Các yếu tố thành công của quản lý dự án
Trang 1CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG
Nguyễn Duy Long, Đỗ Thị Xuân Lan Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, Trường Đại Học Bách Khoa
TÓM TẮT
Bài báo này trình bày những yếu tố thành công cho các dự án xây dựng ở Thành Phố Hồ Chí Minh và cũng có thể suy rộng trong cả nước Tầm quan trọng của các yếu tố thành công và mối liên hệ giữa các yếu tố đã được nghiên cứu trong bài báo này Các yếu tố thành công có thể được phân thành bốn nhóm loại là: (1) tạo điều kiện thuận lợi của/cho các bên tham gia, (2) năng lực của các bên, (3) quyết tâm của các bên, và (4) sự chia xẻ thông tin giữa các bên
ABSTRACT
This paper outlines project success factors of construction projects in Hochiminh City and maybe in the whole country The significance and latent relationships of the factors are researched in this paper From the research, project success factors can be grouped into four categories They are: (1) comfort, (2) competence, (3) commitment, and (4) communication These categories are titled the four COMs in Long et al (2003)
1 GIỚI THIỆU
Ngành xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và tương tác với hầu hết các lĩnh vực của con người Tuy nhiên, sự phức tạp và không chắc chắn vốn có của ngành đã tạo ra nhiều khó khăn cho việc quản lý dự án (QLDA), thậm chí đối với những giám đốc dự án tài giỏi nhất
Vì thế, vấn đề làm thế nào để quản lý một dự án xây dựng (DAXD) thành công đã thu hút nhiều sự quan tâm và đặt ra nhiều vấn đề nghiên cứu trong vài thập niên qua
Trong những năm gần đây, nước ta có một nền kinh tế năng động trong khu vực Viễn cảnh kinh tế của nước ta tiếp tục cải thiện (World Bank, 2002) Ngành công nghiệp và xây dựng đóng vai trò rất lớn trong sự duy trì tốc độ tăng trưởng, chiếm 39% tỷ trọng của nền kinh tế trong năm 2002 (Bloomberg News, 2003) Tuy nhiên, việc quản lý xây dựng gặp nhiều trở ngại Kết quả là hiệu quả của nhiều dự án vẫn chưa thể nhìn thấy Tỷ lệ thất thoát trong xây dựng cơ bản khoảng 20% – 40% (Trung, 2002)
Do đó, một điều hết sức cấp bách là phải nâng cao năng lực quản lý dự án trong ngành xây dựng nói riêng và tất cả các ngành nói chung Những bài học kinh nghiệm được rút ra sẽ có nhiều tiềm năng để cải thiện hình ảnh của ngành xây dựng nước ta
Mục đích của bài báo này là tìm ra những yếu tố thành công của dự án xây dựng ở Thành Phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và xem xét những mối quan hệ tiềm ẩn giữa các yếu tố này Kết quả từ nghiên cứu không chỉ đúng với các dự án (DA) trên địa bàn TP HCM mà còn có thể suy rộng cho cả nước
2 THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN
Một DA được gọi là thành công khi hoàn thành đúng tiến độ, nằm trong ngân sách được duyệt, phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật đã đề ra, và làm thỏa mãn các cá nhân/tổ chức liên quan (stakeholders’ satisfaction) Lợi nhuận của nhà thầu, không có tranh chấp giữa các bên và công trình phù hợp công năng sử dụng cũng được dùng để đo lường sự thành công của dự án (Takim và Akintoye, 2002) Việc xác định một dự án thành công hay thất bại là khó khăn và mơ hồ vì ba lý do Một, không có sự rõ ràng trong việc làm thế nào để đo lường sự thành công của dự án vì các bên cảm nhận sự thành
Trang 2nhau trong các nghiên cứu trước đây Ba, đối với mỗi bên tham gia thì mục tiêu và sự ưu tiên được xác định khác nhau trong các giai đoạn khác nhau của DA
Phân biệt giữa sự thành công của DA và sự thành công của QLDA là rất cần thiết Các nghiên cứu trước đây (de Wit, 1988 và Cooke-Davies, 2002) xem sự thành công của DA được đo lường bằng các mục tiêu chung của DA trong khi sự thành công của QLDA được đo lường bằng chi phí, thời gian và chất lượng Tuy nhiên, Baccarini (1999) cho rằng sự thành công của DA được đo lường bằng sự thành công của công trình và sự thành công của QLDA Nghiên cứu này theo quan điểm sự thành công của
DA “theo nghĩa rộng” của Baccarini (1999)
3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
Một bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên các nghiên cứu trước đây và môi trường XD ở Việt Nam để thu thập những thông tin về các yếu tố thành công được nhận thức bởi các cá nhân tham gia trong các dự án Mặc dù nghiên cứu khảo sát này xem xét nhiều vấn đề về QLDAXD, nhưng bài báo này chỉ trình bày các yếu tố thành công của DA Để phù hợp với các điều kiện XD ở địa phương, bảng câu hỏi sơ bộ được thử nghiệm bằng các mời một vài kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm trả lời Cuối cùng, bảng câu hỏi được hoàn thành và gởi đến các cá nhân làm việc trong các dự án ở TPHCM Một vài phương tiện được sử dụng để gởi và thu nhận các bảng câu hỏi như gởi qua đường bưu điện, gởi trực tiếp, Tuy nhiên, việc gởi trực tiếp được ưu tiên để khuyến khích số lượng người tham gia
Để diễn tả tầm quan trọng của các yếu tố thành công, người tham gia khảo sát được hỏi theo năm mức độ (five-point scale), từ “không đáng kể” (1) đến “rất đáng kể” (5) Phân tích đầu tiên là phân tích xếp hạng các yếu tố thành công Việc phân tích còn xem xét có hay không sự khác nhau giữa các quan điểm của các nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu khác nhau vào việc xếp hạng các yếu tố Hệ số tương quan xếp hạng Spearman (Spearman’s rank correlation coefficient) được dùng để kiểm tra mức độ liên hệ giữa các xếp hạng theo các nhóm đối tượng khác nhau Cuối cùng, phân tích thành tố (factor analysis) được dùng để rút ra mối liên hệ lẫn nhau trong các yếu tố thành công này
4 CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
Đối tượng tham gia được nhóm thành chủ đầu tư, đơn vị thiết kế/ tư vấn và đơn vị thi công Tỷ lệ phản hồi bảng câu hỏi từ các nhóm đối tượng được thể hiện trong Bảng 1, với tỷ lệ phản hồi trung bình là 38% Hơn một nửa (56.9%) đối tượng tham gia là quản lý cấp thấp (line managers) và kỹ sư, tiếp theo là trưởng phó phòng dự án/ chức năng (28.4%) và lãnh đạo cấp cao (14.7%) Tỷ lệ của đối tượng tham gia nếu xét theo số năm tham gia trong ngành XD như sau: ít hơn 5 năm (38.5%), từ 5 năm đến
10 năm (42.2%), và hơn 10 năm (19.3%) Hai phần ba đối tượng tham gia chủ yếu trong các dự án công cộng và một phần ba còn lại tham gia chủ yếu trong các dự án thuộc lĩnh vực tư nhân Các dự án dân dụng (44.0%), dự án công nghiệp (40.4%), dự án cầu đường (12.8%) và dự án khác (2.8%)
Bảng 1 Tỷ lệ đối tượng tham gia và phản hồi
Đơn Vị Số lượng bảng
câu hỏi gởi đi
Số lượng phản hồi nhận được
Tỷ lệ phản hồi (%)
Thành phần (%)
Thầu chính/ Thầu phụ 120 46 38.3 42.2
là các loại dự án chủ yếu trong nghiên cứu này Điều này cho thấy rằng nghiên cứu này giới hạn trong các công trình dân dụng, công nghiệp và cầu đường
5 PHÂN TÍCH XẾP HẠNG CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG
Trang 3Đối tượng tham gia được hỏi về mức độ đáng kể của 20 yếu tố thành công được rút ra từ các nghiên cứu trên thế giới và sự đóng góp của các cá nhân nhiều kinh nghiệm ở TP.HCM Ngoài ra, các đối tượng còn yêu cầu thêm vào các yếu tố khác mà họ thấy là cần thiết Tuy nhiên, những yếu tố thêm vào này là không đáng kể Bảng 2 thể hiện sự xếp hạng của các yếu tố bởi tất cả các đối tượng, và những nhóm đối tượng khác nhau Năm yêu tố: chủ nhiệm dự án đủ năng lực, đầy đủ tài chính để hoàn thành dự án, ban quản lý dự án đầy đủ năng lực/ đa năng, quyết tâm đối với dự án, và cung ứng vật tư đầy đủ được xếp hạng cao nhất trong tất cả các nhóm đối tượng
Bảng 2 Xếp hạng các yếu tố thành công
Các yếu tố thành công Chung Chủ đầu tư Thiết kế Nhà thầu
Mục tiêu và qui mô DA rõ ràng 3,88 9 4,14 5 3,62 12 3,82 9
Sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao 3,93 6 4,06 6 3,88 8 3,86 7 Thông tin giá trị và kịp thời 3,67 13 3,65 13 3,62 12 3,73 13 Kế hoạch chiến lược hiệu quả 3,56 15 3,41 18 3,44 18 3,75 12 Giao thầu cho đúng các đ/vị th/kế và th/công 3,89 7 3,79 12 4,04 6 3,89 6 Sự ủng hộ của các đối tượng liên quan 3,67 13 3,85 9 3,5 14 3,64 15 Họp giao ban định kỳ thường xuyên 3,40 18 3,38 19 3,35 19 3,45 18 Đầy đủ tài chính để hoàn thành DA 4,28 2 4,42 1 4,12 3 4,27 3
Hạn chế nạn quan liêu 3,80 10 3,83 10 3,92 7 3,7 14 Sự tham gia của cộng đồng xung quanh 3,16 20 3,56 15 3,12 20 2,86 20 Các kênh thông tin/ đối thoại rõ ràng 3,28 19 3,18 20 3,5 14 3,23 19
Cơ chế kiểm soát có hệ thống 3,71 12 3,62 14 3,73 10 3,77 11 Chủ nhiệm DA đủ năng lực 4,38 1 4,26 2 4,38 1 4,48 1 Ban quản lý DA đủ năng lực 4,25 3 4,21 4 4,08 5 4,39 2 Hợp đồng giữa các bên rõ ràng 3,73 11 3,82 11 3,48 16 3,8 10 Ứng dụng công nghệ hiện đại 3,53 16 3,47 17 3,46 17 3,62 16 Nhấn mạnh đúng mức vào kinh nghiệm 3,52 17 3,5 16 3,63 11 3,48 17
Một cách trực quan, mặc dù có thể nhận thấy rằng có sự thống nhất trong các xếp hạng của các nhóm đối tượng khác nhau, nhưng phân tích tương quan là cần thiết để xem xét sự thống nhất này là đáng kể hay không Kiểm tra cho thấy rằng hệ số tương quan xếp hạng Spearman giữa chủ đầu tư và đơn vị thiết kế, giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công, và giữa đơn vị thiết kế và thi công lần lượt là 0.785, 0.842, và 0.837 Hơn nữa, sự tương quan này là đáng kể ở mức 1% Điều này cho thấy rằng sự thống nhất giữa các nhóm đối tượng đối với việc xếp hạng các yếu tố thành công này là rất chặt chẻ
6 PHÂN TÍCH THÀNH TỐ CỦA CÁC YẾU TỐ THÀNH CÔNG
Một mục đích khác của bài báo này là tìm mối quan hệ giữa các yếu tố thành công để rút ra một tập hợp gọn hơn các yếu tố để dể dàng sử dụng trong thực tiễn Tương ứng, phân tích thành tố (factor analysis) được thực hiện để tìm ra mối quan hệ đa bội của các yếu tố Phân tích thành tố nhấn mạnh vào những vấn đề phân tích cấu trúc qua các mối tương quan từ nhiều biến bằng cách xác định tập hợp các “kích thước” tiềm ẩn chung, mà được gọi là thành tố (factors hay components) (Hair et al., 1998) Một vài kiểm tra được thực hiện để xác định sự thích hợp của phân tích thành tố Các công tác kiểm tra này là “tương quan phản đối xứng” (anti-image correlation), kiểm tra Bartlett (Bartlett test of sphericity) – kiểm tra thống kê về sự hiện hữu các tương quan giữa các biến, kiểm tra Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) – xác định sự đầy đủ của mẫu (measure of sampling adequacy – MSA) Chi tiết của quá
Trang 4Phân tích thành tố được sử dụng để rút ra chuổi các quan hệ Nhiều bước kiểm tra để xác định sự thích hợp của phân tích thành tố được thực hiện Kiểm tra sơ bộ cho thấy rằng năm yếu tố thành công: thông tin giá trị và kịp thời, kế hoạch chiến lược hiệu quả, hạn chế nạn quan liêu, dự toán chi phí chính xác, và cơ chế kiểm soát có hệ thống được bỏ qua trong tập các biến (yếu tố thành công) trong phân tích thành tố Nghĩa là, một khi “sai số chung” (cummunality) hay “hệ số thành tố” (factor loading) của biến không lớn hơn một giá trị nào đó thì biến nghiên cứu này nên bỏ qua và quá trình phân tích thành tố được thực hiện lại từ bước đầu tiên Cuối cùng, 15 yếu tố thành công còn lại là phù hợp cho phân tích thành tố Phương pháp quay trục trực giao varimax của phân tích thành tố ban đầu được dùng để diễn giải các thành tố Nhóm các thành tố dựa trên phương pháp quay trục varimax thể hiện ở Bảng
3
Các thành tố và các biến tương ứng là các yếu tố thành công được đặt như sau: thành tố 1 là tạo điều kiện thuận lợi của/cho các bên tham gia, thành tố 2 là năng lực của các bên, thành tố 3 là quyết tâm của các bên, và thành tố 4 là sự chia xẻ thông tin giữa các bên Dưới đây là một vài thảo luận rút
ra từ phân tích thành tố này
Bảng 3 Kết quả phân tích thành tố
Thành
tố thành tố Tên Eigen- value Sai số (%) Yếu tố thành công thành tố Hệ số
1 4.529 34.841 Đầy đủ tài chính để hoàn thành DA 0.800
Hợp đồng giữa các bên rõ ràng 0.652
Sự ủng hộ của các đối tượng liên quan 0.591
Tạo điều
kiện thuận
lợi của/cho
các bên
Nhấn mạnh đúng mức vào kinh nghiệm 0.750
Năng lực
của các bên
Giao thầu cho đúng các đ/vị th/kế và th/công 0.652
Mục tiêu và qui mô DA rõ ràng 0.737
Quyết tâm
4 1.118 9.137 Sự tham gia của cộng đồng xung quanh 0.804
Các kênh thông tin/ đối thoại rõ ràng 0.737
Chia xẻ
7 THẢO LUẬN TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THÀNH TỐ
7.1 Tạo điều kiện thuận lợi của/cho các bên
Nhóm thành tố “tạo điều kiện thuận lợi của/cho các bên” nhấn mạnh rằng những dự án thành công phải được thực hiện trong sự thuận lợi nhất Nghĩa là, tài chính, vật tư, nỗ lực và lãnh đạo luôn đáp ứng trong suốt quá trình thực hiện DA Tài chính và các tài nguyên khác rõ ràng là rất cần thiết để thực hiện DA Vật tư/tài chính đầy đủ cũng được xếp hạng cao nhất trong các nghiên cứu gần đây (White và Fortune, 2002)
Lãnh đạo cũng là một khía cạnh quan trọng trong QLDA Trong một nghiên cứu ở Hoa Kỳ, Zimmerer và Yasin (1998) đã rút ra rằng những cá tính được đánh giá cao nhất đối với những giám đốc dự án giỏi và cho sự thành công của dự án là xây dựng nhóm làm việc thống nhất, kỹ năng giao tiếp, xây dựng lòng tin và tập trung vào kết quả hơn là những thứ khác Vì vậy, một giám đốc dự án đủ
Trang 5năng lực cần sở hữu không chỉ các kỹ năng kỹ thuật và quản lý mà còn có khả năng lãnh đạo tốt để làm “đúng việc một cách đúng đắn”
7.2 Năng lực của các bên
Năng lực của các bên là một đòi hỏi tất yếu khác cho sự thành công của các DAXD Các DA lớn cần sở hữu một loại công nghệ nào đó, nhưng lựa chọn một công nghệ đúng đắn là một vấn đề nan giải, nhất là khi các bên có trách nhiệm thiếu năng lực Một thách thức đối với ngành công nghiệp xây dựng ở các nước đang phát triển là thiếu năng lực lựa chọn những công nghệ hiệu quả nhất từ các nước khác (Ngowi, 2002) Thêm vào đó, mặc dù nhà nước và một số đơn vị tài trợ đã ủng hộ quá trình chuyển giao công nghệ, vấn đề này vẫn còn nhiều trở ngại (Ofori, 1994) Vì thế, có thể nói rằng công nghệ đúng đắn cần có con người đúng đắn để lựa chọn, quản lý và sử dụng nó
Nhấn mạnh vào kinh nghiệm và ban QLDA đủ năng lực là các yếu tố thành công được đề nghị trong nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu (Sanvido, 1992 và Loo, 2002) Ban QLDA chứ không phải giám đốc DA thực hiện DA Hoạch định và kiểm soát DA hiệu quả đòi hỏi ban QLDA ứng dụng các công cụ QLDA thích hợp Trong các DA lớn ở VN, một vấn đề cực kỳ khó khăn là tập hợp một đội ngũ đủ năng lực để thực hiện DA thành công Do đó, không có gì ngạc nhiên khi những yếu tố này được nhìn nhận là có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của DA
Sự tham gia của nhiều đơn vị là một đặc điểm nổi bật của các DAXD Nếu một trong những đơn vị này không đủ năng lực trong vai trò của họ, DA hoàn toàn có thể thất bại Vì thế, điều thiết yếu là công tác đấu thầu phải đảm bảo lựa chọn đúng đắn các đơn vị thiết kế và thi công Một nghiên cứu mới đây (Long, 2003) được thực hiện ở VN cho thấy rằng các trở ngại thuộc trách nhiệm của các đơn
vị thiết kế và thi công rất thường hay xảy ra và có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ thành công của DA
7.3 Quyết tâm của các bên
Sự quyết tâm đã được nhìn nhận là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của các tổ chức và
DA Điều này phản ánh rằng tất cả các bên liên quan và cộng đồng quan tâm mạnh mẽ đến DA Nhân viên làm việc cho DA thường không sẵn sàng theo các chuẩn mực đã đặt ra (Clarke, 1999) Do đó, mục tiêu và qui mô DA rõ ràng sẽ giảm thiểu “triệu chứng” này Quyết tâm đối với DA và sự hổ trợ của cấp lãnh đạo của các bên là những yếu tố thành công trong nhiều nghiên cứu (White và Fortune,
2002, và Sanchez và Perez, 2002) Sự hổ trợ của các cấp lãnh đạo phải được thể hiện một cách rõ ràng Ví dụ, các thành viên thường không nhận ra QLDA là một cái gì đó có thể giúp họ, mà trái lại chỉ là một mệnh lệnh phục vụ rất ít cho những mục đích hữu ích (Wojciak, 1997) Vì thế, khuyến khích và động viên kịp thời là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo môi trường làm việc thuận lợi cả bên trong và bên ngoài DA Điều này khó có thể tồn tại nếu không có quyết tâm của các bên
7.4 Sự chia xẻ thông tin giữa các bên
Thành tố này ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại thông tin ngày nay Thông tin trao đổi hữu hiệu là một yếu tố trọng tâm để “lèo lái” và “gắn kết” các cá nhân và ra những quyết định kịp thời để đưa DA đến thành công (Laufer et al., 1996) Do đó, việc thiết lặp một hệ thống thông tin hiệu quả là hết sức cần thiết để mọi cá nhân liên quan tiếp nhận và chia xẻ thông tin Nói rộng ra, “chia xẻ tiền đồ của DA” là không thể thực hiện được khi thông tin nghèo nàn Một khi con người được thông tin tốt hơn và nhận biết những gì đang xảy ra trong DA, họ sẽ trở nên tham gia và quyết tâm nhiều hơn đối với việc thực hiện DA và kết quả là hăng hái và hứng thú công việc hơn (Clarke, 1999) Một DA
Trang 6DA thành công, các kế hoạch nên đảm bảo đơn giản với đầy đủ mức độ chi tiết để DA được xem xét dễ dàng và nhanh chóng (Clarke, 1999)
Sự tham gia của cộng đồng cũng rất quan trọng trong nhiều nghiên cứu trước (Yeo, 1995, và Awakul và Ogunlana, 2002) Các DAXD lớn thường gây nhiều tranh luận trong cộng đồng, như DA thoát nước thuộc lưu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè gần đây là một ví dụ Vì vậy, sự thông cảm và hiểu biết về DA của cộng đồng xung quanh sẽ đảm bảo DA thực hiện suông sẻ Điều này không thể thực hiện được nếu thông tin về DA không được cung cấp đầy đủ Yeo (1995) nhấn mạnh rằng quản lý các phản ứng, ý kiến và hiểu biết thái độ của cộng đồng là một phần thuộc trách nhiệm của QLDA Như thế, điều quan trọng là các bên tham gia cần phải chia xẻ chính xác thông tin về DA và thu thập các quan điểm khác nhau về DA nhằm đảm bảo DA thực hiện và đạt kết quả như mong muốn
8 KẾT LUẬN
Sự thành công của các DAXD mà đặc biệt là các DA hạ tầng không chỉ rất quan trọng cho các bên tham gia mà còn cho cộng đồng và đất nước để duy trì tốc độ tăng trưởng Tuy nhiên, quá nhiều yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại đã làm cho vấn đề này càng trở nên nan giải Trong số 20 yếu tố thành công được nghiên cứu, năm yếu tố thành công tối quan trọng được xác định là: (1) giám đốc DA đủ năng lực, (2) đảm bảo tài chính cho DA, (3) ban QLDA đủ năng lực, (4) sự quyết tâm thực hiện DA, và (5) vật tư đáp ứng đầy đủ Rõ ràng rằng, hầu hết các yếu tố thành công này là liên quan đến con người Điều này cho thấy rằng con người đóng vai trò quyết định trong việc thành công hay thất bại của DA Điều này là không có gì ngạc nhiên khi con người chịu trách nhiệm trong việc tạo ra, quản lý, vận hành và sử dụng dự án cũng như bị tác động ngược lại bởi DA
Ngoài ra, hầu hết các yếu tố thành công được nhóm thành bốn nhóm: (1) tạo điều kiện thuận lợi của/cho các bên tham gia, (2) năng lực của các bên, (3) quyết tâm của các bên, và (4) sự chia xẻ thông tin giữa các bên “Tạo điều kiện thuận lợi của/cho các bên tham gia” liên quan đến việc đảm bảo tài nguyên, nỗ lực và lãnh đạo luôn sẵng sàn cho việc thực hiện DA “Năng lực của các bên” đòi hỏi sở hữu công nghệ, kinh nghiệm, và kỹ năng thích hợp cho DA “Quyết tâm của các bên” nhằm đảm bảo rằng tất cả các bên tham gia sẵn sàng quản lý, hoạch định, thiết kế, thi công và vận hành công trình hài hòa và hiệu quả “Sự chia xẻ thông tin giữa các bên” giúp làm rõ và chia xẻ những thông tin về
DA cần thiết cho các bên và cộng đồng Nếu làm được điều này, công tác kiểm soát DA có thể hữu hiệu hơn và DA có cơ may tránh được thất bại để đi đến thành công
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Awakul, P và Ogunlana, S O (2002), “The effect of attitudinal differences on interface conflicts
in large scale construction projects: a case study”, Construction Management and Economics,
Vol 20 No 4, pp 365-377
[2] Baccarini, D (1999), “The logical framework method for defining project success”, Project
Management Journal, Vol 30 No 4, pp 25-32
[3] Bloomberg News [2003], “Vietnam growth hits 7%, fastest in Southeast Asia”, International
Herald Tribune, January 2, 2003, available at: http://www.iht.com/articles/82015.html
[4] Clarke, A (1999), “A practical use of key success factors to improve the effectiveness of project
management”, International Journal of Project Management, Vol 17 No.3, pp 139-145
[5] Cooke-Davies, T (2002), “The ‘real’ success factors on projects”, International Journal of
Project Management, Vol 20 No 3, pp 185-190
[6] de Wit, A (1988), “Measurement of project success”, International Journal of Project
Management, Vol 6