- Ban Chi: hướng dẫn và quản lý về nghiệp vụ chi trả các trợ cấp BHTN và các khoản hỗ trợ giới thiệu việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề
3.2.3.3. Phân tích, lựa chọn mô hình tối ưu
Để có thể xác định một cách khoa học mô hình nào cần lựa chọn, chúng ta phân tích từng mô hình theo các tiêu chí tổng hợp sau:
Bảng 3.1: So sánh lựa chọn mô hình tổ chức BHTN TT Chỉ tiêu Các mô hình đề nghị Mô hình tối ưu Mô hình 1 Mô hình 2
1 Đối tượng tham gia BHTN
Đang quản lý đối tượng này Sẵn sàng quản lý phục vụ đối tượng Mô hình 1 2 Người sử dụng lao động tham gia BHTN
Đang là đối tác thực hiện BHXH, nay bổ sung thêm BHTN Sẵn sàng là đối tác thực hiện BHTN Mô hình 1 3 Quản lý quỹ Bổ sung thêm nhiệm vụ Bổ sung thêm nhiệm vụ Mô hình
BHTN 1 Trả trợ cấp thất
nghiệp Bổ sung thêm nhiệm vụ Bổ sung thêm nhiệm vụ
Mô hình 1 Hỗ trợ học nghề Trả kinh phí cho các tổ chức dạy nghề để đào tạo nghề Trả kinh phí cho các tổ chức dạy nghề để đào tạo nghề Mô hình 2 Hỗ trợ tìm việc làm Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ Mô hình 2 Đóng bảo hiểm y tế
cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đang thực hiện nhiệm vụ này
Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
Mô hình 1 Chi phí quản lý Chỉ cần bổ sung thêm
một phần kinh phí Chi phí quản lý lớn
Mô hình 1 4 Hồ sơ tham gia
BHTN
Hình thành hồ sơ cùng bộ hồ sơ tham gia
BHXH
Sẵn sàng thực hiện Mô hình 1 5 Hồ sơ hưởng
BHTN
Hồ sơ có nhiều điểm tương tự hồ sơ hưởng
chế độ BHXH Sẵn sàng thực hiện Mô hình 1 6 Quản lý nhà nước về BHTN Không có chức năng này
Dựa vào chức năng của Ngành Lao động Mô hình 2 7 Thanh tra về BHTN Không có chức năng này
Dựa vào chức năng của Ngành Lao động Mô hình 2 8 Bộ máy thực hiện chính sách BHTN Đă có Đă có nhưng chồng chéo, chi phí nguồn
nhân lực cao.
Mô hình 1
9 Cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ Đă có Đang hình thành
Mô hình 1 10
Mạng lưới thực hiện thu, chi
BHTN Đă hình thành mạng lưới từ huyện đến tỉnh Dựa vào ngành BHXH Việt Nam Mô hình 1
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
Từ nội dung trên và xem xét các chỉ tiêu theo bảng trên, có thể đưa ra các nhận xét như sau:
Đối tượng tham gia BHTN:
Đối tượng tham gia BHTN là một bộ phận trong số lao động tham gia BHXH mà hiện tại BHXH Việt Nam đang quản lý, vì vậy rất thuận lợi khi lựa chọn mô hình thứ nhất để thực hiện chính sách BHTN.
Người sử dụng lao động tham gia BHTN:
Đơn vị sử dụng lao động là một bộ phận trong số đơn vị sử dụng lao động đă tham gia với cơ quan BHXH thực hiện chế độ BHXH cho người lao động. Lựa chọn mô hình thứ nhất vừa đáp ứng được các yêu cầu: thuận tiện, nhanh chóng, gọn, nhẹ, tiết kiệm chi phí quản lý, tiết kiệm nguồn nhân lực, chỉ cần một chủ thể quản lý đối với một khách thể,… mà mô hình thứ hai không đáp ứng được. Điều này đặc biệt thể hiện rõ hơn khi người lao động bị thất nghiệp, họ chỉ cần trình báo trực tiếp với cơ quan BHXH cấp địa phương quản lý là có thể nhận được các quyền lợi cho phép, tránh tình trạng lại vừa phải trình báo tại cơ quan lao động, rồi lại phải liên hệ với cơ quan BHXH như mô hình hiện nay mới nhận được tiền trợ cấp…
Sử dụng quỹ BHTN:
Quỹ BHTN được xem như là quỹ thành phần, cấu thành nên quỹ BHXH chung. Quỹ BHTN độc lập với ngân sách nhà nước, được nhà nước bảo hộ. Trong trường hợp quỹ BHTN không đáp ứng được yêu cầu chi trả thì được điều tiết từ các quỹ thành phần khác nhằm kịp thời chi trả chế độ BHTN.
- Hỗ trợ học nghề: Các cơ sở dạy nghề trực thuộc ngành Lao động hoặc do ngành Lao động quản lý, vì thế thuận tiện trong việc đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp, tuy nhiên như thế sẽ thiếu khách quan, thiếu dân chủ, không minh bạch,... dễ dẫn đến tiêu cực. Nếu lựa chọn mô hình thứ nhất, khi có phát sinh quan hệ về đào tạo nghề thì cơ quan BHXH giới thiệu người thất nghiệp sang các cơ sở dạy nghề tương thích để đào tạo nghề, đồng thời trả kinh phí đào tạo cho các cơ sở dạy nghề.
- Hỗ trợ tìm việc làm: Lao động thất nghiệp được cơ quan BHXH tư vấn miễn phí để tìm việc làm mới. Cơ quan BHXH ký kết hợp đồng với các Trung tâm giới thiệu việc làm (như ký hợp đồng với các Bênh viên trong chế độ bảo hiểm y tế) để các trung tâm này thường xuyên cung cấp thông tin về lao động việc làm, cơ quan BHXH trả kinh phí cho các Trung tâm giới thiệu việc làm.
Cơ quan BHXH cần xây dựng mối quan hệ với các sở, ban, ngành: Lao động, Kế hoạch, Ban quản lý các khu công nghiệp, Liên đoàn lao động,... để nắm bắt nhu cầu lao động, việc làm miễn phí.
Thông qua mạng lưới các doanh nghiệp thường xuyên có quan hệ với cơ quan BHXH để tiếp nhận thông tin về việc làm. Theo lẽ tự nhiên, các doanh nghiệp đều có biến động về lao động. Đây cũng được xem là kênh cung cấp thông tin việc làm quan trọng.
- Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp: Đây là là một trong những nhiệm vụ ngành BHXH đang thực hiện.
- Chi phí quản lý: Bổ sung thêm nhiệm vụ thực hiện chính sách BHTN, Ngành Bảo hiểm xã hội không tiêu tốn thêm nhiều kinh phí vì đă sẵn có cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực,... vì thế nguồn tiền tiết kiệm được từ chi tiêu phục vụ quản lý được bổ sung tăng trưởng quỹ BHTN, đảm bảo mức chi cho các chế độ BHTN ngày càng tăng cao. Mô hình thứ hai không có được tính ưu việt này.
Hồ sơ tham gia BHTN, hồ sơ hưởng BHTN:
Nếu lựa chọn mô hình thứ nhất thì những thủ tục có thể bỏ các loại sau: - Sổ lao động của người lao động.
- Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động của người sử dụng lao động.
- Giấy phép sử dụng lao động hoặc giấy chứng nhận đăng ký sử dụng lao động do cơ quan quản lý lao động địa phương cấp đối với người sử dụng lao động.
Mô hình thứ hai không có điều kiện để kiểm nghiệm cơ sở dữ liệu này.
Quản lý nhà nước về BHTN:
Theo quy định thì cơ quan quản lý nhà nước về BHTN là ngành Lao động, vì thế ngành Lao động không thể là ngành vừa quản lý Nhà nước, vừa thanh tra về BHTN, đồng thời là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHTN.
Bộ máy thực hiện chính sách BHTN:
Ngành BBHXH với đội ngũ cán bộ, công chức viên chức hùng hậu được bố trí làm việc tại cơ quan BHXH từ Trung ương đến tận quận, huyện, thị xă hoàn toàn có thể đảm nhận thêm nhiệm vụ thực hiện chính sách BHTN mà chỉ cần bổ sung thêm rất ít nguồn nhân lực.
Lựa chọn mô hình thứ hai thì lại chồng chéo, khó phân định nhiệm vụ. Mô hình lựa chọn phải là mô hình đồng thời đáp ứng được các yêu cầu:
- Đảm bảo thực hiện tốt chế độ chính sách BHTN, đảm bảo đầy đủ, kịp thời các quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
- Đảm bảo tính hiệu quả cả về kinh tế - xã hội cho từng địa phương và trên phạm vi cả nước khi triển khai thực hiện chính sách BHTN.
Qua nội dung phân tích trên, nhận thấy mô hình thứ nhất là tối ưu, phù hợp với quy mô chính sách BHTN hiện hành và hệ thống tổ chức các chính sách BHXH hiện hành. Hệ thống BHXH hiện nay gánh vác thêm chức năng thực hiện chức năng tổ chức thực hiện chính sách BHTN về cơ bản chỉ là tăng thêm nhiệm vụ trên cơ sở bổ sung, bố trí thêm việc, phân công chuyên trách hệ thống bộ máy hoạt động mang tính chuyên nghiệp hiện có. Đồng thời bộ máy hiện có mở rộng quan hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở dạy
nghề trên cơ sở hợp đồng phối hợp công việc và chi trả đầy đủ theo quy định của Nhà nước. Chắc chắn mô hình này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho việc ban hành một chính sách mang nội dung mới của bảo hiểm xã hội là BHTN.
Kết Luận
Chính sách BHTN là một chính sách cơ bản của chính sách thị trường lao động và đã tổ chức triển khai thực hiện ở nước ta được gần hai năm. Chính sách BHTN không chỉ đơn thuần là hoạt động thu, chi trả trợ cấp thất nghiệp mà mục tiêu lớn hơn là các giải pháp ngăn ngừa tình trạng thất nghiệp, đưa người lao động bị thất nghiệp quay trở lại thị trường lao động, thông qua hoạt động tư vấn, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm. Tuy thời gian thực hiện chưa được nhiều nhưng chính sách BHTN đã là chỗ dựa tin cậy cho những người lao động tham gia BHTN bị mất việc làm được bù đắp một phần thu nhập, được chăm sóc y tế trong thời gian thất nghiệp và đặc biệt được tạo mọi điều kiện thuận lợi học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, được tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, việc triển khai thực hiện chính sách BHTN cũng đã bộc lộ những điểm còn tồn tại, hạn chế, bất cập cả về chính sách và trong tổ chức thực hiện chính sách BHTN cần phải được xem xét, giải quyết một cách nghiêm túc. Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về thất nghiệp, chính sách BHTN và thực trạng chính sách hỗ trợ người lao động mất việc làm, thôi việc theo Bộ luật Lao động, chính sách hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và chính sách BHTN đang thực hiện của nước ta trong thời gian qua, luận văn đã có những đóng góp dưới đây:
1. Luận văn đã làm rõ thêm những vấn đề lý luận về thất nghiệp, nguyên nhân, hậu quả của thất nghiệp, BHTN, chính sách BHTN, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và việc thực hiện chính sách BHTN là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường như Việt Nam chúng ta.
2. Trên cơ sở phân tích thực trạng lao động, việc làm và thất nghiệp của Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là thực trạng chính sách hỗ trợ người lao động khi bị mất việc làm, thôi việc trong những năm qua tác giả đã có những đánh giá mặt được, tồn tại của các chính sách và các chính sách này không mang tính xã hội. Vì vậy, phải có một chính sách chung cho tất cả mọi người lao động và có sự chia sẻ trách nhiệm của các bên tham gia đó là chính sách BHTN.
3. Trên cơ sở phân tích chính sách và thực trạng tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHTN trong gần hai năm qua, luận văn đã đưa ra những quan điểm hoàn thiện chính sách, đặc biệt là đã có sự so sánh giữa hai mô hình là mô hình liên kết giữa hai ngành Lao động Thương binh và Xã hội và BHXH Việt Nam hiện nay đang thực hiện và mô hình BHXH Việt Nam thực hiện, đưa ra mô hình tối ưu tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHTN ở Việt Nam trong thời gian tới.
Chính sách BHTN mới được thực hiện ở Việt Nam, đặc biệt là trong điều kiện thị trường lao động của nước ta chưa hoàn thiện, lại do hai ngành cùng tổ chức thực hiện, vì vậy đây là một vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm. Dù đã có sự cố gắng nỗ lực của tác giả nhưng không thể không tránh khỏi những hạn chế và tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp hoàn thiện luận văn để góp phần vào việc thực hiện thành công chính sách BHTN ở nước ta.
danh mục tài liệu tham khảo
1. Bùi Quỳnh Anh (2008), "Nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành ở Việt Nam", Hội thảo khoa học: Chính sách bảo hiểm thất
nghiệp ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.
2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và
nhà ở Việt Nam năm 2009 - Các kết quả chủ yếu, Hà Nội.
3. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2007), Luật Bảo hiểm thất nghiệp của Cộng hũa Liờn
bang Đức năm 1969, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
4. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2009), Công văn số 1615/BHXH-CSXH ngày 2/6 hướng
dẫn thực hiện thu, chi bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội.
5. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2009), Công văn số 2035/BHXH-CSXH ngày 26/6 về sửa
đổi, bổ sung Công văn số 1615/BHXH-CSXH ngày 2/6/2009, Hà Nội.
6. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2009), Báo cáo của Trung Quốc trong Hội nghị cấp cao về an sinh xó hội các nước Đông Nam Á + Trung Quốc tổ chức tại Trung Sơn -
Trung Quốc, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
7. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2009), Báo cáo của đoàn Bảo hiểm xó hội Việt Nam đi
làm việc và khảo sát về bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Lan, (Tài liệu lưu hành
nội bộ), Hà Nội.
8. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2009), Báo cáo của đoàn Bảo hiểm xó hội Việt Nam đi
làm việc và khảo sát về bảo hiểm thất nghiệp tại Hàn Quốc, (Tài liệu lưu hành
nội bộ), Hà Nội.
9. Bảo hiểm xó hội Việt Nam (2010), Công văn số 116/BHXH-CSXH ngày 15/01 về sửa
đổi bổ sung Công văn số 1615/BHXH-CSXH ngày ngày 2/6/2009, Hà Nội.
11. Bộ Lao động-Thương binh và Xó hội (2009), Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Bảo hiểm xó hội về bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội.
12. Bộ Lao động-Thương binh và Xó hội (2009), Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16/10 về sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH
ngày 22/01/2008, Hà Nội.
13. Bộ Lao động-Thương binh và Xó hội (2010), Tờ trỡnh số 29/TTr-BLĐTBXH ngày 7/6 về việc ban hành nghị định quy định chính sách đối với người lao động dôi dư do thực hiện sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước
làm chủ sở hữu, Hà Nội.
14. Bộ Tài chính (2002), Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC ngày 1/7 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập "Quỹ hỗ trợ lao động", Hà Nội.
15. Bộ Tài Chính (2009), Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/5 hướng dẫn chế độ tài
chính đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội.
16. Cẩm nang dịch vụ việc làm (2005), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
17. Chính phủ (2002), Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4 về việc trợ cấp đối với lao
động dôi dư trong doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
18. Chính phủ (2002), Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, Hà Nội.
19. Chính phủ (2003), Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm, Hà Nội.
20. Chính phủ (2003), Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5 quy định chi tiết và hướng dẫn
21. Chính phủ (2003), Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10 quy định về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước,
Hà Nội.
22. Chính phủ (2005), Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02 quy định điều kiện, thủ