Những thành tựu đạt được trong việc phát huy giá trị đạo đức trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên potx (Trang 51 - 57)

cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay

2.1.2.1. Những thành tựu đạt được trong việc phát huy giá trị đạo đức trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay

- Những thành tựu thu được trong giáo dục ý thức đạo đức (đặc biệt là giá trị đạo đức truyền thống dân tộc) cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay:

Giáo dục là con đường hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách của con người. Thông qua giáo dục, các giá trị xã hội (trong đó có các giá trị đạo đức) được con người lĩnh hội, nhờ đó nhân cách của con người được hình thành và phát triển.

Sớm xác định được vai trò quan trọng của giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức cho Thanh niên nói riêng là nhằm hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi con người. Chính vì vậy từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến việc phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ nói chung, cho thanh niên nói riêng và xem đây là một vấn đề có tính chiến lược và sống còn của cả dân tộc. Đề cương văn hóa năm 1943 Đảng ta xác định nền văn hóa Việt Nam mang nội dung “dân tộc - khoa học - đại chúng”. Từ đó đến nay, trong các kỳ Đại hội Đảng ta đều khẳng định phải chăm lo bồi dưỡng lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên gắn với việc giáo dục truyền thống của dân tộc, đặc biệt là Nghị quyết 05 của bộ chính trị khóa VI về “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000”, Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII về vấn đề thanh niên và công tác thanh niên, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng đã khẳng định:

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu nhân dân, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ [9 tr.283].

Để tìm ra những giải pháp tốt nhằm giáo dục đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu thì một vấn đề rất cơ bản, mang tính chất quyết định là phải đánh giá đúng thực trạng của nó. Bởi vì, nếu đánh giá không đúng thực trạng khách quan của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống của tỉnh thì khi đề ra các giải pháp để xây dựng đạo đức mới cho thanh niên sẽ rơi vào chủ quan, tuỳ tiện.

Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề thanh niên, công tác thanh niên. Đảng bộ, các tổ chức đoàn thể và nhân dân Bạc Liêu luôn quán triệt quan điểm của Đảng về công tác giáo dục thanh niên, đặc biệt là việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc:

Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm [9, tr.121-122].

Trên cơ sở những quan điểm chỉ đạo của Đại hội X của Đảng và các văn bản khác của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên, các chủ thể giáo dục ở Bạc Liêu đã tập trung chỉ đạo theo hướng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong giáo dục thanh niên, vì thế nó đã mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả đó được thể hiện ở những mặt sau đây:

Về lập trường tư tưởng, đa số thanh niên Bạc Liêu có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn:

Mặc dù trong những năm gần đây có sự biến động mạnh mẽ về chính trị tư tưởng, kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới, nhưng đa số thanh niên Bạc Liêu vẫn có những định hướng mục đích và lý tưởng sống cơ bản là phù hợp với thế hệ cha anh, luôn luôn phấn đấu vì một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, vì một xã hội ấm no, công bằng, dân chủ và văn minh. Để biến ước mơ, lý tưởng đó thành hiện thực, thanh niên Bạc Liêu luôn luôn gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Hầu hết thanh niên, nhất là thanh niên ở khu vực trường học, doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang đều có mong muốn trở thành Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng để có điều kiện cống hiến nhiều hơn cho công cuộc đổi mới quê hương đất nước. Theo thống kê của tỉnh Đoàn Bạc Liêu, số thanh niên được kết nạp vào đảng ngày càng tăng. Chỉ tính riêng năm 2007, tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã giới thiệu 7.328 đoàn viên ưu tú cho Đảng, kết nạp được 2.745 đồng chí vào đảng (đạt 37,8%).

Ý chí tự lực, tự cường không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, nổ lực vươn lên trong học tập là xu hướng ngày càng được khẳng định trong thanh niên:

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm dìu dắt của tổ chức Đoàn, đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc giáo dục truyền thống cho thanh niên. Sự giải phóng khỏi những tư tưởng giáo điều, cũ kỹ đã thật sự mở ra chân trời rộng lớn trong nhận thức của thanh niên, giúp họ có thể phát huy truyền thống tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, vươn lên để tự khẳng định mình, vươn ra hội nhập với thế giới. Thanh niên Bạc Liêu ngày nay được thường xuyên giáo dục nên đã có nhiều thay đổi trong nhận thức về học tập và tự rèn luyện mình để nắm bắt tri thức, khoa học và công nghệ để làm hành trang vững bước tiến vào thế kỷ mới - thế kỷ của tri thức. Nếu như trước đây quan niệm “lấy thúng đong lúa, chứ không ai lấy thúng đong chữ”, thì quan niệm đó ngày nay không còn phù hợp nữa. Thanh niên Bạc Liêu ngày nay đã nhận thức rất rõ rằng muốn phát triển kinh tế gia đình, góp phần làm giàu đẹp quê hương đất nước thì cần phải có tri thức. Chính vì vậy họ đã ra sức thi đua học tập, tạo thành những phong trào rất sôi nổi với tinh thần xung phong, tình nguyện, tính tích cực của thanh tiếp tục được phát huy.

Đối với lực lượng thanh niên khối trường học, đã có ý thức phấn đấu vươn lên, có niềm tin và tự hào về truyền thống của thanh niên. Vì vậy họ quyết tâm tự giác học tập, rèn luyện đạo đức cách mạng, tự chủ để hòa nhập, thích ứng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều tấm gương vươn lên học giỏi, thành thạo nhiều ngoại ngữ, sử dụng tốt công nghệ thông tin, từng bước đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe đối với trí thức hiện đại ở những ngành khoa học mới.

Thanh niên công chức, công nhân và lao động trẻ trong các doanh nghiệp cũng đã đẩy mạnh phong trào học tập, nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hưởng ứng các cuộc thi “sáng tạo kỹ thuật”của tỉnh. Trong những năm gần đây, đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của thanh niên được vận dụng vào trong sản xuất đã tiết kiệm và làm lợi cho nhà nước hàng trăm triệu đồng.

Đối với thanh niên nông thôn, sớm thừa hưởng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động như tinh thần cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo ... Với những “tài sản” quý báu đó, cùng với sự mạnh mẽ, đầy sức sống của tuổi trẻ, trong thanh niên Bạc Liêu ngày càng xuất hiện nhiều gương sáng có tinh thần dám nghĩ, dám làm, ham học hỏi, mạnh dạn ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhiều mô hình điển hình làm kinh tế giỏi, đặc biệt là mô hình kinh tế trang trại đã ra đời và hoạt động có hiệu quả, điều đó đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

Các chủ thể giáo dục, nhất là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bạc Liêu luôn quan tâm và đề ra các phương pháp, hình thức giáo dục rất phong phú với những mô hình hết sức thiết thực, bổ ích, phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý của từng đối tượng Thanh niên, qua đó khơi dậy trong thanh niên tình thương yêu nhân bản sâu sắc, tinh thần đoàn kết nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau, tiếp tục phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”, khiêm tốn cần cù học tập, say mê sáng tạo. Những chuẩn mực đạo đức trong tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình được gìn giữ, đề cao trong cuộc sống.

Bằng rất nhiều hình thức và phương pháp giáo dục khác nhau, các tổ chức cơ sở Đoàn đã lồng ghép những nội dung giá trị đạo đức truyền thống của địa phương, của dân tộc và những giá trị đạo đức của nhân loại để giáo dục thanh niên Bạc Liêu. Cụ thể là các cấp Đoàn trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền quán triệt trong Đoàn viên thanh niên các chủ trương, nghị quyết, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, Nghị quyết tỉnh Đảng bộ. Giáo dục truyền thống về Đảng, về Đoàn, về Bác Hồ và quê hương Bạc Liêu lồng ghép với việc tuyên truyền các ngày lễ lớn trong năm như “mùa hè tình nguyện”, “tháng thanh niên”; “thanh niên thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế”; “thanh niên tình nguyện vì cuộc sống

cộng đồng”; “thanh niên Bạc Liêu nói không với ma tuý”. Tổ chức các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ như phong trào “thanh niên lập nghiệp”; “tuổi trẻ giữ nước”… do Trung ương Đoàn phát động. Các phong trào này được Ban thường vụ Tỉnh Đoàn thực hiện và triển khai rộng rãi trong toàn tỉnh, được thanh niên ủng hộ và tham gia nhiệt tình, điều đó đã cổ vũ, động viên, khích lệ thanh niên đã vươn lên lập thân, lập nghiệp.

- Những thành tựu thu được trong giáo dục đạo đức truyền thống thông qua các phong trào chính trị - xã hội - thực tiễn:

Việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống thông qua các phong trào chính trị - xã hội - thực tiễn cho thanh niên Bạc Liêu trong những năm gần đây đã mang lại nhiều kết quả to lớn. Một trong những đóng góp quan trọng để tạo nên những thành công trong việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay phải kể đến là vai trò của ngành giáo dục.

Bạc Liêu là một tỉnh nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng được Đảng, nhà nước quan tâm đầu tư cho giáo dục, vì vậy trong những năm gần đây ở lĩnh vực này đã thu được những thành tựu quan trọng. Điều đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội tỉnh nhà, đặc biệt là đã góp phần quan trọng trong việc phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên. Hiện nay Bạc Liêu có một trường Đại học, một trường Cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp và 84 trường phổ thông (trung học phổ thông và trung học cơ sở). Đối với trường đại học và cao đẳng, theo chủ trương của Bộ giáo dục - đào tạo đầu và cuối khóa đều tổ chức “tuần sinh hoạt công dân” cho sinh viên. Nhờ quán triệt đồng bộ và nghiêm túc chủ trương này đã giúp cho thanh niên sinh viên nắm bắt được tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương, qua đó đã nhấn mạnh việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống cách mạng cho thanh niên sinh viên. Trong thời gian học tại trường sinh viên các Trường Đại học, cao đẳng cũng thường xuyên được giáo dục truyền thống đạo đức của quê hương, dân tộc. Cụ thể năm 2007, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Đoàn trường Đại học Bạc Liêu đã tổ chức nhiều phong trào hành động cách mạng, nhiều buổi nói chuyện chuyên đề về

truyền thống nhà Trường, tình hình thời sự chính trị - xã hội, các nội dung về giáo dục pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/ AIDS, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn giao thông…

Mặt khác, với sự phối hợp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các trường đại học, cao đẳng tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức nhiều cuộc thi, nhiều phong trào thiết thực nhằm giáo dục cho thanh niên sinh viên hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống cách mạng của Đảng, của quê hương, dân tộc, từ đó khơi dậy được ý chí tự lực, tự cường và niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Đó là các cuộc thi “Olympic các môn học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”, các buổi tọa đàm, các phong trào “thanh niên lập nghiệp”, “tuổi trẻ giữ nước” …

Ngoài ra, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Bạc Liêu phải kể đến vai trò của chính quyền và nhân dân Bạc Liêu, các sở ban ngành trong tỉnh đặc biệt là ngành công an và y tế. Bằng sự tuyên truyền, giáo dục về tác hại của ma túy, tệ nạn xã hội, tình dục không an toàn, đại dịch HIV/AIDS… đã giúp cho thanh niên nâng cao cảnh giác, không bị kẻ xấu lợi dụng và sa ngã, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi những hành động phạm pháp trong thanh niên.

Gia đình cũng là chủ thể đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên, vì gia đình là chiếc nôi nuôi dưỡng và rèn luyện đạo đức, nhân cách cho mỗi cá nhân. Trong những năm gần đây nhờ vào sự quan tâm đặc biệt của gia đình đến việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Bạc Liêu thông qua những tấm gương tốt, qua những hành động đẹp đẽ, đã góp phần to lớn hình thành ở thanh niên có được lối sống giản dị, trong sạch, lành mạnh tạo ra được “sức đề kháng” đối với các tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống thông qua phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các tấm gương “người tốt, việc tốt” cũng là một trong những thành tựu quan trọng góp phần phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bạc Liêu nhận thức rất rõ vai trò của phương pháp giáo dục nêu gương, vì thế trên các phương tiện thông tin đại chúng (nhất là báo và đài) luôn dành những trang, thời lượng

nhất định để biểu dương những điển hình cá nhân tiêu biểu trong các phong trào hoạt động thực tiễn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua những gương “người tốt, việc tốt” đó đã giúp cho thanh niên phấn đấu, làm theo từ đó tạo nên những phong trào thi đua sôi nổi, lập thành tích để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Ngoài ra, để đạt được các thành tựu trên trong việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống để xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay các chủ thể giáo dục đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh. Bằng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên potx (Trang 51 - 57)