- Về bộ máy tổ chức thực hiện chínhsách
3.1. QUAN Điểm Hoàn Thiện ChínhSách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt NAM
- Chính sách BHTN được ban hành và thực hiện từ ngày 1/1/2009 và theo quy định đến ngày 1/1/2010 mới có người đủ điều kiện hưởng các chế độ BHTN. Khoảng thời gian tổ chức triển khai thực hiện như vậy cũng chưa nhiều để có thể đưa ra những nhận xét đầy đủ về kết quả và những hạn chế của chính sách cũng như khâu tổ chức thực hiện chính sách BHTN ở nước ta. Mặt khác, chính sách BHTN là một bộ phận của chính sách xã hội, mục đích của chính sách này là nhằm ổn định xã hội trong tình trạng có người thất nghiệp, không việc làm và không có thu nhập để đảm bảo cuộc sống thường xuyên của bản thân và gia đình họ. Chính sách BHTN lại càng có ý nghĩa hơn đối với vấn đề an sinh xã hội khi tình trạng thất nghiệp cao và kéo dài, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, mọi yếu tố sửa đổi, bổ sung về mặt chính sách phải mang ý nghĩa của sự hoàn thiện, chứ tuyệt đối không được gây ra sự xáo trộn, bất ổn định, đặc biệt là những nội dung về đối tượng tham gia, mức đóng góp và khung quyền lợi được hưởng.
- Chính sách xã hội mang tính lịch sử, nghĩa là nó được ban hành và thực hiện phù hợp với từng giai đoạn kinh tế xã hội nhất định, giải quyết những vấn đề cấp bách do xã hội đề ra.Vì vậy, khi những điều kiện kinh tế xã hội biến đổi, tăng trưởng và phát triển thì chính sách BHTN cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. Do đó, chính sách BHTN cũng phải gắn với thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhất là trong giai đoạn chính sách BHTN mới được ban hành, lại gặp phải những khó khăn do tác động đến kinh tế vĩ mô như khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và hậu quả của nó vẫn còn nặng nề vào năm 2010. Những tác động này cũng ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế và thị trường lao động Việt Nam.
- Chính sách BHTN mới được thực hiện với khoảng thời gian còn ngắn so với các chính sách xã hội khác như chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vì vậy trong giai đoạn này, việc sửa đổi chính sách BHTN chỉ nên đề cập đến những bất cập mà ngay khi ban hành chính sách các chuyên gia trong lĩnh vực thị trường lao động đã thấy bất hợp lý và khi tiến hành tổ chức thực hiện đã vấp phải và cần phải sửa đổi ngay. Những vấn đề đó liên quan đến những nội dung cụ thể sau:
+ Phân loại cụ thể nhóm đối tượng tham gia BHTN để có quy định trách nhiệm đóng góp BHTN của người lao động, người sử dụng lao động và đóng góp của Nhà nước.
+ Làm rõ những nguyên nhân mất việc làm như thế nào mới thuộc về điều kiện hưởng BHTN nhằm hạn chế sự lạm dụng chính sách BHTN như là một cách thức để tăng thu nhập cho người lao động.
+ Sự không hợp lý của khoản tiền chi trả trợ cấp một lần khi người thất nghiệp tìm được việc làm trong thời kỳ còn đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Những quy định cần thiết về giới thiệu việc làm và đào tạo nghề để Trung tâm giới thiệu việc làm có đủ khả năng và điều kiện để giúp người thất nghiệp sớm trở lại thị trường lao động và tìm được việc làm mới.
+ Những bất cập về tổ chức thực hiện như mối quan hệ giữa cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Trung tâm giới thiệu việc làm và Phòng BHTN đã gây phiền hà, khó khăn cho người thất nghiệp khi đến đăng ký và nhận quyền lợi thất nghiệp.
Do đó, trong khuôn khổ của luận văn và thời điểm nghiên cứu mà chính sách BHTN mới được đưa vào thực hiện và có thể được coi là "giai đoạn vận hành thử", mặc dù đã có những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực thị trường lao động, về hệ thống chính sách thị trường lao động và việc làm, nhưng để đáp ứng được những yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN mang tính khả thi trong giai đoạn trước mắt cũng như làm nền tảng cho sự phát triển của chính sách BHTN trong tương lai, tác giả xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu dưới đây.