1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp để loại trừ và nắm bắt những khó khăn thách thức của doanh nghiệp việt nam trên trường quốc tế

29 362 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 199,5 KB

Nội dung

Các giải pháp để loại trừ và nắm bắt những khó khăn thách thức của các Doanh nghiệp Việt Nam trên trường Quốc tế.

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 2

1 Các nguyên tắc áp dụng trong quan hệ kinh tế quốc tế 3

1.1 Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) 3

1.2 Chế độ đối xử quốc gia (NT) 4

1.3 Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) 5

2 Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế 8

2.1 Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam 8

2.1.1 Thành công 8

2.1.2 Hạn chế 12

2.2 Đặc điểm các doanh nghiệp Việt Nam 14

2.2.1 Thành công 14

2.2.2 Hạn chế 16

3 Cơ hội và thách thức khi Việt Nam thực thi đầy đủ các nguyên tắc sau khi gia nhập WTO 19

3.1 Thách thức 20

3.2 Cơ hội 22

4 Các giải pháp để nắm bắt cơ hội và loại trừ những khó khăn thách thức 24

Lời kết 28

Tài liệu tham khảo 29

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Thực hiện đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại,Việt Nam đã và đang dần dần từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực vàthế giới thể hiện qua việc gia nhập WTO Quá trình hội nhập đó đòi hỏi việc xâydựng và áp dụng chính sách phải tính đến luật pháp và thực tiễn quốc tế Đối vớilĩnh vực thương mại, các nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế đang dầndần được nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam

Đối xử tối huệ quốc (MFN) , Đối xử quốc gia (NT) và chế độ thuế quan ưuđãi phổ cập (GPS) là ba nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế, chúng đều

có chung bản chất là không phân biệt đối xử hay nói cách khác là đối xử bìnhđẳng Ba nguyên tắc này được thể hiện rất rõ nét thông qua các Hiệp định của

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời chúng cũng là những nguyêntắc quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế thương mại khu vực và songphương

Nhằm đảm bảo các mối quan hệ thương mại được tiến hành trên nguyên tắcbình đẳng, cùng có lợi, việc đàm phán và áp dụng MFN, NT và GPS trong quan

hệ thương mại quốc tế là một vấn đề quan trọng giúp cho hàng hoá và dịch vụcủa chúng ta có được môi trường bình đẳng để cạnh tranh với hàng hoá tương tựcủa các nước khác, đó sẽ là cơ hội lớn nếu doanh nghiệp biết áp dụng khéo léocác nguyên tắc quốc tế nhưng đó sẽ là trở ngại nếu doanh nghiệp không thíchnghi được với các nguyên tắc này Các điểm quan trọng của ba nguyên tắc, qua

đó chỉ ra những cơ hội, thách thức đối với doanh nghiệp, đồng thời đề ra nhữnggiải pháp để doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội và loại bỏ thách thức

Trang 3

1 Các nguyên tắc áp dụng trong quan hệ kinh tế quốc tế

1.1 Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)

 Lịch sử hình thành và phát triển

Thuật ngữ "đãi ngộ Tối huệ quốc" được ra đời vào cuối thế kỷ 19 trongthực tiễn thương mại của Hoa Kỳ Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ đã đưa ra chế độTối huệ quốc trong các hiệp định song phương như cơ sở để xúc tiến thương mạivới một số đối tác châu Âu có quan hệ thương mại mật thiết với mình (ví dụ:Pháp, Hà Lan) Đãi ngộ Tối huệ quốc vào thời điểm ra đời chỉ mang ý nghĩa củachế độ thương mại thuận lợi nhất mà quốc gia sở tại có thể dành cho hàng hoánhập khẩu đối tác thương mại của mình Quy chế này mang tính chất có đi cólại Nói cách khác đó là "chế độ đối xử bình đẳng giữa những thực thể được ưuđãi"

Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại hiện đại, quy chế Tối huệ quốc mang

ý nghĩa chuẩn mực của sự đối xử ưu đãi mà một quốc gia phải dành cho các đốitác thương mại của mình Nói cách khác, quốc gia phải bảo đảm dành cho tất cảcác quốc gia đối tác một chế độ ưu đãi thương mại thuận lợi như nhau Năm

1948, quy chế này chính thức được GATT (Hiệp định chung về thuế quan vàmậu dịch) đưa vào điều 1 của GATT, nay tổ chức này đổi tên là Tổ chức mậudịch quốc tế (WTO), coi đây là cơ sở quan trọng kêu gọi các nước hội viên chonhau hưởng chế độ tối huệ quốc để thúc đẩy buôn bán giữa các nước hộiviên.Trong các điều ước quốc tế về thương mại cũng như luật thương mại quốcgia, đãi ngộ tối huệ quốc thường được thể hiện dưới dạng quy định yêu cầu cácsản phẩm hàng hoá dịch vụ có xuất xứ từ một quốc gia đối tác được hưởng chế

độ thương mại "không kém ưu đãi hơn chế độ ưu đãi nhất" mà quốc gia sở tạidành cho các những sản phẩm hàng hoá dịch vụ tương tự của bất kỳ quốc gianào khác Với sự tồn tại của chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, các quốc gia sẽ đượcbảo đảm rằng quốc gia đối tác thương mại của mình sẽ không dành cho quốc giakhác chế độ thương mại ưu đãi hơn, qua đó triệt tiêu lợi thế cạnh tranh tự nhiêncủa họ đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ cụ thể trong cạnh tranh với các quốcgia liên quan đó

 Định nghĩa

Nguyên tắc Tối huệ quốc (Most Favourde Nation Rule-MFN) là nguyên tắctruyền thống trong quan hệ kinh tế quốc tế và phổ biến nhất trong lĩnh vựcthương mại Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản được áp dụng đối vớiquan hệ thương mại hàng hoá, quan hệ thương mại dịch vụ, quan hệ đầu tư, việctạo thuận lợi cho kinh doanh

Trang 4

1 - Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các quan

hệ kinh tế - thương mại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào,thì cũng được dành cho bên tham gia kia được hưởng một cách không điều kiện

2 - Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ kinh tế thươngmại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế và

các tổn phí cao hơn những thuế quan hoặc những thủ tục phiền toái hơn những

thuế quan và thủ tục đang hoặc sẽ áp dụng đối với hàng nhập vào từ nước thứ banào khác Theo luật pháp quốc tế thì đây là một nguyên tắc điều chỉnh các mốiquan hệ thương mại và kinh tế giữa các nước trên cơ sở các hiệp định, hiệp ướcgiữa các nước một cách bình đẳng và cùng có lợi Do đó xét theo góc độ luậtpháp quốc tế thì điều chủ yếu của quy chế tối huệ quốc là không phải cho nhauhưởng các đặc quyền, mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủquyền về các cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế

 Bản chất

Quy chế Tối huệ quốc là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền, mà làđảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về các cơ hội giao dịchthương mại và kinh tế

Mục đích của việc sử dụng nguyên tắc MFN trong buôn bán quốc tế lànhằm chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho điều kiện cạnhtranh giữa các bạn hàng ngang bằng nhau nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữacác nước đang phát triển Mức độ và phạm vi áp dụng nguyên tắc MFN phụthuộc vào mức độ quan hệ thân thiện giữa các nước với nhau

* Áp dụng chế độ tối huệ quốc không điều kiện : là nguyên tắc nước nàycho nước khác hưởng chế độ MFN mà không kèm theo điều kiện ràng buộc nàocả

1.2 Chế độ đối xử quốc gia (NT)

 Định nghĩa

Là nguyên tắc quan trọng được quy định trong nhiều hiệp định thương mạisong phương và đa phương, cùng với nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN)tạo nên nguyên tắc cơ bản không phân biệt đối xử của WTO

Trang 5

Nguyên tắc này đòi hỏi những sản phẩm nước ngoài và nhiều khi cả cácnhà cung cấp nước ngoài được đối xử trên thị trương nội địa không kém ưu đãihơn (ngang bằng) so với sản phẩm nội địa cùng loại và các nhà cung cấp nội địa.

 Bản chất

Nguyên tắc đối xử quốc gia được hiểu là sự đối xử bình đẳng giữa các đốitượng trong nước với các đối tượng tương tự của nước thành viên khác Nguyêntắc đối xử quốc gia áp dụng trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và

sở hữu trí tuệ

 Cơ chế thực thi

Nguyên tắc đối xử quốc gia chỉ được áp dụng một khi một sản phẩm, dịch

vụ hay quyền sở hữu trí tuệ nào đó đã vào thị trường nội địa Chính vì thế, việcđánh thuế quan đối với một loại hàng nhập khẩu không được coi là vi phạmnguyên tắc này cho dù các sản phẩm sản xuất trong nước không phải chịu loạithuế tương đương nghĩa là bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã quabiên giới, trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vàothị trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xử ngang bằng (không kém ưu đãi hơn)với sản phẩm tương tự được sản xuất trong nước

1.3 Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP)

 Lịch sử hình thành và phát triển

GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước công nghiệp phát triểndành cho một số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang pháttriển (gọi là các nước nhận được ưu đãi) Áp dụng GSP cho phép giảm thuếnhập khẩu theo chế độ tối huệ quốc hoặc miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu đối vớihàng hoá có xuất xứ nhập khẩu từ các nước đang phát triển

Lần đầu tiên Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển(UNCTAD) thông qua việc áp dụng hệ thống thuế quan ưu đãi chung(GSP)dành cho các nước đang phát tnển Mục tiêu của việc áp dụng GSP là giúp chocác nước đang phát triển tăng khả năng xuất khẩu, mở rộng thị trường, khuyếnkhích phát triển công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của các nướcnày

Trên cơ sở của Hệ thống GSP, mỗi quốc gia xây dựng một chế độ GSP choriêng mình với những nội dung, quy định, mức ưu đãi khác nhau tuy nhiên mụctiêu của hệ thống GSP vẫn được đảm bảo

 Định nghĩa

Hệ thống ưu đãi phổ cập, tên tiếng Anh là Generalized System ofPreferences (viết tắt GSP), là một hệ thống mà theo đó các nước phát triển, đượcgọi là các nước cho hưởng, cho các nước đang phát triển, được gọi là các nước

Trang 6

được hưởng, hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế Chế độ ưuđãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt và không đòi hỏi bất kỳnghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển Nội dung chính của chế độ thuếquan ưu đãi phổ cập là:

+ Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đanghoặc kém phát triển

+ GSP áp dụng cho các loại mặt hàng công nghiệp thành phẩm hoặc bánthành phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến

 Bản chất

Các mục tiêu chính của GSP là:

- Tạo điều kiện để các nước đang phát triển thấy được khả năng tiềm tàng

về mở rộng buôn bán phát sinh từ chế độ GSP và tăng cường khả năng sử dụngchế độ này

- Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng

- Thúc đẩy công nghiệp hoá của các nước này

- Đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của những nước này

- Phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán theochế độ này

- Giúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những điểm trọng tâm trong nước

để tăng cường sử dụng GSP

- Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như thuếchống phá giá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục giấy phép nhậpkhẩu, và pháp luật thương mại khác quy định các điều kiện thâm nhập thị trườngcác nước cho hưởng

Chế độ ưu đãi phổ cập mới không có giới hạn ưu đãi Các hạn ngạch trướckia, khối lượng xác định được miễn thuế hoặc các mức trần hạn chế khối lượnghàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi đã được loại bỏ Miễn giảm thuế được điềuchỉnh theo mức độ nhạy cảm của sản phẩm mà đã được chia làm bốn loại sau:

- Các sản phẩm rất nhạy cảm: ví dụ như dệt may, quần áo

- Các sản phẩm nhạy cảm: ví dụ như sản phẩm da, giày dép

- Các sản phẩm bán nhạy cảm: đồ trang sức, hàng điện tử và một số hàngda

- Các sản phẩm không nhạy cảm: nội thất bằng gỗ, đồ chơi, trò chơi, hàngthể thao

 Cơ chế thực thi

Trang 7

Nước cho hưởng ưu đãi GSP:

Những nước đang có chế độ ưu đãi phổ cập:

Hiện nay, có 16 chế độ ưu đãi khác nhau đang hoạt động tại 28 nước pháttriển, bao gồm 15 nước thành viên của EU

EU: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Ailen, Italy, Luc Xăm Bua, Hà Lan, Anh, HyLạp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Bồ Đào Nha, Pháp

Nhật, Niu - Di - Lân, Thuỵ Sĩ, Bun - Ga - Ry, Hung - Ga - Ry, Séc, Ba Lan,Nga, các quốc gia trung lập (CIS), Ca - Na - Đa, Na - Uy, Ôx-Trây-Lia, Ru-Ma-Ni

Nước được hưởng GSP:

Bao gồm những nước đang phát triển và những nước kém phát triển Cácnước kém phát triển thường được hưởng một chế độ đặc biệt riêng, có nhiều ưuđãi hơn các nước đang phát triển Đối với mỗi quốc gia dành ưu đãi, các nướcđược hưởng được liệt kê trong danh sách ban hành kèm theo chế độ GSP Danhsách này có thể được sửa đổi bổ sung

Hàng hoá được hưởng ưu đãi.

Hàng hoá được hưởng ưu đãi được phân loại thành hai nhóm: các sản phẩmcông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp

Danh mục hàng hoá được hưởng được các nước cho hưởng ưu đãi banhành có sửa đổi định kỳ và được xây dựng trên có sở biểu thuế xuất nhập khẩucủa nước đó

Việc bổ sung hay loại bỏ một mặt hàng nào đó trong danh mục được cácnước cho hưởng ưu đãi thực hiện dựa trên tình hình sản xuất trong nước mặthàng đó

Không phải bất kỳ sản phẩm nào nhập khẩu vào các nước cho hưởng từnhững nước được hưởng đều được miễn hay giảm thuế theo GSP Để đượchưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP, hàng nhập khẩu vào thị trường những nướccho hưởng phải thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản sau

Điều kiện xuất xứ :

Mục đích chính của Điều kiện xuất xứ là đảm bảo là những lợi ích của chế

độ ưu đãi thuế quan theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) chỉ được dành chonhững sản phẩm mà thực sự có được do thu hoạch, sản xuất, gia công hoặc chếbiến ở những nước xuất khẩu được hưởng

Một mục đích nữa là những sản phẩm xuất xứ ở một nước thứ ba, ví dụ làmột nước không được hưởng, chỉ quá cảnh qua, hoặc đã chỉ trải qua một giaiđoạn chế biến không đáng kể hoặc không ảnh hưởng tới thành phần, bản chất

Trang 8

của sản phẩm tại một nước được hưởng ưu đãi, sẽ không được hưởng ưu đãi từchế độ thuế quan GSP.

Điều kiện vận tải:

Quy định bắt buộc sản phẩm có xuất xứ phải được vận chuyển thẳng từnước được hưởng đến nước cho hưởng là một vấn đề quan trọng phổ biến củatất cả các quy tắc xuất xứ GSP trừ của Úc Mục đích của quy định này là chophép cơ quan hải quan nước cho hưởng nhập khẩu bảo đảm rằng sản phẩm nhậpkhẩu chính là những sản phẩm từ nước được hưởng, có nghĩa là chúng không bịtác động, thay thế, gia công chế biến thêm hoặc được đưa vào buôn bán tại bất

kỳ nước thứ ba trung gian nào

Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ:

Việc đòi ưu đãi từ chế độ GSP phải được chứng minh bằng chứng từ phùhợp về xuất xứ và vận tải

Với ưu đãi thuế quan GSP được hưởng, hàng hoá của các nước được hưởng

sẽ có thêm ưu thế trong thị trường nứơc nhập khẩu Tuy nhiên, hàng hoá này sẽtạm thời không được hưởng ưu đãi thuế quan GSP nữa trong một số trường hợpnhất định Khi một hàng hoá nhập khẩu theo GSP ảnh hưởng đến công nghiệpsản xuất mặt hàng đó trong nước, nước cho hưởng ưu đãi sẽ thực hiện nhữngbiện pháp cần thiết theo cơ chế bảo vệ của hệ thống GSP Có nhiều cơ sở để xácđịnh hàng hoá nhập khẩu theo GSP có ảnh hưởng tới nền công nghiệp nội địakhông, thường là một mức trần về khối lượng nhập khẩu, về khối lượng trị giáthực hiện

2 Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam trước ngưỡng cửa hội nhập quốc tế

2.1 Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam

2.1.1 Thành công

 Việc gia nhập WTO đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trườngquốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao, Các đối tác kinh tế, thương mại đánhgiá Việt Nam như là một đối tác quan trọng và giàu tiềm năng của khu vựcÐông - Nam Á Vai trò của nước ta trong các hoạt động của WTO, ASEAN,APEC, ASEM và các tổ chức quốc tế ngày càng được nâng cao Ðặc biệt, việc

Trang 9

trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008

-2009 đã chứng tỏ uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam

 Việc điều chỉnh thể chế kinh tế, hoàn thiện từng bước khung pháp lý,xóa bỏ các rào cản và nâng cao tính minh bạch trong chính sách kinh tế, thươngmại, cải thiện môi trường kinh doanh đã làm tăng hiệu quả và thúc đẩy kinh tếphát triển bền vững hơn Nhận thức của người dân và các doanh nghiệp về việctham gia WTO đã có sự chuyển biến tích cực Mặc dù chịu ảnh hưởng củakhủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn là nơi hấp dẫn cácnhà đầu tư nước ngoài vào một số ngành như điện tử, tin học, dệt may, luyện vàcán thép, ngân hàng, tài chính bảo hiểm, bất động sản ,GDP năm 2008 củanước ta vẫn tăng trưởng ở mức 6,23%, xuất khẩu vẫn bảo đảm nhịp độ tăngtrưởng khá: Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9%

so với năm 2006 Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn và hànghóa của Việt Nam đã thâm nhập tốt hơn, đứng vững hơn trong các thị trường lớnnhư Hoa Kỳ, EU,

 Do việc điều chỉnh chính sách kinh tế theo các cam kết quốc tế, môitrường kinh doanh và đầu tư trở nên thông thoáng và minh bạch hơn, dẫn đếnviệc gia tăng luồng vốn FDI vào Việt Nam Năm 2007, Việt Nam đã thu húttrên 20,3 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2006 Sang năm 2008, dù tình hìnhkinh tế thế giới xấu đi, nhưng vốn FDI cam kết đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần

ba lần năm 2007 Ðiều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vàotiến trình hội nhập, mở cửa thị trường, cũng như vào triển vọng và tiềm năngphát triển kinh tế của Việt Nam, tin tưởng vào sự ổn định chính trị, xã hội vànhững quyết sách tích cực và hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc đốiphó với cơn khủng hoảng tài chính hiện nay Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủnghoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm 2008, nhưng GDP vẫn đạt mức tăng trưởngkhoảng 6,5%, tuy có giảm hơn so với năm 2007, thu hút đầu tư nước ngoài tăngrất mạnh trong năm 2007, năm 2008, số vốn đăng kí đạt gần 64 tỉ USD

 Việc mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết WTO góp phần phát triển

cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ cho các nhà sản xuất, dẫntới việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài Mặt khác, thông qua việc liêndoanh, hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được tăngcường thêm về vốn, trình độ quản lý, nhân sự và phát triển công nghệ

 Ngành công nghiệp Việt Nam đã phát triển theo hướng tích cực, sản xuấtcông nghiệp đạt năng suất tương đối cao: Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệpđạt trên 574 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với 2006; Năm 2008 ước đạt 650nghìn tỷ đồng tăng 14,6% so với năm 2007; Các ngành sản xuất sử dụng nhiềulao động như thủy sản, may mặc, giày dép, đồ nội thất, thủ công cũng có tốc độtăng trưởng cao

Trang 10

 Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm

2008, nhưng GDP của Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng khoảng 6,5%, tuy cógiảm hơn so với năm 2007, thu hút đầu tư nước ngoài tăng rất mạnh trong năm

2007, đặc biệt đạt kỷ lục số vốn đăng kí cao gần 64 tỉ USD trong năm 2008.Việc gia nhập WTO sẽ làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế qua đó tăng hiệu quả vàthúc đẩy kinh tế phát triển bền vững hơn nữa Một mặt, các cam kết mở cửa thịtrường sẽ tác động lên giá nhập khẩu, việc cắt giảm thuế quan sẽ tăng sức épcạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nước, vì vậy việc tái cơ cấu ở một sốngành để đứng vững và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao Mặtkhác, thị trường ổn định hơn khi ta gia nhập WTO cũng là điều kiện để cho cácngành phát triển theo định hướng xuất khẩu có hiệu quả hơn so với phát triểntheo định hướng thay thế nhập khẩu

 Gia nhập WTO sẽ làm gia tăng cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoàicho các sản phẩm Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 21,9% sovới năm 2006, năm 2008 tăng 29,5% so với năm 2007, mặt hàng xuất khẩu cũng

đa dạng hơn, hàng dệt may và giầy dép trở thành ngành sản xuất có kim ngạchxuất khẩu lớn nhất do thuế đã được giảm và Hoa Kỳ đã xoá bỏ hạn ngạch đốivới mặt hàng này, kết quả trực tiếp có được từ việc đàm phán gia nhập WTO.Một tác động gián tiếp của WTO là sự thay đổi tích cực hơn trong chuyển dịch

cơ cấu xuất khẩu, từ sản phẩm thô (dầu mỏ, than đá, gạo) sang sản phẩm chếbiến (dệt may, gỗ nhựa), tỷ trọng dầu thô trong kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ21,0% năm 2006 xuống còn 17,5% năm 2007 và 16,5% năm 2008 Doanhnghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu vào toàn bộ 148 nước thành viên của WTOvới mức thuế ưu đãi, thâm nhập được vào các thị trường trọng yếu trên thế giớinhư Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, do thị trường được

mở rộng và không bị phân biệt đối xử; Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, khảnăng cạnh tranh của hàng xuất khẩu càng cao, nhưng Việt Nam càng có nguy cơphải đối mặt với những vụ điều tra chống bán phá giá do các thành viên WTO

áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, cơ chế phi thị trường mà ViệtNam sẽ chỉ được các nước loại bỏ sau năm 2018 sẽ là một trở ngại lớn đối vớicác nhà xuất khẩu Việt Nam Tuy nhiên, vị thế thành viên WTO sẽ giúp ViệtNam thuận lợi hơn trong các vụ kiện do ta có thể phối hợp với các nước thànhviên WTO khác có chung lợi ích để có tiếng nói chung

Sự gia tăng nhập khẩu cũng là một tác động của việc gia nhập WTO, tổngkim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 62,68 tỷ USD, tăng 39,6% so với năm 2006;năm 2008 đạt 79,9 tỷ USD, tăng 27,5% so với năm 2007 Nhập khẩu tăng mạnh

do tăng trưởng cao, nhu cầu đầu tư lớn, nguồn vốn FDI nhiều và bản thân cơ cấukinh tế (như đòi hỏi đầu vào nhập khẩu lớn cho xuất khẩu và sản xuất nóichung) và giá quốc tế các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giớităng cao

Trang 11

Trong một nền kinh tế hiện đại, dịch vụ ngày càng trở nên một thành phầnquan trọng Từ năm 2000-2008, dịch vụ đã đóng góp trung bình 38,3% vàoGDP Mở cửa thị trường dịch vụ, Việt Nam cải cách thể chế đem lại môi trườngthuận lợi hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ, đem lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật, côngnghệ cao hơn cho các nhà sản xuất, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài Ngàycàng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tham gia vào thị trường ViệtNam sẽ mang đến nhiều cơ hội hợp tác hơn cho các doanh nghiệp, nên cácdoanh nghiệp Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ vốn, nhân sự và công nghệ thôngqua việc hợp tác này Việt Nam cũng phát huy được lợi thế trong các ngành dịch

vụ sử dụng trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao Tuy nhiên, cam kết mở cửa thịtrường ở một số ngành dịch vụ có thể ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm củangười lao động Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, đặc biệt các hộ gia đìnhkinh doanh bán lẻ, có thể sẽ bị các tập đoàn bán lẻ cạnh tranh

 Tác động vào lĩnh vực công nghiệp khi tham gia vào WTO là chính sáchquản lý kinh tế của Việt Nam trở nên minh bạch hơn, giảm phân biệt đối xử giữacác thành phần kinh tế, làm cho lĩnh vực công nghiệp đạt tỷ lệ tăng trưởng cao,đóng góp 8,48% vào GDP năm 2007, cao hơn năm 2006 và đứng thứ 2 khu vựcĐông Nam Á Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam đã xoá bỏ các biện pháptrợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu đối với tất cả các ngànhcông nghiệp, việc bãi bỏ hai hình thức trợ cấp này sẽ ảnh hưởng đến một sốdoanh nghiệp nhưng không nhiều

 Sau khi gia nhập WTO, nhập khẩu nông sản của Việt Nam gia tăng, đa

số các mặt hàng nông sản nhập khẩu là những mặt hàng Việt Nam chưa sản xuấtđược hoặc có lợi thế cạnh tranh thấp Đối với xuất khẩu nông sản, tác động củaviệc gia nhập WTO là không lớn vì các mặt hàng xuất khẩu chính như gạo, càphê, cao su từ trước khi gia nhập WTO cũng không gặp rào cản nào Thị trườngxuất khẩu của Việt Nam ngày càng được mở rộng sang châu Âu và châu Mỹ vớihai đối tác chính là EU và Hoa Kỳ, nhưng thị trường xuất khẩu ở châu Á và cácnước ASEAN lại bị thu hẹp lại Việc gia nhập WTO đã cải thiện tích cực môitrường kinh doanh trong nước Hệ thống chính sách trở nên minh bạch, chế độquản lý giá, các biện pháp trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế hàng nhập khẩuđược bãi bỏ, các doanh nghiệp đều được hoạt động trong môi trường kinh doanhbình đẳng Hội nhập có tác động tích cực đến tạo việc làm cho người dân nhưngchỉ tham gia vào ngành xuất khẩu và đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.Tác động chủ yếu là tác động gián tiếp thông qua việc cung cấp dịch vụ cá nhân

và cộng đồng, lương thực thực phẩm cho nhóm dân cư có thu nhập được cảithiện, tăng thu ngân sách, trong chừng mực nhất định, cũng đồng nghĩa với việctăng

 Có thể khẳng định, sau 2 năm gia nhập WTO, mặc dù còn nhiều khókhăn trước mắt, nhưng nền kinh tế Việt nam đã vượt qua được những thách

Trang 12

thức, rút ra được những bài học bổ ích để từng bước phát triển bền vững Vớixuất phát điểm là một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, ở trình độthấp và có quy mô nhỏ so với kinh tế thế giới, các biến động phức tạp và khólường trước của nền kinh tế thế giới thời gian qua đã có tác động không nhỏ tớinền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, so với nhiều nước trong khu vực, chúng ta vẫnđạt được những chỉ tiêu kinh tế đáng khích lệ Hoạt động xuất nhập khẩu vẫntiếp tục khởi sắc, duy trì tăng trưởng cao, năm 2008 dự kiến xuất khẩu xấp xỉ 63

tỉ USD, tăng trên 29,5% so với 2007, nhập khẩu ước đạt 79,9 tỉ USD, tăng27,5% so với 2007 10 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch trên 1 tỉUSD như: Dệt may, cà phê, cao su, thủy sản, dầu thô, giầy dép, điện tử và linhkiện điện tử, sản phẩm gỗ và nhóm sản phẩm cơ khí, tiếp tục được giữ vững;đồng thời mặt hàng dây điện và cáp điện cũng có khả năng trở thành thành viêncủa “câu lạc bộ 1 tỉ USD” này

2.1.2 Hạn chế

Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã tác động lớn đến kinh tế-xãhội của Việt Nam, đem lại những kết quả như mong muốn: tăng GDP, tăngtrưởng xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành dịch vụ Tuy nhiên,bên cạnh những thành tựu này còn có những mặt tồn tại, hạn chế buộc chúng taphải xem xét một cách đầy đủ hơn

 Về năng lực thể chế đã có những chuyển biến tích cực nhưng cần phảitiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho phù hợp với cam kết gia nhập WTO

và các chuẩn mực kinh tế thị trường, một số văn bản phát luật hướng dẫn thựchiện các cam kết gia nhập WTO chưa được ban hành kịp thời, chưa rõ ràngkhiến cho việc thực hiện các cam kết còn khó khăn Các yếu tố này đã gây khókhăn nhất định cho cơ quan quản lý, cấp phép đầu tư cũng như một số doanhnghiệp, nhà đầu tư muốn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Sự phối hợp giữacác bộ, ngành nhiều khi còn chưa chặt chẽ, nhất quán và kịp thời; Lạm phát cao,nhập siêu lớn và sự xuất hiện những dấu hiệu dễ bị tổn thương của hệ thống tàichính-ngân hàng là những vấn đề phức tạp nước ta đang phải đối phó Vấn đềbất ổn kinh tế vĩ mô đang trở thành đòi hỏi cấp thiết

 Ngành công nghiệp chủ yếu vẫn là sơ chế, gia công với giá trị gia tăngchưa cao và còn phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu Chủng loại hàng hoácòn đơn điệu, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn yếu Năngsuất lao động trong nông nghiệp còn thấp vì sự dư thừa lao động do chuyển dịchlao động sang công nghiệp và dịch vụ chưa mạnh mẽ Đời sống người nông dânđược nâng cao nhưng lại bị ảnh hưởng bởi lạm phát nên mức độ cải thiện chưađáng kể

 Xuất khẩu tăng trưởng nhanh song dễ bị tổn thương bởi ảnh hưởng củathị trường thế giới hay việc áp dụng các rào cản thương mại của nước nhập

Trang 13

khẩu Quy mô xuất khẩu còn nhỏ, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu ngườithấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới Các mặt hàng xuất khẩu cógiá trị gia tăng cao còn thấp; những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kimngạch đáng kể xuất hiện chậm Khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuậnlợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế Tuythị trường tài chính, ngân hàng và thị trường bất động sản khá sôi động, nhưngđến năm 2007, khu vực này vẫn còn nhỏ bé, chiếm chưa tới 2,0% GDP Sự thiếuhụt nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cũng đang là yếu tố cần khắcphục trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

 Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn yếu kém, không chỉ

có một khoảng cách xa đối với nước phát triển mà còn kém hơn với các nướcđang phát triển khác cùng khu vực Theo định nghĩa được quốc tế công nhận thì:

"Khả năng cạnh tranh quốc tế là năng lực cung cấp hàng hoá tốt, dịch vụ tốt trênthị trường quốc tế, đồng thời có thể nâng cao được đời sống nhân dân nướcmình trong điều kiện thị trường tự do lành mạnh" Dựa trên số liệu năm 2000,năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam đứng hàng thứ 53 trên thế giới, trongkhi Thái Lan đứng hàng thứ 31, Philippin đứng hàng thứ 37 và Malaixia đứnghàng thứ 25

Năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam không cao Nếu làm một phép

so sánh đơn giản, giá cả của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Namthấp hơn nhiều so với giá cả xuất khẩu các mặt hàng cùng loại của nước khác.Chẳng hạn, năm 1998, giá cà phê của Việt Nam chỉ có 1554 USD/tấn trong khigiá cà phê của Braxin là 2343,5 USD/tấn và chung của thế giới là 2583USD/tấn; giá gạo và giá cao su của chúng ta cũng trong tình trạng tương tự Giágạo của Việt Nam năm 1998 là 289 USD/tấn trong khi giá gạo của Thái Lan là393,3 USD/tấn cao hơn mức giá chung của thế giới là 347 USD/tấn Điều này, là

do khâu chế biến và tiếp thị sản phẩm của chúng ta còn yếu kém Chính sự yếukém trong các khâu này dẫn đến sự thua thiệt không đáng có của hàng hoá ViệtNam

 Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới trong làn sóng cuối cùng của thế

kỷ XX, chính yếu tố thời gian này đã đặt ra một thách thức lớn Đó là chúng taphải cùng lúc tham gia hai quá trình cạnh tranh: cạnh tranh với các nước pháttriển và cạnh tranh với các nước đang phát triển Nếu các thập kỷ trước, NhậtBản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singgapore, Hồng Công tham gia hội nhập mà ít phảitính đến các yếu tố cạnh tranh với các nước đang phát triển (điều này đã giúp họtrong việc tận dụng ưu thế về nguồn lao động rẻ mạt, cần cù, năng suất lao độngcao để đánh bại hàng hoá của các nước phát triển vốn phải thuê lao động tươngđương, thậm chí là kém hơn), đồng thời các nước này có thể sử dụng mạnh mẽcác hàng rào bảo hộ thuế quan và phi thuế quan để phát triển nền công nghiệptrong nước thì đến đợt hội nhập lần này, chúng ta gặp phải khó khăn hơn gấp

Trang 14

nhiều lần Việt Nam phải tham gia vòng xoáy cạnh tranh "song trùng", lại phải

dỡ bỏ trong một thời gian ngắn các rào cản thương mại Trước mắt, đến năm

2006, hàng rào thuế quan của nước ta với các nước ASEAN đối với hàng côngnghiệp chế biến sẽ giảm xuống còn 5%, hàng rào phi thuế quan sẽ bãi bỏ Hiệpđịnh Thương mại Việt - Mỹ được Quốc hội hai bên thông qua quy định các hàngrào thương mại và đầu tư sẽ phải giảm thiểu trong vòng 10 năm tới Điều nàytạo sức ép không nhỏ cho hàng hoá Việt Nam khi hàng hoá từ các nước đangphát triển tràn vào Hơn nữa, khả năng cạnh tranh của Việt Nam thấp hơn nhiều

so với một số nước đang phát triển trong cùng khu vực (Thái Lan, Malaixia,Philippin) Do vậy, các ngành sản xuất của ta cần chú trọng đến việc chiếm lĩnhthị trương trong nước, tránh bị thua ngay trên sân nhà

 Tính đến ngày hôm nay, VN đã xuất cảng đi khắp nơi trên thế giới một

số lượng đáng kể về trọng lượng, nhưng ngược lại thu hồi một số ngoại tệ khôngđáng kể so với lượng hàng bán ra Đó là nông phẩm, thực phẩm, tôm cá, các mặthàng gia công như quần áo, giày da, xẽ gỗ, dầu thô và một số mặt hàng tiểu thủcông nghệ

 Ngược lại, VN phải nhập cảng xăng dầu và nguyên vật liệu, máy mócthiết bị, hóa chất, phân bón, thực phẩm "cao cấp" như thịt gà, bò , năng lượng,viễn thông, ngân hàng Đây là những mặt hàng nhẹ về cân lượng nhưng cầnphải chi ra một số lớn ngoại tệ Do đó, VN luôn luôn đối mặt với sự thâm thủngngân sách cho ngoại thương từ trước đến nay

 Thêm nữa, những mặt hàng xuất cảng của VN chỉ để giải quyết cuộcsống của hàng triệu nông dân hay công nhân với mức lương tối thiểu- trong khi

đó cuộc sống của nông dân và công nhân VN ngày càng tệ hại hơn, mặc dù VN

cố gắng gia tăng mức sản xuất hàng năm Lấy thí dụ về ngành may mặc hiện tại.Một công nhân Việt Nam làm việc 12 giờ/ngày, sáu ngày/tuần lãnh được từ 600đến 800 ngàn Đồng VN/tháng, tương đương 37 đến 50 Mỹ kim Trong lúc đó,một thợ may Việt Nam tại Mỹ làm việc tám giờ/ngày với mức lương tối thiểuquy định là 7,75 Mỹ kim/giờ, tức 62 US$/ngày, hơn xa một tháng lương của mộtcông nhân cùng ngành tại VN

2.2 Đặc điểm các doanh nghiệp Việt Nam

2.2.1 Thành công

Năng lực sản xuất và kinh doanh của các ngành tăng lên rõ rệt từ khi ViệtNam gia nhập WTO Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phứctạp nhưng hầu hết các ngành hàng nước ta đều đạt mức tăng trưởng cao so vớinhiều nước trong khu vực Theo số liệu ước tính, năm 2008, tổng mức bán lẻhàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tốtăng giá, mức tăng còn 7%); kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD, tăng 29,5%

so với năm 2007; kim ngạch nhập khẩu đạt 79,9 tỉ USD, tăng 27,5% so với năm

Ngày đăng: 17/05/2014, 16:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w