Do đó, trong tiến trình CNH đất nước, chúng ta phải hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả các công cụ vận hành của thị trường, mà trong đó, các định chế và hệ thống pháp luật về kinh tế có
Trang 1view CE TP.rdt
CHƯƠNG TRÌNH KHXH - 02
ĐỀ TÀI KHXH 02 - 07
Báo cáo đề tài
NHUNG LUAN CU KHOA HOC CHO VIEC
XAY DUNG VA HOAN THIEN HE THONG
PHAP LUAT VE KINH TE NHAM THUC DAY
QUA TRÌNH CONG NGHIEP HOA, HIEN ĐẠI HÓA
Chủ nhiệm : Luật sư - Tiến sĩ TRẦN DU LICH
- Tháng 12 năm 2000 -
6505
M 1910
Trang 2Những luận cử khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh lế
THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
Luật sư, Tiến sĩ TRẦN DU LẠCH, Viện trưởng Viện Kinh Tế
TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM
TS Lê Hồng Hạnh, Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội
TS Nguyễn Văn Luyện, Hiệu trưởng Đại học Luật TP.HCM
TS Dương Đăng Huệ - Bộ Tư pháp
TS Hoàng Phước Hiệp —- Bộ Tư pháp
TS Vũ Đức Long — Bộ Tư pháp
Hoa Hữu Long - Bộ Tư pháp
TS Nguyễn Am Hiểu - Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật,
TS Nguyễn Như Phát - Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật
TS Đào Thị Hằng - Trường Đại học Luật Hà Nội
Thạc sĩ Nguyễn Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM
Luật sư, Thạc sĩ Trương Thị Hòa, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư
TP.HCM
Luật sư, Thạc sĩ Trương Trọng Nghĩa, Phó Giám đốc Trung tâm Phát
triển Ngoại thương và Đầu tư TP.HCM
Thạc sĩ Nguyễn Trí Hòa, Trưởng phòng Văn bản - Sở Tư pháp
TP.HCM
Luật gia Cao Văn Nhường, Thạc sĩ Luật, Sở Tư pháp TP.HCM Luật sư Võ Thành Vị, Sở Thương mại TP.HCM
Luật gia Lưu Trung Hòa, Sở Tư pháp TP.HCM
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Bình An, Viện Kinh Tế TP.HCM
Và các cộng tác viên khác
"
Trang 3Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ lhống pháp luật về kinh tế
MỤC LỤC
NI .ố Vil
| _ Vấn để đặt ra đối với để tài nghiên cứu: - sec erree vi
II Mục tiêu nghiên CỨU,, cu ch HH HH H11 01c ri viii
WW BGi tugng va pham vi nghién cứu:
IV Phương pháp nghiên cứu
PHAN 1 - THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ . - con eStekcerserrer 1
CivoNe |: ĐỐI TƯỢNG VÀ NO! DUNG NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ
\ Cac thuật ngữ và khái niệm liên quan đến đối tượng nghiên cứu in
1 Tại sao phải thảo luận về thuật ngữ và khái niệm2 á cctheh Hee re 1
2, 0ác thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đối tượng nghiên cứu được sử dụng trong hệ thống
Ð0::Ñ i0 /ảg cu 0 .-
3 Một số khái niệm của hệ thống luật pháp phương Tây liên quan đến để tài nghiên cứu
I[ Xác định đối tượng và phạm vì nghiên cứu của để tài:
1 Quan điểm của tập thể tác giả nghiên cứu để tài
2
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUAT VE KINH DOANH Ủ VIỆT NAM
I Pháp luật về loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện hành:
1 Gác loại hình doanh nghiệp Việt Nam:
II Thực trạng pháp luật thương mại Việt Nam
1 _ Pháp luật về các chủ thể thương mại
2 Pháp luật về hợp đồng và các giao dịch thương m
3 Pháp luật về thương phiếu và thị trường chứng khoán (TT0K):
3 Pháp lệnh về bảo vệ người tiêu dùng:
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT DAI
L
II Nhitng tdn tai trong phdp luật về đất đai
1 Về hình thức:
GHƯơNG IV: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG 0002222201122 re 26
l Tình hình ban hành các vấn bản pháp luật lao động {PLLĐ)
II - Những ưu điểm và tần tại của PLLB Việt Nam:
1 Những ưu điểm:
2 Một số tổn tại của PLLĐ nước ta:
II Những nhiệm vụ cơ bản của hệ thống PLLĐ trong nến kinh tế thị trường:
2 PLLĐ bảo đảm quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động:
3 PLLĐ bảo đảm lợi ích và động lực chính đáng của người sử dụng lao động:
CHUONG V: THUG TRANG PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÁNH, TÍN DỤNG, NGÂN HÀNG
Trang 4Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ Ihãng pháp luật về kinh tế
2 Tín dụng, ngân hàng:
II Đánh giá hiện trạng:
1 Mặt tích cực
1 Quyển sở hữu công nghiệp đã được xác lập trong pháp luật Việt Nam, nhưng thị trường chưa
phát triển như các hàng hóa khác:
2 Các vấn để cần bổ sung hoàn thiệ
GHƯƠNG VII: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
I Thực trạng pháp luật trong xây dựng `
1 _ Hệ thống pháp luật về xây dựng:
2 Một số nhận xét
II Thue trang pháp luật trong lãnh vực quản lý và phát triển đô thị
1 _ Quy định hiện hành về quan lý và phát triển đô thí
2 Một số nhận XÉF Hee
CHUNG Vill: MOT Số NHẬN XÉT VỀ HIỆN TRẠNG PHÁP LUẬT KINH TẾ
l Cade ưu điểm:
1 Pháp luật về kinh tế bảo đầm môi trường pháp lý để thực hiện đường lối đổi mới của nước ta
53
2 Sự ra đời nhanh của pháp luật theo yêu cầu phát triển kinh tế
3 Pháp luật kinh tế tạo môi trường pháp lý cho nến kinh tế hàng hóa nhiều thành phẩn và có
chế thị trường có thể vận hành cuc c2 2211 re ecdee 54
I Cade van dé dang tổn tại:
1 _ Thiếu tính cụ thể và tính đồng hộ
2 _ Pháp luật về kinh tế còn bất cập so với yêu cầu của đời sống kính tế
3 Đường lối, chính sách kinh tế chậm được pháp chế hóa
4 _ Tính hiệu lực của pháp luật về kinh tế còn kém
PHAN Il - CAC LUAN CU KHOA HOC VA QUAN DIEM XAY DUNG, HOAN THIEN HE THONG PHAP LUAT
VỀ KINH TẾ Ở NUOG TA csccsescsscscsscsccssscssesecesssssessesesucstsesscarersesarseansapseseeseseseeseceeseens 58
CHƯƠNG IX: PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ PHỤG VỤ MỤC TIÊU KHAI THÁC NỘI LỰC THÚC ĐẨY TIẾN
TRINH GNH — HOH DAT NUOC = Ú
I Mục tiêu CNH - HBH và các vấn để kính tế đặt ra
1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
2 Các vấn để kinh tế đặt ra:
1 Pháp luật kinh tế phải bảo đảm nhiệm vụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước
Hoàn thiện pháp luật liên quan đến sự ra đời, hoạt động và chấm dút tư cách của các chủ thể
3 Hoàn thiện pháp luật về quy hoạch kế hoạch hóa vĩ mô
4 _ Định chế hóa các công cụ diểu tiết gián tiếp: :
§
6
Hoạt động kiểm tra, giám sát của Nhà nướ
Quản lý tài sản vốn sở tữu nhà nước:
lt Các nhiệm vụ sửa pháp luật KT phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy tiến trình GNH-HĐH 67
1 Pháp luật kinh tế đảm bảo phát huy các yếu tố cơ bản của nến kinh tế thị trường 67
iv
Trang 5Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
Đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật cá Hee 67 Quyển sở hữu về tư liệu sản xuất được đảm bảo
Bình đẳng giữa các chủ thể es
5 Đâm bảo sự vận động của các yếu tố sẵn xuất, - Gà Hee
CnươN X: PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ NHẰM PHÁP CHẾ HÓA NÊN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I Tình hình phát triển thị trường ở nước ta
1 Khái quát tình hình phát triển thị trường ở nước ta:
2 Tình hình phát triển các loại thị trường
I Nhận định về vai trò của thị trường trong phát triển kinh tế
1 Mặt tích cực
2 Mặt tiêu cực
II Vai trò của nhà nước trong kinh tế thị trường
1 Vai trò của Nhà nước trong điểu kiện vận hành của cơ chế thị trudng .85
2 Nhà nước có vai trò xác lập các nhân tố XHCN trong quá trình vận động của cơ chế thi
00
IV Tiếp tục hoàn thiện các yếu tố thị trường và nâng cao vai trò sủa nhà nước
1 _ Tiếp tục hoàn thiện các loại thị trường, tao điều kiện cho thị trường vận hành thông thoáng: 89
Gương XI: PHÁP LUẬT KINH TẾ PHỤC VỤ CHO MỤC TIỂU ĐƯA NÊN KINH TẾ NƯỚC TA HỘI NHẬP
VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI TRONG TIẾN TRÌNH CNH-HĐH NỀN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC 9
I Nguyên tắc và quan điểm về kinh tế đối ngoại . - SĂccSS co seeeereisxe 91
1 Nhiing nguyên tắc và quan điểm về lý luận liên quan đến đổi mới, hoàn thiện các chính sách
kinh tế đối ngoại 91
2 Binh huéng chinh sách hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
IL Một số nguyên tắc và quan điểm về pháp luật để Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới trong tiến trình CNH-HĐH và mỡ cửa về kinh tế cẶ con seccrre 96
1 Về quan điểm nhận thức chung
2 Về các nguyên tắc:
CHUONG XII; QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ Ở NƯỚC TA
I _ Sử dụng công cụ pháp luật để thúc đẩy các hoạt động kinh tế ở nude ta
1 00 sở lý luận và phương pháp luận: ke
2 Về việc xây dựng một hệ thống pháp luật về kinh tế đồng bộ và thích hợp
I Pháp luật kinh tế cần đặt trong một khuôn khổ pháp luật chung đồng bé
1 Hình thành nội dung khung pháp luật kinh tế
2 Gần có quy trình với cơ chế xây dựng pháp luật phù hợp
3 Hạn chế tiến đến chấm dứt tình trạng văn bản “dưới luật" vô hiệu hóa một dạo luật đã có hiệu lực thi hành
HỊ Hệ thống pháp luật kinh tế dam bảo hiệu lực thi hành
+ Pháp luật phải thực sự thể hiện tính chất quyển lực của Nhà nước
2 Một số yếu tố tạo tính khả thi của pháp luật kinh tế,
IV Hệ thống pháp luật kinh tế đảm hảo các yếu tố hội nhập và hựp tác quốc tế
1 _ Cẩn có sự đồng nhất về khái niệm - con n1 errerrre
2 Can có sự tương thích về nội dung:
3 “Nội địa hóa” các định chế và nguyên tắc quốc tế phù hợp
PHAN Ill - NOI DUNG HOAN THIEN HE THONG PHAP LUẬT VỀ KINH TE VA MOT SO ‘BINH CHE VAN
CHƯơNG XIII: MỘT SỐ NỘI DUNG PHAP LUẬT VỀ KINH TẾ CẨN XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN 120
| Dai vai pháp luật về kinh doanh uc HH 411011 tk ng, 120
Trang 6Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn ihiện hệ thống pháp luật về kinh tế
1 Về loại hình doanh nghiỆp -.c cLv nh tua Hà Hàng gu hy 120
I Về hoại động của doanh nghiệp
+ Xây dựng Bộ Luật kinh doanh thay cho các Luật đơn lễ, chuyên ngành
2 _ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các luật chuyên ngành điều chỉnh các lĩnh vực kinh doanh
u80 126
II Nhóm pháp luật về tài chính, tín dụng ngân hàng
4 Đảm bảo và tôn trọng tối đa quyển tự do thỏa thuận của các bên trong quan hệ lao động: 134
2 _ Tăng cường khâu kiểm soát của Nhà nước đối với quan hệ lao động: 134
3 Tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong lĩnh vực lao động
4 _ Thành lập tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động:
5 Tăng cường khả năng giải quyết tranh chấp lao động và cuộc đình công
V Pháp luật về đất đai: HH» nHerve
1 Quan điểm về sở hữu, sử dụng và quản lý nhà nước đối với đất đai:
2 _ Quan điểm về việc bảo vệ các quyển và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đấ
3 Quan điểm về thủ tục địa chính: ccs c2 ke
4 _ Quan điểm về tổ chức bộ máy:
VÌ Pháp luật về sử hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
1 Về nội dung sở hữu trí tuệ như sáng kiến, sáng chế, giải pháp hữu ích, các tiến bộ kỹ thuật,
kiểu dáng công nghiệp v.v HH1 k0 ca 140
2 Tầng cường các biện pháp chế tài đối với việc "ăn cắp" quyền sở hữu trí tuệ dưới nhiều hình
¡mm —- ŒẸ-H]gHgäH,H ÔÔ 141
VI Về xây dựng và phát triển đô thị:
1 Quản ý xây dựng cơ bản:
2 Quản lý và phát triển đô thị cung 2002 0x tre
CHươNg XIV - MỘT SỐ ĐỊNH GHẾ VẬN HÀNH NHẰM THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA -
I _ Công ty đầu tư tín thác vốn Nhà nước
II - Tận đoàn kinh tế nhà nước
III - Trái phiếu đô thị
IV Quỹ đẩu tư phát triển đô thị
V Khu kinh tế mở
VI Tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư
VI Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhũ
VII Mô hình công ty cổ phần góp vốn quyền sử dụng đất
Trang 7Những luận cứ khoa học cho việc xảy dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kính tế
DAN NHAP
I Vấn để đặt ra đối với để tài nghiên cứu:
1.1 Đường lối và mục tiêu CNH-HĐH nước ta đã được Đại hội Đảng lần thứ
VII xác định Chúng ta đang tập trung mọi nố lực để vượt qua các nguy cơ và thử thách để trong vòng vài thập niên có thể đưa nước ta trở thành một nước
công nghiệp, với một hệ thống các quan hệ xã hội văn minh, tiến bộ mang tính
chất XHCN, đáp ứng sự mong mỏi của nhân đân ta Để đạt được mục tiêu to lớn
đó, về phương diện kinh tế, Đảng ta chủ trương phát triển “nên kinh tế nhiều
thành phân, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa” Do đó, trong tiến trình CNH đất nước, chúng ta
phải hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả các công cụ vận hành của thị trường,
mà trong đó, các định chế và hệ thống pháp luật về kinh tế có vị trí quan trọng
đặc biệt
1.2 Pháp luật về kinh tế, là một phạm trù tương đối rộng, bao gồm toàn bộ hệ thống pháp luật điểu chỉnh tất cả các quan hệ kinh tế diễn ra trong đời sống xã
hội với sự tham gia của nhiễu chủ thể khác nhau, mà trong đó, hành vi kinh
doanh chỉ là một bộ phận Pháp luật về kinh tế là công cụ thực hiện sự quản lý
các hoạt động kinh tế của một quốc gia, nhưng trước hết, phải là công cụ để thúc
đẩy quá trình phát triển kinh tế theo mục tiêu đã được hoạch định Mặt khác,
pháp luật về kinh tế luôn luôn là một ý niệm chủ quan, phản ánh bẳn chất chế
độ kinh tế của một nước Do đó, không thể có một hệ thống pháp luật kinh tế
mang tính chất áp dụng chung đối với mọi quốc gia, mà luôn luôn có những đặc
thù, nhất là khi có chế độ kinh tế khác nhau Vì vậy, ở mỗi quốc gia, trong mỗi
giai đoạn phát triển nhất định, không thể thiếu một hệ thống quan điểm làm cơ
sở cho việc chế định pháp luật về kinh tế của mình
1.3 Trong 15 năm qua, kể từ khi Đảng ta để xướng và tổ chức thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã xây dựng pháp luật với “:ốc độ kỷ lục”, trong đó phần pháp luật về kinh tế chiếm tỷ trọng rất lớn' Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển
trong giai đoạn mới, nhất là quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta với khu _ vực và thế giới, thì rõ rằng còn bất cập Mặt khác, chế độ kinh tế của nước ta
đang được xây dựng còn quá mới mẻ về lý luận và quá ít vê kinh nghiệm thực
tiễn, nên pháp luật của nước ta nói chung và về kinh tế nói riêng, khi ban hành phần lớn mang tính tình thế, cần để phục vụ tức thì yêu cầu đòi hổi của cuộc
sống Do đó, việc nghiên cứu xây dựng các luận cứ khoa học làm cơ sở để hình
thành một hệ thống quan điểm về pháp luật kinh tế, mang tính chất “đài hơi” hơn
ở nước ta, phục vụ cho tiến trình CNH-HĐH đất nước là vấn đề bức xúc đang đặt
ra
' Chỉ riêng nhiệm kỳ Quốc hội khóa 9 (1992-1997) đã ban hành 41 Luật, Bộ luật và 43 Pháp lệnh, trong
đó các Bộ luật, Luật quan trọng đều thuộc lãnh vực kinh tế
VH
Trang 8Những luận cứ khoa học cho việc xây đựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật vỀ kinh tế
II Mục liêu nghiên cứu:
Từ các vấn để đạt ra như trên, để tài nghiên cứu này hướng đến 3 mục tiêu sau
đây:
(1) Đánh giá hệ thống pháp luật liên quan đến các quan hệ kinh tế hiện hành,
phân tích các mặt tích cực, các nội dung tổn tại của hệ thống này Trọng tâm của phần này: lựa chọn những nội dung pháp luật liên quan trực tiếp, thúc đẩy quá
trình CNH-HĐH nền kinh tế đất nước theo tỉnh thần Nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ VIH
(2) Từ đường lối và các mục tiêu CNH-HĐH đất nước, theo tỉnh thần Nghị quyết Đại hội VIH của Đáng và từ thực tiến đời sống kinh tế của nước ta, nghiên cứu
những luận cứ khoa học cho việc xây dựng hệ thống quan điểm về pháp luật
kinh tế cho suốt thời kỳ CNH đất nước
(3) Từ kết quả nghiên cứu theo mục tiêu 1, 2 để xuất các định chế cụ thể và
khung pháp lý cần thiết để điều chỉnh các quan hệ kinh tế nhằm bảo đảm và
thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước
Để thực hiện 3 mục tiêu nói trên, để tài tiến hành nghiên cứu đồng thời 5 nhóm chuyên đề: (1) Thực trạng hệ thống pháp luật về kinh tế của nước ta; (2) Cơ sở
khoa học (lý luận và thực tiễn) của việc hình thành đồng bộ hệ thống pháp luật Kinh tế; (3) Xây dựng hệ thống quan điểm về pháp luật kinh tế; (4) Tiến trình hoàn thiện và đối mới hệ thống pháp luật về kinh tế; và (5) Các tiển để và điều kiện thực thi pháp luật về kinh tế
li Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là hệ ;hống pháp luật về kinh tế, đặc biệt là pháp luật điều chỉnh và tác động trực tiếp đến sự vận động của nền kinh tế theo cơ chế thị
trường, thúc đẩy quá trình CNH-HĐH ở nước ta Do đó, phạm vi nghiên cứu của
để tài có sự giới hạn nhất định về đính hệ thống của pháp luật trong lĩnh vực
hoạt động kinh tế và đặc biệt đề tài không đi sâu vào nội dung của từng đạo
luật, mà chủ yếu nghiên cứu những luận cứ khoa học đỂ xây dựng và hoàn
thiện pháp luật có liên quan Vì vậy, hướng nghiên cứu của đề tài luôn luôn bám sát mối quan hệ giữa mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta trong thời kỳ CNH- HĐH nền kinh tế với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
IV Phương nháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của để tài là phân tích từ thực tiến để khái
quát; đứng trên giác độ kinh tế phát triển để xây dựng quan điểm pháp luật; dựa vào đường lối, mục tiêu CNH-HĐH đất nước của Đảng để xây dựng luật kinh tế; đồng thời với việc kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan Đề tài cũng dựa vào mô hình thực tiễn (các định chế) để để xuất khung pháp luật tương ứng
_ Viti
Trang 9Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh lế
Trong quá trình thực hiện, để tài sử dụng phương pháp chuyên gia để củng cố và xây dựng các hiận điểm khoa học
Trên cơ sở 5 chuyên để nghiên cứu nêu trên, chúng tôi xây dựng cơ cấu nội dung của báo cáo này thành 3 phần chính:
-PhẩnlI: Thực trạng hệ thống pháp luật về kinh tế
-PhẩnH: Các luận cứ khoa học và quan điểm xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật về kinh tế ở nước ta
- Phẩn HH: Nội dung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế và
các định chế vận hành
CPOE
Đề tài này được tập trung nghiên cứu trong giai doan 1998 — 1999 va ngay 28
tháng 12 năm 1999 đã được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở thông qua Trên cơ
sở các ý kiến đóng góp của Hội đồng, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài đã bổ
sung hoàn thiện tập báo cáo này Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhiều nhận xét, để nghị trong báo cáo này đã được Nhà nước sửa đổi, bổ sung trong các văn bản pháp luật có liên quan, nhưng để bảo đảm tính trung thực của kết quả nghiên
cứu, chúng tôi vẫn giữ nguyên trong báo cáo này, để tiện tham khảo
Lo
".‹
Trang 10Những luận cứ khoa học chu việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
Phần I
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ
Chương !: ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ
| Cae thuật ngữ và khái niệm liên quan đến đối tượng nghiên cứu
1 Tại sao phải thảo luận về thuật ngữ và khái niệm?
Một chân lý hiển nhiên là, muốn nghiên cứu và để ra giải pháp đối với một lĩnh
vực, một vấn để, trước hết cần làm rõ nội dung và phạm vi của đối tượng mà
mình muốn nghiên cứu và tác động vào Như đã biết, tên của để tài là “những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Như vậy, “hệ thống
pháp luật về kinh tế” là đối tượng nghiên cứu của để tài
Tuy nhiên, hiện nay, cùng với khái niệm “hệ thống pháp luật về kinh tế”, trong
giới nghiên cứu, giảng dạy cũng như trong ngôn ngữ chính trị đang sử dụng nhiều
thuật ngữ, khái niệm gần giống nhau, có liên quan nhau, nhưng có những khác
biệt nhất định về nội dung lẫn đặc điểm, về ngoại điên lẫn nội hàm Ví dụ:
- Pháp luật kinh tế,
- Luật kinh tế,
- Khung pháp luật kinh tế,
Những thuật ngữ, khái niệm trên được sử dụng không những trong nghiên cứu,
giảng dạy, mà trong cả những dự án cải tổ hệ thống pháp luật về kinh tế ở nước
ta Ngay trong giới luật gia, cách hiểu và nội dung nhận thức về những thuật ngữ,
khái niệm trên đã có những khoảng cách, thậm chí sai biệt
Mặt khác, nước ta đã chuyển sang kinh tế thị trường và đang hội nhập với thế
giới, một thế giới mà tuyệt đại đa số các nước đều theo mô hình kinh tế thị
trường Trong điểu kiện đó, luật pháp một nước không thể tổn tại biệt lập và quá
khác biệt với các nước khác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, vì điều đó sẽ ngăn
cẩn tiến trình hội nhập của nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và thế giới
đang được thực hiện
Vì vậy, để tài cần phải dành phần thích đáng để thảo luận và đối chiếu các thuật ngữ, khái niệm, trước hết nhằm xác định rõ nội dung, phạm vi và cơ cấu của đối
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh 1
Trang 11Những luận cứ kho3 học chờ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
tượng nghiên cứu, đồng thời, làm tương thích cách hiểu của nước ta và các nước
về đối tượng của đề tài
Trong việc xác định đối tượng nghiên cứu, tất nhiên, các tác giả khác nhau có thể có những cách tiếp cận khác nhau, từ đó, để xuất một đối tượng với những
ngoại diên và nội hàm khác nhau Điều quan trọng, theo chúng tôi, là cách xác
định và định hình đối tượng nghiên cứu phải dựa trên những luận cứ có cơ sở khoa học, có ý nghĩa thực tiễn, có tính khả thi cao và đạt được những mục đích
của để tài
Dưới đây là những luận giải của chúng tôi về phạm vi, nội dung và cấu trúc của đối tượng nghiên cứu của để tài
2 Các thuật ngữ, khái niệm liên quan đến đối tượng nghiên cứu được sử
dụng trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2.1 Pháp luật kinh tế
Hầu như trong giới nghiên cứu chuyên môn, khái niệm “hệ thống pháp luật về kinh tế", như cách gọi của để tài, ít được sử dụng như một thuật ngữ pháp lý phổ
biến Trong một số trường hợp được sử dụng, khái niệm “hé thong phdp luật về
kinh tế" được hiểu đồng nhất với thuật ngữ pháp luật kinh tổ Vậy pháp luật kinh
tế là gì?
Theo các luật gia thuộc các nước XHCN, pháp luật kinh tế (laws on the economy hay economic laws) không giống nhau Pháp luật kinh tế không phải là một
ngành luật, mà là một hệ thống hỗn hợp các quy phạm pháp luật thuộc nhiều
ngành luật khác nhau, bao quát các nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá
trình sản xuất, kinh doanh và quản lý kinh tế Theo một số công trình luật học”,
pháp luật kinh tế bao gồm các ngành luật sau đây:
? Dương Đăng Huệ, tham luận tại Hội thảo để tài này ngày 5-12-1998
3 Giáo trình Luật kinh tế của khoa Luật , Dai học tổng hợp Hà Nội, XB năm 1993; Hỏi đáp về Luật kinh
rế, XB năm 1995
Viện Kinh tế TP Hồ Chỉ Minh 2
Trang 12Những luận cứ khoa học cho việt xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kính tế „
- Pháp luật kinh doanh (hay pháp luật kinh tế hiểu theo nghĩa hẹp)
~- Pháp luật tài chính,
- Pháp luật dân sự,
- Pháp luật lao động,
- Pháp luật đất đai,
Hai định nghĩa trên, nếu được chọn làm đối tượng nghiên cứu của để tài, sẽ có
sự khác biệt khá lớn Một bên bao gồm luật đân sự, không có luật ngân hàng, một bên thì có cả luật tài chính lẫn luật ngân hàng nhưng không có luật dân sự
Bản thân việc đưa pháp luật dân sự vào thành một bộ phận của pháp luật kinh tế
cũng còn phải tranh cãi, bởi vì theo khoa học pháp lý của các nước theo kinh tế
thị trường, pháp luật dân sự rộng hơn pháp luật kinh tế, vì quan hệ dân sự bao
gồm quan hệ kinh tế và phi kinh tế
2.2 Luật kinh tế
Trong khi các ngành luật khác có đối tượng tương đối rõ ràng, riêng biệt, thuật ngữ luật kinh tế đòi hỏi một sự phân tích để làm rõ sự khác biệt về tên gọi lẫn
nội dung so với thuật ngữ pháp luật kinh tế
Trong các nước XHCN, thuật ngữ iuột kinh tế ra đời năm 1948 ở Liên Xô Khái niệm này phản ánh một đặc thù của các quan hệ kinh tế XHCN được xác định là
ở giai đoạn đã xây dựng xong cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội: tuy tuyệt đại
tư liệu sản xuất đã được công hữu hóa và khu vực kinh tế tư nhân chỉ tổn tại
không đáng kể, quan hệ kinh tế XHCN không thể chỉ do luật hành chánh điều
chỉnh vì nó sẽ triệt tiêu mọi động lực và sáng kiến của các đơn vị kinh tế, nhưng
cũng không thể chỉ do luật dân sự điều chỉnh, vì các quan hệ này mang tính kế hoạch hóa tập trung và các chủ thể của nó - các xí nghiệp nhà nước không có
quyển sở hữu đối với tài sản của họ mà chỉ có quyển quản lý tác nghiệp Do vậy,
quan hệ kinh tế XHCN vừa mang tính tổ chức — kế hoạch, vừa mang tính chất
quan hệ tiễn — hàng; để điều chỉnh nó, cần áp dụng cả phương pháp mệnh lệnh
của luật hành chánh, và cả phương pháp thỏa thuận của luật dân sự Ngành luật
kinh tế ra đời để đáp ứng tính đặc thù này Luật kinh tế bao gôm ba bộ phận sau
đây: luật về kế hoạch hóa, luật về tổ chức và quản lý doanh nghiệp và luật về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (chủ yếu là luật về hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế) Lý thuyết này gần như được công nhận ở tất cả các nước
XHCN khác, với những biến đổi không đáng kể
Ở Việt Nam, lý thuyết luật kinh tế được các luật gia đào tạo ở các nước XHƠN
áp dụng phổ biến vào giữa những năm 70, đổng bộ với việc áp dụng triệt để mô
hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung của các nước XHCN châu Âu Sau năm
1975, lý thuyết này được áp dụng chính thức trên phạm vi cả nước, được giảng
Viện Kính tế TP Hồ Chí Minh 3
Trang 13Những luận cứ khoa học cho việc xây đựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
đạy trong các giáo trình đại học luật, và vẫn tổn tại tới ngày nay, tuy đã có nhiều cuộc tranh luận trong giới luật gia về việc nên giữ, nên bổ hay nên sửa đổi lý
thuyết này
Theo quan điểm chính thức của Khoa Luật, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội:
“Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật kinh tế, là một ngành luật độc lập
có đối tượng, phương pháp điều chỉnh và hệ thống chủ thể riêng Luật kinh tế
là một ngành luật điều chỉnh những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
quan lý, lãnh đạo kinh tế của Nhà nước và tổ chúc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế co sé XHCN” *
Theo tác phẩm “Hải đáp về luật kinh tế” nói bên trên, thì đối tượng của Luật
Kinh tế là “quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các
doanh nghiệp ” về “quan hệ kinh tế phát sinh trong quả trình hoạt động sản
xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp như mua bán vật tú, nguyên liệu, sẵn
phẩm, thực hiện dịch vụ chuyên chỗ, xây dựng ”
Theo cách hiểu này, Luật kinh tế là pháp luật kinh tế theo nghĩa hẹp, có nội hàm hẹp hơn pháp luật kinh tế và là một bộ phận của pháp luật kinh tế Đặc điểm lớn nhất của khái niệm này là dấu ấn đặc trưng của hệ thống kinh tế kế hoạch tập trung (bao cấp), do đó không còn phù hợp với thực tiễn và cơ chế lập pháp, lập
quy hiện nay
2.3 Pháp luật kinh doanh
al Tac gid Duong Dang Huệ (tài liệu đã dẫn) cho rằng pháp luật kinh doanh là
pháp luật kinh tế theo nghĩa hẹp Đối tượng điểu chỉnh của pháp luật kinh doanh
là một bộ phận của quan hệ kinh tế, bao gồm những quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động và phá sản doanh nghiệp, với đặc điểm chung nhất là
các quan hệ ấy đều liên quan đến nhà kinh doanh và phục vụ cho mục đích kiếm lời của họ Theo quan niệm này, pháp luật kinh doanh gồm có các nhóm đối
tượng điều chỉnh và nhóm quy phạm như sau:
(Nhóm quy phạm tạo nên tư cách pháp lý độc lập của các chủ thể kinh doanh, được điều chỉnh bởi nhóm quy phạm tạo khung pháp luật thống
nhất cho mọi hoạt động liên quan đến quá trình thành lập, cấp giấy phép, cấp đăng ký kinh doanh, cơ chế quản lý, phân chia, sát nhập và giải thể
cũng như hình thức tổ chức của các chủ thể kinh đoanh
(2) Nhóm quy phạm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh; được coi là nhóm
quan hệ chủ yếu, cơ bẩn nhất trong đối tượng điều chỉnh của pháp luật kinh
doanh
* Giáo trình Luật Kinh tế của Khoa Luật - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, năm 1993
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh 4
Trang 14Những luận cứ khơa học chủ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
(5) Nhóm quy phạm điều chỉnh các quan hệ liên quan đến giải thể và phá sản
của các chủ thể kinh doanh
Pháp luật kinh đoanh, theo tác giả Dương Đăng Huệ, có 4 chế định cơ bản là:
pháp luật về các chủ thể trong kinh doanh, chế định hợp đồng kinh tế, chế định
về cơ quan tài phán kinh tế, chế định phá sản doanh nghiệp
Cũng theo quan điểm này, pháp luật kinh doanh là bộ phận cơ bản, chủ yếu và
năng động nhất trong hệ thống pháp luật kinh tế ở nước ta hiện nay
mà đưa ra khái niệm luật kinh doanh, với nội hàm khá rộng.” Theo đó, luật kinh
doanh điều chỉnh các hành vì giao dịch kinh doanh và chỉ phối các người (thể
nhân và pháp nhân) thực hiện các hành vi đó, coi đó là nghề thường xuyên hàng ngày của mình và nhân danh mình Các hoạt động kinh doanh không chỉ lưu thông phân phối tài sản, mua bán, vận chuyển hàng hóa mà cả hoạt động sản xuất, chế biến và các ngành dịch vụ vô cùng đa dạng Luật kinh doanh bao gồm
các quy định về:
- Kinh doanh va hanh vi kinh doanh;
- _ Doanh nhân: thể nhân, pháp nhân Năng lực pháp lý, năng lực hành vi
Đại lý;
- _ Cơ sở kinh doanh gồm yếu tố vô hình và yếu tế hữu hình;
- _ Kế toán và sổ sách thương mại;
- _ Hợp đồng thuê bất động sản dùng vào việc kinh doanh;
-_ Các thương phiếu;
- _ Nghiệp vụ ngân hàng và công ty tài chính;
- _ Sở hữu công nghiệp;
-_ Các công ty kinh doanh;
- _ Các hợp đồng mua bán, vận chuyển, bảo hiểm, đặt cọc;
- _ Các hoạt động trung gian: môi giới, nhân viên chào hang;
-_ Luật hàng hải;
' Tổng luận ~ Luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện và xây đựng hệ thống pháp luật và quản lý nền kinh
tế bằng pháp luật - Lê Khắc Hải, Hoàng Thế Liên — Thông tin khoa học pháp lý, Hà nội, 1995
Viễn Kinh tế TP Hồ Chí Minh 5
Trang 15Những luận cứ khoa học cho việt xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
- Xử lý các khó khăn của doanh nghiệp: phục hổi doanh nghiệp, thanh
lý, phá sản;
- Trọng tài, tòa án thương mại;
-_ Bảo vệ quyển của người tiêu dùng,
Quan niệm này đã hình dung khá đầy đủ các lĩnh vực và các yếu tố liên quan
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng và bổ
sung các văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi giao địch kinh đoanh
tài nghiên cứu
3.1 Luật kinh tế (economic laws)
Tuy chưa có điều kiện nghiên cứu rộng hơn, nhưng theo một số tài liệu có được, thì khái niệm luật kinh tế cũng được áp dụng ở các nước TBCN
* Ở Đức, khái niệm “Luật kinh tế” (Wirtschaftsrecbt) có bốn cách hiểu sau đây:
- Thứ nhất, pháp luật do Nhà nước đặt ra để chỉ phối quan hệ kinh tế, để ra các
yêu cầu nhân danh lợi ích toàn xã hội, buộc các doanh nghiệp và doanh nhân
phải tuân theo, do đó mảng pháp luật này thuộc công pháp Ví dụ: luật về cấp
giấy phép trong kinh doanh luật thuế trong kinh doanh
- Thứ hai, pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế, bao gồm: a) các quy phạm
hành chánh đặt ra các yêu cầu, các mẫu mực buộc các doanh nhân, doanh
nghiệp phải chấp hành, cồn gọi là “pháp luật kinh tế hành chánh”, thuộc công
pháp (giống như điểm trên); và b) các quy phạm xác lập, chỉ tiết hóa quyển tự do
kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân, còn gọi là “pháp luật kinh tế tư
pháp”
- Thứ ba, pháp luật kinh tế bao gồm luật về các-ten, luật thuế, luật cạnh tranh và
luật chung về thể chế kinh tế
- Thứ tư, pháp luật kinh tế bao trùm cả hai lĩnh vực công pháp và tư pháp”
* Ở Nhật, sau chiến tranh thế giới thứ hai, khái niệm luật kinh tế được sử dụng
rộng rãi, nhưng chưa có quan điểm thống nhất về nội dung của nó Có học giả
cho rằng, luật cấm độc quyển là trung tâm của luật kinh tế; học giả khác cho
rằng nội dung chính của luật kinh tế là luật về bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ
các doanh nghiệp vừa và nhỏ”,
* Mấy vấn để pháp luật kinh tế CHLB Đức, NXB pháp lý, 1992; trang 222-223; Wichtige Gesetze des
Wirtschaftspvivatrecht, trang 9-10, Handelsgesetz buch, trang 21
Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản, NXB KHXH, 1993, trang 248
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh 6
Trang 16Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kính tế”
3.2 Luật thương mại (commercial law)
Ở các nước theo thông luật, luật thương mại bắt nguồn từ luật buôn bán của
thương nhân (merchants laws) hình thành từ giữa thế kỷ 14 đến giữa thế kỷ thứ
17, là giai đoạn phôn thịnh của buôn bán ngoại thương lúc bấy giờ Luật thương
mại ở các nước này, do đó tập trung vào những yếu tố bảo đảm cho sự thành lập
của các giao dịch thương mại hơn là vào tư cách thương nhân và các hình thức tổ chức của thương nhân Ví dụ Bộ Luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ, áp dụng
cho cả thương nhân và không phải thương nhân, gồm những phần sau đây: (1)
Mua bán; (2) Thuê mướn; (3) Thương phiếu; (4) Gởi tiền và thanh toán qua Ngân
hàng; (5) Chuyển tiên bằng điện tín; (6) Thư tín dụng; (7) Chứng từ sở hữu trong
vận tải; (8) Chứng khoán; (9) Các giao dịch có bảo đảm
Trong khi đó, ở các nước theo hệ thống dân luật, điển hình là Pháp, Đức và các nước châu Âu khác (trừ Anh), cũng như ở Nhật, luật thương mại là một bộ phận
của luật dân sự, nhằm đáp ứng những yếu tố đặc thù của tầng lớp thương mại
trong giao dịch về thương mại Một bộ phận quan trọng của luật đành để quy định về tư cách thương nhân và hành vi thương mại, để phân biệt với các loại
chủ thể và các hành vi của luật dân sự Ngoài ra, luật cũng quy định về một số
loại giao dịch thương mại và một số định chế quan trọng trong thương mại, như
thương phiếu, như chế định đại điện v.v
Nhìn chung, luật thương mại của các nước TBCN có khác nhau về một số yếu tố
và nội dung, nhưng có đối tượng giống nhau: đó là các quan hệ phát sinh giữa
các chủ thể trong hoạt động và giao dịch thương mại Điểm giống thứ hai, luật
thương mại thuộc tư luật, hay tự pháp
3.3 Luật công ty (corporate law, company law) hay luật doanh nghiệp (business
law)
Ngành luật này quy định các loại hình và các ngành nghề kinh doanh, do đó bao
gồm luật về doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ
phần, công ty hợp danh, chế định ủy quyển Luật này còn có tên gọi là luật công
ty (corporate law), nhưng tên gọi này chủ yếu danh cho bộ phận pháp luật về
công ty, chớ không bao quát hết đối tượng của luật kinh doanh Luật kinh doanh
thuộc tư luật, hay tư pháp
Cần lưu ý, trong những nước nói tiếng Anh, business law có khi được dùng như
luật thương mại (commercial law)
3.4 Luật thương mại quốc tế (trade law)
Trade laws, dịch thẳng, là luật về buôn bán Khái niệm này được áp dụng cho
buôn bán quốc tế, nghĩa là ngoại thương Khi dùng khái niệm trade law, các nước
nói tiếng Anh hiểu đó là các quy định về xuất nhập khẩu buộc các doanh nghiệp phải tuân theo vì lợi ích của quốc gia hoặc vì đó là các cam kết trong khuôn khổ
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh 1
Trang 17Những luận cử khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậi về kinh tế
các hiệp ước quốc tế, ví dụ các luật về quyền sở hữu trí tuệ Khác với khái niệm
tuật thương mại (commercia law), ngành luật này thuộc công luật, hay công
pháp
3.5 Khung pháp luật kinh tế
Khái niệm khung pháp luật kinh tế được du nhập vào Việt Nam qua các bài
giảng của các giáo sư nước ngoài và qua các dự án do nước ngoài tài trợ
Theo Dự án VIE/94/003, khung pháp luật là “tổng thể các yếu tố tạo nên cấu trúc pháp luật của một nước” Theo quan niệm này, từ khái niệm khung pháp luật tổng quát hình thành khung pháp luật về các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội, ví dụ khung pháp luật về hành chính, về kinh tế Khung pháp luật kinh tế
là “tổng thể các yếu tố thể hiện cấu trúc pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
trong lĩnh vực kinh tế và bảo vệ môi trường của một Nhà nước” Việc bảo vệ môi
trường được các tác giả đưa vào thành một nội dung của khung pháp luật kinh tế
với lý do phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường không tách rời nhau Các yếu
tố của khung pháp luật kinh tế gồm có:
a) Những nguyên tắc và định hướng chính sách cơ bản của cơ chế kinh tế đã được thể chế hóa thành quy phạm pháp luật
b) Tổng thể các quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà
nước điều chỉnh các quá trình kinh tế và bảo vệ môi trường
c)› Hệ thống các định chế và thiết chế liên quan đến tổ chức, quản lý, tài phán
các quá trình kinh tế và bảo vệ môi trường đã được thể chế hóa thành các quy
phạm pháp luậtẺ
II Xác định đối tượng và phạm vị nghiên cứu của để tài:
1 Quan điểm của tập thể tác giả nghiên cứu đề tài:
Theo sự thống nhất của tập thể tác giả để tài, đối tượng nghiên cứu của đề tài sẽ
là pháp luật kinh tế, chứ không chỉ là luật kinh tế, cũng không chỉ là luật
thương mại, luật doanh nghiệp hay luật kinh doanh mà bao gồm tất cả các ngành pháp lý này
Theo tập thể tác giả, pháp luật kinh tế mà nhóm nghiên cứu chọn làm đối tượng
gồm các bộ phận sau đây:
1) Pháp luật về kinh doanh
2) Pháp luật về tài chánh, ngân hàng
® Kỷ yếu của Dự án VIE/94/003, chương I
Viện Kinh tế TP Hồ Chỉ Minh 8
Trang 18Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
3) Pháp luật về quản lý tài nguyên (chủ yếu tập trung tài nguyên đất)
4) Pháp luật về lao động
5) Pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
6) Pháp luật về xây dựng và phát triển đô thị
2 Sự lựa chọn theo mục tiêu của để tài:
Cách chọn này không theo cách phân chia như đang giảng dạy hiện nay, mà phương pháp nghiên cứu là xem xét xuyên ngành hay đa ngành Cách chọn đối tượng cũng không theo cách phân chia giữa công pháp và tư pháp theo hệ thống
luật của phương Tây Äfục tiêu của tập thể tác giả là chọn ra những mảng pháp
luật điều chỉnh những yếu tố cơ bản nhất và những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế theo cơ chế thị trường Muốn phát triển lánh tế, đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH Nhà nước không thể không điều chỉnh những quan hệ xã hội
và những hành vì phát sinh trên các lĩnh vực như đã nêu
Trong điều kiện Việt Nam, chúng tôi chọn ra những mắng pháp luật liên ngành hoặc đa ngành như trên để khảo sát, mà không khảo sát theo sự phân chia sẵn có
của khoa học pháp lý bởi vì những lý do sau đây:
- Thú nhất, tính thực tiễn:
Trong quá trình quản lý nền kinh tế, Nhà nước sẽ có xu hướng làm luật dé diéu chỉnh các quá trình kinh tế tùy theo nhu cầu phát sinh trên từng lĩnh vực Nền kinh tế thị trường được hợp thành và vận hành trên cơ sở bốn yếu tố cơ bản là tài nguyên tự nhiên, lao động, vốn và kỹ năng kinh doanh, và gần đây, thêm yếu tế
thứ năm là công nghệ và thông tin,.Từ đó hình thành những thị trường tương ứng
là thị trường đất đai, thị+rường lao động, thị trường tài chính (gồm thị trường vốn
và thị trường tiền tệ), thị trường hàng hóa - dịch vụ và thị trường công nghệ và
thông tin, được vận hành, liên kết, phối hợp bởi các hoạt động và tổ chức kinh
doanh Các văn bẩn pháp luật cũng sẽ được ban hành tùy theo nhu cầu điều
chỉnh năm yếu tố và năm loại thị trường trên Do đó, việc khảo sát thực trạng
pháp luật kinh tế và để xuất các giải pháp nên bám sát nhu cầu và thực tiễn làm luật của Nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế thì sẽ sát thực tiễn hơn
- Thứ hai, tính tiện dụng:
Nếu nghiên cứu pháp luật kinh tế dựa theo đối tượng với nội hàm và ngoại diên
đang áp dụng trong nghiên cứu và giảng dạy pháp luật thì sẽ lúng túng vì hiện
đang tổn tại nhiều mô hình khác nhau, và vẫn đang còn khác biệt và tranh luận ˆ
giữa các nhà khoa học hay giáo dục, như đã nêu trên
- Thứ ba, tính khoa học:
Viện Kinh tế TP Hó Chí Minh 9
Trang 19Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
Chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của để tài là pháp luật kinh tế với
những mảng pháp luật nêu trên, dựa vào những luận cứ sau đây:
a) Pháp luật kinh doanh:
Trong nên kinh tế thị trường, lợi nhuận là một đặc trưng và động lực cơ bản của
phần lớn các quan hệ và giao dịch trong xã hội, khiến cho các quan hệ này mang
tính chất kinh doanh Quan hệ kinh doanh, vì vậy, chỉ phối hầu hết các lĩnh vực
của đời sống xã hội (trừ an ninh quốc phòng, hành chánh công, hôn nhân gia đình, an sinh xã hội) Do đó, trong kinh tế thị trường, pháp luật kinh doanh là
ngành pháp luật năng động nhất, và luôn chí phối đối tượng của nhiều ngành
pháp luật khác
Kinh đoanh là một trong bốn yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường Thông qua
kinh doanh, doanh nhân sử dụng tài nguyên, lao động và vốn để tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu vật chất và tỉnh thần của xã hội một cách hiệu năng
nhất theo quy luật cung cầu
Ở đây, chúng tôi quan niệm pháp luật kinh doanh gần giống với mô hình của tác giả Dương Đăng Huệ (nêu trên), nhưng có mở rộng hơn, và có đưa vào yếu tố
môi trường, như để xuất của Dự án VIE/94/003, cụ thể sẽ bao gồm những bộ
phận như sau: pháp luật về doanh nghiệp (về các loại hình và thủ tục thành lập doanh nghiệp), pháp luật về thương mại (về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức kinh tế từ khi thành lập đến khi phá sản, giải thể hay khi có tranh chấp), pháp luật về môi trường kinh doanh (các ngành, nghề bị cấm, chống độc
quyền, bảo vệ người tiéu ding)
b) Pháp luật về quản lý tài nguyên:
Tài nguyên ở đây gồm các tài nguyên thiên như đất đai, nguồn nước, rừng, biển, sông, mỏ, không gian, thắng cảnh thiên nhiên Đây cũng một trong bốn yếu tố
cơ bản truyền thống của nền kinh tế theo quan niệm của kinh tế thị trường Do
tài nguyên thiên nhiên có hạn, luật pháp về khai thác tài nguyên thiên nhiên có
nhiệm vụ quan trọng là phải vừa khuyến khích khai thác mạnh mẽ tài nguyên để làm giàu cho đất nước, vừa bảo vệ, duy trì, giữ gìn được tài nguyên cho các thế
khác, con người không chỉ là tài nguyên của sản xuất, mà còn là chủ thé trong
tâm của xã hội, là đối tượng phục vụ của nền kinh tế Con người không chỉ là một trong những yếu tố của sản xuất mà còn là mục đích của sản xuất Quan
Viện Kinh tế TP, Hồ Chỉ Minh 10
Trang 20Những luận cử khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kính tế
trọng hơn, bởi nên kinh tế thị trường của Việt Nam mang định hướng XHCN,
pháp luật lao động của Việt Nam phải xử lý được mối quan hệ giữa người lao
động và giới chủ sao cho thị trường lao động được vận hành đầy đủ, đồng thời,
bảo đảm được lợi ích chính trị và kinh tế của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động
đ) Pháp luật về tài chính — ngân hàng:
Vốn là một trong bốn yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường Thị trường vốn và thị trường tiển tệ là một trong những thị trường mang tính cốt tử, đồng thời cũng rất nhạy cảm và phức tạp của kinh tế thị trường Cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua cho thấy, một nền kinh tế dù có phát triển và hiện đại đến đâu, vẫn có thể lâm vào khủng hoảng nếu nến tài chính và hệ thống ngân hàng khiếm khuyết
hoặc vận hành sai Do đó, pháp luật về tài chính —~ ngân hàng là mảng pháp luật
mà để tài cần đầu tư khảo sát và phân tích để hoàn thiện hơn nữa
e) Pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ:
Trong điểu kiện thế giới đã chuyển sang nền văn minh hậu công nghiệp, khoa
học, kỹ thuật, công nghệ và thông tin, trở thành yếu tố thứ năm của nền kinh tế
thị trường, bên cạnh bốn yếu tố truyền thống là tài nguyên, lao động, vốn và kỹ
năng kinh doanh Sở hữu trí tuệ trở nên có giá trị ngày càng cao, và ngày càng
được mua bán, trao đổi nhiều hơn về số lượng, lớn hơn về quy mô và nhanh hơn
về tốc độ giao dịch Thị trường công nghệ và thông tin trở thành một trong những thị trường thiết yếu cho một quốc gia đang bước vào CNH và HĐH Do đó, cần
khảo sát mảng pháp luật này ở nước ta để bổ sung và hoàn thiện hơn
#) Pháp luật về xây dựng và phát triển đô thị:
Bên cạnh cách chọn đối tượng nghiên cứu theo các yếu tố của nền kinh tế thị
trường, tập thể tác giả chọn mảng pháp luật về xây dựng và phát triển đô thị làm
đối tượng thứ sáu để khảo sát thực trạng, bởi các lý do sau đây:
- Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng và đô
thị hóa là điều kiện tiên quyết để công nghiệp hóa và hiện đại hóa Việc xây
dựng, phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tâng của nền kinh tế phải được tập trung
cao độ từ nay đến lúc nền kinh tế cất cánh
- Một hệ thống quy phạm hợp lý điều chỉnh lĩnh vực xây dựng và phát triển đô thị sẽ góp phần thúc đẩy việc phát triển cơ sở hạ tầng, từ đó tạo tiền để cho CNH
Tóm lại, việc xác định đối tượng nghiên cứu theo cơ cấu trên đây không hệ có mục đích đưa lại một định nghĩa mới về pháp luật kinh tế, mà chỉ là chọn một
mặt cắt cần thiết để khảo sái, mà chúng tôi cho rằng thích hợp với mục đích của
để tài, gắn các nội dung pháp luật với các vấn để kinh tế đặt ra trong quá trình
CNH-HĐH Cùng một đối tượng là pháp luật kinh tế, các tác giả khác trong một
Viện Kinh tế TP Hồ Chỉ Minh 11
Trang 21Những luận cứ khoa học cha việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
để tài khác có thể chọn một mặt cắt khác, ví dụ khảo sát theo các ngành luật,
chẳng hạn như: luật kinh đoanh, luật dân sự, luật tài chính, luật lao động, luật đất
đai
Việc nghiên cứu cũng sẽ không giới hạn ở các quy phạm pháp luật thuộc quan
hệ dân sự hay thương mại, mà chủ yếu sẽ tìm cách đánh giá thực trạng của toàn bộ các quy phạm pháp luật hiện đang chỉ phối lĩnh vực có liền quan, từ
các quy phạm trong Hiến pháp, đến các quy phạm hành chánh, và cả các quy phạm luật hình sự, và việc dé xuất giải pháp cũng sẽ theo cách thức như vậy
Chương II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH D0ANH Ủ VIỆT NAM
Trong khuôn khổ của để tài này, quan niệm pháp luật về kinh doanh (PLKD)
gồm những bộ phận sau đây:
- Nhóm 1: Pháp luật về doanh nghiệp (tức là pháp luật về các loại hình tổ chức
kinh doanh)
- Nhóm 2: Pháp luật về thương mại, gồm:
- _ Pháp luật về các chủ thể thương mại,
- _ Pháp luật về hợp đồng và về các giao địch thương mại,
- _ Pháp luật về thương phiếu và thị trường chứng khoán,
- _ Pháp luật về phá sản doanh nghiệp,
-_ Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại,
- Nhóm 3: Pháp luật về môi trường kinh doanh, gồm:
- Phấp luật về các ngành nghề cấm, kinh doanh có điều kiện hoặc kinh
doanh đặc biệt
- _ Pháp luật về cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền
-_ Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
| Pháp luật về loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam hiện hành:
Theo pháp luật hiện hành, có các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế sau
đây tại Việt Nam:
()_ Doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
(2)_ Doanh nghiệp Đẳng, đoàn thể (DNĐ-ĐT)
Viện Kinh tế TP Hồ Chỉ Minh 12
Trang 22Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp tuật về kinh lế
(3) Công ty trách nhiệm hữu hạn (CT TNHH)
(4) Công ty cổ phần (CTCP)
(5) Công ty hợp danh (CTHD)
(6) Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
(7)_ Hợp tác xã (HTX)
(8) Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định 02 ngày 03/2/2000
(9) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNĐTNN)
2 Nhận xét thực trạng:
2.1 Ưu điểm lớn nhất là từ năm 1990 đến nay, Nhà nước ban hành được các luật
và quy định cho 9 loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế
Với chương II và chương V Hiến pháp 1992 làm nền tắng, các luật và văn bắn
dưới luật trên đây hợp thành một hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh toàn bộ
việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp thuộc nhiều thành
phần kinh tế với khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo Những loại
doanh nghiệp và tổ chức kinh tế này tạo thành một trong những yếu tố cơ bản của một nền kinh tế thị trường Do chức năng của mỗi loại hình khác nhau, nên
các quy định pháp lý điểu chỉnh mỗi loại cũng khác nhau Ví dụ: đối với DNTN
và công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh vấn để là các doanh nghiệp
này chưa có sẵn trong nên kinh tế, do đó các Luật DNTN và Luật Công ty (sau này là Luật Doanh nghiệp) phải tạo khung pháp lý cho các doanh nghiệp này ra
đời; trong khi đối với DNNN, vấn để lại là chuyển đổi doanh nghiệp từ cơ chế
bao cấp sang kinh tế thị trường mà vẫn giữ vai trò chủ đạo Các luật trên đã tạo
nên khung pháp lý cho quá trình này
2.2 Từ thực tiễn lập pháp trên đây đã hình thành mô thức lập pháp cơ bản của
Việt Nam như sau: các quan hệ xã hội phát sinh đòi hỏi phải được thể chế hóa
Nghị quyết của Đẳng cầm quyền, Nhà nước thể chế hóa các quan hệ trên bằng
luật pháp Điều này thể hiện rõ qua sự ra đời của các quy định vào những thời
điểm khác nhau và nó cũng cho thấy điểm mạnh và điểm yếu trong việc vận dụng mô hình này: nếu những quy phạm pháp lý điều chỉnh DNTN, công ty TNHH ra đời năm 1990 là đúng lúc để tạo lực và đà cất cánh cho nền kinh tế, thì
Luật DNNN ra đời năm 1995 là hơi chậm Trong điều kiện phần lớn khu vực
quốc doanh đang thua lỗ vào đầu những năm 1990, sự chậm trễ này đã khiến các
khoản nợ khó đòi của khu vực quốc doanh tạo thêm gánh nặng cho ngân sách và
ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước Việc chậm trễ ban hành
Luật HTX cũng làm chậm trễ trong việc phát triển tiểm năng của loại hình kinh
tế này
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh 13
Trang 23Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống nháp luật về kính tế
2.3 Nhìn chung, có thể nói kỹ năng và kỹ thuật lập pháp, lập quy, thể hiện qua
các văn bắn nói trên còn có khoảng cách so với yêu câu Lý do thứ nhất là trình
độ lập pháp, lập quy chưa cao, nhưng cũng có lý do thứ hai là có những mắng
quan hệ xã hội chưa tổn tại, chưa có thực tiễn và kinh nghiệm Đại đa số luật chỉ
nêu được những nguyên tắc chính, những phác thảo về các quan hệ và hành vi pháp lý mà các chủ thể của luật cần áp dụng Ví dụ: Luật DNNN chưa có những
quy định cụ thể về thực hiện quyền sở hữu, quyển sử dụng và quyển thế chấp
của DNNN, gây khó khăn trong quan hệ tín dụng với ngân hàng hay trong việc
giải quyết phá sản
Vì vậy mà phần lớn các luật đều phải chờ có thêm những Nghị định, Thông tư hướng dẫn, cụ thể hóa mới có hiệu lực thực sự trong cuộc sống Điểu này vừa làm chậm trễ việc thi hành luật, vừa chuyển giao trên thực tế một phần thẩm
quyển lập pháp của Quốc hội sang Chính phủ và các Bộ
2.4 Quan trọng hơn là nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật Các quy
định về công ty thiếu những định chế quan trọng như: quan hệ giữa các cổ đông với công ty, đặc biệt là các nghĩa vụ của lãnh đạo công ty đối với cổ đông, trong
đó quan trọng nhất là nghĩa vụ trung tín (ñduciary duty); nghĩa vụ báo cáo tài chính trung thực và công khai của các công ty trách nhiệm hữu hạn v.v Đối với
khu vực kinh tế tư nhân, điều thấy rõ là cơ chế “xin - cho” xuyên suốt quá trình thành lập và hoạt động của công ty Những bất cập này, tổn tại gần 10 năm, trước khi được khắc phục cơ bản bởi Luật Doanh nghiệp
hiện nay chưa đầy đủ và chưa thích hợp cho việc phát hành, chuyển nhượng, kinh doanh cổ phiếu Đây cũng là nguyên nhân cho việc chậm hình thành thị trường
chứng khoán ở Việt Nam, cũng là một trở ngại cho một nền kinh tế CNH-HĐH
2.5 Chiến lược CNH-HĐH đòi hỏi một nền kinh tế năng động, giàu sức sống
2.6 Một vấn để khác là khung pháp lý để tạo môi trường hoạt động cho các DNNN, doanh nghiệp Đảng, đoàn thể và các doanh nghiệp tư nhân không giống
nhau Trong cơ chế thị trường, một số ưu đãi của Nhà nước dành cho DNNN là
bất bình đẳng, ví dụ về thuế, về tín dụng, về cung cấp thông tin, về quy chế phá
sản, về quofa, về tiếp cận thị trường thế giới; ngược lại, DNNN lại bị ràng buộc
hơn doanh nghiệp tử nhân về quyển tự chủ, đặc biệt là cơ chế quản lý vốn, tài
chánh, trả lương, chi tiêu, định đoạt tài sản Sự khác biệt trong khung luật pháp
tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, dẫn đến cạnh tranh không
lãnh mạnh và các hiện tượng tiêu cực như mua bán quota v.v
Viện Kinh tế TP Hồ Chỉ Minh 14
Trang 24Những luận cử khoa hạc cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kính tế
2.7 Một vấn để khác là mô hình Tổng công ty nhà nước và quan hệ, cơ chế hoạt động của các Tổng công ty này có mang lại hiệu quả đối với nền kinh tế và vai trò chủ đạo trên thực tế của kinh tế quốc doanh hay không cũng cần được nghiên
cứu
II Thực trạng pháp luật thương mại Việt Nam:
Trước khi đi vào từng phần của thực trạng pháp luật thương mại Việt Nam, cần
nêu một số vấn để tổn tại chung cho những phần đó
- Thứ nhất, như đã biết, Luật thương mại có hiệu lực từ ngày 01-1-1998 Từ đó,
một câu hồi quan trọng nây sinh là: Luật thương mại tương thích như thế nào với
pháp luật hiện hành về thương mại? Ví dụ: hợp đồng kinh tế có bao gồm hợp đồng thương mại không, tố tụng kinh tế với tố tụng thương mại khác và giống
nhau ra sao v.v ? Và sẽ sửa đổi pháp luật ra sao để tương thích hai phạm vi
điều chỉnh này
- Thứ hai, pháp luật thương mại (rộng hơn Luật thương mại), như để nghị ở trên,
sẽ gồm 5 bộ phận Do đó, phạm vi khảo sát ở đây không chỉ là các quy phạm
trong Luật thương mại mới ban hành, mà là toàn bộ pháp luật hiện hành về
thương mại liên quan đến các phần sẽ khảo sát
1 Pháp luật về các chủ thể thương mại:
1.1 Quy định hiện hành:
Các quy định về thương nhân trong Chương I, Mục 3 và Mục 4, Luật thương mại
1.2 Nhận xét:
Vấn để đặt ra là quan hệ giữa các chủ thể của Bộ luật Dân sự và Luật doanh
nghiệp với chủ thể trong Luật thương mại như thế nào? Đây là một vấn để còn
bỏ ngỏ với một số điều cần giải quyết:
a) Phạm vi của khái niệm “tương nhân” và phạm vi của các DN thuộc Luật Doanh nghiệp trùng nhau và không trùng nhau như thế nào? Có một điểm chắc
chắn là khái niệm “thương nhân” rộng hơn bởi bao gồm cả hai loại chủ thể mà
Luật Doanh nghiệp không điều chỉnh là thương nhân nước ngoài và cả các chủ
thể như tổ hợp, hộ gia đình và cá nhân Nhưng còn những chủ thể khác như
DNTN, công ty tư nhân trong nước, thì có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật TM
không? Nếu có thì khi có xung đột, Luật nào sẽ chỉ phối?
b) Pháp nhân trong Bộ luật Dân sự có áp dụng thống nhất cho lĩnh vực kinh tế,
thương mại không? Pháp nhân quy định tại điều L17 Luật Thương mại là pháp
Viện Kinh tế TP Hồ Chỉ Minh 15
Trang 25Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự hay theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế
tức là bỏ khái niệm HĐKT, thay thế bằng khái nệm HĐTM Nhưng các giao
dịch hợp đồng kinh tế không trùng với các hành vi thương mại và mỗi loại đều
được điều chỉnh bởi các hệ thống văn bản luật khác nhau Với các quy định hiện
hành, không có căn cứ vững chắc để phân biệt và xác định hoạt động nào là hợp
đồng thương mại, hợp đồng nào là hợp đồng kinh tế Nghĩa là vẫn còn những vấn
đề đang bỏ ngỏ, cần phải tiếp tục được các cơ quan lập pháp giải quyết
Một vấn để thứ hai là, ngoài những giao dịch thương mại có hợp đồng, còn có
những giao dịch thương mại đơn phương Vậy các tranh chấp, vi phạm phát sinh
từ các giao dịch thương mại đơn phương thì Tòa án dân sự hay Tòa án kinh tế sẽ
giải quyết?
3 Pháp luật về thương phiếu và thị trường chứng khoán (TTCK):
3.1 Thương phiếu:
Thương phiếu được quy định tại Chương III, Luật TM Trên thực tế, thương phiếu
đã được áp dụng, như các hối phiếu, giấy nợ, séc ngân hàng, nhưng việc chuyển
nhượng và nhất là kinh doanh chúng chưa được thực hiện vì Nhà nước chậm ban
hành quy định pháp lý Luật TM chỉ có vài điểu cơ bản, hầu như chưa có tác dụng điều chỉnh trên thực tế Đến cuối năm 1999, Pháp lệnh thương phiếu mới ra
đời và có hiệu lực từ 01/7/2000, nhưng đến nay chưa đi vào thực tiễn hoạt động trên thị trường
? Về mối quan hệ giữa luật dân sự, luật kinh tế và luật thương mại — Nguyễn Văn Luyện, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật số 12/1999
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh 16
Trang 26Những luận cứ khaa học cho việc xây dựng và haàn thiện hệ thống phán luật về kinh tế
3.2 Thị trường chúng khoán:
Chưa có luật TTCK ở Việt Nam Chỉ có những văn bản của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động TTCK ở nước ta Một dự thảo Pháp lệnh về TTCK đang được chuẩn bị thông qua Để nghị phải quy định bằng luật khi áp dụng để tăng tín
nhiệm đối với thương nhân nước ngoài
Trong việc thành lập TTCK, có hai yếu tố quan trọng phải tạo ra: cơ sở vật chất
và cơ sở pháp lý Riêng cơ sở pháp lý, kinh nghiệm của các nước đi trước là cực
kỳ quan trọng, vì TTCK có những quy luật chung, giống nhau ở mọi nước Ví dụ
có hai mảng quy định mà luật về TTCK của Việt Nam cần có các quy định về
chống man trá, lừa đảo trong kinh doanh chứng khoán và các quy định về trách nhiệm của viên chức công ty đối với cổ đông
4 Pháp luật phá sản:
4.1 Quy định hiện hành:
- Luật Phá sản Doanh nghiệp ngày 30-12-1993,
-_ Nghị định 189/CP ngày 23-12-1994 hướng dẫn thi hành Luật Phá san
4.2 Nhận xét:
Cùng với pháp luật về tố tụng kinh tế, các văn bản pháp luật về phá sản đã bước đầu tạo cơ sở pháp lý để có thể tiến hành giải quyết phá sản cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, kể cả DNNN Quy định này đã thể chế hóa
một chủ trương quan trọng của Đẳng và cụ thể hóa một nguyên tắc lớn của Hiến
pháp là: đặt các doanh nghiệp trên một mặt bằng như nhau để các thành phân kinh tế thực sự bình đẳng trong kinh doanh và trước pháp luật
Trong 7 năm, bình quân mỗi năm Tòa án các cấp thụ lý giải quyết được khoảng
20 vụ Số lượng quá ít các vụ việc cho thấy phá sản DNNN vẫn còn những trở ngại trên thực tế và về pháp lý Hiện có một số vướng mắc sau đây:
- Rất nhiều DN đã phá sản trên thực tế, nhưng các đối tượng có quyên lại không
yêu cầu tòa án giải quyết phá sản nên vẫn tổn tại, tiếp tục quan hệ kinh doanh
và vay nợ Cần có cơ chế luật pháp để có biện pháp đưa các DN này ra phá sản
- Nhìn chung quy trình thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp còn phức tạp, chưa phù hợp với thực tế, ví dụ: về đại diện doanh nghiệp, danh sách chủ nợ và
tranh chấp khoản nợ, vấn để kiểm toán, chí phí thực hiện thủ tục phá sản
- Một vấn để khác cần có quy định là: khi đang thụ lý vụ án phá sản mà phát
hiện dấu hiệu hình sự thì dừng vụ án phá sản để khởi tố, hay vẫn tiếp tục thủ tục phá sản
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh 17
Trang 27Những luận cử khoa hạc chu việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật vể kính tế
5 _ Pháp luật giải quyết tranh chấp trong thương mại:
5.1 Quy định hiện hành:
5.1.1 Theo hệ thống Tòa án kinh tế (TAKT): Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 6-10-1992, sửa đổi theo Luật ngày 28-12-1993; Pháp lệnh thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế ngày 16-3-1994 và các Thông tư có liên quan
3.1.2 Theo hệ thống Trọng tài kinh tế (TTKT): NÐ 116/CP ngày 05-9-1994 về tổ
chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế
53.13 Theo hệ thống Trọng tài thương mại quốc tế (TTTMQT): Quyết định
204/TTg ngày 28-4-1993 ban hành Điều lệ Tổ chức Trung tâm TTQTVN; Quy
tắc Tố tụng của TTTTỌQT Việt Nam
5.2 Nhận xét:
Hệ thống Tòa án Kinh tế đã ổn định về tổ chức và hoạt động và đã trở thành một
công cụ pháp lý quan trọng bảo đảm các quyển và sự an toàn pháp lý cho các
hoạt động sẩn xuất, kinh doanh của các DN Tuy nhiên, trong không ít trường hợp, các vướng mắc trong tố tụng có nguyên nhân ở pháp luật về nội dung, nên
cũng cần được kiến nghị bổ sung đối với các văn bản pháp quy về nội dung'9, Nhìn chung, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh tế và
hợp đồng thương mại còn một số điểm bất cập
Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng không rõ ràng Như đã phần tích ở trên, hình thức hợp đồng dân sự hay thương mại không rõ dẫn đến có
tình trạng đùn đẩy vụ việc giữa các Tòa, làm mất thời gian của doanh nghiệp khi
giải quyết tranh chấp hợp đồng
Thứ hai, thời hiệu khởi kiện của hợp đồng kinh tế chỉ có 6 tháng, kể từ ngày vi phạm hợp đồng, trong khi thời hiệu khởi kiện chung của hợp đồng dân sự là 3
năm Nhiều trường hợp do lẫn lộn là hợp đồng dân sự và đeo đuổi vụ kiện bên
Tòa dân sự, đã hết thời hiệu để giải quyết vụ việc theo thủ tục khởi kiện các vụ
án kinh tế, gây thiệt hại đáng kể cho các bên có liên quan
Thứ ba, quy định về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế, có những nguyên tắc tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế về công tác trọng tài Tuy
nhiên, bấ? cập lớn nhất trong hoạt động trọng tài là quyết định của Trọng tài có hiệu lực đốt với hai bên, những lại chưa có cơ chế đảm bảo thi hành Sau khi có
phán quyết của Trọng tài viên, nếu một trong hai bên vẫn không chịu thi hành thì cũng không có biện pháp cưỡng chế
'° Xem báo cáo sơ kết số 394/VP ngày 11-9-1995 của Tòa án ND tối cao
Viện Kính tế TP Hồ Chi Minh 18
Trang 28Những luận cứ khoa học cho việc xây đựng và hoàn thiện hệ thống nháp luật về kinh tế
Thứ tư, hình thức tố tụng tại Tòa có hiệu lực cưỡng chế, nhưng lại có những hạn
chế khác: (¡) Tốn kém và mất nhiều thời gian do vụ kiện thường kéo dài đến cấp
phúc thẩm; (0 Không phù hợp với tâm lý của giới kinh doanh (vô phúc đáo tụng
đình), (1) Tính khả thi thấp trong khâu thi hành án Mặt khác, Việt Nam tuy đã công nhận và cho thị hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài, nhưng lại
chưa có những quy định về công nhận và cho thi hành phán quyết của Tòa án
nước ngoài, gây tâm lý không tin tưởng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài khi có tranh chấp
II Pháp luật về môi trường kinh doanh:
1 Pháp luật về các ngành nghề cấm kinh đoanh, kinh doanh có điều kiện
và chứng chỉ hành nghề:
1.1 Quy định hiện hành:
Luật Doanh nghiệp (điểu 6); Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 03/2/2000 hướng
dẫn thí hành một số điểu của Luật Doanh nghiệp; Nghị định 30/2000/NĐ-CP ngày 11/8/2000 về việc bãi bổ một số giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh; Quyết định 19/2000/QĐ-CP ngày 02/3/2000 bãi bỏ
các giấy phép trái với quy định của Luật Doanh nghiệp
1.2 Nhận xét:
Theo thống kê chưa đầy đủ, trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp có khoảng
330 giấy phép kính đoanh các loại Một loạt các ngành nghề kinh doanh đặc biệt khác được chịu sự quản lý chặt chế của Nhà nước như: kinh doanh vàng, đá quý;
dịch vụ cầm cế; kinh doanh khách sạn và ăn uống; dịch vụ tư vấn; bảo hiểm; tài
chính thuê — mua Thực chất đây là những rào cần đối với quyển tự do kinh
doanh của người đân và ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh
Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thí hành đã quy định rõ ràng các ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và về chứng chỉ hành
nghề, đồng thời loại bổ hầu hết các giấy phép kinh doanh và các biến tướng của
nó Quá trình loại bỏ các giấy phép con đã trở thành một cuộc đấu pháp lý gay
go giữa một bên là sự trì trệ, bảo thủ cùng với những quyền lợi cá nhân gắn kết
với cơ chế xin — cho này với một bên là những quy định thông thoáng của Luật
Doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc chậm trễ ban hành các quy định về điều kiện
kinh doanh và các chứng chỉ hành nghề của các Bộ ngành đã làm giảm tác dụng
và hiệu lực của Luật Doanh nghiệp trong thời gian qua
2 Pháp luật về cạnh tranh lành mạnh:
2.1 Quy định hiện hành: Chương TÏ Hiến pháp 1992; Điều § Luật TM
Viện Kinh tế TP Hồ Chỉ Minh 19
Trang 29Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế”
2.2 Nhận xét:
Cạnh tranh lành mạnh là một trong những thuộc tính và điều kiện tiên quyết của
cơ chế thị trường Do đó, những điều khoản nêu trên rõ rằng là còn quá chung chung và sơ khởi Cơ chế thị trường đồi hỏi phải có các quy định chỉ tiết hơn để bảo đảm quyển bình đẳng trên thương trường, chống các thủ đoạn độc quyền,
hoặc lũng đoạn, lừa đảo trong cạnh tranh sẽ phát sinh ngày càng nhiều va tinh vi
trong nền kinh tế thị trường đang phát triển Trước mắt, cần ban hành luật hoặc
pháp lệnh về cạnh tranh lành mạnh, vì Luật thương mại chỉ có một, hai điều quy định chung
3 Pháp lệnh về bảo vệ người tiêu dùng:
3.1 Quy định hiện hành: Điễu 28 Hiến pháp 1992; Điều 9 Luật Thương mại; Bộ
luật dân sự; Bộ luật HS
3.2 Nhận xét:
Nhìn chung, Việt Nam có một tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật về bảo
vệ người tiêu đùng khá đây đủ và chí tiết Ngoài ra, một pháp lệnh về bảo vệ người tiêu dùng đang được soạn thảo Vấn để là việc thực thi các luật pháp này còn chưa nghiêm chỉnh và đầy đủ Trên thực tế, người đân chưa có điểu kiện
khiếu kiện để bảo vệ quyển lợi của mình bằng con đường Tòa án, nhất là đối với những tranh chấp có trị giá nhỏ Vấn để là cần có một loại Tòa án, hoặc thủ tục
khiếu kiện để giải quyết những tranh chấp nhỏ với thủ tục đơn giản, nhanh và chỉ phí thấp như một số nước đã làm Ngoài ra, cần có lực lượng quản lý, kiểm tra thị
trường hoạt động tỉnh vi và thường xuyên hơn để ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyễn lợi hợp pháp của người tiêu dùng đang diễn ra hàng ngày
Riêng về thanh tra thương mại theo luật thương mại, cần có một pháp lệnh quy
định chỉ tiết và hợp lý để tránh gây phiền hà cho DN và các hoạt động kinh tế, đặc biệt cần xác định rõ những điều kiện hoặc dấu hiệu cần có khi tiến hành
một cuộc thanh tra
Đặc biệt, do chưa có luật về chống độc quyền, nên một bộ phận lớn dịch vụ xã
hội do các DN nhà nước độc quyền kinh doanh, từ đó gây nhiều bất bình đẳng và
kém hiệu quả trong khu vực dịch vụ này
Chương Il: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI
I Quy định về đất đai hiện hành:
1 Nước ta là một nước nông nghiệp với trên 70% dân số sống bằng nghề nông, đo đó Đảng và nhà nước rất quan tâm đến vấn đề đất đai Từ năm 1975
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh 20
Trang 30Những luận cử khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậi về kinh tế
cho đến nay có nhiều văn bản qui định về việc quản lý và sử dụng ruộng đất,
trong đó có những văn bản quan trọng như Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (năm 1981)
về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động; Nghị quyết 10 của
Bộ Chính trị (1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, Luật đất đai 1987
và các văn bản hướng dẫn thi hành
Đặc biệt là sau Hiến pháp của thời kỳ đổi mới năm 1992, đến năm 1993 Luật đất
đai được ban hành Để hướng dẫn thi hành luật đất đai mới, Chính phủ và các
Bộ, ngành Trung ương đã ban hành hàng loạt trên 200 các văn bản qui định liên quan đến chế độ, chính sách quản lý, sử dụng đất đai
2 Các văn bản trên đã góp phần giải quyết hàng loạt các vấn để cấp bách về đất đai trên phạm vi cả nước, đưa công tác quần lý đất đai ngày càng nể nếp, ổn
định, đúng kỷ cương pháp luật Nội dung của các văn bản pháp luật về đất đai mới đã đáp ứng được những vấn để bức xúc của xã hội, phù hợp với quan hệ sắn xuất và quan hệ sử dụng trong điểu kiện nền kinh tế thị trường Trong đó có một
số nội dung rất quan trọng như luật hóa giá trị của đất (thông qua việc xác định
giá đất đã trả lại đất đai thuộc tính vốn có của nó, tạo điểu kiện đất đai tham gia
vào thị trường như là một loại “hàng hóa đặc biệt), mở rộng các quyển của
người sử dụng đất, nhằm tạo điều kiện cho người sử dụng đất chủ động hơn trong
việc đầu tư lao động, vật tư, tiển vốn và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật
để làm tăng giá trị của đất, góp phần phát triển kinh tế, tăng cường việc quần lý hành chánh Nhà nước đối với đất đai nhằm để cao trách nhiệm của người sử dụng đất để đạt mục tiêu cuối cùng là mỗi tấc đất đều được sử dụng đúng mục
đích và có hiệu quả
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nói trên thì Luật đất đai năm 1993 và
các văn bản hướng dẫn thi hành, qua thực tế áp dụng trong cuộc sống, chúng tôi nhận thấy còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết cả về hình thức và nội dung
II Những tồn tại trong pháp luật về đất đai:
1 Về hình thức:
Bằng phương pháp thống kê, trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, chúng tối đã liệt kê được trên 400 văn bản do cấp Trung ương và địa phương TP.Hồ Chí Minh ban hành qui định liên quan đến đất đai hiện song hành tổn tại và đều có hiệu lực thi
hành (riêng Trung ương trên 200 văn bản) Về hình thức văn bản thì bên cạnh
các văn bản ban hành theo đúng thẩm quyển qui định như Luật, Pháp lệnh, Nghị
định, Quyết định, Thông tư, Chỉ thị thì có đến trên 1/3 văn bản ban hành không
đúng hình thức như dùng công văn, thông báo để đặt ra các chế độ, chính sách,
thể lệ qui định liên quan đến đất đai đo nhiều cấp ban hành khác nhau từ Chính phủ và ngành Trung ương đến UBND Thành phố, quận huyện và có cả Sở ngành
cấp Thành phố
Viện Kinh lể TP Hồ Chỉ Minh 21
Trang 31Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
Từ thực trạng đó dẫn đến những điểm bất lợi sau đây:
1.1 Về phía người dân: do một “rừng” văn bản như vậy nên người sử dụng đất
không thể hiểu hết các quyền và nghĩa vụ của họ được qui định ở những văn bản
nào và văn bản đó có còn hiệu lực nữa hay không Từ đó khi có vấn để nảy sinh
trong quá trình sử dụng (như thừa kế, chuyển quyền, tranh chấp đất ) người dân
phải liên hệ, làm đơn từ tới rất nhiều cơ quan gây lãng phí, tốn kém nhưng lại
không đúng thẩm quyền
Trong khi đó, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong thời gian qua ở lĩnh
vực này đến với người dân cũng chưa thực sự được tốt, “phủ kín” toàn bộ Do
không hiểu được quyền và nghĩa vụ, hoặc là có hiểu nhưng đo luật pháp qui định
chưa được rõ ràng, chặt chẽ nên đã xảy ra tình trạng vi phạm, tranh chấp đất đai
Nhà nước không quản lý được và có nơi, có lúc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ phát triển kinh tế, ổn định trật tự an toàn xã hội
1.2 Về phía Nhà nước: Do lực lượng và trình độ cán bộ chưa phải là đồng đều
và do có quá nhiều văn bản liên quan điều chỉnh quan hệ về đất đai nên cán bộ
thừa hành khó mà nắm hoặc hiểu hết các văn bản, nếu có biết được các văn bản
thì cũng rất khó khăn trong việc lựa chọn, xác định văn bản để áp dụng cho đúng
vì thực tế văn bản về đất đai tuy nhiều nhưng lại có hiện tượng không thống
nhất, có nhiều chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản Hiện tượng này xét một
góc độ nào đó là “mảnh đất màu mỡ” cho hiện tượng luồn lách, né tránh và tiêu
cực phát sinh
1.3 Do quá nhiều văn bản của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan khác nhau ban hành cùng điều chỉnh một nội dung nên thực tế đã không bảo đắm tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống văn bản (thường thì văn bản có hiệu lực càng cao
đo cấp trên ban hành thì “?hoáng” hơn văn bản do cấp dưới ban hành; văn bản
cấp dưới ban hành cứ xuống mỗi cấp lại hạn chế bớt một chút) nên thực tế đã có
tình trạng các quyền liên quan đến đất đai tuy được ghi nhận trong luật nhưng cơ
chế bảo đảm thực hiện thì không có
Mặt khác, do có nhiều văn bản cùng điều chỉnh bên ngoài thực hiện ở cấp nào thường quan tâm và lấy văn bản do cấp đó ban hành làm cơ sở áp dụng nên vô
hình trung đã vô hiệu hóa các quyết định của cơ quan cấp trước
1.4 Do tình trạng văn bản quá nhiều nhưng mức độ hoàn thiện chưa được cao, do
đó vấn để bảo đảm độ an toàn pháp lý cho người áp dụng cũng không được chắc
chắn vì bất cứ lúc nào thanh tra và kiểm sát cũng có thể "bố: !ã?" Ví dụ Luật đất đai năm 1993, tại Điều 8§ đã nói rõ là thay thế Luật đất đai năm 1987 Do đó về nguyên tắc tất cả những văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 1987 đương nhiên đều không còn hiệu lực áp dụng Nhưng thực tế không phải như vậy, khi đoàn kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát việc chấp hành Luật đất đai và XDCB tại Thành phố đã có kháng nghị mà nội dung kháng
Viện Kinh tế TP Hồ Chỉ Minh 22
Trang 32Những luận cử khoa học cha việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kính tế
nghị có nhiều điểm dựa vào qui định cũ như miễn giảm tiền sử dụng đất; điện tích đất tối đa được cấp, giao làm nhà ở
2.1 Nhận xét chung:
Nội dung quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành còn
nhiều bất cập so với nhu cầu của xã hội, tình hình phát triển kinh tế của đất nước Các quy định của Luật đất đai tập trung chủ yếu giải quyết những vấn để thuộc về cơ chế chính sách liên quan đến việc quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp Còn đất đô thị thì chưa được qui định cụ thể rõ ràng
Trong khi đó với nhịp độ phát triển kinh tế của đất nước rất cao, hàng năm trung
bình 7 — 8%, việc hình thành các khu đô thị hóa khu công nghiệp tập trung được
phát triển rất nhanh, nhưng Luật đất đai đã bộc lộ sự hạn chế kìm hãm, chua phát huy được là một trong các yếu tố đòn bẩy để phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
Những quy định trong Luật đất đai cũng còn mang nặng tính quản lý hành chính
bao cấp “xin và cho”, chưa chú trọng đến yếu tố kinh tế của đất đai như là một
hàng hóa đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường Do đó, đã chưa hình thành được hành lang pháp lý rõ ràng để vận hành thị trường bất động sản khuyến
khích các thành phần kinh tế phát triển
Ngoài ra hầu hết các nội dung quy định trong Luật đất đai cũng mới chỉ dừng lại
ở việc xác định nguyên tắc, quy định chung Trong khi văn bản của các ngành
các cấp hướng dẫn được ban hành rất chậm, nội dung quy định thiếu chặt chẽ, không đồng bộ và thực tế đã có tình trạng là dưới chờ trên, trên không bao quát hết nên triển khai áp dụng gặp nhiễu khó khăn, lúng túng
2.2 Một số nội dung cụ thể:
2.2.1 Về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng để giao
đất (theo Điều 9 Luật đất đai) Theo Điều 16 Luật đất đai, việc lập quy hoạch,
kế hoạch giao cho rất nhiều cơ quan, nên thực tế đã có sự chồng chéo, đẫm đạp
lên nhau Hoặc chỉ là hình thức, vì chỉ có cấp tỉnh mới lập quy hoạch, cấp quận,
huyện khi cần lập quy hoạch cũng phải thuê cơ quan chuyên môn cấp Tỉnh lập
quy hoạch, kế hoạch Để bảo đảm tính thống nhất, để nghị hạn chế bớt cơ quan
có thẩm quyền lập quy hoạch, kế hoạch
Về nội dung quy hoạch, kế hoạch: Điều 17 Luật đất đai cũng chưa có phân định
rõ Nên chăng cần có sự phân biệt, vì việc lập quy hoạch là việc sắp xếp, khoanh định về mặt không gian, việc sử dụng toàn bộ các loại đất trên quỹ đất hiện có
Còn việc lập kế hoạch là chủ yếu mang tính thời gian và nên chỉ đối với đất
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh 23
Trang 33Những luận cứ khoa học chữ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậi về kinh tế
chưa sử dụng hoặc đất đã có quyết định thu hổi Không thể lập kế hoạch sử dụng
đất đối với đất đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng hoặc đất của tổ chức, cá
nhân đang sử dụng hợp pháp, đúng mục đích phù hợp quy hoạch
2.2.2 Về vấn đề cho thuê đất:
Luật đất đai quy định ngoài việc giao đất Nhà nước còn cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuê đất, không giới hạn loại đất (Điều 1 Luật đất đai) Bên cạnh đó,
luật cũng quy định người sử dụng có quyển cho thuê (Điều 23 Luật đất đai)
Nhưng Pháp lệnh ngày 24-10 và Nghị định 18, sau này là Pháp lệnh ngày 27/8/1996 và Nghị định 85 ngày 17/12/1996 lại hạn chế hơn về đối tượng cho
thuê cũng như loại đất cho thuê (đối tượng cho thuê chỉ có Nhà nước và bên thuê
chỉ có tổ chức, còn đất cho thuê chỉ có một số loại, chứ không phải tất cả 06 loại dat)
2.2.3 Về việc phân loại đất:
Căn cứ vào mục đích sử dụng, Luật đất đai phân chia đất thành 06 loại: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dung (Diéu 11)
Thực tế đô thị không phải là một loại đất, mà là một khu vực hành chính Trong
đó có nhiều loại đất như: đất khu dân cư (xây dựng nhà ở), chuyên dùng (trụ sở
cơ quan, cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất kinh doanh), nông, lâm nghiệp (giữ lại để
cân bằng sinh thái) Mỗi loại đất kể trên có chế độ quản lý, sử dụng khác nhau
Do đó cách phân chia đất đô thị không dựa vào mục đích sử dụng mà dựa vào khu vực hành chính là cách phân chia chưa phù hợp với nguyên tắc chung
Về đất chuyên dùng: Luật đất đai năm 1993 chưa để cập đến những loại đất chuyên dùng mang tính chất truyền thống lâu đời và hiện nay vẫn còn tổn tại (nhất là ở miễn Nam như đất hương hỏa, đất từ đường của gia tộc, đất nghĩa địa,
thổ mộ gia đình )
2.2.4 Về việc đòi lại đất:
Luật đất đai khẳng định: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất Quy định
trên về nguyên tắc là đúng nhưng quá cứng nhắc, do đó khó vận dụng trong một
số trường hợp cần mềm dẻo, linh hoạt thực hiện chính sách của Nhà nước, như
đối với những người có đất đi tham gia kháng chiến họ phải cho người khác
mượn, nhờ người khác giữ giùm không trực tiếp canh tác giữ gìn đất Nay họ trở
về xin lại đất, nhưng theo Luật không cho Điều đó rất khó thuyết phục và chưa
thật sự phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với những đối tượng
có công với Cách mạng
2.2.5 Về định mức đất ở:
Viện Kinh tế TP Hẳ Chí Mình 24
Trang 34Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thẩng pháp luật về kinh tế
Luật quy định đất ở vùng nông thôn diện tích không quá 400 mỶ Còn đất ở đô thị
Luật chưa xác định cụ thể Nên chăng cũng cần phải được quy định trong Luật
Và nên quy định diện tích đất tối thiểu chứ không nên quy định diện tích đất tối
đa được cấp Quy định như vậy mới tránh được việc xây dựng những căn nhà quá
nhỏ, hẹp mất vẻ mỹ quan của đô thị, không phù hợp với xu hướng phát triển đô
thị hiện đại Mặt khác, quy định như vậy mới bảo đảm được mục đích “ai giỏi
nghề gì làm nghề nấy” và đặc biệt ở nông thôn mới có cơ sở để hình thành những
trang trại lớn, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
2.2.6 Về thời hạn sử dụng đất:
Điều 20 Luật đất đai quy định: đối với đất trồng cây hàng năm là 20 năm, cây
lâu năm là 50 năm Nhưng tính từ thời gian nào Luật chưa xác định rõ Hơn nữa
quy định thời hạn như trên cũng chưa phù hợp, vì việc trồng cây hàng năm hay
lâu năm là do người sử dụng đất quyết định, chứ không phải tự nhiên đất đai tạo
ra Do đó việc phân biệt thời hạn sử dụng đất hàng năm và lâu năm là không cần
thiết Để nghị không quy định cụ thể thời hạn, để phù hợp với nguyên tắc “sử
dụng ổn định, lâu đà” Và trong quá trình sử dụng Nhà nước trong một số trường
hợp cần thiết cũng có thể thu hếi để sử dụng vào mục đích khác, đo đó quy định
về thời hạn là không có ý nghĩa trên thực tế
Mặt khác, Luật đất đai còn có sự phân biệt thời hạn sử dụng đất đối với tổ chức
cá nhân trong nước tối đa chỉ 50 năm, còn nước ngoài tối đa 70 năm Đề nghị cần
phải có sự bình đẳng về thời hạn
2.2.7 Về quyền của người sử dụng đất:
Khoản 2 Điều 3 Luật đất đai quy định: “Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước
giao đất có quyên chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền
sử dụng đất" Như vậy theo tỉnh thần quy định trên thì có thể được hiểu người
được Nhà nước giao đất thì có 5 quyển còn đối với những người sử dụng đất từ
bao đời nay (ông bà truyền cho cha mẹ, cha mẹ truyền cho con cháu ) nhưng
không phải do Nhà nước giao thì họ có được 5 quyển đó không? Bởi vì việc Nhà
nước giao đất chỉ là một trong các yêu cầu pháp lý làm phát sinh quyển sử dụng
đất mà thôi Ngoài ra Luật cũng chưa quy định việc chuyển đổi, chuyển nhượng
quyển sử dụng đất giữa cá nhân và tổ chức, giữa tổ chức và tổ chức, hoặc chuyển
nhượng đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng thì xử lý như thế nào?
Đặc biệt là cho đến nay qua 5 năm thực hiện luật đất đai, các văn bản hướng dẫn
thực hiện 5 quyển trên mới được ban hành tháng 4/1999
2.2.8 Về việc trả tiền sử dụng đất:
Điều 22 Luật đất đai, Điều 1 Pháp lệnh ngày 27/8/1996 và Điều 2 Nghị định 85
có quy định một số trường hợp giao đất không phải trả tiên sử dụng đất
Viện Kinh lễ TP Hồ Chỉ Minh 25
Trang 35Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
Quy định trên còn mang tính chất bao cấp, nên chăng cân sửa đối lại, theo hướng
có phân biệt nguồn gốc đất và đối tượng được giao sử dụng đất, trong đó: hộ gia
đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh
doanh (kể cả sản xuất nông nghiệp) cũng phải trả tiền sử dụng đất, trừ các trường hợp miễn giảm theo quy định
Và trong việc trả tiền sử dụng đất, Nhà nước cũng cần thiết đặt ra chế độ trả chậm, ghi nợ tiển sử dụng đất đối với một số đối tượng có thu nhập thấp hoặc điện chính sách Ngoài ra nên đặt chế độ cho thuê đất đối với cá nhân có nhụ
cầu thuê nếu không có khả năng nộp tiền I lần
2.2.9 Về thủ tục thu tiền đất và giao đất:
Đối với đất chuyển nhượng đồng thời có xin đổi mục đích sử dụng, Luật quy định
thủ tục thu hổi và giao cấp, trong khi thực tế có 2 hành vi: chuyển nhượng và
chuyển mục đích sử dụng Đây là nguyên nhân làm thủ tục đất đai qua nhiều
tâng nấc, gây phiển hà dân và Nhà nước không ghi được thực trạng biến động
chủ sử dụng, biến động mục đích sử dụng, ranh giới làm cho sổ bộ địa chính
luôn lạc hậu, không theo kịp thực tế
Bên cạnh đó bản đổ địa chính cũng không theo kịp thực tế vì do luật giới hạn
diện tích đất ở
Ngoài ra có khá nhiều vấn để quan trọng nhưng cho đến nay vẫn chưa có văn bản quy định như: quy định về việc dùng quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng phục
vụ công nghiệp hóa — hiện đại hóa (tạo vốn từ quỹ đất, biến đất “sống” thành đất
“chin”); quy định về quyển và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất trên vị trí đất
đã hoặc sẽ xác định là khu quy hoạch, phạm vi lộ giới, thủy giới, hành lang an
toàn mạng lưới điện Quy định về đền bà thiệt hại khi thu hổi đất sử dụng ngoài
4 mục đích quốc phòng, an nỉnh, lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng; quy định
về thủ tục trình tự chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp thừa kế quyển
sử dụng đất
Chương IV: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ LA0 ĐỘNG
Đường lối đổi mới nền kinh tế, tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước tác động trực tiếp đến việc đổi mới căn bản hệ thống pháp luật, do mối
quan hệ giữa nên kinh tế và pháp luật là mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thương tầng Là một bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật về kinh tế,
pháp luật lao động với đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thuê mướn và sử dụng lao động cũng phải chuyển mình theo xu hướng
chung, tương ứng với sự thay đổi cả về lượng và chất của các quan hệ mà nó
điều chỉnh
Viện Kinh tế TP Hồ Chỉ Minh 26
Trang 36Những luận cứ thoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
Từ khi nền kinh tế được chuyển đổi, pháp luật lao động đã được xây dựng khá nhanh về số lượng các văn bản nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới của đời sống lao động xã hội Có thể liệt kê các văn bản theo các chế định cụ thể
như sau (chỉ tính từ cấp Nghị định trở lên):
1 Về chế định Việc làm: Bộ luật lao động: chương II @ 13 - D 19); ND
72/CP ngày 31-10-1995 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ luật lao động (Bộ LLĐ) và Việc làm
90/CP ngày 15-12-1995 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điểu của
Bộ Luật Lao động về học nghề
3 Về Hợp đồng lao động: Bộ Luật Lao động: Chương IV (Ð 26- 43); ND 198/CP ngày 31-12-1994 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Bộ Luật Lao động và HĐLĐ
4 _ Về Thỏa ước lao động tập thể: Bộ Luật Lao động: Chương V (Ð 44 - 54);
NÐ 196/CP ngày 31-12-1994 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ Luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể
5 _ Về Tiền lương: Bộ Luật Lao động: Chương VI (Ð 55 - 67); NÐ 197/CP
ngày 31/12/1994 quy định chỉ tiết và bướng dẫn thi hành một số điều của Bộ
Luật Lao động về Tiển lương: NÐ 25/CP ngày 23/5/1993 quy định tạm thời chế
độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vii trang; ND 26/CP ngày 23/5/1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
6 _ Về Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Bộ Luật Lao động: Chương VII;
ND 195/CP ngày 31/12/1994 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ Luật Lao động về Thời giờ làm việc, Thời giờ nghỉ ngơi
7 Về Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: Bộ Luật Lao động: Chung VIII, ND 41/CP ngay 06/7/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Bộ Luật Lao động về Kỷ luật lao động và Trách nhiệm vật chất
8 Về An toàn lao động và vệ sinh lao động: Bộ Luật Lao động: Chương IX;
NÐ 06/CP ngày 20/1/1995 quy định chỉ tiết một số điểu của Bộ Luật Lao động
về An toàn lao động và Vệ sinh lao động
9 Về Bảo hiểm xã hội: Bộ Luật Lao động Chương XI; NÐ 12/CP ngày
26/1/1995 về việc ban hành điều lệ BHXH và điểu lệ BHXH kèm theo; NÐ
45/CP ngày 15/7/1995 về việc ban hành điểu lệ BHXH đối với sỹ quan, quân
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh 27
Trang 37Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kính tế
nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dan
10 Về đại điện lao động (Công đoàn): Luật Công đoàn ngay 30/6/1990; ND
133/HĐBT ngày 20/4/1991 hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn; NÐ 302/HĐBT ngày 19/8/1992 về quyển và trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong các doanh
nghiệp, cơ quan
11 Về giải quyết tranh chấp lao động: Bộ Luật Lao động: Chương XTV; Luật
tổ chức Tòa án nhân đân ngày 6/10/1992, sửa đổi theo Luật ngày 28/12/1993,
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động ngày 11/4/1996; Quyết định 744/TTg ngày 8/10/1996 về thành lập Hội đổểng trọng tài lao động cấp tỉnh;
Thông tư 10LĐTBXH-TT ngày 25/3/1997 của Bộ LĐ-TBXH hướng dẫn việc tổ
chức hoạt động của Hội đồng hòa giải cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan lao động Quận, Huyện, Thành phế
Như vậy các văn bản PLLĐ về hình thức khá phong phú Nếu tính tổng thể kể từ
khi Bộ Luật Lao động được ban hành (tháng 6/1994) cho đến nay chúng ta đã có
1 Bộ luật, 1 Pháp lệnh, 27 Nghị định, Quyết định của Chính phủ và 68 Thông tư,
Quyết định của Bộ LĐ-TBXH hoặc Liên Bộ (theo báo cáo sơ kết việc thi hành
Bộ Luật Lao động từ năm 1995-1997 của Bộ LĐ-TBXH tháng 7/1998) Các văn
bản pháp luật trên đây đã tạo dựng nên một hệ thống PLLĐ của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới, thay thế dân hệ thống PLLĐ của nền kinh tế kế hoạch tập
trung, bao cấp trước đây Đặc biệt sự ra đời của Bộ Luật Lao động đánh dấu
bước phát triển lớn trong lịch sử phát triển PLLĐ nước ta
II Những ưu điểm và tổn tại của PLLP Việt Nam:
1 Những ưuđiểm:
1.1 Có thể đánh giá ở mức độ khái quát rằng, hệ thống PLLĐ nói chung đã đáp
ứng về căn bản các yêu cầu trong tình hình mới Số lượng các văn bản nều trên
đã tạo dựng một mặt bằng pháp lý khá ổn định để điều tiết các quan hệ lao
động Tiến độ ban hành các văn bản pháp luật nhanh, khối lượng văn bản lớn,
hiệu lực pháp lý cao Nhất là sau khi Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông (7- 1994), ở một số lĩnh vực quan trọng chủ đạo như hợp đồng lao động (HĐLĐ) Tiền lương, Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), Thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi Chính phủ đã kịp thời ban hành các quy định chỉ tiết, hướng dẫn việc thực hiện (như ND 195/CP, NB 196/CP, ND 197/CP, ND 198/CP ngay 31-12- 1994) nhằm tạo điều kiện cho Bộ Luật Lao động khi có hiệu lực pháp luật (01-
01-1995) sớm thực sự đi vào cuộc sống
1.2 Cùng với một số văn bản pháp luật khác như Luật DNNN, Luật Doanh
nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy sự ra đời của hàng loạt các loại hình doanh nghiệp khác nhau, tạo môi trường hình thành và phát triển các quan
Viận Kinh tế TP Hồ Chỉ Minh 28
Trang 38Những luận cứ khoa học cho việt xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
hệ lao động đa dạng và mới về chất, đòi hỏi phải được điều tiết một cách đồng
bộ Đối tượng điểu chỉnh của PLLĐ vì thế cũng được mở rộng hơn Việc bao
quát toàn bộ các quan hệ lao động làm công ăn lương trong xã hội không phân
biệt thành phần kinh tế, nhưng được tách biệt khổi quan hệ lao động của đối _ tượng là công chức, viên chức Nhà nước (và những đối tượng tương tự) để mối quan hệ này với những tính chất riêng biệt của nó chủ yếu do các ngành luật khác điều chỉnh (Luật Hành chính, Luật Hiến pháp ) là một sự đổi mới đặc biệt
và cơ bản, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường mang tính đa thành
phần kinh tế, đa hình thức sở hữu, đồng thời phù hợp với xu thế chung của Luật
LĐ ở các nước khác
1.3 Việc làm và trình độ nghề nghiệp là những vấn dé có liên quan chặt chẽ đến quan hệ lao động; nó không những là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ
lao động mà còn là điều kiện không thể thiếu để duy trì quan hệ lao động tổn tại
lâu dài Chế định về việc làm và học nghề là những quy định mới rất cần thiết
trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta Các quy định đã tạo ra sự
chuyển biến mới trong nhận thức về việc làm và giải quyết việc làm, giải tỏa
quan niệm cũ cho rằng chỉ làm việc trong khu vực Nhà nước mới được coi là có việc làm, từ đó khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức tham gia tạo việc làm cho
bản thân và cho xã hội, đa đạng hóa thị trường lao động Đồng thời các quy định
này đã làm rõ mối quan hệ giữa các chủ thể kết hợp giải quyết việc làm theo cơ
chế mới, phân định rõ trách nhiệm mới của Nhà nước (những trách nhiệm mà
hầu như chưa được thể hiện rõ trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung trước đây), của các doanh nghiệp sử dụng lao động, các tổ chức xã hội và của toàn xã hội
nói chung đối với những người có khả năng lao động có nhu cầu việc làm
1.4 Các quy định về giao kết, thay đổi, tạm hoãn và chấm dứt HĐLĐ, về
TƯLĐTT đã tạo cơ sở pháp lý để người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao
động (NSDLĐ) thực hiện quyển tự do làm việc và tự do sử dụng lao động trong
nên kinh tế thị trường Các điều kiện làm việc như Tiển lương, thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi đều được quy định theo hướng “mở” nhằm tạo điều kiện cho các bên có thể tự thỏa thuận cho phù hợp với điều kiện thực tế ở từng cơ sở
Những bất đồng tranh chấp lao động khi xảy ra đều được giải quyết trước hết
bằng thương lượng, hòa giải, trọng tài giữa các bên phù hợp với tính chất của quan hệ lao động Chỉ sau khi sử dụng các phương pháp trên không thành, nếu có
yêu cầu, Tòa án là cơ quan chuyên môn (mà không phải một cơ quan hành chính) và trên nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật sẽ giải quyết vụ
việc một cách công bằng hợp lý
1.5 NLÐ cũng như quyền và lợi ích của NSDLD đã được pháp luật bảo vệ tương
đối thỏa đáng Những quy định về công đoàn, lương tối thiểu, an toàn và vệ sinh
lao động, BHXH, quyền đình công một mặt đã bảo vệ được NLĐ, mặt khác
đảm bảo sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động lao động xã hội trên thị trường theo định hướng XHCN
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh 29
Trang 39Những luận cứ khoa học chơ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống ghấp luật về kinh lế
Quyển đơn phương chấm dứt HĐLĐ, quyển cho thôi việc do áp dụng tiến bộ
KHKT hoặc đo cơ cấu sản xuất thay đổi và các quy định về trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất đã đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
NSDLĐ trong cơ chế mới
Tóm lại, cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, PLLĐ đã chuyển những quy định cứng nhắc, trực tiếp, chỉ tiết của thời kỳ kinh tế
kế hoạch tập trung thành những quy định mềm dẻo mang tính định hướng để vừa tôn trọng các yếu tố của kinh tế thị trường, vừa đảm bảo sự quản lý vĩ mô của
Nhà nước theo định hướng XHƠN
Tuy nhiên, quan hệ lao động vốn đã là quan hệ phức tạp do tính kinh tế xã hội của nó, càng phức tạp hơn khi nó tổn tại và luôn biến đổi phát triển trong nền
kinh tế thị trường, cho nên việc điểu tiết nó không thể là vấn để đơn giản PLLĐ
tuy đã có những ưu điểm căn bản nêu trên, nhưng qua mấy năm thực hiện đã bộc
lộ một số hạn chế nhất định
2 Một số tôn tại của PLLĐ nước ta:
2.1 PLLĐ còn thiếu tính cụ thể:
- Một vấn để đang lưu ý trong hệ thống PLLĐ hiện hành (và cũng là vấn đề của
hệ thống pháp luật nước ta nói chung) là nhiều quy định trong các văn bản mới chỉ giới hạn ở việc nêu những nguyên tắc chung, thiếu tính cụ thể, chỉ tiết gây khó khăn nhất định cho việc áp dụng và thi hành pháp luật Trong 198 điều luật
cả Bộ LLĐ có tới hơn 30 điều quy định chính thức phải có quy định chỉ tiết
hướng dẫn thêm của Chính phủ (ví dụ Ð.52 K.1; Ð.70, Ð.74 K.2) Một số quy
định chỉ sử dụng những khái niệm chung chung thuần túy như “nhiều”, “nghiêm
trọng" (ÐĐ.17 K.2 BLLĐ; Ð.28 pháp luật thủ tục giải quyết.các tranh chấp lao động) nhưng vẫn chưa có văn bản dưới Luật giải thích, hướng dẫn “nhiễu”,
“nghiêm trọng” cụ thể ở mức độ nào Có quy định thiếu tính cụ thể dẫn đến dễ bị
lạm dụng trong thực tiễn (ví dụ Ð.85 K.I điểm a quy định NLĐ có hành vi trộm
cắp, tham ô có thể bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải Trong thực tế có lao
động nữ có thai nên năng suất lao động bị giảm sút, Giám đốc không muốn giữ
lại nhà máy Nhân có vụ NLĐ lấy cắp chiếc áo nên đã bị Giám đốc lợi dụng
đuổi việc) Một số quy định có nội dung có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau gây khó khăn cho việc áp dụng một cách thống nhất do tùy thuộc vào suy đoán
pháp lý của chủ thể áp dụng (ví dụ Ð.85 về việc sa thải khi NLĐ tự ý bỏ việc 7 ngày trong Ì tháng hoặc 20 ngày trong I năm không có lý do chính đáng 6 day
có thể hiểu 1 tháng hay 1 năm là tháng, năm tính theo lịch; cũng có thể hiểu I tháng, 1 năm kể từ ngày đầu tiên NLĐ vi phạm bỏ việc )
- Một số lĩnh vực của Bộ LLĐ chậm được hướng dẫn (ví dụ vấn đề nộp tiễn đối
với những đoanh nghiệp không tiếp nhận số lao động là người tàn tật vào làm
việc thấp hơn tỷ lệ quy định, mãi tới đầu năm 1998 mới được hướng dẫn) hoặc
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh 30
Trang 40Những luận cử khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
đến nay vẫn chưa được cụ thể hóa (ví đụ vấn để thỏa ước lao động tập thể
ngành ) làm cho những quy định của Bộ LLĐ về những vấn để này chậm đi
vào cuộc sống
2.2 Pháp luật lao động chứa hoàn toàn đáp ting day đủ yêu cầu của thực tế
cuộc sống:
Mặc dù số lượng văn bản nhiều nhưng vẫn chưa bao quát hết Ví dụ như vấn để
HĐLĐ vô hiệu Khác với PULĐ các nước khác, Bộ Luật Lao động hiện hành chỉ
có một vài quy định có nội dung liên quan đến vấn để này và không được hướng dẫn chỉ tiết thêm tại các văn bản dưới luật Ngoài ra, còn những vấn để khác như quan hệ lao động làm công ăn lương thực tế có tổn tại và phát triển, nhưng
không phải phát sinh trên cợø sở HĐLĐ theo quy định hiện hành (HD bang văn
bản hoặc HĐ miệng), nên về nguyên tắc phải nằm ngoài tầm điểu tiết của
PLLĐ
Tóm lại, tuy đã đạt được nhiều thành tựu căn bản, song PLLĐ vẫn không tránh
khỏi một số hạn chế làm ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả của hệ thống PLLĐ nói chung Điều đó đặt trách nhiệm cho ngành khoa học pháp lý cần tiếp tục
nghiên cứu nhằm hoàn thiện hệ thống PLLĐ
II Những nhiệm vụ cơ bản của hệ thống PLLĐ trong nền kinh tế thị trường:
Chủ trương đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN Đó là nền kinh tế gồm một thể thống nhất các thị trường: hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ, vốn, vật
tư, tài sẵn, sức lao động, trong đó thị trường sức lao động chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng
PLLĐ với tư cách là một công cụ quản lý nền kinh tế đất nước phải đảm bảo các
điều kiện để thị trường lao động vận động và phát triển Nghĩa là PLLĐ phải góp
phần “2o lập đồng bộ các yếu tố của thị trường” như Nghị quyết Đại hội Đẳng VINH đã để ra Thị trường phải vừa là căn cứ vừa là đối tượng của PLLĐ Pháp
luật phải đảm bảo đúng mức quyền tự do của các chủ thể nhằm phát huy tính
năng động sáng tạo của họ, chú ý đầy đủ đến những lợi ích chính đáng nhằm tạo
động lực phát triển, đồng thời phải tôn trọng các quy luật vốn có của thị trường (quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cẫu) Nói cách khác, PLLĐ chỉ nên tạo ra những đường biên, chuẩn mực, hành lang pháp lý hợp lý và mềm
dẻo để cả NLĐ và NSDLĐ đều có thể chấp nhận được và dễ dàng cùng nhau thương lượng, thỏa thuận Điều đó cũng đồng thời đầm bảo sự quản lý của Nhà nước ở tâm vĩ mô, không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của các chủ thể tham
gia thị trường
Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh 31