Thực trạng lao động, việc làm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 48 - 51)

Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, lao động Việt Nam trẻ. Theo kết quả điều tra lao động và việc làm ngày 01/09/2009 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động cả nước là 49,3 triệu người (chiếm 57,2% dân số). Lao động nhóm tuổi 15-39 là 28,3 triệu người (chiếm 57,4% lực lượng lao động), bình quân giai đoạn 2004-2009. Tốc độ tăng lực lượng lao động khoảng 2,3%/năm tương ứng khoảng 1,1 triệu lao động/năm và hàng năm, chúng ta có hàng chục vạn lao động hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, hết hợp đồng lao động ở nước ngoài hàng vạn người hồi hương và hàng ngàn học sinh, sinh viên tốt nghiệp các trường dạy nghề, trung học, đại học, cao đẳng ra trường đều có nguyện vọng có công ăn việc làm, đem lại lợi thế lớn về nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn về nhu cầu việc làm mỗi năm [62].

Xét lực lượng lao động ở hai vùng nông thôn và thành thị, lực lượng lao động ở khu vực ở khu vực nông thôn tăng nhanh hơn so với của khu vực thành thị và lực lượng lao động nam tăng nhanh hơn so với lực lượng lao động nữ (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Nguồn lao động thường xuyên được chia theo giới tính và khu vực, giai đoạn 2004-2009

(Đơn vị: 1000 người)

Nam 22.065 22.754 23.430 24.097 24.640 25.336 Nữ 21.190 21.631 22.149 22.611 23.768 23.966 Thành thị 10.549 11.071 11.563 11.859 13.506 14.790 Nông thôn 32.706 33.314 34.016 34.849 34.903 34.510

Nguồn: Kết quả điều tra lao động việc làm hàng năm của Tổng cục Thống kê.

Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện: năm 2001, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 17,05% (theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), đến năm 2009, tỷ lệ này là 24,7%; so với các nước trên thế giới có cùng mức phát triển, trình độ học vấn của lao động Việt Nam tương đối cao (năm 2008, tỷ lệ lao động chưa biết chữ là 4%, chưa tốt nghiệp tiểu học là 12,1%, tốt nghiệp tiểu học là 28,7%, tốt nghiệp THCS là 31,9% và tốt nghiệp THPT là 23,3%); lao động Việt Nam có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến, không ngừng tiếp thu khoa học, kỹ thuật sản xuất và quản lý hiện đại [63].

Bảng 2.2: Trình độ học vấn của lực lượng lao động năm 2008

(Đơn vị %)

Cấp học Toàn quốc Thành thị Nông thôn

100,0 100,0 100,0 Chưa đi học 4,0 1,3 4,9 Chưa tốt nghiệp tiểu học 12,1 6,1 14,2 Tốt nghiệp tiểu học 28,7 21,6 31,3 Tốt nghiệp trung học cơ sở 31,9 25,9 34,1 Tốt nghiệp trung học phổ

thông 23,3 45,1 15,5

Nguồn: Kết quả điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2008 của Tổng cục Thống kê

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt là sự gia tăng của các ngành công nghiệp và xây dựng, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Năm 1999, tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp của cả nước là 64,1%, công nghiệp - xây dựng là 12,4% và dịch vụ là 23,5%, đến năm 2009, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp là 47,6% (giảm 16,5 điểm phần trăm), trong công nghiệp và xây dựng là 21,8% (tăng 9,4 điểm phần trăm) và dịch vụ là 30,6% (tăng 7,1 điểm phần trăm) (xem bảng 2.3) [62].

Bảng 2.3: Tỷ trọng lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế qua hai cuộc điều tra 1/7/1999 và 1/9/2009

(Đơn vị: %)

Năm 1/7/1999 1/9/2009

Tổng số 100,0 100,0 Nông, Lâm, Ngư nghiệp 64,1 47,6 Công nghiệp và xây dựng 12,4 21,8 Thương Mại - Dịch vụ 23,5 30,6

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 1/9/2009 của Tổng cục Thống kê.

Xét theo vị thế công việc, lao động Việt Nam chủ yếu vẫn là lao động tự làm từ 53,3% năm 2007 giảm xuống 44,7% năm 2009 (giảm 9 điểm phần trăm), chủ yếu trong khu vực nông nghiệp nông thôn, do đó, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008- 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực lao động - việc làm ở Việt Nam là đáng kể đối với những người lao động thời vụ, lao động tự do, lao động dịch vụ theo ngày, giờ. Tỷ lệ lao động làm công ăn lương chiếm 1/3 tổng số lao động đang làm việc và đó có sự gia tăng từ 30% năm 2007 lên 33,4% năm 2009, phản ánh thị trường lao động nước ta

ngày càng phát triển theo hướng tích cực, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động được đảm bảo hơn.

Bảng 2.4: Tỷ trọng lao động có việc làm theo vị thế làm việc qua hai cuộc điều tra 1/8/2007 và 1/9/2009

(Đơn vị %) 1/8/2007 1/9/2009 Tổng số Tỷ trong lao động nữ Tổng số Tỷ trong lao động nữ Tổng số 100,0 49,4 100,0 48,6 Làm công ăn lương 30,0 40,2 33,4 40,0 Chủ cơ sở sản xuất kinh

doanh 3,2 41,1 4,8 32,6 Tự làm 53,5 54,1 44,7 51,0 Lao động gia đình 12,9 53,5 16,8 64,0 Xã viên hợp tác xã 0,2 26,9 0,1 29,3 Người học việc 0,2 36,7 0,2 31,3

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 1/9/2009 của Tổng cục

Thống kê.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay doc (Trang 48 - 51)