Quy trình nhập khẩu sách báo của công ty Xunhasaba
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 4 Chương 1: Một số vấn đề chung về quy trình nhập khẩu .7 1. Giới thiệu quy trình nhập khẩu .7 1.1. Khái niệm nhập khẩu .7 1.2. Quy trình nhập khẩu .7 1.3. Các bước tiến hành trong quy trình nhập khẩu 8 1.3.1 Nghiên cứu thị trường 9 1.3.2 Công tác chuẩn bị ký kết hợp đồng 14 1.3.3 Đàm phán ký kết hợp đồng 15 1.3.4 Ký kết hợp đồng .18 1.3.5 Thực hiện hợp đồng .25 2. Các yếu tố đánh giá quy trình nhập khẩu 31 2.1. Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu .31 2.2. Bảo đảm hiệu quả .32 2.3. Yêu cầu gắn quy trình nhập khẩu với nhu cầu và đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp .33 2.4. Tổng thời gian thực hiện quy trình 33 2.5. Phối hợp các bước trong quy trình .34 2.6. Mức độ hoàn thành mỗi bước trong quy trình .35 3. Các yếu tố ảnh hưởng quy trình nhập khẩu 36 3.1. Ảnh hưởng của chính sách pháp luật và các cơ quan Nhà nước 36 3.2. Ảnh hưởng của hệ thống thông tin .37 3.3. Ảnh hưởng tổ chức quy trình làm việc 37 3.4. Ảnh hưởng do mối quan hệ bạn hàng 38 3.5. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu 39 3.6. Ảnh hưởng từ sự biến động thị trường trong và ngoài nước .39 Chương 2: Thực trạng quy trình nhập khẩu sách báo của công ty Xunhasaba .40 1. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Xunhasaba .40 1.1. Giới thiệu công ty .40 1.2. Quá trình hình thành của Công ty Xunhasaba 40 1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Xunhasaba .42 1.4. Cơ cấu, tổ chức và nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu .43 2. Đặc điểm của ngành kinh doanh xuất bản phẩm 43 2.1. Khái niệm xuất bản phẩm 43 2.2. Đặc điểm ngành kinh doanh xuất bản phẩm – loại hàng hóa đặc biệt .44 2.3. Nhu cầu và thị truờng kinh doanh nhập xuất bản phẩm .47 2.4. Môi truờng kinh doanh xuất bản phẩm 49 3. Thực trạng quy trình nhập khẩu của Xunhasaba .52 3.1. Nghiên cứu thị trường 52 3.2. Định giá cho các xuất bản phẩm nhập khẩu .53 3.3. Đặt hàng và ký kết hợp đồng nhập khẩu 53 3.4. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu gồm 4 khâu 54 3.4.1 Xin giấy phép nhập khẩu .54 3.4.2 Thuê phương tiện nhập khẩu 54 3.4.3 Làm thủ tục hải quan và nhận hàng 55 3.4.4 Thanh toán và khiếu nại .55 3.5. Cơ cấu và quy mô nhập khẩu .56 3.6. Các nhà cung cấp .58 3.7. Thị trường trong nước và khách hàng 60 4. Các yếu tố đánh giá quy trình nhập khẩu của Xunhasaba .62 4.1. Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu .62 4.2. Tổng thời gian thực hiện quy trình 62 4.3. Phối hợp các bước trong quy trình .63 4.4. Mức độ hoàn thành mỗi bước trong quy trình .63 4.5. Mức độ hài lòng của khách hàng .64 2 5. Các yếu tố ảnh hưởng quy trình nhập khẩu của Xunhasaba .64 5.1. Các nhân tố văn hóa xã hội, thị hiếu tiêu dùng 64 5.2. Các nhân tố về chính sách của Nhà nước và luật pháp 65 5.3. Nhu cầu khách hàng và trình độ dân trí .66 5.4. Ảnh hưởng do mối quan hệ bạn hàng 67 5.5. Ảnh hưởng tổ chức quy trình làm việc 68 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của công ty Xunhasaba .69 1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty Xunhasaba trong những năm tới 69 1.1. Chiến lược kinh doanh của Công ty Xunhasaba 70 1.2. Mở rộng kinh doanh phát triển thị trường 70 1.3. Tổ chức quản lý và chuyên môn nghiệp vụ .72 2. Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của Công ty Xunhasaba .74 2.1. Cơ sở đưa ra giải pháp .74 2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu sách báo Xunhasaba .75 Kết luận 86 Tài liệu tham khảo .87 3 PHẦN MỞ ĐẦU Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của chúng ta ngày nay, đất nước ta đã thu được nhiều thành quả to lớn về chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đó là những cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nước ta để vững bước trong một thiên niên kỷ mới. Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của chúng ta là “ Từ nay đến năm 2020 phải phấn đấu xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”. Xuất bản phẩm là một trong những công cụ góp phần thực hiện nhiệm vụ này. Sách báo cùng với chiến lược giáo dục và đào tạo đó và đang góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước ta. Kinh doanh xuất bản phẩm là một khâu trong quá trình xuất bản. Đây là một loại hình kinh doanh đặc biệt bởi đối tượng kinh doanh là hàng hóa đặc biệt ,những sản phẩm mang giá trị cao về văn hóa con người và thiên nhiên, là kết tinh của những điều con người khám phá đuợc trên thế giới xung quanh. Doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm, do vậy phải bảo đảm sự đóng góp cho xã hội và hiệu quả kinh tế của mình. Công ty xuất nhập khẩu sách báo là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vừa. Ngoài hiệu quả kinh tế mà hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sách báo mang lại, công ty luôn thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền chính trị đối ngoại, góp phần giao lưu văn hoá trong khu vực và quốc tế. Nhận thức được ý nghĩa, vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu sách báo của công ty trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu, Em chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của công ty Xunhasaba” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề sẽ nghiên cứu tình hình 4 kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm trong thời gian gần đây nhằm có được những đánh giá cần thiết về thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của công ty. Bản chuyên đề được trình bày trong ba chương: Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU Chương II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU SÁCH BÁO CỦA CÔNG TY XUNHASABA. Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU SÁCH BÁO CỦA CÔNG TY XUNHSABA Hoạt động kinh doanh nhập khẩu sách báo tại công ty Xunhasaba trong cơ chế thị trường hiện nay rất đa dạng và phức tạp. Do khả năng nghiên cứu cũng nhiều hạn chế, thời gian lại ngắn, bằng những kiến thức, lý luận cũng rất giới hạn, khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, em tin chắc rằng chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thày cô giáo trong khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng như các anh chị đồng nghiệp trong công ty Xunhasaba chỉ bảo để bản chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa. Nhân đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo TS Mai Thế Cường cũng như các cán bộ công ty Xunhasaba đã nhiệt tình giúp đỡ động viên em để hoàn thành bản chuyên đề này. Mục đích nghiên cứu đề tài:Từ thực trạng quy trình nhập khẩu sách báo của công ty Xunhasaba, phân tích, đánh giá, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tác động lên quy trình nhập khẩu từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện quy trình nhập khẩu của công ty. Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề này tập trung nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhập khẩu sách báo của Xunhasaba. 5 Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: Nghiên cứu quy trình nhập khẩu sách báo công ty Xunhasaba từ 2002 đến nay. Không gian: Thị trường nhập khẩu xuất bản phẩm Việt Nam Nội dung: Các vấn đề liên quan đến quy trình nhập khẩu sách báo. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu tôi đã sử dụng để thực hiện chuyên đề này: +Thông tin, số liệu được thu thập từ các tài liệu sẵn có trong công ty, các nguồn tài liệu về công ty và các vấn đề liên quan từ các nguồn trên Internet, các website có uy tín, các bài báo và tài liệu đã được xuất bản liên quan đến công ty. Các tư liệu này được phân loại vào các nhóm đề mục đã nêu ra trong chuyên đề. +Các buổi phỏng vấn các khách hàng lẻ, các đơn vị mua sách từ công ty, các cán bộ nhập khẩu trong công ty và các cán bộ liên quan khác. Tôi đã ghi chép lại các thông tin liên quan và phân loại thông tin theo các đề mục như trên để tiện cho việc thống kê và rút ra kết luận kết hợp với phân tích và tổng hợp báo cáo tài chính của công ty. Bảng biểu và Sơ đồ: +Qua phân tích, tổng hợp báo cáo tổng kết của Xunhasaba lập 2 bảng: Bảng 1: Chủng loại hàng nhập khẩu của Xunhasaba (2003-2007) (tr57) Bảng 2: Cơ cấu khách hàng trong nước (tr61) + Tổng hợp từ tư liệu trong giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương và một số tài liệu về marketing : Sơ đồ 1: Các bước thực hiện hợp đồng XK thanh toán bằng phương thức thư tín dụng L/C (tr26) Sơ đồ 2: Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu thanh toán bằng phương thức thư tín dung L/C (tr26) Sơ đồ 3: Các bước thực hiện nghiên cứu thị trường (tr78) 6 Chương I: Một số vấn đề chung về quy trình nhập khẩu 1. Giới thiệu quy trình nhập khẩu : 1.1. Khái niệm nhập khẩu : Theo lý luận thương mại quốc tế, nhập khẩu là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào cán cân phi thương mại (nguồn: www.wikipedia.com). 1.2. Quy trình nhập khẩu : Quy trình nhập khẩu là một quá trình bao gồm các bước cần được thực hiện để mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác, Quy trình nhập khẩu gồm nhiều bước thực hiện, mỗi bước là một mắt xích trong quy trình, đòi hòi mỗi mắt xích phải hoàn thành đúng đắn và hiệu quả vì sức mạnh của một quy trình nằm ở mắt xích yếu nhất của quy trình đó. Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại Quốc tế, nó có tác động trực tiếp và quyết định tới sản xuất, đời sống của mỗi Quốc gia. Nhập khẩu cho phép khai thác tiềm năng thế mạnh của các nước trên thế giới, bổ sung những hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, sản xuất không đáp ứng được nhu cầu hoặc thay thế hàng hoá mà trong nước có thể sản xuất được nhưng không hiệu quả, làm cho thị trường hàng hoá trong nước phong phú về chủng loại, quy cách và đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Với tính bổ sung và thay thế, nếu nhập khẩu được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế trong nước. Nhập khẩu là chiếc cầu nối thông suốt nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy lợi 7 thế so sánh của mỗi quốc gia trên cơ sở chuyên môn hoá sản xuất. Nhập khẩu tạo điều kiện mở mang dân trí, tiếp cận nền công nghiệp hiện đại của các nước phát triển, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trên thế giới và áp dụng nó vào sản xuất nhằm hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới, tiết kiệm được chi phí sản xuất và thời gian lao động. Thông qua nhập khẩu, khả năng sản xuất và tiêu dùng của đất nước được nâng lên, nhu cầu thị trường trong nước được đáp ứng. Đồng thời nhập khẩu tạo ra một động lực cho sản xuất trong nước phát triển bằng sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại. Để tồn tại các nhà sản xuất trong nước phải vươn lên, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng. Sự cạnh tranh sẽ loại bỏ các đơn vị kinh doanh kém hiệu quả, đưa sản xuất trong nước đi lên vững vàng. Hoạt động nhập khẩu được khẳng định cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá hiện nay, vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế nước ta được thể hiện ở các khía cạnh sau. - Nhập khẩu thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế. - Nhập khẩu vừa đảm bảo đầu vào cho sản xuất vừa đáp ứng nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao khả năng tiêu dùng, mức sống của dân cư. - Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển góp phần nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt nam ra nước ngoài, đặc biệt là nước xuất khẩu. 1.3. Các bước tiến hành trong quy trình nhập khẩu 8 Xuất nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá với nước ngoài nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Song hoạt động mua bán ở đây có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao dịch với các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng cao, đồng tiền thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, hàng hoá vận chuyển qua biên giới… Hoạt động nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ nhiều khâu từ nghiên cứu thị trường, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, thương nhân giao dịch, tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng, giải quyết tranh chấp (nếu có). Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải được nghiên cứu đầy đủ kỹ lưỡng và trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Đối với người tham gia hoạt động nhập khẩu trước khi thực hiện các nghiệp vụ phải nghiên cứu nắm được các thông tin về nhu cầu hàng hoá, thị hiếu, tập quán tiêu dùng, khả năng mở rộng sản xuất, giá cả và xu hướng biến động của nó. Những điều đó phải trở thành nếp thường xuyên trong tư duy các nhà kinh doanh nhập khẩu để nắm bắt được những cơ hội trong kinh doanh thương mại quốc tế. 1.3.1 Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu thị trường là một việc làm cần thiết đầu tiên đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thương mại Quốc tế. Theo nghĩa rộng nghiên cứu thị trường là quá trình điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho một hàng hoá hay một nhóm hàng hoá cụ thể và phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh thương mại Quốc tế bao gồm một loạt các thủ tục và kỹ thuật được đưa ra nhằm giúp cho các nhà kinh doanh có đầy đủ thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định chính xác về marketing. Đó là cả một quá trình tìm kiếm khách quan có hệ thống và sự phân tích thông tin. Ngoài việc nắm vững tình hình trong nước và đường lối chính sách luật pháp của các quốc gia có liên quan 9 đến hoạt động ngoại thương, doanh nghiệp còn phải nhận biết mặt hàng nhập khẩu và nắm vững thị trường ngoài nước. 10 [...]... công ty là hàng hoá nhập khẩu về phải làm sao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì công ty mới có thể tồn tại đó là điều kiện tiên quy t cho hoạt động nhập khẩu của công ty Quy trình nhập khẩu cần phải gắn với nhu cầu và đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp là vì chỉ có gắn với các nhu cầu này thì việc nhập khẩu của doanh nghiệp mới thực sự mang một ý nghĩa của một công ty trực thuộc Tổng công. .. chuẩn của quy trình nhập khẩu trong cùng ngành 2.2 Bảo đảm hiệu quả Quy trình nhập khẩu thực chất là một công nghệ sản xuất” của một doanh nghiệp làm công tác xuất nhập khẩu, vì vậy việc làm cho quy trình nhập khẩu mang lại hiệu quả cũng có thể hiểu tương tự như việc các doanh nghiệp sản xuất thông qua công nghệ sản xuất tiên tiến để đạt được những hiệu quả trong công việc Hiệu quả trong quy trình nhập. .. 35 gian thực hiện quy trình, khiến cho quy trình nhập khẩu quay vòng nhanh hơn, tạo điều kiện cho các đợt nhập khẩu khác Để rút ngắn thời gian thực hiện quy trình xuống mức thấp mà không ảnh hưởng tới chất lượng quy trình, việc thực hiện phải đúng trình tự và phân bố hợp lý thời gian cho mỗi công đoạn Trình tự kiểu mẫu cho quy trình nhập khẩu của mỗi tổ chức, mỗi công ty đều được quy định rõ ràng,... để bỏ cho quy trình nhập khẩu tương ứng Việc thực hiện hợp đồng chủ yếu do bên xuất khẩu xúc tiến nhưng phải đốc thúc thường xuyên để đảm bảo tiến độ Thời gian thực hiện quy trình có thể được đo lường qua lịch theo dõi quy trình nhập khẩu của công ty, tiến độ thực hiện quy trình rồi so sánh với thời gian thực hiện trung bình của quy trình nhập khẩu trong ngành 2.5 Phối hợp các bước trong quy trình :... công ty trong công tác chuẩn bị về thông tin 2.4 Tổng thời gian thực hiện quy trình: Tổng thời gian thực hiện quy trình là khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu việc thực hiện quy trình cho đến khi kết thúc quy trình nhập khẩu đó Thời gian thực hiện một quy trình nhập khẩu hiệu quả thường chiếm ít thời gian hơn so với một quy trình nhập khẩu trung bình Mức thời gian mỗi bước trong quy trình phải được... thì hiệu quả của quy trình càng cao Thông thường, các yếu tố này thể hiện qua lịch theo dõi tiến độ thực hiện quy trình, qua các bảng câu hỏi, phỏng vấn của phòng marketing 2.3 Yêu cầu gắn quy trình nhập khẩu với nhu cầu và đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp Quy trình nhập khẩu đạt được hiệu quả tức là nó phải làm thoả mãn được nhu cầu của khách hàng hay đạt được mức độ yêu cầu của bản thân... quy trình nhập khẩu không chỉ ảnh hưỏng to lớn tới bản thân công ty mà nó còn có tác động mạnh tới hệ thống nhập khẩu của toàn ngành xuất bản phẩm, vì vậy khi xem xét vấn đề hiệu quả này công ty càng cần phải chú trọng hơn nữa Hiệu quả trước hết sẽ mang lại cho bản thân công ty nhiều lợi ích, lợi ích đó chính là cái mục tiêu công ty đã đạt ra trong công tác nhập khẩu Xét hiệu quả trong công tác chuẩn... gian thực hiện quy trình so với thời gian thực hiện của quy trình chuẩn trong ngành, mức độ hoàn thành các bước và hạn chế được rủi ro, vướng mắc khi thực hiện quy trình Để có thể đo lường yếu tố thuận lợi, không những đánh giá qua phản hồi của những cá nhân, tổ chức liên quan mà còn phải kết hợp với sự đánh giá trung thực của các cán bộ thực hiện công việc trong công ty. Một quy trình nhập khẩu được coi... không được giải quy t thoả đáng hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài hoặc toà án 2 Các yếu tố đánh giá quy trình nhập khẩu 2.1 Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu Quy trình nhập khẩu đạt ra phải tạo điều kiện cho các công tác diễn ra suôn sẻ Muốn đạt được như vậy, trước hết mọi phía tham gia vào quá trình này đều phải thực hiện đúng theo nguyên tắc thực hiện hoạt động nhập khẩu Trong giai... công ty làm một nhiệm vụ phục vụ cho các đơn vị bạn trong cùng Tổng công ty Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm thì không chỉ khách hàng phải có các yêu cầu kịp thời cho công ty mà còn là sự chuẩn bị chu đáo của công ty sẵn sàng cho các khoản mục mà khách hàng thường nhu cầu Có được sự chuẩn bị này được hợp lý với khả năng của mình thì một lần nữa lại đòi hỏi nội lực của công ty trong . II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU SÁCH BÁO CỦA CÔNG TY XUNHASABA. Chương III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU SÁCH BÁO CỦA CÔNG TY XUNHSABA Hoạt. thiện quy trình nhập khẩu sách báo của công ty. Bản chuyên đề được trình bày trong ba chương: Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU Chương