NGƢỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn: CÂU HỎI TRONG TIẾNG TÀY doc (Trang 28 - 132)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

1.2. NGƢỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM

1.2.1. Khái quát về ngƣời Tày ở Việt Nam

Ngƣời Tày (và cả ngƣời Nùng) đƣợc các nhà khoa học xác định là những cƣ dân có nguồn gốc Bách Việt. Tày là tên gọi đã có từ lâu đời (khoảng cuối thiên nhiên kỉ thứ nhất sau Công nguyên). Bên cạnh tên gọi là Tày, dân tộc này còn có tên gọi khác là “Thổ”. Ở Việt Nam, ngƣời Tày là một trong 54 dân tộc của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Ngƣời Tày có số lƣợng khá đông. Theo tài liệu điều tra dân số năm 1999 của Tổng cục thống kê thì dân số Tày ở Việt Nam là 1.477.514 ngƣời, là dân tộc có số dân đông thứ hai sau ngƣời Kinh.

Ngƣời Tày có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nƣớc, nhƣng tập trung chủ yếu nhất là ở các tỉnh : Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, và những vùng ngoại vi tiếp giáp các tỉnh trên. Những năm gần đây, ngƣời Tày di cƣ vào sinh sống ở các tỉnh phía Nam nhƣ: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Kon Tum...với con số lên tới hơn 5 vạn ngƣời.

Trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc sống của ngƣời Tày gắn liền với kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Sau Cách mạng, mặc dù nguồn sống chính của ngƣời Tày vẫn chủ yếu là nông nghiệp nhƣng là nền nông nghiệp với trình độ sản xuất khá cao. Ngoài các loại cây lƣơng thực chính nhƣ lúa, ngô, khoai, sắn, đồng bào còn trồng nhiều loại cây công nghiệp nhƣ: hồi, thuốc lá, mía. Đặc biệt cây thuốc lá sợi vàng nổi tiếng đã trở thành nguồn hàng quan trọng, tạo thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Mặt khác, việc canh tác nông nghiệp đã tạo điều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kiện cho chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển. Nhiều nơi đồng bào còn nuôi ngựa, nuôi dê.

Mặc dù sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp đã phát triển nhƣng hái lƣợm, săn bắn vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của ngƣời Tày. Họ thu hái rau, măng, mộc nhĩ, nấm hƣơng, sa nhân và nhiều loại cây dƣợc liệu khác. Ngoài ra họ săn bắn thú rừng, chim chóc để cải thiện đời sống hàng ngày.

Đối với ngƣời Tày, tiểu thủ công nghiệp là một nghề phụ nhƣng cũng không thể thiếu trong bất kì gia đình dân tộc Tày nào. Đặc biệt nhiều nghề thủ công có truyền thống lâu đời và đã đạt đến trình độ kĩ xảo cao nhƣ nghề dệt thổ cẩm, nghề nhuộm chàm, nghề đan lát, nghề rèn, đóng bàn ghế trúc, chế biến lâm thổ sản. Bất kể gia đình Tày nào cũng có thể tự đan lát, tạo ra những vật dụng phục vụ sinh hoạt, lao động và sản xuất.

Văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra, là cách ứng xử của con ngƣời trƣớc thiên nhiên, xã hội vì sự sống của mình. Là dân tộc có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, dân tộc Tày có một nền văn hóa vật chất và tinh thần rất phong phú.

Sống tập trung ở địa bàn chiến lƣợc quan trọng - vùng biên cƣơng của Tổ quốc, ngoài việc xây dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong sáng, lành mạnh, mang đặc trƣng tộc ngƣời, đồng bào Tày luôn ý thức đƣợc sự sinh tồn, phát triển của cộng đồng mình,từ thời phong kiến đã cùng nhau dựng cờ khởi nghĩa chống áp bức, chống ngoại xâm, bảo vệ biên cƣơng của Tổ quốc. Nối tiếp tƣ tƣởng hòa hợp dân tộc, xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc của Thục Phán, đồng bào Tày ở Việt Bắc cùng với các dân tộc anh em đã nổi dậy hƣởng ứng ngọn cờ khởi nghĩa của Hai bà Trƣng (năm 40), đã cùng nghĩa quân Lý Bí đánh đuổi quân Lƣơng (năm 542). Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống, quân Nguyên Mông xâm lƣợc, đồng bào Tày và một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

số dân tộc khác đã phối hợp với quân triều đình, lập nên những chiến công hiển hách.

Dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, đồng bào Tày ở Việt Bắc đã liên tiếp nổi dậy, hƣởng ứng các cuộc khởi nghĩa của các tộc trƣởng ở các địa phƣơng. Mặc dầu các cuộc khởi nghĩa đều thất bại, nhƣng đã nêu cao truyền thống quật cƣờng chống giặc ngoại xâm của đồng bào.

Khao khát tự do và độc lập, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhân dân Tày ở Việt Bắc đã một lòng đi theo Đảng và Bác Hồ, ra sức xây dựng căn cứ địa cách mạng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1946 - 1954) và chống Mĩ cứu nƣớc (1954 - 1975) cũng nhƣ xây dựng và bảo vệ hậu phƣơng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đồng bào Tày đã đoàn kết xung quanh Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng tâm hiệp lực cùng đồng bào cả nƣớc đem của cải, sức lực, xƣơng máu của mình hiến dâng cho sự nghiệp cách mạng. Góp phần vào việc thực hiện thắng lợi một nƣớc Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

1.2.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở ngƣời Tày và một số đặc điểm của tiếng Tày của tiếng Tày

1.2.2.1. Tiếng Tày là một ngôn ngữ của cộng đồng có địa bàn cƣ trú từ đảo Hải Nam sang miền nam Hoa lục, bắc Đông Dƣơng, Thái Lan và đông đảo Hải Nam sang miền nam Hoa lục, bắc Đông Dƣơng, Thái Lan và đông bắc Miến Điện. Ở Việt Nam, tiếng Tày là ngôn ngữ của gần triệu rƣởi ngƣời Tày, ngoài ra còn là ngôn ngữ giao tiếp chung của nhiều tộc anh em cùng chung sống trên các tỉnh thuộc địa bàn Việt Bắc và Tây Bắc. Tiếng Tày có một lịch sử lâu đời, đƣợc đồng bào yêu mến, gìn giữ và không ngừng phát triển thứ tiếng ấy làm cho nó trở thành một ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng miêu tả và biểu đạt tinh tề, dồi dào. Ở các địa phƣơng, ngƣời Tày sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt giao tiếp để truyền bá thông tin, trao đổi, bộc lộ tƣ tƣởng tình cảm. Đồng thời tiếng Tày còn là phƣơng tiện lƣu giữ các giá trị văn hóa tinh thần của đồng bào. Hiện nay tiếng Tày còn đƣợc sử dụng khá rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài phát thanh, đài truyền hình ở các địa phƣơng. Ở nhiều nơi, tiếng Tày đã đuợc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng. Đặc biệt, tiếng Tày với vốn từ vựng phong phú và chặt chẽ về ngữ pháp, có khả năng miêu tả và biểu đạt tinh tế, do đó, còn đƣợc các nhà văn, nhà thơ sử dụng để sáng tác các tác phẩm văn học có giá trị, với tƣ cách của ngôn ngữ nghệ thuật.

Mặc dù là ngôn ngữ có quá trình hình thành và phát triển tƣơng đối lâu đời, song thực tế sử dụng cho thấy tiếng Tày ở các địa phƣơng vẫn gợi ra những đề tài nhiều tranh luận: sự tƣơng đồng giữa tiếng Tày và tiếng Nùng; ranh giới giữa tiếng Tày và tiếng Nùng là ở đâu; tiếng Tày ở các địa phƣơng giống và khác nhau nhƣ thế nào. Trong quá trình cộng cƣ, đồng bào Tày và Nùng sống xen kẽ với nhau trên một vùng rộng lớn bao gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta, có nhiều điểm trong phong tục và tập quán khá giống nhau. Về cơ bản tiếng Tày và tiếng Nùng thống nhất. Đồng bào Tày và đồng bào Nùng ở nhiều vùng trực tiếp có thể nói chuyện với nhau, hiểu nhau không gặp khó khăn đang kể. Chính vì vậy mà có ý kiến cho rằng ngƣời Tày và ngƣời Nùng có chung một thứ tiếng (tiếng Tày - Nùng). Mặt khác, tiếng Tày tuy là một ngôn ngữ tƣơng đối thống nhất, nhƣng cũng nhƣ nhiều ngôn ngữ khác, tiếng Tày hiện đang tồn tại nhiều biến thể địa phƣơng (phƣơng ngữ và thổ ngữ) khác nhau, đặc biệt là về mặt ngữ âm. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong sử dụng tiếng Tày ở các địa phƣơng, và cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh luận về tiếng vùng nào đƣợc chọn làm cơ sở để xây dựng chữ Tày trƣớc đây. Nhiều khi ngƣời Tày sống ở những khu vực khác nhau thì khó hiểu nhau hơn là hiểu tiếng Nùng ở địa phƣơng mình. Theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiều nhà nghiên cứu, tiếng Tày có thể đƣợc chia thành bốn vùng: Vùng

Giữa (bao gồm các huyện nam Cao Bằng, Bắc Kạn, bắc Lạng Sơn nhƣ Thạch

An, Ngân Sơn, Chợ Đồn, Ba Bể, Na Rì, Tràng Định) là vùng tiếng nói có

mức độ phổ biến hơn cả; Vùng Đông Bắc có mức độ phổ biến khá cao; Vùng

Nam mức độ phổ biến cao thấp không đều; Vùng Tây Bắc mức độ phổ biến

thấp nhất. Nhiều nhà ngôn ngữ học ủng hộ chủ trƣơng xác định tiếng Tày vùng Thạch An, Tràng Định bao gồm các xã Lê Lai, Thƣợng Pha, Danh Sỹ, Đức Xuân và Đại Đồng, Chi Lăng, Đề Thám, Hùng Sơn, (trong đó lấy tiếng nói xã Lê Lai làm hạt nhân) làm cơ sở chuẩn cho chữ viết và cách đọc.

Một đặc điểm nữa cần lƣu ý về tình hình sử dụng ngôn ngữ của ngƣời Tày, đó là: Bên cạnh việc sử dụng tiếng Tày là công cụ giao tiếp trong đời sống xã hội, chủ yếu ở dạng khẩu ngữ, ngƣời Tày còn sử dụng tiếng Việt nhƣ một công cụ giao tiếp quan trọng, coi đó là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Trong các gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống, việc sử dụng song ngữ rất rõ. Lớp ngƣời lớn tuổi thƣờng thì chỉ dùng tiếng Tày làm phƣơng tiện giao tiếp, trong khi đó thế hệ con cháu của họ lại có xu hƣớng sử dụng cả tiếng Tày và tiếng Việt. Thậm trí chỉ sử dụng tiếng Việt.

Tóm lại, dù đƣợc sử dụng nhƣ thế nào, dƣới hình thức nào đi nữa thì tiếng Tày hiện nay vẫn đƣợc xem là ngôn ngữ giao tiếp quan trọng của ngƣời Tày. Đó là thứ tải sản vô cùng quý báu đã và đang đƣợc đồng bào trân trọng và gìn giữ, phát triển để nó trở nên hoàn thiện.

1.2.2.2. Một số đặc điểm của tiếng Tày

1.2.2.2.1. Tiếng Tày xét về mặt cội nguồn và loại hình

Theo các nhà nghiên cứu thì tiếng Tày là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Thái - Kađai, chi Tai, nhánh Tày - Thái, nhóm Tai trung tâm (rất gần với các ngôn ngữ Nùng, Cao Lan, Thu Lao)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xét về loại hình, tiếng Tày thuộc loại hình các ngôn ngữ đơn lập. Những đặc trƣng đơn lập ở tiếng Tày đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Căn cứ vào đặc điểm về cấu trúc và chức năng của âm tiết có thể phân các ngôn ngữ ở Việt Nam thành những ngôn ngữ âm tiết tính triệt để (monsyllabic) và ngôn ngữ cận âm tiết (sesquisyllabic). Trong tiếng Tày, âm tiết có tính tổ chức chặt chẽ và có vị trí quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Âm tiết gồm một số lƣợng thành phần nhất định. Các thành phần kết hợp với nhau theo qui tắc nhất định. Số lƣợng âm tiết trong mỗi ngôn ngữ là con số hữu hạn. Âm tiết thƣờng là vỏ của hình vị, trong nhiều trƣờng hợp, là vỏ ngữ âm của từ. Tóm lại, trong ngôn ngữ này cũng có thể nói đến đơn vị đặc biệt là “tiếng” hay “hình tiết” nhƣ trong tiếng Việt.

Về phƣơng diện loại hình, các ngôn ngữ âm tiết tính thƣờng đƣợc coi là những ngôn ngữ thuộc tiểu loại hình “trung” và “mới”. Các ngôn ngữ âm tiết tính triệt để nhƣ các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai - Kađai, Hmông - Miền, Hán - Tạng, Việt - Mƣờng (ngữ hệ Nam Á) là những ngôn ngữ có thanh điệu. Trong các ngôn ngữ này, có thể phục nguyên hệ thống thanh điệu cổ với các phạm trù thanh điệu *A, *B, *C ở âm tiết kết thúc vang, và thanh *D ở âm tiết kết thúc vô thanh, có thể tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại âm đầu và thanh điệu. Các thanh vừa đối lập theo các tiêu chí cao độ (pitch), vừa theo chất thanh (voicequality) hay còn là kiểu tạo âm (phonation type) nhƣ: chất giọng thở (breathy voice), chất giọng kẹt thanh đới (creky voice), hay hiện tƣợng thanh môn hoá (glottalisation) … Sự hình thành và phát triển thanh điệu trong các ngôn ngữ này là kết quả của quá trình mất âm cuối *s, *h, quá trình nhân đôi, nhân ba thanh điệu. Tiếng Tày cũng đƣợc các nhà nghiên cứu coi là thuộc tiểu loại hình “trung” này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ trong tiếng Tày không có hiện tƣợng biến đổi hình thái. Đặc điểm này của từ tiếng Tày đƣợc thể hiện ở chỗ trong thành phần cấu tạo của từ tiếng Tày không có các yếu tố hình thái (biến tố) chuyên dùng để biểu thị các ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp. Trong ngôn ngữ này không có sự hợp dạng giữa các từ trong câu. Khi hoạt động với các chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu, từ tiếng Tày vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm của mình nhƣ từ trọng dạng từ điển. Ví dụ:

- Chài điếp noọng! (anh-yêu-em = Anh yêu em)

- Noọng điếp chài bấu? (em-yêu-anh-không = Em yêu anh không?)

Trong các câu trên, chúng ta thấy chài (anh) và noọng (em) ở hai phát ngôn khác nhau đảm nhiệm những chức vụ ngữ pháp khác nhau (chủ ngữ và

bổ ngữ), nhƣng chàinoọng vẫn giữ nguyên hình thức ngữ âm khi tham gia

cấu tạo lời nói.

Các ý nghĩa ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp trong tiếng Tày đƣợc biểu thị chủ yếu bằng trật tự từ và hƣ từ. Ví dụ, khi ngƣời Tày nói đến các từ chỉ sự vật nhƣ séc (quyển sách), vở (vở), choòng (bàn), tắng (ghế), rất khó xác định đây là từ chỉ số ít hay số nhiều. Muốn phân biệt đƣợc điều đó ngƣời ta phải sử

dụng hƣ từ nằm bên ngoài từ .Ví dụ: bại ăn sec (những quyển sách), bại ăn vở

(những quyển vở).... Ở các ngôn ngữ khác thuộc loại hình khác thì hình thức của bản thân từ có thể đã thể hiện rõ đó là số ít hay số nhiều. Ví dụ trong tiếng Anh, bản thân từ book (sách) đã cho chúng ta thấy đây là từ chỉ số ít (ý nghĩa ngữ pháp nằm trong từ).

Hoặc để biểu thị các quan hệ ngữ pháp trong câu, ngƣời Tày dùng trật tự từ. Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(tao-đi-chơi = Tao đi chơi)

- Mầư pây đuổi câu bấu?

(mày-đi-cùng-tao-không = Mày đi cùng tao không?)

Từ câu (tao) đứng ở vị trí đầu đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ. Khi thay đổi

vị trí, câu đứng sau thì chức vụ của nó cũng thay đổi: là đối tƣợng của pây đuổi (đi cùng).

Ngoài ra, có thể nói đến một đặc điểm khác: Trong tiếng Tày, hiện nay, không thấy có hiện tƣợng cấu tạo từ bằng phụ tố, phƣơng thức cấu tạo chủ yếu là ghép và láy.

Các đặc điểm về loại hình nói trên của tiếng Tày, đặc biệt là cách sử dụng hƣ từ và trật tự từ để biểu thị quan hệ ngữ pháp cũng đƣợc sử dụng, thậm chí là một phƣơng tiện chủ yếu việc tạo lập câu hỏi tiếng Tày.

1.2.2.2.2. Tiếng Tày xét về mặt ngữ âm và cách thể hiện trên chữ viết

Tiếng Tày tuy là một ngôn ngữ tƣơng đối thống nhất, tuy nhiên cũng giống nhƣ mọi ngôn ngữ khác ở Việt Nam hiện nay, tiếng Tày cũng đang tồn tại nhiều biến thể địa phƣơng khác nhau, nhất là về mặt ngữ âm và một phần từ vựng. Hệ thống ngữ âm mà chúng tôi lƣợc tả sau đây là hệ thống ở vùng giữa. Cấu tạo một âm tiếng Tày bao gồm 5 thành phần: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Các lớp âm vị đảm nhiệm các thành phần nhƣ sau:

a. Âm đầu:

Đảm nhiệm thành phần âm đầu là các phụ âm . Tiếng Tày có 24 phụ âm đầu. trong đó có những phụ âm mà trong tiếng Việt không có nhƣ : /pj/; /p̉̉̉̉j/; /bj/; /mj/.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

STT Chữ ghi

âm vị Cách đọc Ví dụ

Một phần của tài liệu Luận văn: CÂU HỎI TRONG TIẾNG TÀY doc (Trang 28 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)