1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình nhập khẩu rượu vang của trung tâm thương mại bến thành chi nhánh của công ty cổ phần văn hóa tổng hợp bến thành và một số giải pháp nhằm hoàn thiện

19 726 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 324 KB

Nội dung

Đối với bạn đọc Thư viện được hiện đại hoá sẽ giúp cho bạn đọc được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, tạo môi trường học tập nghiên cứu, thông qua đó tạo ra nguồn nhân lực có chất lượn

Trang 1

TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING

THƯ VIỆN T Hiep duyet

ĐỀ ÁN NÂNG CẤP VÀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN PHỤC VỤ

ĐÀO TẠO TÍN CHỈ CHƯƠNG III: NỘI DUNG VIỆC NÂNG CẤP & ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

1 Mục tiêu

1.1 Mục tiêu chung

- Xây dựng và phát triển Thư viện ĐH Tài chính – Marketing thành một thư viện hiện đại có hạ tầng trang thiết bị hiện đại, có công nghệ tiên tiến và có hoạt động dịch vụ đa dạng nhằm mang đến cho bạn đọc những điều kiện tốt nhất trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường

- Phát triển Thư viện ĐH Tài chính – Marketing có tài nguyên thông tin phong phú về chủng loại, đa dạng về nội dung, phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường

- Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực có khả năng quản lý giỏi, có chuyên môn nghiệp vụ cao và tác phong phục vụ chuyên nghiệp, biết sử dụng công nghệ mới để cung cấp thông tin từ nhiều nguồn khắp nơi theo yêu cầu của độc giả

1.2 Mục tiêu cụ thể

- Hiện đại hóa hoạt động Thư viện, dần chuyển Thư viện truyền thống sang mô hình Thư viện hiện đại góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

- Mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc thông qua việc phục vụ khai thác trực tuyến các thông tin liên quan đến hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của các đối tượng bạn đọc trong nhà trường

- Tổ chức các phòng đọc tự chọn, các phòng đọc đa phương tiện, các phòng khai thác

dữ liệu số, phòng tham khảo

- Xây dựng và đào tạo một đội ngũ cán bộ Thư viện có trình độ cao về quản lý, về chuyên môn nghiệp vụ Thư viện, tin học và ngoại ngữ; từng bước đào tạo cán bộ sử dụng thành thạo thư viện số; duy trì phong cách phục vụ chuyên nghiệp

Trang 2

- Tăng cường khả năng xử lý thông tin và lưu trữ thông tin của thư viện: Thu thập được nguồn tài liệu, trao đổi, khai thác thông tin giữa các thư viện, cơ quan thông tin nhằm tăng cường tài nguyên thông tin của thư viện

- Hệ thống thư viện số sẽ bao gồm các chương trình ứng dụng, các giao diện cung cấp các chức năng cập nhật, xử lý, trao đổi và khai thác thông tin, hoạt động trên môi trường mạng LAN tại Thư viện nhà trường và cho các bạn đọc tra cứu và đọc tài liệu thông qua hệ thống Internet

- Công tác kỹ thuật cũng như dịch vụ thông tin được thống nhất với các thư viện trong nước và quốc tế

- Tự động hóa các hoạt động nghiệp vụ nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực phục vụ của thư viện

- Có quy mô và năng lực đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và đào tạo của nhà trường

- Có khả năng cung ứng những sản phẩm thông tin phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội

2 Hiệu quả của việc nâng cấp thư viện

2.1 Đối với bạn đọc

Thư viện được hiện đại hoá sẽ giúp cho bạn đọc được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, tạo môi trường học tập nghiên cứu, thông qua đó tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

2.2 Đối với Thư viện nhà trường

- Khi đề án nâng cấp thư viện được triển khai, năng lực cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập sẽ được tăng cường Thông qua đề án, thư viện sẽ thực hiện được sứ mạng của mình, đó là phục vụ nhu cầu thông tin cho công tác nghiên cứu khoa học, nâng cao dân trí và giải trí của cán bộ, giảng viên, sinh viên và nghiên cứu sinh trong nhà trường

- Thư viện sẽ có một đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ sử dụng thành thạo máy tính, có khả năng phân tích thông tin từ nhiều nguồn để đáp ứng nhu cầu bạn đọc

- Tạo điều kiện kỹ thuật quan trọng để thống nhất các nguồn tư liệu sẵn có của thư viện và tiếp cận với nhiều nguồn thông tin trong nước và quốc tế

- Đối với công tác thư viện: Đề án nâng cấp thư viện góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống thông tin của ngành và hệ thống thư viện trong toàn quốc, khẳng định vai trò

Trang 3

quan trọng, tạo môi trường học tập thân thiện gần gủi với sinh viên trong việc đào tạo tín chỉ, liên thông liên kết của nhà trường

- Khẳng định sự phát triển không ngừng của hệ thống Thông tin Thư viện giáo dục hòa chung với hệ thống Thông tin Thư viện toàn quốc

2.3 Hiệu quả kinh tế

Đề án được triển khai sẽ giúp cho thư viện trường có một hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại hóa vì vậy sẽ tiết kiệm được cho ngân sách trường một khoản kinh phí nếu nâng cấp, bổ sung khi hạ tầng không đồng bộ Bên cạnh đó, với việc quản lý thông tin tập trung, bạn đọc sẽ không phải mất quá nhiều thời gian công sức để tìm kiếm mà chỉ cần

sử dụng các trang thiết bị tại thư viện là có thể truy cập được nguồn thông tin cần tìm, vừa tiết kiệm được cho nhà trường cũng như cho bản thân bạn đọc Ngoài ra, còn một hiệu quả

vô hình nữa là khi nhiều bạn đọc biết đến Cổng thông tin của thư viện cũng đồng nghĩa biết đến sự lớn mạnh của Trường ĐH tài Chính - Marketing thì nhà trường sẽ thu hút được lượng sinh viên, học sinh và nghiên cứu sinh… trong nhiều năm tiếp theo

3 Nội dung việc nâng cấp và đổi mới hoạt động Thư viện

3.1 Mở rộng diện tích Thư viện, sắp xếp các phòng thành một khối tập trung tại

cơ sở chính

Hiện nay, do được bố trí rải rác ở 3 cơ sở nên Thư viện gặp nhiều khó khăn trong công tác phục vụ, vừa có kho mở vừa có kho đóng, nguồn tài liệu phải chia ra 3 nơi Theo kế hoạch của nhà trường, khi cơ sở 2/4 Trần Xuân Soạn hoàn thành Thư viện

sẽ có một khu vực riêng để có thể thuận tiện sắp xếp các phòng chức năng

Quy hoạch Thư viện mới:

- Mặt bằng:

+ Phần chính của Thư viện sẽ tọa lạc tại lầu 7 của tòa nhà Với độ cao này Thư viện sẽ không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ các phương tiện vận tải từ tầng trệt Việc

có được khu vực riêng, không cùng tầng với các lớp học cũng đảm bảo độ yên tĩnh cần thiết cho Thư viện

+ Phòng phát hành tọa lạc tại tầng trệt: bao gồm các dịch vụ: phát hành sách-báo-tài liệu, sao chép, đóng cuốn sách-báo-tài liệu …

+ Phòng Đọc Sinh viên: ở cơ sở học có trên 30 phòng (Không thuộc khu vực 2/4 Trần Xuân Soạn) cần thiết có một phòng phục vụ báo/tạp chí và máy tính để sinh viên truy cập thông tin gồm 10 máy tính, 40 chỗ ngồi

- Diện tích dự kiến: 1.000 m2

- Các phòng chức năng :

Trang 4

(1) Phòng Công tác kỹ thuật (Technical Services}

+ Bộ phận Bổ sung tài liệu

+ Bộ phận xử lý tài liệu truyền thống

+ Bộ phận xử lý tài nguyên số

+ Bộ phận quản trị Mạng máy tính và bảo trì Cổng thông tin (Portal) và các dịch vụ trực tuyến

(2) Phòng Lưu hành (Circulation):

+ Phòng đọc tài liệu tại chỗ: 100 chỗ ngồi

+ Phòng mượn và nhận trả tài liệu (Kho mở)

(3) Phòng Ấn phẩm liên tục (Serial)

+ Phòng đọc báo – tạp chí: 50 chỗ ngồi

+ Bộ phận phân tích tạp chí

(4) Phòng Tham khảo (Reference Servives)

+ Phòng đọc sách tham khảo (tra cứu nhanh)

+ Phòng đọc Sau Đại học – Giảng viên

+ Bộ phận dịch vụ tham khảo (đáp ứng yêu cầu thông tin)

(5) Phòng Không gian học tập chung (Learning Commons)

+ Phòng máy tính (Truy cập Internet): 40 máy, 40 chỗ ngồi

+ Phòng thảo luận nhóm: 5 chỗ ngồi

+ Không gian đọc tài nguyên số

+ Bộ phận dịch vụ phục vụ dịch vụ thư viện (in ấn, scan, photocopy, vv…)

3.2 Triển khai Thư viện số, liên kết các thư viện đại học khác để chia sẻ thông

tin

3.2.1 Xây dựng thư viện số

Trước kia, các tài liệu của thư viện đều được lưu dưới dạng giấy tờ, bản vẽ Các định dạng đó có nhiều hạn chế như lưu trữ cần nhiều không gian, không chia sẻ được, dễ hỏng, mất Với sự phát triển của các ngành điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin, ngày nay các tư liệu lưu dưới dạng số (các file tài liệu, hình ảnh, âm thanh, ) ngày càng trở nên phổ biến Tư liệu số có nhiều ưu điểm so với tư liệu truyền thống, chiếm ít không gian, dễ dàng chia sẻ, tra cứu tìm kiếm nhanh chóng, có thể khai thác không hạn chế thời gian, không gian

Trang 5

Bên cạnh các Kho tài liệu in ấn, thư viện cần xây dựng những Kho tài nguyên số bao gồm:

(1) Tài liệu nội sinh:

+ Tài liệu do thư viện số hóa (Luận văn, luận án, báo cáo khoa học, tài liệu hội nghị, giáo trình, sách in, …)

+ Những Bộ sưu tập số theo chủ đề Được thực hiện bởi chuyên viên thư viện qua công việc Thiết lập siêu dữ liệu (Building Metadata)

(2) Tài liệu bên ngoài

+ Những Cơ sở dữ liệu thương mại Do thư viện đặt mua quyền sử dụng

+ Tạp chí điện tử, sách điện tử (ebook) Do thư viện mua quyền sử dụng

+ Những Cơ sở dữ liệu do chuyên viên thư viện sưu tầm từ những Tài nguyên mở (Open Resources), tức là miễn phí trên Mạng Internet

+ Những Bộ sưu tập số ảo theo chủ đề Được thực hiện bởi chuyên viên thư viện qua công việc Gặt hái siêu dữ liệu (Harvesting Metadata)

Bộ sưu tập số là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu đã được số hóa dưới nhiều hình thức khác nhau (văn bản, hình ảnh, audio, video,…) về một chủ đề Mặc dù mỗi loại hình tài liệu có sự khác nhau về cách thể hiện, nhưng nó đều cung cấp một giao diện đồng nhất mà qua đó các tài liệu có thể truy cập, tìm kiếm dễ dàng Mỗi bộ sưu tập số theo một chủ đề khác nhau, có thể do tập thể hoặc cá nhân tự xây dựng hoặc trao đổi, mua bán Có thể nằm trong lưu trữ của thư viện nhưng cũng có thể nằm ngoài thông qua một kênh cung cấp từ phía đối tác

Sử dụng bộ sưu tập số, người học chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian học tập,

họ không phải đến thư viện cũng có thể lấy được tài liệu qua hệ thống mạng thông tin ở mọi lúc, mọi nơi Trong điều kiện còn thiếu nguồn tài liệu tham khảo học tập in giấy thì việc có thêm giải pháp tài liệu số hóa sẽ giúp cho người học có thêm nhiều lựa chọn phục vụ cho kế hoạch cá nhân…như :

+ Bộ sưu tập số luận văn, luận án

+ Bộ sưu tập số về các chủ đề liên quan đến những môn học, ngành học của trường…

khởi đầu là xây dựng hai ngành về Tài chính và Marketing, thí dụ : Bộ sưu tập các video quảng cáo cho ngành marketing

Trang 6

Để có thể quản lý và khai thác các tư liệu trong bộ sưu tập số, thư viện cần có hệ thống thông tin đồng bộ, có khả năng xử lý và kiểm soát các tài liệu số

Mô hình Thư viện Số được thể hiện qua sơ đồ sau:

Các cấu thành chính của Thư viện Số gồm có

+ OPAC: Cung cấp giao diện cho người dùng, qua đó truy cập đến các chức năng của hệ thống thư viện số như tra cứu, xem tài liệu,

+ Library Server: Tích hợp với hệ thống thư viện điện tử, module này cung cấp các giao diện để truy cập thông tin bạn đọc, bản ghi biên mục,

+ Object Server: Object Server là nơi lưu trữ và cung cấp nội dung tư liệu

+ Authority Control: Có chức năng xác thực, kiểm soát và ghi nhận các truy cập hệ thống Từ đó có thể đưa ra các báo cáo thống kê, thu phí, …

Tính năng chính

các dạng tài liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, file khác, …

nhau: văn bản, hình ảnh, âm thanh

năng tự động xác định các thuộc tính số của tư liệu (ví dụ kích thước ảnh, thời lượng đoạn âm thanh,…), giảm thao tác và đơn giản hóa công việc cho người sử dụng

Trang 7

+ Biên mục theo chuẩn : Nguyên tắc chung của việc biên mục dữ liệu số là xây dựng

các bộ nhãn trường cá biệt cho mỗi loại tài liệu cần số hoá Các nhãn trường này tuân theo các thành phần do tổ chức Sáng kiến siêu dữ liệu Dublin Core (DCMI) qui định Tuân theo chuẩn RDF (Resource Description Framework) của W3C Các bản ghi thư mục mô tả các nguồn tư liệu số hoá có thể được thể hiện dưới nhiều khuôn dạng khác nhau: MARC21, CDS/ISIS Ngoài ra, các bản ghi này có thể thể hiện dưới dạng các file XML, tuân theo Resource Description Framework (RDF)

do tổ chức W3C khuyến cáo (xem thêm phần Các thuật ngữ)

đồng thời với các thuộc tính số

Ví dụ:

Với các text, file, hệ thống có khả năng đánh chỉ mục tất cả các dạng file thông dụng (text, html, xml, word, excel, pdf, ) và cung cấp khả năng tìm kiếm toàn văn

Với hình ảnh, hệ thống Thư viện Số cho phép người dùng tìm kiếm các thuộc tính số của ảnh: kích thước, định dạng, độ lớn Hơn nữa, Thư viện số còn cung cấp khả năng tìm kiếm theo nội dung (content search) dựa trên các thông tin về phân bố màu sắc, bố cục, nền ảnh

Người dùng có thể tìm kiếm các tư liệu âm thanh theo độ dài, mô tả, định dạng, số kênh

+ Quản lý quyền truy cập, kiểm soát truy cập, Nhật ký truy cập

Thư viện số sử dụng chung hệ thống người dùng của phân hệ quản trị Thư viện truyền thống, cho phép quản lý tập trung, mỗi người dùng chỉ có một tài khoản

Quyền truy cập được xác định trên nhóm tài liệu hoặc từng tài liệu

Quyền có thể gán cho nhóm người dùng hoặc từng người dùng

Các truy cập đều được ghi lại trong nhật ký hệ thống Từ đó dễ dàng cung cấp các chức năng báo cáo thống kê hoặc tính phí

Tóm lại, giải pháp xây dựng các bộ sưu tập số là một bước đi cần thiết để góp phần giải quyết các vấn đề về nâng cấp và đổi mới hoạt động Thư viện.

3.2.2 Liên kết các thư viện đại học khác để chia sẻ thông tin

Trang 8

Những thay đổi về kinh tế, xã hội gần đây đã và đang góp phần hình thành ‘xã hội thông tin’ Trong xã hội đó, thông tin được xem như ‘hàng hóa’ và nó đem lại sức mạnh,

tạo thế cạnh trạnh giữa các quốc gia cũng như giữa các cá nhân Khoảng cách giữa người

giàu thông tin ‘information rich’, và người nghèo thông tin ‘information poor’ ngày càng

lớn Để thu hẹp khoảng cách trên, thư viện đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì thư viện là nơi cung cấp dịch vụ thông tin đáng tin cậy Sự hợp tác, liên kết giữa các thư viện chính là con đường để các thư viện tăng cường nguồn lực và cải thiện chất lượng dịch vụ của mình

Thực tế cho thấy, không một thư viện nào một mình có thể quản lý được khối lượng thông tin khổng lồ trên thế giới và đáp ứng hữu hiệu nhu cầu tin đa dạng ngày càng tăng của nhóm người sử dụng Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, chất lượng giáo dục ở Việt Nam khá thấp so với khu vực và các nước trên thế giới Khả năng nghiên cứu, khai thác, đánh giá, sử dụng thông tin của sinh viên rất hạn chế, trong khi đó nguồn tài nguyên thông tin của hầu hết các thư viện đại học, thiếu về số lượng và kém về chất lượng Điều này đặt ra thách thức vô cùng lớn đối với thư viện đại học ở Việt Nam nói chung và thư viện Trường Đại học Tài chính – Marketing nói riêng

Với những lý do trên, việc đẩy mạnh hợp tác giữa thư viện Trường Đại học Tài chính – Marketing với các thư viện đại học khác hiện nay là hết sức cần thiết Việc đẩy mạnh hợp tác, liên kết sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả phía thư viện lẫn người sử dụng :

 Đối với người sử dụng

Khi thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ, để đạt yêu cầu mỗi môn học, sinh viên cần tham khảo lượng tài liệu khá lớn Trường Đại học Tài chính – Marketing hiện đào tạo nhiều chuyên ngành, mỗi chuyên ngành lại triển khai nhiều môn học khác nhau, số lượng tài liệu tối thiểu cần đảm bảo phục vụ học tập sẽ rất lớn, khó có thể tập trung trong một thư viện, do điều kiện kinh phí có hạn mà thông tin khoa học đang trong quá trình gia tăng mạnh mẽ Trong khi đó, có rất nhiều môn học sẽ cũng được giảng dạy trong nhiều trường đại học khác nhau trong những thời điểm khác nhau, nhất là các trường có đào tạo những chuyên ngành gần gũi với nhau Do đó sẽ tiết kiệm kinh phí chung, đồng thời sử dụng tối đa tài nguyên thông tin của các thư viện khác Chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin, cho phép người sử dụng truy cập số lượng nguồn tin nhiều hơn, ở mức chi phí thấp hơn

 Đối với Thư viện

- Khi liên kết với các thư viện khác, thì giữa các thư viện có thể chia sẻ tài nguyên thông tin, bao gồm cả tài liệu truyền thống và tài liệu số, nhờ đó thư viện tiết kiệm nguồn kinh phí bổ sung, không gian lưu trữ tài liệu truyền thống và máy chủ để lưu trữ thông tin số

Trang 9

- Chia sẻ các biểu ghi thư mục, điều này giúp các thư viện không phải phân loại và biên mục lại các tài liệu mà thư viện liên kết với ta đã có, tạo điều kiện xây dựng mục lục liên hợp

- Cải thiện chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ thông tin nhờ việc chia sẻ tài nguyên thông tin, cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm quản lý dịch vụ Ngoài ra, các thư viện còn

có cơ hội để phát triển và đẩy mạnh việc sử dụng các chuẩn nghiệp vụ trong hoạt động của mình

- Cung cấp cơ hội cho cán bộ giữa các thư viện, phát triển kỹ năng mới thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ trao đổi kinh nghiệm, tham quan, khảo sát…

Hiện Thư viện Trường Đại học Tài chính – Marketing là thành viên của Liên hiệp các Thư viện Đại học phía Nam, vì vậy trong thời gian tới thư viện sẽ đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các thư viện trong liên hiệp Bước đầu tiên để tiến tới việc hợp tác, liên kết với các thư viện khác được thuận lợi, bản thân Thư viện Trường Đại học Tài chính – Marketing phải áp dụng thống nhất các chuẩn nghiệp vụ, đồng thời tăng cường bổ sung, phát triển đa dạng tài nguyên thông tin Quan điểm chia sẻ, liên kết cần được hiểu trên tinh thần hợp tác, việc này có thể được thực hiện theo :

+ Trao đổi, chia sẻ tài nguyên thông tin

+ Trao đổi kinh nghiệm hoạt động

Trong tương lai không xa, ngoài việc liên kết với các thư viện đại học trong nước, thư viện sẽ đẩy mạnh việc hợp tác, liên kết với các thư viện nước ngoài, điều này sẽ tạo cơ hội giao lưu và cập nhật kiến thức mới cho giảng viên, sinh viên nhanh nhất

3.3 Số hóa tài liệu giảng dạy, đề tài nghiên cứu khoa học… của GV-CBCNV, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp loại khá, giỏi của sinh viên trường…

Với sự pháp triển không ngừng của công nghệ thông tin, đặc biệt là Intertnet, nhu cầu khai khác thông tin trên mạng ngày càng tăng cao và là nhu cầu chính trong tương lai Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu này các Thư viện phải xây dựng cho mình các cơ sở dữ liệu số, cơ sở dữ liệu toàn văn, để đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin trực tuyến trên mạng

Chọn lọc và số hoá các tài liệu quý hiếm dạng văn bản có trong Thư viện, xây dựng thành một cơ sở dữ liệu số hoá:

+ Xây dựng một cơ sở dữ liệu toàn văn phong phú với nhiều lĩnh vực

+ Chuyển dần hình thức phục vụ tài liệu truyền thống sang hình thức phục vụ qua mạng trực tuyến và khai thác đa phương tiện

Trang 10

Cơ sở dữ liệu số hoá bao gồm các nội dung sau:

+ Sách giáo trình

+ Tài liệu giảng dạy

+ Tài liệu nghiên cứu, tham khảo

+ Luận văn, luận án

Chi phí cho phần mềm số hóa tài liệu và số hóa tài liệu nội sinh:

+ Phần mềm số hóa tài liệu:

 Chi phí trọn gói: 300.000.000 đồng

 Tính năng kỹ thuật

 Dịch vụ nhận dạng tiếng Việt và trên 180 ngôn ngữ khác PSC OCR Service (tích hợp với ABBYY FineReader 11 OCR):

 Lập chỉ mục (PSC Indexing) cho tài liệu số

 Dịch vụ thu hoạch dữ liệu biên mục liên thư viện theo chuẩn OAI-PMH

PSC OAI-PMH Client

 Cổng cung cấp dữ liệu biên mục liên thư viện theo chuẩn OAI-PMH PSC OAI-PMH Server

 Cổng thông tin liên thư viện tài liệu mở PSC OCA Gateway

+ Số hóa tài liệu nội sinh

Tài liệu nội sinh gồm: giáo trình, tài liệu tham khảo do giảng viên trường biên soạn,

đã được xuất bản và luận án của giảng viên cùng các luận văn loại giỏi của sinh viên

- Dự kiến tài liệu được số hóa:

Tính bình quân: + Giáo trình, tài liệu tham khảo: 1,200,000đ/tài liệu

+ Luận án, luận văn: 600,000đ/tài liệu

T

T

Loại tài liệu

Giai đoạn 1 (Đến 2015)

Giai đoạn 2 (Đến 2017)

Ngày đăng: 18/05/2014, 19:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng dự toán kinh phí bình quân bổ sung cho tài liệu giấy : - Quy trình nhập khẩu rượu vang của trung tâm thương mại bến thành   chi nhánh của công ty cổ phần văn hóa tổng hợp bến thành và một số giải pháp nhằm hoàn thiện
Bảng d ự toán kinh phí bình quân bổ sung cho tài liệu giấy : (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w