- Về bộ máy tổ chức thực hiện chínhsách
3.2.2. Hoàn thiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Trợ cấp thất nghiệp
Theo khuyến cáo của ILO, tỷ lệ thất nghiệp tăng theo tỷ lệ thuận với mức trợ cấp thất nghiệp và nếu mức trợ cấp thất nghiệp cao thì thời hạn để một người bị sa thải trở lại thị trường lao động cũng kéo dài. Do đó cần phải có sự tính toán cân nhắc giữa tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHTN và tỷ lệ hưởng trợ cấp thất nghiệp trên cơ sở phân tích các chỉ số về số người tham gia, tỷ lệ thất nghiệp của từng thời kỳ.... Hơn nữa, chính sách BHTN mới được thực hiện ở Việt Nam chưa lâu. Vì vậy trong khuôn khổ nghiên cứu của luận văn chúng tôi chỉ đề nghị hoàn thiện những điểm còn bất hợp lý và hạn chế được sự lạm dụng của người lao động đối với chính sách BHTN, đề chính sách đạt được mục tiêu đề ra là chi trả trợ cấp cho người thất nghiệp.
Nhà nước cần bỏ chế độ trợ cấp thất nghiệp một lần. Những người hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng nếu tìm được việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thì không được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng nữa và cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần. Người thất nghiệp đã tìm được việc làm, có nghĩa là họ có thu nhập để lo cho bản thân và gia đình, nếu lại được hưởng thêm khoản trợ cấp thất nghiệp một lần nữa thì không hợp lý và không đạt được mục đích của chính sách BHTN đề ra.
Dù xét ở góc độ nào đều thấy giữa BHTN và giải quyết việc làm có mối liên hệ rất chặt chẽ. Đó là hai giai đoạn của một quá trình, hai mặt của sự thống nhất. BHTN và giải quyết việc làm dù cách thức tổ chức thực hiện khác nhau nhưng đều có một mục tiêu chung là hướng về người lao động, tạo lập an sinh xã hội thông qua bảo đảm việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động. Giải quyết tốt việc làm cho người lao động chính là góp phần giảm thiểu thất nghiệp và việc thực hiện đầy đủ những quy định về BHTN cũng góp phần phát triển một thị trường lao động lành mạnh. Vì vậy, ngày nay tại các nước phát triển không coi BHTN chỉ là biện pháp giải quyết hậu quả của thất nghiệp một cách thụ động, mà coi BHTN là một chính sách của thị trường lao động tích cực. BHTN không chỉ đơn thuần việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, bảo vệ việc làm, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người lao động, tìm việc làm cho người thất nghiệp. Do đó giới thiệu việc làm là cầu nối gắn kết giữa BHTN và giải quyết việc làm, đây là khâu rất quan trọng, giúp cho người thất nghiệp có nhu cầu tìm việc làm và người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển lao động gặp nhau.
Trong thời gian tới để có thể phục vụ tốt mục tiêu giải quyết việc làm, thực hiện có hiệu quả các chính sách thị trường lao động, đặc biệt là chính sách BHTN, hệ thống thông tin thị trường lao động cần được hoàn thiện theo những hướng sau:
- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động dịch vụ việc làm trên thị trường lao động.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm, tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm.
- Hình thành hệ thống sàn giao dịch và các điểm giao dịch vệ tinh, hệ thống giao dịch việc làm trực tuyến và tạo điều kiện cho người lao động thuận lợi trong việc tiếp cận và tìm kiếm việc làm theo hệ thống này.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động trong phạm vi toàn quốc.
- Đi kèm với sự phát triển hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động là sự phát triển đồng bộ về cơ sở vất chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng về thông tin và trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm.
Hỗ trợ dạy nghề, đào tạo nghề
Theo quy định của Luật BHXH thì người thất nghiệp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được đào tạo nghề miền phí. Đào tạo nghề có ý nghĩa rất quan trọng, có thể coi là một khâu then chốt để tạo cho người thất nghiệp chuyển đổi nghề từ đó có cơ hội sớm quay lại thị trường lao động, tạo ra thu nhập, ổn định cuộc sống. Nhưng hiện nay theo quy định thì người thất nghiệp được đào tạo nghề ngắn hạn không quá 6 tháng. Do vậy, chính sách chỉ có hiệu quả đối với người thất nghiệp có trình độ thấp còn sẽ rất khó giải quyết đối với người thất nghiệp có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật cao khi muốn chuyển đổi nghề. Hơn nữa, việc người lao động thất nghiệp có học nghề hay không lại do họ quyết định và phải tự làm đơn theo mẫu. Vì vậy, muốn người lao động thất nghiệp học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp để tìm được việc làm, phải có quy định là trong thời gian bao lâu không tìm được việc làm thì người lao động thất nghiệp băt buộc phải học nghề nâng cao hoặc học nghề mới. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống đào tạo nghề với nhiều hình thức và mô hình phù hợp đề người thất nghiệp lựa chọn.
- Mở rộng và phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình đào tạo, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các vùng, các ngành, giữa nhu cầu và năng lực đào tạo. Hình thành một số trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trọng điểm để đào tạo nhân lực trình độ cao, tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới.
- Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề, đổi mới nội dung chương trình dạy nghề cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, đề người lao động sau khi học xong có thể làm được ngay.
- Xã hội hóa công tác dạy nghề và gắn với nơi sử dụng lao động như mô hình dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc gắn với doanh nghiệp, mô hình dạy nghề gắn với các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế động lực.