1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Báo cáo phân tích ngành bia Việt nam

12 5K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 612,28 KB

Nội dung

Ngành Bia Việt Nam đang được các tổ chức nghiên cứu về Đồ uống thế giới đánh giá cao bởi mức độ tăng trưởng tiêu thụ ấn tượng; là thị trường vừa tiềm năng từ nguồn cầu tiêu thụ 2,6 tỷ lí

Trang 1

CIMB -VINASHIN

Phân tích ngành Công nghiệp Bia

TÓM TẮT BÁO CÁO

Ngành công nghiệp sản xuất bia trên thế giới vẫn đang giữ được mức tăng trưởng khá, 3,7%/năm Bia là một loại đồ uống chứa cồn với các nguyên liệu chính gồm: đại mạch nảy mầm (thóc malt), hoa bia (houblon), nguyên liệu phụ là gạo, ngô và nước Các nước có sản lượng lớn là Trung Quốc, Nga và Brazil Ngành vẫn giữ được mức tăng trưởng khá với sản lượng năm 2011 đạt 192.710 triệu lít Khủng hoảng kinh tế đã khiến mức tiêu thụ các khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ giảm sút; Châu Á và Châu Phi đang trở thành những triển vọng mới của thị trường bia

Ngành Bia Việt Nam đang được các tổ chức nghiên cứu về Đồ uống thế giới đánh giá cao bởi mức độ tăng trưởng tiêu thụ ấn tượng; là thị trường vừa tiềm năng từ nguồn cầu (tiêu thụ 2,6 tỷ lít bia năm 2011, tăng trưởng 15%/ năm) nhưng cũng đầy thách thức cạnh tranh từ nguồn cung (350 cơ sở sản xuất bia phục vụ hơn 88 triệu dân số, bia sản xuất trong nước chủ yếu để tiêu dùng nội địa)

Sản phẩm bia được chia thành 3 phân khúc: Bia hơi bình dân; Bia tiệt trùng đóng chai, đóng lon; và Bia cao cấp thượng hạng Trong đó phân khúc Trung và Cao cấp cạnh tranh sôi nổi nhất Ba doanh nghiệp lớn nhất trong thị trường bia Việt Nam là Sabeco, VBL và Habeco Sabeco đang dẫn đầu dòng bia phổ thông; VBL đang nắm giữ 70% thị trường ở phân khúc cao cấp Còn nếu tính chung toàn thị trường đứng đầu thị phần là Sabeco (47,5%), kế đến là VBL (18,2%) và Habeco (17,3%) Cả 3 doanh nghiệp đều chưa niêm yết trên thị trường

Hiện thị trường giao dịch niêm yết có 6 doanh nghiệp bia, đều là những doanh nghiệp cỡ nhỏ, nổi bật chỉ có HAD, THB; tuy nhiên đây mởi chỉ là các cơ sở sản xuất bia mang tính địa phương Như vậy, cơ hội cho các nhà đầu tư thâm nhập Ngành bia có thể là nắm giữ cổ phiếu Sabeco, Habeco trên OTC hoặc giao dịch HAD và THB trên thị trường niêm yết

Báo cáo phân tích ngành Bia Việt Nam

20 tháng 01 năm 2013

(nguồn: CVS tổng họp)

Năng lực sản xuất

-Thế giơi 192,71 tỷ lít -Việt Nam 2,63 tỷ lít Sản lượng tiêu thụ 2,6 tỷ lít

Quy mô thị trường 4,6 tỷ USD (*)

Tổng quan thị trường Bia Việt Nam

((*) theo Euromonitor dự báo năm 2012)

Thị phần toàn ngành

Trang 2

2 |

www.cimb-vinashin.com 20/01/2013

CIMB -VINASHIN

Bia (beer) là đồ uống có rượu nhẹ được chế biến chủ yếu từ đại mạch nảy mầm (thóc malt), hoa bia (houblon), nguyên liệu phụ là gạo, ngô và nước Bia là ngành có lợi nhuận cao nên trở thành ngành công nghiệp tiêu dùng quan trọng,

có mức tăng trưởng cao Ngày nay không nước nào trên thế giới là không sản xuất hoặc tiêu thụ bia

Bia không phải là hàng hóa thiết yếu; nhu cầu tiêu thụ bia phụ thuộc nhiều vào khả năng kinh tế, thị hiếu tiêu dùng Trong giai đoạn kinh tế còn khó khăn, do-anh số bán bia tại đa số thị trường trên thế giới đều giảm, nhất là khu vực Bắc

Mỹ và Châu Âu do suy giảm kinh tế Mỹ và khủng hoảng nợ công tại Eurozone Sản lượng bia thế giới trong một thập kỷ tăng khá 35,6% Các nước Có sản lượng lớn là Trung Quốc, Nga và Brazil Việt Nam, Ukraina và Trung Quốc có mức tăng trưởng cao trong mười năm qua, lần lượt là 240,4,%; 132,9% và 118% Năm 2011, sản lượng bia thế giới đạt 192.710 triệu lít, tăng 3,7% so với 2010

Mức tiêu dùng Bia trên thế giới khá cao, mức tiêu thụ bia bình quân của thế giới đạt: 22 lít/người/năm; các nước Đức, Bỉ, Anh, Úc có mức tiêu thụ bình quân từ: 100 – 140 lít/người/năm Năm 2011, toàn cầu sử dụng hết 182,69 tỉ lít bia, tăng 2,4 % so với 2010, đánh dấu một kỷ lục mới trong 25 năm liên tiếp

Euromonitor dự báo triển vọng tươi sáng cho ngành bia trong vài năm tới sẽ đến từ châu Á và châu Phi, sản lượng bia sẽ ghi nhận kỉ lục tỉ lệ tăng trưởng thường niên ở mức 3,8% tại châu Á và 4,6% tại châu Phi trong năm 2012 cho đến năm 2016 Nguyên do (1) đây là những khu vực có dân số đông (chiếm 60% và 14% thế giới), độ tuổi uống bia 20-40 tuổi chiếm đa số; (2) kinh tế tăng trưởng nhanh, thu nhập bình quân đầu người liên tục được cải thiện ( tại Châu

Á, GDP đầu người tăng bình quân 4,4%/năm, gấp đôi mức tăng trung bình toàn cầu; Châu Phi tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới với lần lượt 5,1% và 5,4% trong hai năm 2011 và 2012)

TỔNG QUAN NGÀNH

Triển vọng phát triển bia cao nhất ở

Châu Á và Châu Phi

Tổng quan ngành công nghiệp Bia thế giới

2010 (%)

Châu Mỹ la tinh 31,748,800 16.47% 3.1 Khu vực Bắc Mỹ 24,497,317 12.71% -1.5

Sản lượng Bia theo khu vực năm 2011

(Nguồn: The Kirin Holdings Reasearch)

Sản lượng Bia thế giới từ 1994-nay

(Nguồn: Asianewsnet – AT, ITPC )

Trang 3

CIMB -VINASHIN

Sản xuất bia tại Việt Nam chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất trong ngành đồ uống có cồn, chiếm khoảng 89% giá trị và 97,9% về sản lượng Là ngành sản xuất công nghiệp nhẹ, lợi nhuận cao; doanh thu 2011 đạt hơn 60.000 tỷ đồng Theo Euromonitor, Quy mô Ngành bia Việt Nam năm 2012 ước đạt 4,6 tỷ USD (chiếm 3,7% GDP), tốc độ bình quân tăng trưởng là 11-15% Thu nhâp bình quân đầu người tăng (gấp 10 lần từ 1994 đến 2012, đạt gần 1.600 USD) và dân

số ở độ tuổi uống bia (20-40 tuổi) được dự báo tăng 5%/năm, tương đương mức tiêu thụ sẽ tăng thêm 1,7 triệu người đến năm 2015 ; là những nhân tố giúp Ngành giữ được mức tăng trưởng khá

Thị trường bia Viêt Nam hiên nay vừa tiềm năng từ nguồn cầu nhưng cũng đầy thách thức cạnh tranh từ nguồn cung Về phía cầu, Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về mức tiêu thụ bia với gần 2,6 tỉ lít bia trong năm 2011, vượt

xa hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines Việt Nam cũng

đã lọt vào top 25 quốc gia tiêu thụ Bia mạnh nhất thế giới Với sức tiêu thụ hàng tỷ lít, cộng với mức tăng trưởng 11-15%/năm, thị trường bia Việt Nam được dự báo còn tiềm năng tăng trưởng cao, sẽ xếp thứ ba tại châu Á về sản lượng tiêu thụ, chỉ sau Nhật và Trung Quốc Sức tiêu thụ khổng lồ này mức độ cạnh tranh trên thị trường bia Việt Nam tăng với sự xuất hiện của hàng loạt nhãn hiệu bia mới Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, dù đã có nhiều thương hiệu thất bại, nhưng các hãng bia nước ngoài vẫn tiếp tục đổ bộ vào thị trường

Về phía cung, Việt Nam đứng thứ 13 trên thế giới về sản xuất bia, với tổng sản lượng bia năm 2011 là 2,63 tỷ lít và năm 2010 là 2,59 tỷ lít; và là quốc gia có có mức tăng trưởng cao về sản lượng trong mười năm qua là 240,4,% Với 350 cơ

sở sản xuất bia, tập trung quanh khu vực các thành phố lớn; và vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng, Bia Việt Nam sản xuất đang đáp ứng đủ tiêu dùng nội địa

Ba doanh nghiệp lớn nhất trong thị trường bia Việt Nam là Sabeco, VBL và Ha-beco Đứng đầu về thị phần là Sabeco (47,5%), kế đến là VBL (18,2%) và Habeco (17,3%) Tuy nắm tới 83% thị phần trong cả nước, nhưng giữa các doanh nghiệp cạnh tranh khá lành mạnh Do bia không phải là hàng hóa thiết yếu; các doanh nghiệp vẫn chưa thấy xuất hiện biểu hiện đôc quyền nhóm với các hành vi thao túng thị trường, lũng đoạn giá cả, lạm dụng vị trí thống lĩnh hay có các thỏa thuận để hạn chế cạnh tranh

Nếu phân chia thị trường bia theo 3 phân khúc: Bia hơi giá bình dân; Bia chai, bia lon với mức giá trung bình; Bia thượng hạng với các dòng bia cao cấp và ngoại nhập; Sabeco đang dẫn dầu dòng bia phổ thông và chiếm 35% lượng bia bán ra trên toàn thị trường; VBL nắm giữ 70% thị trường ở phân khúc cao cấp với nhãn hàng nổi bật có Heineken và Tiger

TỔNG QUAN NGÀNH

Tổng quan ngành Bia Việt Nam

Thị trường bia hình thành 3 “chân vạc”:

- Sabeco

- VBL

- Habeco

83% thị phần thị trường bia (*)

(*): Theo Luật Cạnh tranh, tỷ lệ CR3– 3 DN lớn

nhất-nắm giữ trên 65% thị phần thì sẽ tồn tại độc quyền nhóm

Sản lượng bia hàng năm vẫn tăng trưởng

khá, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế

đang có xu hưởng giảm

Trang 4

4 |

www.cimb-vinashin.com 20/01/2013

CIMB -VINASHIN PHÂN TÍCH CẠNH TRANH

Nguyên vật liệu chính hiện vẫn phải nhập khẩu 100%

Nguyên liệu chính (chiếm 60-70% lượng nguyên liệu) để sản xuất bia là hạt đại mạch (malt), cùng với hoa bia Houblon, do trong nước chưa sản xuất được, nên phải nhập khẩu 100% Theo Hiệp hội Rượu Bia Nước giải khát Việt Nam, mỗi năm Việt Nam nhập trung bình 120.000 đến 130.000 tấn malt tương đương với

50 triệu USD và dự kiến sẽ tăng lên 100 triệu USD

Quá trình gieo trồng đại mạch trong nước chưa khả thi Nguyên vật liệu ngành bia Việt Nam được nhập khẩu từ các quốc gia sản xuất lúa mạch ở khu vực ôn đới Đứng đầu về sản xuất lúa mạch là: Nga, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp Biến đổi khí hậu có thể gây cản trở đến việc trồng lúa mạch, gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp sản xuất bia

Malt nhập khẩu có thể được thay thế bằng Malt chế biến từ đại mạch trồng trong nước Việc trồng cây lúa mì (tiểu mạch) và đại mạch ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta với quy mô nhỏ đã có từ nhiều năm trước đây: trồng thử nghiệm trên diện tích 15 ha, năng suất bình quân từ 1,5-2,5 tấn/ha tại Cao Bằng; triển khai dự án tới một số tỉnh Sapa, Đà Lạt, Hà Giang, Sơn La

Trên thực tế, chúng ta mới chỉ trồng được vài chục ha thử nghiệm, kết quả chưa thực sự khả thi vì điều kiện khí hậu Việt Nam chưa thích hợp, chất lượng của đại mạch ảnh hưởng đến chất lượng lên men bia, vị bia Ðể nhân cấy và phát triển lên vài nghìn ha cần phải có một thời gian dài nhiều năm nữa, và cũng chỉ thay thế được khoảng 10% malt nhập khẩu

Sự phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu ảnh hưởng tới chi phí sản xuất, lợi nhuận của doanh nghiệp

Tỷ lệ nguyên liệu chung cho bia ở Việt Nam là 70% lúa mạch, 30% gạo (có thể thay bằng ngô) Để có 1.000 lít bia thành phẩm thì cần 4-5 tạ lúa mạch (giá 10.000

- 10.500 đồng/kg); 1,8-1,9 tạ gạo nguyên liệu (giá 9.600 – 9.750 đồng/kg); và 2g houblon hoa cánh cho 1 lít bia (khoảng 3.230 đồng/g); ngoài ra còn có nước, nấm men enzyme và các nguyên liệu phụ trợ khác Như vậy, trong giá trị 1 lít bia thành phẩm có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm 82.3% (gồm 55,6% malt, 21,1% gạo và ~7% houblon) Nhà sản xuất chỉ thu về với biên lợi nhuận dưới 20% (khoảng 18-20%)

Nếu nguyên vật liệu chính (gồm malt và houblon) cho ngành còn và sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu; doanh nghiệp trong nước sẽ gặp khó khăn do không làm chủ được nguyên vật liệu; ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp

Nguyên vật liệu cho ngành còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu

Hạt đại mạch (malt)- nguyên vật liệu

chính để sản xuất bia, phải nhập

khẩu 100%

Quy trình sản xuất bia

Trang 5

CIMB -VINASHIN

Việt Nam hiện có 350 cơ sở sản xuất bia lớn nhỏ ở khắp các địa phương Sản xuất bia tập trung vào một số khu vực chính: Hồ Chí Minh (chiếm 23,2% tổng năng lực sản xuất bia toàn quốc); Hà Nội: 13,44%, Hải Phòng: 7,47%; Hà Tây: 6,1%, Tiền Giang: 3,79%; Huế: 3,05%; Đà Nẵng: 2,83% (Theo Euromonitor) Chúng tôi phân biệt các loại hình doanh nghiệp sản xuất Bia trên thị trường Việt Nam gồm 3 dạng chính:

(1) Các Tổng Công ty Nhà nước với 2 thương hiệu danh tiếng và lâu đời là Sa-beco và HaSa-beco

(2) Doanh nghiệp Liên doanh với các thương hiệu bia quốc tế sản xuất tại Việt Nam như: Tiger (Thái), Heineken (Hà Lan), Calsberg (Đan Mạch), Foster's (Úc) (3) Các nhà máy bia địa phương như Huda Huế, Thanh Hóa, Bến Thành… Thị phần ngành bia không thay đổi nhiều trong thập kỷ với sự vững mạnh của 3 doanh nghiệp là: Sabeco, Habeco và VBL Thị trường có dâu hiệu của độc quyền nhóm khi 3 doanh nghiệp lớn nhất Ngành chiếm tới 83% thị phần (tiêu chuẩn theo Luật cạnh tranh là CR3 < 65%) Tuy nhiên, bia không phải hàng hóa thiết yếu nên nhà sản xuất khó gây sức ép độc quyền lên người tiêu dùng; các doanh nghiệp vẫn đang cạnh tranh khá quyết liệt và chưa có biểu hiên đôc quyền: câu kết về giá, thao túng thị trường, lạm dụng vị trí thống lĩnh hay các thỏa thuận để hạn chế cạnh tranh

Do khác biệt về thị hiếu, công nghệ sản xuất, thu nhâp, cách thể hiện đẳng cấp người dùng (status items (*)); bia có sự phân khúc sản phẩm và thị phần:

Phân khúc bia hơi (chưa tiệt trùng) chiếm khoảng 43% khối lượng tiêu thụ và 30% giá trị tiêu thụ Habeco là Doanh nghiệp chiếm được vị trí dẫn đầu phân khúc này tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc

Phân khúc bia tiệt trùng đóng lon hoặc chai chiếm vị trí số 1 trên thị trường với mức tiêu thụ 45% về khối lượng và 50% về giá trị Dẫn đầu phân khúc là Sabeco, Ha-beco với dòng sản phẩm bia Sài gòn (xanh, đỏ), Bia Hà Nội và Nhà máy bia Huế với thương hiệu bia Huda

Phân khúc nhỏ nhất là bia thượng hạng chiếm 12% về khối lượng và 20% về giá trị tiêu thụ Dẫn đầu phân khúc là các sản phẩm Tiger, Heineken được VBL phân phối, Carlbergs của Nhà máy Bia Đông Nam Á, ngoài ra còn có các thương hiệu Việt là Sài Gòn Đỏ và 333 của Sabeco

Trong đó phân khúc Trung và Cao cấp cạnh tranh khá gay gắt khi Sabeco dẫn đầu thị trường chiếm 31% thị phần với các dòng sản phẩm bia hạng trung và sản phẩm cao cấp; Bia liên doanh VBL chiếm 20% với các dòng sản phẩm bia cao cấp; tiếp theo là Bia Hà Nôi chiếm 10%

PHÂN TÍCH CẠNH TRANH

Cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường

(*) Status Items: Cũng như oto bạn lái, điện thoại bạn

dùng cách uống bia cũng cho biết vị thế của bạn)

(Nguồn: SSI research và Euromonitor)

Cạnh tranh gay gắt trên mọi phân khúc

thị trường, đặc biệt là trung và cao cấp

10 Loại bia được tiêu thụ nhiều nhất

trên thị trường

(Nguồn: Nghiên cứu của Sabeco)

Trang 6

6 |

www.cimb-vinashin.com 20/01/2013

CIMB -VINASHIN PHÂN TÍCH CẠNH TRANH

Để tăng cường thị phần, các doanh nghiệp không ngừng cạnh tranh tăng công suất mở rộng hoạt động

Công suất các nhà máy bia Việt Nam còn khá khiêm tốn: 350 cơ sở sản xuất chỉ

có hơn 5 nhà máy đạt công suất trên 100 triệu lít/năm, 11 nhà máy có công suất lớn hơn 20 triệu lít/năm và có tới 268 cơ sở có năng lực sản xuất dưới 1 triệu lít/ năm Đi đầu trong việc mở rộng sản xuất là Sabeco khi cán đích sản lượng 1 tỷ lít vào cuối năm 2010 Tháng 6 và 9/2012, doanh nghiệp này đã lần lượt khởi công 2 nhà máy mới ở tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Vĩnh Long Tiếp đó, VBL cũng đầu tư, nâng cấp các nhà máy có sẵn để tăng lượng sản xuất “Tân binh” trên thị trường là Công ty TNHH Sapporo Việt Nam với thương hiệu bia “Sapporo”, sau một thời gian thâm nhập thị trường bằng bia nhập khẩu, hiện đã có nhà máy sản xuất tại Vệt Nam với số vốn đầu tư lên đến 59 triệu USD, đưa vào vận hành từ tháng 11/2011

Các doanh nghiệp “ngoại” đẩy mạnh xâm nhập thị trường

Kể từ sau khi hội nhập và mở cửa (năm 1991), Đầu tư nước ngoài tăng cường ở Việt Nam; rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng thế giới từ Bỉ, Đức, Mỹ, Mexico,

Hà Lan, Nga, Séc…đã đến với thị trường như: Heineken, Fosters, Tiger, Larger, Larue, BGI… Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các dòng bia ngoại đã đẩy cuộc cạnh tranh trong Ngành bia ngày càng khốc liệt hơn Hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đã được phép sở hữu 100% doanh nghiệp nội địa thuộc ngành bia, tăng cường hơn sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn mới Cụ thể cuối năm

2011, Tập đoàn Carlsberg (Đan Mạch) đã nắm giữ 100% vốn Nhà máy bia Huế Nhà máy bia Sapporo Việt Nam với tổng vốn đầu tư 75 triệu USD (phía Nhật Bản góp 71% và phía Việt Nam góp 29%) cũng đã đi vào hoạt động và đang tìm cách phát triển thị trường ở Việt Nam…

Cạnh tranh cũng khiến nhiều thương hiệu “ngoại” thâm nhập thất bại Bên cạnh sự trụ vững và ngày càng lên ngôi của các thương hiệu Heineken, Carlsberg, Ti-ger , đã không ít đại gia ngành Bia trên thế giới sau khi đặt chân đến Việt Nam

đã phải ngậm ngùi ra đi Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại như: định

vị sai, sản phẩm không hợp gu của người Việt, rào cản kênh phân phối, năng lực tài chính Cụ thể có trường hợp của bia “kiểu Úc” Fosters (Tập đoàn Fos-ters) không thành công trong phân khúc cao cấp, hay “cuộc chia tay tức tưởi” của sản phẩm “bia tươi đóng chai đầu tiên tại Việt Nam” Laser (thuộc tập đoàn Tân Hiệp Phát) vì không thể xâm nhập được kênh Horeca (nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, quán cà phê) - kênh dành cho các loại bia cao cấp

PHÂN TÍCH CẠNH TRANH

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang có mặt trên thị trường

(Nguồn: CVS tổng hợp)

Một số dự án đầu tư mở rông trong

Ngành công nghiệp Bia

Doanh

nghiệp Dự án

Công suất (tr.lít/năm)

Sabeco nhà máy bia Ninh

nhà máy bia Vĩnh Long 100 VBL Nhà máy ở HCM Nâng cấp từ

280 lên 420 Nhà máy ở Hà nội, Đà

Nẵng

Nâng cấp lên

45

Thị trường Bia Việt Nam: “nội-ngoại”

cùng cạnh tranh

Nhà sản

xuất

Sản phẩm chủ đạo

Công suất (tr.lít/năm)

Khu vực

SX

Sabeco Bia 333, Sài Gòn đỏ, Sài

gòn xanh 1600

HCM, Cần Thơ, Sóc Trăng

LD NM bia

Việt Nam

(VBL)

Heiniken, Tiger, Ankor, Foster

HCM, Hà Tây Habeco Bia Hà Nội,

Bia hơi 400

Hà Nội, Hải Dương Bia Thanh

Hóa

Bia Hà Nội, Bia Thanh Hóa (bia hơi, chai, lon)

70 Thanh Hóa

San Miguel

Việt Nam San Miguel 50 Nha Trang

LD NM bia

Đông Nam

Á, Việt Hà

Halida, Carls-berg N/A Hà Nội, Hải Dương Bia Huế Huda, Festi-val 200 Huế

(Nguồn: Bộ Công thương, Hiệp hội Bia rượu

Việt Nam)

Trang 7

CIMB -VINASHIN PHÂN TÍCH CẠNH TRANH

Áp lực của doanh nghiệp bia thời kỳ hội nhập Sau 5 năm gia nhập WTO và 2 năm thực hiện cam kết về mở cửa thị trường bán

lẻ tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong Ngành bia đã nhận thức được rõ tác động và gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh ngày càng lớn Bên cạnh sự xâm nhập của các doanh nghiệp bia nước ngoài như đã phân tích, mở cửa thị trường bán lẻ còn làm giá các mặt hàng nhập khẩu thấp xuống, không chênh lệch nhiều với hàng trong nước, càng dễ tạo điều kiện cho xu hướng tiêu dùng hàng ngoại và gây áp lực cho các nhà sản xuất trong nước

Bia là một hàng hóa thứ yếu, tại Việt Nam bia nhằm thỏa mãn các nhu cầu: giải khát, tụ tập bạn bè, gia đình, bàn bạc công việc Thay thế cho bia trong nhóm đồ uống có cồn bao gồm các sản phẩm như: rượu vang và rượu mạnh được chưng cất, đồ uống lên men Tuy nhiên Bia vẫn đang chiếm ưu thế, tỷ trọng sản lượng bia trong ngành đồ uống có cồn đã tăng từ 97% lên 97,9% từ 2006-2010 (theo Eu-romonitor International) Hơn nữa, Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nên tiêu dùng bia vẫn cao hơn so với nhu cầu rượu

Ngoài các đồ uống có cồn, bia còn có thể bị thay thế bởi các sản phẩm giải khát khác: trà, cà phê, nước có ga Do người uống bia có thể gặp những vấn đề liên quan đến sức khỏe, họ có xu hướng tìm đến các sản phẩm đồ uống khác an toàn hơn

Kênh phân phối – một trong 3 yếu tố quyết định thành bại trong ngành công nghiệp sản xuất bia

Yếu tố được các nhà sản xuất bia quan tâm nhất chính là kênh phân phối Bia được các máy phân phối đến các đại lý, rồi mới đến tay ngươì tiêu dùng qua 2 kênh:

(1) kênh truyền thống hay còn gọi là kênh tiêu thụ tại chỗ (nhà hàng, quán ăn) (2) kênh hiện đại trong các siêu thị, cửa hàng

Tuy nhiên các nhà sản xuất bia luôn có xu hướng đẩy mạnh các kên phân phối truyển thống, vì đa phần người dân Việt Nam có thói quen uống bia theo nhóm tại quán Kênh phân phối chủ lực này cũng thường là ngòi nổ cho các cuộc chiến trong ngành bia

Thị trường sẽ không thể quên bài học của Bia Laser Tân Hiệp Phát tự tin ra mắt sản phẩm Laser—bia tươi đóng chai đầu tiên có mặt tại Việt Nam, với mức giá ngang ngửa với Heniken Tuy nhiên Laser đã phải nói lời chia tay rất sớm sau 1 năm ra nhập thị trường do không thâm nhập được các hệ thống phân phối Định

vị ở phân khúc cao cấp, sản phẩm lại thuộc đối tượng bình dân, dẫn đến sai lầm trong lựa chọn kênh phân phối là những nguyên nhân thất bại của Laser

Đối thủ tiềm ẩn, kênh phân phối

Kênh phân phối sản phẩm Bia

Nhà máy sản

Đại lý phân phối

Người tiêu dùng

Nhà

hàng,

quán

ăn

Siêu thị, cửa hàng

Trang 8

8 |

www.cimb-vinashin.com 20/01/2013

CIMB -VINASHIN

Ngành bia luôn phải song hành cùng phải vấn nạn “hàng giả, hàng nhái” gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp Các thương hiệu uy tín trên thị trường dễ bị làm giả, ảnh hưởng đến uy tín nhà sản xuất cũng như sức khỏe người tiêu dùng, gây thất thu thuế

Đối với Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các loại bia nhập lậu và các loại bia được phân phối theo kênh miễn thuế tác động rất lớn như: tình trạng cạnh tranh không lành mạnh; hàng giả, hàng nhái khó kiểm soát Theo báo cáo khảo sát thì

có khoảng 30 triệu lít bia mỗi năm được nhập khẩu và tiêu thụ qua nguồn này Bia là thức uống rất phổ biến và là sản phẩm cũng sẽ chịu cả thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt Trong đó lượng bia hơi, bia cỏ trôi nổi không quản lý được ước tính khoảng 130 triệu lít Trung bình thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) chiếm 24 – 25% giá thành xuất xưởng mỗi lít bia hơi; số tiền thuế phải nộp là 2.200 đồng/1 lít bia hơi; thì ngân sách đang bị thất thu đáng kể

Hội nhập quốc tế một mặt giúp các Doanh nghiệp trong nước đã năng động hơn; tăng sức cạnh tranh; sản xuất các sản phẩm có chất lượng, mẫu mã tốt hơn; nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro: Thuế suất bảo hộ giảm dần theo cam kết, sự xâm nhâp của bia ngoại

Gia nhập WTO đã buộc Chính phủ phải thay đổi một số loại thuế bảo hộ, trong vòng 3 năm sau khi hội nhập Việt Nam sẽ áp dụng một mức thuế TTĐB cho tất

cả các sản phẩm bia, không kể đến hình thức đóng gói Hiện nay, chính sách thuế TTĐB đối với bia hơi đang được áp dụng như sau: Từ 01/01/2010 đến 31/12/2012: bia hơi: 30%; bia chai, bia lon, bia tươi: 75% Từ 01/01/2013: Các loại bia không phân biệt hình thức đóng gói đều chịu mức 50%

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất thuế nhập khẩu bia cũng đã giảm từ mức 80% xuống 65%, và sẽ xuống còn 35% trong vòng 5 năm Hiện nay, mức 65% thuế còn là khá cao, nên các nhà sản xuất còn hạn chế xâm nhập, thông thường là liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để tránh loại thuế này Sự xâm nhập ngày càng sâu của nhà sản xuất, thương hiệu bia nước ngoài hứa hẹn thị trường bia sẽ cạnh tranh đến nghẹt thở trong nhiều năm tới

Một số chính sách cũng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành bia như: Thông tư số 12/1999/TT-BTM quy định về quảng cáo, khuyến mại, địa điểm kinh doanh bia, Quy định về chi phí quảng cáo khuyến mại là 10% giá thành sản phẩm gây khó khăn cho việc quảng bá sản phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới vào ngành Bên cạnh đó, các quy định về nồng độ cồn của người điều khiển xe khi tham gia giao thông… cũng tác động không nhỏ đến hành vi của người tiêu dùng, hạn chế sức tiêu thụ sản phẩm của nhà sản xuất

PHÂN TÍCH RỦI RO

Hàng giả, thực trạng buôn lậu và trốn

thuế vẫn tồn tại

Thách thức từ hội nhập WTO

Rủi ro chính sách

Trang 9

CIMB -VINASHIN

Bộ công thương phải điều chỉnh dự báo quy hoạch Ngành Bia khi tốc độ phát triển quá nhanh Khi lập quy hoạch phát triển ngành rượu - bia - nước giải khát đến năm 2010, tầm nhìn 2015, Bộ Công Thương đưa ra dự báo sản lượng bia của Việt Nam sẽ đạt 2,7 tỷ lít vào năm 2010 Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau khi lập quy hoạch, Bộ Công Thương đã phải xem xét điều chỉnh lên 3 tỷ lít cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng về sản xuất và tiêu dùng bia trong thực tế Thị trường bia Việt được đánh giá cao theo nhiều khảo sát của các tổ chức nước ngoài, qua đó chúng tôi nhận định Ngành đang trong giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ, do: (i) Về sản lượng sản xuất: Việt Nam đứng thứ 13 thế giới về sản xuất bia (năm

2011, nhảy từ thứ hạng 20 năm 2008), là thị trường lớn thứ 3 Châu Á (sau Trung Quốc, Nhật Bản); tuy nhiên sản lượng mới chỉ chiếm 1,14 % sản lượng toàn cầu; (ii) Tiêu thụ bia bình quân đầu người tăng nhanh: hiện mức tiêu thụ là 28 lít trên/đầu người/năm; gấp đôi giai đoạn 2005-2011 và tăng gấp 3 so với năm 1995 Khả năng mức tiêu thụ còn có thể nâng lên, vì còn thấp so với mức 37 lít và 47 lít của người Hàn Quốc, Nhật Bản; và bằng khoảng 1/10 so với Châu Âu;

(iii) Lợi nhuận biên còn cao, do 3/4 lượng bia được tiêu thụ trực tiếp, uống tại chỗ; rất ít qua kênh siêu thị, bán lẻ Theo nghiên cứu của APB, biên lợi nhuận ngành bia Việt Nam cao hơn 50% so với các nước cùng khu vực Châu Á thái bình dương;

(iv) Tốc độ tăng trưởng hiện nay khá cao, khoảng 13-15%/năm (dù đã giảm nhiều so với giai đoạn 1990-2000 tăng trưởng ớ mức 20%-30%/năm);

(v) Kinh tế đã tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn ở mức cao, cộng với thu nhập đầu người tăng nhanh (gấp 10 lần sau 20 năm); cộng với gia tăng đối tượng uống bia (độ tuổi 20-40 tuổi dự báo có mức tăng 5%/năm, tương đương tăng thêm 1,7 triệu người tiêu thụ bia đến năm 2015) là những nhân tố giúp Ngành giữ được mức tăng trưởng khá

Ngành Bia vẫn phát tài trong khủng hoảng: Trong hoạt động công nghiệp, ngành bia - rượu - nước giải khát được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao so với các ngành khác Từ năm 2001-nay, lợi nhuận ngành này đã tăng gấp 4 lần với tốc

độ tăng trung bình đạt 20-25%/năm Trong đó, tính theo chuyên ngành thì sản xuất bia có lợi nhuận cao nhất

Giai đoạn 2001-2007, ngành bia phát triển rất nhanh, sản lượng tăng đột biến bình quân 13-15% mỗi năm Lượng bia tiêu thụ bình quân tính theo đầu người cũng tăng từ 10,04 lít năm 2000 lên 21,65 lít vào năm 2007 Năm 2008 là năm Việt Nam đạt kỷ lục lạm phát gần 20% nhưng người dân cũng không vì thế mà cắt giảm chi phí nhậu Đến nay kinh tế vẫn chưa hết khó khăn nhưng ngành bia vẫn

“phát tài” do người dân khó "cai"

DỰ BÁO VÀ TRIỂN VỌNG NGÀNH

Việt Nam lọt vào top 25 quốc gia tiêu

thụ Bia thế giới

Thị trường bia Việt đầy tiềm năng

(Nguồn: CVS tổng hợp) Tiêu thụ bia bình quân đầu người (l)

Từ vị trí 20 (năm 2008), Việt Nam đã

nhảy lên vị trí 13 (năm 2011) về sản xuất

bia, tuy nhiên chỉ chiếm 1,14 % sản lượng

bia toàn cầu

(Nguồn: Pomegranate)

Trang 10

10

www.cimb-vinashin.com 20/01/2013

CIMB -VINASHIN

Theo báo cáo Euromonitor International nhu cầu tiêu thụ bia, rượu, nước giải khát ở các nước khu vực châu Á đang và tiếp tục phát triển, như doanh thu tiêu thụ Bia của Trung Quốc từ 2006-2010 dự kiến tăng 26,93%, rượu tăng 33%, cồn tăng 27%; doanh thu tiêu thụ Rượu của Nhật Bản tăng 13%, doanh thu tiêu thụ Bia của Thái Lan tăng 6% Do vậy, Châu Á cũng sẽ là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các doanh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát của Việt Nam, dù hiện tại Bia mới chỉ được sản xuất và tiêu dùng nội địa Cũng theo eu-romonitor, thị trường bia Việt Nam đã tăng trưởng 13% trong năm 2011 Tổ chức này cũng dự báo thị trường sẽ còn tăng trưởng với CARG khoảng 7,3% cho 5 năm tiếp theo; và Việt Nam sẽ đứng thứ 3 Châu Á về sản lượng tiêu thụ chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản

Theo Báo cáo của Bộ công thương, thị trường bia Việt tăng trưởng bình quân 12%/năm trong giai đoạn 2006-2010 Bộ cũng dự báo tỷ lệ tăng trưởng sẽ là 13% trong giai đoạn 2011-2015 và 8% trong 2016-2025 Cũng theo dự báo của Bộ và cơ quan lập quy hoạch, đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,2-4,4 tỷ lít bia, bình quân 45-47 lít/người/năm Mười năm sau đó, mỗi người Việt Nam sẽ uống bình quân 60-70 lít bia/năm

Một vài xu hướng ngành Bia Việt Nam Sức tiêu thụ bia còn tăng mạnh theo những phân tích đã nêu về thị trường Bia Việt Nam tiềm năng

Chi phí quảng bá sản phẩm trong ngành tăng: bia ngoại vẫn tiếp tục đổ bộ, cạnh tranh sẽ tiếp tục gay gắt Khi đó chiến lược quảng bá là yếu tố quyết định đến thành bại của các doanh nghiệp, không chỉ ở những sản phẩm đã tồn tại mà cả các sản phẩm mới có mặt trên thị trường

Cấu trúc phân khúc thị trường sản phẩm thay đổi: các sản phẩm bia hơi, bia giá rẻ đang bị thu hẹp; bia hạng trung và cao cấp ngày càng tăng trưởng mạnh và tiếp tục được mở rộng, do (1) Gia nhập WTO áp dụng 1 loại thuế sẽ làm tăng thuế suất bia hơi lên 50%; (2) Thu nhập người dân ngày càng tăng; (3) Bia đang trở thành mặt hàng thể hiện đẳng cấp Sự thay đổi cấu trúc thị trường sản phẩm sẽ làm tăng giá trị quy mô thị trường ngành bia Euromonitor International dự báo thị trường bia sẽ tăng 20% đạt 96 nghìn tỷ đồng (4,6 triệu USD) năm 2012

Xu hướng nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến văn hóa uống bia: Người tiêu dùng có khả năng sẽ giảm mức tiêu thụ bia do chế độ ăn uống và vấn đề sức khỏe Khi uống bia đến lúc nồng độ rượu/máu lên đến 0,2%, người uống rơi và trạng thái say, có khả năng gây nhiều hệ lụy có hại “Đừng uống bia trên 1 lít/ngày” cũng

là lời khuyên của nhiều bác sỹ

DỰ BÁO VÀ TRIỂN VỌNG NGÀNH

Việt Nam tiêu thụ bia nhiều nhất

Đông Nam Á

(nguồn: Euromonitor International)

Dự báo và xu hướng

Ngày đăng: 19/05/2014, 19:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w