Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh và quan điểm của Đảng ta trong giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên potx (Trang 66 - 68)

Minh và quan điểm của Đảng ta trong giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên

Thanh niên là tương lai của đất nước, là lực lượng xã hội trẻ trung, đầy sức sống. Trong bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, thanh niên cũng là lực lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Sự nghiệp CNH – HĐH ở nước ta hiện nay nói chung, quê hương Bạc Liêu nói riêng có thành công hay không, phần lớn do lực lượng này quyết định. Chính vì thanh niên có vai trò quan trọng như thế nên chỉ có trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta trong giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên Bạc Liêu hiện nay trên cơ sở thực trạng việc giáo dục đạo đức truyền thống cho lực lượng này.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác như C.Mác, Ph. Ănghen luôn gắn thế hệ trẻ trong mối quan hệ mật thiết giữa giai cấp công nhân và Đảng cộng sản. C.Mác cho rằng: “những người công nhân tiên tiến nhất có thể nhận thức được rằng, tương lai của giai cấp họ và do đó cả loài người hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn” [33, tr.262]. Lênin cũng rất đề cao vai trò, vị trí của thanh niên và coi công tác giáo dục truyền thống cho lực lượng này là việc làm vô cùng quan trọng. Vì vậy Lênin cho rằng: “nhiệm vụ thật sự xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, chính là của thanh niên… cho nên, nhiệm vụ của thanh niên nói chung và của đoàn thanh niên cộng

sản và các tổ chức khác nói riêng, có thể tóm gọn lại bằng một từ. Nhiệm vụ đó là học tập” [27, tr.354].

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân, lãnh tụ có tầm nhìn xa trông rộng, Người đã kế thừa và phát triển sáng tạo những tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin về thanh niên, về vai trò của giáo dục đạo đức truyền thống cho thanh niên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy rất rõ vai trò to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Theo Người muốn phát huy vai trò to lớn của thanh niên thì nhất định phải giáo dục thanh niên một cách toàn diện, chu đáo và có phương pháp giáo dục thích hợp. Giáo dục toàn diện có nghĩa là cùng với giáo dục chính trị, giáo dục tư tưởng và giáo dục văn hoá truyền thống, mà cụ thể là: “Trong giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất” [39, tr.306]. Giáo dục thanh niên theo Người bao gồm rất nhiều vấn đề, tuy nhiên giáo dục tinh thần yêu nước luôn được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra phải giáo dục cho thanh niên những đức tính: trung thành, dũng cảm, khiêm tốn…

Trong công tác giáo dục thanh niên, trước hết tự bản thân thanh niên phải thường xuyên tự học, tự rèn luyện, tự trang bị cho mình những kiến thức về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ chính của thanh niên, học sinh là … phải học để: yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức… học để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Người còn cho rằng không thể học suông, mà học phải đi đôi với hành: “Trong lúc học tập lý luận cũng phải kết hợp với thực hành và tất cả các ngành khác đều phải: lý luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động” [38, tr.310]

Ngoài ra, khi giáo dục thanh niên phải biết kết hợp giữa giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội, giáo dục bằng cách nêu gương “người tốt, việc tốt” thông qua sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng…

Trong suốt cuộc đời hoạt đông của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ, đến cuối đời trong di chúc của mình, Bác đã nhắc nhở thanh niên rằng:

Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết [40, tr.510].

Những tư tưởng quý báu của chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên hiện nay vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự. Những tư tưởng ấy sẽ mãi tỏa sáng trong suốt hành trình của Thanh niên Việt Nam nói chung, của thanh niên Bạc Liêu nói riêng. Thấm nhuần và quán triệt một cách sâu sắc những lời dạy đó sẽ giúp thanh niên có thêm niềm tin và sức mạnh để có thể vượt qua những khó khăn, gian khổ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giáo dục đạo đức mới cho thanh niên potx (Trang 66 - 68)