1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Rào cản đối với tự do thương mại. Các hàng rào phi thuế tại EU Mỹ Nhật

208 425 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 208
Dung lượng 4,2 MB

Nội dung

Các Rào cản đối với Thương mại Tự do Các hàng rào phi thuế quan tại Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ David Hanson Phó Giáo sư ngành Kinh doanh Quốc tế, Đại học Duquesne, Pittsburgh, Hoa Kỳ Edward Elgar Cheltenham, Vương quốc Anh – Northampton, MA, Hoa Kỳ © David Hanson 2000 Bản quyền tác phẩm được bảo hộ. Không được phép xuất bản, lưu trữ, tuyên truyền nội dung của cuốn sách dưới bất cứ hình thức hoặc cách thức nào, dưới dạng in ấn hay chế bản điện tử, sao chép, ghi âm hoặc các hình thức khác nếu không có sự cho phép của Nhà xuất bản. Nhà Xuất bản Edward Elgar Publishing Limited The lypiatts 15 Lansdown Road Cheltenham Glos GL50 2JA UK Edward Elgar Publishing, Inc. William Pratt House 9 Dewey Court Northampton Massachusetts 01060 USA Bản ghi của cuốn sách này có tại Thư viện Anh Số quản lý thư viện: 2009936740 ISBN 978 1 84720 247 5 In ấn và được bán bởi MPG Books Group, Vương quốc Anh Mục lục Danh mục bảng biểu vi Danh mục chữ viết tắt vii 1. Tình thế lưỡng nan của thương mại tự do 1 2. Các Hiệp định Quốc tế 22 3. Khái quát chính sách thương mại của Hòa Kỳ 46 4. Các vấn đề tranh chấp trong thực tiễn thương mại tại Hoa Kỳ 59 5. Khái quát chính sách thương mại của EU 101 6. Các vấn đề tranh chấp trong thực tiễn thương mại tại EU 112 7. Khái quát chính sách thương mại của Nhật Bản 136 8. Các vấn đề tranh chấp trong thực tiễn thương mại tại Nhật Bản 147 9. Quan điểm so sánh 173 10. Triển vọng cải tổ 195 Phụ lục 207 Danh mục Bảng biểu 1.1 Tầm quan trọng ngày càng lớn của thương mại trong nền kinh tế quốc gia 9 1.2 Tầm quan trọng của EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ đối với thương mại toàn cầu: 2004 11 2.1 Số liệu các vụ tranh chấp thương mại liên quan đến 3 nước (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản) 28 3.1 Thương mại Quốc tế và nền kinh tế Hoa Kỳ 49 3.2 Sự phát triển tương đối và giảm sút sản xuất 49 3.3 Dân số thành thị Hoa Kỳ giai đoạn 1990 – 2006 50 4.1 Các vấn đề trong chính sách thương mại Mỹ trong năm 2002 và 2007 60 4.2 Các vấn đề mới nổi năm 2007, không được nêu trong năm 2002 83 4.3 Các vấn đề trong chính sách thương mại Hoa Kỳ đưa ra vào năm 2002 và đã được giải quyết trước năm 2007 89 5.1 Hỗ trợ thay đổi đối với EU 108 5.2 Tỉ lệ thất nghiệp tại EU 109 6.1 Các vấn đề trong thực tiễn thương mại EU trong năm 2002 và 2007 113 6.2 Các vấn đề mới nổi năm 2006/2007 121 6.3 Các vấn đề đưa ra vào năm 2002 và đã được giải quyết trước 2007 125 7.1 Sự bùng nổ bong bóng Nhật Bản 142 8.1 Các vấn đề trong thực tiễn thương mại Nhật Bản trong năm 2002 và 2007 148 8.2 Các vấn đề trong thực tiễn thương mại Nhật Bản mới nổi năm 2007 148 8.3 Các vấn đề được đưa ra trong năm 2002 mà không nảy sinh trong năm 2007 162 9.1 Tổng hợp số liệu các vụ kiện tranh chấp thương mại 165 9.2 Số liệu vấn đề tranh chấp theo lĩnh vực 174 9.3 Các vấn đề thương mại còn tồn tại của Mỹ-EU 176 9.4 Thời hạn và kết quả của các vụ kiện tranh chấp trong WTO 176 9.5 Tổng hợp các thời han và các kết quả 178 9.6 Các vấn đề tranh chấp lớn xảy ra năm 2002 và 2007 180 9.7 Các vấn đề tranh chấp diễn ra trong năm 2002 181 9.8 Các vấn đề tranh chấp xảy ra trong năm 2007 182 9.9 Vấn đề thương mại theo đối tượng và hiệp định quốc tế 183 9.10 Các biện pháp tự do hóa thương mại và số liệu đơn kiện thương mại 185 9.11 Vấn đề thương mại có tác động tiềm năng to lớn 187 Danh mục Viết tắt ADA Hiệp định Chống bán phá giá APHIS Dịch vụ Kiểm duyệt Sức khỏe Cây trồng và Vật nuôi (US) CEN Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu DRU Thỏa thuận về Giải quyết Tranh chấp FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực FCC Ủy ban Truyền thông Liên bang (Hoa Kỳ) FDA Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Hoa Kỳ) GATS Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GPA Hiệp định về Mua sắm Chính phủ HLS An ninh Nội địa (Hoa Kỳ) IPPC Hội đồng Bảo vệ Thực vật Quốc tế IPPC Công ước Quốc tế về Bảo vệ Thực vật IPR Quyền Sở hữu Trí tuệ METI Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (Nhật Bản) MFN Nguyên tắc Đãi ngộ Tối huệ Quốc NCSCI Trung tâm Tiêu chuẩn và Chứng nhận Quốc gia OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Quốc tế OIE Tổ chức Dịch tễ Động vật Quốc tế OSHA Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (Hoa Kỳ) SCM Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng SPS Các tiêu chuẩn Vệ sinh và Kiểm dịch Động Thực vật TBT Các Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại USTR Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 1 1. Tình thế lưỡng nan của thương mại tự do Nhận thấy rằng những mối quan hệ trong lĩnh vực thương mại và các nỗ lực kinh tế cần được tiến hành trên cơ sở nhằm nâng cao mức sống, đảm bảo trạng thái toàn dụng lao động và sự gia tăng ổn định của thu nhập thực tế cùng với nhu cầu thực tế, khai thác triệt để các nguồn lực của xã hội, mở rộng sản xuất và tăng cường trao đổi hàng hóa, Mong muốn đóng góp cho những mục tiêu trên bằng cách tham gia vào những thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, nhằm giảm đáng kể thuế quan và những rào cản thương mại khác, đồng thời loại bỏ sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế, Thông qua Đại diện Thương mại của mình, các bên đã nhất trí những điều khoản sau đây: (Lời tựa, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (1947), www.wto.org/english/docs_e/legal_e/gatt47_01_e.htm ) 1. GIỚI THIỆU CHUNG Vào ngày 01/01/1948, đại diện của 23 quốc gia tham gia Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Lao động tại Marrakesh, Morocco, đã đi đến một kết luận thành công với việc ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Tuy nhiên, thật không may, Thượng viện Hoa Kỳ đã từ chối thông qua Hiệp định này và nó trở thành một văn bản vô hiệu về mặt pháp lý. Tổ chức Thương mại Quốc tế, cơ quan được đề xuất để thực thi Hiệp định này đã không được thành lập. May mắn thay, Tổng thống Truman đã quyết định thực thi GATT như luật đất đai. Kết quả thật ngoạn mục. Các quốc gia trên thế giới đã tiến hành đàm phán để cắt giảm thuế quan sau rất nhiều vòng đàm phán đa phương trong vòng 50 năm qua. Hiệp định GATT vô hiệu trước đây đã được thay thế bởi tổ chức hùng mạnh hơn rất nhiều WTO - Tổ chức Thương mại Thế giới. Một loạt thỏa thuận giữa các quốc gia không chỉ bó hẹp trong những quy định thương mại mà mở rộng với nhiều vấn đề khác đã được đưa lên bàn đàm phán, bao gồm từ vấn đề sở hữu trí tuệ đến bảo vệ sức khỏe động vật. Thương mại quốc tế đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế có thể nhận thấy các hạn chế của những hỗ trợ chính trị đối với thương mại tự do. Cả Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Thế giới đều chỉ ra những ảnh hưởng ngày một lớn của những rào cản thương mại phi thuế quan đối với thương mại quốc tế (theo Laird và Yearts, 1988, Laird và Yeats, 1990). Các quốc gia trên thế giới đang chuyển sang sử dụng Thủ tục Giải quyết Tranh chấp của WTO để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Tính thuyết phục và đối kháng trong những tranh chấp này đang ngày càng trở nên nghiêm ngặt. Vòng đàm phán Doha gần đây nhất đã thất bại và các quốc gia không thể đi đến bất cứ sự đồng thuận lớn nào (New York Times, 2008, tr.1). Liệu có phải động lực thúc đẩy tự do hóa thương mại đã không còn nữa? 2 Tình th 2. VẤN ĐỀ THƯƠNG MẠI TỰ DO 2.1 Luận đề: Thương mại là quan trọng Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng tình với luận đề trên. Các chính sách kinh tế nên được thực hiện nhằm tối đa hóa phúc lợi quốc gia. Thước đo phúc lợi lại là giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng tại quốc gia đó. Mở rộng thương mại nên hướng đến gia tăng các phúc lợi kinh tế. Sự phát triển kinh tế này tuân thủ theo quy luật tối ưu Pareto. Tất nhiên sẽ có kẻ thắng người thua, tuy nhiên phần được của người thắng sẽ lớn hơn phần mất của người thua. Nếu tính trung bình, tất cả sẽ “được” nhiều hơn. Trường phái chính sách liên quan tới phân tích này có thể được gọi là “thương mại tự do cổ điển”. Đối với các quốc gia áp dụng trường phái thương mại tự do cổ điển này, mục tiêu quan trọng nhấttự do hóa thương mại. Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa không phải là vấn đề quá quan trọng. Tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ dần dẫn tới sự cân bằng giữa các nguồn lực đầu ra và đầu vào tại một quốc gia. Đồng thời, người thắng kẻ thua sẽ được đánh giá thông qua thanh toán chuyển giao nội bộ (Krugman, 1997). Nếu phân tích này là đúng đắn thì các quốc gia nên ủng hộ thương mại tự do. Rất ít chính sách công có thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Trên thực tế, một nhà kinh tế học có thể kết luận rằng mở rộng thương mại đã đóng góp cho 1/3 tăng trưởng kinh tế toàn cầu kể từ Chiến tranh Thế giới II. Mở rộng thương mại cũng khuyến khích những yếu tố khác như cải tiến sản xuất hay cắt giảm chi phí sản xuất (Baier và Bergstrand, 2001). Rất dễ dàng để nhận ra những nguyên nhân dẫn đến mối tương quan giữa thương mại và phát triển kinh tế. Nếu không có thương mại, tất cả chúng ta đều phải tự cung tự cấp mọi mặt hàng chúng ta cần. Không có trường học, không có xe hơi, không có McDonalds; cuộc sống sẽ trở nên không thể chịu đựng nổi. Thương mại cho phép chúng ta chuyên môn hóa vào những lĩnh vực mà chúng ta có thể sản xuất hiệu quả nhất. Khi chúng ta sử dụng các hàng hóa và dịch vụ mà người khác cung cấp, họ cũng có thể sử dụng các hàng hóa và dịch vụ của chúng ta. Mọi người đều có những lĩnh vực mà mình có thể sản xuất tương đối hiệu quả hơn so với người khác. Thông qua các thị trường, chúng ta có cơ hội để tập trung vào lợi thế cạnh tranh của mình. Nếu Trung Quốc có thể sản xuất những dụng cụ nhà bếp tốt hơn chúng ta, hãy để cho họ sản xuất và làm chủ thị trường mặt hàng đó. Ngược lại, họ sẽ tiêu thụ ngũ cốc của chúng ta, mặt hàng mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh hơn. Như vậy, tất cả mọi người đều sẽ được hưởng lợi từ việc chuyên môn hóa thông qua các thị trường. Lợi thế kinh tế theo đầu vốn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Ở quy mô lớn, quá trình công nghiệp hóa đang dần thay thế sức lao động bằng máy móc. Lao động chân tay là chi phí cận biên: lượng sản xuất càng lớn, chi phí nhân công càng nhiều. Kết quả là, hầu như không có lợi thế kinh tế theo quy mô đối với sản phẩm sản xuất bằng tay. Chi phí có xu hướng tăng tương đối tỉ lệ thuận cùng với sản lượng. 2 Tình th Máy móc là một dạng đầu vốn. Khoản chi phí dành cho một máy ép khuôn gần như không thay đổi, bất kể khi nó dùng để sản xuất ra một sản phẩm duy nhất hay hàng nghìn sản phẩm cùng loại. Kết quả là, sẽ có lợi thế kinh tế theo quy mô trong đầu vốn. Chi phí trên mỗi sản phẩm sẽ ngày càng giảm nếu khuôn máy được sử dụng để sản xuất hàng ngàn sản phẩm thay vì chỉ sản xuất 10 sản phẩm. Tuy nhiên, người ta sẽ không sản xuất nhiều sản phẩm như vậy trừ khi biết rõ có thị trường đủ lớn để tiêu thụ hết số sản phẩm đó và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chi phí của chiếc máy ép khuôn càng cao, thị trường càng phải lớn thì mới có thể thu lại lợi nhuận từ khoản đầu này. Lợi thế kinh tế từ đổi mới đang trở nên cần vốn hơn bao giờ hết cùng với sự gia tăng chóng mặt của chi phí phát triển. Không thể cân nhắc phát triển nhà máy sản xuất chip máy tính hiện đại hay máy bay thương mại loại lớn nếu các sản phẩm này không thể tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Như vậy, có thể rút ra một quy tắc như sau: nếu các thị trường không tiếp tục mở rộng thì sẽ khó có thể tăng đầu vào những công nghệ mới nhằm giảm giá thành và tăng chất lượng sản phẩm (Ostry, 1997). Marketing và vòng đời sản phẩm cũng là một thành tố quan trọng quyết định sự cần thiết của thương mại tự do và mở rộng thị trường. Giá cả và lợi nhuận có xu hướng giữ ở mức cao đối với những sản phẩm mới và có ít sự cạnh tranh. Tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm dần khi xuất hiện các đối thủ cạnh tranh cùng tham gia vào thị trường sản phẩm này. Một phản ứng thường gặp? Tìm kiếm lợi nhuận mới với sản phẩm mới. Các doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới có thể tìm kiếm một thị trường ngách mà các đối thủ cạnh tranh của họ vẫn chưa khai thác đến. Tập trung vào thị trường ngách cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang tiếp cận một phân khúc thị trường tiềm năng nhỏ hơn. Tuy nhiên, bù lại, các doanh nghiệp thường cố gắng mở rộng thị trường sang nước ngoài. Có thể đưa ra một kết luận chung khác: nếu phạm vi thương mại không được mở rộng, sẽ rất khó khăn để tìm kiếm những thị trường ngách cho các sản phẩm chuyên dụng, đặc thù. Sự kết hợp của những công nghệ mới đắt tiền, chi phí phát triển gia tăng cùng với các yêu cầu khắt khe của thị trường đã thúc đẩy những đòi hỏi về vốn cho phát triển sản phẩm mới trên rất nhiều lĩnh vực sản xuất. Chi phí cận biên của việc sản xuất một chiếc xe hơi mới là khá nhỏ; mất khoảng 10h lao động để sản xuất thêm một chiếc xe mới (Womack, Jones và Roos, 1997). Tuy nhiên, chi phí bình quân lại cao hơn rất nhiều. Chi phí này còn bao gồm cả chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Các loại chi phí này thường khá cao. Các kỹ sư thiết kế những mẫu xe hơi mới cần phải cân bằng giữa yêu cầu bắt buộc của chính phủ về sự an toàn, yêu cầu của thị trường nhiên liệu với những yêu cầu của thị trường về các loại phương tiện với kiểu dáng cuốn hút, tiện nghi, đáng tin cậy và tiết kiệm. Quá trình phát triển những chiếc xe hơi thỏa mãn tất cả những yêu cầu trên tốn kém khoản chi phí rất lớn. Do chi phí để phát triển sản phẩm mới là rất cao, các nhà sản xuất xe hơi đã hình thành nên những liên minh quốc tế để chia sẻ các thiết kế và công nghệ. Các nhà máy sản xuất xe hơi mới sẽ tốn kém 4 Tình th hàng tỷ đô la. Do vậy, những khoản đầu này sẽ chỉ được cân nhắc khi các nhà sản xuất có thể bán sản phẩm của mình trên thị trường toàn cầu. Sức ép tìm kiếm thị trường ngách và chi phí vốn tăng cao cho thiết kế, phát triển và sản lượng có khả năng còn lớn hơn trong tương lai. Do đó, đầu vốn cần thiết để cạnh tranh trong sản xuất sẽ tiếp tục tăng. Và kết quả là sức ép mở rộng thị trường và củng cố sự vững mạnh của doanh nghiệp chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai. Cuối cùng, thương mại có thể sẽ làm giảm lợi ích quốc gia trong chiến tranh và khai thác vùng đất mới trên thế giới (Barbieri và Levy, 1999; Hegre, 2000; Anderton và Carter, 2001a, 2001b; Barbieri và Levy, 2001; Dorussen, 2002). Friedman (1999) đã chỉ ra rằng chủ nghĩa bản hiện đại đã đặt ra những hạn chế nhất định của nó. Nếu một quốc gia muốn thịnh vượng, quốc gia đó cần phải tuân theo những luật chơi nhất định. Một trong số đó là duy trì sự hòa bình với các nước láng giềng. Những nhà kinh doanh đã đặt tương lai doanh nghiệp mình gắn liền với thương mại và đầu quốc tế sẽ có xu hướng phản đối những yêu cầu chính trị đòi hỏi chấm dứt quan hệ với các đối tác thương mại. Logic này đã được kiểm chứng thực nghiệm khi Liên minh Châu Âu được thành lập một phần nhằm chấm dứt những cuộc chiến không ngừng trong Châu Âu (Fischer, 2000). 2.2 Phản đề: Chính phủ hạn chế thương mại Thực tế có thể không ủng hộ thương mại tự do. Rất nhiều nhà kinh tế học đã bỏ qua một thực tế rằng mở rộng thương mại có xu hướng thúc đẩy cạnh tranh kinh tế và trong cạnh tranh chắc chắn sẽ có người được kẻ mất (Schumpeter, 1950). Nỗi đau và sự mất mát của kẻ “mất” thường tập trung và dễ nhận thấy hơn, trong khi niềm vui của người “được” lại thường có tính lan tỏa và nhẹ nhàng hơn. Rất nhiều người có thể sẽ hưởng lợi từ mức giá thấp của Wal-Mart. Tuy nhiên, lợi ích mà những người này nhận được dường như còn khá khiêm tốn, và họ cũng không lên tiếng nhiều về những lợi ích này. Trong khi đó, mất mát từ sự thành công của Wal-Mart có thể là sự đóng cửa của cửa hàng Sears gần đó (giả thuyết). Những nhân công của cửa hàng này sẽ bị mất việc làm, và chắc rằng họ sẽ không mấy đồng tình hay ủng hộ cho thương mại tự do. Quan điểm của “Chủ nghĩa Trọng thương” đã trở thành mục đích cuối cùng của những nỗ lực của chính phủ nhằm giảm thiểu những thiệt hại gây ra bởi thị trường tự do, cạnh tranh và xáo trộn kinh tế. Mục tiêu của chính phủ đã trở thành chính sách bảo hộ các doanh nghiệp nội địa thay vì gia tăng phúc lợi quốc gia. Mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và chính phủ nên được khuyến khích. Xuất khẩu và đầu trực tiếp ra nước ngoài thậm chí được khuyến khích hơn là nhập khẩu và tiếp nhận đầu tư. Thặng dư thương mại sẽ được tích trữ để sử dụng cho những mục tiêu chiến lược của chính phủ và doanh nghiệp thay vì sử dụng cho nhập khẩu nhằm cải thiện mức sống của người dân. Chính phủ thường có xu hướng tổ chức theo quan điểm khuyến khích chủ nghĩa trọng thương. Nếu xem xét hình thức cơ bản nhất của chính phủ, phần lớn ngân sách của chính phủ đều đến từ việc đánh thuế thương mại. Nguồn thu từ thuế sẽ được sử dụng để tài trợ cho khả năng thanh toán thuế trong tương lai. Khoản ngân sách thặng dư sau đó có thể được dùng để phục vụ cho những mục đích khác [...]... của vòng đàm phán Doha và sự gia tăng của những rào cản thương mại phi thuế quan có thể cho thấy sự thay đổi đang diễn ra trong thực tiễn chính trị ngày nay Thương mại tự do không tốt tuyệt đối Các hàng rào thương mại phi thuế quan” đã gia tăng nhanh chóng cùng với tốc độ gia tăng của những cuộc đàm phán quốc tế nhằm giảm những hàng rào thuế quan và phi thuế quan Vào năm 1980, Ngân hàng Thế giới WB... tương tự cũng hạn chế việc áp dụng thuế đối kháng, mức thuế do nước nhập khẩu áp đặt đối với hàng hóa được trợ cấp bởi quốc gia xuất khẩu Các Hiệp định Quốc tế 25 Cuối cùng, Hiệp định GATT cho phép các cuộc đàm phán thương lượng và sự tổ chức của các liên minh thuế quan và các khu vực tự do thương mại Tuy nhiên, “mục đích của liên minh thuế quan hay của khu vực tự do thương mại là để thúc đẩy thương. .. đủ 100% do làm tròn số Thế giới Châu Âu Nhật Bản Hoa Kỳ Các nước còn lại Châu Phi Nam Mỹ Châu Á Xuất khẩu từ Bảng 1.2 Tầm quan trọng của EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ đối với thương mại toàn cầu: 2004 10 74 81 48 84 43 34 % đến các nước đang phát triển Tình thế lưỡng nan của Thương mại Tự do 12 Tình Bộ máy chính quyền của EU sau đây sẽ được gọi là “Chính phủ Châu Âu” Cách gọi này hoàn toàn phù hợp với vai... dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với quốc gia nào sử dụng rào cản thương mại Để Hoa Kỳ áp dụng điều luật “Super 301”, các vụ việc này phải được liệt kê trong Báo cáo thường niên của USTR Tại Nhật Bản, hàng năm Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cũng công bố Báo cáo Tuân thủ Hiệp định Thương mại của các đối tác thương mại lớn Thông tin sử dụng trong nghiên cứu này lấy số liệu trong các. .. hai hệ quả quan trọng nhất Thuế quan được cắt giảm do tất cả quốc gia đều được hưởng mức thuế quan thấp Hơn nữa, mọi sự cắt giảm thuế quan sau đó cần phải được thương lượng qua các vòng đàm phán đa phương bởi sự cắt giảm mức thuế đối với một quốc gia cũng sẽ tự động áp dụng với các quốc gia thành viên khác Các vòng đàm phán thương mại dẫn đến sự cắt giảm mạnh mẽ hàng rào thuế quan đã đề cập trong Chương... sắc về những loại rào cản thương mại vốn được các quốc gia áp dụng mạnh và tương đối bền trước áp lực quốc tế Việc phân loại các vấn đề thương mại phụ thuộc vào các mức độ đánh giá Chỉ những vấn đề thực sự tạo ra các rào cản thương mại mới được xem xét Một số vấn đề được đặt ra trong cả ba nguồn liệu cùng với cảnh báo rằng chính phủ sẽ kiểm soát phát triển để biết liệu những rào cản thương mại có xuất... nhằm bảo vệ cách hiểu của họ đối với các quyền quy định trong GATT Điều này đặc biệt đúng với trường hợp của Hoa Kỳ Sự chống đối của quốc tế đối với những tuyên bố đơn phương áp dụng các điều khoản của GATT sẽ được thảo luận kỹ lưỡng tại Chương 4 Vấn đề nằm ở chỗ, sự tuân thủ của các bên đối với các hiệp định đa phương chính là cốt lõi của GATT Nếu các quốc gia thành viên đơn phương thực thi các điều... phi thuế quan Vào năm 1980, Ngân hàng Thế giới WB đã cho biết khoảng 40% thương mại quốc tế của Hà Lan chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các hàng rào phi thuế quan (Laird và Yeats, 1990; tham khảo Laird và Yeats, 1988) Rà soát các rào cản thương mại quốc gia tại 3 nước sẽ cho thấy các nước này phá vỡ sự cân bằng giữa thương mại tự do và chế độ bảo hộ Nếu muốn tiếp cận vấn đề nhằm tìm phương án tốt nhất... đặt với hơn 50,000 mặt hàng đã được đàm phán giảm với tổng giá trị trên 200 tỷ USD mỗi năm (Wikipedia, 2008) Chẳng hạn như, tại Hoa Kỳ, mức thuế trung bình áp dụng cho hàng hóa công nghiệp đã giảm khoảng 5% theo giá trị (Irwin, 1995) Với rất nhiều mặt hàng điện tử, Hoa Kỳ đã đàm phán theo hướng cắt giảm thuế quan của Hoa Kỳ xuống mức 0 để đổi lại các quốc gia khác cũng xóa bỏ thuế quan đối với mặt hàng. .. liên quan đều được diễn giải với phạm vi đủ rộng để bao hàm hầu hết đặc quyền thương mại của Nhật Bản Tại EU, Tổng vụ Thương mại lưu giữ hồ sơ về rào cản thương mại quốc tế trong Dữ liệu Tiếp cận Thị trường (Liên minh Châu Âu, Tổng vụ Thương mại, không chính thức) Cơ sở dữ liệu này bao gồm rất nhiều “thẻ hồ sơ” Mỗi “thẻ hồ sơ” mô tả về một loại hình rào cản thương mại và các nhà xuất khẩu Châu Âu có . thương mại tự do cổ điển”. Đối với các quốc gia áp dụng trường phái thương mại tự do cổ điển này, mục tiêu quan trọng nhất là tự do hóa thương mại. Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại hàng. những rào cản thương mại phi thuế quan có thể cho thấy sự thay đổi đang diễn ra trong thực tiễn chính trị ngày nay. Thương mại tự do không tốt tuyệt đối. Các hàng rào thương mại phi thuế quan”. Các Rào cản đối với Thương mại Tự do Các hàng rào phi thuế quan tại Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ David Hanson Phó Giáo sư ngành Kinh doanh Quốc tế, Đại học

Ngày đăng: 16/05/2014, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w