Nam là lực lượng trí thức chuyên ngành về khoa học và công nghệ lớn nhất Việt Nam hiện nay
Trong các tổ chức KH&CN ở Việt Nam hiện nay, Liên hiệp Hội là tổ chức có tiềm năng chuyên gia lớn nhất với 54/56 Hội ngành Trung ương, nơi tập hợp trí thức chuyên ngành (không tính hai Hội tập hợp chủ yếu là nông dân là Hội Nuôi ong, Hội Làm vườn Việt Nam) thuộc các lĩnh vực:
- Khoa học xã hội và nhân văn gồm 08 Hội đó là: Hội Luật gia Việt Nam, Tổng
Hội Y - Dược học Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hội Dân tộc học Việt Nam, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam.
- Khoa học tự nhiên gồm 07 Hội: Hội Vật lý Việt Nam, Hội Toán học Việt Nam,
Hội Địa lý Việt Nam, Hội Hóa học Việt Nam, Hội Khoa học Đất Việt Nam, Hội Địa Vật lý Việt Nam, Hội các ngành Sinh học Việt Nam.
- 39 Hội và Tổng hội khoa học công nghệ, cụ thể: Hội Đúc - Luyện kim Việt Nam, Hội Khoa học công nghệ Mỏ Việt Nam, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Địa chất Việt Nam, Hội Cơ học Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Cơ khí Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Hội Tin học Việt Nam, Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ Viễn thám Việt Nam, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam, Hội Bảo quản nông sản thực phẩm Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật nhiệt Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Biển Việt Nam, Hội Kế toán Việt Nam, Hội Khoa học -
Công nghệ Tự động Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Phân tích Hóa, Lý và Sinh học Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Cầu đường Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật ăn mòn và bảo vệ kim loại Việt Nam, Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Mã số Mã vạch Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Không phá hủy, Hội Thông tin tư liệu KH&CN Việt Nam, Hội Sở hữu công nghiệp Việt Nam, Hội Khoa học - Kỹ thuật Đo lường Việt Nam, Hội Bảo vệ Thực vật Việt Nam, Hội Giống cây trồng Việt Nam, Hội Khoa học Kỹ thuật - An toàn thực phẩm Việt Nam, Hội Khoa học công nghệ Lương thực thực phẩm Việt Nam, Hội Vệ sinh an toàn lao động, Hội Các phòng thử nghiệm Việt Nam, Hội Thiết bị y tế Việt Nam, Hội Dược học Việt Nam, Hội Trí thức KH&CN trẻ Việt Nam, Hội Kỹ thuật Điện lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam.
Là những đơn vị mang tính chuyên ngành, các Hội trên tập hợp được nhiều chuyên gia hàng đầu của cả nước trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Cơ cấu tổ chức rất đa dạng và phong phú với mức độ chuyên sâu và quy mô khác nhau, Có Hội hoạt động trong phạm vi chuyên ngành hẹp như: Hội Dân tộc học Việt Nam (01 đơn vị thành viên), Hội Bảo vệ thực vật Việt Nam (01 đơn vị thành viên), Hội Khoa học - Kỹ thuật ăn mòn và bảo vệ kim loại Việt Nam (10 đơn vị thành viên), Hội Vệ sinh an toàn lao động Việt Nam (03 đơn vị thành viên)… Bên cạnh đó có nhiều Hội hoạt động trong phạm vi rất rộng như Hội Khoa học Kỹ thuật Mã số Mã Vạch Việt Nam (670 đơn vị thành viên), Hội Kế toán Việt Nam (130 đơn vị thành viên),Tổng hội Y - Dược học Việt Nam (với 96 đơn vị thành viên), Hội Luật gia Việt Nam (86 đơn vị thành viên), Hội Đông y Việt Nam (70 đơn vị thành viên), Tổng Hội Xây dựng Việt Nam (47 đơn vị thành viên),… [55, tr. 14- 16].
Đội ngũ trí thức thuộc các Liên hiệp Hội được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau (từ các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp hay những người hoạt động tự do, không thuộc cơ quan, tổ chức đơn vị nào của Nhà nước, những người đã nghỉ hưu hoặc nghỉ theo các chế độ lao động), trong số họ không ít người đã và đang nắm giữ những vị trí quan trọng tại các Viện Nghiên cứu khoa học, các Bộ, ngành quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, khi gia nhập Liên hiệp Hội, họ hoạt động với tư cách là những nhà khoa học theo đúng chuyên môn của mình.
Tính chuyên ngành của đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội thể hiện ở chỗ các Hội trên chỉ tập hợp những trí thức thuộc cùng chuyên môn, lĩnh vực nhất định: Hội Toán học Việt Nam là nơi tập hợp những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu về Toán học; Hội kế toán Việt Nam chỉ tập hợp những người thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán...
Không những thế, một số Hội còn chia thành nhiều Phân hội thể hiện tính chuyên môn hóa sâu sắc. Tiêu biểu như Hội các ngành Sinh học Việt Nam có 16 Phân hội (2001) là: Động vật học, Thực vật học, Vi sinh vật học, Di chuyền học, Hóa sinh, Lý sinh, Côn trùng học, Ký sinh trùng, Công nghệ sinh học, Sinh lý người và động vật, Sinh lý thực vật, Sinh thái học, Sinh thái đất, Khoa học và công nghệ thực phẩm, Hội Sinh học phân tử và Bệnh lý thực vật, Hội những người giảng dạy Sinh học; Hội Địa chất Việt Nam gồm 10 Phân hội cụ thể là Cổ sinh - Địa tầng, Kiến tạo, Đệ tứ địa mạo, Trầm tích, Địa hóa, Khoáng học, Địa chất kinh tế, Địa chất công trình, Địa chất thủy văn, và Phân hội Công nghệ khoa,…
Trong thực tế hiện nay tại một số cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng có sự phân ngành như trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu của Nhà nước... Nhưng với tính chất là tập hợp đội ngũ trí thức chuyên ngành thì các Hội ngành Trung ương thuộc Liên hiệp Hội là nơi tập hợp được đông đảo nhất, có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay. Toàn Liên hiệp Hội tập hợp được hơn 40 vạn trí thức KH&CN Việt Nam. Riêng các Hội ngành Trung ương tập hợp được hơn 20 vạn trí thức chuyên ngành, trong đó tiêu biểu là Hội Đông y Việt Nam (50.000 hội viên), Tổng hội Y dược học Việt Nam (hơn 10.000), Hội Luật gia Việt Nam (hơn 16.000).
Với lực lượng "chất xám" chuyên ngành có quy mô và chất lượng lớn nhất nước ta hiện nay, đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp Hội là lực lượng nòng cốt của trí thức KH&CN Việt Nam. Do tập hợp trí thức cùng chuyên môn, cùng lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động nên rất thuận tiện trong việc phát huy nguồn lực trí tuệ để giải quyết những vấn đề mang tính chuyên sâu mà thực tiễn đặt ra. Sự phối hợp của nhiều nhà khoa học trong cùng lĩnh vực nghiên cứu sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn mà ngoài các Hội ngành
này, các cơ quan, tổ chức khác khó có thể có được.
Ngoài ra, Liên hiệp Hội có ưu thế về liên kết các ngành khoa học, khi cần có thể huy động được lực lượng đông đảo trí thức liên ngành đáp ứng được yêu cầu của những vấn đề đòi hỏi tri thức tổng hợp, toàn diện cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học và công nghệ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi KH&CN phát triển mạnh thì sự phân công lao động xã hội ngày càng có tính chất chuyên môn hóa cao. Nó đòi hỏi người lao động không chỉ hiểu sâu sắc, vận dụng hiệu quả những tri thức khoa học của lĩnh vực mà mình tham gia, mà nó cần ở người lao động một lượng kiến thức tổng hợp, sâu rộng, phong phú.
Tuy nhiên ngoài những lợi thế trên, đội ngũ này cũng gặp phải một số hạn chế nhất định như: do không quản lý về mặt hành chính như các cơ quan, đơn vị kinh tế - xã hội, nên cùng lúc trí thức có thể đảm nhiệm nhiều công việc, vừa tham gia sinh hoạt Hội vừa phải hoàn thành nhiệm vụ nơi công tác nên không đầu tư đúng mức cho công việc của Liên hiệp Hội. Hơn nữa, phần lớn kinh phí hoạt động không được Nhà nước cấp nên số lượng trí thức mặc dù đông nhưng không có đủ điều kiện phát huy hết năng lực của mình. Nếu khắc phục được những bất cập trên để trí thức có thể tập trung nhiều hơn cho công việc chuyên môn của Liên hiệp Hội thì sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của đặt nước.
Kết luận chương 1
Đội ngũ trí thức nước ta là một lực lượng quan trọng trong khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức. Cùng với sự phát triển của KH&CN, số lượng và chất lượng của đội ngũ này không ngừng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, đội ngũ trí thức còn nhiều bất cập trong cơ cấu và phân bố không đều, nhưng những đóng góp quan trọng cho thành công của công cuộc đổi mới đã ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của đội ngũ này đối với sự phát triển của đất nước.
Trong quá trình CNH, HĐH, đội ngũ trí thức vừa cung cấp những luận cứ khoa học, vừa là người góp phần to lớn đưa những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Với vai trò chủ thể, họ chính là lực lượng trực tiếp và đi đầu
trong việc thực hiện nội dung của quá trình CNH, HĐH. Thông qua chức năng cơ bản là phổ biến, truyền bá tri thức khoa học- kỹ thuật, trí thức còn giữ vai trò chính trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Là một bộ phận của đội ngũ trí thức Việt Nam, ngoài những đặc điểm chung, đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có những đặc thù riêng, đó là hoạt động trong một tổ chức chính trị - xã hội, là lực lượng "chất xám" chuyên ngành lớn nhất ở nước ta hiện nay. Chính vì vậy, đội ngũ trí thức trong Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã, đang tạo nên ưu thế nhất định trong việc kết hợp nghiên cứu khoa học chuyên sâu với các hoạt động mang tính liên ngành phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH và phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2
Thực trạng đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước