- Về bộ máy tổ chức thực hiện chínhsách
3.2.1. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc
Theo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới như Đức, Hàn Quốc, đặc biệt những nước có điều kiện kinh tế và vị trí địa lý gần với Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc thì đối tượng tham gia BHTN đều là những doanh nghiệp, đơn vị có sử dụng từ một lao động trở lên. Trong khi đó, chúng ta chủ trưởng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đa dạng hóa hình thức sở hữu và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xã hội hóa một số lĩnh vực như thể thao văn hóa, giáo dục, y tế...,. Hiện nay chúng ta có khoảng 2000 doanh nghiệp mà Nhà nước chiếm giữ cổ phần chi phối và có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân, TNHH, cổ phần... và các tổ chức hoạt động như một doanh nghiệp khác được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp nhưng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lực lượng lao động là đối tượng tham giam BHXH cũng như BHTN chủ yếu tập trung trong các doanh nghiệp và đây cũng là những đối tương yếu thế, dễ bị mất việc làm, dẫn đến thất nghiệp khi nền kinh tế suy thoái, tao ra sự bất ổn cho xã hội. Theo Luật BHXH thì tất cả các doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng từ một lao động trở lên là đối tượng bắt buộc tham gia BHXH, người lao động có giao kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên bắt buộc phải tham gia BHXH, đây là nhóm lao động có việc làm và thu nhập ổn định nhất trong số lao động có việc làm hiện nay. Hơn nữa, thu BHTN hiện nay cũng đang do BHXH Việt Nam thực hiện. Để tạo sự thống nhất trong việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và BHTN, không để các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật và bảo đảm quyền lợi, công bằng cho mọi người lao động khi bị thất nghiệp không phải phụ thuộc vào đơn vị sử dụng lao động, do đó nên mở rộng đối tượng tham gia BHTN như đối tượng tham gia BHXH, chỉ trừ số công chức nhà nước thì không thuộc đối tượng tham gia BHTN tạo điều kiện cho cơ quan BHXH trong việc quản lý, ghi sổ, tạo ra sự công bằng trong lực lượng lao động và đơn vị sử dụng lao động cụ thể như sau:
- Người lao động tham gia BHTN là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ ba tháng trở lên.
- Người sử dụng lao động tham gia BHTN bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.