào tạo có đầy đủ phương tiện thu thập thông tin, song vẫn có thể có những quyết định chưa phải là tối ưu.
Trên cơ sở phân tích sáu quan điểm nêu trên, tác giả Nguyễn ĐứcChính nêu rõ “chất lượng là một khái niệm tương đối, động, đa chiều” và
“chất lượng là sự phù hợp với mục đích - hay đạt được các mục đích đề ra trước đó”
Các tiêu chí phản ảnh chất lượng dịch vụ đào tạo
1.1 Bảng tiêu chí phản ảnh chất lượng dịch vụ của Công ty cổ phần học viện doanh nhân INCIP :
Số thứ tự Tiêu chuẩn Tiêu chí
2 Bản mô tả chương trình đào tạo 3
3 Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo 7
4 Chiến lược dạy và học 4
5 Đánh giá người học (học viên) 7
6 Chất lượng đội ngũ giảng viên 10
7 Chất lượng đội ngũ phục vụ 4
8 Chất lượng người học (học viên) 3
9 Hoạt động tư vấn và hỗ trợ người học
10 Trang thiết bị và cơ sở hà tầng 5
11 Đảm bảo chất lượng quá trình dạy và học 2
12 Ý kiến phản hồi của các bên liên quan 3
14 Sự hài lòng của các bên liên quan 1
Chuẩn đầu ra đựoc xây dựng và được đề cập rõ ràng trong chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo khuyến khích học tập suốt đời
Chuẩn đầu ra bao gồm kiến thức chung và nghề nghiệp, kỹ năng chung và nghề nghiệp
Chuẩn đầu ra phản ảnh rõ yêu cầu của các bên có liên quan
Bản mô tả chương trình đào tạo :
Công ty có sử dụng bản mô tả chương trình đào tạo
Bản mô tả chương trình đào tạo cho biết các Chuẩn đầu ra và làm thế nào để đạt được các Chuẩn đầu ra này.
Bản mô tả chương trình đào tạo có đầy đủ thông tin cần thiết và đựoc phổ biến đến các bên có liên quan
Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo :
Nội dung chương trình đào tạo thể hiện sự cân đối giữa các kiến thức, kỹ năng chung và nghề nghiệp
Chương trình đào tạo phản ánh tầm nhìn và sứ mạng của công ty
Đóng góp của từng môn học cho việc đạt được Chuẩn đầu ra được thể hiện rõ
Chương trình đào tạo được thiết kế mạch lạc, các môn học có sự liên kết với nhau
Chương trình đào tạo thể hiện cả bề rộng lẫn bề sâu
Chương trình đào tạo thể hiện rõ các môn học, cở sở, chuyên ngành và chuyên đề cuối khóa, luận văn hay luận án
Nội dung chương trình đào tạo mang tính cập nhật
Chiến lược dạy và học
Đội ngũ Giảng viên hoặc bộ môn có chiến lược dạy và học rõ ràng
Chiến lược dạy và học giúp người học tiếp thu và biết cách áp dụng các kiến thức
Chiến lược dạy và học hướng đến người học và kích thích việc học tập có chất lượng
Chiến lược dạy và học khuyến khích các phương pháp học tập tích cực và giúp hình thành cách học phù hợp.
Kiểm tra đánh giá người học
Đánh giá người học bao gồm đánh giá đầu vào, đánh giá theo quá trình và đánh giá đầu ra.
Đánh giá người học được tiến hành dựa trên các tiêu chí
Người học được đánh giá thông qua nhiều phương pháp
Việc đánh giá phản ánh được yêu cầu của Chuẩn đầu ra và nội dung của chương trình đào tạo.
Các tiêu chí kiểm tra đánh giá tường minh và được công khai
Các phương pháp đánh giá hướng đến việc đạt được các mục tiêu của chương trình học
Các chuẩn mực được sử dụng trong đánh giá là tường minh và có tính nhất quán.
Chất lượng và đội ngũ Giảng viên
Đội ngũ Giảng viên có năng lực tương xứng với công việc được giao
Đội ngũ Giảng viên có đủ số lượng để thực hiện tốt chương trình đào tạo
Hoạt động tuyển dụng thăng tiến đối với Giảng viên căn cứ trên thành tích/công khai học thuật
Vai trò và mối quan hệ giữa Giảng viên được xác định và hiểu rõ
Công việc được phân công phù hợp với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng của Giảng viên.
Khối lượng công việc và hệ thống khen thưởng đựợc thiết kế nhằm hỗ trợ việc năng cao chất lượng dạy và học
Trách nhiệm của Giảng viên được quy định hợp lý
Có cơ sở để đánh giá, tham vấn điều chuyển công tác với đội ngũ Giảng viên
Có và thực hiện tốt cơ chế cho thôi việc và hưu trí cho Giảng viên
Có hệ thống đánh giá và khen thưởng Giảng viên hữu hiệu.
Chất lượng đội ngũ phục vụ
Đội ngũ nhân viên thư viện có năng lực và đủ số lượng, đáp ứng được yêu cầu công việc
Đội ngũ nhân viên phòng thí nghiệm có năng lực và đủ về số lượng đáp ứng đựơc yêu cầu công việc
Đội ngũ nhân viên máy tính có năng lực và đủ số lượng, đáp ứng đựoc yêu cầu công việc.
Đội ngũ nhân viên trợ giảng có năng lực và đủ về số lượng để đáp ứng yêu cầu công việc.
Có chính sách tuyển sinh rõ ràng
Quy trình tuyển sinh được tổ chức hợp lý
Khối lượng học tập thực tế phù hợp với thiết kế ban đầu
Hoạt động tư vấn và hỗ trợ người học
Có hệ thống tổ chức hợp lý
Người học nhận được đầy đủ thông tin tư vấn, hỗ trợ học tập và phản hồi về kết quả học tập của họ.
Có hệ thống tư vấn hợp lý dành cho người học
Cơ sở vật chất, môi trường xã hội và tâm lý đáp ứng được nhu cầu người học
Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng
Có đầy đủ hệ thống phòng học (giảng đường, các phòng học nhỏ, phòng hội thảo, phòng học VIP)
Có thư viện đáp ứng đầy đủ nhu cầu và cập nhật
Có hệ thống phòng thực hành đáp ứng đầy đủ nhu cầu và hiện đại
Có hệ thống máy tính đáp ứng đầy đủ nhu cầu và hiện đại
Các tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh môi trường đáp ứng đựoc mọi yêu cầu
Đảm bảo chất lượng cho quá trình dạy và học
Chương trình học được xây dựng bởi tất cả các Giảng viên, ban chuyên môn có kinh nghiệm.
Người học được tham gia vào việc phát triển chương trình học
Nhà tuyển dụng được tham gia vào việc phát triển chương trình học
Chương trình học thường xuyên được đánh giá theo chu kỳ phù hợp
Các môn học và chương trình học nhận được sự đánh giá có hệ thống từ người học
Phản hồi từ các bên có liên quan được sử dụng để cải thiện chất lượng
Quá trình dạy và học, kế hoạch và phương pháp đánh giá luôn hướng tới mục tiêu đảm bảo chất lượng và được cải tiến liên tục
Hoạt động phát triển đội ngũ
Có kế hoạch rõ ràng về nhu cầu đào tạo và phát triển đối với đội ngũ Giảng viên và nhân viên hỗ trợ
Các hoạt động đào tạo và phát triển đối với đội ngũ Giảng viên và nhân viên hỗ trợ phù hợp với nhu cầu đã xác định
Phản hồi của các bên có liên quan:
Ý kiến phản hồi từ thị trường lao động được thu thập đầy đủ và có hệ thống
Ý kiến phản hồi từ người học và cựu học viên được thu thập đầy đủ và có hệ thống
Ý kiến phản hồi từ đội ngũ cán bộ, Giảng viên được thu thập đầy đủ và có hệ thống
Tỷ lệ tốt nghiệp thỏa đáng và tỷ lệ thôi học ở mức chấp nhận được
Thời gian tốt nghiệp trung bình là hợp lý thực tiễn công việc của học viên cao
Tình hình áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế rất thiết thực
Mức độ tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên và người học đạt yêu cầu
Sự hài lòng của các bên liên quan:
Phản hồi từ các bên có liên quan là thỏa đáng
Những yếu tố bảo đảm chất lượng dịch vụ đào tạo
1.2.2 Chương trình và tổ chức quá trình đào tạo
Khái niệm về chương trình đào tạo
Theo từ điển Giáo dục học- NXB Từ điển bách khoa 2001 khái niệm chương trình đào tạo được hiểu là : ‘Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn , kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo ‘
Theo Wentling ( 1993 ): ‘Chương trình đào tạo ( Program of Training) là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo ( khoá đào tạo ) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở ngưòi học sau khoá đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra ,đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.’
Theo Tyler ( 1949 ) cho rằng :” Chương trình đào tạo về cấu trúc phải có
3 Phương pháp hay quy trình đào tạo
4 Cách đánh giá kết quả đào tạo
Văn bản chương trình giáo dục phổ thông của Hàn quốc (The School Curriculum of the Republic of Korea ) bao gồm 4 thành phần cơ bản sau:
1 Định hướng thiết kế chương trình
2 Mục tiêu giáo dục của các bậc, cấp học phỏ thông
3 Các môn, phần học và phân phối thời gian (nội dung, kế hoạch dạy học
4 Chỉ dẫn về tổ chức thực hiện và đánh giá chương trình
Trên cơ sở chương trình giáo dục chung( hoặc chương trình khung ) được quy định bởi các cơ quan quản lý giáo dục các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng các chương trình chi tiết hay còn gọi là chưong trình đào tạo. Chương trình đào tạo ( Curriculum ) là bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một khoá đào tạo phản ánh cụ thể mục tiêu, nội dung, cấu trúc, trình tự cách thức tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá các hoạt động giảng dạy cho toàn khoá đào tạo và cho từng môn học, phần học, chương, mục và bài giảng Chương trình đào tạo do các cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt
Như vậy chương trình đào tạo hay chương trình giảng dạy không chỉ phản ánh nội dung đào tạo mà là một văn bản hay bản thiết kế thể hiện tổng thể các thành phần của quá trình đào tạo , điều kiện, cách thức, quy trình tổ chức, đánh giá các hoạt động đào tạo để đạt được mục tiêu đào tạo.
Theo Luật giáo dục 2005 chương trình giáo dục được quy định theo điều 6 Chương I là : ” Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục , quy định chuẩn kiến thức , kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục ,phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp , mỗi cấp học hay trình độ đào tạo ”
Theo các bậc học loại hình giáo dục Luật giáo dục 2005 cũng quy định chương trình giáo dục cụ thể như sau:
Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông , quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông ”
” Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp , quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục , cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, ngành , nghề ,trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp ; bảo đảm liên thông với các chương trình giáo dục khác ”
Chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp bao gồm cơ cấu nội dung , số môn học, thời lượng các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập đối với từng ngành nghề đào tạo Căn cứ vào chương trình khung, trường trung cấp chuyên nghiệp xác định chương trình đào tạo của mình ( Điều 35- Luật Giáo dục 2005 )
” Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học , quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, ngành , nghề ,trình độ đào tạo của giáo dục đại học ; bảo đảm liên thông với các chương trình giáo dục khác ” ( Điều 41-Luật GD 2005 )
Chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng , trình độ đại học bao gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời lượng đào tạo , tỷ lệ phân bổ thời gian giữa các môn học, giữa lý thuyết và thực hành, thực tập Căn cứ vào chương trình khung, trường cao đẳng,trường đại học xác định chương trình đào tạo của trường mình ( Điều 41- Luật Giáo dục 2005 )
Thông thường các cơ quan quản lý đào tạo ( Bộ Giáo dục & Dào tạo; Tổng cục Dạy nghề) ban hành chương trình khung Chương trình khung là bản thiết kế phản ảnh cấu trúc tổng thể về thời lượng và các thành phần, nội dung đào tạo cơ bản (cốt lõi) của chương trình đào tạo là cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo cho từng ngành/nghề cụ thể Có thể hiểu chưong trình khung là khung chưong trình cộng với phần nội dung cốt lõi của chương trình đào tạo Ví dụ theo Quyết định số 21/ 2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 6/6/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chưong trình khung giáo dục Trung học chuyên nghiệp trong đó có nêu rõ quy định nội dung tổng thể các hoạt động giáo dục của một khoá học thành một hệ thống hoàn chỉnh và phân bố hợp lý thời gian theo quy định của Luật giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng và mục tiêu giáo dục
Tổ chức quá trình đào tạo:
Mô hình tổng thể quá trình đào tạo
Hoạt động đào tạo trong các cơ sở giáo dục& đào tạo bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau được diễn ra trong những không gian và thời gian nhất định Mô hình tổng thể quá trình đào tạo bao gồm các thành phần cơ bản sau (xem hình bên dưới ) Đầu vào
Quá trình đào tạo (Procesess
Kết quả đào tạo (Learning Outcomes
Thích ứng thị trường lao động ( Labor Market Outcomes)
Các cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy:
- Hệ thống cấp điện/nước
- Phòng học/xưởng/phòng thí nghiệm
Quá trình giảng dạy và học tập (Lý thuyết-thực hành)
Thói quen sống và lao động nghề nghiệp
Tình hình việc làm sau tốt nghiệp
Khả năng phát triển nghề nghiệp Đánh giá/Lựa chọn chương trình chi tiết / Lựa -Kiểm tra/đánh chọn phương pháp đào tạo/ đánh giá quá trình giá -Vănbằng/
Hình 1.2.1: Sơ đồ hoá quá trình đào tạo nghề nghiệp
Các thành phần trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và hình thành các thông tin ngược để đảm baỏ đầu vào và hoàn thiện quá trình đào tạo Các điều kiện đảm bảo chất lượng chủ yếu bao gồm các thành tố ở đầu vào và các chương trình đào tạo
Định hướng phát triển chưong trình
1 Phát triển chương trình đào tạo nghề nghiệp cần xuất phát từ thực tế nghề nghiệp và các yêu tố liên quan đến hoạt động lao động nghề nghiệp Cần nghiên cứu phân tích Đặc điểm chuyên môn nghề, phân tích các công việc thừa hành thực tế trong môi trưòng lao động nghề nghiệp cụ thể để thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo
2 Xây dựng chưong trình đào tạo theo định hưóng mục tiêu học tập ( Bloom) Các chưong trình không chỉ bao hàm mục tiêu học tập mà còn phản ánh cả các khía cạnh nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức học tập, kiểm tra đánh giá v.v.
TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN DOANH NHÂN INCIP
Tổng quan về Công ty cổ phần học viện doanh nhân INCIP
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần học viện doanh nhân INCIP
Xuất phát từ sự phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn đạt mức cao và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới Ngày 11/01/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), những cơ hội mới đang mở rộng trước các Doanh nghiệp Hiện nay nước ta có khoảng 200.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và khoảng trên 6.000 doanh nghiệp của nước ngoài.
Nhận thấy sự phát triển không ngừng của đất nước và nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của người dân Việt Nam cũng như của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, ngày 06/6/2006 Công ty Luật và Tư Vấn Đầu Tư INCIP được thành lập bởi những luật sư, thạc sỹ luật học nhiều kinh nghiệm chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam trong các lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, tranh tụng, thuế, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ… Với mong muốn được cung cấp các dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Trên cơ sở những thành công đã đạt được và nhu cầu thiết thực về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của các tổ chức hay mỗi cá nhân, ban lãnh đạo công ty đã quyết định thành lập Công ty cổ phần học viện doanh nhân INCIP (gọi tắt là Học viện doanh nhân INCIP) để phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của các doanh nhân và doanh nghiệp.
Ngày 1/11/2011 tại trụ sở Hãng luật INCIP, Học viện doanh nhân INCIP đã làm lễ ra mắt và công bố thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc.
Tên Công ty: Công ty cổ phần Học viện doanh nhân INCIP
Học viện được thành lập với 100% vốn Việt Nam.
(Lawyers-Investment-consultants-Intellectual property agents)
● Trụ sở chính :Số 24/463, phố Đội Cấn, phường
Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP Hà Nội
● Email incip@incip.edu.vn
Website:www.incip.edu.vn
Sứ mệnh của Học viện:
“Nâng tầm doanh trí” thể hiện sự khát khao của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc là xây dựng Học viện doanh nhân INCIP thành cái nôi để chia sẻ, trau dồi trí thức quản trị kinh doanh 5 Châu cho các doanh nhân , giúp các doanh nhân vươn lên một tầm cao mới trong thời kỳ hội nhập để vững bước chèo lái con tàu kinh doanh của doanh nghiệp mình ra biển lớn.
Triết lý của Học viện:
“Thực tế và ứng dụng”
Học viện sẽ kiên định với triết lý “Thực tế và ứng dụng” bằng việc thiết kế các khóa đào tạo vừa sát với thực tế vừa dễ hiểu, dễ nhớ và dễ ứng dụng với sự tham gia của các chuyên gia có trình độ cao, kinh nghiệm thực tế lâu năm.
Trong những năm tháng đầu tiên Học viện đã sử dụng chiến lược lấy ngắn nuôi dài, nghĩa là Học viện đã tổ chức những khóa học miễn phí để quảng bá thương hiệu với các học viên.Với hệ thống Marketing và sự nhiệt tình của giảng viên Học viện đã có được những khách hàng đầu tiên, có được những hợp đồng trị giá chưa được lớn Dù cho là hợp đồng ở giá trị nào thì Học viện cũng thực hiện tổ chức chuyên nghiệp những khóa học cùng với đội ngũ chuyên gia có trình độ cao và có kinhnghiệm thực tế lâu năm để có được những hợp đồng tiếp theo với lòng tin tăng dần từ phía thị trường Sau khi đã tồn tại được trên 1 thị trường nhiều khó khăn , Học viện INCIP tiếp tục khẳng định tên tuổi bằng những thành công lớn trong các hợp đồng giá trên hàng trăm triệu đồng và những đánh giá tốt đẹp từ phía khách hàng là những học viên, doanh nghiệp.
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Đại Hội Cổ Đông
Hội Đồng Quản Trị Ban Kiểm Soát
Phòng Tài Chính Kế Toán
( Được lấy từ tài liệu sự hình thành và phát triển của Học viện)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Học viện INCIP
Chức năng và nhiệm vụ
Bộ máy quản lý của Học viện được kiện toàn và hoàn thiện, là một cơ cấu khoa học, ổn định, hoạt động có hiệu quả Bộ máy của Học viện được tổ chức từ trên xuống dưới và thực hiện các chức năng sau:
_Tổ chức sắp xếp nhân sự theo một cơ cấu khoa học, hợp lý của từng nhiệm vụ, từng bộ phận.
_Tổ chức khai thác nguồn khách hàng và tìm kiếm thị trường.
_Tổ chức cung cấp và sử lý thông tin về tình hình tài sản và tài chính trong Học viện, tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả.
_Tổ chức cơ cấu của từng bộ phận một cách phù hợp nhằm đạt hiệu quả lao động cao, thực hiện đầy đủ các chính sách, nghĩa vụ với cấp trên, với nhà nước và với các tổ chức xã hội.
*Phòng tài chính kế toán
Hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có chức năng phản ánh mọi hoạt động kinh tế phát sinh, tổng hợp phân tích hoạt động kinh tế trong quá trình kinh doanh thông qua giám đốc, tổ chức nghiệp vụ quản lý thu chi ngoại tệ, đảm bảo thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, tiết kiệm phù hợp với pháp lệnh hiện hành.
* Phòng tổ chức hành chính
Hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Học viện, là cơ quan tham mưu giúp cho giám đốc xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý Học viện cũng như bộ máy kinh doanh, quản lý và thực hiện công tác cán bộ, lao động tiền lương, thực hiện mọi công tác hành chính, thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên Ngoài ra phòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ sắp xếp và tổ chức cách khóa học dành cho các học viên, các doanh nhân, doanh nghiệp.
Phòng kinh doanh hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc Học viện, có chức năng tham mưu tổ chức các hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc về các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.
Phòng kinh doanh theo sự ủy quyền của giám đốc được phép ký kết hợp đồng kinh tế, đàm phán ký tắt các văn bản thỏa thuận với khách hàng khi giao dịch kinh doanh
Phòng marketing hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc, và có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng
- Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu
- Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng
- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu
- Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn
- Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, và đôi khi là hồi sinh.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 4P: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị; 4 C: Nhu cầu, mong muốn, tiện lợi và thông tin Đây là kỹ năng tổng hợp của toàn bộ quá trình trên nhằm kết hợp 4P và 4C.
2.1.3 Kết quả hoạt động của công ty từ năm 2011-2014
(Do Công ty cổ phần học viện doanh nhân INCIP ra đời vào thời kỳ cuối năm 2011 nên đầu năm 2012 mới chính thức đi vào hoạt động Vì thế để thuận tiện cho viêc phân tích các số liệu em xin lấy số liệu từ năm 2012.)
- Quy mô vốn kinh doanh
● Công ty cổ phần Học viện doanh nhân INCIP hiện nay có vốn điều lệ là 988 triệu đồng.
Cơ cấu nguồn vốn của công ty
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp từ năm 2012-2014
( Toàn bộ vốn điều lệ là vốn chủ sở hữu)( Đv :triệu vnđ)
Số tiền (triệu vnđ) Tỷ lệ % 2013/2012 2014/2012 2013/2012 2014/2012 Vốn
Bảng 2.3: Bảng biến động vốn điều lệ của doanh nghiệp từ năm 2012-2014
Do hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nên 100% vốn của công ty là nằm ở tài sản cố định bao gồm : tiền thuê văn phòng, trang bị máy tính, máy in, bàn ghế, máy chiếu, máy fax, trang thiết bị giảng dạy
- Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: nghìn VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Số hợp đồng tư vấn thành công
Bảng 2.4: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012;2013;2014
Phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo của Công ty cổ phần học viện doanh nhân INCIP
2.2.1 Thực trạng chương trình và tổ chức quá trình đào tạo của Công ty
Thực trạng về chương trình đào tạo
Học viện doanh nhân INCIP được thành lập với mục tiêu cung cấp các khóa học, chương trình đào tạo dành cho các nhà lãnh đạo cấp cao và các nhà lãnh đạo quản lý đến từ các Tổng công ty, doanh nghiệp trong cả nước Trong bối cảnh hội nhập, học viên tìm đến Học viện doanh nhân Incip để được tư vấn và đào tạo để trở thành nhà lãnh đạo dẫn dắt doanh nghiệp mang tính canh tranh cao.
Học viện doanh nhân INCIP cam kết cung cấp các khóa học chất lượng cao cả về chuyên môn lẫn chất lượng dịch vụ Qua phân tích ngành, phân tích thực trạng và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp cũng như cá nhân học viên, các chương trình đào tạo được thiết kế riêng đáp ứng từng nhu cầu cụ thể của từng học viên trong từng doanh nghiệp Bằng cách tiếp cận này Học viện doanh nhân INCIP đã thành công trong việc giúp học viên đưa ra mô hình và bí quyết lãnh đạo cho chính doanh nghiệp mình Đây cũng là mục tiêu nhằm nâng cao cất lượng dịch vụ đào tạo của Công ty cổ phần học viện doanh nhânINCIP.
Hiện nay, Công ty cổ phần học viện doanh nhân INCIP đang đi sâu chú trọng xây dựng cho mình những chương trình đào tạo mũi nhọn mang tính riêng biệt mà cứ nhắc tới chương trình đào tạo là chỉ có thể học tại Học viện doanh nhân INCIP mà thôi Đó là những chương trình tiêu biểu như:
Quản trị nhân sự cao cấp
Kỹ năng thu hồi công nợ
Kỹ năng đàm phán, soạn thảo và thẩm định hợp đồng
Ngoài ra, Học viện doanh nhân INCIP còn đi sâu vào xây dựng chương trình dịch vụ tư vấn như:
Chuẩn hóa chức danh & cẩm nang đào tạo
Quản trị chiến lược và hoạt động chiến lược
Sau đây là tình hình số lượng học viên đưng ký tham dự các chương trình chủ lực tại Học viện doanh nhân INCIP:
Quản trị nhân sự cao cấp 120 150 250 520
Thu hồi công nợ 160 250 300 710 Đàm phán và soạn thảo
Kỹ năng bán hàng hiện đại
Bán hàng fabook – cầm 0 0 150 150 tay chỉ việc
Bảng 2.6: Bảng số liệu tình hình chiêu sinh của Học viện INCIP
Dựa vào bảng số liệu trên cho ta thấy thực trạng chiêu sinh đầu vào các chương trình đào tạo của Học viện doanh nhân INCIP khá ổn Nhìn chung đều tăng về số lượng học viên đầu vào của các khóa Quản trị nhân sự cao cấp, khóa Thu hồi công nợ, khóa Đàm phán và soạn thảo hợp đồng Tỉ lệ đều tăng qua các năm Riêng khóa Đàm phán và soạn thảo hợp đồng năm 2014 có sự gia tăng số lượng học viên khá cao so với các chương trình khác Điều đó cũng lý giải phần nào về nhu cầu của thị trường cũng như sự cần thiết của chương trình đào tạo này Nhưng lại có đôi điều băn khoăn về khóa Kỹ năng bán hàng hiện đại bởi sự sụt giảm hẳn về số lượng học viên Đây có lẽ là câu hỏi lớn đặt ra cho Lãnh đạo Học viện INCIP Tại sao số lượng học viên lại sụt giảm cho một chương trình chủ lực? Lý do ở đây là gì? Do chất lượng chương trình chưa có sự đổi mới để phù hợp với học viên hay do thị trường đã bão hòa…?
Thực trạng tổ chức quá trình đào tạo của Công ty cổ phần học viện doanh nhân INCIP.
Học viện INCIP đã lựa chọn một số phương pháp tổ chức đào tạo phù hợp cho doanh nghiệp nhưng bên cạnh đấy vẫn còn một số hạn chế.
Phương pháp Nội dung Ưu điểm Nhược điểm
1.1 Các bài giảng hội nghị, hay hội thảo
Các học viên sẽ thảo luận từng chủ đề với sự lãnh đạo của người lãnh đạo nhóm Đơn giản dễ tổ chức
Không đòi hỏi phương tiên và trang thiết bị riêng
1.2 Đào tạo theo kiểu chương trình với sự giúp dỡ của
Là phương pháp hiện đại Các chương trình viết
Có thể sử dụng, dễ đào tạo nhiều kỹ năng mà không
Tốn kém, nó chỉ hiệu quả về chi phí khi sử dụng số máy tính sẵn lên đĩa mềm máy tính, người học theo chỉ dẫn của máy tính cần người dạy.
Học viên có điều kiện học hỏi, cách giải quyết tình huống tình huống thực tế mà chi phí lại thấp.
Cung cấp cho học viên cơ hội học tập trong thời gian linh hoạt, nội dung học tập đa dạng và tùy thuộc vào sự lựa chọn của cá nhân, đặc biệt là cung cấp tức thời những phản hồi đối với câu trả lời của người học là đúng hay sai? Sai ở đâu thông qua việc cung cấp câu trả lời của bạn.
Việc học diễn ra nhanh hơn.
Phản ánh nhanh hơn, tiến độ học lượng lớn học viên.
Yêu cầu nhân viên đa năng để vận hành máy tính và trả lời bài học do học viên quyết định 1.3 Đào tạo theo phương thức từ xa
Thông qua việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn
Cung cấp cho học viên một lượng thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Các thông tin cập nhật nhanh và lớn về mặt số lượng.
Người học chủ động bố chí kế hoạch học tập Đáp ứng nhu cầu học tập của các học viên ở xa trung tâm.
Chi phí cao Đầu tư cho việc chuẩn bị bài giảng là rất lớn Thiếu sự trao đổi trực tiếp giữa các học viên, giáo viên và học viên
1.4 Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm
Bao gồm các cuộc hội thảo, học tập trong đó sử dụng các kỹ thuật như bài học tình huống, trò chơi quản lý
Học viên ngoài được trang bị các kiến thức lý thuyết còn có cơ hội luyện tập kỹ năng thực hành.
Nâng cao khả năng, Kỹ năng làm việc với con người cũng như đưa ra Đòi hỏi người xây dựng tình huống mẫu ngoài giỏi lý thuyết còn phỉ giỏi thực hành. quyết định.
1.5 Đào tạo kỹ năng sử lý công văn giấy tờ
Người quản lý nhận được một loạt các tài liệu, bản ghi nhớ và có trách nhiệm xử lý nhanh chóng đúng đắn Được làm việc thực sự để học hỏi.
Có cơ hội rèn luyện kỹ năng làm việc ra quyết định.
Có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc của bộ phận.
Có thể gây ra những thiệt hại.
Bảng 2.7: Các phương pháp tổ chức đào tạo của Học viện doanh nhân INCIP
Sau khi hoàn thành mỗi chương trình đào tạo, Bộ phận tổ chức đào tạo đều có các bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến và phản hồi của Học viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Công ty: ĐÁNH GIÁ KHÓA ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CAO CẤP
Giảng viên cao cấp: Trần Văn Nghĩa, Luật sư, ThS Mai Đức Tân
A - NỘI DUNG Kém T.Bình Khá Tốt R.Tốt
Phần 2 Khích lệ, thu hút, giữ chân nhân tài
(Nhóm hình ảnh Minh Chủ)
Phần 3 Khích lệ, thu hút, giữ chân nhân tài
Phần 4 Khích lệ, thu hút, giữ chân nhân tài
Phần 5 Tuyển dụng- Đào tạo- Thăng tiến
Phần 6 Các công cụ quản trị nhân sự dưới góc độ pháp luật lao động
Phần 7 Kinh nghiệm quản trị rủi ro pháp lý nhân sự
1 Chuẩn mực về thời gian
2 Giọng nói rõ, dễ nghe
3 Ngôn ngữ cử chỉ phù hợp
4 Trang phục của giảng viên
5 Cách trình bày dễ hiểu
Khả năng giải quyết phản đối, trả lời thắc mắc
Cơ hội phát huy ý kiến của học viên
1 Thái độ phục vụ của nhân viên
Thiết bị (Loa, Micro, ánh sáng, máy chiếu, màn hình)
Dịch vụ (phục vụ nghỉ giữa giờ):
NHẬN XÉT KHÁC ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT Không hài lòng
Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2014
Bảng 2.8: Bảng khảo sát ý kiến học viên sau khóa học.
2.2.2 Thực trạng giáo trình và học trình đào tạo của công ty
Học viện doanh nhân INCIP có lợi thế là đơn vị đào tạo ra đời sau so với các đàn anh chị đi trước nên Ban chuyên môn của Học viện đã vạch rõ đuờng lối kế thừa và phát huy những giá trị sẵn có, tìm tòi và phát triển những kiến thức, kỹ năng phù hợp với nhu cầu, mong muốn của học viên các doanh nhân và Doanh nghiệp Vì thế Ban chuyên môn đã luôn đặt ra những yêu cầu khi xây dựng giáo trình và học trình đào tạo như sau: Đối với các chương trình đào tạo puplic: giáo trình và học trình được xây dựng trên đội ngũ ban chuyên môn là những giảng viên ưu tú về chuyên ngành, lĩnh vực giảng dạy Sau khi giáo trình được hoàn thành còn được đội ngũ các chuyên gia kiểm duyệt chặt chẽ trước khi đưa vào giảng dạy. Đối với chương trình đào tạo inhouse: Công ty xây dựng quy trình chuẩn bao gồm các bước thực hiện sau:
Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu
- Chuyên viên tư vấn tìm hiểu nhu cầu đào tạo của khách hàng và có ý kiến tư vấn cho khách hàng nếu thấy cần thiết;
- Chuyên viên tư vấn gửi yêu cầu đào tạo cho Giảng viên;
- Giảng viên dựa vào yêu cầu đào tạo của khách hàng để xây dựng, thiết kế giáo trình phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Bước 2: Ký kết hợp đồng đào tạo
- Hai bên thống nhất nội dung chương trình, phí đào tạo, phương án tổ chức… sau đó ký kết hợp đồng đào tạo
Bước 3: Khảo sát doanh nghiệp trước khi đào tạo
- Mục đích: Tìm hiểu sâu hơn về doanh nghiệp, mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp, đối tượng học viên … để điều chỉnh nội dung giảng dạy cho sát thực tế và mang tính ứng dụng cao nhất, đồng thời có phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.
- Phương pháp: Phỏng vấn và/hoặc làm phiếu khảo sát với đại diện doanh nghiệp và một số học viên.
- Trong trường hợp không thể tiến hành việc khảo sát do một số điều kiện như địa lý, chi phí… thì doanh nghiệp (khách hàng) cung cấp cho Học viện các thông tin về doanh nghiệp, mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp, đối tượng học viên …để phục vụ cho chương trình đào tạo được hiệu quả nhất.
Bước 4: Tổ chức giảng dạy
- Thiết kế, biên soạn giáo trình;
- Sau khi kết thúc khóa học Giảng viên sẽ kiểm tra học viên thông qua hình thức: Trắc nghiệm.
- Chấm điểm và gửi kết quả học tập cho khách hàng.
2.2.3 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên
Người xưa thường nói "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", Học viện doanh nhân INCIP luôn nhận thức nhân tài là tài sản quý giá nhất của mình. Song song với việc đầu tư trang thiết bị giảng dạy hiện đại, Học viện luôn mở cửa đón chào nhân tài là các chuyên gia, các giảng viên có tài năng và phẩm chất đạo đức về làm việc và cộng tác với Học viện.
Danh sách đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên:
Họ và tên giảng viên Giới thiệu tóm tắt
Chuyên gia, MBA đại học Preston Hoa Kỳ, là giảng viên cao cấp với
23 năm kinh nghiệm Chuyên gia Raymundo Jeziel từng giảng dạy cho hàng trăm công ty xuyên, đa quốc gia hàng đầu thế giới
T.S Đỗ Ngân Bình là chuyên gia tư vấn, giảng viên cao cấp cho các viện doanh nhân, các tập đoàn lớn về lĩnh vực Quản trị nhân sự và pháp luật
Trần Văn Nghĩa Được đào tạo và trưởng thành trong môi trường của tập đoàn xuyên quốc gia, chuyên gia Trần Văn Nghĩa nguyên là giảng viên toàn cầu tập đoàn xuyên quốc gia YAMAHA, tác giả thuyết "Hai con lợn vàng" ứng dụng trong quản trị nhân sự
- 2003-2006: - Luật sư của INVESTCONSULT GROUP
- 2004- Nay: Luật sư của Đoàn luật sư Hà Nội
- 2006- Nay: Chủ tịch Hội đồng Luật sư thành viên của Hãng Luật INCIP
- 2011 – Nay: Giảng viên Bộ môn Tư vấn pháp luật và Hợp đồng – Khoa Luật sư của Học viện Tư pháp
- Lĩnh vực chuyên sâu: Hợp đồng, đầu tư, doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ…
Luật sư, Ths Mai Đức Tân
- Phó Giám đốc HÃNG LUẬT INCIP
- Luật sư tư vấn về pháp luật lao động và quản lý nhân sự các Doanh nghiệp, Tập đoàn/Tổng Công ty.
- Giảng viên uy tín các chuyên đề về Quản trị nhân sự dưới góc độ pháp luật lao động, Tập huấn pháp luật lao động tiền lương…
- Tác giả viết sách, bài nghiên cứu chuyên ngành về pháp luật cho các Nhà xuất bản, tạp chí có uy tín.
- 2007-2011: PGĐ Tổng đại lý Công ty Bảo Hiểm nhân thọ Prudential.
- 2011-2013: Trưởng phòng đào tạo Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
- T5/2013- nay: Phó phòng cấp cao đào tạo và phát triển.
- Giảng viên cao cấp tại các trường đại học, khối nhà nước, đào tạo cho doanh nghiêp với kinh nghiệm giảng dạy hơn 30 năm
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN DOANH NHÂN INCIP
Phương hướng hoạt động của Công ty cổ phần học viện doanh nhân INCIP đến năm 2020
3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty
Là những thuận lợi, thành quả tốt đẹp mà Công ty đã làm được đáng để ghi nhận và tự hào, sau đây sẽ là một số điểm chính: Ổn định về tổ chức, thống nhất phương châm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, triển khai thêm những chương trình đào tạo mới Có được một Ban lãnh đạo rất giỏi chuyên môn cũng như khả năng truyền nhiệt huyết, cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm tận tâm với nghề với Học viện. Đây là tiền đề rất tốt để Học viện xây dựng cho mình một thương hiệu, vị thế trên thị trường dịch vụ đào tạo hiện nay
Công ty đang xây dựng một hệ thống các quy trình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, tuy chưa đầy đủ, trọn vẹn nhưng chúng góp phần quan trọng không thể thiếu để hình thành một khuynh hướng tư duy và hoạt động để đạt tới mục đích tổng thể của Công ty.
Tuy không phải là Công ty dẫn đầu thị phần lĩnh vực này nhưng với 4 năm hoạt động và việc có được một vị trí trong tốp 50 công ty có vị thế mạnh trên thì trường là một trong những thành công lớn nhất của Công ty Điều này có được là do định hướng về sản phẩm của Ban lãnh đạo Công ty với yếu tố luôn luôn được quan tâm hàng đầu là chất lượng dịch vụ và uy tín về sản phẩm dịch vụ của Công ty.
Công ty đã từng bước lớn mạnh về lượng cũng như về chất và mình chứng là quy mô Công ty ngày càng mở rộng, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên được tuyển chọn kỹ càng và không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn Các chương trình được học viên là giới doanh nhân, doanh nghiệp đánh giá rất cao Điển hình là nhận xét của Ông Nguyễn Phi Kha – Tổng giám đốc Công ty TNHH TM – DV – SX Phi Kha:
“ Tôi đã từng làm kinh doanh được hơn 20 năm và đã theo bố tôi bắt đầu kinh doanh từ khi còn trẻ, được bố chia sẻ rất nhiều kiến thức, kỹ năng và đồng thời sau một thời gian dài trên thương trường cũng phải trả giá rất nhiều bằng máu và nước mắt , tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm Tuy nhiên, sau khi tham gia khóa học QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CAO CẤP, tôi thấy thật sự bổ ích vì đã được hệ thống lại các kiến thức một cách khoa học và lĩnh hội thêm nhiều kiến thức mới Rât khâm phục tài năng của Giảng viên Trần Văn Nghĩa, một người tuổi trẻ tài cao và rât nhiệt tình trong giảng dạy…” Đồng thời Ông Phi Kha cũng ngỏ ý muốn mời Học viện doanh nhân INCIP tham gia giảng dạy các khóa đào tạo INCHOUSE cho Công Ty Phi Kha trong thời gian sắp tới.
Công ty đã xây dựng được 1 nên văn hóa doanh nghiệp rất lành mạnh và tốt đẹp, đủ để có thể thu hút “Hiền tài” cũng như nuôi dưỡng, giữ chân những quản lý, giảng viên có trình độ chuyên môn cao Không quá ồn ào, xa xỉ nhưng những chuyến du lịch, những bữa tiệc liên hoan luôn được Ban lãnh đạo xắp xếp đúng lúc, đúng nơi một cách khéo léo đã động viên rất nhiều đến tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên, mọi thành viên đều coi Công ty như “mái nhà thứ hai” của mình khi mà toàn bộ mọi thành viên trong công ty luôn có được tinh thần đoàn kết, hết lòng giúp đỡ nhau, công việc thì luôn hiệu quả còn tinh thần thì luôn thoải mái.
Tuy chưa xây dựng được cho mình một thương hiệu đào tạo mà chất lượng dịch vụ đứng hàng đầu trong giới đào tạo nhưng Công ty cũng đã có những thành công nhất định trong việc triển khai, thực hiện… đó là sự nỗ lực, cố gắng hết mình của Ban lãnh đạo, Ban chuyên môn cùng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên.
Với một công ty đào tạo hơn 4 năm hoạt động có điểm xuất phát thấp, việc đạt được vị thế như hiện tại có thể coi là một thành công đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế sau:
Còn chưa xây dựng được một bộ phận chuyên môn chuyên trách về chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, khiến cho nhiều chiến lược tung ra rồi lại không đạt được hiệu quả Ban lãnh đạo có định hướng nhưng lại thiếu sự phân công chặt chẽ giữa các phòng ban, vì vậy có những công việc không thuộc trách nhiệm của bộ phận nào cả dẫn đến sự thất bại.
Chính sách chưa hiệu quả Nguyên nhân của sự yếu kém này là do những chính sách không có sự quy định rõ ràng về thưởng phạt trong thực hiện nhiệm vụ được giao, hệ thống thông tin chưa vận hành được một cách thông suốt
Công ty vẫn chưa sử dụng triệt để các công cụ, yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật trong giảng dạy đào tạo Điển hình là một số máy móc hiện đại nhưng cán bộ nhân viên lại chưa đáp ứng được trình độ.
Bộ nhận diện thương hiệu của công ty vẫn chưa được hoàn hảo:
Chưa có slogant Về mặt thực tế: “Luôn đưa đến cho khách hàng sự hài lòng thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ chất lượng” là mục tiêu mà chỉ cán bộ nhân viên biết và thực hiện Còn khách hàng và các đối tượng quan tâm khác không thể biết Đây là một vết hổng lớn, cản trở việc triển khai chiến lược kinh doanh.
Công ty có trang web nhưng chỉ đơn thuần là trang web giới thiệu, không được đầu tư, thiếu phần tương tác giữa khách hàng và Công ty, chưa quan tâm vào sự thay đổi nội dung vì thế rất nhàm chán và không tạo được phong cách chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân viên toàn học viện chưa có có đồng phục chuyên nghiệp Công ty chưa có phòng chiến lược hay bộ phận nào tương tự để phụ trách việc nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, phát triển thương hiệu, quảng bá, nghiên cứu nhu cầu khách hàng Vì thế mọi quyết định triển khai đều mang tính ngắn hạn và thời vụ, không mang tính chiến lược lâu dài.
3.1.2 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty đến năm 2020
Mục tiêu: Đổi mới cản bản toàn diện thị trýờng dịch vụ đào tạo Việt Nam theo hýớng chuẩn hóa, hiện ðại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội; nâng cao chất lýợng giáo dục đào tạo toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục đào tạo kỹ nãng mềm, giáo dục đào tạo đạo đức, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp hòa nhập với hộp nhập quốc tế.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo toàn diện, coi trọng đào tạo kỹ nãng mềm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Ðổi mới mạnh mẽ phương hướng quản lý của Học viện với học viên tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học
- Tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp đào tạo
Kiến nghị Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu có được chúng tôi đã đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của Công ty cổ phần học viện doanh nhân INCIP như sau:
- Về phía Công ty nên nâng cao chất lượng đào tạo các chương trình, chuyên đề kỹ năng mềm hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của người học, tạo cơ sở cho bước đầu kiểm định chất lượng dịch vụ đào tạo
- Về phía người học nên có những thái độ nghiêm túc trong quá trình học như sắp xếp thời gian tới lớp và theo đủ chương trình đào tạo Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng đầu ra của học viên Điều này rất quan trọng vì do đặc thù của các chương trình đào tạo của Công ty nếu học viên không tuân thủ tốt sẽ ảnh hưởng tới uy tín chất lượng của Công ty
- Về phía người sử dụng lao động là Công ty, nên tuyển dụng được những lao động có trình độ, kỹ năng tốt để đáp ứng cho nhu cầu nhân lực cả về số lượng và chất lượng nhằm nâng cao sự vững mạnh cho đội ngũ tư vấn của Công ty.
Nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt để tồn tại Chất lượng dịch vụ đào tạo trong doanh nghiệp là một trong những yếu tố đầu vào mang lại hiệu quả kinh tế lớn trong sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp đã nhận thấy sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động qua đó nâng cao khối lượng và chất lượng sản phẩm.
Vì vậy việc xây dựng một chương trình đào tạo sát với thực tế của doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích cho không chỉ doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho người lao động và cho xã hội.
Trong phạm vi của mình, em đã đi từ phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của “Công ty cổ phần
Học viện doanh nhân INCIP” trong thời gian qua để đưa ra những giải pháp cho thời gian tới Trong đề án của mình, dựa trên những kinh nghiệm thực tế và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp ngoài việc đưa ra các giải pháp cho Học viện em cũng mạnh dạn đưa ra những kiến nghị và hy vọng là các giải pháp này có thể đi vào thực tiễn Tuy nhiên do thời gian và kiến thức có hạn nên bài viết không tránh khỏi những hạn chế nhất định rất mong nhận được nhũng ý kiến đóng góp của các thầy cô, các đồng nghiệp và các bạn. Để có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo Học viện, cán bộ phòng tổ chức – hành chính, đặc biệt với sự hướng dẫn nhiệt tình của GS.TS Hoàng Đức Thân đã giúp em thược hiện tốt đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!