Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay pot (Trang 43 - 51)

Để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, điều kiện quan trọng và tiên quyết là mọi chủ trương, chính sách, kế hoạch, dự án phát triển đều phải được xây dựng và thực

hiện trên cơ sở khoa học. Do vậy, việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội là vô cùng quan trọng và cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà chúng ta không chỉ đưa đất nước phát triển một cách bền vững mà phải đảm bảo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa :

Tư vấn là hoạt động trợ giúp về tri thức, kinh nghiệm, cung cấp các thông tin tư

liệu cùng các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị trong việc đề xuất, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt đề án.

Phản biện là hoạt động cung cấp các thông tin, tư liệu cùng các ý kiến phân tích,

đánh giá tính khả thi và các kiến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án đối với mục tiêu và các điều kiện ràng buộc ban đầu hoặc thực trạng đặt ra.

Giám định là hoạt động theo dõi việc thực hiện đề án, đưa ra các ý kiến phân tích, đánh giá và kiến nghị kịp thời về việc tổ chức thực hiện, mục tiêu, nội dung hoặc chất lượng đề án.

Tư vấn, phản biện và giám định xã hội là cách diễn đạt vắn tắt của tư vấn xã hội, phản biện xã hội và giám định xã hội, tức là tư vấn, phản biện và giám định của các lực lượng xã hội, từ phía xã hội và mang tính chất độc lập. Các hoạt động đó nhằm mục đích cung cấp cho các cơ quan đặt yêu cầu tư vấn, phản biện và giám định xã hội có thêm cơ sở, luận cứ khoa học độc lập, khách quan trong việc đề xuất, xây dựng, thẩm định, phê duyệt hoặc thực hiện đề án.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội, với niềm tin sâu sắc vào đội ngũ trí thức, Đảng và Nhà nước ta đã trao nhiệm vụ quan trọng này lên vai đội ngũ này, trong đó có trí thức thuộc Liên hiệp Hội. Đó vừa là vinh dự vừa là trách nhiệm nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực lớn cả về trí tuệ và tâm sức của các nhà khoa học. Chỉ thị số 35-CT/TƯ (ngày 11-4-1988), Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VI) đã xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Liên hiệp Hội là "tư vấn về chính sách khoa học - kỹ thuật và kinh tế - xã hội cho Đảng và Nhà nước".

20-11-1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) ra thông báo số 37-TB/TƯ về tổ chức và hoạt động của Liên hiệp Hội, trong đó chỉ rõ: "Trước mắt cần thể chế hóa chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội về khoa học và kỹ thuật của các hội". Thông báo cùng đề ra yêu cầu "Nơi chưa có tổ chức thì xúc tiến việc thành lập hội; nơi đã có tổ chức cần chỉ đạo việc củng cố và hoạt động để phát huy vai trò của hội, trong đó có vai trò tư vấn, phản biện và giám định xã hội về KH&CN ở địa phương".

Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, KH&CN có vị trí ngày càng quan trọng và được khẳng định là "quốc sách hàng đầu". Các luận cứ khoa học trở thành một trong những điều kiện và tiền đề không thể thiếu trong việc hoạch định đúng đắn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các dự án đầu tư, các công trình xây dựng ngày càng đòi hỏi trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội thì không thể không dựa trên những cơ sở của khoa học xã hội và nhân văn. Trong hoàn cảnh đó, vị trí, vai trò của trí thức thuộc Liên hiệp Hội ngày càng được khẳng định trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Chính vì vậy, ngày 11-11-1998, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) ra Chỉ thị số 45-CT/TƯ trong đó nêu rõ:

Liên hiệp Hội là một tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, cùng với các đoàn thể chính trị - xã hội khác tạo thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Bản Chỉ thị cũng yêu cầu Liên hiệp Hội cần đẩy mạnh "Tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong hoạt động khoa học, công nghệ nhằm góp phần thiết thực của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [24].

Sau Chỉ thị số 14/2000/CT-TTg ngày 01-8-2002 về việc triển khai thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 22/2002/QĐ- TTg ngày 30-01-2002 về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp

Hội. Những văn bản tiêu biểu trên đã khẳng định quan điểm nhất quán, trước sau như một của Đảng và Chính phủ về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các hội thành viên.

Theo tinh thần các văn kiện nêu trên thì đối tượng tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên là các chính sách, các chương trình dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ và môi trường (gọi chung là đề án) có tính chất phức tạp, ưu tiên, trọng điểm hoặc đa ngành, do các cơ quan xây dựng, thực hiện hoặc trình cấp trên phê duyệt.

Tư vấn, phản biện và giám định xã hội là chức năng đặc biệt quan trọngưu thế của Liên hiệp Hội. Mặc dù đây là nhiệm vụ mới mẻ và chưa có tiền lệ, còn gặp nhiều khó khăn trong bước đầu triển khai thực hiện, nhưng với trách nhiệm, tình yêu đối với đất nước, đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội đã đạt được một số thành tựu bước đầu góp phần đem lại nhiều lợi ích cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Ngay từ đầu những năm 90, khi đất nước đứng trước hoàn cảnh rất khó khăn, đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội đã tổ chức đóng góp ý kiến cho một số dự thảo văn kiện

của Đảng và Nhà nước. Tại cuộc gặp gỡ với các đồng chí lãnh đạo cấp cao do Liên hiệp

Hội tham gia tổ chức (11-1991), các nhà khoa học đã nhất trí cao trong việc đánh giá tình hình đất nước trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, khẳng định những thành quả về chính trị, kinh tế, xã hội của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Nhiều đại biểu của các hội thành viên đã đề xuất những ý kiến quý báu về việc khắc phục những khó khăn trước mắt và tiếp tục vững bước đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm tiếp theo, việc đóng góp ý kiến của trí thức thuộc Liên hiệp Hội tập trung vào dự thảo các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước, như Pháp lệnh Kiểm soát phóng xạ (12-1993), Luật về hội (4-1995), Bộ luật Dân sự (4-1995), Báo cáo chính trị trình Đại hội VIII của Đảng (9-1995), Luật KH&CN (9-1996), Nghị quyết Hội nghị Trung ương hai (10-1996), Báo cáo chính trị trình Đại hội IX (10-2000), chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 (10-2000).

Trong năm 1997, đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội đã tổ chức thẩm định và phản biện 09 bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng thời kỳ 1996- 2010: Vùng đồng bằng sông Hồng; vùng Tây Bắc; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Đông Nam Bộ; vùng đồng bằng sông Cửu Long; vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung; vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Nam; vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên.

Trong năm 1999, đã có 9 trong số 11 dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng đến năm 2010 nhận được ý kiến thẩm định và phản biện của trí thức thuộc Liên hiệp Hội. Đặc biệt, Liên hiệp Hội đã tổ chức tư vấn, phản biện và thẩm định hồ sơ của 15 dự án đầu tư phát triển quan trọng, trong đó lớn nhất là thủy điện Sơn La trên sông Đà, với những đóng góp quan trọng cho công trình này, ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La đã ra quyết định số 04/QĐ/HĐTĐSL khen thưởng Liên hiệp Hội "đã có nhiều thành tích tham gia trong công tác thẩm định dự án thủy điện Sơn La từ năm 1998 đến năm 2003". Đó là sự ghi nhận và khẳng định vai trò, năng lực của trí thức thuộc Liên hiệp Hội trong công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Để từng bước đưa các văn kiện của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, trong năm 2001, 19 Hội đồng tư vấn chuyên ngành và Ban công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội thuộc Liên hiệp Hội đã được thành lập. Cũng trong năm 2001, trí thức thuộc Liên hiệp Hội đã tích cực tham gia góp ý kiến cho nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước, trong đó phải kể đến các văn kiện và nhân sự Đại hội IX của Đảng, Hiến pháp sửa đổi (5-2001), "Chiến lược phát triển KH&CN năm 2001-2010", "Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010", thẩm định Dự án "Đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua vườn Quốc gia Cúc Phương... Đặc biệt, đội ngũ trí thức thuộc Hội Xây dựng Việt Nam cùng với các nhà khoa học thuộc Liên hiệp Hội đã tổ chức nhiều hội thảo góp ý kiến đối với biện pháp nâng cao chất lượng nước Hồ Tây thuộc Dự án "Xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây", mà kết quả của nó đã giúp ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định đình chỉ kịp thời tiểu dự án "Nâng cao chất lượng nước Hồ Tây" - một dự án không có cơ sở chắc chắn và tốn kém nhiều tiền của.

Từ năm 2002 đến nay, nhiều dự án, văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các nhà khoa học thuộc Liên hiệp Hội. Tính riêng trong năm 2003 và hai tháng đầu năm 2004, đã có 12 cuộc hội thảo đóng góp ý kiến về các vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bảo tồn và phát huy di sản lịch sử, di chỉ Hoàng thành Thăng Long, quy chế giám sát đầu tư của công cộng, bảo vệ nguồn thực vật quý hiếm, bảo vệ động vật hoang dã, các biện pháp cứu chữa các giống gà gốc Việt Nam, công nghệ sinh học, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, chống sạt lở bờ sông, môi trường biển Hải Phòng, địa hóa với môi trường và đời sống.

Trong số các công trình khoa học mà trí thức thuộc Liên hiệp Hội đã tổ chức để đóng góp ý kiến gần đây, đặc biệt phải kể đến việc bảo tồn di chỉ Hoàng thành Thăng Long. Theo dự kiến, Chính phủ sẽ xây dựng Bảo tàng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay thành Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam bên cạnh Cột cờ Hà Nội, trong khu vực thành Hà Nội. Để bảo tồn các công trình kiến trúc trên mặt đất và di chỉ dưới mặt đất - nơi có bề dày các tầng văn hóa trải qua mười ba thế kỷ, là duy nhất độc đáo trên thế giới, nơi còn chứa đựng nhiều di tích, di vật của Hoàng thành thời Lý, Trần, Lê - các nhà khoa học thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Viện Khoa học khảo cổ, Hội dân tộc học Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Hội kiến trúc sư Việt Nam, Hội Quy hoạch đô thị Việt Nam, Hội Khoa học lịch sử Hà Nội, Hội các ngành sinh học Việt Nam và Viện nghiên cứu và phát triển phương Đông đã nghiên cứu và kiến nghị không xây Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam phía sau Cột cờ và trước Đoan môn, gấp rút xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long, thành Hà Nội kéo dài cho đến các di tích cách mạng và kháng chiến thời đại Hồ Chí Minh. Sự kiện này không phải các nhà khoa học thực hiện theo đề nghị từ phía Chính phủ, mà do các nhà khoa học chủ động kiến nghị. Điều này thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm đối với dân tộc, trách nhiệm của thế hệ này đối với thế hệ mai sau của các nhà khoa học trong Liên hiệp Hội. Những cổ vật còn nằm dưới mặt đất là tư liệu vô cùng quý giá đối với nhiều ngành khoa học, là cơ sở để khẳng định bề dầy, giá trị lịch sử và văn hóa của Thành Thăng Long nói riêng, của dân tộc ta nói chung. Những kiến nghị trên là cơ sở khoa học, là căn cứ khách quan đã có tác động đến việc xây dựng Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, hiện nay dự án đó tạm thời ngừng triển khai.

Mới đây nhất là những ý kiến đóng góp về "Một số biện pháp nhằm tiến tới cải cách triệt để và toàn diện nền giáo dục Việt Nam" (ngày 09 tháng 5 năm 2005) của trí thức thuộc Liên hiệp Hội. Trên cơ sở đánh giá khái quát về thực trạng ngành giáo dục của nước ta hiện nay và chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại trong ngành giáo dục, các nhà khoa học đã kiến nghị sáu giải pháp trước mắt với mong muốn đưa sự nghiệp giáo dục đào tạo của nước ta phát triển.

Ngoài các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội mang tính liên ngành, thì hoạt động mang tính chuyên ngành của trí thức thuộc Liên hiệp Hội cũng có những đóng góp quan trọng. Tiêu biểu là trí thức của một số Hội ngành như: Hội Vô tuyến - Điện tử với dự án phóng vệ tinh nhân tạo VINASAT của Việt Nam; Hội Khoa học - Kỹ thuật nhiệt đới với các nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, Cẩm Phả,Quảng Ninh; Hội Đúc - Luyện kim đối với chương trình nghiên cứu vật liệu luyện kim đen, sản xuất gang trong lò cao nhỏ; Hội Hóa học đối với đề án xây dựng nhà máy lọc dầu và phương hướng phát triển công nghiệp hóa dầu; Tổng hội y - Dược học đối với đề án về hành nghề y, dược tư nhân; Hội Luật gia đối với công tác xây dựng pháp luật và hoạt động tư pháp; Hội Khoa học lịch sử đối với việc đánh giá một số sự kiện và nhân vật lịch sử; Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam đã tham gia tư vấn, nghiên cứu thiết kế đề án quy hoạch chi tiết cho thành phố Hà Nội và các địa phương khác, 03 đề án nghiên cứu quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh 2001 - 2020; Hội khoa học kỹ thuật xây dựng Việt Nam những năm gần đây đã tham gia phản biện các vấn đề như: Dự án xa lộ Bắc - Nam; Dự án đường hầm qua đèo Hải Vân; Chiến lược phát triển giao thông của cả nước; Luật xây dựng...

Những kết quả tiêu biểu trên của Liên hiệp Hội đã mang lại những lợi ích to lớn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, khẳng định việc tư vấn, phản biện và giám định xã hội ngày càng trở thành hoạt động quan trọng. Một mặt, nó đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng soạn thảo và thực hiện các chính sách, các chương trình, dự án, đề án về phát triển kinh tế - xã hội, GD&ĐT, khoa học, công nghệ và môi trường. Mặt khác, hoạt động này càng khẳng định rõ hơn vai trò của lý luận khoa học trong hoạt động

thực tiễn, khẳng định vị trí quan trọng của tầng lớp trí thức trong CNH, HĐH đất nước nói riêng, xây dựng CNXH nói chung.

Tuy vậy, những thành tựu trên mới chỉ là bước đầu, trước những yêu cầu của

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay pot (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)