1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ kỳ thị đối với người khuyết tật của học sinh tiểu học

81 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ kỳ thị đối với người khuyết tật của học sinh tiểu học
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 194,52 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI (7)
    • 1.1. Lý do lựa chọn đề tài (7)
    • 1.2. Tổng quan nghiên cứu tài liệu trong nước (9)
    • 1.3. Tổng quan nghiên cứu tài liệu nước ngoài (10)
    • 1.4. Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu (14)
    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.6. Kết cấu đề tài (15)
  • Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN (16)
    • 2.1. Thái độ (16)
    • 2.2. NKT và kỳ thị NKT (17)
      • 2.2.1. Kỳ thị (17)
      • 2.2.2. NKT (18)
      • 2.2.3. Kỳ thị NKT (18)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị NKT (19)
      • 2.3.1. Yếu tố đặc điểm cá nhân (19)
      • 2.3.2. Yếu tố mức độ tiếp cận thông tin về NKT (21)
      • 2.3.3. Yếu tố mức độ tiếp xúc với NKT (22)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu (23)
  • Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (25)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài (25)
    • 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (26)
    • 3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (26)
      • 3.3.1. Xác định đối tượng khảo sát (27)
      • 3.3.2. Xác định quy mô mẫu (27)
      • 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu (27)
      • 3.3.4. Thiết kế phiếu khảo sát (27)
      • 3.3.5. Phát phiếu thử nghiệm (30)
      • 3.3.6. Chỉnh sửa phiếu khảo sát (30)
      • 3.3.7. Tiến hành khảo sát chính thức (30)
      • 3.3.8. Loại bỏ các phiếu không phù hợp (30)
      • 3.3.9. Phân tích và đánh giá (30)
  • Chương 4. TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (31)
    • 4.1. Mô tả mẫu (31)
    • 4.2. Phân tích thống kê mô tả (31)
    • 4.3. Kết quả kiểm định mức độ tin cậy và tính hiệu lực của thang đo (33)
      • 4.3.1. Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo (33)
      • 4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố (36)
    • 4.4. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến HQLV (39)
      • 4.4.1. Phân tích theo hệ số tương quan Pearson (39)
      • 4.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính (40)
      • 4.4.3. Kiểm định Independent Sample T-Test (43)
      • 4.4.4. Kiểm định One-way ANOVA (44)
  • Chương 5. LUẬN BÀN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC ĐỀ XUẤT 49 5.1. Đánh giá từng yếu tố ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị đối với NKT (46)
    • 5.1.1. Yếu tố chất lượng cuộc sống (CLCS) (47)
    • 5.1.2. Ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và nguyên nhân ảnh hưởng của yếu tố “Chất lượng cuộc sống”(CLCS) đến mức độ kỳ thị NKT (0)
    • 5.1.3. Yếu tố “Mức độ tiếp cận thông tin về NKT” (0)
    • 5.1.4. Yếu tố “Mức độ tiếp xúc với NKT” (0)
    • 5.2. Một số đề xuất, kiến nghị (52)
    • 5.3. Hạn chế của mô hình và những đề xuất cho nghiên cứu trong tương (54)
  • lai 54 Chương 6. KẾT LUẬN (0)
  • Chương 8. Tài liệu tham khảo (56)
    • 8.1. Tài liệu tiếng Việt (57)
    • 8.2. Tài liệu tiếng Anh (57)
  • Chương 10. Phụ lục (60)
    • 10.1. Phụ lục 1: Bảng hỏi dùng trong nghiên cứu (0)
    • 10.2. Phụ lục 2: Đặc điểm mẫu khảo sát (0)
    • 10.3. Phụ lục 3: Phân tích thống kê mô tả mẫu (0)
    • 10.4. Phụ lục 4: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo (0)
    • 10.5. Phụ lục 5: Kết quả phân tích nhân tố (0)
    • 10.6. Phụ lục 6: Kết quả phân tích hồi quy (0)

Nội dung

Báo cáo năm 2017 từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hiện có hơn 1 tỷ người tương ứng với khoảng 15% dân số thế giới có một số dạng khuyết tật. Tại Việt Nam, kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho biết có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật từ 5 tuổi trở lên tương ứng với 7,8% dân số tương đương. Nhận định của thứ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Hồng Lan trong buổi lễ hưởng ứng ngày quốc tế người khuyết tật năm 2017 cho biết tỷ lệ người khuyết tật so với tổng dân số của Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và phần lớn người khuyết tật có cuộc sống khó khăn. Đặc biệt hơn, “Do tác động các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, tác động của già hóa dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu…dự báo trong năm tới, số lượng người khuyết tật sẽ tiếp tục gia tăng…” (Bộ lao động thương binh và xã hội, 2017). Theo đánh giá của WHO về cơ bản, người khuyết tật có sức khỏe kém hơn, thành tựu giáo dục thấp hơn, ít cơ hội hơn trong kinh tế và tỷ lệ nghèo đói cao hơn so với những người bình thường, tuy nhiên, điều này phần lớn là do những rào cản mà người khuyết tật gặp phải trong đời sống hằng ngày thay vì bắt nguồn từ những khuyết tật của bản thân họ. (WHO, n.d.)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

Lý do lựa chọn đề tài

Báo cáo năm 2017 từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hiện có hơn 1 tỷ người tương ứng với khoảng 15% dân số thế giới có một số dạng khuyết tật Tại Việt Nam, kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho biết có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật từ 5 tuổi trở lên tương ứng với 7,8% dân số tương đương Nhận định của thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Hồng Lan trong buổi lễ hưởng ứng ngày quốc tế người khuyết tật năm 2017 cho biết tỷ lệ người khuyết tật so với tổng dân số của Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và phần lớn người khuyết tật có cuộc sống khó khăn Đặc biệt hơn, “Do tác động các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, tác động của già hóa dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu…dự báo trong năm tới, số lượng người khuyết tật sẽ tiếp tục gia tăng…”[CITATION Tạo17 \l 1033 ] Theo đánh giá của WHO về cơ bản, người khuyết tật có sức khỏe kém hơn, thành tựu giáo dục thấp hơn, ít cơ hội hơn trong kinh tế và tỷ lệ nghèo đói cao hơn so với những người bình thường, tuy nhiên, điều này phần lớn là do những rào cản mà người khuyết tật gặp phải trong đời sống hằng ngày thay vì bắt nguồn từ những khuyết tật của bản thân họ [ CITATION WHO17 \l 1033 ]

Theo luật Người khuyết tật Việt Nam (2010) NKT là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn Theo ICF, khuyết tật là thuật ngữ dùng cho những người khiếm tật, có những hạn chế trong hoạt động và hạn chế về sự tham gia.

Hiện nay, nhà nước, các tổ chức, cá nhân cũng đã có nhiều chính sách, chế độ, chương trình hỗ trợ nhằm giúp NKT có cuộc sống tốt hơn, khuyến khích NKT tham gia hòa nhập với cộng đồng, tích cực học tập, lao động tạo ra giá trị góp phần phát triển đất nước Luật NKT được Quốc hội ban hành vào ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc hỗ trợ pháp lý cho NKT ở Việt Nam

Tuy nhiên, thực tế những nỗ lực nhằm giúp đỡ NKT hòa nhập hơn với cộng đồng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi: theo báo cáo mới nhất [ CITATION ILO11 \l 1033 ]: tỷ lệ người khuyết tật trên 6 tuổi mù chữ là 41%, tỷ lệ người khuyết tật không có trình độ chuyên môn là 93,4%, Tỷ lệ hộ gia đình được hưởng lợi từ các dịch vụ phục hồi chức năng lao động do Chính phủ cung cấp chỉ 4,6%, ILO nhận định “Việt Nam mất khoảng 3% GDP hàng năm khi loại bỏ người khuyết tật tham gia thị trường lao động” Đã có bằng chứng rằng thái độ tiêu cực của đồng nghiệp và từ các thành viên khác trong trường có thể là những rào cản đối với sự hòa nhập xã hội đầy đủ của học sinh có nhu cầu đặc biệt trong trường học

Nhiều nghiên cứu chứng minh hay thừa nhận rằng thái độ tiêu cực của bạn bè và những người xung quanh có thể là rào cản đối với quá trình hòa nhập xã hội của học sinh đặc biệt trong đó có học sinh khuyết tật, ví dụ như [ CITATION Ber10 \l

1033 ]; [ CITATION Ter14 \l 1033 ] Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa thái độ của cá nhân với một đối tượng có ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân đó. Như trong [ CITATION RCo64 \l 1033 ], nhận định thái độ luôn được coi là tiền thân của hành vi Nghiên cứu của [CITATION All69 \l 1033 ] chỉ ra thái độ là một trong các yếu tố quyết định hành vi [ CITATION Ice85 \l 1033 ] cho rằng: ý định thực hiện hành vi của một người quyết định bởi hai yếu tố cơ bản là: yếu tố cá nhân là thái độ của bản thân người đó đối với hành vi (cá nhân đó đánh giá tích cực hay tiêu cực về việc thực hiện hành vi nào đó) và thứ hai là nhận thức của người đó về những kỳ vọng mà xã hội đặt ra Có thể kết luận rằng thái độ không phải là nhân tố duy nhất hình thành hành vi, song đó là nhân tố nền tảng quan trọng nhất quyết định hành vi của con người và khi những người xung quanh có thái độ và hành vi phù hợp sẽ có tác động tích cực đến NKT

Maria Montessori, người đề xuất phương pháp giáo dục Montessori hiện đang được áp dụng trên nhiều trường học tại Việt Nam và thế giới, gọi giai đoạn trẻ 6-12 tuổi là “giai đoạn nhạy cảm” Ở giai đoạn này trẻ định hình nhân cách và một vài đặc điểm cá nhân, nhờ tiếp thu mạnh mẽ các kiến thức về văn hóa, xã hội, thông qua việc học tập; thăm dò, tiếp xúc và học hỏi từ các đối tượng xung quanh (Trinity

College Cambridge, 1935) Hay nói cách khác đây là khoảng thời gian trẻ “tự đồng hóa” mạnh mẽ nhất để trở thành một phần của xã hội Như vậy, có cơ sở để tin rằng những tác động một cách hợp lý ở giai đoạn này sẽ mang lại nhiều lợi ích về lâu dài cho xã hội.

Nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ kỳ thị đối với người khuyết tật của học sinh tiểu học” mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ là thông tin hữu ích là cơ sở để nhà nước, các tổ chức đưa ra các biện pháp, chương trình phù hợp, các cá nhân tự điều chỉnh hành vi từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội tốt hơn cho NKT hòa nhập với cộng đồng ở Việt Nam và rộng hơn là trên toàn thế giới.

Tổng quan nghiên cứu tài liệu trong nước

Nghiên cứu về NKT tại Việt Nam còn rất hạn chế, về vấn đề NKT hòa nhập với xã hội thì có thể kể đến một số nghiên cứu như: Nghiên cứu của nhóm sinh viên gồm: Trương Kim Kiều Duyên; Dương Thanh Văn; Phạm Thị Diễm My; Nguyễn Ngọc Thúy Vy (2016), đề tài Nhu cầu hòa nhập xã hội của NKT sử dụng các phương pháp phỏng vấn sâu, bảng hỏi (trên mẫu gồm 80 NKT tại TP HCM), nghiên cứu tài liệu, phân tích dữ liệu đưa ra kết luận về những khó khăn để NKT hòa nhập xã hội, một số nhu cầu mong muốn và các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hòa nhập xã hội của NKT… Hay nghiên cứu của Ngô Thị Bích Phượng (2013)

Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát gồm 76 NKT, đưa ra kết luận những đặc điểm của người khuyết tật như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng khuyết tật, hoàn cảnh kinh tế gia đình là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình học nghề và tìm kiếm việc làm của NKT tại hai cơ sở tư nhân trên địa bàn xã Yên Thắng và Khánh Thịnh huyện Yên Mô Ở một khía cạnh khác, các nghiên cứu sau đây sẽ làm rõ về vấn đề đời sống của NKT Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Sức khỏe (CPHS) với nghiên cứu Thực trạng hệ thống bảo trợ xã hội cho người khuyết tật tại Việt Nam hình thức phỏng vấn tại 1520 hộ gia đình thuộc 75 tổ dân phố được lựa chọn ngẫu nhiên từ 6 phường của quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, kết luận các hộ gia đình có thành viên là NKT nghèo hơn so với các hộ gia đình không có thành viên nào là NKT, so với những người không khuyết tật có cùng giới tính, độ tuổi và khu vực sinh sống, những người khuyết tật trưởng thành khả năng không đến trường cao gấp 5 lần, có trình độ học vấn thấp hơn nếu có đến trường, nguy cơ không biết chữ cao gấp 2.5 lần, khả năng trẻ em khuyết tật nặng không đến trường học gấp 2 lần so với những trẻ em không khuyết tật… Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) với nghiên cứu Chi phí kinh tế của sống chung với khuyết tật và kỳ thị ở Việt Nam, dựa trên khảo sát tại 8 tỉnh tại

Việt Nam nghiên cứu đưa ra được nhiều kết luận về tỷ lệ người khuyết tật theo dạng khuyết tật và mức độ khó khăn; Chi phí trung bình/người cho chăm sóc tình trạng khuyết tật; Mức lương trung bình hàng tháng của những người có lương; Tổng trợ cấp trung bình hàng tháng trong 12 tháng qua; Thống kê mô tả về tổng điểm kỳ thị và điểm số kỳ thị ở từng lĩnh vực của NKT và NKKT cùng nhiều kết luận có giá trị khác

Có thể thấy, tại Việt Nam, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị người khuyết tật vẫn chưa phải là vấn đề được nghiên cứu phổ biến, rộng rãi.

Tổng quan nghiên cứu tài liệu nước ngoài

Park và cộng sự (2003) trong bài báo: Sự tiến hóa của cơ chế phòng tránh bệnh tật và hành vi phản xã hội đương đại: Thái độ và sự tránh né những người có khuyết tật về thể chất (Evolved disease - avoidance processes and contemporary anti - social behavior: Prejudicial attitudes and avoidance of people with physical disabilities) diễn giải mối liên kết của thái độ và sự tránh né với người có khuyết tật thể chất với bản năng phòng vệ của con người Cụ thể các tác giả lập luận rằng các bệnh truyền nhiễm thường đi kèm bởi các đặc điểm bất thường, con người có thể phát triển tâm lý cơ chế phản ứng lại theo cách tự nhiên đối với nhận thức về các đặc điểm này, gây ra những cảm xúc cụ thể (ghê tởm, lo lắng), nhận thức (thái độ tiêu cực), và hành vi (tránh) Kết quả nghiên cứu này ngụ ý rằng dạng khuyết tật của đối tượng và tình trạng sức khỏe của chủ thể có ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với người khuyết tật một cách tự nhiên

Sharmila Vaz , Nathan Wilson, Marita Falkmer, Angela Sim, Melissa Scott,Reinie Cordier, Torbjửrn Falkmer (2015) trong nghiờn cứu: Cỏc nhõn tố liờn quan đến thái độ của giáo viên tiểu học đối với lớp có học sinh khuyết tật (Factors Associated with Primary School Teachers’ Attitudes Towards the Inclusion of Students with Disabilities) được thực hiện tại Úc Vào thời điểm đó, nước này đang nỗ lực đưa trẻ em khuyết tật vào trong lớp học thông thường Tuy nhiên, giáo viên trong các lớp học lo ngại đến chất lượng đầu ra, việc những học sinh khuyết tật có thể tạo ảnh hưởng xấu tới các học sinh khác trong lớp học, khả năng thích ứng của học sinh khuyết tật, hạn chế về dịch vụ và đào tạo Điều này dẫn tới nguy cơ chính sách này không được chấp nhận thuận lợi bởi những người trên tuyến đầu của việc thực thi (các thầy, cô giáo) Nghiên cứu nhằm tìm ra và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thái độ của giáo viên đối với những học sinh khuyết tật Kết quả 42% sự thay đổi trong thái độ của giáo viên đối với học sinh khuyết tật được giải thích bởi bốn các yếu tố theo thứ tự là tuổi, sự nhìn nhận và tin tưởng trong giảng dạy, và giới tính

Molly Grames, Cortney Leverentz (2010) trong bài báo Thái độ đối với người khuyết tật: So sánh giữa sinh viên Trung Quốc và sinh viên Mỹ (Attitudes

Toward Persons with Disabilities: A Comparison of Chinese and American Students) chỉ ra rằng thái độ xã hội đối với người khuyết tật phần lớn là tiêu cực. Nghiên cứu khảo sát thái độ đối với các loại hình khuyết tật: Khuyết tật thể chất bẩm sinh, Khuyết tật thể chất (bị khuyết tật trong quá trình sống có thể do tai nạn…) , và Khuyết tật về tâm thần kết quả cho thấy những khuyết tật thể chất sẽ được nhận thức tích cực hơn những khuyết tật tâm thần và sinh viên Mỹ thì có thái độ đối với NKT tích cực hơn sinh viên Trung Quốc Kết quả có thể được diễn giải rằng loại khuyết tật có ảnh hưởng đến thái độ đối với NKT và môi trường xã hội (hay khu vực sinh sống) khác nhau thì thái độ với NKT cũng khác nhau.

Nhóm tác giả gồm Kenneth A McLean; Samantha Hardie; Abigail Paul; Gary Paul; Iain Savage; Paul Shields; Rebecca Symes; Joanna Wilson; Catherine Winstanley; Jeni Harden (2017) trong Kiến thức và thái độ đối với tàn tật ở

Moldova: Nghiên cứu quan điểm của thanh niên (Knowledge and attitudes towards disability in Moldova: A qualitative study of young people's views) sử dụng phương pháp phân tích định tính và phỏng vấn sâu đối với 12 thanh niên từ 13-15 tuổi tại Moldova nhằm đánh giá thái độ của họ đối với NKT, các chủ đề được xác định: (i) Kiến thức và hiểu biết về người khuyết tật (ii) Thái độ đối với việc đưa NKT hội nhập với cộng đồng (iii) Nhận thức về các rào cản đối với quá trình hội nhập cộng đồng bao gồm các rào cản về văn hóa (thái độ thù địch đối với NKT); các rào cản về chính sách và các rào cản về khả năng tham gia của NKT Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả những người tham gia đều nhận biết chính xác dạng khuyết tật, hầu hết những người tham gia đều thể hiện thái độ thấu cảm với NKT, có sự đồng thuận rằng nhiều thái độ kỳ thị là do thiếu tiếp xúc (không quen biết với NKT) và thiếu giáo dục (không được cung cấp đầy đủ các thông tin về NKT), mặt khác, các dịch vụ và cơ sở hạ tầng không phù hợp đóng vai trò là rào cản đối với sự hòa nhập của NKT.

Teresa Goncalves; Marina Lemos (2014) trong bài báo: Các yếu tố cá nhân và xã hội ảnh hưởng đến thái độ của học sinh đối với những người đặc biệt

(Personal and Social Factors Influencing Students’ Attitudes Towards Peers with Special Needs) hướng đến đánh giá thái độ của học sinh đối với những người có nhu cầu đặc biệt và xem xét, dự đoán ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân (tuổi tác, giới tính, thành tích học sinh và năng lực xã hội); các yếu tố xã hội (tiếp xúc hoặc có thành viên gia đình là người có nhu cầu đặc biệt) tới sự thay đổi thái độ của học sinh Nghiên cứu trên 200 học sinh Bồ Đào Nha từ 6-12 tuổi Kết quả cho thấy thái độ đối với các bạn có nhu cầu đặc biệt có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cá nhân và xã hội Thêm nữa, nữ giới cho thấy thái độ tích cực hơn nam giới và học sinh có liên hệ với các bạn có nhu cầu đặc biệt có thái độ tích cực hơn.

Peter L Rosenbaum, Robert W Armstrong & Susanne M King (1988) trong nghiên cứu: Các yếu tố quyết định thái độ của trẻ đối với người khuyết tật: Đánh giá dựa trên căn cứ (Determinants of Children's Attitudes Toward Disability: AReview of Evidence) nghiên cứu định tính đánh giá ảnh hưởng của giới tính, tuổi,thái độ của cha mẹ, hoạt động tình nguyện, sự quen thuộc với NKT và môi trường trường học đến thái độ đối với NKT Thái độ đối với NKT của trẻ được đánh giá thông qua thang đo CATCH, còn với cha mẹ thì đánh giá trên thang đo PATCH.Nghiên cứu liên quan đến hơn 1200 học sinh từ lớp 4 đến lớp 8 trong các trường công lập tại Anh Kết quả NC cho thấy không có sự khác biệt nhiều về thái độ đối với NKT giữa các nhóm tuổi; những trẻ có mối quan hệ với NKT, tham gia các hoạt động tình nguyện thì có thái độ tích cựu hơn

Sophia Mavropoulou; Georgios D Sideridis (2014)trong bài báo Hiểu biết về chứng tự kỷ và thái độ của trẻ hướng tới các trẻ bị tự kỷ (Knowledge of Autism and Attitudes of Children Towards Their Partially Integrated Peers with Autism Spectrum Disorders) đo lường những ảnh hưởng của tiếp xúc với các học sinh hòa nhập bị rối loạn tự kỷ (ASD), một nhóm so sánh trẻ em (251/475 học sinh) không có tiếp xúc với bạn cùng lớp với ASD cũng đã được đưa vào Tất cả người tham gia hoàn thành công cụ tự báo cáo Việc thực hiện hồi quy, phân tích kiểm định cho thấy sự khác biệt giữa giới tính và tuổi và những ảnh hưởng đáng kể của tiếp xúc đến thái độ và hành vi.

Soo-Young Hong, Kyong-Ah Kwon, Hyun-Joo Jeon (2014) trong bài báo:

Thái độ của trẻ đối với trẻ khuyết tật: Tập hợp các yếu tố về cá nhân và gia đình

(Children’s Attitudes towards Peers with Disabilities: Associations with Personal and Parental Factors) tìm hiểu các vấn đề: mối liên hệ giữa kinh nghiệm tiếp xúc với NKT ảnh hưởng đến các thành phần thái độ của trẻ, mối liên hệ giữa ý định thực hiện hành vi và các quyết định của trẻ trong ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh và loại khuyết tật, mối liên hệ giữa thái độ của cha mẹ và thái độ của trẻ đối với NKT Nhóm nghiên cứu trên 94 trẻ mẫu giáo từ 4-5 tuổi, sử dụng các phương pháp phỏng vấn, bảng hỏi, quan sát ghi chép lại phản ứng của trẻ trong trường hợp đóng kịch Kết quả nghiên cứu cho rằng sự hiểu biết và sự tiếp xúc trước đó có ảnh hưởng tích cực đến thái độ của trẻ, không có mối liên hệ đáng kể giữa thái độ của ch mẹ và thái độ của trẻ đối với NKT.

Nhóm tác giả gồm: Celine Vignes, Emmanualle Godeau, Mariane Sentenac, Nicola Coley, Felix Navarro, Helene Grandjean, Catherine Arnaud(2009) trong bài báo: các yếu tố quyết định thái độ của học sinh đối với người khuyết tật

(determinants of students’ attitudes towards peers with disabilities) đo lường thái độ của trẻ đối với người khuyết tật dựa trên thang đo CATCH (the Chedoke-McMaster Attitudes Towards Children with Handicaps) Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của trẻ đối với người khuyết tật được xét đến bao gồm: đặc điểm cá nhân (Personal characteristics), hiểu biết về khuyết tật (disability knowledge), các yếu tố môi trường học đường (The characteristics of the schools) Kết quả nghiên cứu cho thấy, thái độ tích cực hơn ở bé gái, ở những trẻ có chất lượng cuộc sống tốt và có ít nhất một người bạn là NKT hoặc được cung cấp thông tin về khuyết tật từ cha mẹ hoặc từ các phương tiện truyền thông Sự tham gia vào lớp học của học sinh bị khuyết tật về mặt nhận thức không khiến trẻ có thái độ tiêu cực đối với NKT.

Nhìn chung, các nghiên cứu ở nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị đối với NKT khá phong phú Đây là nguồn thông tin hữu ích hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong quá trình xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài.

Câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu

Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ kỳ thị đối với người khuyết tật của học sinh tiểu học” được thực hiện với mục đích nghiên cứu sâu hơn về vấn đề kỳ thị

NKT Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra bao gồm:

- Yếu tố nào ảnh hưởng của các yếu tố đến thái độ kỳ thị của học sinh tiểu học đối với NKT?

- Mức độ kỳ thị NKT có khác nhau giữa các vùng, giới tính, lớp, KQHT hay không?

Theo đó, nhóm nghiên cứu đề ra những mục tiêu cụ thể của đề tài gồm:

- Hệ thống lý thuyết liên quan đến mức độ kỳ thị đối với NKT

- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ kỳ thị đối với NKT.

- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đối với thái độ kỳ thị NKT của học sinh tiểu học.

- Trên cơ sở đó, đề xuất một số các biện pháp kiến nghị.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Thái độ kỳ thị đối với NKT”

Do sự hạn chế về nguồn lực, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn phạm vi nghiên cứu tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thời gian tiến hành nghiên cứu bắt đầu từ tháng 12/2017 đến tháng 4/2018

Thời gian phân tích số liệu: Tháng 4/2018

Kết cấu đề tài

Đề tài bao gồm 5 chương, theo thứ tự lần lượt như sau:

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Trình bày và phân tích dữ liệu

Chương 5: Luận bàn về các kết quả nghiên cứu và các đề xuất.

Ngoài các nội dung chính trên, đề tài còn bao gồm mục lục; danh mục các bảng, biểu, sơ đồ; danh mục các từ viết tắt nằm ở phần đầu đề tài và các phụ lục nằm ở phần cuối đề tài nhằm hỗ trợ giải thích chi tiết, rõ ràng hơn các nội dung được trình bày trong các chương.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Thái độ

Theo từ điển tiếng Việt, thái độ được hiểu là “tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc với sự việc nào đó” [CITATION Hoà03 \l 1033 ]

Trong [CITATION Giá16 \l 1033 ], thái độ được định nghĩa “là những biểu đạt có tính đánh giá (tích cực hay tiêu cực) liên quan đến các vật thể, con người và các sự kiện” Cùng quan điểm đó, Eagly và Chaiken (1993) cho rằng thái độ là khuynh hướng tâm lý được thể hiện qua việc đánh giá một thực thể cụ thể với một số mức độ tích cực hay tiêu cực [CITATION Sch01 \l 1033 ]

Nhiều quan điểm tiếp cận thái độ theo bản chất và cơ chế hình thành của thái độ [CITATION GOR35 \l 1033 ] định nghĩa thái độ là trạng thái tinh thần, thần kinh, dựa vào kinh nghiệm cá nhân, sẵn sàng để thực hiện hành động hoặc tạo ảnh hưởng trực tiếp đến phản ứng của cá nhân đối với đối tượng và tình huống liên quan Cùng quan điểm nhưng ngắn gọn hơn, [CITATION bak92 \l 1033 ] cho rằng thái độ là sử dụng một giả thiết đã được thiết lập để giải thích cho hướng đi và mức độ duy trì của hành vi con người Krech and Crutchfield (1948) dựa trên cấu phần của thái độ, định nghĩa một thái độ được hình thành lâu dài dựa trên sự tương tác của động lực, tình cảm, nhận thức, và các quá trình nhận thức đối với một số khía cạnh của thuộc về cá nhân[CITATION Sch01 \l 1033 ]

Nhìn chung, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thái độ, có thể tóm gọn lại ở các điểm: thái độ của con người đối với một đối tượng mang tính cá nhân, có liên quan mật thiết với hành vi, thái độ hiện tại của chủ thể đối với đối tượng chịu tác động từ những kinh nghiệm trong quá khứ.

Trong [ CITATION Yặ06 \l 1033 ], chia thái độ thành bốn loại: Thái độ tích cực; Thái độ tiêu cực; Thái độ trung tính và Thái độ mâu thuẫn Theo một cách khác, Voelker (1921) dựa trên ba phương diện: lối suy nghĩ theo thói quen, dựa trên mức độ quan tâm, lối suy nghĩ vượt ra khỏi thói quen cả về cảm giác hoặc suy nghĩ. Đó là cơ sở để hình thành nên ba loại thái độ: Thái độ chấp nhận; Thái độ quan tâm và Thái độ hành động [CITATION man \l 1033 ]

Nhiều nghiên cứu về thái độ, thái độ kỳ thị như: [CITATION bak92 \l 1033 ]; [CITATION Giá16 \l 1033 ]; [ CITATION Ber10 \l 1033 ];[CITATION Jus031 \l

1033 ] [ CITATION Bro \l 1033 ]…thừa nhận rằng thái độ gồm ba thành phần:Cảm xúc của cá nhân; Hành động dự kiến của cá nhân và Nhận thức hay hiểu biết của cá nhân về sự vật/ con người/ hành vi con người.

NKT và kỳ thị NKT

Có nhiều cách hiểu về kỳ thị, nhưng tất cả đều khá mơ hồ Năm 1963, Erving Goffman tiên phong làm sáng tỏ và cải tiến các khái niệm qua cuốn sách Stigma: Notes on the Management of Spoiled Identity, được các nhà nghiên cứu sau này áp dụng nhiều trong nghiên cứu của họ Trong đó, [ CITATION Gof63 \l 1033 ] cho rằng “thuật ngữ kỳ thị được sử dụng để chỉ một biểu hiện làm mất uy tín sâu sắc”. Áp dụng định nghĩa đó vào trong nghiên cứu của mình, [ CITATION Sto92 \l

1033 ] xác định “kỳ thị là sự khác biệt tiêu cực giữa các thuộc tính thực tế của một cá nhân so với kỳ vọng xã hội, và cá nhân này được nhận thức là bất thường hoặc không điển hình”

Theo từ điển Cambridge, “Kỳ thị là đối xử với một người hoặc một nhóm người khác một cách khác biệt, đặc biệt là trong một cách tồi tệ hơn từ cách mà bạn đối xử với người khác, bởi vì màu da, giới tính, tình dục, …” Ngoài ra, Quyền người tàn tật ở California (Disability rights California) cho rằng “Kỳ thị nói đến thái độ và niềm tin dẫn đến mọi người từ chối, tránh hoặc sợ hãi những người mà họ coi là khác biệt” [CITATION htt2 \l 1033 ] Cùng với hai quan điểm trên, Hội luật gia Việt Nam đưa ra khái niệm “Kỳ thị là thái độ làm mất thể diện hoặc không tôn trọng một cách thiếu căn cứ đối với một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó, kỳ thị có thể dẫn đến những định kiến, hành vi hoặc hành động làm tổn thương người khác.”

Bên cạnh đó, [CITATION Sco86 \l 1033 ] đề xuất rằng “sự kỳ thị là 1 đặc tính của con người đối lập với quan niệm tiêu chuẩn của xã hội, nơi mà "tiêu chuẩn" được định nghĩa là một niềm tin chung mà nó cho rằng mọi người nên cư xử theo một cách nhất định ở một thời gian nhất định” Ngoài ra, sự kỳ thị có thể được định nghĩa là “một phản ứng tiêu cực về một sự khác biệt” [CITATION Joa94 \l 1033 ]. Như vậy, “nó không phải là thuộc tính của cá nhân mang sự khác biệt mà thay vào đó, nó là sự tương tác giữa người có sự khác biệt với những người bình thường, trong đó sự tương tác này được đánh giá một cách tiêu cực” [ CITATION Gof63 \l

Nhìn chung, có thể nói kỳ thị chính là thái độ tiêu cực đối với một cá thể được cho là khác biệt.

Như chúng ta đã biết, NKT là những người bất hạnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau như bẩm sinh, bệnh tật hay tai nạn… khả năng lao động chân tay của họ không được hiệu quả như người bình thường.

Luật Người khuyết tật năm 2010 đã định nghĩa: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.

Các dạng khuyết tật thường gặp ở Việt Nam [CITATION BộY08 \l 1033 ]:

- Khuyết tật về vận động: bao gồm các bệnh khớp, xương; các bệnh cơ; các bệnh về thần kinh; cắt cụt chi trên, chi dưới

- Khuyết tật các giác quan: khó khăn về nhìn (thị giác), khó khăn về nói, giao tiếp (điếc, câm)

- Các dạng khuyết tật về nhận thức: hội chứng Down, chậm phát triển trí tuệ

- Các dạng khuyết tật về tâm thần: rối loạn hành vi, tự kỷ ở trẻ em, tâm thần phân liệt

- Các dạng khuyết tật khác, không thuộc các nhóm trên như khuyết tật do tình trạng bệnh mãn tính ở các cơ quan nội tạng như suy tim, suy thận, suy hô hấp

Theo Luật Người khuyết tật quy định: “Kỳ thị NKT là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng NKT vì lý do khuyết tật của người đó”. Ở một khía cạnh khác [CITATION Sar \l 1033 ] đưa ra ý kiến rằng, “Kỳ thị người khuyết tật là một quá trình phức tạp bao gồm các yếu tố như sự khác biệt cá nhân, sự đánh giá tiêu cực của những khác biệt đó, phản ứng tiêu cực của xã hội, và cảm xúc tiêu cực của NKT” [ CITATION Gof63 \l 1033 ] lập luận rằng “một khuyết tật về thể chất thường làm mất quyền lợi đối với người sở hữu nó, người bị kỳ thị không chỉ bị mất uy tín bởi người khác mà còn từ những người có mối quan hệ mật thiết với họ” “Những định kiến của xã hội, gia đình và cá nhân có thể đóng vai trò như một rào cản đối với NKT thực hiện quyền của họ trong xã hội” [CITATION Kos \l 1033 ]

Mức độ kỳ thị đối với NKT có thể được đánh giá theo thang đo “The Chedoke-McMaster Attitudes Towards Children with Handicaps” (Thang đo CATCH) [ CITATION Pet87 \l 1033 ] (xem thêm tại phụ lục 2) Thang đo này được thử nghiệm lần đầu trong nghiên cứu năm 1985 để đo lường thái độ của trẻ đối với NKT Thang đo tiếp tục được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về sau, tiêu biểu như nghiên cứu của [ CITATION Cel09 \l 1033 ]; [ CITATION Pet87 \l 1033 ]; [ CITATION Cél08 \l 1033 ]… Thang đo gồm 36 câu hỏi được xây dựng dựa trên ba khía cạnh của thái độ là tình cảm, hành vi và thái độ với mỗi khía cạnh là 12 câu hỏi bao gồm cả hai chiều là tích cực và tiêu cực Với mỗi câu được đánh giá trên 4 mức độ (0_rất không đồng ý; 4_rất đồng ý) Kết quả thu được dựa trên thang đo được tính tổng đối với mỗi mẫu khảo sát, với các câu hỏi theo chiều tiêu cực thì mã hóa ngược lại, giá trị trung bình của tổng càng lớn, mức độ kỳ thị càng thấp Theo nhận đinh của[ CITATION Cél08 \l 1033 ] thang đo đánh giá được tương đối toàn diện các khía cạnh của thái độ và được nhiều nghiên cứu áp dụng, tuy nhiên đã được xây dựng từ năm 1985 do đó không bao gồm một số khía cạnh có liên quan của văn hoá hiện tại.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị NKT

2.3.1 Yếu tố đặc điểm cá nhân

Theo kết quả nghiên cứu của [CITATION 201 \l 1033 ] được trình bày tại tổng quan nghiên cứu, thái độ của sinh viên Mỹ đối với NKT được cho là tích cực hơn sinh viên Trung Quốc ngụ ý rằng các cá nhân sống tại các khu vực khác nhau thì có thái độ đối với NKT là khác nhau

Trong các nghiên cứu về thái độ kỳ thị đối với NKT, yếu tố “giới tính” được xem là yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân có mức độ tác động đến thái độ kỳ thị phổ biến nhất, điều đó thể hiện qua kết quả nghiên cứu trong các đề tài [CITATION Placeholder2 \l 1033 ]; [CITATION Placeholder3 \l 1033 ]; [CITATION Placeholder4 \l 1033 ]; và một vài đề tài khác Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng nữ giới thể hiện thái độ với NKT tích cực hơn nam giới Trong nghiên cứu của [CITATION Placeholder5 \l 1033 ], mặc dù có thái độ đồng nhất trong bọn trẻ ở cả

2 giới tính về NKT, nhưng mức độ sẽ khác nhau tùy theo giới tính Nghiên cứu của [CITATION Placeholder2 \l 1033 ] trình bày một số phát hiện sâu hơn có liên quan đến giới tính về các thái độ của trẻ em đối với khuyết tật thể chất cụ thể: Các bé gái dễ chấp nhận các kích thích bình thường Con gái có thiên hướng thích người khiếm khuyết về nhận thức hơn là về thể chất trong khi với các bé trai thì ngược lại. Những đặc tính này xuất hiện trong khoảng tuổi từ lớp 3 đến khi thành người lớn. Richardson đã suy đoán rằng những khác biệt này có thể là do mức độ quan trọng tương đối của vẻ ngoài và thể lực đối với các bé gái Độ tuổi

Trong yếu tố này xuất hiện các kết luận không đồng nhất: nghiên cứu[CITATION Bro \l 1033 ] cho rằng thái độ của học sinh đối với người khuyết tật ngày càng trở nên tích cực và khoan dung cùng với sự gia tăng tuổi tác Tuy nhiên,nghiên cứu [CITATION KMR \l 1033 ] kết luận trong nghiên cứu rằng phản ứng tích cực đối với NKT về thể chất tăng lên từ lúc trẻ em cho đến cuối thời thiếu niên,ngay sau đó thì phản ứng đó giảm Phản ứng lại tăng từ lúc bắt đầu đến lúc cuối thời trưởng thành, ngay sau đấy lại giảm Người ta đề xuất rằng chu kì liên quan đến tuổi tác này có thể được giải thích bởi sự khác nhau về phát triển trong nhận thức của trẻ Nghiên cứu của [CITATION Placeholder2 \l 1033 ] về trẻ em từ 5 tuổi đến cuối tuổi vị thành niên cung cấp bằng chứng về xu hướng phát triển thái độ tích cực đối với NKT Các thái độ tích cực này gia tăng từ tuổi lớp mẫu giáo đến lớp 3, giảm nhẹ ở lớp 6 và tăng lên ở tuổi thanh thiếu niên Trong [CITATION Placeholder6 \l

1033 ] đưa ra kết luận khác hẳn, thái độ của trẻ em từ 8 đến 14 tuổi đối với NKT không có sự khác biệt đáng kể nào, cũng không có xu hướng cải thiện hoặc giảm thái độ khi tuổi tác ngày càng tăng, có thể do nhiên cứu này được khảo sát ở độ tuổi hẹp.

Thành tích đạt được được xem xét cơ bản như là năng lực của một người trong một phạm vi [CITATION SAl01 \l 1066 ] Vậy có thể hiểu kết quả học tập của học sinh như là một thước đo về năng lực nhận thức của học sinh Nghiên cứu (Xu,

2009), chỉ ra rằng những học sinh có thành tích học tập cao thì có khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn Theo kết quả từ nghiên cứu của [ CITATION Ter14 \l 1033 ], kết quả học tập của học sinh có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ của họ đối với NKT. Tuy nhiên, trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với NKT, kết quả học tập của học sinh không phải là yếu tố được đề cập phổ biến

Trong (Khang, et al., 2014) trích dẫn định nghĩa về chất lượng cuộc sống:

“Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), chất lượng cuộc sống là nhận thức của cá nhân trong hệ thống giá trị văn hóa và so với mục tiêu, sự mong đợi, các tiêu chuẩn và sự quan tâm của họ” và “chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào nhận thức và cảm giác chủ quan của mỗi cá nhân (Andereck và Nyaupane ,2011)” Kết quả từ nghiên cứu [ CITATION Cel09 \l 1033 ] chỉ ra những học sinh có chất lượng cuộc sống tốt có thái độ tích cực hơn đối với NKT

- Giả thuyết H1: Chất lượng cuộc sống của học sinh có ảnh hưởng tích cực tới thái độ đối với NKT.

- Giả thuyết H2: Có sự khác biệt về thái độ kỳ thị NKT giữa các vùng, giữa nam giới và nữ giới, giữa các độ tuổi khác nhau, và kết quả học tập khác nhau.

2.3.2 Yếu tố mức độ tiếp cận thông tin về NKT

Kết quả từ nghiên cứu của [ CITATION Cel09 \l 1033 ] chỉ ra rằng những trẻ nhận được thông tin về khuyết tật từ cha mẹ hoặc từ phương tiện truyền thông thì có thái độ tích cực hơn Nghiên cứu [CITATION Placeholder1 \l 1033 ] tại Moldova trên đối tượng từ 13-18 tuổi cho thấy tất cả người tham gia đều ý thức được người khuyết tật cộng đồng của họ, mặc dù ít có những tương tác trực tiếp Cụ thể, các loại khuyết tật về thể chất và tinh thần được nhận diện chính xác với tất cả những người tham gia thử nghiệm nhưng chỉ duy nhất một (trong số 12 người tham gia) có thể nêu rõ tình trạng (hội chứng Down), các nguyên nhân của khuyết tật (thương tích chấn thương hoặc các yếu tố môi trường trước sinh…) Như vậy, nhận diện được chính xác NKT nhưng không phải ai trong thử nghiệm cũng hiểu rõ về khuyết tật, về NKT, điều đó có thể phụ thuộc vào những tri thức mà mỗi cá nhân thu nhặt được, dù yếu tố “mức độ tiếp cận thông tin về NKT” không phải là yếu tố phổ biến trong các đề tài nghiên cứu về thái độ kỳ thị NKT, nhóm nghiên cứu vẫn đặt ra giả thuyết rằng những trẻ nhận được thông tin về NKT (mức độ tiếp cận thông tin về NKT) càng nhiều thì sẽ có thái độ càng tích cực đối với NKT

- Giả thuyết H3: Mức độ tiếp cận thông tin về NKT có ảnh hưởng tích cực tới thái độ đối với NKT.

2.3.3 Yếu tố mức độ tiếp xúc với NKT

Theo Cambridge, tiếp xúc có thể được hiểu là giao tiếp với ai đó có thể thông qua trò chuyện hoặc trao đổi thư từ hoặc hai đối tượng chạm vào nhau trong thực tế. Kết luận trong bài báo[ CITATION Soo14 \l 1033 ], sự tiếp xúc có thể giúp trẻ phát triển thái độ tích cực đối với NKT Trẻ em có liên hệ thường xuyên với người khuyết tật có khuynh hướng có thái độ tích cực hơn đối với họ Kết quả nghiên cứu [ CITATION Ter14 \l 1033 ] cho thấy làm bạn với một đứa trẻ khuyết tật giúp trẻ có thái độ tích cực hơn với NKT Nghiên cứu [CITATION Placeholder6 \l 1033 ] đánh giá ảnh hưởng của yếu tố tiếp xúc với NKT hay sự quen thuộc với NKT đến thái độ của trẻ thông qua so sánh giữa các nhóm đối tượng Kết quả nghiên cứu cho thấy: Số điểm trên thang đo CATCH cao hơn ở những học sinh học cùng với NKT và những học sinh có bạn là NKT Voeltz (1982) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy hiệu quả của một chương trình tình nguyện, có 78 trẻ tham gia trong 161 trẻ lớp bốn đủ điều kiện, nội dung gồm một chương trình mang tên “Special friends” trẻ tham gia phải liên lạc thường xuyên với một người bị khuyết tật nặng Sau chương trình trẻ tham gia có thái độ tích cực hơn

- Giả thuyết H4: Mức độ tiếp xúc với NKT có ảnh hưởng tích cực tới thái độ đối với NKT

Mô hình nghiên cứu

Từ các nội dung đã trình bày phía trên, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài Cụ thể, nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị đối với NKT bao gồm: Nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân; Nhóm yếu tố mức độ tiếp cận thông tin về NKT; Nhóm yếu tố mức độ tiếp xúc với NKT (sơ đồ 2.1)

Yếu tố các đặc điểm cá nhân

Thái độ đối với NKT

Yếu tố mức độ tiếp cận thông tin về NKT

Yếu tố mức độ tiếp xúc với

Sơ đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu (Nguồn tổng quan nghiên cứu từ nhóm tác giả)

Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu bao gồm:

- Giả thuyết H1: Chất lượng cuộc sống của học sinh có ảnh hưởng tích cực tới thái độ đối với NKT.

- Giả thuyết H2: Có sự khác biệt về thái độ kỳ thị NKT giữa nam giới và nữ giới, giữa các độ tuổi khác nhau, và kết quả học tập khác nhau.

- Giả thuyết H3: Mức độ tiếp cận thông tin về NKT có ảnh hưởng tích cực tới thái độ đối với NKT.

- Giả thuyết H4: Mức độ tiếp xúc với NKT có ảnh hưởng tích cực tới thái độ đối với NKT

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu của đề tài

Sơ đồ 3.2 Quy trình nghiên cứu của đề tài

- Tổng quan nghiên cứu: tổng hợp lại các nghiên cứu trước đây về thái độ kỳ thị đối với NKT.

- Các lý thuyết liên quan: tìm hiểu các lý thuyết về thái độ, thái độ kỳ thị đối với NKT.

- Số liệu thứ cấp: tìm kiếm các báo cáo, thống kê về NKT

- Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị đối với NKT: từ tổng quan nghiên cứu, các lý thuyết liên quan và số liệu thứ cấp, nhóm nghiên cứu đề xuất ra mô hình nghiên cứu của đề tài.

- Thu thập số liệu sơ cấp: sau khi xây dựng bảng hỏi, nhóm tiến hành khảo sát học sinh tiểu học trên địa bàn Hà Nội

- Phân tích, đánh giá các ảnh hưởng của các yếu tố: nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu sơ cấp đã thu được, từ đó, đưa ra các đánh giá về ảnh hưởng của các yếu tố.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị đối với

Các lý thuyết liên quan Thu thập số liệu sơ cấp

Phân tích, đánh giá các ảnh hưởng của các yếu tố

- Kiến nghị, đề xuất: trên cơ sở kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu gợi mở các biện pháp cho các bên liên quan nhằm nâng cao thái độ tích cực đối với NKT

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Các thông tin, định nghĩa, lý thuyết liên quan được tìm kiếm trên các trang web về các đề tài, bài báo, tạp chí trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu Những thông tin này góp phần giúp nhóm tìm hiểu về các đặc điểm của NKT và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị đối với NKT.

Tài liệu tiếng việt: Các tài liệu tiếng việt được nhóm nghiên cứu tìm kiếm qua google, các báo cáo từ các tổ chức, các bài báo trong nước, các công trình nghiên cứu có liên quan đến NKT.

Tài liệu tiếng anh: Các bài báo, bài nghiên cứu, trên các website như google schoolar, Science Dierct, researchgate.net, ocw.mit.edu…

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Sơ đồ 3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

1 Xác định đối tượng khảo sát 2 Xác định quy mô mẫu

6 Chỉnh sửa phiếu khảo sát

5 Phát 5 phiếu khảo sát thử nghiệm

4 Thiết kế phiếu khảo sát

9 Phân tích và đánh giá

8 Loại bỏ các phiếu không phù hợp 7.Tiến hành khảo sát chính thức

3.3.1 Xác định đối tượng khảo sát

Mục đích của nghiên cứu là để đánh giá thái độ của học sinh tiểu học đối với NKT vì vậy tổng thể nghiên cứu được lựa chọn là HSTH trên địa bàn Tp Hà Nội.

3.3.2 Xác định quy mô mẫu

Theo Hair và cộng sự (1998), đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì số lượng mẫu phải tối thiểu gấp 5 lần tổng số chỉ báo trong các thanh đo Bảng hỏi của nghiên cứu này gồm 28 chỉ báo, do vậy, số mẫu tối thiểu cần đạt là 28*5 = 140 quan sát.

Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát bằng cách phát ra 250 phiếu hỏi tới học sinh tiểu học trên dịa bàn Hà Nội và thu được 218 mẫu quan sát hợp lệ.

Chọn mẫu thuận tiện có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhóm điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng Phương pháp này được dùng phổ biến khi bị giới hạn về thời gian và chi phí.

3.3.4 Thiết kế phiếu khảo sát

 Chọn ra thang đo các biến

Trong bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu áp dụng có chỉnh sửa thang đo CATCH để đo lường thái độ của trẻ đối với người khuyết tật Thang đo gốc gồm 36 câu hỏi được xây dựng dựa trên ba khía cạnh của thái độ là tình cảm, hành vi và thái độ với mỗi khía cạnh là 12 câu hỏi Thang đo đã được chỉnh sửa bao gồm 14 câu hỏi, trong đó khía cạnh tình cảm và hành vi gồm 5 câu hỏi, khía cạnh nhận thức gồm 4 câu hỏi bao gồm cả hai chiều là tích cực và tiêu cực

Với mỗi câu hỏi nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đối tượng khảo sát thể hiện ý kiến, đánh giá của mình

 Thiết lập bảng hỏi điều tra

Sau khi tìm hiểu các thang đo của các nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu xây dựng một bảng hỏi thử nghiệm gồm 3 phần:

- Đánh giá các yếu tố trong mô hình và biến phụ thuộc: 27 câu

Nhân tố Biến Tham khảo

Các đặc điểm cá nhân

A1 Bạn cảm thấy vui vẻ, tràn đầy năng lượng Tham khảo có chỉnh sửa thang đo KIDSCREEN [CITATION The11 \l 1033 ]

A2 Bạn có thể làm mọi thứ mà bạn muốn trong thời gian rảnh của mình

A3 Bố mẹ của bạn luôn yêu quý và vui vẻ với bạn bè của bạn

A4 Bố mẹ của bạn đối xử công bằng

A5 Bạn cảm thấy hạnh phúc khi ở trường

Mức độ tiếp cận thông tin về

B1 Bạn đã bao giờ nghe về NKT trong trường học Tham khảo có chỉnh sửa từ nghiên cứu của

B2 Bạn đã bao giờ đọc sách hoặc xem phim về NKT

B3 Bạn đã bao giờ nghe về NKT từ cha mẹ

B4 Bạn đã bao giờ nghe về NKT từ giáo viên

Mức độ tiếp xúc với

C1 Tôi thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với NKT [ CITATION

C2 Lớp tôi có bạn là NKT [ CITATION Ros1

C3 Tôi ngồi học/ chung nhóm với NKT

C4 Tôi có bạn là NKT [ CITATION

D1 Tôi sẽ không phiền nếu một NKT ngồi cạnh tôi Tham khảo có chỉnh sửa thang đo CATCH

D2 Tôi rất vui khi có một NKT làm bạn thân

D3 Ở gần NKT làm tôi sợ

D4 Tôi sẽ xấu hổ nếu NKT được mời đến sinh nhật của mình

D5 Tôi cảm thấy thương hại các bạn khuyết tật

E1 Tôi sẽ không giới thiệu NKT với bạn tôi

E2 Tôi sẽ nói chuyện với một NKT mà tôi không biết

E3 Tôi sẽ bảo vệ cho NKT bị trêu chọc.

E4 Tôi sẽ cố gắng tránh xa NKT

F1 NKT có thể tự làm rất nhiều việc

F3 NKT không thích kết bạn.

F4 NKT cần rất nhiều sự giúp đỡ để làm việc

Bảng 3.1 Các quan sát về thái độ kỳ thị của học sinh tiểu học đối với NKT

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát thử nghiệm 10 học sinh tại trường tiểu học Đền

Lừ, từ đó rút ra được các bất cập còn tồn tại như một số câu hỏi quá phức tạp gây khó hiểu với đối tượng học sinh tiểu học, từ đó tốn nhiều thời gian để giải thích bảng hỏi.

3.3.6 Chỉnh sửa phiếu khảo sát

Sau khi tiến hành khảo sát thử và quan sát đối tượng điều tra, nhóm nghiên cứu quyết định giữ nguyên số lượng 27 câu hỏi nhưng có sự điều chỉnh ngôn từ cho phù hợp hơn với đối tượng khảo sát học sinh tiểu học mà vẫn giữ nguyên được ý hỏi.

3.3.7 Tiến hành khảo sát chính thức

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 250 học sinh tiểu học thu về 219 phiếu kết quả tại các điểm trường tiểu học Thị Trấn A - huyện Đông Anh, trường tiểu học Lam Sơn – huyện Sóc Sơn, trường tiểu học Đền Lừ và một số trung tâm học tập tại nội thành thành phố Hà Nội.

3.3.8 Loại bỏ các phiếu không phù hợp

Nhóm nghiên cứu tiến hành làm sạch dữ liệu bằng cách đánh số và loại bỏ phiếu không hợp lệ do một học sinh đánh nhiều câu trả lời cho cùng một câu hỏi trong thang đo Tổng số phiếu được dùng cho phân tích và 218 phiếu (đạt 99,54%).

3.3.9 Phân tích và đánh giá

Dựa vào số liệu thu được, nhóm nghiên cứu tiến hành chạy số liệu trên phần mềm SPSS nhằm kiểm tra mức độ tin cậy của các yếu tố, từ đó đưa ra nhận xét cụ thể về …

TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Mô tả mẫu

Đặc điểm mẫu khảo sát Tần suất (phiếu) Tỷ lệ (%)

Theo kết quả học tập:

- Hoàn thành tốt/có thành tích vượt trội/tiến bộ vượt bậc.

Bảng 4.2 Đặc điểm mẫu khảo sát (Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm NC)

Nhìn chung, mẫu khảo sát thiếu sự cân đối giữa các nhóm đối tượng Số mẫu khảo sát tại khu vực ngoại thành chiếm đa số, vượt trội hơn hẳn so với số mẫu thu được tại khu vực nội thành Số học sinh nam đã tham gia khảo sát nhiều hơn số học sinh nữ nhưng mức chênh lệch không nhiều Hầu hết học sinh được khảo sát thuộc khối lớp 5, chiếm đến 79.3 % tổng số mẫu khảo sát Về kết quả học tập, phần lớn các mẫu khảo sát được đánh giá là hoàn thành xuất sắc, hoàn thành tốt, hoặc có thành tích vượt trội, tiến bộ vượt bậc tại khía cạnh nào đó trong quá trình học tập của năm trước (chiếm 92.3%).

Phân tích thống kê mô tả

Với mục tiêu là xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến thái độ kỳ thị NKT của học sinh tiều học, thống kê mô tả sẽ xác định các giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn của mỗi biến trong nghiên cứu này Các thông tin được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây.

Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mức độ kỳ thị NKT

KH Tên biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Nhóm đo lường chất lượng cuộc sống

A1 Bạn cảm thấy vui vẻ, tràn đầy năng lượng 3.37 0.752

A2 Bạn có thể làm mọi thứ mà bạn muốn trong thời gian rảnh của mình

A3 Bố mẹ của bạn yêu quý và vui vẻ với bạn bè của bạn 3.97 0.957

A4 Bố mẹ của bạn đối xử với bạn công bằng 3.59 1.159

A5 Bạn cảm thấy hạnh phúc khi ở trường 3.82 0.959

Nhóm đánh giá mức độ tìm hiểu thông tin về NKT

B1 Bạn đã bao giờ nghe về NKT trong trường học 2.55 1.016 B2 Bạn đã bao giờ đọc sách hoặc xem phim về NKT 2.43 1.043

B3 Bạn đã bao giờ nghe về NKT từ cha mẹ 2.35 1.164

B4 Bạn đã bao giờ nghe về NKT từ giáo viên 2.79 1.048 Nhóm đánh giá mức độ tiếp xúc với NKT

C1 Tôi thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với NKT 1.54 0.843

C2 Lớp tôi có nhiều bạn là NKT 1.17 0.517

C3 Tôi ngồi học/ chung nhóm với NKT 1.06 0.320

C4 Tôi có nhiều bạn là NKT 1.16 0.514

Bảng 4.3 Phân tích thống kê mô tả nhóm biến độc lập

(Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm NC)

Nhóm biến đo lường về chất lượng cuộc sống đều có mức đánh giá trung bình lớn hơn 3 tức là phổ biến nằm trong ngưỡng từ “Thỉnh thoảng” đến “Thường xuyên” phản ánh chất lượng cuộc sống của đa số học sinh là tương đối tốt Trong đó, biến ‘A2’ có mức đánh giá thấp nhất với giá trị trung bình là 3.27 và cao nhất là

‘A3’ với giá trị trung bình là 3.97

Xét về mức độ phân tán của các giá trị, các biến ‘A2’ và ‘A4’ có độ lệch chuẩn lớn hơn 1 cho thấy rằng nhận định của các học sinh khác nhau là không thực sự đồng nhất; các biến ‘A1’, ‘A3’ và ‘A5’ có độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1 cho thấy mức độ tương đồng khá cao trong nhận định của các học sin được khảo sát.

Nhìn chung mức độ tiếp cận các thông tin về NKT của các em học sinh tiểu học trong nghiên cứu được đánh giá là tương đối thấp, tất cả chỉ báo có mức đánh giá trung bình nhỏ hơn 3 tức là các giá trị thiên về mức “Hiếm khi” hoặc “Không bao giờ” nhiều hơn Đặc biệt, đối với chỉ báo ‘B3’ có mức đánh giá trung bình chỉ 2.35 cho thấy các vấn đề về NKT hầu như chưa được các bậc cha mẹ quan tâm nhiều.

Tất cả các biến ‘B1’, ‘B2’, ‘B3’ và ‘B4’ đều có độ lệch chuẩn lớn hơn 1 cho thấy có nhiều sự khác biệt trong đánh giá của các em học sinh được khảo sát

Nhóm biến đánh giá mức độ tiếp xúc với NKT, tất cả các biến trong thang đo đều có mức đánh giá trung bình ở mức rất thấp, chỉ nằm trong khoảng từ 1.06 đến1.54 cho thấy hầu hết các học sinh được khảo sát chưa từng hoặc có tiếp xúc rất ít với NKT Tất cả các biến đều có độ phân tán nhỏ hơn 1 cho thấy có sự tương đồng cao về ý kiến đánh giá trong mẫu khảo sát.

Kết quả kiểm định mức độ tin cậy và tính hiệu lực của thang đo

Hệ số Cronbach’s Alpha phản ánh mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến gần 1 là thang đo đo lường tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được, đối với các vấn đề đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu, hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 là có thể chập nhận được [ CITATION Hoà08 \l 1033 ]

Hệ số tương quan qua biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) là hệ số tương quan biến - tổng (hiệu chỉnh) Theo trích dẫn trong [ CITATION Trâ \l 1033 ] hệ số tương quan biến tổng ≥ 0.30 thì biến đó đạt yêu cầu.

4.3.1 Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo

Thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo đối với các biến độc lập thu được kết quả như sau:

KH Tên biến Hệ số tải

Nhóm đo lường chất lượng cuộc sống

A1 Bạn cảm thấy vui vẻ, tràn đầy năng lượng 0.241

A3 Bố mẹ của bạn yêu quý và vui vẻ với bạn bè của bạn

A4 Bố mẹ của bạn đối xử với bạn công bằng 0.308

A5 Bạn cảm thấy hạnh phúc khi ở trường 0.328

Nhóm đánh giá mức độ tìm hiểu thông tin về

B1 Bạn đã bao giờ nghe về NKT trong trường học 0.481

B2 Bạn đã bao giờ đọc sách hoặc xem phim về

B3 Bạn đã bao giờ nghe về NKT từ cha mẹ 0.439

B4 Bạn đã bao giờ nghe về NKT từ giáo viên 0.489

Nhóm đánh giá mức độ tiếp xúc với NKT

C1 Tôi thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với

C2 Lớp tôi có nhiều bạn là NKT 0.564

C3 Tôi ngồi học/ chung nhóm với NKT 0.597

C4 Tôi có nhiều bạn là NKT 0.621

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho nhóm biến độc lập (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp của nhóm NC)

Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho nhóm biến đo lường chất lượng cuộc sống (gồm các biến A1, A2, A3, A4, A5) cho hệ số Cronbach’s Alpha là 0.466 (Phụ lục 4), thang đo không đủ độ tin cậy, loại bỏ biến A2 (biến có hệ số tương quan nhỏ nhất) và tiến hành kiểm định lại Hệ số Cronbach’s Alpha thu được của của tổng thể là 0.516 < 0.6, như vậy thang đo chưa đạt mức độ tin cậy cần thiết, tuy nhiên, nghiên cứu của [ CITATION Pet16 \l 1033 ] chỉ ra rằng hệ số Cronbach’s Alpha bị ảnh hưởng bởi kích thước mẫu, đối với các mẫu có kích thước nhỏ hơn 300 quan sát, giá trị Cronbach’s Alpha có thể nhỏ hơn Kích thước mẫu khảo sát trong nghiên cứu là 218 quan sát nhỏ hơn 300 quan sát, do đó chấp nhận thang đo đánh giá chất lượng cuộc sống biến A1 có hệ số tải là 0.241 0.6 nằm trong khoảng giá trị chấp nhận được, hệ số tương quan qua biến tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3, đo đó thang đo có đủ mức độ tin cậy để tiếp tục tiến hành phân tích.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho nhóm biến đo lường mức độ tiếp xúc với NKT (chi tiết xem phụ lục 4), hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.713 > 0.6 Hệ số tương quan qua biến tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3, vì vậy thang đo là đạt tiêu chuẩn và đáng tin cậy.

Thực hiện kiểm định độ tin cậy thang đo đối với các biến phục thuộc thu được kết quả như sau:

KH Tên biến Hệ số tải Hệ số Cronbach’s

D1 Tôi sẽ không phiền nếu một NKT ngồi cạnh tôi 0.556

D2 Tôi rất vui khi có một NKT làm bạn thân

D3 Ở gần NKT làm tôi sợ 0.406

D4 Tôi sẽ xấu hổ nếu NKT được mời đến sinh nhật của mình

E1 Tôi sẽ không giới thiệu NKT với bạn tôi 0.573

E2 Tôi sẽ nói chuyện với một NKT mà tôi 0.539 không biết 0.738

E3 Tôi sẽ bảo vệ cho NKT bị trêu chọc 0.564

E4 Tôi sẽ cố gắng tránh xa NKT 0.364

E5 Tôi sẽ không đến nhà của NKT để chơi 0.486

F1 NKT có thể tự làm rất nhiều việc 0.430

F3 NKT không thích kết bạn 0.427

F4 NKT cần rất nhiều sự giúp đỡ để làm việc

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo cho các thành phần của biến phụ thuộc (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp của nhóm NC)

Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thành phần “tình cảm” (gồm các biến D1, D2, D3, D4, D5) cho hệ số Cronbach’s Alpha là 0.180 (Phụ lục 4), thang đo không đủ độ tin cậy, loại bỏ biến D5 (biến có hệ số tương quan nhỏ nhất) và tiến hành kiểm định lại Hệ số Cronbach’s Alpha của của tổng thể thu được là 0.647 > 0.6, hệ số tương quan qua biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3 Như vậy thang đo là có thể sử dụng được.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thành phần “Hành vi” (chi tiết xem phụ lục 4), hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.738 > 0.6, hệ số tương quan qua biến tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0.3, đo đó thang đo có mức độ tin cậy tốt được sử dụng tiến hành phân tích trong các bước tiếp theo.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo cho thành phần “Nhận thức” (Gồm các biến F1, F2, F3, F4) cho hệ số Cronbach’s Alpha là 0,596 < 0,6, việc loại bất kỳ biến nào ra khỏi mô hình đều tác động làm giảm giá trị hệ số Cronbach’s Alpha Mô hình chưa đủ mức độ tin cậy nhưng dựa trên cơ sở nghiên cứu của [ CITATION Pet16 \l

1033 ], nhóm nghiên cứu chấp nhận thang đo và sử dụng trong các phân tích tiếp theo.

4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố

Kiểm định KMO và Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .747 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 495.044 df 66

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp của nhóm NC)

Thước đo KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị bằng 0,747 (thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1)

Kết luận: phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế.

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test).

Kiểm định giả thuyết H0: mức tương quan của các biến trong tổng thể bằng 0. Kết quả kiểm định Bartlett’s test có giá trị Sig = 0,000 < 0,05.

Kết luận: các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

Kiểm định phương sai trích của các yếu tố (% Cumulative variance)

Tiêu chuẩn chấp nhận đối với kiểm định phương sai trích là giá trị phương sai trích lớn hơn 50% để kết quả mang tính thực tiễn Trong bảng tổng phương sai trích (Xem phụ lục 5), giá trị phương sai cộng dồn của các yếu tố là 52.183% lớn hơn 50%, do đó kết quả nghiên cứu mang tính thực tiễn.

Kiểm định hệ số Factor loading

Extraction Method: Principal Component Analysis

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a Rotation converged in 5 iterations.

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định hệ số Factor loading

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp của nhóm NC) Điều kiện: Hệ số tải nhân tố Factor loading ≥ 0,5 cỡ mẫu khoảng 100 – 350. Nghiên cứu này sử dụng kích thước mẫu điều tra với 218 học sinh tại các trường tiểu học, do vậy hệ số tải nhân tố Factor loading cần lớn hơn hoặc bằng 0,5 Theo đó, không có biến nào bị loại ra khỏi mô hình.

Qua quá trình phân tích, kiểm định nhóm nghiên cứu đưa ra các nhóm yếu tố và số lượng các biến trong từng yếu tố để tiến hành bước phân tích tiếp theo Cụ thể:

KH Tên nhóm biến Biến thành phần

A1: Bạn cảm thấy vui vẻ, tràn đầy năng lượng

A3: Bố mẹ của bạn yêu quý và vui vẻ với bạn bè của bạn

A4: Bố mẹ của bạn đối xử với bạn công bằng A5: Bạn cảm thấy hạnh phúc khi ở trường

B Mức độ tiếp cận thông tin về NKT

B1: Bạn đã bao giờ nghe về NKT trong trường học B2: Bạn đã bao giờ đọc sách hoặc xem phim về NKT B3: Bạn đã bao giờ nghe về NKT từ cha mẹ

B4: Bạn đã bao giờ nghe về NKT từ giáo viên

C Mức độ tiếp C1: Tôi thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với NKT xúc với NKT C2: Lớp tôi có nhiều bạn là NKT

C3: Tôi ngồi học/ chung nhóm với NKT C4: Tôi có nhiều bạn là NKT

Bảng 4.8 Tổng hợp biến theo từng yếu tố

Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến HQLV

4.4.1 Phân tích theo hệ số tương quan Pearson

Phần này trình bày các kết quả phân tích tương quan của các biến trong mô hình đặc biệt là mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Từ kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố như trên có 3 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc gồm 3 cấu phần: Tình cảm, hành vi và nhận thức. Đi sâu vào kết cấu của biến phụ thuộc (xem bảng 4.4)

Thái độ kỳ thị đối với NKT (Y) xác định giá trị trung bình của các biến thành phần.

Thành phần “Thái độ” (D) gồm các biến D1, D2, D3, D4.

Thành phần “Hành vi” (E) gồm các biến E1, E2, E3, E4, E5

Thành phần “Nhận thức” (F) gồm các biến F1, F2, F3, F4

Phương pháp tương quan Pearson correlation coefficient được thực hiện nhằm đánh giá mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc trong mô hình.

Kết quả phân tích hệ số tương quan được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.9 Hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc(chi tiết hơn tại phụ lục 5)

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp của nhóm NC)

Tập chung vào hệ số tương quan giữa các biến độc lập (A, B, C, F01) với biến phụ thuộc (Y) và từng cấu phần của biến phụ thuộc (D, E, F), thấy rằng tất cả các hệ số tương quan đều mang giá trị dương cho thấy mối tương quan tuyến tính thuận chiều giữa các biến Biến ‘A’ đại diện nhóm chất lượng cuộc sống có mối tương quan thuận chiều mạnh mẽ nhất tới biến phụ thuộc cũng như với từng cấu phần của biến phụ thuộc.

Các hệ số tương quan khá nhỏ nên khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình thấp

Hầu hết các hệ số sig (xem bảng tại phụ lục 5) trong phép phân tích đều nhỏ hơn 0.05 thể hiện mức độ tin cậy của kết quả phân tích đạt trên 95%.

4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính

Nhằm đánh giá mức độ tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc, nhóm NC sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) hồi quy lần lượt từng biến độc lập với biến phụ thuộc

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3

Bảng 4.10 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp của nhóm NC)

Giá trị của R 2 hiệu chỉnh ở mô hình 4, 5 lớn hơn hẳn so với các mô hình 1, 2 và 3 cho thấy việc đưa thêm các biến vào mô hình 1, 2, 3 là hợp lý Dù tăng không nhiều nhưng so với mô hình 4, giá trị R 2 hiệu chỉnh ở mô hình 5 là lớn hơn, đồng nghĩa với việc bổ sung biến ‘C’ vào mô hình 4 là hợp lý. Đối với mô hình 1, giá trị của R 2 (Square) là 0.167 tức là biến CLCS trong mô hình giải thích được 16,7% sự thay đổi của thái độ kỳ thị đối với NKT (Y) Giá trị sig của thống kê F là 0.000 < 0.05 do đó mô hình 1 là có ý nghĩa thống kê, biến CLCS có ảnh hưởng tới thái độ kỳ thị NKT Đối chiếu lại ta thấy: giả thuyết H1 được chứng minh. Đối với mô hình 2, giá trị của R 2 (Square) là 0.093 tức là biến mức độ tiếp cận thông tin về NKT trong mô hình giải thích được 9.3% sự thay đổi của thái độ kỳ thị đối với NKT (Y) Giá trị sig của thống kê F là 0.000 < 0.05 do đó mô hình 2 là có ý nghĩa thống kê, mức độ tiếp cận thông tin về NKT có ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị NKT Như vậy, giả thuyết H3 được chứng minh. Đối với mô hình 3, giá trị của R 2 (Square) là 0.035 thấp hơn nhiều so với mô hình 1 thể hiện rằng biến mức độ tiếp xúc với NKT trong mô hình chỉ giải thích được 3.5% sự thay đổi của thái độ kỳ thị đối với NKT (Y) Giá trị sig của thống kê

F là 0.006 < 0.05 do đó mô hình 3 là có ý nghĩa thống kê, mức độ tiếp xúc với NKT có ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị NKT Như vậy, giả thuyết H4 được chứng minh.

So với mô hình 1, mô hình 4 được đưa thêm vào biến ‘B’ (mức độ tiếp cận thông tin về NKT) làm cho R 2 (Square) tăng từ 0.167 lên đến 0.223, các biến có trong mô hình 4 giải thích được 22,3% sự thay đổi của biến phụ thuộc Với việc bổ sung biến ‘C’ vào mô hình 5, giá trị R 2 (Square) nhích lên 0.230 tức là các biến trong mô hình này giải thích được 23% sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Giá trị Sig của thống kê

Biến Hệ số Beta Sig.

Bảng 4.11 Chi tiết kết quả kiểm định của mô hình 6

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp của nhóm NC)

Mô hình 6 được bổ sung thêm tác động của các biến kiểm soát, giá trị R 2 hiệu chỉnh là 0.294 lớn hơn giá trị này trong mô hình 5 cho thấy việc bổ sung thêm các biến trong mô hình này là phù hợp Giá trị R 2 là 0.308 thể hiện rằng 30,8% sự thay đổi của thái độ kỳ thị đối với NKT chịu sự chi phối của các biến trong mô hình Các biến ‘Lop’, ‘KQHT’ có giá trị sig > 0.05 do đó không có ý nghĩa thống kê Hệ số

Beta thể hiện mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố trong mô hình đến thái độ kỳ thị NKT, cụ thể về như sau:

Biến ‘A’ đại diện cho chất lượng cuộc sống có tác động thuận chiều lớn nhất tới biến phụ thuộc trong mô hình

Biến ‘B’ đại diện cho mức độ tiếp cận thông tin về NKT có ảnh hưởng thuận chiều lớn thứ hai đến biến phụ thuộc trong mô hình

Biến ‘C’ đại diện cho mức độ tiếp xúc với NKT cũng có ảnh hưởng thuận chiều đến biến phụ thuộc trong mô hình.

4.4.3 Kiểm định Independent Sample T-Test

Kiểm định Independent Sample T-Test xác định có sự khác biệt về phương sai và trung bình của Y giữa hai bộ phận của tổng thể từ đó đi đến kết luận về sự khác biệt về mức độ kỳ thị với NKT giữa các học sinh tại các vùng khác nhau, giới tính khác nhau.

H01: Không có sự khác nhau giữa phương sai hai tổng thể

H11: Có sự khác biệt về phương sai giữa hai tổng thể

H02: Không có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa hai tổng thể

H12: Có sự khác biệt về giá trị trung bình giữa hai tổng thể

Khu vực N Giá trị trung bình của thái độ kỳ thị đối với NKT (Y) Phương sai

Giới tính N Giá trị trung bình của thái độ kỳ thị đối với NKT (Y)

Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Independent Sample T-Test

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp của nhóm NC) Đối với yếu tố “khu vực”, giá trị Sig (Levene's Test for Equality of Variances) là 0.113 > 0.05 như vậy không có sự khác nhau giữa phương sai của 2 tổng thể Xét giá trị Sig.(2-tailed) là 0.002 < 0.05 nên có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể hay nói cách khác mức độ kỳ thị là khác nhau giữa hai khu vực Cụ thể: Giá trị trung bình của ‘Y’ (Mức độ kỳ thị) ở khu vực nội thành là 3.1704 còn ở khu vực ngoại thành là 3.4399, giá trị trung bình của ‘Y’ càng cao mức độ kỳ thị càng thấp, do đó, khu vực ngoại thành có mức độ kỳ thị thấp hơn khu vực trong nội thành Điều này có thể do sự chênh lệch số lượng mẫu giữa hai khu vực. Đối với yếu tố “giới tính”, giá trị Sig (Levene's Test for Equality of Variances) là 0.044 < 0.05 như vậy có sự khác nhau giữa phương sai của 2 tổng thể. Xét giá trị Sig.(2-tailed) là 0.023 < 0.05 nên có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của 2 tổng thể hay nói cách khác mức độ kỳ thị là khác nhau giữa hai giới Cụ thể: Giá trị trung bình của ‘Y’ (Mức độ kỳ thị) ở nam giới là 3.2901 còn ở nữ giới là 3.4646, do đó theo kết quả khảo sát nữ giới ít kỳ thị hơn nam giới.

4.4.4 Kiểm định One-way ANOVA

Kiểm định One-way ANOVA nhằm xác định sự khác biệt về mức độ kỳ thị giữa các lớp (độ tuổi) và kết quả học tập (KQHT).

N Giá trị trung bình của thái độ kỳ thị đối với NKT (Y)

Bảng 4.13 Kết quả Kiểm định One-way ANOVA của biến phụ thuộc và “Lớp”(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp của nhóm NC)

Giá trị Sig của kiểm định là 0.147 > 0.05 Kết quả khảo sát cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ kỳ thị giữa các khối lớp (độ tuổi) khác nhau.

N Giá trị trung bình của thái độ kỳ thị đối với NKT (Y)

Bảng 4.14 Kết quả Kiểm định One-way ANOVA của biến phụ thuộc và

Giá trị Sig của kiểm định là 0.835 > 0.05 Do đó có thể cho rằng không có sự khác biệt về mức độ kỳ thị giữa các học sinh có thành tích học tập khác nhau.

LUẬN BÀN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC ĐỀ XUẤT 49 5.1 Đánh giá từng yếu tố ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị đối với NKT

Yếu tố chất lượng cuộc sống (CLCS)

Yếu tố đầu tiên được xem xét trong các yếu tố được giả định là có ảnh hưởng đến thái độ kỳ thị đối với NKT là “chất lượng cuộc sống” Ban đầu, yếu tố này bao gồm 5 chỉ báo được xây dựng dựa trên thang đo gốc là KIDSCREEN_index10[ CITATION The11 \l 1033 ] nhưng qua quá trình xử lý số liệu còn lại 4 chỉ báo được nhóm sử dụng để đo lường và đánh giá CLCS của các đối tượng được khảo sát Với mỗi chỉ báo, nhóm nghiên cứu khảo sát trên thang đo likert 5 mức độ từ “Rất không đồng ý” đến “Rất đồng ý” Mức điểm trên thang đo phản ánh đánh giá của người được khảo sát đối với ý kiến, nhận định được đưa ra. Giá trị trung bình của mỗi chỉ báo thể hiện xu hướng đánh giá của tổng thể các cá nhân được khảo sát Đối với yếu tố CLCS, kết quả khảo sát thể hiện trong bảng dưới đây.

STT KH Nội dung Điểm trung bình

1 A1 Bạn luôn cảm thấy vui vẻ 3.37

2 A3 Bố mẹ của bạn yêu quý và vui vẻ với bạn bè của bạn 3.97

3 A4 Bố mẹ của bạn đối xử với bạn công bằng 3.59

4 A5 Bạn cảm thấy hạnh phúc khi ở trường 3.82

Bảng 5.15 Giá trị trung bình từng chỉ báo trong yếu tố "Chất lượng cuộc sống" (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp của nhóm NC)

Giá trị trung bình của biến A (Chất lượng cuộc sống) là 3.6854 nằm trong đoạn từ 3.41 đến 4.20, với A là trung bình của A1, A3, A4, A5, thể hiện rằng đa số học sinh được khảo sát tương đối đồng ý với các nhận định nhóm khảo sát đưa ra Đi sâu vào từng thành phần, chỉ báo A1 có giá trị trung bình là 3.37 nằm trong đoạn từ 2.61 đến 3.40 nhưng rất gần với 3.40 cho thấy rằng với đa số học sinh có đánh giá ở mức trung bình hoặc phân vân khi đưa ra đánh giá nhưng xu hướngHSTH được khảo sát đồng ý rằng bản thân luôn cảm thấy vui vẻ Tuy nhiên, đây là chỉ báo có mức trung bình thấp nhất trong các chỉ báo đo lường yếu tố CLCS làm giảm giá trị trung bình của A từ 3.7905 xuống còn 3.6854 Chỉ báo A2 có mức trung bình cao nhất là 3.97 nằm trong khoảng từ 3.41 đến 4.20 thể hiện rằng hầu hết HSTH được khảo sát đồng ý rằng cha mẹ của các em vui vẻ, yêu quý với đa số bạn bè của các em; giá trị trung bình của các chỉ báo còn lại cũng nằm trong ngưỡng từ 3.41 đến 4.20 có nghĩa là với đa số các em được khảo sát đồng tình rằng mình được bố mẹ đối xử công bằng trong hầu hết các trường hợp và các em thích ở trường Để tìm hiểu và đánh giá sâu hơn mối liên hệ giữa các chỉ báo trong CLCS của HSTH và thái độ của HSTH đối với NKT, ta xem xét đến hệ số tương qua Pearson và mức ý nghĩa giữa chúng, chi tiết được thể hiện trong bảng sau:

Nhận định Thái độ kỳ thị đối với NKT

Hệ số Sig Hệ số

A1 Bạn cảm thấy vui vẻ, tràn đầy năng lượng 0.042 0.138

A3 Bố mẹ của bạn yêu quý và vui vẻ với bạn bè của bạn

A4 Bố mẹ của bạn đối xử với bạn công bằng 0.001 0.219

A5 Bạn cảm thấy hạnh phúc khi ở trường 0.000 0.360

Bảng 5.16 Kết quả phân tích tương quan giữa các yếu tố thuộc về CLCS với thái độ kỳ thị NKT (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp của nhóm NC)

Tất cả các hệ số sig của các chỉ báo đều có giá trị nhỏ hơn 0.05, như vậy, với mức ý nghĩa 95%, thái độ kỳ thị NKT có mối quan hệ với tất cả các yếu tố trong thang đo CLCS Hệ số Pearson có giá trị nhỏ chỉ nằm trong đoạn từ 0.138 đến 0.360 thể hiện rằng mối quan hệ giữa thái độ kỳ thị NKT và các yếu tố trong thang đo CLCS là mối quan hệ yếu, hiện tượng đa cộng tuyến ít có khả năng xảy ra Do giá trị của biến phụ thuộc(Y) đo lường thái độ đối với NKT càng cao thì càng ít kỳ thị NKT nên với hệ số Pearson mang giá trị dương thể hiện các yếu tố trong thang đo CLCS có quan hệ ngược chiều với thái độ kỳ thị NKT của HSTH.

Như đã chỉ ra từ trước, yếu tố CLCS có ảnh hưởng thuận chiều tới Y (ngược chiều với mức độ kỳ thị đối với NKT) Đây là yếu tố có mức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong mô hình Giá trị sig (của A) trong cả hai mô hình trên là 0.000 < 0.05 (mức ý nghĩa 95%) do đó Y bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của A cụ thể với mô hình

5, khi A tăng (hoặc giảm) 1 đơn vị thì trung bình Y tăng (hoặc giảm) 0.353 đơn vị. Việc đưa thêm biến B và C vào mô hình làm R 2 (hiệu chỉnh) tăng lên 0.219, các biến có trong mô hình giải thích 21.9 % sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Từ kết quả trên có thể cho rằng những học sinh có chất lượng cuộc sống càng tốt thì thái độ đối với NKT càng tích cực, điểm này tương đồng với các kết luận trong nghiên cứu của [ CITATION Cel09 \l 1033 ] Đồng thời, kết quả trên đồng nghĩa với việc thừa nhận giả thuyết H1 nhóm NC đã đặt ra ở phần “Cơ sở lý luận” của đề tài

5.1.2 Yếu tố mức độ tiếp cận thông tin về NKT

Yếu tố thứ hai được nhóm NC đưa ra xem xét là yếu tố về “ Mức độ tiếp cận thông tin về NKT” Thang đo yếu tố này bao gồm 4 chỉ báo được xây dựng dựa trên sự tham khảo có chọn lọc từ NC của [ CITATION Cel09 \l 1033 ] Quá trình kiểm nghiệm thang đo được trình bày chi tiết tại phần đầu chương 4 của đề tài này với kết luận thang đo đủ tin cậy để tiếp tục tiến hành các bước phân tích tiếp theo, cả 4 chỉ báo trong thang đo đều được giữ lại Cụ thể kết quả khảo sát về mức trung bình của từng chỉ báo được thể hiện trong bảng sau:

STT KH Nội dung Điểm trung bình

1 B1 Bạn đã bao giờ nghe về NKT trong trường học 2.55

2 B2 Bạn đã bao giờ đọc sách hoặc xem phim về NKT 2.43

3 B3 Bạn đã bao giờ nghe về NKT từ cha mẹ 2.35

4 B4 Bạn đã bao giờ nghe về NKT từ giáo viên 2.79

B Mức độ tiếp cận thông tin về NKT 2.5329

Bảng 5.17 Giá trị trung bình từng chỉ báo trong yếu tố "Mức độ tiếp cận thông tin về NKT" (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp của nhóm NC)

Khác với yếu tố về CLCS, tất cả các giá trị trung bình của các chỉ báo trong yếu tố “mức độ tiếp cận thông tin về NKT” (B) đều nhỏ hơn 3, giá trị trung bình của

B chỉ đạt 2.5329 với B là giá trị trung bình của B1, B2, B3, B4 Giá trị này nằm trong khoảng 1.18 đến 2.60 mang ý nghĩa rằng đa số các HSTH được khảo sát rất hiếm khi được tiếp cận hoặc chủ động tiếp cận đối với các thông tin về NKT Đi sâu tìm hiểu rõ hơn, chỉ báo B1 có giá trị trung bình là 2.55 thể hiện rằng với hầu hết học sinh được khảo sát mới chỉ nghe các thông tin về NKT tại trường học từ 1-2 lần Chỉ báo B2 có giá trị trung bình là 2.43, thấp hơn giá trị trung bình của B1, HSTH được khảo sát cũng rất hiếm khi xem một chương trình hay đọc những tài liệu có liên quan đến NKT Cha mẹ các em rất ít khi trao đổi với các em về NKT, đây là chỉ báo có mức trung bình 2.35 thấp nhất trong thang đo Các thông tin về NKT được chia sẻ nhiều nhất là thông qua các thầy cô giáo, chỉ báo B4 có mức trung bình 2.79 nằm trong đoạn từ 2.61 đến 3.40 cho thấy các thầy cô thỉnh thoảng có chia sẻ các thông tin về NKT.

Yếu tố “mức độ tiếp cận thông tin về NKT” có ảnh hưởng, đóng góp vào sự thay đổi của biến phụ thuộc Y căn cứ trên giá trị sig (của B) trong cả 2 mô hình đều nhỏ hơn 0.05 Khi B tăng (hoặc giảm) 1 đơn vị thì trung bình Y tăng (hoặc giảm) 0.164 đơn vị Kết hợp cả 2 mô hình, thấy rằng R 2 (hiệu chỉnh) tăng từ 0.089 lên tới 0.219 nên việc đưa thêm biến A và C vào mô hình làm cho mô hình có nhiều ý nghĩa hơn Dù không tác động mạnh mẽ như yếu tố CLCS, song đây cũng là một yếu tố có mức độ ảnh hưởng tương đối trong mô hình.

Theo kết quả phân tích số liệu có sự khác biệt về mức độ tiếp cận thông tin về NKT đối với các học sinh đến từ các khối (lớp) khác nhau, cụ thể:

N Giá trị trung bình của mức độ tiếp cận thông tin về NKT

Bảng 5.18 Kết quả Kiểm định One-way ANOVA về “mức độ tiếp cận thông tin về NKT” và “lớp” (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp của nhóm NC)

Có thể thấy, có sự khác biệt về mức độ tiếp cận thông tin giữa các khối lớp, đạt giá trị thấp nhất ở khối lớp 1 với giá trị trung bình là 1.5 tăng dần và đạt giá trị cao nhất tại khối lớp 4 với giá trị trung bình 2.9 và giảm xuống còn 2.5228 ở khối lớp 5 Sự khác biệt này không thể chắc chắn và thiếu sự khách quan do số lượng mẫu với mỗi khối là khác nhau, có sự chênh lệch quá lớn giữa số lượng học sinh được khảo sát trong khối lớp 5 và các khối còn lại Tuy nhiên, nhìn vào sự thay đổi giá trị trung bình giữa các khối lớp không có sự chênh lệch quá lớn về số lượng mẫu là khối lớp 2, 3 và 4, ta thấy được sự tăng lên của giá trị trung bình Điều này cho phép dự báo rằng độ tuổi tăng lên thì về mức độ tiếp cận thông tin về NKT cũng tăng Với một quy mô mẫu đủ lớn và cân đối, kết quả phân tích trên có thể cho thấy sự nỗ lực của các bên thời gian gần đây trong việc cung cấp thêm thông tin các thông tin về NKT đến với HSTH làm tăng mức độ tiếp cận thông tin về NKT ở HSTH

Một số đề xuất, kiến nghị

Phần này đưa ra một số đề xuất kiến nghị dựa trên kết quả của nghiên cứu được đề cập ở trên.

Yếu tố chất lượng cuộc sống là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thái độ kỳ thị đối với NKT, do đó để giảm thái độ kỳ thị đối với NKT cần chú trọng vào nâng cao chất lượng cuộc sống cho HSTH Để nâng cao CLCS cho HSTH nên chú trọng vào một số các khía cạnh sau: Thứ nhất, tạo dựng môi trường sống phù hợp để các em luôn cảm thấy được vui vẻ, có thể thông qua các chương trình, trò chơi… trong nhà trường và tại địa phương Thứ hai, CLCS của trẻ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cha mẹ của các em do đó việc nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ là yếu tố then chốt để trẻ có thái độ tích cực hơn đối với NKT Các bậc cha mẹ cần có thái độ tích cực hơn và thể hiện thái độ của mình một cách phù hợp đối với các mối quan hệ xung quanh các con, đặc biệt là các mối quan hệ đối với bạn bè của các con.

Thêm nữa, các bậc cha mẹ cần đối xử công bằng và hợp lý hơn đối với các con, tôn trọng ý kiến và biết lắng nghe những phản hồi từ phía các con Thứ tư, môi trường trong nhà trường cũng vô cùng quan trọng có ảnh hưởng đến CLCS của các em Đối với HSTH, nhận thức của các em chưa đầy đủ, tư duy logic trừu tượng ở mức cơ bản, việc truyền tải kiến thức tới các em chắc chắn gặp nhiều khó khăn, các thầy cô giáo cần có những phương pháp truyền tải trực quan, thú vị để giúp các em nắm được kiến thức và yêu thích việc học tập Ngoài ra, các thầy cô cũng có thể sử dụng các công cụ thưởng, phạt một cách hợp lý để kích thích tinh thần học tập của các em Bên cạnh đó, nhà trường cần tạo cho các em không gian và các hoạt động vui chơi lành mạnh để các em cảm thấy gắn kết và yêu ngôi trường của mình.

Yếu tố mức độ tiếp cận thông tin về NKT là yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ hai trong mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy càng tiếp cận nhiều với các thông tin về NKT thì thái độ của HSTH đối với NKT càng tích cực Do đó để giảm mức độ kỳ thị đối với NKT cần có các biện pháp để các em có thể tiếp cận và tìm hiểu nhiều hơn về NKT Đầu tiên là việc khuyến khích các em tự tìm kiếm các thông tin về NKT thông qua các công cụ như Internet, sách, báo, tạp chí… và từ những người xung quanh Về phía nhà trường có thể liên kết với các đơn vị có liên quan tổ chức các chương trình giao lưu, các sự kiện về NKT Về phía các bậc cha mẹ và thầy cô giáo cần trao đổi nhiều hơn với em về các vấn đề, các chủ đề khác nhau đặc biệt là về NKT Điều này sẽ giúp các em có những hiểu biết nhất định về NKT, căn cứ vào đó để đưa ra những cách hành xử phù hợp Về phía các đơn vị khác như báo chí, truyền thông, chủ đề này nên được biết đến nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng theo hình thức hấp dẫn hơn, phù hợp hơn đối với các em học sinh tiểu học, có thể theo hình thức là một chương trình truyền hình, một bộ phim…

Yếu tố cuối cùng đó là mức độ tiếp xúc đối với NKT, kết quả nghiên cứu cho thấy càng tiếp xúc nhiều thì càng có thái độ tích cực đối với NKT Có thể làm tăng mức độ tiếp xúc NKT của các em HSTH thông qua các chương trình trao đổi, giao lưu trực tiếp, qua các buổi tọa đàm… các em còn có thể chủ động hơn bằng việc giúp đỡ trò chuyện với NKT.

Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết trẻ khuyết tật được chăm sóc và giáo dục đặc biệt trong các điểm trường dành riêng cho NKT Tại Tp Hà Nội, có khoảng cộng

14 điểm trường cho các đối tượng từ mầm mon đến bậc THCS[ CITATION LêK \l

1033 ] Nhà nước có thể xem xét các chính sách đưa NKT ở mức độ vừa phải vào trong các trường học thông thường như tại Úc, liên quan đến nghiên cứu của[CITATION Sha \l 1033 ] được trình bày tại tổng quan nghiên cứu nước ngoài.

Hạn chế của mô hình và những đề xuất cho nghiên cứu trong tương

Tổng hợp những hạn chế của mô hình như đã nêu trong các phần trước bao gồm một số điểm như sau:

Thứ nhất, dù nhóm nghiên cứu cho rằng những tác động hợp lý trong giai đoạn trẻ từ 6-12 tuổi sẽ đem lại lợi ích to lớn hơn về lâu dài cho xã hội, tuy nhiên, giới hạn độ tuổi như vậy làm cho kết quả nghiên cứu không phản ánh được chính xác sự khác biệt về mức độ kỳ thị ở các nhóm tuổi khác nhau, mở rộng đối tượng khảo sát có thể đem đến những kết luận đa chiều hơn cho nghiên cứu

Thứ hai, nhóm đối tượng khảo sát này chưa phát triển đầy đủ về mặt nhận thức cũng khiến cho việc đọc hiểu các câu hỏi trong khảo sát gặp nhiều khó khăn, nhóm nghiên cứu lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong khảo sát nên kết quả thu được có độ tin cậy chưa cao ảnh hưởng đến độ tin cậy của các kết luận được đưa ra.

Thứ ba, Số lượng mẫu nghiên cứu chỉ tập trung tại một số điểm với số lượng chưa nhiều nên khó phản ánh được đầy đủ, chính xác tất cả những mục tiêu nhóm nghiên cứu hướng tới

Thứ tư, nghiên cứu này chỉ thực hiện khảo sát bằng phương pháp sử dụng bảng hỏi Việc thực hiện thêm khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn có thể giúp khai thác sâu hơn các ý kiến đóng góp cá nhân của đối tượng khảo sát.

Thứ năm, mẫu khảo sát trong đề tài không có sự cân đối giữa các nhóm đối tượng khiến cho mức độ tin cậy của một vài thông tin được đưa ra là thiếu tính khách quan

Tổng hợp lại, nhóm có một số các đề xuất cho các nghiên cứu trong tương lai bao gồm: mở rộng quy mô và số lượng mẫu, đồng thời cân đối số lượng mẫu giữa các bộ phận của tổng thể, thiết kế bảng hỏi phù hợp hơn với từng nhóm đối tượng, và sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau trong thu thập dữ liệu.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN Để nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp NKT hòa nhập hơn với cộng đồng thì thái độ của những người xung quanh họ là yếu tố đóng vai trò then chốt Theo nghiên cứu này, các yếu tố về chất lượng cuộc sống, mức độ tiếp xúc với NKT và mức độ tiếp cận thông tin về NKT là có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ kỳ thị đối với NKT Có sự khác biệt về thái độ kỳ thị NKT giữa các nhóm giới tính cụ thể: nữ giới thì có thái độ đối với NKT tích cực hơn nam giới Có sự khác biệt về thái độ kỳ thị đối với NKT ở các khu vực khác nhau, thái độ đối với NKT ở khu vực ngoại thành tích cực hơn khu vực nội thành.

Những kết quả phân tích trong đề tài nghiên cứu của nhóm sẽ phần nào giúp cho bộ giáo dục, các cơ quan chức năng trong tương lai có cái nhìn tổng quát về thực trạng của thái độ kỳ thị đối với NKT trong nhóm đối tượng là HSTH cũng như các yếu tố có thể ảnh hưởng tới thái độ của các em đối với NKT Tuy nhiên, do hạn chế về nhiều mặt của nhóm nghiên cứu cũng như thời gian nghiên cứu, báo cáo nghiên cứu này vẫn còn nhiều thiếu sót Bên cạnh đó, 218 mẫu điều tra chưa đủ để đại diện cho học sinh tại Hà Nội Nhóm nghiên cứu rất mong có điều kiện tiếp tục phát triển đề tài dựa trên các khuyến nghị đã đưa ra để có được những kết luận đa chiều, toàn diện hơn; hạn chế tối thiểu các sai số để các kết luận đưa ra tiến gần hơn với thực tế.

CHƯƠNG 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ lao động- thương binh và xã hội, 2017 Tạo cuộc sống bền vững cho người khuyết tật [Trựctuyến] Available at: http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews'352

2 Bộ Y tế, 2008 Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng Hà Nội: không biết tác giả

3 Hoàng Phê, 2003 từ điển tiếng Việt không biết chủ biên:Viện ngôn ngữ học.

4 ILO, 2011 Báo cáo khảo sát về Đào tạo nghề và Tạo việc làm cho người Khuyết tật tại Việt Nam, Hà Nội: http://www.ilo.org.

5 Ngọc, P T B., 2016 cơ sở hành vi cá nhân Trong: giáo trình Hành vi tổ chức Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân, pp 31-59.

6 Trọng, H & Ngọc, C N M., 2008 Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. không biết chủ biên:không biết tác giả

1 Ajzen, I., 1985 Action Control Springer, Berlin, Heidelberg.

2 Allport, G w., 1935 Handbook of social psychology Clark University Press.

3 Baker, C., 1992 Attitudes and Language Multilingual Matters.

4 Berry, J W & Dalai, A., 2010 Disability Attitudes, Beliefs and Behaviours: Preliminary Report on an International Project in Community Based Rehabilitation, the Human Rights Centre.

5 Brook, U & Galili, A., 2000 Knowledge and attitudes of high school pupils towards children with special health care needs: an Israeli exploration Patient Education and Counseling, pp 5-10.

6 Cohen, R., 1964 Attitude Change and Social Influence New York: theUnited States of America.

7 Darrow, A.-A & Johnson, C M., 1994 Junior and Senior High School Music Students' Attitudes Toward Individuals with a Disability Journal of

8 Disability rights California, không ngày tháng Disability rights California

9 Goffman, E., 1963 Stigma: notes on the management of spoiled identity

10 Gonỗalves, T & Lemos, M., 2014 Personal And Social Factors Influencing Students’ Attitudes Towards Peers With Special Needs.

Procedia - Social and Behavioral Sciences, pp 949-955.

11 Green, S và những tác giả khác, không ngày tháng Living Stigma: The Impact of Labeling, Stereotyping, Separation, Status Loss, and Discrimination in the Lives of Individuals with Disabilities and Their Families

12 Hong, S.-Y., Kwon, K.-A & Jeon, H.-J., 2014 Children’s Attitudes towards Peers with Disabilities: Associations with Personal and Parental Factors Infant and Child Development, pp 170-193.

13 Justin H Park, J F & Schaller, M., 2003 Evolved disease-avoidance processes and contemporary anti-social behavior: Prejudicial attitudes and avoidance of people with physical disabilyties Nonverbal Behavior, pp. 65-87.

14 Kelsey, K., 2013 The Stigmatization of Disabilities in Africa and the Developmental Effects Independent Study Project (ISP) Collection, p. 1639.

15 Liver, Y d., Pligt, J v d & Wigboldus, D., 2006 Positive and negative associations underlying ambivalent attitudes Social Psychology Program, pp 319 - 326.

16 McLean, K A và những tác giả khác, 2017 Knowledge and attitudes towards disability in Moldova: A qualitative study of young people's views Disability and Health Journal, pp 1-4.

17 MSC, V và những tác giả khác, 2009 Determinants of students’ attitudes towards peers with disabilities Developmental Medicine & Child

18 Richardson, Goodman, Hastorf & Dornbusch, 1961 Cultural uniformity in reaction to physical disabilities Cultural uniformity in reaction to physical disabilities American Sociological Review, 26, pp 241-247.

19 Richardson, S A., 1970 Age and Sex Differences in Values toward Physical Handicaps Journal of Health and Social Behavior, pp Vol 11,

20 Rosenbaum, P L., Armstrong, R W & King, S., 1988 Determinants of Children's Attitudes Toward Disability: A Review of Evidence Children's

21 Rosenbaum, P L., Armstrong, R W & King, S M., 1987 Children's Attitudes Toward Disabled Peers: A Self-Report Measure Pediatric

22 Ryan, K., 1981 Developmental Differences in Reactions to the Physically Disabled Human Development (24), p 240–256.

23 Samuels, P., 2016 Advice on Reliability Analysis with Small Samples.

24 Schwarz, N & Bohner, G., 2001 The Construction of Attitudes Oxford, UK: không biết tác giả

25 Scott, Stafford, M c & R., R., 1986 Stigma, Deviance, and Social Control The Dilemma of Difference, pp 77-91.

26 Sherman, M., 1932 Theories and Measurement of Attitudes Child

27 Siperstein, G N., Bak, J J & Gottlieb, J., 1977 Effects of group discussion on children's attitudes toward handicapped peers The Journal of Educational Research, 70(3), pp 131-134.

28 Stone, E F., Stone, D L & Dipboye, R L., 1992 Stigmas in organizations: Race, handicaps, and physical unattractiveness Issues, theory, and research in industrial/organizational psychology, pp 385-457.

29 Susman, J., 1994 Disability, stigma and deviance Social Science &

30 UNICEF; The University of Northampton; KAP, 2017 knowledge, attitudes and practices (KAP) study on children with disabilities không biết chủ biên:không biết tác giả

31 Vignes, C và những tác giả khác, 2008 Measuring children’s attitudes towards peers with disabilities: a review of instruments Developmental

32 Vignes, C và những tác giả khác, 2009 Determinants of students' attitudes towards peers with disabilities DEVELOPMENTAL MEDICINE &

33 W.Wicker, A., 1969 Attitudes versus Actions: The Relationship of Verbal and Overt Behavioral Responses to Attitude Objects Social issues volume

34 WHO, không ngày tháng World Health Organization [Trực tuyến] Available at: http://www.who.int/disabilities/en/ [Đã truy cập 20 12 2017].

35 The KIDSCREEN project, 2011 Child Public Health [Online] Available at: www.kidscreen.org

Phụ lục 1 Bảng hỏi dùng trong nghiên cứu

BẢNG KHẢO SÁT (Kết quả khảo sát chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học)

Giới tính: Nam/ Nữ Lớp:………

Xếp loại Kết quả học tập (năm ngoái):………

1 Lựa chọn mức độ phù hợp (Mỗi câu lựa chọn một đáp án):

1 Em luôn cảm thấy vui vẻ.

Hơi hơi vui nhưng buồn nhiều hơn

Có lúc vui có lúc buồn

Lúc nào cũng vui, thi thoảng mới buồn

Lúc nào cũng vui hết

2 Trong thời gian rảnh, em muốn làm gì cũng được.

Còn lâu Chỉ thỉnh thoảng thôi

Cũng tùy, lúc thế này, lúc thế kia

Chuẩn luôn, mình thích làm gì thì làm

3 Bố mẹ em có thích bạn bè của em không?

Không ạ, bố mẹ em không thích em có bạn

Không thích lắm Chỉ thích một vài bạn của em thôi

Bố mẹ vui vẻ với đa số bạn bè của em Đúng này, bố mẹ thích em có thật nhiều bạn

4 Bố mẹ em có công bằng với em? Không Ít lắm Lúc có lúc không Hầu hết đều công bằng Luôn luôn công bằng luôn

5 Em rất thích ở trường Không Bắt buộc phải đi thôi Thỉnh thoảng ở trường cũng vui

Em thích ở trường Rất rất thích luôn

1 Ở trường có chương trình giới thiệu về người khuyết tật chưa?

Chưa bao giờ 1-2 lần Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất rất nhiều luôn

2 Em đã bao giờ đọc hoặc xem phim về khuyết tật chưa?

3 Bố mẹ em có nói về Chưa bao 1-2 lần Thỉnh Thường Nói rất rất người khuyết tật với em không? giờ luôn thoảng xuyên nhiều luôn

4 Cô giáo em có nói về người khuyết tật với em không?

Chưa bao giờ luôn 1-2 lần Thỉnh thoảng Thường xuyên Nói rất rất nhiều luôn

1 Em thường xuyên nói chuyện với người khuyết tật

Chưa bao giờ luôn Một vài lần Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên luôn

2 Lớp em có bạn là người khuyết tật Chả có ai bao giờ Ngày trước từng có Có mỗi 1 bạn Có vài bạn

3 Em ngồi học, chung nhóm với người khuyết tật

4 Em có bạn là người khuyết tật

Chả có ai Em từng có bạn là người khuyết tật

1 Em thích ngồi cạnh bạn khuyết tật Không bao giờ Hơi hơi không thích 1 tí

Bình thường thôi Cũng thích Thích lắm lắm luôn

2 Em rất thích có bạn thân là người khuyết tật

Hơi hơi không thích 1 tí

Cũng thích Thích lắm lắm luôn

3 Em sợ ở gần người khuyết tật Chả sợ tí gì Hơi hơi sợ 1 tí Bình thường Cũng sợ Sợ lắm lắm luôn

4 Em sẽ xấu hổ nếu một bạn khuyết tật đến sinh nhật của mình

Xấu hổ Xấu hổ lắm lắm luôn

5 Em thấy thương hại các bạn khuyết tật

1 Em sẽ không giới thiệu người khuyết tật với bạn của em Đúng, không bao giờ

Chắc là không Cũng tùy Em sẽ giới thiệu Sẽ giới thiệu với tất cả các bạn của em

2 Em sẽ nói chuyện với người khuyết tật mà em không quen

Không bao giờ Chắc là không Cũng tùy Em sẽ nói Chắc chắn phải thế rồi

3 Em sẽ bảo vệ người khuyết tật bị trêu chọc

Mặc kệ, không làm gì cả

Chắc là không Cũng tùy Em sẽ bảo vệ Lúc nào cũng bảo vệ

4 Em sẽ cố gắng tránh Không bao Không hẳn Thi thoảng Chắc chắn Tìm mọi cách xa người khuyết tật giờ thôi rồi để tránh xa

5 Em sẽ đến nhà bạn là người khuyết tật chơi

Cũng tùy Em sẽ đến Chắc chắn phải vậy rồi

1 Trẻ khuyết tật có thể tự làm rất nhiều việc

Cũng làm được nhiều lắm

2 Trẻ khuyết tật thường buồn Đúng rồi, lúc nào cũng buồn

Chắc vậy Thi thoảng thôi

Chắc chắn là không rồi

3 Trẻ khuyết tật không thích kết bạn.

Chính xác Có vẻ như vậy

Chắc chắn là không rồi

4 Trẻ em khuyết tật cần rất nhiều sự giúp đỡ Không bao giờ Ít lắm Thi thoảng thôi hơi hơi nhiều Cần giúp đỡ nhiều lắm

Phụ lục 2 Thang đo CATCH

Thành phần STT Câu hỏi

1 Tôi sẽ không phiền nếu một đứa trẻ khuyết tật ngồi cạnh tôi

2 Tôi sẽ sợ một đứa trẻ khuyết tật

3 Tôi muốn có một đứa trẻ tàn tật sống bên cạnh tôi.

4 Tôi rất vui khi có một đứa trẻ khuyết tật làm bạn thân

5 Tôi không thích một người bạn tàn tật nhiều như những người bạn khác của tôi.

6 Tôi sẽ vui mừng nếu một đứa trẻ khuyết tật mời tôi đến nhà mình.

7 Tôi cảm thấy rất vui khi làm một bài tập nhóm với một đứa trẻ khuyết tật.

8 Ở gần người bị tật nguyền làm tôi sợ

9 Tôi sẽ xấu hổ nếu một đứa trẻ khuyết tật được mời đến sinh nhật của mình

10 Tôi thích thú với một đứa trẻ khuyết tật

11 Tôi cảm thấy buồn khi thấy một đứa trẻ khuyết tật

12 Tôi cảm thấy thương hại cho trẻ em khuyết tật

1 Tôi sẽ không giới thiệu một đứa trẻ khuyết tật với bạn tôi

2 Tôi sẽ không biết phải nói gì với một đứa trẻ khuyết tật.

3 Tôi sẽ chăm sóc cho một đứa trẻ khuyết tật bị trêu chọc.

4 Tôi sẽ mời một đứa trẻ khuyết tật vào bữa tiệc sinh nhật của tôi

5 Tôi sẽ nói chuyện với một đứa trẻ khuyết tật mà tôi không biết

6 Tôi sẽ cố gắng tránh xa một đứa trẻ khuyết tật

7 Trong lớp tôi sẽ không ngồi bên cạnh một đứa trẻ khuyết tật

8 Tôi cố gắng không nhìn vào một người bị khuyết tật

9 Tôi sẽ mời một đứa trẻ khuyết tật đi ngủ ở nhà tôi

10 Tôi sẽ nói bí mật của tôi cho một đứa trẻ khuyết tật

11 Tôi sẽ không đến nhà của một đứa trẻ tàn tật để chơi

12 Tôi sẽ bỏ lỡ cơ hội để giữ trẻ khuyết tật

1 Trẻ khuyết tật có thể tự làm rất nhiều việc

2 Trẻ em tàn tật thích chơi

3 Trẻ em khuyết tật muốn được người lớn chú ý

4 Trẻ em khuyết tật không thích kết bạn.

5 trẻ em khuyết tật cảm thấy tiếc cho bản thân mình

6 Trẻ khuyết tật vui vẻ như tôi

7 Trẻ khuyết tật biết cách ứng xử đúng

8 Trẻ em khuyết tật không có nhiều niềm vui.

9 Trẻ em khuyết tật quan tâm đến rất nhiều thứ

10 Trẻ khuyết tật thường buồn

11 Trẻ khuyết tật có thể kết bạn mới

12 Trẻ em khuyết tật cần rất nhiều sự giúp đỡ để làm việc

Phụ lục 3 Đặc điểm mẫu khảo sát ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT THEO KHU VỰC

Bảng 0.21 Đặc điểm mẫu khảo sát theo khu vực ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT THEO GIỚI TÍNH Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Bảng 0.22 Đặc điểm mẫu khảo sát theo giới tính ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT THEO LỚP Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Bảng 0.23 Đặc điểm mẫu khảo sát theo giới tính lớp ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT THEO KẾT QUẢ HỌC TẬP

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Bảng 0.24 Đặc điểm mẫu khảo sát theo kết quả học tập

Phụ lục 3: Phân tích thống kê mô tả mẫu

Bảng 0.25 Thống kê mô tả biến "chất lượng cuộc sống"

Bảng 0.26 Thống kê mô tả biến “Mức độ tiếp cận các thông tin về NKT”

Bảng 0.27 Thống kê mô tả biến “Mức độ tiếp xúc NKT”

Phụ lục 4: Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 0.28 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo biến "chất lượng cuộc sống"

Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 0.29 Kết quả kiểm định lại độ tin cậy thang đo biến "chất lượng cuộc sống"

Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-

Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 0.30 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo biến “Mức độ tiếp cận thông tin về NKT”

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 0.31 Kết quả KĐ độ tin cậy thang đo biến “Mức độ tiếp xúc với NKT”

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 0.32 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo thành phần "tình cảm " của biến phụ thuộc.

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 0.33 Kết quả kiểm định lại độ tin cậy thang đo thành phần "tình cảm " của biến phụ thuộc.

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 0.34 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo thành phần "hành vi" của biến phụ thuộc.

Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item-

Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted

Bảng 0.35 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo thành phần "Nhận thức" của biến phụ thuộc.

Phụ lục 5: Kết quả phân tích nhân tố

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

Bảng 0.36 Kết quả kiểm định phương sai trích của các yếu tố (% Cumulative variance)

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Bảng 0.37 Hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc

Phụ lục 6: Kết quả phân tích hồi quy

Std Error of the Estimate

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Total 76.942 217 a Dependent Variable: Y b Predictors: (Constant), A

Bảng 0.38 Kết quả hổi quy mô hình 1

Std Error of the Estimate

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Total 76.942 217 a Dependent Variable: Y b Predictors: (Constant), B

Bảng 0.39 Kết quả hồi quy mô hình 2

Std Error of the Estimate

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Total 76.942 217 a Dependent Variable: Y b Predictors: (Constant), C

Bảng 0.40 Kết quả hồi quy mô hình 3

Std Error of the Estimate

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Total 76.942 217 a Dependent Variable: Y b Predictors: (Constant), B, A

Bảng 0.41 Kết quả hồi quy mô hình 4

Std Error of the Estimate

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Total 76.942 217 a Dependent Variable: Y b Predictors: (Constant), C, A, B

Bảng 0.42 Kết quả hồi quy mô hình 5

Std Error of the Estimate

1 564 a 318 294 50051 a Predictors: (Constant), KQHT, B, Gioi_tinh, A, Lop, C, Vung b Dependent Variable: Y

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Total 73.125 206 a Dependent Variable: Y b Predictors: (Constant), KQHT, B, Gioi_tinh, A, Lop, C, Vung

Bảng 0.43 Kết quả hồi quy mô hình 6

Phụ lục 7 Các kiểm định và phân tích khác

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

N Mean Std Deviation Std Error

Bảng 0.44 Kết quả kiểm đinh Oneway ANOVA giữa biến phụ thuộc và "lớp" (độ tuổi)

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

N Mean Std Deviation Std Error

Bảng 0.45 Kết quả kiểm đinh Oneway ANOVA giữa biến phụ thuộc và "KQHT"

Ngày đăng: 20/04/2023, 11:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w