NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN BẠC LIÊU TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN BẠC LIÊU HIỆN NAY
2.1.1. Một vài nét về đặc điểm Bạc Liêu ảnh hưởng đến việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên đức mới cho thanh niên
Điều kiện tự nhiên:
Xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa duy vật về lịch sử cho rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Đạo đức, với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, nó do tồn tại xã hội sinh ra và phản ánh tồn tại xã hội đó. Chính vì thế khi nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về đạo đức cũng như việc giáo dục các giá trị đạo đức phải gắn với tác động của các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định.
Bạc Liêu là một tỉnh được hình thành cách đây khoảng trên 200 năm, dân cư không hình thành từ “luỹ tre làng”, “cha truyền con nối” như ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc, mà dân cư Bạc Liêu là dân “xiêu tán”, nghèo khổ, “tha phương cầu thực”. Họ định cư rải rác trên các gò đất cao, trên các bờ sông, các kinh xáng.
Bạc Liêu ngày nay là một tỉnh vừa được tái lập vào ngày 01 tháng 01 năm 1997, trên cơ sở tách từ tỉnh Minh Hải cũ thành Bạc Liêu và Cà Mau. Về vị trí địa lý, phía Bắc Bạc Liêu giáp với Thành Phố Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông, phía Tây - Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau.
Bạc Liêu có diện tích tự nhiên là 2.585,346 km2, gồm 7 huyện, thị xã: thị xã Bạc Liêu và các huyện: Vĩnh Lợi, Hoà Bình, Đông Hải, Giá Rai, Phước Long và Hồng Dân. Thị xã Bạc Liêu là trung tâm hành chính của Tỉnh, cách Thành Phố Hồ Chí Minh
khoảng 280 km, cách Cần Thơ khoảng 110 km. Toàn tỉnh có 61 xã, phường, thị trấn, dân số 827.161 người, mật độ khoảng 322 người / km2.
Về giao thông vận tải, với bờ biển dài 56 km, có các cửa sông quan trọng thông với biển, như cửa Gành Hào, Nhà Mát, Cái Cùng, là nơi chu chuyển hàng hoá trong và ngoài tỉnh rất thuận lợi; về đường bộ, quốc lộ 1A xuyên qua thị xã Bạc Liêu về hướng Cà Mau với chiều dài là 60 km.
Điều kiện kinh tế - xã hội:
Mặc dù là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, kiên cường, bất khuất thế nhưng Bạc Liêu hiện nay vẫn là một tỉnh nông nghiệp nghèo, trình độ phát triển kinh tế còn thấp so với nhiều tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều khó khăn và yếu kém. Ngành nông nghiệp trong những năm gần đây có sự phát triển nhanh nhưng chưa bền vững, đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản sự rủi ro còn cao, công nghiệp còn nhỏ bé, dịch vụ phát triển chậm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm còn thấp. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự phấn đấu của nhân dân Bạc Liêu đã từng bước đưa tỉnh nhà thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Theo thống kê năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Bạc Liêu là 12%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 732.000 đồng/ năm. Trong 5 năm qua tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi 70.000 ha đất từ trong lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm. Sau khi chuyển đổi hiệu quả kinh tế không ngừng được nâng lên, doanh thu nuôi trồng thuỷ sản bình quân 54 triệu đồng/ ha/năm.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 2.200 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng bình quân trong 5 năm gần đây khoảng 16,95%.
Thương mại - dịch vụ và du lịch ngày càng tăng trưởng, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống dân cư, giá trị dịch vụ tăng bình quân hằng năm khoảng 19%. Trong đó dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, tin học, y tế… thu hút được nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia. Dịch vụ du lịch cũng có sự phát triển đáng kể. Trong những năm gần đây, lượng khách đến địa bàn tỉnh tăng bình quân 10%/ năm, doanh thu tăng 4,7%/ năm.
Về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng, dân tộc, tôn giáo… cơ bản được giữ vững. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã xuất hiện một vài trường hợp do bị kẻ xấu kích động, xúi giục… nên một bộ phận nhân dân đã có những hành vi gây rối trật tự an toàn xã hội, nhưng đã được Đảng và nhân dân phát hiện, ngăn chặn và giáo dục kịp thời.
Truyền thống văn hoá - lịch sử:
Mặc dù Bạc Liêu là tỉnh được thành lập tương đối trễ, là vùng đất trẻ nhưng là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, với hai địa danh nổi tiếng được Bộ văn hoá thông tin (nay là bộ thông tin và truyền thông) công nhận là di tích lịch sử, đó là “đồng Nọc Nạng” thuộc huyện Giá Rai và sự kiện “Chủ Chọt” ở xã Ninh Thạnh Lợi thuộc huyện Hồng Dân. Ngoài ra Bạc Liêu còn có mộ cụ Cao Văn Lầu - người khai sinh ra bài dạ cổ hoài lang; nhà “công tử Bạc Liêu” - người ăn chơi có tiếng “đốt tiền nấu trứng”.
Bạc Liêu là một tỉnh có ba dân tộc anh em sinh sống, dân tộc Kinh chiếm 88,47%; Hoa chiếm 4,09% và Khmer chiếm 7,41% dân số trong tỉnh. Trong cộng đồng đó, ba dân tộc ở đan xen nhau, chân thành và cởi mở; luôn tương trợ, đoàn kết nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn. Phong cách ứng xử người Bạc Liêu mang tính cách nông dân thôn dã, chất phác, mộc mạc, bộc trực… dám phản kháng mạnh mẽ trước những bất công xã hội.
Ở Bạc Liêu có ba dòng văn hoá đan xen nhau trong quá trình hội nhập và phát triển, đó là văn hoá người Kinh, văn hoá người Khmer, văn hoá người Hoa. Hằng năm ở Bạc Liêu có rất nhiều lễ hội. Người Kinh có lễ hội cúng đình, thờ thành Hoàng bổn cảnh có công với nước được Triều đình nhà Nguyễn sắc phong, đại lễ kỳ yên … đồng bào Khmer có nhiều lễ hội: như lễ hội vào năm mới (Chol - chnam - Thmây), lễ hội Đôn ta để xá tội vong nhân theo đạo lý nhà phật… đồng bào Hoa có lễ cúng thanh minh vào tháng ba âm lịch, lễ thí giàng vào tháng bảy âm lịch…
Về văn hoá nghệ thuật Bạc Liêu, có bản vọng cổ của bác Sáu Lầu, chuyện vui bác Ba Phi, nói thơ điệu Bạc Liêu…Tính cách của người dân Bạc Liêu dưới thời Pháp thuộc in
đậm tính cách lưu dân người Việt “đủ tinh thần thực tiễn, nhưng thiếu chữ; đủ đạo đức làm dân mà ít thuộc kinh truyện”.
Người dân Bạc Liêu xưa khẩn hoang phải đối mặt với rừng thiêng nước độc, muỗi, vắt tấn công, phải vượt qua những khó khăn, đói rét, bệnh tật. Nhưng những thành quả thu được lại bị bọn địa chủ Phong kiến và thực dân Pháp cướp đoạt, vì vậy người dân lại phải trắng tay, phải sống kiếp tá điền, suốt đời cơ cực đắng cay với hai tầng áp bức địa chủ và thực dân.
Thanh niên là thế hệ tương lai của đất nước, nhưng trong điều kiện “nước mất, nhà tan” phải hứng chịu những cơ cực đắng cay, khổ nhục và thiệt thòi. Chính vì thế trong cuộc kháng chiến chống Pháp, thanh niên Bạc Liêu đã sớm đứng lên dựng cờ khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của nhiều nhà yêu nước. Từ cuộc khởi nghĩa ban đầu của hai anh em Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự đến việc tham gia nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân…
Từ cuối thế kỷ XIX đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, thanh niên Bạc Liêu đã cùng cha anh nổi dậy chống chính quyền thực dân, giết Tây ở cà Mau, chống bắt phu đào kinh đắp lộ, chống bọn cường hào địa chủ mà điển hình là cuộc nổi dậy của nông dân làng Ninh Thạnh Lợi năm1927 do Trần Kim Túc (Chủ Chọt) lãnh đạo và cuộc nổi dậy của gia đình Mười Chức ở Nọc Nạng - Làng Phong Thạnh năm 1928 đã gây chấn động dư luận ở Nam kỳ lúc bấy giờ.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thanh niên Bạc Liêu một lòng theo Đảng, sẵn sàng phấn đấu hy sinh góp phần to lớn trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, non sông thu về một mối. Từ sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất thanh niên Bạc Liêu tiếp tục phát huy vai trò xung kích của mình, phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN, xứng đáng là cánh tay đắc lực và đội dự bị tin cậy của Đảng.
Năm 2007, dân số Bạc Liêu là 827.161 người, số lượng thanh niên (từ 16 - 30 tuổi) là 264.348 người, chiếm 31,95% dân số. Trong đó thanh niên nông thôn có 204.348 người, chiếm 77,3%, thanh niên đô thị có 60.000 người chiếm 22,7% tổng số thanh niên trong tỉnh. Chiếm 58% lực lượng lao động xã hội, thanh niên Bạc Liêu là lực
lượng lao động đông đảo và quan trọng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực chi phối sự phát triển của đời sống xã hội, góp phần to lớn trong quá trình xây dựng quê hương - quá trình CNH, HĐH đất nước.
Với những đặc điểm của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa - lịch sử nêu trên đã tác động rất lớn đến sự hình thành tình cảm, đạo đức của người dân nói chung, của Thanh niên Bạc Liêu nói riêng.
Thanh niên Bạc Liêu có lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần hăng hái, xung vượt khó, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Được sinh ra và lớn lên trên mãnh đất giàu truyền thống cách mạng, cho nên họ rất yêu nước, yêu chuộng hoà bình, yêu CNXH. Mang trong mình truyền thống của dân tộc, thanh niên Bạc Liêu sớm đã bắt gặp mà đi theo con đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn - con đường chiến đấu cho mục tiêu độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Ngay từ những năm 1925 - 1930 ở Bạc Liêu đã có thanh niên yêu nước Huỳnh Quảng quê Cái Tàu - Bạc Liêu đã tìm đến lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu - Trung Quốc và trở thành một trong số học trò đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc. Thế hệ thanh niên tiếp bước như Lâm Thành Mậu, Tăng Hồng Phúc, Nguyễn Văn Uông và hàng chục thanh niên yêu nước khác đã gia nhập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội và trở thành những Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu.
Trong thời kỳ vận động cách mạng giành chính quyền, thế hệ thanh niên “tiền khởi nghĩa” đã kiên cường chiến đấu bất chấp vòng vây của mật thám, nhà tù và khủng bố trắng của thực dân Pháp, cùng với cha anh làm nên những cuộc tổng khởi nghĩa 23/ 8/1945 giành chính quyền ở Bạc Liêu.
Khi thực dân Pháp tái xâm lược nước ta, các thế hệ thanh niên tiếp theo đã nối bước đàn anh với lòng yêu nước nồng nàn đi vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ, cùng toàn dân đánh thắng thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, tuổi trẻ Bạc Liêu đã phát huy chủ nghĩa anh
hùng cách mạng, cùng cha anh đánh bại chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, làm nên thắng lợi mùa xuân năm 1975 vĩ đại, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, giang sơn thu về một mối. Để thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó, thanh niên Bạc Liêu đã hy sinh rất nhiều xương máu, có 11.817 thanh niên là liệt sĩ, 5.136 là thương binh, toàn tỉnh có 551 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Điều đó đã nói lên biểu tượng đẹp của phong trào tòng quân giết giặc và sự hy sinh xương máu của tuổi trẻ Bạc Liêu để giành độc lập, tự do cho tổ quốc.
Thống nhất đất nước, thanh niên Bạc Liêu bắt tay vào sự nghiệp xây dựng CNXH. Nhiệm vụ mới của thanh niên lúc này là phải khôi phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nghĩa vụ và niềm vui chiến thắng là động lực thôi thúc hàng vạn thanh niên ra tuyến đầu tổ quốc chiến đấu và bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Tổ chức thanh niên xung phong được khôi phục với quy mô rộng lớn hơn và duy trì hàng chục năm.
Đa số thanh niên Bạc Liêu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào công cuộc đổi mới của đất nước. Qua kết quả khảo sát của Tỉnh Đoàn Bạc Liêu ở 600 thanh niên của 6 huyện trong tỉnh về “nguyên nhân giúp họ thành đạt?”, cho thấy có 68,86% thanh niên trả lời “do đường lối đổi mới của Đảng”; và 87,93% thanh niên có nguyện vọng phấn đấu để được kết nạp vào Đảng. Phát huy những truyền thống cao đẹp của các thế hệ đi trước, thanh niên Bạc Liêu ngày nay luôn đi đầu trong các phong trào tình nguyện như hiến máu nhân đạo, xoá đói giảm nghèo, giúp nhau vượt khó, đền ơn đáp nghĩa.
Thanh niên Bạc Liêu rất dũng cảm, gan dạ trong chinh phục thiên nhiên, cần cù trong lao động, năng động sáng tạo, nhạy bén và thích nghi nhanh với cơ chế mới, có ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, có ý chí tự lực, tự cường, chủ động trong học tập, luôn trao dồi kiến thức chuyên môn. Tâm hồn phóng khoáng, hào hiệp, thích tự do, giàu tình nghĩa ... cũng là đặc điểm đáng quý của thanh niên Bạc Liêu.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, do tác động của những điều kiện bên ngoài đặc biệt là sự tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã xuất hiện nhiều biểu hiện đáng lo ngại, đó là tư tưởng sùng ngoại, đua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ… ở một bộ phận thanh niên Bạc Liêu.