Vai trò và yêu cầu đạo đức mới của thanh niên Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên potx (Trang 25 - 39)

Đạo đức không sinh ra từ đạo đức, mà nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả sự phát triển lịch sử. Đạo đức được hình thành từ rất sớm, ngay từ khi bắt đầu hình thành xã hội loài người. Tuỳ thuộc vào các giai đoạn lịch sử và cách tiếp cận khác nhau mà vấn đề đạo đức được hiểu theo những nghĩa khác nhau. Ở phương Đông cổ đại, người Trung Quốc đã đưa ra nhiều học thuyết về đạo đức được biểu hiện trong quan niệm về “đạo” và “đức” của họ. “Đạo” mang nghĩa là đường đi, con đường. Về sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Ngoài ra đạo còn là một phạm trù để chỉ đường sống của con người trong xã hội.

Khái niệm “đức” lần đầu tiên xuất hiện trong Kim văn đời nhà Chu Trung Quốc và sau được người Trung Quốc sử dụng nhiều. “Đức” là sự biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Nói tóm lại, theo quan niệm của người Trung Quốc cổ đại thì đạo đức là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.

Ở phương tây, ngay từ thời cổ đại cũng có nhiều nhà triết học đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề đạo đức. Trong số đó, Xôcrát (469 - 399 TCN) là người đầu tiên đặt nền mống cho khoa học đạo đức học. Về sau Arixtot (384 - 322 TCN) đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh con người và cho ra đời bộ sách đạo đức học. Nội dung của phẩm hạnh con người theo Arixtot chính là ở chỗ con người biết định hướng đúng, biết làm việc thiện. Epiquya là nhà triết học rất quan tâm đến vấn đề đạo đức. Ông là người đầu tiên đưa ra phạm trù lẽ sống và là một trong những người có công luận giải về sự tự do của con người.

Kế thừa những tư tưởng quý báu về đạo đức trước đó, chủ nghĩa Mác - Lênin đưa ra quan niệm về đạo đức:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con

người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được biểu hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội [12, tr.7].

Từ quan niệm trên, đạo đức trước hết được hiểu là một hình thái ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh hiện thực của đời sống đạo đức xã hội. Quan điểm này đã khắc phục những sai lầm của các nhà triết học trước Mác (cả duy vật lẫn duy tâm) khi họ xem xét các vấn đề xã hội và đạo đức. Theo họ, đạo đức là biểu hiện của một sức mạnh siêu nhiên nào đó, là biểu hiện của những năng lực “tiên thiên” nhất thành bất biến của lý trí con người. Những nhà triết học duy vật trước Mác tiêu biểu là Phoi-ơ-bắc đã nhìn thấy đạo đức trong quan hệ con người, người với người. Nhưng với ông con người chỉ là một thực thể trừu tượng, bất biến, con người nhân bản, nghĩa là con người ở bên ngoài lịch sử, đứng trên giai cấp, dân tộc và thời đại.

Những người theo quan điểm Đác - Uyn xã hội đã tầm thường hóa chủ nghĩa duy vật bằng cách cho rằng, những phẩm chất đạo đức của con người là đồng nhất với những bản năng bầy đàn của động vật. Đối với họ đạo đức, về thực chất cũng chỉ là những năng lực được đem lại từ bên ngoài con người, ngoài xã hội. Như vậy nét chung của các lý thuyết này là coi đạo đức không phải là cái phản ánh cơ sở xã hội hiện thực khách quan.

Khác với tất cả những quan điểm trước đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã quan niệm đạo đức được nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch sử. Trong tác phẩm "Chống ĐuyRinh", Ph.Ăngghen đã viết: “Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ” [34, tr.137].

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, do tồn tại xã hội sinh ra và phản ánh tồn tại xã hội, cho nên đạo đức không đứng yên mà luôn vận động và biến đổi cùng với sự biến đổi của cái đã sinh ra nó.

Trong xã hội Cộng sản nguyên thuỷ, khi lực lượng sản xuất còn thấp kém, quan hệ sản xuất dựa trên cơ sở của chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Điều đó đã quy định đời sống làm chung, ăn chung, ở chung của người nguyên thuỷ. Chính vì vậy

mặc dù trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ các dấu hiệu về đạo đức đã xuất hiện, nhưng biểu hiện của nó còn sơ khai, mang tính trực quan, cụ thể nhưng nó đã được xem là mầm mống đầu tiên của đạo đức. Đạo đức trong Xã hội cộng sản nguyên thuỷ tồn tại và thể hiện trong xã hội và thông qua các quan hệ xã hội khác trên cơ sở phong tục, tập quán, thói quen, kinh nghiệm …

Đến cuối chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, xã hội đã xuất hiện giai cấp, xuất hiện chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong các xã hội có sự phân chia giai cấp thì đạo đức cũng mang tính giai cấp, đó là đạo đức của những người bóc lột và đạo đức của những người bị bóc lột. Chính vì đạo đức mang tính chất đối kháng, nên những chuẩn mực, quy tắc đạo đức được xây dựng trên cơ sở bất bình đẳng, sự nô dịch, sự áp bức và bóc lột. Điều này thể hiện rất rõ trong các chế độ xã hội Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản Chủ nghĩa. Trong ba nền đạo đức ấy, chúng ta phải thừa nhận rằng mỗi nền đạo đức như thế nó có vị trí riêng, vai trò riêng trong quá trình phát triển của nhân loại. Mặc dù đạo đức Tư sản đã từng có vai trò to lớn trong lịch sử, mà cụ thể là nó đề cao vai trò của cá nhân, thế nhưng khi đạo đức Tư sản tuyệt đối hoá vai trò cá nhân, dẫn đến chủ nghĩa cá nhân thì nó đã thể hiện rõ mặt trái của nó, đó là lối sống chạy theo đồng tiền, vị kỷ, chạy theo những ham muốn bản năng thấp hèn… điều đó đã làm cho các quan hệ giữa người và người trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn theo lối “trả tiền ngay không cần tình nghĩa”, đồng tiền trở thành chân giá trị cuối cùng trong tất cả các quan hệ xã hội. Khi nhận định về đạo đức của xã hội Tư bản người ta thấy rằng cùng với việc tạo ra bước tiến khổng lồ và những thành tựu to lớn trong sự phát triển, Chủ nghĩa Tư bản cũng đã để lại trong lòng nó không ít những hậu quả tiêu cực. Vấn đề luân lý, đạo đức ngày càng suy giảm. Nhận định về điều này C.Mác cho rằng:

Mọi sự vật đều tựa hồ như bao hàm mặt đối lập của nó. Chúng ta thấy rằng những máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao động của con người và làm cho lao động của con người có kết quả cao hơn, thì lại đem nạn đói và tình trạng kiệt quệ đến cho con người. Những nguồn của cải mới từ xưa đến nay chưa ai biết, dường như do một sức mạnh thần kỳ nào đó lại đang biến thành nguồn gốc của sự nghèo khổ. Những thắng lợi của kỹ

thuật dường như đã được mua bằng cái giá của sự suy đồi về mặt tinh thần. Dường như loài người càng chinh phục được thiên nhiên nhiều hơn, thì con người lại càng trở thành nô lệ của những người khác hoặc nô lệ cho sự đê tiện của chính mình [32, tr.40 ].

Trên cơ sở nắm được những quy luật vận động và phát triển của đạo đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dự báo về sự xuất hiện nền đạo đức mới với tư cách là biểu hiện về mặt đạo đức của xã hội mới - xã hội Cộng sản chủ nghĩa và sự hình thành đạo đức mới trên cơ sở gắn đạo đức vô sản với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản và do đó nhân loại thoát khỏi sự phân biệt giai cấp. Vì vậy, theo Mác đạo đức Cộng sản là một thứ “đạo đức thực sự có tính người, đứng trên những đối lập giai cấp và trên mọi hồi ức về những đối lập ấy” [34, tr.137].

Tuy nhiên, đạo đức mới - đạo đức cộng sản được hình thành là một quá trình lâu dài, phức tạp. Thắng lợi của giai cấp vô sản chỉ là cơ sở, nền mống đầu tiên cho sự xác lập đạo đức cộng sản. Sự nghiệp xây dựng đạo đức mới - đạo đức cộng sản là một quá trình lâu dài phức tạp và là một quá trình tự giác.

Với thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại, Lênin là người đầu tiên lĩnh sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chế độ CSCN và đạo đức Cộng sản. Theo Lênin đạo đức cộng sản “là những gì góp phần phá huỷ xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới” [27, tr.369]. Lênin cũng chỉ ra rằng: “cơ sở của đạo đức cộng sản là cuộc đấu tranh để củng cố và hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản” [27, tr.372].

Vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và lý luận về đạo đức nói riêng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: “Nói tóm tắt đạo đức cách mạng là: quyết tâm suốt đời đấu tranh cho đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì đảng vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công việc.

Ra sức học tập Chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng phê bình và tự phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ [38, tr.285].

Hồ Chí Minh đã coi đạo đức cách mạng là “gốc”, là nền tảng của mọi người cách mạng, Người nói: “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân [36, tr.252 - 253].

Khác với các nền đạo đức trước đây, đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, đạo đức cộng sản hay đạo đức mới - là nền đạo đức tiêu biểu cho giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động, là nền đạo đức hướng tới sự xoá bỏ hoàn toàn sự áp bức và bóc lột, mà chỉ có dưới CNXH mới có thể thực hiện được. Như vậy, so với các nền đạo đức trước đây thì đạo đức mới là một bước phát triển cao về chất. Nó là kết quả của sự kế thừa những nội dung tốt đẹp nhất của các nền đạo đức trước đó, vì vậy đạo đức cách mạng bao hàm rất nhiều yếu tố mang tính nhân loại và nền đạo đức ấy sẽ được xây dựng thành công trong tương lai trên toàn thế giới, cùng với sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.

Tính cách mạng và khoa học của đạo đức mới thể hiện ở chỗ nó là sự phản ánh sáng tạo thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, ở sự kế thừa có phê phán chọn lọc những giá trị truyền thống của dân tộc và những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Nội dung đạo đức mới mang tính khách quan, được quy định bởi địa vị và vai trò của giai cấp công nhân trong nền sản xuất vật chất xã hội, bởi bản chất cách mạng và nhân đạo của của giai cấp vô sản. Chính tính cách mạng và khoa học của đạo đức mới đã quy định bản chất của đạo đức mới.

Chủ nghĩa tập thể là cơ sở của đạo đức mới:

Chủ nghĩa tập thể là nguyên tắc, là cơ sở của đạo đức mới. Ở đây con người không chỉ suy nghĩ và hành động vì mình, vì bản thân mình mà còn vì người khác, có tinh thần trách nhiệm và thái độ tôn trọng, chăm sóc lẫn nhau. Tập thể ở đây vừa là mục đích, vừa là phương tiện, là hình thức để cho các cá nhân phát triển. Chủ nghĩa tập thể là

kết quả của sự phát triển hợp quy luật của lịch sử xã hội loài người, là sự tổng hợp của những nhân tố chủ quan và khách quan của đời sống con người và xã hội loài người.

Chủ nghĩa tập thể hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là biểu hiện của sự tuyệt đối hoá lợi ích của cá nhân, của gia đình mà xem thường hay tạo ra sự đối lập với lợi ích của tập thể, của xã hội. Thế nhưng dưới CNXH cũng không chấp nhận sự tuyệt đối hoá lợi ích tập thể, lợi ích xã hội mà xem thường lợi ích cá nhân. Cái mà CNXH kiên quyết xoá bỏ là chủ nghĩa cá nhân chứ không phải là lợi ích cá nhân - cái lợi thu được hợp pháp trong quá trình lao động, sản xuất và kinh doanh của mỗi cá nhân. Để khắc phục Chủ nghĩa cá nhân, theo Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ dừng lại ở việc giáo dục cá nhân mà điều quan trọng là phải xây dựng những tập thể thực sự tốt đẹp. Ở đâu tập thể tốt thì ở đó chủ nghĩa cá nhân ít có điều kiện nảy nở. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phải nâng cao tinh thần tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân. Theo Bác, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mọi người chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt chúng, tuy vậy cuộc đấu tranh ấy là một quá trình lâu dài, phức tạp.

Chủ nghĩa tập thể đòi hỏi tập thể phải có nghĩa vụ đối với cá nhân, quan tâm đến mọi mặt của đời sống cá nhân, đồng thời cũng yêu cầu mỗi cá nhân phải biết kết hợp hài hoà lợi ích giữa cá nhân và xã hội với tinh thần: “mọi người vì mỗi người, mỗi người vì mọi người”. Trên tinh thần ấy sẽ tạo điều kiện cho sự hài hoà giữa lợi ích cá nhân và xã hội. Như vậy chỉ có dưới CNXH mới đem lại giá trị của con người trả lại cho con người, coi con người là mục đích cao nhất. Ở đây biểu hiện quan hệ mới giữa cá nhân và xã hội (thông qua mối quan hệ về lợi ích) là thống nhất với nhau, vai trò nhà nước biểu hiện thực sự lợi ích của quần chúng lao động. Quan hệ giữa người và người trong tập thể là quan hệ bình đẳng, hợp tác, là quan hệ đồng chí. Giữa các cá nhân có mục tiêu chung là sự phát triển của cá nhân làm tiền đề, sự phát triển tự do, toàn diện của con người là mục đích, sự phát triển tự do cho cá nhân mỗi người là điều kiện phát triển tự do cho mọi người. Trong điều kiện ấy con người không chỉ quan tâm đến đến mình mà còn quan tâm đến người khác với tinh thần trách nhiệm cao, luôn quan tâm chăm sóc

lẫn nhau, thực hiện mục tiêu chung phù hợp với sự tiến bộ xã hội, vì thế nó là cơ sở của chủ nghĩa nhân đạo cao nhất.

Lao động sáng tạo, tự giác là cội nguồn của đạo đức mới:

Lao động là hoạt động đặc thù của con người, nhờ có lao động mà xã hội loài người vận động và phát triển. Trong cuộc sống con người, để đo phẩm giá của mình con người đã sử dụng rất nhiều chuẩn mực khác nhau, chẳng hạn như lương tâm trong sáng,

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên potx (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)