1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của hà nội có ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh và tổng quan đầu tư phát triển khu đô thị xanh của thành phố hà nội

10 254 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 55,28 KB

Nội dung

Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến quảnlý đầu tư phát triển đô thị xanh và tổng quan đầu tư phát triển khu đô thị xanh của thành phố Hà Nội 1.. Thành phố

Trang 1

Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến quản

lý đầu tư phát triển đô thị xanh và tổng quan đầu tư phát triển khu đô thị

xanh của thành phố Hà Nội

1 Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội có ảnh hưởng đến quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh

1.1 Các đặc điểm về tự nhiên

Hà Nội nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 8 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc; Bắc Giang - phía Đông Bắc; Bắc Ninh, Hưng Yên - phía Đông; Hà Nam ở phía Nam, Hòa Bình - Tây Nam, Phú Thọ - phía Tây; Vĩnh Phúc - phía Tây Bắc Với diện tích là 3.328,9 km2 trong đó đất đô thị là 423 km2; dân số 3.443.500 người, mật độ dân số trung bình 2.136 người /

km2 (trong đó mật độ dân số đô thị trung bình là 8.141,5 người /km2), Hà Nội là một trong 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới (Hà Nội đứng thứ 13), là đầu mối giao thông quan trọng không chỉ vùng đồng bằng Bắc bộ, mà còn của cả nước, khu vực và thế giới

Thủ đô Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển trung tâm văn hóa kinh tế -chính trị của cả nước Hà Nội có vị thế “rồng cuộn, hổ ngồi”, các mạch núi Tây Bắc và Đông Bắc đã hội tụ về đây (Hoàng Liên Sơn, Tam Đảo, các cánh cung Đông Bắc), và các dòng sông cũng tụ thủy về Hà Nội để rồi phân tỏa về phía biển Đông (sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Chảy, sông Cầu, sông Hồng, sông Thái Bình) Hà Nội có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên cho phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa Hà Nội là đầu mối giao thông bằng đường

bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế

Trang 2

Thành phố Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 12 năm 2000 [7] đã xác định: Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế”

Địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồng bằng Điều này ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Một trong những nét đặc trưng của Hà Nội là có nhiều hồ, đầm tự nhiên Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa cũng như do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng Hồ, đầm của Hà Nội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho thành phố, điều hòa khí hậu cho khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng

Khí hậu Hà Nội mang khí hậu nhiệt đới gió mùa Thời tiết có sự khác biệt giữa mùa nóng và mùa lạnh, nhiệt độ trung bình mùa đông là 16,50C, trung bình mùa hạ là 29,50C Lượng mưa trung bình hàng năm vào 1.800 mm

1.2 Các đặc điểm về kinh tế - xã hội có liên quan đến đầu tư phát triển đô thị xanh của Hà Nội

Trong giai đoạn 2010 - 2017, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12 13%/ năm Trong đó, dịch vụ: 12,2 - 13,5%; công nghiệp -xây dựng: 13 - 13,7%; nông nghiệp: 1,5-2,0% GDP bình quân/người năm 2017: từ 85 triệu đồng đến

90 triệu đồng, năm 2018 GDP bình quân đầu người tăng 6,81% so với năm

2017 (Ước tính từ 90 triệu đồng đến 96 triệu đồng)

Do mở rộng địa giới hành chính Hà Nội (từ năm 2008) nên dân số là 6,45 triệu người, mật độ trung bình là 1.926 người/km2, Hà Nội được tổ chức thành

29 quận, huyện với 577 phường, xã và thị trấn (tính đến 31/12/2008) Đến năm

Trang 3

2017, dân số toàn thành phố là 7.742.200 người, mật độ trung bình là 1.979 người/km2 Hà nội có 4 điểm cực: Cực bắc là xã Bắc Sơn huyện Sóc Sơn, cực Tây là xã Thuần Mỹ huyện Ba Vì, cực Nam là xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức, cực Đông là xã Lệ Chi huyện Gia Lâm

Quá trình đô thị hóa mạnh nên hầu hết các sông ở Hà Nội bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vì hàng ngày lượng nước thải chưa được xử lý xả thẳng vào các sông là rất lớn

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước tăng cường, thay đổi diện mạo của thủ đô Quy hoạch các khu công nghiệp và chú trọng đầu tư hạ tầng vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ Đẩy nhanh tốc độ đầu tư các dự

án trọng điểm, tạo môi trường thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài

Ngành dịch vụ được chú trọng phát triển cả về quy mô, ngành nghề, xây dựng và hoàn thành các khu công nghiệp, khu đô thị mới, nhà ở xã hội…

Công tác quy hoạch xây dựng tổng thể của thành phố Hà Nội được triển khai quyết liệt nên bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể

2 Tổng quan đầu tư phát triển khu đô thị xanh của thành phố Hà Nội

2.1 Tổng quan về phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội

a) Tổng quan về phát triển đô thị xanh

Hà Nội - Thành phố vì hòa bình, văn hiến, văn minh, hiện đại; để Hà Nội xứng tầm là trái tim của tổ quốc, là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế, xã hội của cả nước Năm 2008 mở rộng địa giới hành chính - Hà Nội trở thành thành phố đứng đầu cả nước về diện tích là 3.348,5 km2, là Thủ

đô lớn đứng thứ 13 trên thế giới Theo Đồ án Quy hoạch chung của xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do liên danh PPJ và

Trang 4

Bộ Xây dựng [42] và Quyết định số 222/QĐ-TTg của Chính phủ [16] thì Hà Nội gồm trung tâm hạt nhân, 05 đô thị vệ tinh và một số đô thị sinh thái, thị trấn hiện hữu khác Đô thị trung tâm hạt nhân được giới hạn từ đô thị lõi cũ kéo

về phía Tây đến tuyến đường vành đai 4, kéo về phía Bắc và Đông Bắc sông Hồng gồm khu vực Mê Linh, Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm Năm đô thị vệ tinh được xác định gồm có Hòa Lạc, Sơn Tây, Phú Xuyên, Xuân Mai và Sóc Sơn

Theo Đồ án Quy hoạch thì phía Tây thành phố sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ Để đạt được điều này thì Chính phủ và chính quyền thành phố đã có chủ trương xây dựng các đô thị hiện đại hơn, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn theo hướng đô thị xanh, văn minh, hiện đại và bền vững Trong những năm gần đây

đã xây dựng và phát triển một số khu đô thị sinh thái, khu đô thị xanh như: Vinhome Riverside, Gamuda… để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

Đầu tư phát triển đô thị xanh ở thành phố Hà Nội xét trên các khía cạnh: kinh

tế, xã hội và môi trường Thứ nhất, về khía cạnh kinh tế ta thấy hài hòa và tương quan với cấu trúc của toàn đô thị là chưa hợp lý Điều này được thể hiện

là các khu đô thị xanh có vị trí độc lập, nằm trên vị trí xa trung tâm thành phố hoặc nằm ở các vùng ven đô Các khu đô thị xanh được xây dựng xen kẽ với các khu đô thị cũ nên việc quản lý đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn, không đồng bộ về quy hoạch xây dựng cũng như cơ sở hạ tầng, giao thông… Mặt khác, Đầu tư phát triển đô thị xanh chính là tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội ngày càng tăng Hà Nội đã đầu tư phát triển một vài khu đô thị xanh: Khu đô thị xanh Vinhomes Riverside, Khu đô thị xanh Gamuda Gardens, Khu đô thị sinh thái Vincom Riverside, Khu đô thị xanh The Manor Park Đại Kim, Khu đô thị xanh Hà Nội Gardens City, Khu đô thị xanh EcoHome Phúc

Trang 5

Lợi, Khu đô thị xanh Vinhomes Gardenia Cầu Diễn, Khu đô thị xanh Vinhomes Gadenia Mỹ Đình, Khu đô thị xanh Pentstudio Tây Hồ…

Do quy hoạch chi tiết chưa hợp lý, các khu đô thị ở Hà Nội xây dựng cách xa trục giao thông, một số khu đô thị bám sát mặt đường thì bị ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân và các phí tổn kinh tế khác

Mặt khác, tiếp cận các khu đô thị xanh với các khu chức năng chưa hợp lý đặc biệt là khu trung tâm với nơi làm việc, trường học, bệnh viện… Như vậy, vấn

đề đặt ra trong việc đầu tư phát triển đô thị xanh của thành phố Hà Nội là: Hà Nội cần quy hoạch các khu đô thị xanh - thông minh - hiện đại, có định hướng

sử dụng quỹ đất đô thị sao cho hợp lý Từ đó chuyển thành các kế hoạch chi tiết

để định hướng đầu tư phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển kinh tế -xã hội của thành phố

Thành phố cần có chiến lược sử dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kinh

tế trọng điểm, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư phát triển đô thị xanh đưa Thủ đô trở thành một thành phố xanh - thông minh - hiện đại nhất cả nước, xứng đáng là

“trái tim” của cả nước; trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa… của cả nước Mục tiêu của chiến lược này là phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông tốc độ cao mang tính cạnh tranh toàn cầu với mục tiêu hỗ trợ cho đầu tư phát triển đô thị xanh là trọng tâm

Cần ban hành chính sách tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường đô thị, đa dạng hóa các nguồn năng lượng, giao thông đô thị xanh, thông minh, hệ thống chiếu sáng đô thị thông minh Bên cạnh đó phải sử dụng hệ thống năng lượng tái tạo Bên cạnh đó, chính quyền thành phố đưa ra các quy định về các công trình xây mới khách sạn, bệnh viện, trường học… cần xây dựng vật liệu thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải CO2

Trang 6

b) Giới thiệu một số khu đô thị xanh đáng sống nhất của Thủ đô Hà Nội:

* Khu đô thị Gamuda Gardens:

Gamuda - khu đô thị với quy mô đẳng cấp quốc tế được chủ đầu tư Tập đoàn Gamuda Berhad - Malaysia trải rộng trên khuôn viên 500 hecta tại quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội Dự án được ôm trọn trong vòng tay xanh mát và thanh bình của hồ nước tự nhiên cùng với cảnh quan tuyệt đẹp của công viên Yên Sở và các công viên vệ tinh Quy hoạch toàn diện về xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển khu đô thị Gamuda Gardens mang đến một cộng đồng bền vững và một môi trường sống lành mạnh cho cư dân với những tiện ích đồng

bộ, đầy đủ và hoàn thiện

Lấy cảm hứng từ những yếu tố lịch sử của thủ đô và mang đến một trải nghiệm mới với những giá trị truyền thống và đương đại, Gamuda Gardens sẽ mang lại những lợi ích lớn lao trong việc thúc đẩy những giá trị văn hóa và cộng đồng, cơ hội kinh doanh và đầu tư cũng như phát triển du lịch tại vùng đất phía Nam Hà Nội Đây thực sự là một thay đổi lớn mang đến cho cư dân thành phố một lựa chọn sống mới, xanh và an toàn hơn (Xem hình ảnh ở phụ lục 02)

* Khu đô thị xanh Times City

Được đúc kết dựa trên ý tưởng về một khu đô thị hiện đại mang phong cách

kiến trúc sinh thái thân thiện của Đảo quốc Singapore Tọa lạc trên khu đất thuộc phường Vĩnh Tuy quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội Tổ hợp căn hộ đẳng cấp Times City đã mang đến một không gian sống sang trọng, đẳng cấp với đầy đủ các công trình tiện ích hiện đại và tiện nghi trong diện tích 364.500 m2, là nơi cư dân yên tâm tận hưởng cuộc sống tiện nghi, hoàn hảo

Park Hill Premium là một dự án chung cư cao cấp thuộc lô đất của quần thể khu đô thị Times City Thừa hưởng toàn bộ cảnh quan xanh như chuỗi công viên cây xanh và hồ nước rộng trên 100.000 m2, vườn dưỡng sinh trên cao hiện

Trang 7

đại, quảng trường nhạc nước và hệ thống cảnh quan 10 héc ta cùng các tiện ích cảnh quan hài hòa, tinh tế Các căn hộ Park Hill Premium hướng tới sự năng động, thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, mỗi căn hộ đều được bố trí các khe sáng và mặt thoáng tự nhiên (Xem hình ảnh ở phụ lục 02)

* Khu đô thị xanh Vinhomes Riverside

Vinhomes Riverside thuộc quận Long Biên thành phố Hà Nội, được thiết kế

và thi công xây dựng theo mô hình của thành phố Venice - Italy Khu đô thị xanh Vinhomes Riverside tọa lạc tại cửa ngõ phía Bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 6,5 km; có hệ thống giao thông thuận tiện với các tuyến đường hiện đại, có hệ thống sông bao quanh các biệt thự kết hợp với cây xanh tạo nên môi trường sinh thái hài hòa, một nơi đáng sống, lý tưởng nhất, hiện đại bậc nhất của Thủ đô (Xem hình ảnh ở phụ lục 02)

2.2 Tổng quan về đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội

Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được lập với mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố xanh - văn hiến - văn minh - hiện đại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 [15] Cấu trúc đô thị được thiết lập trên cơ sở của các yếu tố phát triển bền vững, là một cấu trúc đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc Đầu tư phát triển đô thị thực thi được phải có nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị Nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị nói chung, đô thị xanh nói riêng bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước Nguồn vốn trong nước bao gồm nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tín dụng đầu

tư phát triển của Nhà nước, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân Nguồn vốn nước ngoài bao gồm nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI

Để có được nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị cao nhất, hiệu quả nhất nhà nước

Trang 8

cần có chính sách ưu thu hút đầu tư, huy động vốn tối đa tư các nguồn khác

nhau, ở trong nước cũng như nước ngoài

Huy động vốn đầu tư phát triển đô thị xanh của chính quyền thành phố Hà Nội luôn được chú trọng và quan tâm đặc biệt Cụ thể: Các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển đô thị nói chung, đầu tư phát triển đô thị xanh nói riêng ngày càng được nâng cao Các nguồn vốn huy động góp phần quan trọng tạo nên tốc

độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội rất cao và ổn định

Theo cục thống kê Hà Nội thì vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội hàng năm rất cao Từ năm 2012 đến năm 2017 huy động được

1.763.926 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, tình hình huy động vốn hàng năm tăng đều riêng năm 2016 bị giảm do nền kinh tế bị suy thoái, đến năm 2017 lại có chiều hướng tăng lên, điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1 Vốn đầu tư phát triển hàng năm trên địa bàn TP Hà Nội

Năm Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội,

Cục Thống kê Hà Nội hàng năm từ 2012 - 2017 [21÷28]

Từ bảng 2.1 ta lập được biểu đồ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội hàng năm như sau:

Trang 9

Nguồn: Tác giả xây dựng và tổng hợp

Hình 2.2 Biểu đồ vốn đầu tư phát triển hàng năm

Vốn đầu tư trực tiếp nước nước ngoài từ năm 2010 đến năm 2017, tổng số vốn đăng ký 8.021 triệu đô la Mỹ; tổng số vốn thực hiện là 11.490 triệu đô la

Mỹ, như vậy vốn thực hiện so với vốn kế hoạch là 1,43 %, năm 2010 vốn thực hiện là 4.270 triệu USD nhưng đến năm 2017 vốn thực hiện là 1.012 triệu USD tăng 23,7% (so với năm 2010) điều này được thể hiện chi tiết ở bảng sau:

Bảng 2.2 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hà Nội

được cấp mới

Tổng vốn đăng ký (triệu USD)

Vốn thực hiện (triệu USD)

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

2012 2013 2014 2015 2016 2017

Trang 10

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2017 [27]

Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành phân theo loại công trình được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3 Giá trị sản xuất ngành xây dựng hàng năm

ĐVT: Tỷ đồng

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 2017 [27]

Từ bảng trên ta thấy, với công trình nhà để ở thì giá trị xây dựng năm

2017 là 92.576 tỷ đồng tăng 185,55% so với năm 2010 là 49.893 tỷ đồng

Đầu tư phát triển đô thị xanh trong những năm gần đây được chính quyền thành phố quan tâm đặc biệt Tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố hàng năm luôn được đưa ra thảo luận về đầu tư phát triển đô thị, nhu cầu về vốn, quản lý đầu tư phát triển đô thị, quản lý về vốn đầu tư sao cho hiệu quả, công tác quy hoạch luôn được chú trọng, xây dựng đô thị xanh có trọng tâm, trọng điểm nhưng phải phù hợp với phát triển đô thị chung của thành phố, đảm bảo kiến trúc cảnh quan, bảo tồn văn hóa di sản, môi trường đô thị tốt, giao thông

và hạ tầng đô thị hài hòa, hợp lý, luôn đáp ứng nhu cầu dân cư đô thị

Năm Phân lo ại công trình

Ngày đăng: 06/04/2019, 09:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w