1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH KHAI KHOÁNG – KIM LOẠI MÀU

32 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Thực trạng ngành khai khoángThực trạng khai thác Đánh giá chung về ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam là một trong số những Quốc gia được đánh giá là có tiềm năng và đa dạng về tài

Trang 1

Ngày 16 tháng 07 năm 2010

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

       

CÔNG TY CỔ PHẦN

CHỨNG KHOÁN SEN VÀNG

27 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp HCM

ĐT: (84-8) 3910 7080

Fax: (84-8) 3910 7081

Website: www.gls.com.vn

 

BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH

NỘI DUNG CHÍNH

Thực trạng ngành khai khoáng 2

Thực trạng khai thác 2

Cơ cấu Khoáng sản – Kim loại màu 3

Triển vọng phát triển ngành năm 2010 5

Nhu cầu kim loại màu năm 2010 5

Dự báo giá kim loại màu 6

Xu hướng phát triển ngành Khoáng sản 12

Các nhân tố rủi ro của ngành Khai khoáng 12

Đánh giá các doanh nghiệp ngành Khai khoáng – KLM 13

Trang 2

Thực trạng ngành khai khoáng

Thực trạng khai thác Đánh giá chung về ngành công nghiệp khai khoáng

Việt Nam là một trong số những Quốc gia được đánh giá là có tiềm năng và đa dạng về tài nguyên, đặc biệt, nguồn tài nguyên khoáng sản với khoảng 5,000 điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản, có những loại lớn về trữ lượng như Bauxit, Titan, đất hiếm, than và có giá trị kinh tế cao như dầu mỏ, Uranium…

Khai thác khoáng sản là ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nguồn thu ngân sách Quốc gia nhằm tạo lực và đà để đưa Việt Nam ngày càng phát triển Tuy nhiên, theo kết quả khai thác, chế biến khoáng sản phân tích từ các số liệu thống kê của Tổng hội địa chất Việt Nam, mặc

dù được đầu tư cao (đứng thứ 5), nhưng đóng góp vào tăng trưởng GDP của ngành khai khoáng lại thấp hơn so với nhiều ngành kinh tế khác, chỉ khoảng từ 5 – 8% GDP

BĐ1: Giá trị sản phầm ngành CN Khai khoáng và GDP

Tài nguyên có hạn, công nghệ lạc hậu

Mặc dù có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng nhưng trữ lượng không lớn, nhiều loại thế giới cần thì Việt Nam lại không có, nhiều loại Việt Nam có thế giới lại không cần

Công nghiệp khai khoáng nước ta mới chỉ có một số cơ sở lớn như khai thác than ở Quảng Ninh, sắt Trại Cau, đồng Sinh Quyền (Lào Cai), vàng Bồng Miêu, titan ở Quy Nhơn…Còn lại là những

cơ sở khai thác, chế biến quy mô nhỏ như chì, kẽm, thiếc, antimony, crôm…Nên việc tổn thất tài nguyên là rất lớn, chỉ mới lấy được phần quặng giàu nhất mà bỏ đi toàn bộ quặng nghèo và khoáng sản đi cùng

Trong khi các Quốc gia sử dụng rất dè sẻn nguồn tài nguyên khoáng sản trong nước thì Việt Nam lại “Vung tay quá trán” Chẳng hạn, nguồn Ilmenit – nguyên liệu chính để chế biến Titan, có trữ lượng 15 triệu tấn, bên cạnh khai thác sử dụng trong nước, mỗi năm chúng ta dành 0.6 triệu tấn cho xuất khẩu, điều này cảnh báo nguồn Ilmenit của Việt Nam sẽ sớm cạn kiệt trong tương lai

Trang 3

Khai thác tràn lan

Trong những năm gần đây, cùng với việc phân cấp trong quản lý và cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản đã tạo ra một làn sóng khai thác ồ ạt tài nguyên và xuất khẩu các sản phẩm sơ chế từ tài nguyên dẫn đến tình trạng hiệu quả kinh tế thấp, nguy cơ tài nguyên bị cạn kiệt, thất thoát cao

và để lại nhiều hậu quả đối với môi trường, xã hội Quản lý nhà nước về khoáng sản chưa có tổ chức thống nhất, vẫn còn nhiều lỗ hổng pháp luật, quản lý lỏng lẻo, công tác lập chiến lược quy hoạch chậm triển khai và chất lượng quy hoạch còn thấp

Cơ cấu khoáng sản – Kim loại màu Quặng Bôxit: Nước ta có tiềm năng lớn về quặng Bôxit với trữ lượng khoảng 5.5 tỷ tấn quặng

nguyên khai, tập trung phần lớn ở Tây Nguyên Riêng ở Lâm Đồng, trữ lượng mỏ Tây Tân Rai (Mỏ cung cấp nguồn quặng cho nhà máy Alumin) hơn 67 triệu tấn quặng tinh

Thị trường sản phẩm Alumin trên thế giới hiện nay rất thuận lợi cho ngành công nghiệp nhôm ở nước ta Ví dụ như, nhu cầu nhập khẩu Alumin của Trung Quốc hàng năm khoảng 5 – 6 triệu tấn

Tổ hợp Bôxit – Nhôm Lâm Đồng ra đời là sự khởi đầu mang tính quyết định cho sự đột phá của ngành công nghiệp nhôm hiện đại nước ta Đây là tổ hợp có công nghệ cao, lớn tầm cỡ khu vực Châu Á, các khâu khai khoáng, tuyển quặng, sản xuất Alumin…đều được áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới không chỉ mang lại hiệu quả cao về kinh tế mà còn đảm bảo về mặt môi trường

Hiện nay Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam (TKV) đang cho thực hiện thí điểm

dự án xây dựng Nhà máy Alumin Nhân Cơ, nếu nhà máy thành công thì sẽ làm gia tăng thêm sản lượng và giá trị của ngành công nghiệp bôxit Việt Nam

Quặng Titan: Titan là kim loại hiếm, có tính ứng dụng và giá trị kinh tế cao Trữ lượng titan của

Việt Nam chiếm khoảng 5% tổng trữ lượng titan Thế giới, đứng sau Canada, Mỹ, Na Uy, Ấn Độ

và Úc (Hội Nghị Titan toàn cầu – Singapore – 2007)

Cho tới nay, đã phát hiện 59 mỏ và điểm quặng Titan, trong đó có 6 mỏ lớn (trữ lượng từ 1 -5 triệu tấn), 8 mỏ trung bình (trữ lượng >100,000 tấn) và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng

Quặng Titan sa khoáng phân bố chủ yếu dọc bờ biển Việt Nam:

- Vùng Đông Bắc Bắc Bộ: tập trung từ bờ biển Hà Cối đến Mũi Ngọc, rìa phía nam đảo Vĩnh Thực Đặc điểm quặng quy mô nhỏ, hàm lượng Ilmenit cao – trữ lượng Ilmenit khoảng 90 ngàn tấn

- Ven bờ biển Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định: quặng quy mô nhỏ

- Ven biển Thanh Hóa: có mỏ sa khoáng Hoàng Thanh, Sầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia Quặng có quy mô nhỏ nhưng hàm lượng Ilmenit tương đối cao, đặc biệt là monizt

- Nghệ An – Hà Tĩnh: Có tiềm năng lớn nhất về quặng titan ở Việt Nam, đã phát hiện 15 mỏ và điểm quặng

- Quảng Bình, Quảng Trị: trữ lượng Ilmenit là 350 ngàn tấn và Ziricon là 68 ngàn tấn

- Vùng ven biền Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa: trữ lượng khoảng 2 triệu tấn Ilmenit, 52 ngàn tấn Ziricon

- Ngoài ra, còn có các quặng lớn nhỏ khác ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận…

Nhu cầu sử dụng Titan trên thế giới ngày càng gia tăng do cứng như thép nhưng chỉ nặng bằng 60% thép, có khả năng kéo dãn tốt, nhẹ, chống ăn mòn tốt và khả năng chịu đựng nhiệt độ rất cao Hiện nay, Titan được dùng rất nhiều trong ba lĩnh vực: Công nghiệp, Y khoa và Hàng không vũ trụ.  

Trang 4

Do thuận lợi về mặt tài nguyên, công nghệ và thiết bị đơn giản, có thể tự chế tạo trong nước, vốn đầu tư trong nước, có thị trường, lợi nhuận cao cho nên khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng Titan Việt Nam đang phát triển (Giá trị xuất khẩu quặng tinh Titan 20 – 30 triệu USD/năm) Tuy nhiên, Ở Việt Nam hiện nay, các công ty khoáng sản chủ yếu khai thác Titan sa khoáng và bán thô hoặc chế biến tinh đến 52% rồi bán cho Trung Quốc với giá rất rẻ, giá thô chỉ 50 USD/tấn Như vậy, nguồn tài nguyên sẽ được xuất đi với giá rẻ, thuế nộp Nhà nước không được nhiều

Việc chế biến sâu sản phẩm Titan đem lại giá trị gia tăng rất lớn, đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật máy móc hiện đại Theo thông tin trên thị trường, giá bán của quặng thô hiện vào khoảng 60 USD/tấn, quặng tinh 90 USD/tấn Trong khi đó giá bán của xỉ Titan lên đến từ 500 đến 600 USD/tấn Đến thời điểm đầu tháng 9/2009 đã có 13 dự án triển khai xây dựng nhà máy chế biến sâu titan Trên địa bàn tỉnh Bình Định có khoảng 30 đơn vị có giấy phép khai thác, chế biến titan nhưng mới chỉ có 3 đơn vị chế biến sâu titan là : Công ty Khoáng sản Ban Mai (hoàn nguyên Ilmenit), Công

ty Khoáng sản Bình Định ( xỉ titan), công ty Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (xỉ titan) Nhà máy

xỉ titan do công ty Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn xây dựng, khánh thành ngày 24/7/2009 là nhà máy xỉ titan lớn nhất Việt Nam hiện nay có tổng công suất mỗi năm của hai giai đoạn là 60,000 tấn xỉ và 30,000 tấn sản phẩm phụ sắt cường độ cao

Quặng thiếc, Volfram, Antimon: Ở Việt Nam, khoáng hóa thiếc và Volfram có liên quan tới

Granitoid Mezozoi và Kainozoi, tập trung ở 4 khu vực là Piaoac và Tam Đảo ở Miền Bắc, Quỳ Hợp ở Miền Trung và Đa Chay, Đà Lạt ở Miền Nam Tổng trữ lượng ước tính là 13.582 tấn SnO2

với hàm lượng 273g SnO2/m3 Hiện nay, công nghệ luyện thiếc bằng lò điện hồ quang do Viện Nghiên cứu mỏ và luyện kim nghiên cứu thành công và chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất đã đạt được những chỉ tiêu khoa học kỹ thuật tiên tiến Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện kim, công ty Luyện kim màu Thái Nguyên

đã xây dựng các xưởng điện phân thiếc với công suất 500 – 600 tấn/năm Đến nay, có 3 xưởng điện phân thiếc thương phẩm loại I xuất khẩu với tổng công suất là 1,500 – 1,800 tấn/năm

Quặng đồng: Phân bố nhiều nhất ở Tây Bắc (Sơn La), cho tới nay đáng kể nhất là mỏ Sinh Quyền

(Lào Cai), là mỏ đa kim có cả đồng – vàng, trữ lượng 60 vạn tấn đồng; sau đó là mỏ đồng Niken (Bản Phúc)

Sử dụng công nghệ khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò, công nghệ tuyến nối đồng để thu được quặng tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng manhetit Đây là loại hình công nghệ cổ điển, giá thành cao, không khai thác triệt để, dễ gây cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường sinh thái

Quặng kẽm chì: Trữ lượng kẽm – chì có ở Chợ Điền – Chợ Đồn (Bắc Kạn) chiếm 80% trữ lượng

cả nước Ngoài ra còn có ở Lang Hít (Thái Nguyên), Sơn Dương (Tuyên Quang) và một số mỏ nhỏ ở Bắc Trung Bộ Riêng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có đến 70 mỏ và điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn

Tổng công ty Khoáng Sản Việt Nam tiến hành khai thác và tuyến các mỏ kẽm – chì Nông Tiến – Tràng Đà, Thượng Ấn, Cúc Đường, Ba Bồ,…với quy mô công suất tuyến từ 40,000 – 60,000 tấn quặng nguyên khai/năm Từ nguồn nguyên liệu là tinh quặng tuyến nối và bột kẽm 50,000 – 100,000 tấn quặng nguyên khai/ năm, xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm tại Tuyên Quang và Bắc Kạn với công suất mỗi nhà máy khoảng 20,000 tấn kẽm/năm, xây dựng một nhà luyện chì và tách bạc với công suát 10,000 tấn chì thỏi và 15,000 kg bạc/năm

Từ đó cho thấy, Việt Nam đang dần cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất khai thác các quặng kẽm chì đem lại hiệu quả kinh tế cao

Trang 5

Vàng: Vàng là một trong những khoáng sản có địa bàn phân bố rộng nhất Việt Nam, có nhiều

nguồn gốc và quặng hóa khác nhau Vàng tập trung chủ yếu ở phần rìa vùng trũng Sông Hiến (Nà Pái), dọc theo các đứt gãy sâu sông Hồng, sông Đà, sông Mã, hoặc phần rìa khối nâng Hòa Bình (Mỏ Kim Bôi), Kon Tum (mỏ Bồng Miêu, Trà Năng, Suối Ty) Hiện nay đã phát hiện 285 điểm quặng, đánh giá được 45 điểm quặng và đã khai thác 30 điểm mỏ Trữ lượng vàng dự báo 280 tấn, trong đó:

- Vàng sa khoáng có trữ lượng khoảng từ 200 – 400 kg mỗi mỏ, hàm lượng trung bình 0.31 – 2.95g/m3 Cho đến nay đã phát hiện khoảng 150 mỏ và điểm quặng Trữ lượng ước tính 5,000 kg và dự báo 11,000 kg

- Vàng gốc: thạch anh – vàng (mỏ Bồ Cu – Thái Nguyên); Thạch anh – sunfua – vàng (Pắc Lạng, Trà Năng, Bồng Miêu); vàng – bạc (Nà Pái, Xà Khía) Hàm lượng trung bình ở các mỏ

từ vài gam vàng/tấn quặng (g/t) đến hàng chục g/t

- Vàng cộng sinh: có ý nghĩa kinh tế hơn cả là vàng trong mỏ đồng Sinh Quyền với trữ lượng gần 35 tấn và hàm lượng trung bình Au = 0.36 – 0.55 g/t

Nhìn chung các mỏ vàng đều nhỏ, khai thác thiếu sự kiểm soát gây ô nhiễm môi trường

Triển vọng phát triển ngành năm 2010

Nhu cầu kim loại màu năm 2010

Năm 2010 được dự báo sẽ là một năm khả quan đối với các kim loại màu nhờ nhu cầu phục hồi mạnh khi bong bóng tài chính được đẩy lùi và sự phát triển của các nền kinh tế đang nổi tăng niềm tin cho các ngành công nghiệp Bên cạnh đó, những biện pháp hỗ trợ kinh tế của các chính phủ và ngân hàng Trung ương cũng sẽ giúp thị trường tiến triển tốt hơn

Ngay từ đầu năm, sau khi các nền kinh tế lớn trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản, công bố tình hình sản xuất công nghiệp tháng 12/09 tăng vượt dự đoán đã giúp các kim loại như đồng, chì, nhôm và thiếc leo lên mức cao của 15 tháng qua Đây là một tín hiệu khả quan cho thị trường kim loại cơ bản năm 2010

Nhiều tiềm năng tăng trưởng ở thị trường nội địa do sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng từ 5 – 6% trong 5 năm tiếp theo, trong đó sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng dự kiến là 12% trong năm 2010 Như vậy, với

sự phục hồi của các ngành công nghiệp trong nước từ sau khủng hoảng kinh tế, nhu cầu về kim loại màu cũng gia tăng Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, nhưng hầu hết các doanh nghiệp khai khoáng của Việt Nam với trình độ và công nghệ chế biến còn thấp chỉ dừng lại ở việc khai thác quặng thô và chưa tham gia chế biến sâu để tạo ra các sản phẩm với hàm lượng kim loại cao Hiện nay, phần lớn nhu cầu kim loại màu trong nước vẫn phải nhập khẩu

Căn cứ số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan, sản lượng nhập khẩu kim loại màu liên tục tăng trưởng qua các năm từ 2006 – 2009 Nhập khẩu kim loại màu tháng 5/2010 tăng rất mạnh đạt 60,028 tấn, trị giá 242.54 triệu USD, tăng 32.4% về lượng và 35.8% về giá trị so với tháng 04/2010 Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc là những thị trường cung cấp kim loại màu lớn nhất cho Việt Nam tháng 05/2010 Kim ngạch nhập khẩu đồng, nhôm và chì chưa gia công tăng trên 90% so với tháng trước đó Dự báo nhập khẩu kim loại màu tiếp tục tăng cao đến hết quý III/2010 Với kết quả này chứng tỏ nhu cầu về kim loại màu ở thị trường nội địa ngày một gia tăng

và thị trường kim loại màu trong nước vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng

Trang 6

BĐ3: Sản lượng nhập khẩu kim loại màu giai đoạn 2006 – 2009

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, GLS thống kê

Dự báo giá kim loại màu Chì: Giá chì có xu hướng giảm trong năm 2010 Tập đoàn Nghiên cứu Chì và Kẽm Quốc tế

(ILDZSG) dự báo sản lượng chì thế giới sẽ tăng 7.5% trong năm 2010 đạt 9.41 triệu tấn, trong khi nhu cầu sẽ tăng 7.3% lên 9.31 triệu tấn Sản lượng tăng đến từ các nước Australia, Trung Quốc,

Ấn Độ và Mexico, trong khi tiêu thụ tăng chủ yếu bởi sự phát triển của ngành sản xuất ắc quy, ôtô và xe đạp điện tại Trung Quốc Sản lượng chì của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng khoảng 11.9% trong năm 2010 Tại Brazil và Ấn Độ, nhiều mỏ mới cũng đi vào khai thác

BĐ4: Tiêu thụ chì phân theo ngành công nghiệp BĐ5: Diễn biến giá chì giai đoạn 2007 - 2010 (USD/tấn)

Nguồn: Standard CIB Global Research Nguồn: London Metal Exchange (LME)

Ngoài ra, theo Hiệp hội Công nghiệp Thiết bị Điện Trung Quốc cho biết nhu cầu ắc quy chì của nước tiêu thụ chì lớn nhất thế giới này có thể giảm trong năm 2010 do những tiêu chuẩn mới về

xe cộ làm giảm sản lượng xe đạp điện Cụ thể là, những quy chế về việc hạn chế tốc độ và kích cỡ của xe đạp điện có thể khiến nhiều nhà sản xuất nhỏ phải đóng cửa vào năm nay và cũng khiến sản lượng của những nhà máy lớn tăng chậm lại

366

550

0 100 200 300 400 500 600

Sản lượng (1000 Tấn)

Trang 7

Theo thống kê của ngân hàng Barlays Capital, thị trường xe đạp điện ở Trung Quốc chiếm hơn 20% tổng tiêu thụ chì của nước này Giá chì trên thị trường thế giới đã tăng gấp đôi trong năm qua do lượng nhập khẩu kỷ lục vào Trung Quốc Tuy nhiên năm nay, nhu cầu ắc quy chì dùng trong sản xuất xe đạp điện sẽ giảm Tính đến tháng 06/2010, giá chì đã giảm khoảng 30% so với thời điểm cuối năm 2009 Căn cứ diễn biến về tình hình cung cầu trên thị trường chì, chúng tôi dự báo giá chì trong năm 2010 sẽ tiếp tục giảm và đạt mức giá bình quân khoảng 1,700 USD/tấn

Đồng: Giá đồng thế giới có xu hướng tiếp tục giảm trong 6 tháng cuối năm 2010 Dự báo giá đồng bình quân năm 2010 đạt mức 7,000 USD/ tấn Hiện nay, Trung Quốc tiêu thụ khoảng

27% nhu cầu về đồng của thế giới và 40% lượng đồng được sử dụng trong xây dựng Căn cứ nguồn tin từ Bloomberg, trong tháng 06/2010, Trung Quốc đã đưa ra chính sách thuế tài sản nhằm

hạ nhiệt thị trường bất động sản, theo đó có thể tạo ra nhiều áp lực làm giảm giá đồng thế giới Theo một nghiên cứu của Bloomberg, giá đồng thế giới và chỉ số chứng khoán ngành bất động sản tại Thượng Hải có mối tương quan thuận với nhau, do đó sự sụt giảm của chỉ số chứng khoán ngành bất động sản tại Trung Quốc là dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy sự sụt giảm của giá đồng trong ngắn hạn là không thể tránh khỏi Chúng tôi dự báo giá đồng vào 6 tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục giảm và giá đồng bình quân năm 2010 sẽ vào khoảng 7,000 USD/tấn

BĐ6: Tương quan giá đồng thế giới và chỉ số chứng khoán bất động sản Thượng Hải giai đoạn 2007 - 2009

Nguồn: Bloomberg

Thiếc: Giá thiếc sẽ dưới 18,000 USD/tấn trong năm nay Giá thiếc trên thị trường thế giới sẽ

khó vượt 18,000 USD/tấn trong năm nay do nhu cầu tăng chậm tại Mỹ bất chấp nguồn cung giảm tại Indonesia

Nhu cầu không nhiều, Mỹ là nước nhập khẩu thiếc lớn nhất thế giới, nhưng do nhu cầu tăng chậm nên giá không tăng mặc dù cung giảm

Indonesia, quốc gia xuất khẩu thiếc lớn nhất thế giới cho biết sản lượng thiếc sẽ giảm khoảng 50% trong năm nay tại các đảo khai thác thiếc quan trọng thuộc Bangka-Belitung do có các luật

về khai thác khoáng sản mới được thi hành

Giá thiếc - kim loại được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp đóng gói thực phẩm và các sản phẩm hàn điện - đã tăng 58% trong năm 2009 Dù vậy nhu cầu thiếc sẽ tăng trưởng tốt ở Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan

Trang 8

BĐ11: Sản xuất thiếc thế giới phân theo khu vực BĐ12: Diễn biến giá thiếc giai đoạn 2007 - 2010 (USD/tấn)

Nguồn: WBMS www.world-bureau.com Nguồn: LME

Niken: Giá sẽ đạt trung bình 22,800 USD/tấn trong năm nay Các nhà phân tích thuộc Societe

Generale dự đoán giá niken tại LME sẽ đạt trung bình 22,800 USD/tấn trong năm nay, so với mức 14,721 USD/tấn của năm ngoái

Trong quý I năm 2010, giá niken đã tăng 20% - là kim loại có mức tăng tốt nhất trong số các kim loại giao dịch tại LME Nguyên nhân là do nguồn cung giảm bởi cuộc đình công ở Canada và vấn

đề sản lượng ở nhà máy sản xuất niken của BHP Billiton tại Kwinana, Australia

Các công ty tư vấn về kim loại cho rằng, thị trường niken sẽ đạt 1.4 triệu tấn trong năm nay và thiếu hụt khoảng 10,000 tấn Đây là lần đầu tiên trong 4 năm trở lại đây cung không đủ cầu niken,

do đó giá niken sẽ có khuynh hướng tiếp tục tăng trong năm 2010

BĐ7: Sản xuất nicken thế giới phân theo khu vực BĐ8: Diễn biến giá nicken giai đoạn 2007 - 2010 (USD/tấn)

Nguồn:WBMS www.world-bureau.com Nguồn: LME

Kẽm: Thế giới có thể thừa 418,000 tấn trong năm 2010, dự báo giá kẽm bình quân năm

2010 đạt mức 2,000 USD/tấn Theo nhận định mới nhất của Nhóm Nghiên cứu Kẽm và Chì

quốc tế (ILZSG), thị trường kẽm thế giới có thể dư thừa 418,000 tấn trong năm nay Tổ chức này cho rằng, sự hoạt động trở lại của các mỏ kẽm – đã phải đóng cửa hoặc giới hạn sản xuất trong năm ngoái - ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giúp sản lượng kẽm của các mỏ sẽ tăng 6.3% trong năm nay, lên 12.05 triệu tấn

Trang 9

Nhu cầu kẽm thế giới trong khi đó tăng 11.3% lên 11.57 triệu tấn Tiêu thụ tại các nước Châu Âu

sẽ tăng 21.6%, sau khi tăng 24.5% trong năm ngoái Tiêu thụ của Trung Quốc sẽ tăng 8.9% nhờ lĩnh vực xây dựng và ôtô tăng trưởng mạnh Trung Quốc – quốc gia sản xuất kẽm lớn nhất thế giới – sẽ nhập khẩu quặng và kẽm tinh luyện nhiều hơn trong năm 2010 so với năm 2009 do nhu cầu tăng

Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu kẽm vào Trung Quốc được dự báo sẽ vượt 1.9 triệu tấn và công suất của các nhà máy kẽm Trung Quốc sẽ tăng thêm 500,000 tấn trong năm nay và sẽ tăng thêm 600,000 tấn nữa trong năm 2011 Tính đến cuối năm 2009, tổng công suất của các nhà máy sản xuất kẽm Trung Quốc đạt 5 triệu tấn Sản lượng kẽm của Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ và sản xuất kẽm lớn nhất thế giới, đã tăng ấn tượng trong quý 1/2010 nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh hơn, với tốc độ cao nhất trong 3 năm qua Số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho thấy, sản lượng kẽm trong 3 tháng đầu năm tăng 37% đạt 1.17 triệu tấn

Do cung vượt cầu nên giá kẽm sẽ có xu hướng giảm trong năm 2010 Hiện nay, kẽm đang được giao dịch với mức giá là 1,759 USD/tấn, giảm 48% so với thời điểm cuối năm 2009 Chúng tôi

dự báo giá kẽm sẽ tiếp tục giảm trong 6 tháng tới và giá kẽm bình quân năm 2010 sẽ đạt mức 2,000 USD/tấn

BĐ9: Sản xuất kẽm thế giới phân theo khu vực BĐ10: Diễn biến giá kẽm giai đoạn 2007 - 2010 (USD/tấn)

Nguồn: WBMS www.world-bureau.com Nguồn: LME

Nhôm: Giá nhôm có xu hướng tiếp tục tăng và sẽ đạt mức bình quân 2,500 USD/tấn trong năm 2010 Nhôm là kim loại được sử dụng trong ngành ôtô và vật liệu xây dựng Nguồn cung

nhôm chủ yếu đến từ các nước Asia (Trung Quốc, Ấn Độ) và khu vực Châu Âu (công ty Rusal) Giá nhôm tại LME hiện đang dao động quanh mức 1,960 USD/tấn Theo Wilson, nhà đầu tư sẽ tăng dự trữ nhôm lên khoảng 80% tại LME và điều này sẽ khiến nguồn cung tới tay các hãng sản xuất và các nhà sản xuất linh kiện ôtô gặp khó khăn

Tính đến ngày 21/06, giá nhôm thế giới đã giảm 12% Căn cứ nguồn tin của United Co Rusal – nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới – cho biết hiện có tới 70% các mỏ khai thác đang không có lợi nhuận và có thể phải cắt giảm sản lượng Còn Carlos Ghosn, CEO của Renault SA and Nisan Motor Corp thì cho rằng sản lượng xe ôtô toàn cầu sẽ tăng lên mức cao kỷ lục trong năm nay Giá nhôm giao sau 3 tháng tại LME tính đến chiều ngày 22/6 tại London đứng ở 1,963 USD/tấn, giảm 16% so với cuối tháng 3 Sự sụt giảm về giá nhôm gần đây đã khiến giá ở mức thấp hơn 7%

so với chi phí sản xuất và khiến nhiều nhà sản xuất không thể chịu đựng được Nếu sự sụt giảm này tiếp tục kéo dài sẽ đẩy thị trường nhôm rơi vào khủng hoảng do thiếu nguồn cung Chúng tôi

Trang 10

dự báo giá nhôm trong 6 tháng cuối năm 2010 sẽ tăng trở lại và đạt mức bình quân 2,500 USD/tấn trong năm 2010

BĐ13: Sản xuất nhôm thế giới phân theo khu vực BĐ14: Diễn biến giá nhôm giai đoạn 2007 - 2010 (USD/tấn)

Nguồn: WBMS www.world-bureau.com Nguồn: LME

Titan: Giá Titan có xu hướng tiếp tục tăng do nguồn cung khan hiếm Trong công nghiệp,

Titan và các hợp kim Titan là nguyên liệu được dùng khá phổ biến nhờ những tính năng về độ bền nhiệt, độ bền va đập, chống ăn mòn và mài mòn tốt Hợp kim Titan được dùng trong rất nhều ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, vật liệu và dụng cụ y học Ngoài ra các hợp chất Titan cũng được dùng khá phổ biến trong ngành công nghiệp sơn, công nghiệp sợi chất dẻo, săm lốp cao su, màn hình điện tử, que hàn điện,…

Theo dự báo của Kenmare – một trong những nhà cung cấp titan lớn nhất thế giới – tốc độ tăng trưởng về nhu cầu titan trong năm 2010 sẽ cao hơn mức tăng trưởng bình quân của các năm trước

do nền kinh tế hồi phục và sự gia tăng nhu cầu titan từ Trung Quốc và các nước phát triển khác Nhu cầu tiêu thụ titan của Trung Quốc được dự báo khoảng 1,500 tấn/năm Bên cạnh đó, sự hồi phục mạnh của ngành công nghiệp hàng không trong năm 2010 sẽ khiến nhu cầu về titan tăng vượt bậc Cụ thể, tiêu thụ titan của Airbus Industries trong năm 2010 được dự báo khoảng 2,300 tấn; Boeing cũng sẽ đưa vào sản xuất máy bay Dreamliner trong năm nay với nguyên liệu sử dụng chủ yếu là composite/titan

Nguồn cung titan chủ yếu từ các quốc gia như Mỹ, Nga và Nhật Hiện nay, nguồn cung khan hiếm do rất nhiều mỏ titan trên thế giới sắp cạn kiệt Theo dự báo của Kenmare, thế giới có thể sẽ đối mặt với cuộc khủng hoảng titan vào năm 2011 Cũng theo công ty này, giá titan sẽ tăng nhẹ trong năm 2010 và tăng đột biến vào năm 2011-2012 do sự thiếu hụt nguồn cung

Hiện nay, titan đang được giao dịch trên thị trường với mức giá dao động khoảng 6,300 USD/tấn Nếu so với thời điểm đầu năm 2009, giá titan đã tăng 31% Với tình hình khan hiếm nguồn cung như hiện tại, chúng tôi tin tưởng giá titan sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo của năm

2010

Trang 11

BĐ15: Diễn biến giá titan giai đoạn 2007 – 2009 (USD/tấn)

Nguồn: Global InfoMine

Vàng: Giá sẽ tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm 2010 Theo dự báo của Goldman Sachs giá

vàng sẽ tiếp tục tăng từ mức hiện tại vì các nước sẽ tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp và chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục duy trì các chính sách tiền tệ như hiện nay Thông tin Fed có thể nâng lãi suất bởi các hoạt động kinh tế hồi phục mạnh có thể kìm hãm đà tăng giá vàng, tuy nhiên, Goldman Sachs cho rằng Fed dù có tăng lãi suất nhưng sẽ giảm trở lại vào cuối năm nay

Ngoài ra, những rủi ro về tín dụng ngày càng tăng cao, giá cả hàng hóa leo thang và sự suy yếu của đồng bạc xanh sẽ là những yếu tố cơ bản hỗ trợ giá vàng tăng mạnh Mặc dù giá vàng có thể biến động giảm trong ngắn hạn, tuy nhiên, xu hướng dài hạn vẫn là tăng và các nhà đầu tư sẽ đẩy mạnh mua vào khi giá vàng giảm sâu nhằm tăng lượng vàng nắm giữ Chúng tôi dự báo giá vàng trong 6 tháng tới sẽ tiếp tục tăng và đạt mức bình quân 1,250 USD

BĐ16: Diễn biến giá vàng giai đoạn 2007 – 2009 (USD/tấn)

Nguồn: LME

Trang 12

Xu hướng phát triển ngành khoáng sản

Qua kết quả của công tác điều tra, khảo sát và thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng và đó là nguồn nguyên liệu tiềm năng quý hiếm của quốc gia Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp khai khoáng của Việt Nam chưa đầu tư đúng mức

về kỹ thuật, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên Đây là phương pháp khai thác thủ công, lạc hậu gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và lãng phí tài nguyên Trên thực tế, phần lớn khoáng sản xuất khẩu của Việt Nam dưới dạng quặng thô và những sản phẩm đạt tiêu chuẩn ở mức trung bình, do đó giá trị của các sản phẩm này không cao Chính Phủ đã phê duyệt quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng phát triển đến năm 2020 Theo

đó, ngành khoáng sản là ngành được ưu tiên phát triển ở Việt Nam

Nhằm khắc phục tình trạng lãng phí tài nguyên khoáng sản và dự trữ cho phát triển trong tương lai, chính phủ chủ trương hạn chế xuất khẩu quặng thô và chỉ khuyến khích khai thác khoáng sản cho ưu tiên chế biến ở trong nước phục vụ phát triển các ngành công nghiệp Theo Thông tư hướng dẫn số 08/2008/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành tháng 06/2008, các loại quặng titan thô, tinh quặng đồng, tinh quặng kẽm sẽ không được xuất khẩu mà chỉ để phục vụ sản xuất sâu trong nước Riêng các kim loại màu khác chỉ được phép xuất khẩu khi đã qua chế biến và đạt tiêu chuẩn chất lượng và hàm lượng chế biến cao do VILAS (Vietnam Laboratory Accrediation Scheme) xác nhận Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành khai khoáng của Việt Nam cần có kế hoạch đầu tư vào hoạt động chế biến sâu trong thời gian tới để có thể duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh

Các nhân tố rủi ro của ngành Khai khoáng Rủi ro về kinh tế Nhu cầu sử dụng kim loại màu trong sản xuất của nhiều ngành công nghiệp

chịu ảnh hưởng từ những biến động tăng hoặc giảm của tốc độ phát triển kinh tế trên nhiều quy

mô khác nhau Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nền kinh tế các nước trên thế giới đang

có dấu hiệu dần phục hồi Đối với Việt Nam, căn cứ số liệu của Tổng Cục Thống Kê, sau thời gian đối mặt với rủi ro về sự giảm sút tốc độ tăng trưởng GDP (đạt 6.23%) và tỷ lệ lạm phát cao (19.9%) trong năm 2008, tình hình kinh tế đã dần khởi sắc trở lại Theo đánh giá của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới như HSBC, ANZ, Việt Nam sẽ nằm trong nhóm đứng đầu của các nền kinh tế mới nổi tại Châu Á với tốc độ tăng trưởng ước tính đạt 5 -6% trong năm 2010 Điều này khẳng định rủi ro về kinh tế tại Việt Nam đã giảm

Rủi ro về giá cả nhiên liệu Hoạt động khai khoáng liên quan trực tiếp đến việc sử dụng một số

loại nhiên liệu như xăng, dầu D.O và năng lượng điện nên khi giá nhiên liệu tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào của công ty, trong khi giá bán các sản phẩm xuất khẩu khó có khả năng tăng tương ứng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty

Rủi ro về luật pháp Hiện nay hệ thống pháp luật liên quan đến các hoạt động kinh doanh trong

lĩnh vực khoáng sản chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ tạo ra nhiều trở ngại và khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp khoáng sản Những thay đổi về chính sách khai thác sử dụng khoáng sản của Chính Phủ trong thời gian tới sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Ngành công nghiệp khai khoáng còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường, vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên,…Xu hướng các khoản thu phí bảo vệ môi trường, phí nước thải công nghiệp, tiền thuê đất khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên,…ngày càng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Bên cạnh đó, việc cấp giấy phép khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và tiêu thụ khoáng sản hiện nay vẫn còn nhiều bất cập Thời hạn khai thác các mỏ của công ty phụ thuộc vào chính sách quản

Trang 13

lý và khai thác khoáng sản của Nhà Nước trong từng thời kỳ Thời hạn cấp phép khai thác mỏ thường kéo dài và là một rủi ro cần tính đến trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Rủi ro về điều kiện tự nhiên Hoạt động khai thác khoáng sản phụ thuộc rất nhiều vào sự biến

động và thay đổi của điều kiện tự nhiên Mặc dù các công ty khai khoáng đều thực hiện những nghiên cứu, khảo sát và đánh giá về các điều kiện địa chất mỏ, tuy nhiên những nghiên cứu này không thể lường trước hết những biến động bất thường của tự nhiên Việc đánh giá không chính xác về địa chất và về trữ lượng khoáng sản có thể khai thác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Ngoài ra những biến động của thời tiết như mưa gió, bão, lụt, khô hạn cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Đánh giá các doanh nghiệp ngành khai khoáng – Kim loại màu

Hiện nay, ngành khai khai thác và chế biến khoáng sản – kim loại màu gồm khoảng 8 doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX Do đặc tính hoạt động của các công ty trong ngành khai khoáng – hầu hết khác lĩnh vực và tập trung vào từng thế mạnh khác nhau, do đó khó có thể đánh giá, so sánh các công ty dựa trên thị phần trên thị trường Mặt khác, quy mô vốn của các doanh nghiệp cũng rất khác nhau, tùy thuộc vào cơ cấu sản phẩm dịch vụ của chính doanh nghiệp đó Chẳng hạn như: nếu nói đến khai thác, chế biến xỉ Titan, sản xuất các sản phẩm hậu Titan thì phải kể đến BMC – Một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực khai thác sa khoáng và SQC – doanh nghiệp có quy mô lớn nhất ngành; HGM là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đang khai thác và xuất khẩu Antimony – một loại Á kim quý hiếm - ở quy mô công nghiệp; MMC là một trong số ít công ty khai thác, chế biến quặng mangan có quy mô sản xuất lớn

Trong 3 năm qua, các doanh nghiệp ngành khai khoáng đã không ngừng tăng trưởng về quy mô, tạo ra tỷ suất sinh lợi cũng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước

Khả năng sinh lợi hấp dẫn khi chỉ số ROA và ROE trong những năm gần đây luôn duy trì ở mức cao ngay cả trong suy thoái kinh tế Năm 2008, mức ROA và ROE của toàn thị trường thấp

và đạt khoảng 5.8% và 14.7%, trong khi có một vài doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng như BKC, MIC thì cũng có những doanh nghiệp duy trì được tỷ suất sinh lợi và đạt kết quả cao như HGM (ROA: 23.5%; ROE: 35.9%), BMC (ROA: 41.2%; ROE: 46.9%), MMC (ROA: 23.6%; ROE: 28.6%)

BĐ17: Tỷ suất ROA của một số doanh nghiệp trong ngành BĐ18: Tỷ suất ROE của một số doanh nghiệp trong ngành

Nguồn: GLS ước tính Nguồn: GLS ước tính

Năm 2009, mặc dù vẫn còn chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng ROA và ROE bình quân của ngành khai khoáng kim loại màu vẫn đạt 11.6% và 18.6% Tuy nhiên, nhìn chung ROA, ROE của các doanh nghiệp ngành khai khoáng đã có một sự sụt giảm so với 2 năm trước đó Thống kê cho thấy tỷ trọng tài sản cố định/doanh thu bình quân trong 3 năm gần đây của toàn ngành lên đến

Trang 14

118.5%, điều này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của ngành khai khoáng còn thấp, và khả năng thu hồi vốn chậm khi đầu tư mở rộng sản xuất

Tỷ lệ nợ ở mức thấp và hệ số thanh toán trung bình làm tăng tính an toàn của doanh nghiệp

Hệ số nợ có sự chênh lệch đáng kể giữa một vài doanh nghiệp trong ngành, có thể phân thành 3 nhóm Nhóm có hệ số nợ trung bình, thấp như KSH, BKC tỷ lệ nợ từ khoảng 3% đến 30% Nhóm

có hệ số nợ cao gồm KSS và MIC, đây là 2 công ty có quy mô hoạt động rộng lớn, sản phẩm, dịch

vụ đa dạng, và tham gia vào nhiều lĩnh vực như khai thác – chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, Xây dựng các công trình dân dụng, công trình giao thông, văn hóa, thủy điện.v.v., Sản xuất bao bì, trồng rừng nguyên liệu…Nhóm có cơ cấu vốn gồm 100% vốn cổ phần như HGM, BMC, MMC Việc duy trì cơ cấu vốn như thế nào tùy theo chiến lược tài chính của từng công ty, và ít thay đổi trong những năm qua, thể hiện sự ổn định tài chính của doanh nghiệp Các hệ số thanh toán trung bình của toàn ngành khai khoáng xấp xĩ hoặc cao hơn trung bình thị trường Cụ thể, hệ

số thanh toán hiện hành toàn thị trường 1.5x; trung bình ngành 2.7x; con số này có thể dự báo rằng

sẽ khá an toàn khi đầu tư vào cổ phiếu ngành khai khoáng

Giá cổ phiếu ngành khai khoáng có mức phục hồi khá tốt Vào những tháng cuối quý 1 cho

đến hết quý 2, hầu hết các mã chứng khoán trong ngành này lần lượt tăng giá, và trở về xu hướng

ổn định Vào ngày 12/5 giá cổ phiếu HGM đã đạt mức mức 121,900 VND, cao hơn gấp đôi so với mức giá trung bình các tháng trước đó kể từ khi loại cổ phiếu này chính thức được giao dịch Một năm sau ngày cổ phiếu MMC chạm đáy tại thời điểm 23/03/2009, giá cổ phiếu này đã tăng 4.5 lần đạt mức giá cao nhất kể từ khi chính thức giao dịch đến nay Một số nguyên nhân chính của việc tăng giá này đó là: (1) Nền kinh tế thế giới đang trong quá trình hồi phục; (2) Giá hàng hóa những tháng đầu năm tăng; (3) Quan điểm lạc quan về sự phát triển của lĩnh vực khai khoáng; (4) Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước ngày càng được mở rộng, nhu cầu từ bạn hàng lớn là Trung Quốc tăng mạnh Tuy nhiên, theo như chúng tôi nhận định, giá cổ phiếu ngành khai khoáng trong tháng 7 sẽ khá ổn định, hoặc có xu hướng giảm nhẹ do đợt tăng giá mạnh trong những tháng đầu năm

Căn cứ theo số liệu phân tích tất cả các doanh nghiệp, so sánh với số liệu tổng hợp ngành khai khoáng – kim loại màu, cùng với những đánh giá của chúng tôi về vị thế của từng công ty trong ngành, thế mạnh của mỗi công ty trong từng lĩnh vực, chúng tôi quyết định chọn ra 5 công ty tiêu biểu để phân tích chi tiết trong báo cáo này đó là KSS, HGM, MIC, BMC, và SQC Cụ thể, xếp theo thứ tự ROE từ cao đến thấp có KSS, HGM, MIC, BMC Riêng SQC tuy là một công ty mới

đi vào hoạt động 3 năm gần đây nhưng là công ty có quy mô lớn nhất Việt Nam về khai thác, chế biến sâu quặng Titan, hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng cao trong những năm sắp tới

Trang 15

So sánh các chỉ tiêu tài chính của Cty với các Cty cùng ngành

CP BH & QLDN/ Doanh thu (08) 19.2% 15.1% 9.0% 22.6% 8.4% 33.2% 31.9% 4.9%

CP BH & QLDN/ Doanh thu (09) 9.7% 21.8% 9.3% 9.0% 2.4% 33.2% 22.1% 4.7%

MMC CTCP KHOẢNG SẢN MANGAN SQC CTCP KHOÁNG SẢN SÀI GÒN - QUY NHƠN

Trang 16

TỔNG CÔNG TY CP KHOÁNG SẢN NA RÌ HAMICO

Tổng Quan về Tổng công ty CP khoáng sản Na Rì Hamico

Tổng công ty CP khoáng sản Na Rì Hamico tiền thân là doanh nghiệp tư nhân Sơn

Trang, sau đó đổi tên thành Công ty CP xây dựng Sơn Trang, chính thức chuyển đổi

thành Tổng Công ty CP Khoáng sản Na Rì Hamico vào ngày 16 tháng 10 năm 2009

Từ năm 2004 đến năm 2007, hoạt động kinh doanh chính của Tổng Công ty là xây

dựng Từ năm 2008 đến nay, Tổng công ty mở rộng sang lĩnh vực khai thác, sản xuất,

kinh doanh khoáng sản làm giảm tỷ trọng doanh thu từ xây dựng trong cơ cấu tổng

doanh thu, nâng tỷ trọng doanh thu từ khai thác khoáng sản năm 2009 lên đến 78.98%

Như vậy, việc mở rộng quy mô và ngành nghề hoạt động của Tổng công ty bước đầu đạt

được những thành công đáng ghi nhận và định hướng của công ty là hoàn toàn đúng

đắn

Mục tiêu của KSS là trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong

lĩnh vực khai thác, sản xuất, chế biến và kinh doanh khoáng sản

Phân tích SWOT

ĐIỂM MẠNH (STRENGHTS)

- Trữ lượng các mỏ quặng có giá trị của công ty (sắt, vàng, nephelin,…) rất dồi dào và

có chất lượng tốt, thời gian khai thác dài

- Máy móc, trang thiết bị hiện đại, khai thác được tối đa tiềm năng mỏ và giảm thiểu chi

phí

- Thị trường tiêu thụ ổn định (thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước Châu Á

và Trung Đông)

- Đội ngũ CBCNV giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, gắn bó với Tổng công ty

ĐIỂM YẾU (WEAKNESS)

- Là một doanh nghiệp còn non trẻ so với các công ty trong khu vực nhà nước đã có

nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực khai thác

- Phụ thuộc nhiều vào chính sách vĩ mô của nhà nước về khai thác khoáng sản

CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)

- Với uy tín ngày càng cao, Tổng công ty sẽ được cấp phép khai thác các mỏ quặng với

trữ lượng cao và có giá trị về mặt kinh tế

- Nền kinh tế thế giới và Việt Nam sau khủng hoảng sẽ bước vào chu kỳ phát triển mới,

tạo cơ hội cho những doanh nghiệp có nội lực và năng động trong sản xuất, kinh

doanh

- Cổ phiếu được niêm yết trên HOSE tạo điều kiện nâng cao uy tín của công ty, giúp

công ty dễ dàng huy động vốn cho các dự án mới

THÁCH THỨC (THREATS)

- Chính sách ngày càng hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô là một sức ép không nhỏ về

việc đầu tư máy móc và nghiên cứu công nghệ nhằm nâng cao hơn nữa hàm lượng

quặng đạt tiêu chuẩn

- Vấn đề bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên thiên những khu vực khai thác mỏ và bảo

vệ an toàn trong sản xuất cho người lao động

TỔNG CTCP KHOÁNG SẢN NA RÌ HAMICO

Trụ sở: Tổ 12, Phường Nguyễn Thị Minh Khai, Thị xã Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn ĐT: (84) 281 387 5734 Fax: (84) 281 387 5021 Website: http://www.narihamico.vn

Vốn điều lệ (VND): 118,000,000,000 Ngày giao dich đầu tiên: 04/01/2010

Dữ liệu giao dịch cổ phiếu KSS

Giá ngày 16/07/2010 62,000 VNĐ Giá mục tiêu 6 tháng 127,600 VNĐ Giá cao nhất 12 tháng 91,000 VNĐ Giá thấp nhất 12 tháng 40,400 VNĐ Giá trị vốn hóa thị trường 719.8 tỷ VNĐ KLGD bình quân 1 tháng 259,540 cp KLGD bình quân 3 tháng 387,394 cp KLGD bình quân 6 tháng 348,637 cp

EPS 2010F BVPS 31/03/2010

10,080 VNĐ 15,449 VNĐ

Cơ cấu cổ đông

Cá nhân trong Tổng công ty 21.36%

Cá nhân ngoài Tổng công ty 72.22%

Biểu đồ giá KSS & VN Index

Diễn biến giá (%) 6 tháng 3 tháng 1 tháng

So VN-Index -3.5% -4.4% -0.7%

Hệ số Beta = 1.31

440 460 480 500 520 540 560

Ngày đăng: 14/01/2017, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w