0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN POTX (Trang 60 -63 )

Những hạn chế nêu trên là sự tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân, nhưng có các nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, cấp uỷ Đảng, chính quyền và các đoàn thể ở một số nơi thiếu sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, buông lỏng quản lý, một số gia đình ít quan tâm giáo dục con cái, chưa mẫu mực, thậm chí một bộ phận còn để lại những tấm gương xấu cho con cháu. Đây cũng là một trong nhưng nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay.

Vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan làm công tác tuyên truyền, giáo dục ít được chú ý phát huy. Điều đó không chỉ thể hiện ở chỗ ngân sách cho việc tuyên truyền chưa xứng đáng với yêu cầu đòi hỏi, mà còn thiếu cả biện pháp hành chính để tạo điều kiện có môi trường lành mạnh trong sáng. Điều này đã góp phần làm hạn chế trong việc giáo dục đạo đức mới cho thanh niên.

Mặt khác chính sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội trong việc tuyên truyền giáo dục cho thanh niên - cũng là một nguyên nhân gây nên hạn chế trên.

Một số tổ chức chính trị - xã hội quá tập trung vào kinh tế, vào các hoạt động chuyên môn mà ít quan tâm phối hợp với ngành giáo dục và tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục thanh niên.

Các cấp Đoàn chưa nhận thức đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ công tác giáo dục thanh niên dẫn đến chỉ đạo thiên lệch, thiếu chiều sâu. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của công tác giáo dục, nhiều cấp đoàn thiếu kiên quyết trong chỉ đạo, chưa chú ý kiểm tra, uốn nắn, xử lý kịp thời những vướng mắc trong công tác giáo dục của Đoàn ở các cấp.

Hai là, do ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường. Chúng ta biết rằng sự phát triển của kinh tế thị trường một mặt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc hình thành và phát triển những giá trị văn hoá mới, thế nhưng mặt khác nó cũng chứa đựng những nguy cơ phá vỡ hoặc làm băng hoại những giá trị văn hoá truyền thống đã được kết tinh và tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc.

Việt Nam nói chung, Bạc Liêu nói riêng những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đang làm chao đảo nhiều giá trị tinh thần trong lực lượng thanh niên. Nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp, thiêng liêng của dân tộc có nguy cơ bị mai một và tha hoá. Chẳng hạn lối sống tình nghĩa đậm chất nhân văn như: “thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… vốn là một trong những giá trị đạo đức truyền thống của nền văn hoá Việt Nam đang ngày bị mai một, mờ nhạt dần. Điều đó đã cản trở sự phát triển của đạo đức cá nhân, đồng thời khuyến khích chủ nghĩa cá nhân có điều kiện phát triển.

Mặt khác trong cơ chế thị trường đã mang lại hàng hoá với số lượng lớn, chủng loại đa dạng, giá thành rẻ … ít nhiều làm thay đổi tâm lý, nhân cách và lối sống của không ít người trong xã hội trong đó có thanh niên Bạc Liêu. Một mặt nó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của con người, nhưng mặt khác nó kích thích tâm lý tiêu dùng trong mọi tầng lớp xã hội, tạo điều kiện để thanh niên Bạc Liêu hình thành nên lối sống hưởng thụ, xã hội tiêu dùng. Chính điều này đã làm cho một bộ phận thanh niên Bạc Liêu coi trọng các giá trị vật chất, xem nhẹ các giá trị tinh thần và dẫn đến sự hình thành

lối sống hưởng thụ, thực dụng, xa hoa, lãng phí, xa lạ với lối sống giản dị, chất phác, tiết kiệm của truyền thống dân tộc.

Ba là, một nguyên nhân rất quan trọng là trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đặc là công nghệ thông tin đã tạo ra cơ hội, trở thành cầu nối cho các quốc gia dân tộc mở rộng giao tiếp, hiểu biết và “xích lại” gần nhau. Tuy nhiên bên cạnh các sản phẩm văn hoá có giá trị, phù hợp với truyền thống của dân tộc vẫn chứa đựng rất nhiều sản phẩm phi văn hoá, chứa đựng những nội dung độc hại xa lạ, thậm chí trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một nguyên nhân góp phần tạo nên những hạn chế trong việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay. Vì vậy để khắc phục những nguyên nhân hạn chế trên, văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XIII đã xác định: “đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, ngăn chặn chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng thực dụng, cơ hội” [4, tr.61].

Mặt khác, sự chống phá, lôi kéo của các thế lực thù địch cũng là một nguyên nhân làm cho việc phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong thanh niên Bạc Liêu bị hạn chế. Các thế lực thù địch bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều thủ đoạn khác nhau luôn tìm mọi cách lôi kéo thanh niên vào con đường sai lầm, hư hỏng nhằm chống phá CNXH, phủ nhận những thành tựu mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được.

Bốn là, tệ nạn xã hội, tham nhũng, sự thoái hoá của một bộ phận cán bộ Đảng viên, sự thiếu gương mẫu của một số người lớn tuổi chưa được ngăn chặn đã tác động không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm và hoạt động của thanh niên: “ý thức tổ chức kỷ luật, tính tiền phong gương mẫu, ý thức phục vụ nhân dân của một bộ phận cán bộ đảng viên không cao” [4, tr.100 - 101] và “một số cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ còn sai sót, thậm chí có những biểu hiện sa sút về phẩm chất, lợi dụng chức quyền nhũng nhiễu …gây bất bình trong nhân dân [4, tr.34]

Năm là, việc giảng dạy các môn lý luận chính trị và tổ chức sinh hoạt chính trị ở các trường đại học, cao đẳng đôi khi chỉ làm qua loa, chiếu lệ, thậm chí cắt xén nội dung và thì gian học tập.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN POTX (Trang 60 -63 )

×