0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đổi mới nội dung, hình thức giáo dục đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN POTX (Trang 73 -74 )

xây dựng đạo đức mới cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay

Trong nhiều năm qua các chủ thể giáo dục ở Bạc Liêu, đặc biệt là tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong quá trình giáo dục đạo đức cho thanh niên nhìn chung nội dung thì nghèo nàn, mang tính hàn lâm, xa rời thực tế, thiếu cập nhật; hình thức đơn điệu, gây ra sự nhàm chán cho thanh niên. Để khắc phục điều đó, các chủ thể giáo dục phải cố gắng hơn nữa trong việc đổi mới nội dung, hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Bạc Liêu. Trên cơ sở nguyên lý giáo dục khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, “lý luận gắn với thực tiễn”, “học đi đôi với hành”. Hình thức giáo dục đối với thanh niên cần phải phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý đối tượng nhất là đối với thanh niên vùng sâu, vùng xa, thanh niên dân tộc thiểu số (Khmer, Hoa), thanh niên trong các doanh nghiệp tư nhân, thanh niên chậm tiến, thanh niên mắc các tệ nạn xã hội.

Trong quá trình đổi mới nội dung, hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay cần phải chú trọng cả đức lẫn tài, phẩm chất và năng lực để thanh niên Bạc Liêu có thể đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng, tinh thần nhân ái … trước khi truyền đạt cho thanh niên cần phải được đánh giá lại, đổi mới và bổ sung cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Tạo động lực khuyến khích thanh niên nâng cao ý thức tự giác rèn luyện học tập, nâng cao trình độ hiểu biết giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới.

Những tri thức đạo đức khi được thâm nhập vào thanh niên thông qua con đường truyền đạt sẽ là cơ sở để hình thành tình cảm, niềm tin đạo đức. Tình cảm, niềm tin đạo đức là yếu tố quan trọng quyết định khuynh hướng, mục đích và hiệu quả hoạt động của con người. Bên cạnh việc truyền đạt tri thức đạo đức cho thanh niên, thì việc giáo dục thông qua những tấm gương đạo đức cũng mang lại hiệu quả rất to lớn. Mặc dù đây là một phương pháp rất lâu đời, thế nhưng thông qua những tấm gương sống động trong cuộc sống hằng ngày như gương “người tốt, việc tốt”, cách ứng xử linh hoạt, tinh tế trong quan hệ giữa người với người … luôn có sức lôi cuốn, truyền cảm mạnh mẽ đến các đối tượng giáo dục. Trước những tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực tình cảm của thanh niên dễ bị lay động từ chỗ yêu mến cảm phục dẫn tới chỗ họ cố gắng làm theo.

Do đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên là năng động, nhạy bén dễ cảm kích nên trước những tấm gương đạo đức xung quanh mình sẽ để lại những ấn tượng mạnh, dễ thu hút, lôi kéo thanh niên tự giác rèn luyện mình theo những hành vi, lối sống có đạo đức. Để thực hiện được điều đó trước hết phải nêu gương người tốt việc tốt trong đội ngũ thanh niên của tỉnh, cả nước, rồi đến những người xung quanh, những vĩ nhân, anh hùng dân tộc. Ngoài ra, bản thân những người làm công tác giáo dục phải là những tấm gương thật sự trong sáng trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh gương người tốt việc tốt, các chủ thể giáo dục cần phải kiên quyết đấu tranh, phê phán trước những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức để thanh niên không mắc phải và tự giáo dục chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN POTX (Trang 73 -74 )

×