Các nhà cung cấp

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu sách báo của công ty Xunhasaba (Trang 61 - 62)

3. Thực trạng quy trình nhập khẩu của Xunhasaba

3.6. Các nhà cung cấp

Trước đây, Xunhasaba chủ yếu nhập sách báo từ Liên Xô cũ và Trung Quốc. Sau năm 1979 do quan hệ ngoại giao căng thẳng dẫn tới quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam-Trung Quốc bị gián đoạn. Sau đó, vào những năm đầu thập kỷ 80, Liên Xô và hàng loạt các nước trong phe XHCN tan ró, Việt Nam không còn được hưởng những ưu đãi của các chính phủ mới lên cầm quyền thuộc Liên Xô cũ; việc buôn bán, trao đổi hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Xunhasaba đó tìm kiếm những thị trường cung ứng mới. Ngày nay, công ty đã xây dựng được cho mình tương đối hoàn chỉnh một hệ thống các nhà cung cấp ở nhiều nước trên thế giới và bằng sự nghiêm túc trong hoạt động kinh doanh, công ty đã dành được lòng tin và sự tín nhiệm của họ.

Những nhà cung cấp nước ngoài của Xunhasaba thường là những nhà xuất bản, những công ty, cửa hàng kinh doanh xuất bản phẩm có khả năng cung cấp tổng hợp nhiều chủng loại xuất bản phẩm hoặc các xuất bản phẩm mang tính chuyên môn và ứng dụng cao. Để tiện cho việc chào hàng với khách hàng trong nước và đặt hàng, công ty phân loại các nhà cung cấp của mình theo chủng loại sách mà họ có khả năng cung ứng như:

 Sách nhiều chủng loại: các nhà cung cấp Barker & Taylor (Mỹ), CIBTC (Trung Quốc), Bookazine (Anh), Laufersweiler (Đức),...

 Sách kinh tế, tài chính, khoa học kỹ thuật: nhà xuất bản Pearson, Mc Graw Hill, John Wiley (Mỹ), Hachette (Phỏp),...

 Sách chính trị, xã hội: APD (Singapore), Hemisphere Publications Service (Singapore), CIBTC (Trung Quốc) ...

 Sách y học, khoa học kỹ thuật cao cấp: Springer (Đức), Elservier (Hà lan), Mc Graw Hill, John Wiley & Sons (Mỹ),...

 Sách học ngoại ngữ: Oxford, Cambridge, Longman (Anh), Heinemann (Đức), Happer Colins,...

 Sách môi trường: United Nations Publications, Random House, Routledge, Red Elservier ...

 Sách kiến trúc, hội hoạ: CA (Hàn Quốc), GA (Nhật Bản), Bikhauser (Đức), ...

Để giảm chi phí, Xunhasaba thường đặt mua trực tiếp từ các nhà kinh doanh sách này chứ không qua trung gian. Tuy nhiên đối với mặt hàng báo và tạp chí nhập khẩu, việc đặt hàng tập trung là cần thiết nhằm tránh thất thoát do báo, tạp chí có số lượng và tổng giá trị tương đối nhỏ nên dễ bị thất lạc trong quá trình vận chuyển.

Ngoài xuất bản phẩm, một số nhà cung cấp của Xunhasaba còn đồng ý nhận công ty làm đại lý bán hàng cho họ. Tuy nhiên, đáng tiếc rằng hình thức kinh doanh này mới chỉ giới hạn trong lĩnh vực báo và tạp chí. Còn đối với mặt hàng sách, mặc dù đã có nhiều cuộc thương lượng, đàm phán được mở giữa Xunhasaba và các nhà cung cấp nước ngoài nhưng chưa có nhà cung cấp nào đồng ý để công ty làm đại lý để công ty làm đại lý bán sách cho họ. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, cũng như nhận thấy hoạt động nhập khẩu của công ty phụ thuộc chủ yếu vào các đơn đặt hàng của khách hàng trong nước; việc chủ động nhập để bán lẻ, nhất là đối với loại sách khoa học thuộc các lĩnh vực còn hạn chế, Xunhasaba đó ý thức được sự cần thiết của phương thức kinh doanh đại lý này và đang tìm kiếm giải pháp để có thể hợp tác với các nhà cung cấp sách nước ngoài. Hiện nay Công ty đã có quan hệ tốt với hơn 160 nhà cung cấp nước ngoài và là đại lý phân phối cho hơn 10 tờ báo của nước ngoài tại Việt nam.

Một phần của tài liệu Quy trình nhập khẩu sách báo của công ty Xunhasaba (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w