Đảm bảo thống nhất giữa kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên potx (Trang 68 - 72)

thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay

Kế thừa là một trong những mặt bản chất của quy luật phủ định của phủ định thể hiện trong tự nhiên, xã hội và tư duy, nó như là mối quan hệ tất yếu giữa cái cũ và cái mới trong quá trình phát triển. Bản chất của kế thừa là sự lọc bỏ, chuyển hoá cái cũ, cái tiêu cực thành cái mới, cái tiến bộ. Kế thừa gắn với sự biến đổi về chất của sự vật. Chính vì thế kế thừa luôn gắn với đổi mới. Kế thừa mà không gắn với đổi mới thì chỉ là sự lặp lại cái cũ một cái máy móc, sẽ không tạo ra sự phát triển. Ngược lại sẽ không có cái gì để đổi mới nếu không có sự kế thừa. Vì vậy kế thừa và đổi mới có mối quan hệ chặt chẽ nhau, không tách rời nhau trong quá trình phát triển của sự vật.

Kế thừa là một trong những quy luật quan trọng, tác động đến toàn bộ sự phát triển của đạo đức nhân loại. Nó là sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập ngay trong bản thân đạo đức, đó là những cái được và cái mất, giữa bản sắc dân tộc và những cái lạ, cái tiên tiến và cái lạc hậu, giữa cái trường tồn và cái biến đổi. Trong quá trình phát triển của đạo đức, tính kế thừa và đổi mới là quy luật khẳng định các giai đoạn phát trển của văn hoá có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển của nền đạo đức sau không phải là sự phủ định toàn bộ hoặc sự lặp hoàn toàn những nền đạo đức trước mà có sự chọn lọc, đào thải cái cũ, cái lạc hậu.

Để phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay, một trong những vấn đề rất quan trọng là phải đảm bảo sự thống nhất giữa kế thừa và đổi mới các giá trị truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên hiện nay nói chung, cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay nói riêng. Để thực hiện được điều đó, một vấn đề rất quan trọng là trong quá trình kế thừa và đổi mới không được “lệch chuẩn” và được nâng lên một tầm cao mới.

Truyền thống yêu nước với tư cách là một kiến trúc thượng tầng, do cơ sở hạ tầng sinh ra, vì vậy khi lịch sử thay đổi, cơ sở hạ tầng thay đổi thì truyền thống yêu nước cũng phải có sự biến đổi cho phù hợp với những điều kiện mới. Được tạo nên trong lịch sử, đã trải qua thử thách của lịch sử, truyền thống yêu nước là một giá trị đạo đức tiêu biểu của dân tộc, thế nhưng thực tiễn đã thay đổi, vì vậy nếu không có sự thay đổi cho phù hợp thì giá trị này có thể trở thành rào cản trong quá trình phát triển của đất nước. Yêu nước hiện nay không phải là cầm gươm, cầm súng để đánh đuổi kẻ thù, càng không phải là sự dũng cảm hy sinh bằng xương máu, mà yêu nước hiện nay là góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trên cơ sở tự lực, tự cường mà trước hết là phải thực hiện thắng lợi sự CNH - HĐH đất nước, xây dựng thành công CNXH. Để thực hiện được điều đó, thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên Bạc Liêu nói riêng phải phát động và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước: thi đua trong học tập, lao động, trong chiến đấu… để từ đó khơi dậy trong thanh niên tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khơi dậy lòng dũng cảm, tinh thần dám nghĩ, dám làm. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước sẽ phát hiện nhiều gương sáng về “người tốt, việc tốt”. Những tấm gương sáng này sẽ được điển hình, tuyên dương và nhân rộng để khắc phục được những yếu kém, đẩy lùi được nguy cơ, vượt qua thử thách để cùng với cả dân tộc thực hiện được mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của tinh thần đoàn kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam trong lịch sử, nhờ nó mà con người vượt qua những khó khăn, gian khổ, giành được tự do cho dân tộc, thống nhất được đất nước. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, truyền thống đó càng vô cùng quý báu, thế nhưng nếu chúng ta quá đề cao truyền thống đoàn kết sẽ gây ra những tác hại nhất định như khả năng xuất hiện tư

tưởng bình quân chủ nghĩa, cào bằng: “khôn độc không bằng ngốc đàn”, “xấu đều còn hơn tốt lõi” ... điều đó sẽ dẫn đến thủ tiêu hoặc vị nể trong quá trình đấu tranh xây dựng, gây cản trở trong quá trình phát triển đất nước, bởi vì vai trò của cá nhân thanh niên trong trường hợp này sẽ bị xem nhẹ, làm cho thanh niên kém năng động, kém tích cực, họ sẽ ỷ lại, trông chờ vào tập thể…

Như vậy truyền thống đoàn kết cộng đồng trong giai đoạn hiện nay là đặc biệt quan trọng cần phải phát huy, nhất là trong cơ chế thị trường, trước sự chia rẻ của kẻ thù, trước mặt trái của cơ chế thị trường thì sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau càng được phát huy trong cuộc sống hàng ngày, trong tình làng, nghĩa xóm, trong quan hệ bạn bè, gia đình, dân tộc và nhân loại. Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay ở nước ngoài... Thế nhưng đoàn kết hiện nay không có nghĩa là loại trừ sự đấu tranh, mà đoàn kết phải trên tinh thần đấu tranh và xây dựng. Chỉ có trên cở đó thì sự đoàn kết mới bền vững và phát triển. Có thể nói rằng, đoàn kết không chỉ là cần thiết mà nó đã trở thành lẽ sống của mỗi cá nhân và của cả dân tộc, nhưng nó phải được kế thừa và đổi mới trong điều kiện mới.

Trong tình hình thế giới và đất nước có nhiều biến đổi nhanh chóng và phức tạp, lòng nhân ái trong giai đoạn hiện nay có biểu hiện suy giảm trong lối sống của không ít cá nhân thanh niên, lối sống ích kỷ hẹp hòi có chiều hướng lấn át lối sống giàu tình nghĩa truyền thống. Theo tác giả Nguyễn Văn Huyên:

Quan hệ mật thiết của truyền thống xã hội nông nghiệp xưa kia không còn đậm nét. Có thể nói, nếp sống công nghiệp đã làm xơ cứng lối sống tình cảm, mất đi những cảnh sinh hoạt thanh bình của làng quê, tình cảm gắn con người với thiên nhiên. Thế giới tinh thần, tình cảm không những ít được quan tâm mà ngày càng bị nghèo đi, thậm chí còn bị què quặt. Đây là sự mất mác to lớn đối với lối sống của người Việt Nam hiện nay [15, tr.33-34].

Chính vì vậy để xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì việc kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, đặc biệt là lòng nhân ái cao cả để xây dựng đạo đức mới nói chung, cho thanh niên nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Lòng nhân ái, yêu thương con người là một yếu tố quan trọng và thuận lợi để tiếp thu những giá trị đạo đức của thời đại, xây dựng một nền đạo đức mới phù hợp với sự phát triển của nhân loại. Tuy nhiên lòng thương người trong truyền thống thường chú ý đến khía cạnh thiếu hụt của cá nhân so với cộng đồng về kinh tế hay những bất công trong xã hội, chứ chưa chú ý đến con người như những nhân cách độc lập cần được phát triển một cách hài hoà, phong phú về mặt vật chất và tinh thần. Trong thời đại ngày nay, lòng yêu thương con người thể hiện ở chỗ ngăn chặn cái ác, khuyến khích cái thiện, quý trọng của công, quan tâm đến nỗi bất hạnh của con người. Lòng thương yêu con người hiện nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi một đất nước, một dân tộc mà còn phải được mở rộng, kết hợp với các quốc gia, các dân tộc để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu vì hạnh phúc của nhân loại như vấn đề ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, HIV/ AIDS, sóng thần, động đất, dịch cúm… chính vì vậy cần phải và đổi mới tư tưởng về lòng nhân ái yêu thương con người để xây dựng đạo đức mới cho Thanh niên nói chung, thanh niên Bạc Liêu nói riêng.

Truyền thống cần cù tiết kiệm có vai trò vô cùng quan trọng, nhờ thế mà cha ông ta đã xây dựng nên cuộc sống của mình và để lại cho các thế hệ hôm nay những thành quả đáng tự hào, đáng trân trọng. Mặc dù trong lao động, trong cuộc sống có nhiều khó khăn, gian khổ, nhưng nhờ tính cần cù, tiết kiệm mà dân tộc Việt Nam đã từng bước tiến lên bằng chính sức lao động của mình mà không phụ thuộc vào thế lực khác, dân tộc khác.

Trong thời đại ngày nay, khi khoa học - công nghệ phát triển vô cùng mạnh mẽ, thì “cần cù” ở đây không chỉ là siêng năng, miệt mài lao động, mà cần cù trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ một cách nhanh chóng, sáng tạo, cần cù trên cơ sở khoa học, chứ không thể là “cần cù bù thông minh”.

Thanh niên Việt Nam nói chung, thanh niên Bạc Liêu nói riêng, hiện nay do ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường nên một số không ít thanh niên có biểu hiện của

lối sống hưởng thụ, ăn chơi đua đòi xa hoa lãng phí, lười lao động, ngại học tập…vì vậy cần giáo dục cho thanh niên kế thừa truyền thống cần cù, tiết kiệm trong quá trình học tập, lao động và trong cuộc sống trên tinh thần đổi mới.

Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống cần chú ý chống hai khuynh hướng cực đoan: tuyệt đối hoá giá trị đạo đức truyền thống coi nhẹ hiện đại (đây là khuynh hướng bảo thủ) hay ngược lại là khuynh hướng tuyệt đối hoá hiện đại coi nhẹ giá trị đạo đức truyền thống (đây là khuynh hướng hư vô chủ nghĩa). Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay giáo dục đạo đức cho thanh niên mà lãng quên các giá trị đạo đức truyền thống thì sẽ dẫn đến tạo ra những giá trị giả, mang bóng của người khác, dân tộc khác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên potx (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)