1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005

174 601 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 20,57 MB

Nội dung

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 vận dụng định nghĩa này trong điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam như sau: “Lâm nghiệp là một ngành kỹ thuật đặc thù, gồm toàn

Trang 1

Tổng quan về Lâm nghiệp

Việt Nam

Trang 2

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

Khái quát về điều kiện tự nhiên và rừng Việt nam

1.1

Việt Nam nằm ở 102º 08' - 109º 28'

kinh tuyến đông và 8º 02' - 23º 23' vĩ tuyến

bắc, trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái

Bình Dương, có đường biên giới trên đất liền

dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía

Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía

Đông giáp biển Đông Việt Nam có diện tích

331.688 km², bao gồm 327.480 km² đất liền và

hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, với hơn 4.000

hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có

vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế

và thềm lục địa được xác định trên 1 triệu km²

Địa hình Việt Nam đa dạng với đồi núi,

đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh

lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài

trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa

mạnh mẽ Địa hình thấp dần theo hướng Tây

Bắc - Đông Nam, được thể hiện rõ qua hướng

chảy của các dòng sông lớn Đồi núi chiếm tới

3/4 diện tích lãnh thổ tạo thành một cánh cung

lớn hướng ra Biển Đông, chạy dài 1400 km, từ

Tây Bắc tới Đông Nam Bộ Đồng bằng chỉ

chiếm 1/4 diện tích trên đất liền và bị đồi núi

ngăn cách thành nhiều khu vực Đồng bằng

rộng lớn, phì nhiêu là đồng bằng Bắc Bộ với diện tích 16.700 km², đồng bằng Nam Bộ với diện tích 40.000 km² và chuỗi cácđồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo duyên hải miền Trung với tổng diện tích 15.000 km²

Việt nam nhìn từ vũ trụ

Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao,

từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21ºC đến 27ºC và tăng dần từ Bắc vào Nam Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ

Trang 3

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

nắng từ 1.400 - 3.000 giờ/năm Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm Độ

ẩm không khí trên dưới 80%

Rừng miền trung Việt Nam (Nguồn: Chi cục KL

Quảng Nam)

Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.360 con sông có chiều dài trên 10

km, trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích lưu vực trên 10.000 km2 Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên hai vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu Hệ thống các sông suối hàng năm

có dung lượng chảy trên 310 tỷ m3 nước Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ chiếm tới 70-80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt

Từ góc độ sinh thái lâm nghiệp, Việt Nam được chia thành 9 vùng, đó là: vùng Tây Bắc, vùng Trung tâm, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nam bộ Hệ sinh thái của Việt Nam giàu và có tính đa dạng cao vào bậc nhất thế giới với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rặng san hô giàu và đẹp, tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loại chim và thú trên toàn cầu Nhiều loài động, thực vật độc đáo của Việt Nam không có nơi nào khác trên thế giới đã khiến cho Việt Nam trở thành nơi tốt nhất, trong một số trường hợp là nơi duy nhất để bảo tồn các loài đó1

Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở Việt nam có nhiều định nghĩa khác nhau về rừng nhưng đều dễ thống nhất rừng là một hệ sinh thái với những đặc trưng chủ yếu : Rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng với hoàn cảnh trong hệ thống đó; Rừng luôn luôn có sự cân bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi để chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, những khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất

cả các thành phần rừng; Rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao; Rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác; Sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng Tuy vậy cần có một định nghĩa thống nhất và thực tế về rừng và ngành lâm nghiệp Việt nam

1 Theo Bách khoa toàn thư - Tiếng Việt http://vi.wikipedia.org/wiki/Rừng

Trang 4

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

Rừng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 có đưa ra định nghĩa về rừng như sau: “Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.”

Tuy nhiên, định nghĩa này khó sử dụng vì nó không đưa ra các tiêu chí rõ ràng về rừng, chiều cao của cây rừng ở mức tối thiểu là 2 – 5m Hơn nữa, với việc xác định diện tích đất có độ che phủ rừng từ 10% trở lên được coi là rừng thì các diện tích đất trống đồi núi trọc cây trồng phân tán hoặc không có rừng có thể được gọi là rừng Với cách phân loại như vậy thì sẽ rất khó quản lý và bảo vệ rừng

Rừng miền trung Việt Nam (Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam)

Tiêu chuẩn quốc tế không yêu cầu các quốc gia phải sử dụng các tiêu chí xác định rừng mở mức thấp nhất về độ che phủ rừng 10% và chiều cao cây rừng từ 2m trở lên mà mỗi nước có thể áp dụng các tiêu chí phù hợp nhất với quốc gia đó Do vậy, Việt Nam đưa ra định nghĩa về rừng – là diện tích có độ che phủ rừng tối thiểu 30% và chiều cao cây rừng thấp nhất 5m là phù hợp với đại đa số diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt của Việt Nam Định nghĩa này

đã được Viện Điều tra Quy hoạch rừng sử dụng trước đây khi tiến hành đánh giá tài nguyên rừng

Ngành lâm nghiệp Theo định nghĩa của FAO được quốc tế công nhận như sau:

“Lâm nghiệp là một ngành kinh tế, gồm các hoạt động kinh tế chính liên quan đến sản xuất hàng hoá từ gỗ (gỗ tròn phục vụ công nghiệp, gỗ trụ mỏ, gỗ xẻ, gỗ ván, bột giấy, giấy và

đồ gỗ nội thất), sản xuất các sản phẩm phi gỗ và dịch vụ liên quan đến rừng”

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 vận dụng định nghĩa này trong điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam như sau:

“Lâm nghiệp là một ngành kỹ thuật đặc thù, gồm toàn bộ các hoạt động liên quan đến sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như trồng rừng/trồng lại rừng, khai thác, vận chuyển, sản xuất và chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường liên quan đến rừng Ngành lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xoá

Trang 5

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

đói giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, đồng thời góp phần làm ổn định xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng”

Do vậy, định nghĩa này có tính bao quát hơn so với định nghĩa được sử dụng trước đây Nó tính đến các ngành công nghiệp rừng (chế biến lâm sản) và tiếp thị - có thiên hướng

là một ngành công nghiệp hơn là ngành lâm nghiệp Theo Ông Vương Văn Quỳnh (2006), rừng tự nhiên nhiệt đới Việt Nam giàu có trước hết bởi nguồn năng lượng dồi dào hình thành năng suất kinh tế và sinh thái cao Mỗi năm 1m2 mặt đất ở hầu hết các vùng núi trung bình nhận được từ 1.200.000 đến 1.500.000 kcal, tương đương với năng lượng của toả ra khi đốt cháy 1,2-1,5 tấn than đá Nguồn năng lượng bức xạ khổng lồ này được phân bố tương đối đều quanh năm cùng với nền nhiệt độ trung bình cao và lượng mưa bình quân từ 1800-2200 mm

đã trở thành điều kiện rất thuận lợi cho sự tồn tại của những hệ sinh thái rừng nhiệt đới điển hình có năng suất cao Đây là lý do giải thích vì sao ở phần lớn các khu vực của đất nước Việt Nam đều tồn tại kiểu rừng mưa ẩm nhiệt đới với cấu trúc đặc sắc và tổ thành loài phong phú, đa dạng Số liệu điều tra cho thấy trong khi bề rộng vòng năm cây rừng bình quân ở vĩ

độ 50 chỉ đạt xấp xỉ 1mm, thì ở Việt Nam đạt xấp xỉ 2.5 mm, trong khi ở hầu hết các khu vực

ôn đới cây rừng chỉ sinh trưởng nửa mùa hè thì ở Việt Nam cây rừng sinh trưởng gần như quanh năm, trong khi ở vùng ôn đới cần hàng trăm năm để những khu khai thác trắng phục hồi lại thành rừng, thì ở Việt Nam chỉ cần 15 – 20 năm Điều kiện khí hậu thuận lợi đã tạo nên khả năng phục hồi và sức sinh trưởng cây rừng nhanh gấp nhiều lần ở những vùng ôn đới hoặc khô hạn khác Đây cũng là tiền đề quan trọng của những giải pháp khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam2

Điều kiện khí hậu thuận lợi cùng với sự tác động của thảm thực vật qua nhiều thế hệ

đã tạo nên những lớp đất vô cùng tươi tốt Hàm lượng mùn trung bình của đất dưới rừng ở Việt Nam dao động từ 6-10%, độ xốp lớp đất mặt từ 50-70%, độ ẩm đất quanh năm trên 25%3 Đây là điều kiện thuận lợi cho sự chung sống của nhiều giống loài và cũng là lý do giải thích vì sao trong khi ở những vùng ôn đới trên một ha rừng thường chỉ có một vài loài cây

gỗ thì ở Việt Nam có tới hàng trăm loài, trong khi ở rừng những vùng ôn đới và khô hạn chỉ

có một vài dạng sống thì ở rừng nhiệt đới Việt Nam có đầy đủ các dạng sống từ cây gỗ lớn, cây bụi, thảm tươi đến các loài dây leo, ký sinh, cộng sinh, phụ sinh và thực vật ngoại tầng

Sự phong phú của rừng tự nhiên nhiệt đới Việt Nam còn thể hiện ở số nhóm loài được phân theo giá trị sử dụng Ngoài những loài cho gỗ, củi, còn vô số các loài khác cho vật liệu làm hàng thủ công mỹ nghệ, làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh v.v Chỉ riêng dược thảo người ta đã thống kê được hàng nghìn loài trong rừng tự nhiên, trong đó có những loài có giá trị thương mại cao như sa nhân, thảo quả, kim tuyến, đỗ trọng, đương quy, vàng đằng, ngưu tất v.v Thực tiễn ở nhiều nơi cho thấy nếu quản lý bảo vệ tốt thì một ha rừng tự nhiên có thể cho thu nhập ổn định hàng năm từ 20-25 triệu đồng/năm, trong đó có tới khoảng hai phần ba là từ lâm sản ngoài gỗ Sự phong phú về thành phần các loài có giá trị kinh tế là tiền đề cho những giải pháp khoa học công nghệ nhằm kinh doanh rừng có hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững

Trang 6

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

Do việc quản lý sử dụng chưa bền vững và nhu cầu rất lớn về khai hoang đất rừng và lâm sản cho phát triển kinh tế - xã hội, nên diện tích và chất lượng rừng trong nhiều năm trước đây đã bị suy giảm liên

tục Năm 1943, Việt Nam có

Ruộng bậc thang ở vùng Tây Bắc Việt Nam (Nguồn: Dự án Sông Đà)

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, rừng Việt Nam có tổng trữ lượng gỗ là 813,3 triệu m3 (rừng tự nhiên chiếm 94%, rừng trồng 6%) và khoảng 8,5 tỷ cây tre, nứa Trữ lượng

gỗ bình quân của rừng tự nhiên là 76,5/m3/ha và rừng trồng là 40,6 m3/ha Gỗ tập trung chủ yếu ở 3 vùng là Tây Nguyên chiếm 33,8%, Bắc Trung Bộ 23% và Nam Trung Bộ 17,4% tổng trữ lượng Tổng diện tích lâm sản ngoài gỗ được gây trồng là 379.000 ha, chủ yếu tập trung ở

3 vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Bắc4

Xét trên phạm vi toàn quốc, Việt Nam đã vượt qua được thời kỳ suy thoái diện tích rừng Diện tích rừng tăng từ 9,3 triệu ha năm 1995 lên 11,31 triệu ha năm 2000 và 12,87 triệu

ha năm 2006 (bình quân tăng khoảng 0,3 triệu ha/năm) Diện tích rừng trồng mới tăng từ 50.000 ha/năm lên 200.000 ha/năm, diện tích rừng tự nhiên được khoanh nuôi bảo vệ phục hồi nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng gần 3.000.000 m3/năm (2006) cung cấp một khối lượng đáng

kể nguyên liệu cho công nghiệp giấy, mỏ, dăm gỗ xuất khẩu và củi đun, góp phần giảm sức

ép vào rừng tự nhiên;

Mặc dù có nhiều thành tựu trong khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua, vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức trong công tác bảo vệ và phát triển rừng5:

Với vốn rừng hiện có, chỉ tiêu bình quân hiện nay ở Việt Nam là 0,15 ha rừng/người

và 9,16 m3 gỗ/người, thuộc loại thấp so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 0,97 ha/người

và 75m3/người, trong khi đó do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tạo nên sức ép vào rừng ngày một gia tăng về đất cho sản xuất lương thực và lâm sản từ rừng tự nhiên và rừng trồng

4 Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 Ban hành kèm theo Quyết định số

18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ

5 Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 Ban hành kèm theo Quyết định số

18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ

Trang 7

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

Diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên ở nhiều nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm Trong giai đoạn 1999-2005, diện tích rừng tự nhiên là rừng giàu giảm 10,2%, rừng trung bình giảm 13,4%; trong khi đó rừng phục hồi tăng 20,7%, rừng trồng tăng 50,8% Ở một số địa phương, rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác bất hợp pháp, làm nương rẫy Từ năm 2000 đến năm 2005, bình quân có 9.345 vụ phá rừng/năm và diện tích bị chặt phá 2.160 ha/năm Hậu quả là hiện tượng lũ ống, lũ quét, hạn hán, sụt lở đất bất thường xảy ra do có một phần nguyên nhân do mất hoặc suy thoái rừng

Tính đến 31 tháng 12 năm 2005, diện tích đất "chưa sử dụng" toàn quốc là 6,76 triệu

ha, trong đó đất trống đồi núi trọc là 6,16 triệu ha chiếm 18,59% diện tích của cả nước; phân

bố giảm dần theo vùng như sau: vùng Đông Bắc chiếm 28% tổng diện tích đất trống đồi núi trọc, Tây Bắc 21%, Bắc Trung Bộ 19%, Duyên hải Nam Trung Bộ 13%, Tây Nguyên 12%, Đông Nam Bộ 5% Trong tổng diện tích đất trống đồi núi trọc có tới 71% diện tích phân bố

ở độ cao < 700 m và 38% diện tích phân bố ở độ dốc từ 16 - 350 Diện tích đất trống đồi núi trọc này sẽ là tiềm năng, nhưng cũng là thách thức cho phát triển sản xuất lâm nghiệp trong giai đoạn tới, vì phần lớn là đất dốc, bạc màu và phân bố rải rác

Trang 8

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

Ngay từ buổi đầu bình minh của lịch sử, con người đã lấy từ rừng các thức ăn chất đốt, vật liệu phục vụ cuộc sống, rừng được coi là cái nôi sinh ra và là môi trường sống của con người Khai thác, lợi dụng và tái tạo tài nguyên rừng ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội đã đòi hỏi phải có phương thức quản lý rừng thích hợp Quá trình này phát triển ngày càng cao và dần dần hình thành ngành lâm nghiệp Ngành lâm nghiệp ra đời ngày càng có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia

Như vậy, lâm nghiệp ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của xã hội đối với rừng Vai trò của xã hội đối với rừng thông qua chức năng quản lý, gìn giữ và phát triển rừng, cụ thể là không những tạo ra các sản phẩm lâm sản hàng hóa và dịch vụ đóng góp cho nền kinh

tế quốc dân mà còn có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường như phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hòa khí hậu , góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho người dân nông thôn và miền núi và bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt đối với bảo vệ biên giới hải đảo

Nói đến lâm nghiệp trước hết phải

nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế

quốc dân thông qua việc cung cấp gỗ và

lâm sản ngoài gỗ phục vụ nhu cầu tiêu dùng

của các tầng lớp dân cư; cung cấp nguyên

liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản;

cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu

chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con

người; cung cấp lương thực, nguyên liệu

chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu đời

sống xã hội Như vậy, đối với nền kinh tế

quốc dân, lâm nghiệp là một ngành kinh tế

kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt

động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch

vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận

chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và cung

cấp các dịch vụ môi trường có liên quan

đến rừng

Theo các số liệu và cách tính hiện nay, GDP lâm nghiệp chỉ bao gồm giá trị tạo ra từ gây trồng, khai thác và một vài dịch vụ chiếm 1% tổng GDP quốc gia Tuy nhiên ngành lâm nghiệp còn có nhứng đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân thông qua công nghiệp chế biến

Rừng và lâm nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân

1.2

Bàn-ghế, một sản phẩm rất thông dụng từ gỗ

Trang 9

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

lâm sản xuất khẩu và các giá trị môi trường của rừng Trong giai đoạn 1995-2006, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ đã tăng từ 61 triệu USD năm 1996 lên 1.035 triệu USD năm 2004, 1.570 triệu USD năm 2005, 2.000 triệu USD năm 2006 và dự kiến khoảng 2,5 tỷ USD năm 2007 Tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ hiện nay đạt gần 200 triệu USD/năm, dự kiến sẽ tăng bình quân 10-15% một năm, đạt 700-800 triệu USD/năm vào năm 2020 Ngành lâm nghiệp thúc đẩy quá trình xã hội hoá nghề rừng, phân cấp quản lý cho các địa phương và phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Giao đất

giao rừng cho các thành phần kinh tế là biện pháp thực hiện đa thành phần trong

sử dụng rừng nói chung và đa sở hữu trong sử dụng rừng sản xuất nói riêng trong ngành lâm nghiệp Theo số liệu công bố hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường,, tính đến ngày 1 tháng 1 năm

2005, trong tổng số 11.258.045 ha rừng toàn quốc,trong đó diện tích đất lâm nghiệp giao theo các đối tượng sử dụng như sau: hộ gia đình:3.470.878 ha chiếm 30,8%, cộng đồng dân cư: 172.952 ha chiếm 1,6%, khu vực nhà nước: 7.340.140 ha chiếm 65,3% (bao gồm tổ chức kinh tế trong nước; 3.542.410 ha ; tổ chức khác trong nước gồm ban quản lý rừng phòng

hộ và rừng đặc dụng: 3.797.730 ha) và xí nghiệp liên doanh: 10.528 ha chiếm chưa được 0,01% và giao cho UBND xã sử dụng 263.544 ha chiếm 2,3% Đất chưa sử dụng là 3.410.305 ha trong đó giao UBND xã quản lý là 2.829.218 ha và giao cộng đồng dân cư quản

lý là 581.287 ha.Bên cạnh những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân, ngành lâm nghiệp còn một số hạn chế như tăng trưởng thấp và chưa bền vững

Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ phát triển của ngành lâm nghiệp năm 2000: 4,9%, năm 2001: 1,9%, năm 2002: 1,6%, năm 2003: 1,1%, năm 2004: 1,1%, năm 2005: 1,2% Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khai thác hợp lý, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường Rừng trồng cũng như rừng tự nhiên năng suất và chất lượng thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu Ngành công nghiệp chế biến lâm sản phát triển nhanh nhưng chủ yếu là tự phát, chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết và phân công sản xuất chưa tốt, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ; nguồn gỗ nguyên liệu chưa ổn định, phụ thuộc vào nhập khẩu

Nhu cầu gỗ phục vụ công nghiệp chế biến là rất lớn

Trang 10

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

Rừng và lâm nghiệp đối với xoá đói giảm nghèo

và phát triển kinh tế nông thôn miền núi

1.3

Dân số Việt Nam là 84,115 triệu người (năm 2006) gồm 54 cộng đồng dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước, hơn 10% còn lại là dân số của 53 dân tộc Các dân tộc sống trên đất Việt Nam được chia thành 8 nhóm theo ngôn ngữ như sau: Việt - Mường, Tày – Thái, Môn – Khmer, Mông – Dao, Kadai, Nam Đảo, Hán

và Tạng Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói, chữ viết

và bản sắc văn hoá riêng Bản sắc văn hoá của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế6

Ngành lâm nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện các hoạt động quản lý và sản xuất lâm nghiệp trên diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước; đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn Rừng luôn là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội

Mối quan hệ giữa xoá đói giảm nghèo và nghề rừng ở Việt Nam là một mối quan hệ nhân quả giữa những biến đổi sinh kế nông thôn và những thay đổi về độ che phủ rừng Luận giải các mâu thuẫn và tương đồng giữa giảm nghèo và trạng thái rừng được phân tích bằng

mô hình “Tứ diện”: Được - Được: nghĩa là giảm nghèo và bảo vệ môi trường được thừa nhận

là đi đôi với nhau; Được - Mất: nghĩa là thành công trong công tác giảm nghèo gây ra suy giảm rừng và đa dạng sinh học; Mất - Được: nghĩa là an toàn sinh kế của người dân không còn nữa vì họ không được phép sử dụng rừng; Mất - Mất: nghĩa là cả người dân địa phương

và môi trường đều bị thua thiệt7

Đời sống của người dân miền núi luôn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng hoá và dịch vụ môi trường từ rừng tự nhiên Ngay cả khi người dân bị mất rừng thì họ cũng vẫn có những lợi ích lớn thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp Hiện nay, rất nhiều người nghèo nhất trong số những người nghèo ở Việt Nam đang sống trong và gần rừng Vì vậy để thực hiện được công cuộc xoá đói giảm nghèo cần phải quan tâm thích đáng đến việc sử dụng tài nguyên rừng Ngược lại, bất kỳ chính sách nào của Nhà nước thắt chặt việc khai thác sử dụng rừng cần phải chú trọng đến các tác động đối với người nghèo Việc

6 Theo Giới thiệu các dân tộc Việt Nam http://www.vietnamtourism.com/v_pages/country/overview.asp

7 William D Sunderlin và Huynh Thu Ba, 2005 Giảm nghèo và Rừng ở Việt Nam Trung tâm nghiên cứu Lâm

nghiệp Quốc tế (CIFOR) và Trường Lâm nghiệp và Khoa học Môi trường, Đại học Tổng hợp

Trang 11

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

giảm nghèo ở nông thôn trên diện rộng phải gắn

với kế hoạch trồng rừng ở quy mô tương đương

Để giải quyết được đói nghèo cho các cộng đồng

sống trong rừng, sống phụ thuộc vào rừng thì

không có giải pháp nào khác là phải dựa vào

rừng., sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên

rừng thông qua đổi mới lâm trường quốc doanh;

thực hiện mô hình đồng quản lý và chia xẻ lợi

ích với cộng đồng dân cư địa phương

Củi vẫn còn là một nguồn thu nhập của người dân vùng cao

(Nguồn: Trần Ngọc Hải)

Rõ ràng, tài nguyên rừng sẽ ngày càng có

vai trò lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo

ở Việt Nam Tuy nhiên, nó lại phụ thuộc rất

nhiều vào sự phát triển của rừng và ngành lâm

nghiệp Vì vậy, hơn bao giờ hết ngành lâm

nghiệp phải có những bước chuyển tiếp nhanh

chóng từ nền kinh tế rừng tự nhiên sang nền kinh

tế rừng trồng

Thực tiễn hiện nay cho thấy, ngành lâm nghiệp đã tham gia tích cực vào việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập từ rừng cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người và đáp ứng phần lớn nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho tiêu dùng nội địa Đảng và Nhà nước tiếp tục kiên trì cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thông qua xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp Xã hội hóa được coi là phương thức và công cụ để đạt mục tiêu tạo thêm 2 triệu việc làm mới trong lâm nghiệp; tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo 70% số hộ trong các vùng lâm nghiệp trọng điểm như đã xác định trong Chiến lược lâm nghiệp quốc gia

Xác lập lại quyền sử dụng tài nguyên rừng hướng tới các cộng đồng nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi là những đóng góp quan trọng của ngành lâm nghiệp Trong giai đoạn vừa qua ngành lâm nghiệp có những kết quả đáng khích lệ trong việc thu hút các hộ nông dân, cộng đồng tham gia làm nghề rừng Theo số liệu công bố của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, đến ngày 01 tháng 01 năm 2005, cả nước có 1.180.465 người sử dụng đất lâm nghiệp, trong đó của hộ gia đình và cá nhân: 1.173.829; UBND xã: 1.245; tổ chức kinh tế: 1.365; các tổ chức khác: 3.105; liên doanh với nước ngoài: 6 và 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 100% Nhà nước khuyến khích phát triển hình thức sản xuất lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại bằng các giải pháp giao đất giao rừng, tăng cường công tác khuyến nông khuyến lâm; phát triển quản lý rừng cộng đồng,và hợp tác xã lâm nghiệp kiểu mới

Tuy nhiên, tác động của ngành lâm nghiệp đối với xoá đói, giảm nghèo còn hạn chế, chưa tạo ra được nhiều việc làm; thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp và chưa ổn định (Ví dụ: tại Thanh Hoá, thu nhập bình quân từ lâm nghiệp của nhóm hộ khá đạt khoảng 786 nghìn đồng/người/năm, nhóm hộ thoát nghèo đạt 461 nghìn đồng/người/năm, nhóm hộ nghèo đạt 241 nghìn đồng/người/năm), đa số người dân miền núi chưa thể sống được bằng nghề rừng, đời sống của cán bộ, công nhân viên lâm nghiệp còn rất khó khăn Việc thực hiện xã hội hóa lâm nghiệp chưa có những chuyển biến rõ rệt, quản lý rừng và đất rừng còn nhiều bất cập, tiến độ giao đất, giao rừng chậm; nhiều địa phương chưa mạnh dạn tổ chức giao rừng tự nhiên và rừng trồng cho dân, đặc biệt cho cộng đồng, hộ gia đình và tư nhân

Trang 12

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

Do Việt Nam nằm trải dài dọc theo bờ biển Thái Bình Dương trong vùng nhiệt đới gió mùa và điểm hình thành của các cơn bão lớn, nên Việt nam luôn phải đối mặt với thiên tai và khí hậu thời tiết bất thường; mặt khác do địa hình đa dạng, dốc và chia chia cắt nên rừng càng có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, được thể hiện trên các mặt sau:

- Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước,

điều hòa dòng chảy, chống xói mòn, rửa

trôi, thoái hóa đất, chống bồi đắp sông

ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế

hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng

lớn cho các nhà máy thủy điện;

- Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió,

chống cát bay, chống sự xâm nhập của

nước mặn bảo vệ đồng ruộng và khu

dân cư ven biển ;

- Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị,

làm sạch không khí, tăng dưỡng khí,

giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo

điều kiện cho công nghiệp phát triển;

- Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ

- Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch ;

- Rừng còn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, đặc biệt là nơi dự trữ sinh quyển bảo tồn các nguồn gen quý hiếm

Một ha rừng hàng năm tạo nên 300-500 tấn sinh khối, 16 tấn ôxy, đối với rừng thông có thể lên tới 30 tấn Mỗi người một năm cần 4.000 kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5°C Rừng còn là tác nhân bảo vệ và ngăn chặn gió bão Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nới cư trú của các loài động thực vật quý hiếm8 Những số liệu thống

8 Bách khoa toàn thư - Tiếng Việt http://vi.wikipedia.org/wiki/Rừng

Trang 13

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

kê đã cho thấy miền núi Việt Nam là một trong những nơi có tài nguyên đa dạng sinh học cao Người ta đã phát hiện ở Việt Nam có tới 11.373 loài thực vật thuộc 2.524 chi và 378 họ, trong số

đó có tới 30% là loài đặc hữu9 Quần thể động vật ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng, trong

đó có nhiều loài thú quý hiếm được ghi vào sách đỏ của thế giới Hiện nay, đã biết được 275 loài thú có vú, 828 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng thể, 2.400 loài cá, 5.000 loài sâu bọ10

Tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng Theo Vương Văn Quỳnh (2006), diện tích đất có rừng có khả năng đảm bảo an toàn môi trường của Việt Nam phải chiếm ít nhất 45% tổng diện tích tự nhiên

Theo Hà Chu Chử (2006), đến giữa thế kỷ 21 hàm lượng dioxyt carbon (CO2) trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay Nguồn phát thải CO2 lớn nhất là nhiên liệu dầu mỏ, than

đá, cùng các loại nhiên liệu hữu cơ khác bị đốt cháy trong sử dụng nguồn nguyên liệu này lên tới 5,4 tỷ tấn/năm Nạn cháy rừng, mất rừng, chủ yếu là ở vùng nhiệt đới tham gia vào phát thải 1,6

tỷ tấn CO2/năm Ngoài ra nguồn phát thải lớn đó còn có những nguồn phát thải khí nhà kính như đầm lầy, đất nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, sự phân giải của các chất hữu cơ tuy nhỏ nhưng ở diện rộng đã làm cho hàm lượng CO2 trong khí quyển tăng lên 3.000 triệu tấn/năm Rừng và cây xanh nói có vai trò rất quan trọng trong sự điều tiết hàm lượng CO2 Hàng năm, trên trái đất nhờ quang hợp của thực vật đã tạo ra 150 tỷ tấn chất hữu cơ, tiêu thụ 300 tỷ tấn CO2 và phát thải 200

tỷ tấn oxy Năng suất quang hợp của rừng phụ thuộc nhiều vào kiểu rừng và loại cây Ở rừng kín rậm ôn đới khả năng hấp thụ CO2 khoảng 20 - 25 tấn/ha/năm và thải ra 15 - 18 tấn ôxy/ha/năm, tạo ra 14 - 18 tấn/ha/năm chất hữu cơ Rừng mưa nhiệt đới thường xanh ở Việt Nam có mức hấp thụ CO2 khoảng 150 tấn/ha/năm, thải 110 tấn ôxy/ha/năm, tạo ra 40 tấn/ha/năm chất hữu cơ11

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm hứng chịu từ 5 đến 8 cơn băo lớn và triều cường gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường Trước đây, nhờ có các dải rừng ngập mặn tự nhiên hoặc rừng trồng ở ven biển, cửa sông nên đê điều ít khi bị vỡ, tính mạng và tài sản của người dân được bảo vệ Trong nhiều năm qua, do việc phá rừng nội địa ngày càng tăng, tạo điều kiện cho lũ lụt hoành hành ở vùng hạ lưu ven biển Nạn sụt lở đất, lũ quét, lũ ống xảy ra ở nhiều nơi Bên cạnh đó, việc phá rừng ngập mặn

để nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng các đô thị, khu du lịch ngày càng tăng nên đã đe doạ cuộc sống của cộng đồng ven biển Vì vậy, việc khôi phục và phát triển rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong phòng hộ ven biển.Trong tương lai với sự nóng lên của trái đất, vai trò của rừng sẽ ngày càng quan trọng hơn thì giá trị môi trường của rừng sẽ ngày càng cao và vượt giá trị cuả gỗ và lâm sản ngoài gỗ12, góp phần làm giảm thiểu và thích ứng với thay đổi khí hậu

9 Thực vật rừng – Bách khoa toàn thư - http://vi.wikipedia.org/wiki/

10 Động vật rừng Việt Nam http://www.khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=9&news_id=17052

11 Hà Chu Chử (2006) Vai trò của rừng và lâm nghiệp giảm nhẹ khí nhà kính Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kỳ 1, tháng 6/2006, tr.83 – 85

12 Phan Nguyên Hồng và Vũ Đoàn Thái (2005) Vai trò của rừng ngập mặn trong viẹc bảo vệ các vùng ven biển Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trườngĐại học Quốc gia Hà Nội

Trang 14

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

Xuất phát từ yêu cầu của xã hội đối với ngành lâm nghiệp trong giai đoạn mới, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 tại Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Chiến lược đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2006-2020 cụ thể như sau:

"Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng"

Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp là:

- Về kinh tế: Thiết lập, quản lý, bảo

vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng suất rừng trồng, tăng cường các hoạt động nông lâm kết hợp và

sử dụng có hiệu quả các diện tích đất trống đồi trọc phù hợp cho phát triển lâm nghiệp Sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ

xa để từng bước tạo cho người dân làm nghề rừng có thể sống được bằng nghề

Mục tiêu và nhiệm vụ của ngành Lâm nghiệp

1.5

Đi hiện trường trong quá trình xây dựng Chiến lược

Phát triển Lâm nghiệp

Trang 15

Chương 1 Tổng quan về Lâm nghiệp Việt Nam

rừng, góp phần xoá đói, giảm nghèo và giữ vững an ninh quốc phòng

- Về môi trường: Bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phòng hộ của ngành lâm nghiệp là: Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường đô thị, giảm nhẹ thiên tai, chống xói mòn, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường sống; tạo nguồn thu cho ngành lâm nghiệp từ các dịch vụ môi trường (phí môi trường, thị trường khí thải CO2, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng…) để đóng góp cho nền kinh

tế đất nước

Để đạt được mục tiêu tổng thể, chiến lược đưa ra 5 chương trình, trong đó có 3 chương trình phát triển và 2 chương trình hỗ trợ Mỗi chương trình đều có mục tiêu riêng Các chương trình phát triển gồm:

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đưa ra các mục tiêu cụ thể để đạt được mục tiêu kinh tế,

xã hội và môi trường trong phát triển lâm nghiệp và nó giống với các mục tiêu của Chiến lược và

Kế hoạch 5 năm

Như trình bày trong các chương tiếp theo, hệ thống chỉ tiêu ngành lâm nghiệp được xây dựng nhằm đánh giá tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển của ngành như đã được nêu trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam (2006-2020), Kế hoạch 5 năm của Ngành và Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng hay Dự án 661

Diễn đàn Đối tác Lâm nghiệp 2007 “Tăng cường xã hội

hóa trong ngành Lâm nghiệp”

Trang 16

Bộ chỉ tiêu giám sát Ngành Lâm nghiệp

Trang 17

Chương 2 Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp

Bộ chỉ tiêu giám sát ngành lâm nghiệp (FOMIS) đã được xây dựng từ năm 2004 với 36 chỉ tiêu có thể thu thập được số liệu Cơ sở dữ liệu ban đầu này có thể lấy từ trang thông tin điện

tử (Website) của Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP)

Năm 2006 bộ chỉ tiêu này đã được sửa đổi để phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Kế hoạch 5 năm 2006-2010 và Dự án Trồng mới 5 triệu

ha rừng Ban đầu bộ chỉ tiêu sửa đổi đưa ra 72 chỉ tiêu Tuy nhiên sau khi thu thập và sử lý các số liệu năm 2005 (năm cơ sở), Tổ thông tin giám sát ngành đã thống nhất đưa ra 55 chỉ tiêu có thể thu thập được số liệu 17 chỉ tiêu còn lại hiện chưa thu thập được số liệu hoặc chưa có điều kiện

xử lý số liệu cho riêng ngành lâm nghiệp được đề nghị là các chỉ tiêu "tương lai" và cần có kế hoạch để thu thập và sử lý trong thời gian tới Số liệu sử dụng trong báo cáo này chủ yếu là số liệu được tập hợp ở cấp quốc gia và cấp vùng Các số liệu cấp tỉnh sẽ được cung cấp dưới dạng đĩa CD kèm theo báo cáo này

Các chỉ tiêu được sử dụng để giám sát các chương trình hành động lớn của ngành lâm nghiệp như Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Kế hoạch 5 năm 2006-2010 của ngành lâm nghiệp, Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng

Các chỉ tiêu này cũng được sử dụng để giám sát và đánh giá các hoạt động, các kết quả, tác động chính của ngành lâm nghiệp nhằm kịp thời cải tiến công tác quản lý, xây dựng kế hoạch

và chính sách của ngành

Các chỉ tiêu cũng có thể góp phần giám sát và đánh giá việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ngoài ra, bộ chỉ tiêu và các số liệu kèm theo cũng cung cấp các thông tin cơ bản và có hệ thống về ngành lâm nghiệp phục vụ cho xây dựng các báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho các cơ quan của Đảng, Quốc Hội và Chính phủ cũng như cho các báo cáo quốc gia đối với các thoả thuận và công ước quốc tế mà Việt nam đã tham gia

Mỗi chỉ tiêu sẽ được trình bày như sau: Định nghiã về chỉ tiêu (nếu cần); số liêu cơ bản năm 2005 dưới dạng biểu, biểu đồ hoặc bản đồ; bình luận về số liệu (có sử dụng số liệu của các năm trước để thuyết minh) và kiến nghị để cải thiện và nâng cao chất lượng của các số liệu Các

số liệu chi tiết liên quan đến mỗi chỉ tiêu sẽ được cung cấp dưới dạng đĩa compact đính kèm báo cáo này

Bộ chỉ tiêu giám sát ngành lâm nghiệp là một thành phần của Hệ thống thông tin giám sát ngành lâm nghiệp (FOMIS) hiện đang tiếp tục xây dựng

Mục tiêu xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát ngành và các nguồn số liệu

2.1

Trang 18

Chương 2 Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp

Hệ thống chỉ tiêu chuyên ngành lâm nghiệp được xây dựng trên cơ sở cách lập kế hoạch được định hướng theo mục tiêu và kết quả của Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, sử dụng khung lô gic được đơn giản hoá để phục vụ cho thiết kế, thực thi, giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lược cũng như các chương trình lâm nghiệp và từ đó xác định các chỉ tiêu cần thiết cho hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lâm nghiệp

Bộ chỉ tiêu và khung logic của Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020

2.2

Bảng 1: Khung logic của Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020

Mục tiêu và kết quả Đánh giá tiến độ và mức độ đạt được các mục tiêu Chỉ tiêu

Mục tiêu tổng quát • Mục tiêu phát triển của Ngành Các chỉ tiêu tác

động Mục tiêu cụ thể • Các mục tiêu kinh tế

• Các mục tiêu xã hội

• Các mục tiêu môi trường

Các chỉ tiêu kết quả

Kết quả (đầu ra) của 5

Chương trình của Chiến

• Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, lập

kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp

Chỉ tiêu thực hiện

Đầu vào • Đầu tư tài chính

• Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Các chỉ tiêu đầu vào Nguồn: Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt nam 2006-2020

Khung lô gic được thiết kế theo các mục tiêu tổng quát (chỉ tiêu tác động), mục tiêu

cụ thể của Chiến lược phát triển Lâm nghiệp quốc gia, Kế hoạch 5 năm và các và dự án 661 (chỉ tiêu thành quả) và các mục tiêu của 5 chương trình phát triển và chương trình hỗ trợ trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 (chỉ tiêu thực hiện) Phương pháp sắp xếp các chỉ tiêu này có ưu điểm là người sử dụng có thể xác định được các chỉ tiêu

dự kiến có thực sự cần thiết để góp phần thành đạt các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của Chiến lược và mục tiêu của các Chương trình hay không Các chỉ tiêu đầu vào cũng giúp cho các nhà hoạch định chính sách và thực hiện các kế hoạch, chương trình đánh giá được mức độ thực hiện các hoạt động trên cơ sở các nguồn tài lực có thể huy động được Hệ thống chỉ tiêu thống kê sửa đổi lần này bao gồm 72 chỉ tiêu trong đó có 55 chỉ tiêu thu thập được số liệu, cụ thể xem bảng sau:

Trang 19

Chương 2 Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp

Bảng 2: Danh dách các chỉ tiêu chuyên ngành lâm nghiệp (theo khung logic)

1 MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

3 1.3 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của ngành lâm nghiệp Đã có số liệu

4 1.4 Tỷ lệ nghèo ở các tỉnh/tp có nhiều rừng Đã có số liệu

2 CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ

2.1 Mục tiêu kinh tế

5 2.1.1 Giá trị sản xuất của ngành LN Đã có số liệu

6 2.1.2 Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành LN Đã có số liệu

8 2.1.4 Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trong LN Tương lai

9 2.1.5 Lợi nhuận thu được trên 1 ha rừng/ năm Tương lai

2.2 Mục tiêu xã hội

10 2.2.1 Số xã đặc biệt khó khăn theo CT 135 Đã có số liệu

11 2.2.2 Diện tích đất LN được giao và cho thuê Đã có số liệu

12 2.2.3 Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng ở các tỉnh có nhiều rừng Đã có số liệu

13 2.2.4 Số việc làm lâm nghiệp được tạo ra trong năm của dự án 661 và khu vực chế biến gỗ Đã có số liệu

2.3 Mục tiêu môi trường

14 2.3.1

Số lượng loài động vật và thực vật rừng có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng

15 2.3.2 Diện tích rừng phân theo đai cao, độ dốc Đã có số liệu

16 2.3.3 Độ tàn che và số lượng tầng tán của rừng phòng hộ Tương lai

17 2.3.4 Diện tích đất LN có nguy cơ bị sa mạc hóa Tương lai

3.CÁC CHỈ TIÊU THỰC HIỆN

3.1 Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững

18 3.1.1 Diện tích đất quy hoạch cho Lâm nghiệp đến 2010 Đã có số liệu

19 3.1.2 Diện tích khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên Đã có số liệu

20 3.1.3 Đất quy hoạch để trồng rừng mới Đã có số liệu

22 3.1.5 Diện tích rừng trồng mới tập trung trong năm Đã có số liệu

23 3.1.6 Diện tích rừng được trồng lại hàng năm sau khai thác Đã có số liệu

24 3.1.7 Diện tích khoanh nuôi tái sinh đã thành rừng Đã có số liệu

26 3.1.9 Số lượng cây LN trồng phân tán hàng năm Đã có số liệu

27 3.1.10 Diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ rừng Đã có số liệu

28 3.1.11

Diện tích rừng có kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (có phương án điều

3.2 Chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ môi trường

31 3.2.3 Diện tích rừng được khoán bảo vệ Đã có số liệu

32 3.2.4 Số cán bộ Kiểm Lâm địa bàn xã Đã có số liệu

33 3.2.5 Diện tích rừng bị thiệt hại Đã có số liệu

34 3.2.6 Số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng Đã có số liệu

35 3.2.7 Số thôn bản có quy ước bảo vệ rừng Đã có số liệu

36 3.2.8 Tổng giá trị của các dịch vụ môi trường rừng thu được Tương lai

3.3 Chương trình chế biến và thương mại lâm sản

38 3.3.2 Khối lượng LSNG đã khai thác Đã có số liệu

Trang 20

Chương 2 Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp

40 3.3.4 Giá trị sản xuất của CN chế biến gỗ Đã có số liệu

41 3.3.5 Giá trị xuất khẩu hàng hoá của ngành LN Đã có số liệu

42 3.3.6 Giá trị gỗ và nguyên liệu gỗ nhập khẩu Đã có số liệu

43 3.3.7 Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chế biến LS chính Đã có số liệu

44 3.3.8 Diện tích (và khối lượng nếu có) về sản xuất NL kết hợp trên đất LN Tương lai

45 3.3.9 Giá trị và khối lượng sản xuất, chế biến của các làng nghề Tương lai

46 3.3.10 Chỉ số giá bán một số loại lâm sản chính Tương lai

3.4 Chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm

48 3.4.1 Số người làm khoa học và công nghệ lâm nghiệp Đã có số liệu

49 3.4.2 Số lượng giống cây LN được cấp chứng chỉ Đã có số liệu

50 3.4.3 Số đề tài khoa học được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng Đã có số liệu

51 3.4.4 Số cán bộ khuyến lâm/ nông lâm Đã có số liệu

52 3.4.5 Số học sinh, sinh viên LN (các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề) đang học, tuyển mới và tốt nghiệp Tương lai

53 3.4.6 Số cán bộ nhà nước về LN được đào tạo lại Tương lai

54 3.4.7

Số hộ nông dân được tiếp cận và hưởng lợi từ các hoạt động khuyến lâm,

55 3.4.8 Số nông dân tham gia các tổ chức khuyến lâm tự nguyện Tương lai

3.5 Chương trìnhg đổi mới thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành lâm nghiệp

56 3.5.1 Số lao động trong các cơ sở hành chính, sự nghiệp LN Đã có số liệu

57 3.5.2 Số doanh nghiệp, số lao động, số vốn, lỗ/ lãi của các doanh nghiệp chế biến lâm sản Đã có số liệu

58 3.5.3 Số lâm trường đã được chuyển sang công ty/ doanh nghiệp lâm nghiệp Đã có số liệu

59 3.5.4 Giá trị TS cố định của các doanh nghiệp LN Đã có số liệu

60 3.5.5 Số hộ kinh tế cá thể lâm nghiệp và diện tích quản lý Đã có số liệu

61 3.5.6 Số lượng các trang trại lâm nghiệp, số lao động và diện tích quản lý Đã có số liệu

62 3.5.7 Doanh thu của các trang trại lâm nghiệp Đã có số liệu

63 3.5.8 Số lượng HTX LN tham gia quản lý bảo vệ rừng và diện tích quản lý Tương lai

64 3.5.9 Số cộng đồng thôn bản tham gia quản lý bảo vệ rừng và diện tích quản lý Tương lai

4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÀU VÀO

4.1 Đầu tư tài chính

65 4.1.1 Tổng số vốn thực tế đầu tư cho LN Đã có số liệu

66 4.1.2 Số dự án ODA trong LN được ký kết, thực hiện và vốn hỗ trợ Đã có số liệu

67 4.1.3 Số dự án và tổng số vốn FDI trong lâm nghiệp (ký kết, thực hiện) Đã có số liệu

68 4.1.4 Đầu tư cho nghiên cứu KH và công nghệ LN Đã có số liệu

69 4.1.5 Giá trị thực hiện vốn đầu tư lâm sinh Đã có số liệu

4.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

70 4.2.1 Kinh phí đầu tư cho Khuyến lâm Đã có số liệu

71 4.2.2 Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động ở nông thôn Đã có số liệu

72 4.2.3 Kinh phí đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong LN Tương lai Nguồn: FSSP

* Tương lai: hiện chưa thu thập được số liệu

Bộ chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lâm nghiệp về cơ bản được sắp xếp theo các cột tương tự Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ví dụ: tên chỉ tiêu, phân tổ chính, kỳ cung cấp số liệu, cơ quan chủ trì, thu thập, tổng hợp thông tin (thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT), nguồn cung cấp số liệu Ngoài ra, hệ thống này còn cung cấp thêm thông tin về danh mục các cơ quan, chương trình quốc gia, các tổ chức và công ước quốc tế và các chỉ tiêu cần để phục vụ cho xây dựng báo cáo và kế hoạch quốc gia

Trang 21

Chương 2 Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp

Tuy nhiên, cách sắp xếp hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành theo khung lô gic còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì nó khác so với cách sắp xếp các hệ thống chỉ tiêu thống kê thông thường đang được các cơ quan chính phủ sử dụng Do vậy, các chỉ tiêu của Hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lâm nghiệp FOMIS đã được sắp xếp lại theo nhóm chỉ tiêu, tương tự Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu ngành nông nghiệp và PTNT Hệ thống chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lâm nghiệp theo nhóm chỉ tiêu (Bảng 3) bao gồm 72 chỉ tiêu:

a) Nhóm chỉ tiêu tổng hợp;

b) Nhóm các chỉ tiêu về hiện trạng rừng;

c) Nhóm các chỉ tiêu về các hoạt động lâm nghiệp trong năm bao gồm quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng, khai thác và sử dụng rừng, chế biến và kinh doanh lâm sản;

d) Nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu lao động, thu nhập và mức sống;

e) Nhóm các chỉ tiêu về khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm; f) Nhóm các chỉ tiêu về đầu tư cho lâm nghiệp

Danh sách chỉ tiêu tổ chức theo chuyên ngành thống kế – Xem phụ lục trong CD

Trồng rừng ngập mặn (GTZ)

Trang 22

Chương 2 Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp

Một số hạn chế của bộ chỉ tiêu và số liệu

2.3

Mặc dù có rất nhiều các cơ quan của Chính phủ thu thập số liệu về ngành lâm nghiệp nhưng việc đưa tất cả các số liệu này vào trong một hệ thống không phải là điều dễ dàng

Như đã đề cập ở trên, các chỉ tiêu

mà số liệu được thu thập thường xuyên là rất ít Để cải tiến công tác giám sát cần phải cải tiến hoạt động thu thập số liệu và thu thập thêm số liệu Các khuyến nghị để nâng cao chất lượng số liệu được nêu trong Chương 14

Bộ chỉ tiêu mới gồm 72 chỉ tiêu Tuy nhiên, trong quá trình thu thập và xử

lý số liệu ban đầu (cho báo cáo điều tra năm 2005) chỉ có 55 chỉ tiêu có thể thu thập được số liệu theo yêu cầu Do đó, 17 chỉ tiêu còn lại đã được xếp là “các chỉ tiêu trong tương lai” vì hiện tại không thể thu thập được số liệu của các chỉ tiêu này hoặc

có số liệu nhưng đó là số liệu chung cho các ngành và không thể tách riêng cho ngành Lâm nghiệp

Theo dõi rừng (Dự án Sông Đà) Cây tràm đen

Trang 23

Chương 2 Bộ chỉ tiêu giám sát ngành Lâm nghiệp

Mục đích và nội dung của báo cáo

2.4

Mục tiêu chính của báo cáo là cung cấp cho các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia về nội dung của các chỉ tiêu giám sát ngành chủ yếu Các thông tin của từng chỉ tiêu là sự chuyển đổi các kiến thức phức tạp về khoa học tự nhiên và xã hội thành các đơn vị thông tin quản lý đơn giản hơn để hỗ trợ quá trình đưa ra các quyết định Chúng có thể hỗ trợ và xác định quá trình hướng đến đạt được các mục tiêu phát triển bền vững Các thông tin này cũng có thể là những cảnh báo sớm và đúng lúc cho các nhà quản lý

để phòng tránh các tổn hại về kinh tế, xã hội và môi trường

Mục đích của báo cáo này là:

• Giới thiệu Bộ chỉ tiêu ngành đã được sửa đổi bổ sung

• Giới thiệu bức tranh tổng thể và đã được phân tích về hiện trạng ngành lâm nghiệp trong năm 2005 Nó là cơ sở để tính toán những thay đổi của Ngành trong tương lai (thông qua việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình và dự án quan trọng của Ngành)

Báo cáo phân tích này sẽ được xuất bản 5 năm/lần Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu sẽ được cập nhật và xuất bản hàng năm

Các nội dung dưới đây của báo cáo, số liệu của từng chỉ tiêu được trình bày như sau: (1) định nghĩa về chỉ tiêu (nếu cần); (2) số liệu cơ bản của năm gốc/năm báo cáo 2005 trình bày dưới dạng bảng, biểu hoặc bản đồ; và (3) phân tích và ý kiến nhận xét về số liệu gốc, trong một số trường hợp còn so sánh số liệu gốc với số liệu của những năm trước đó Các số liệu cụ thể liên quan đến từng chỉ tiêu được đưa ra trong phụ lục (dưới dạng đĩa CD được đính kèm báo cáo này)

Số liệu được sử dụng trong báo cáo này phần lớn là số liệu được tổng hợp ở cấp Trung ước (cấp quốc gia) còn một số được thu thập ở cấp vùng Nội dung phân tích số liệu và

số liệu ở cấp tỉnh được đưa ra trong phụ lục (lưu trong đĩa CD được đính kèm báo cáo này) Báo cáo này và bộ số liệu cũng sẽ được đăng tải lên trang web của Đối tác hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP), www.vietnamforestry.org.vn

Bộ chỉ số giám sát ngành lâm nghiệp là một phần của Hệ thống Thông tin và Giám sát ngành Lâm nghiệp (FOMIS) hiện đang được xây dựng

Báo cáo này cũng sẽ góp phần xây dựng bộ chỉ tiêu của Bộ NN&PTNT và các chỉ tiêu chuyên ngành đặc thù theo Quyết định số No 71/ 2006/ QD - BNN về việc ban hành bộ chỉ tiêu thống kê cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hệ thống chỉ tiêu quốc gia với 24 nhóm chỉ tiêu theo Quyết định số 305/ QD - TTg của Thủ tướng Chính phủ

Trang 24

Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng

quát và tác động

Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010:

Bảo vệ và quản lý bền vững tài

nguyên rừng, phát triển kinh

tế lâm nghiệp nhằm nâng cao

sự đóng góp vào sự phát triển

kinh tế, xã hội của cả nước,

góp phần xóa đói, giảm nghèo,

bảo vệ môi trường và bảo tồn

đa dạng sinh học cũng như

cung cấp các dịch vụ môi

trường

Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006-2020: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu

ha đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng tỷ lệ đất có rừng lên 42 - 43% vào năm

2010 và 47% vào năm 2020; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc phòng

Trang 25

Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật

rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng Diện tích rừng hiện có là diện tích rừng tại thời điểm thống kê hoặc kiểm kê rừng

Số liệu về diện tích rừng Việt nam 2005 cho thấy

rừng tự nhiên chiếm trên 81,5% và rừng trồng chỉ chiếm

18,5% diện tích có rừng Vùng có diện tích rừng tự

nhiên lớn nhất là Tây Nguyên (2,83 triệu ha), Đông

Bắc(2,23 triệu ha) và Bắc Trung Bộ (2,0 triệu ha) và các

vùng ít rừng tự nhiên nhất là Đồng bằng Sông Hồng,

Đồng bằng sông Cửu long và Đông Nam Bộ Rừng gỗ

chiếm ưu thế với trên 8,1 triệu ha, trong khi rừng ngập

mặn suy giảm rõ rệt hiện chỉ còn 64.400 ha (đặc biệt tại

vùng đồng bằng sông Cửu Long) so với 400.000 ha năm

1940, 290.000 ha năm 1962, 252.000 ha năm 1982 và

155.290 ha năm 2000 Rừng núi đá chỉ tập trung ở vùng

Trang 26

Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động

Rừng trồng hiện có tập trung nhiều nhất ở Đông Bắc Bộ (824.900 ha), Bắc Trung Bộ (484.800 ha) và Duyên hải Nam Trung Bộ (309.900 ha); Các vùng có ít rừng trồng nhất là Đồng bằng Sông Hồng (45.500 ha), Tây Bắc(100.900 ha), Tây nguyên (144.400 ha) và Đông Nam Bộ (164.600ha) Nguyên nhân diện tích rừng trồng thấp là do không có đất ( Đồng bằng sông Hồng), do giao thông không thuân lợi (Tây Bắc) và do cây lâm nghiệp kém cạnh tranh hơn so với cây công nghiệp ( Tây Nguyên, Đông Nam Bộ)

Biểu đồ 1: Diện tích rừng hiện có năm 2005

Duyên Hải NTB

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Tây Nam Bộ Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2005

Diện tích rừng trồng tre luồng nhỏ, chủ yếu ở vùng Bắc Trung Bộ ( 64.900ha/ 86.900ha) Diện tích trồng cây đặc sản là 209.400 ha chủ yếu tại các tỉnh vùng Đông Bắc (125.700 ha)

Bảng 4: Diện tích rừng phân theo loại rừng và chủ quản lý

Đơn vị tính: 1.000 ha

Loại đất loại rừng

Tổng diện tích

DN nhà nước

BQLR

PH BQLR ĐD doanh Liên đình Gia Tập thể

Đơn vị

vũ trang UBND

Trang 27

Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động

Biểu đồ 2: Diện tích rừng phân theo loại chủ quản lý

DN nhà nước 23%

BQLR PH 12%

BQLR ĐD 13%

Liên doanh 1%

Gia đình 23%

Tập thể 4%

Đơn vị vũ trang 2%

UBND 22%

Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2005

Người dân thôn bản thảo luận về kế hoạch trồng trọt (Nguồn: Dự án Sông Đà - SFDP)

Trang 28

Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động

Độ che phủ rừng

Chỉ tiêu 1.2

Độ che phủ rừng là số đo tỷ lệ phần trăm diện tích có rừng so với diện tích tự nhiên

của một vùng lãnh thổ Độ che phủ rừng hàng năm là số đo đánh giá diện tích rừng tăng hay giảm trong một vùng lãnh thổ

Công thức để tính độ che phủ rừng

Độ che phủ rừng =

Stn

)(

61 tỉnh, thành phố có rừng

Biểu đồ 3: Độ che phủ rừng từ năm 2000 đến năm 2006

Biểu đồ cho thấy độ che phủ rừng tăng với tốc độ trung bình trong giai đoạn 2000-

2006 là 0,8%/ năm

Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2005

Trang 29

Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động

Trang 30

Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động

Theo số liệu trong Bảng 5, các vùng có độ che phủ rừng cao nhất là Tây Nguyên (54,0%), Bắc Trung Bộ (47,1%) và Đông Bắc Bộ (44,2%); Các vùng có độ che phủ rừng thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng (7,3%), Đông Nam Bộ (18,5%) Diện tích đất trống đồi trọc trong toàn quốc (đất chưa sử dụng) còn tới 6,36 triệu ha, chủ yếu tập trung ở vùng Đông Bắc (1,7 triệu ha) và Tây Bắc (1,3 triệu ha) và sẽ là những diện tích tiềm năng để trồng rừng trong tương lai

Bảng 5: Diện tích rừng hiện có theo loại rừng và vùng sinh thái năm 2005

Đơn vị tính: 1.000 ha

C h i a r a Rừng trồng Tỉnh, TP Diện tích có rừng Rừng tự

nhiên Tổng <=3

tuổi

Đất trống, đồi núi chưa

sử dụng

Độ che phủ rừng (%)

Toàn quốc 12.601.753 10.272.971 2.328.782 399.066 6.365.598 37,0 Tây Bắc 1.477.876 1.376.952 100.924 22.940 1.326.970 39,0 Đông Bắc 3.056.112 2.231.174 824.938 136.764 1.741.658 44,2

Bắc Trung Bộ 2.484.694 1.999.855 484.840 59.967 1.177.357 47,1 Duyên Hải Miền Trung 1.745.977 1.436.036 309.940 72.190 1.023.522 38,2 Tây Nguyên 2.973.077 2.828.656 144.421 29.118 776.914 54,0 Đông Nam Bộ 456.630 292.038 164.591 21.876 211.216 18,5 Tây Nam Bộ 312.182 58.559 253.623 53.698 70.914 6,5 Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2005

Mục tiêu của

Chiến lược phát triển lâm

nghiệp Việt nam giai đoạn

từ năm 2006 đến 2020 là

thiết lập, quản lý, bảo vệ,

phát triển và sử dụng bền

vững 16,24 triệu ha đất

quy hoạch cho lâm

nghiệp, nâng tỷ lệ che phủ

Trang 31

Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của ngành Lâm nghiệp

Chỉ tiêu 1.3

Tổng sản phẩm trong nước của ngành lâm nghiệp là chỉ tiêu thống kê tổng hợp phản

ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ mới tạo ra của ngành lâm nghiệp trong một thời kì nhất định

Tổng sản phẩm trong nước của toàn bộ nền kinh tế và các ngành thường được tính theo giá thực tế và giá so sánh GDP theo giá thực tế thường được dùng để nghiên cứu cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách GDP theo giá so sánh đã loại trừ biến động của yếu tố giá

cả qua các năm dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hoá và dịch vụ sản xuất

Giá thực tế là giá của sản phẩm hàng hóa dịch vụ hình thành ngay trong trong quá trình giao dịch tại một thời kỳ nhất định Giá thực tế phản ánh giá trị trên thị trường của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chu chuyển từ quá trình sản xuất kinh doanh, lưu thông phân phối tới

sử dụng cuối cùng, đồng thời với sự vận động tiền tệ tài chính, thanh toán

Theo số liệu của Tổng cục Thống

kê, năm 2005 GDP ngành lâm nghiệp đạt 10.052 tỷ đồng So với tổng sản phẩm quốc gia 839.211

tỷ đồng thì GDP lâm nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn là 1,2% và nếu so với tổng giá trị sản phẩm của toàn khối nông, lâm nghiệp và thủy sản là 175.984 tỷ đồng, thì GDP lâm nghiệp cũng chỉ chiếm 5,7%

Bảng 6: Tỷ trọng GDP nông, lâm, thủy sản trong

Trang 32

Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động

Biểu đồ 4: Cơ cấu GDP lâm nghiệp trong GDP khối nông lâm thuỷ sản

Thuỷ sản14%

Năm 2005

Nông nghiệp75%

Lâm nghiệp6%

Thuỷ sản19%

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006

Biểu đồ trên cho thấy cơ cấu GDP trong nội bộ khối nông, lâm, thủy sản của năm

2000 và 2005 và tỷ trọng GDP lâm nghiệp và thủy sản tăng trong khi tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm

Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh chủ yếu dùng để nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của các ngành trên giác độ khối lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất, sau khi loại trừ biến động của yếu tố giá cả Giá so sánh là giá thực tế của sản phẩm hàng hóa dịch vụ của một năm nào đó được chọn để làm mốc so sánh

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005, GDP lâm nghiệp tính theo giá so sánh năm 1994, đạt 2.635 tỷ đồng, tăng 0,96% so với năm trước Tính bình quân trong giai đoạn 2000-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành lâm nghiệp đạt 0,8%

Về phương pháp tính toán GDP

lâm nghiệp cũng đang tồn tại nhiều

ý kiến khác nhau Chiến lược phát

triển lâm nghiệp giai đoạn

2006-2020 đã được Thủ Tướng Chính

phủ phê duyệt ngày 5/2/2007 đã

nêu rõ:" Theo các số liệu được

công bố hiện nay, GDP lâm nghiệp

chỉ chiếm hơn 1% tổng GDP quốc

gia Giá trị lâm nghiệp trong GDP

theo cách thống kê hiện nay mới

tính giá trị các hoạt động sản xuất

chính thức theo kế hoạch, chưa tính

được giá trị các lâm sản do dân khai thác, chế biến và lưu thông trên thị trường; đặc biệt khâu công nghiệp chế biến lâm sản cũng không được tính đến Những hiệu quả rất to lớn của rừng như tác dụng phòng hộ đầu nguồn, ven biển và môi trường đô thị, giá trị bảo tồn đa dạng sinh

Biểu đồ 5: Tăng trưởng GDP của ngành lâm nghiệp giai đoạn 2000-2005

0,47 0,47

0,82 0,81

0,96

0,32 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20

%

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trang 33

Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động

học, bảo tồn nguồn gien, du lịch sinh thái v.v… chưa được thống kê vào GDP của lâm nghiệp "; Chiến lược đã đưa ra quan niệm mới về ngành lâm nghiệp như sau:" Lâm nghiệp

là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc

phòng" Vì vậy, cần phân biệt GDP lâm nghiệp theo cách tính của TCTK gồm các hoạt động trồng rừng, khai thác và dịch vụ bao gồm cả dịch vụ môi trường và GDP của ngành lâm

nghiệp theo định nghĩa trên bao gồm GDP lâm nghiệp và các hoạt động vận chuyển, chế

biến, kinh doanh lâm sản

Công nghiệp chế biến gỗ…

…và du lịch sinh thái

góp phần đáng kể vào GDP của ngành Lâm nghiệp

Trang 34

Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động

Tỷ lệ nghèo ở các tỉnh, thành phố có nhiều rừng

Chỉ tiêu 1.4

Đây là chỉ tiêu kết hợp giữa tỷ lệ nghèo với diện tích rừng hiện có theo địa bàn nhằm phản ánh mối liên hệ giữa mức sống hay thu nhập của người dân địa phương gắn với vốn rừng hiện có Tỷ lệ nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp dựa theo chuẩn nghèo do Chính phủ qui định áp dụng cho giai đoạn 2001-2005, còn diện tích rừng hiện có được sử dụng theo số liệu công bố hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Năm 2005, tổng diện tích rừng toàn quốc hiện có trên 12,6 triệu ha Cả nước chỉ có 3 địa phương không có rừng, là: Hưng Yên, Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ

Bảng 7: Tỷ lệ hộ nghèo theo vùng năm 2005

Vùng phủ rừng % Tỷ lệ che Tổng số hộ nghèo Số hộ nghèo % Tỷ lệ hộ

Nhóm có diện tích rừng dưới 100 ngàn ha có tới 26 địa phương, chiếm tỷ lệ 42,6% số địa phương có rừng trong cả nước Tuy nhiên, trong nhóm này có tới 22 địa phương có diện tích rừng dưới 50 ngàn ha, chiếm gần 85% số địa phương trong nhóm và chỉ có 4 địa phương

có diện tích rừng từ 50 ngàn ha đến dưới 100 ngàn ha, nên nhóm có diện tích rừng dưới 100 ngàn ha về thực chất sẽ đại diện cho các địa phương có ít rừng mà phần lớn có diện tích rừng dưới 50 ngàn ha

Trang 35

Chương 3: Các chỉ tiêu về mục tiêu tổng quát và tác động

Bảng 8: Tỷ lê hộ nghèo phân theo diện tích rừng năm 2005

Diện tích rừng (1000 ha) Số tỉnh, thành phố Diện tích BQ (1000 ha) Tỷ lệ nghèo BQ (%)

Nguồn: Bộ LĐTB&XH và Bộ NN&PTNT, 2006

Qua bảng so sánh giữa diện tích rừng và tỷ lệ hộ nghèo bình quân theo nhóm ở trên,

có thể rút ra một số nhận xét như sau: (i) Tỷ lệ nghèo và diện tích rừng của các địa phương có quan hệ tỷ lệ thuận, có nghĩa là địa phương càng có nhiều rừng thì tỷ lệ nghèo càng cao và ngược lại; (ii) các địa phương có ít rừng (dưới 200 ngàn ha) có tỷ lệ hộ nghèo bình quân thấp hơn tỷ lệ chung của cả nước là 8,1%; (iii) các địa phương không có rừng có tỷ lệ hộ nghèo bình quân thấp nhất

Biểu đồ 6: Tỷ lệ hộ nghèo ở các tỉnh/tp theo các nhóm diện tích rừng

300-400 (9 tỉnh)

200-300 (8 tỉnh)

100-200 (9 tỉnh)

Dưới 100 (26 tỉnh)

Không có rừng (3 tỉnh)

Diện tích rừng của tỉnh (1000 ha)

Nguồn: Bộ LĐTB&XH và Bộ NN&PTNT, 2006

Bộ Lao động-Thương binh và xã hội cung cấp danh sách hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo theo 4 cấp xã, huyện, tỉnh và quốc gia Hiện tại, trong cơ sở dữ liệu FOMIS số liệu về tỷ lệ hộ nghèo mới được thu thập đến cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo chuẩn nghèo do Chính phủ qui định và diện tích rừng hiện có được Bộ Nông nghiệp và PTNT cập nhật hàng năm với số liệu chi tiết theo các cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và vùng, miền

Trang 36

Các chỉ tiêu về kinh tế

Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 – 2020: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 3 loại rừng Quản lý tốt rừng tự nhiên hiện có, gia tăng diện tích và năng suất rừng trồng, tăng cường các hoạt động nông lâm kết hợp và sử dụng có hiệu quả các diện tích đất trống đồi trọc phù hợp cho phát triển lâm nghiệp Sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có tính cạnh tranh và bền vững để đáp ứng về

cơ bản nhu cầu nội địa và tham gia xuất khẩu các sản phẩm gỗ và lâm sản khác

Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010: Đảm bảo phát triển bền vững ngành lâm nghiệp, đóng góp vào nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng thông qua việc nâng cao sản lượng và chất lượng rừng, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế Các mục tiêu cụ thể:

¾ Nâng cao sản

lượng rừng và thu nhập của đồng bào miền núi;

¾ Nâng cao tính cạnh

tranh và hội nhập quốc tế

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng: Cung cấp nguyên liệu cho xây dựng cũng nhu nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, ván nhân tạo và các sản phẩm phi gỗ cũng như củi đun, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đưa lâm nghiệp trở thành 1 ngành kinh tế mũi nhọn và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội vùng nông thôn miền núi

Trang 37

Chương 4 Các chỉ tiêu về kinh tế

Giá trị sản xuất Lâm nghiệp

Chỉ tiêu 2.1.1

Giá trị sản xuất lâm nghiệp bao gồm giá trị trồng mới, nuôi dưỡng, chăm sóc, tu bổ,

khoanh nuôi, cải tạo rừng (gọi tắt là trồng rừng); giá trị lâm sản khai thác, giá trị cây và hạt giống (gọi tắt là khai thác), giá trị các hoạt động bảo vệ rừng và các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác (gọi tắt là dịch vụ) thực hiện trong kỳ, giá trị những sản phẩm dở dang trong nuôi trồng rừng

Hiện nay, Tổng cục Thống kê tính giá trị sản xuất lâm nghiệp theo tần suất quí và theo 2 loại giá: giá thực tế và giá so sánh, lấy giá năm 1994 làm giá gốc

Bảng 9 : Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005

Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chưa phản ánh đầy đủ vì nhứng lý do sau đây:

• Chi phí trồng rừng chưa được tính đầy đủ vì chỉ dưạ vào giá hỗ trợ của Nhà nước ví

dụ 4 triệu đồng / ha trồng rừng phòng hộ, trong khi chi phí thực tế lên đến 10-15 triệu đồng/ha hoặc hơn nữa đối với các vùng sâu vùng xa

Trang 38

Chương 4 Các chỉ tiêu về kinh tế

• Lượng khai thác được công bố là thấp so với thực tế do chỉ tính lượng khai thác theo

kế hoạch, chưa tính được số lượng gỗ và LSNG khai thác của dân, lượng khai thác bất hợp pháp và khai thác "tận dụng" Số lượng khai thác lâm sản ngoài gỗ trừ tre luồng hầu như chưa thể thống kê được

• Ngoài ra các giá trị sản xuất trong chế biến gỗ và các làng nghề thủ công mỹ nghệ sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường cũng chưa được tính để đưa vào đóng góp của ngành lâm nghiệp

• Các giá trị môi trường của rừng hiện chưa được định giá rõ ràng, nhưng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu và sự nóng lên của trái đất, vai trò và giá trị môi trường của rừng trong tương lai gần sẽ cao hơn nhiều so với giá trị của gỗ và lâm sản ngoài gỗ

Để việc thống kê chính xác

giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp

đề nghị phân biệt giá trị sản xuất lâm

nghiệp và giá trị sản xuất của ngành

lâm nghiệp Giá trị sản xuất lâm

nghiệp theo cách thống kê hiện nay

bao gồm GTSX trồng rừng, khai thác

và các dịch vụ bao gồm các dịch vụ

môi trường Giá trị sản xuất của

ngành lâm nghiệp bao gồm tất cả các

hoạt động gắn liền với sản xuất hàng

hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt

động bảo vệ, gây trồng, khai thác,

vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm

sản và các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng, như đã được xác định trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006-2020

Công nghiệp chế biến góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành Lâm nghiệp

Trang 39

Chương 4 Các chỉ tiêu về kinh tế

Cơ cấu giá trị sản xuất Lâm nghiệp

Chỉ tiêu 2.1.2

Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp là tỷ lệ phần trăm của giá trị trong trồng rừng, khai thác và dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp Qua bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005, chúng ta có thể thấy, cơ cấu của 3 hoạt động: trồng rừng, khai thác và dịch vụ giữa 2 miền và các vùng đều có một đặc điểm giống nhau đó là cơ cấu giá trị sản xuất trong khai thác lâm sản chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là giá trị hoạt động trồng rừng

và cuối cùng là giá trị dịch vụ

Bảng 10: Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005

Chia ra Vùng, miền Tổng số

Bảng trên cho thấy có sự mất cân đối về cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp Khai thác chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khi tỷ trọng dịch vụ chiếm tỷ trọng quá nhỏ do các dịch vụ môi trường không được tính đến trong cơ cấu Tỷ trọng giá trị trồng rừng thấp chứng tỏ trồng

Trang 40

Chương 4 Các chỉ tiêu về kinh tế

rừng chưa được quan tâm đầy đủ và chưa được đầu tư đúng mức (thấp hơn nhiều so với yêu cầu trồng rừng cao sản)

Rừng tràm ở Cà Mau có giá trị cao về du lịch sinh thái và môi trường

Số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp phải gắn với giá trị sản xuất lâm nghiệp,

vì chỉ tiêu này nếu tách riêng sẽ không phản ánh đầy đủ về các đóng góp của lâm nghiệp cho nền kinh tế quốc dân Số liệu cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp trong cơ sở dữ liệu FOMIS được tính dựa trên giá trị sản xuất thực tế chia theo 3 nhóm hoạt động chính là: trồng rừng, khai thác và dịch vụ Ngoài ra, số liệu còn được chia theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo vùng, miền, cả nước và được bổ sung cập nhật hàng năm

Ngày đăng: 10/04/2014, 09:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4: Diện tích rừng phân theo loại rừng và chủ quản lý - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 4 Diện tích rừng phân theo loại rừng và chủ quản lý (Trang 26)
Bảng 5: Diện tích rừng hiện có theo loại rừng và vùng sinh thái năm 2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 5 Diện tích rừng hiện có theo loại rừng và vùng sinh thái năm 2005 (Trang 30)
Bảng 13: Danh sách số xã  đặc biệt khó khăn theo CT 135 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 13 Danh sách số xã đặc biệt khó khăn theo CT 135 (Trang 46)
Bảng 15: Diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng giao quản lý đến ngày 1/1/2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 15 Diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng giao quản lý đến ngày 1/1/2005 (Trang 48)
Bảng 14: Diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng đến ngày 1/1/2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 14 Diện tích đất lâm nghiệp theo đối tượng sử dụng đến ngày 1/1/2005 (Trang 48)
Bảng 16: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (Đến - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 16 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (Đến (Trang 49)
Bảng 23: Diện tích ĐTĐNT theo đai cao 6 vùng lâm nghiệp trọng điểm - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 23 Diện tích ĐTĐNT theo đai cao 6 vùng lâm nghiệp trọng điểm (Trang 60)
Bảng 25: Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch đến năm 2010 theo các vùng sinh thái - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 25 Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch đến năm 2010 theo các vùng sinh thái (Trang 63)
Bảng 26: Quy hoạch đất trồng rừng mới phân theo 3 loại rừng cho các vùng năm 2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 26 Quy hoạch đất trồng rừng mới phân theo 3 loại rừng cho các vùng năm 2005 (Trang 68)
Bảng 27: Diện tích đất rừng sản xuất theo loại rừng và theo các vùng sinh thái năm 2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 27 Diện tích đất rừng sản xuất theo loại rừng và theo các vùng sinh thái năm 2005 (Trang 71)
Bảng 29: Diện tích có khả năng khai thác, thu hái LSNG (Tính đến năm 2004) - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 29 Diện tích có khả năng khai thác, thu hái LSNG (Tính đến năm 2004) (Trang 79)
Bảng 30: Kết quả trồng cây phân tán giai đoạn 2000-2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 30 Kết quả trồng cây phân tán giai đoạn 2000-2005 (Trang 80)
Bảng 31: Hiện trạng cấp chứng chỉ FSC về quản lý rừng bền vứng của FSC cho - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 31 Hiện trạng cấp chứng chỉ FSC về quản lý rừng bền vứng của FSC cho (Trang 83)
Bảng 33: Diện tích rừng phòng hộ theo loại rừng của các vùng sinh thái năm 2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 33 Diện tích rừng phòng hộ theo loại rừng của các vùng sinh thái năm 2005 (Trang 85)
Bảng 34: Diện tích rừng đặc dụng theo loại rừng của các vùng sinh thái năm 2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 34 Diện tích rừng đặc dụng theo loại rừng của các vùng sinh thái năm 2005 (Trang 88)
Bảng 35: Số kiểm lâm địa bàn của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2005 STT  Tên tỉnh, TP - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 35 Số kiểm lâm địa bàn của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2005 STT Tên tỉnh, TP (Trang 92)
Bảng 37: Diện tích rừng bị cháy trong giai đoạn 1992- - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 37 Diện tích rừng bị cháy trong giai đoạn 1992- (Trang 94)
Bảng 40: Khối lượng gỗ khai thác năm 2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 40 Khối lượng gỗ khai thác năm 2005 (Trang 100)
Bảng 42: Tình hình khai thác và sử dụng củi - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 42 Tình hình khai thác và sử dụng củi (Trang 104)
Bảng 44: 10 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam, 2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 44 10 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam, 2005 (Trang 108)
Bảng 46: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chế biến lâm sản chính năm 2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 46 Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chế biến lâm sản chính năm 2005 (Trang 111)
Bảng 52: Số đề tài đã thực hiện và được áp dụng vào sản xuất ( 1996-2006) - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 52 Số đề tài đã thực hiện và được áp dụng vào sản xuất ( 1996-2006) (Trang 121)
Bảng 58: Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp chế biến lâm sản, 2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 58 Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp chế biến lâm sản, 2005 (Trang 128)
Bảng 59: Số lâm trường đã được chuyển đổi theo nghị định 200 và diện tích đất quản lý  năm - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 59 Số lâm trường đã được chuyển đổi theo nghị định 200 và diện tích đất quản lý năm (Trang 131)
Bảng 62: Cơ cấu hộ lâm nghiệp phân theo qui mô đất lâm nghiệp - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 62 Cơ cấu hộ lâm nghiệp phân theo qui mô đất lâm nghiệp (Trang 134)
Bảng 63: Số lượng trang trại lâm nghiệp, 2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 63 Số lượng trang trại lâm nghiệp, 2005 (Trang 135)
Bảng 65: Giá trị hàng hóa và thu nhập bình quân 1 trang trại lâm nghiệp, 2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 65 Giá trị hàng hóa và thu nhập bình quân 1 trang trại lâm nghiệp, 2005 (Trang 138)
Bảng 66: Số dự án ODA và vốn đầu tư cho ngành lâm nghiệp đến 2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 66 Số dự án ODA và vốn đầu tư cho ngành lâm nghiệp đến 2005 (Trang 142)
Bảng 68: Chi tiêu cho nghiên cứu khoa học lâm nghiệp (1986-2000) theo hạng mức - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 68 Chi tiêu cho nghiên cứu khoa học lâm nghiệp (1986-2000) theo hạng mức (Trang 145)
Bảng 71: Kết quả thực hiện các hoạt động lâm sinh theo theo vùng lãnh thổ năm 2005 - Báo cáo ngành lâm nghiệp Việt nam 2005
Bảng 71 Kết quả thực hiện các hoạt động lâm sinh theo theo vùng lãnh thổ năm 2005 (Trang 149)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w