Về chức năng, nhiệm vụ, Cơ quan lao động liên bang thực hiện nhiệm vụ thu, chi và quản lý quỹ BHTN; Thực hiện nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và người sử dụng lao động.
Về cơ cấu tổ chức, Cơ quan lao động ở mỗi cấp đều có Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị được thành lập theo cơ cấu: 1/3 số thành viên do Liên hiệp công đoàn cùng cấp đề cử; 1/3 số thành viên do Hiệp hội giới chủ cùng cấp đề cử; 1/3 số thành viên do chính quyền cùng cấp đề cử.
- Trung tâm thông tin làm nhiệm vụ cung cấp cho người lao động những thông tin như: Đặc điểm công việc, nghề nghiệp, các yêu cầu đối với người lao động làm việc trong các nghề (có băng hình mẫu tả thực những công việc mà người lao động phải thực hiện trong một ca làm việc của khoảng 1200 nghề khác nhau); thông tin về các cơ sở dạy nghề trong khu vực và cả nước; nhu cầu tuyển dụng lao động của các nghề của các doanh nghiệp trong khu vực và cả nước (kể cả các nước có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài trong EU) [3].
- Trung tâm tư vấn (trực tiếp và qua điện thoại) làm nhiệm vụ tư vấn cho người lao động (kể cả học sinh đang theo học trung học cơ sở) về việc tuyển chọn nghề, chọn việc, biện pháp để người lao động có thể đáp ứng được yêu cầu của người tuyển dụng, thực hiện các biện pháp hỗ trợ để nhóm người lao động có hoàn cảnh đặc biệt tái hòa nhập thị trường lao động.
- Bộ phận chăm sóc khách hàng là người sử dụng lao động. - Bộ phận tiếp nhận thông tin và đăng ký thất nghiệp.
- Bộ phận kế toán có nhiệm vụ tính toán mức và thời gian được hưởng tiền thất nghiệp.
Về cơ chế tài chính, số tiền thu vào quỹ BHTN được quản lý tập trung tại cơ quan lao động liên bang. Quỹ được sử dụng vào các mục đích như chi trả tiền thất nghiệp cho người thất nghiệp; chi xây dựng cơ bản, sửa chữa và các khoản chi thường xuyên cho hoạt
động của hệ thống cơ quan lao động toàn liên bang; chi lương cho cán bộ nhân viên cơ quan lao động toàn liên bang; chi các khoản phúc lợi, khen thưởng.
Hàng năm, hội đồng quản trị lập dự toán các khoản thu- chi, trình Quốc hội phê chuẩn.
Cơ quan lao động liên bang có quyền và trách nhiệm bảo toàn và phát triển quỹ thông qua hình thức duy nhất là gửi vào các ngân hàng công.
Sau một năm hoạt động, cơ quan kiểm toán tiến hành kiểm toán toàn bộ hoạt động tài chính của cơ quan lao động liên bang. Trên cơ sở kết quả kiểm toán Quốc hội sẽ phê duyệt dự toán thu- chi và mức chi BHTN hàng năm.
Bảng 1.4: So sánh quy định về BHTN của CHLB Đức và Việt Nam
TT Nội dung Cộng hòa LB Đức Việt Nam
1 Đối tượng Người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp
Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 lao động trở lên
2 Phạm vi Doanh nghiệp có sử dụng từ 1 lao động trở lên
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc từ đủ 12 tháng trở lên
3 Mức đóng
Do Quốc hội Đức quyết định hàng năm trên cơ sở kết quả và đề nghị của cơ quan kiểm toán Đức (năm 2006 là 6,5%, năm 2007 là 4,3%), Người sử dụng lao động 50%, người lao động 50% Người lao động đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1%, Nhà nước 1% 4 Điều kiện hưởng
Trước khi mất việc làm, trong thời gian 24 tháng làm việc
Đóng 12 tháng trong khoảng 24 tháng trước khi thất nghiệp
trước đó phải có ít nhất 12 tháng đóng BHTN
5 Mức hưởng
- 60% tiền lương cơ bản của tháng cuối trước khi mất việc. - 67% tiền lương cơ bản của tháng cuối trước khi mất việc nếu có con
60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp
6 Thời gian
hưởng Tối đa 18 tháng
3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng tùy theo thời gian đóng
Nguồn: Tổng hợp của tác giả.