Câu hỏi trong truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại xét

Một phần của tài liệu Luận văn: CÂU HỎI TRONG TIẾNG TÀY doc (Trang 109 - 113)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

3.2.2.3.Câu hỏi trong truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại xét

trên bình diện hành vi ngôn ngữ

a. Câu hỏi thực hiện hành vi ở lời trực tiếp

Cũng giống nhƣ những câu hỏi đƣợc dùng trong đời sống hàng ngày, câu hỏi thực hiện hành vi ở lời trực tiếp trong các truyện ngắn của Nông Viết Toại đƣợc dùng để nêu lên điều cần biết và yêu cầu đƣợc giải đáp. Khảo sát 102 câu hỏi trong “Tuyển tập Nông Viết Toại”, chúng tôi thấy có 43 câu hỏi thực hiện hành vi ở lời trực tiếp (chiếm 36%). Những câu hỏi loại này có nội dung khá phong phú, chúng có mặt trong cả năm truyện ngắn của “Tuyển tập Nông Viết Toại”. Ví dụ:

- Hỏi về địa điểm, hƣớng chuyển động. Ví dụ:

Cần tò bẳn tỉ hâu dế? (ngƣời-ta-bắn-tỉ hâu-thế = Ngƣời ta bắn nhau ở đâu thế?) [Boỏng tàng tập éo, tr. 117]

Tằng cừn đăm nhám quá hâu pây đảy?(thế này-tăm tối-qua-hâu-đi-đƣợc

= Đêm hôm tối tăm thế này đi đâu đƣợc?) [Boỏng tàng tập éo, tr. 125]

Niềm mầu hươn tầu mà quá nẩy? (niềm-mày-hươn tầư-về-qua-đây =

Niềm, cháu từ đâu lên đây?) [Chài vệ quốc đoàn, tr. 199]

-Hỏi để xác định đối tƣợng. Ví dụ:

Pện lạo đồng chí nẩy te quén mầu lò? (thế-anh-đồng chí-này-nó-quen-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bà Nậu băn khoăn vì chƣa bao giờ gặp Thanh. Nhìn thấy Thanh đƣa Niềm về bản, bà đã hỏi Niềm về Thanh, liệu hai ngƣời quen nhau hay sao mà Thanh lại giúp Niềm hết lòng nhƣ vậy.

- Hỏi về sự vật. Ví dụ:

Đảy au lăng khảu rườn mà bấu? (đƣợc-lấy-gì-vào-nhà-nhà-về-bấu = Đƣợc lấy gì vào không?) [Ngần muộc, tr.178]

- Hỏi về tính chất sự việc. Ví dụ:

Cần hâư lẩn pện lừ dè? (ngƣời-ta-nói-pện lừ-dè = Ngƣời ta nói thế nào vậy?) [Hăn phi, tr.149]

- Hỏi về nguyên nhân. Ví dụ:

Bấu chắc lộ hươn hâu oóc pện nảy? (không-biết-hươn hâu-ra-thế này = Không biết lộ từ đâu?) [Boỏng tàng tập éo, tr.114]

...

b. Câu hỏi thực hiện hành vi ở lời gián tiếp

Khảo sát nội dung câu hỏi trong các truyện ngắn của Nông Viết Toại, chúng tôi nhận thấy câu hỏi thực hiện hành vi ở lời gián tiếp chiếm số lƣợng lớn trong tổng số các câu hỏi đƣợc khảo sát (59/102 câu hỏi, chiếm 58%). Căn cứ vào nội dung hỏi, có thể thấy các câu hỏi này nhằm các mục đích nhƣ:

- Hỏi để khuyên nhủ. Ví dụ:

Khươi à, ngòi kin slắc pat khẩu dá lẻ pây dỉ nòn slắc đua cón? (rể-à- xem-ăn-ít-bát-cơm-rồi-hãy-đi-nhỉ-ngủ-ít-trƣớc = Rể à, ăn chút cơm rồi ngủ lấy một giấc đã?) [Bỏong tàng tập éo, tr. 123]

Lƣu không ra đầu thú. Anh quyết định sẽ ra đi mặc dù trong lòng có bao điều lo lắng: lo lắng cho sự an toàn của cách mạng, cho gia đình sẽ bị liên lụy vì anh. Vì sự an toàn của tổ chức, Lƣu đã lựa chọn con đƣờng ra đi. Bà Nậu đã khuyên Lƣu hãy ăn chút cơm và ngủ lấy một giấc rồi hãy đi. Là một ngƣời mẹ, bà không chi dành sự quan tâm lo lắng cho Niệm, mà còn dành cả cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con rể Lƣu. Câu hỏi không chỉ đơn thuần là lời hỏi thƣờng tình mà đó còn là sự khuyên nhủ.

- Hỏi để nhắc nhở. Ví dụ:

Thác tỉ hâu bấu cảng, thác chang chàn fải te bấu chắc lò

(phơi-ở đâu-không-nói-phơi-trong-sàn-nó-không-biết-lỏ = Phơi đâu chứ phơi trên sàn chúng nó biết đấy?) [Boỏng tàng tập éo, tr.139].

Lƣu hỏi Niệm có ý lo xa, Lƣu nhắc nhở Niệm nên phơi ở chỗ kín đáo kẻo có ngƣời phát hiện ra lại báo cho bọn Chánh Mói. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hỏi để đe dọa. Ví dụ:

Hò khươi mầu hết cộng sản, mầu chắc bấu? (thằng-rể-mày-làm-cộng

sản-mày-biết-bấu = Thằng rể nhà mày làm cộng sản, mày biết chƣa?) [Boỏng

tàng tập éo, tr.119]

Chánh Mói cùng đồng bọn đã lùng sục tìm bằng chứng kết tội Lƣu. Chúng đã biết việc Lƣu theo cách mạng nên Chánh Mói hỏi ông Niệm ngoài việc thông báo còn có ý đe dọa gia đình ông Niệm nếu nhƣ gia đình không muốn những điều không hay xảy ra thì hãy khuyên nhủ Lƣu ra đầu thú.

Hỏi với sự lo lắng. Ví dụ:

Pện cà này lẻ hết lừ? (thế-bây giờ-là-hết lừ = Bây giờ làm thế nào?) [Boỏng tàng tập éo, tr. 119]

Pện nẩy hết lừ? (thế này-hết lừ = Thế thì tính làm sao?) [Boỏng tàng tập éo, tr. 120]

Bà Niệm đã hỏi ông Niệm với bao điều lo âu. Đây cũng là lẽ thƣờng tình khi gia đình bà vốn đã quen với cuộc sống bình lặng mà bây giờ trƣớc sự việc tày trời này bà không khỏi thấp thỏm lo âu.

- Hỏi để bộc lộ sự quan tâm. Ví dụ:

Kha mầu tầu pện nẩy?(Chân-mày-tầư-thế này = Chân mày bị làm sao thế?) [Chài vệ quốc đoàn, tr.199]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Pện nâu nẩy lan đồng chí kin ngài tỉ hâu xằng? (Thế-từ-nãy-cháu -đồng

chí-ăn-cơm-ở đâu-xằng = Thế, từ sáng đến giờ cháu đồng chí ăn cơm chƣa?)

[Chài vệ quốc đoàn, tr. 199]

Bà Nậu hỏi với sự quan tâm lo lắng: Không biết trên chặng đƣờng dài đƣa Niềm về, Thanh đã ăn cơm ở đâu chƣa.

- Hỏi với sự hoài nghi. Ví dụ:

Bấu slư cúa ngỏ hết lừ chắng thâng mừ nhình Kiết, noọng khươi nỉ chắc cốc po pền lừ bấu?

(Lá-thƣ-của-mình-làm sao-lại-đến-tay-chị-Khiết-em rể-biết-đầu đuôi-thế nào-bấu = Lá thƣ của mình tại sao lại đến tay chị Kiết, chú có biết đầu đuôi thế nào không?) [Boỏng tàng tập éo, tr. 126]

Chuyện bị lộ, Lƣu không biết vì sao. Anh hỏi Độ với thái độ hoài nghi, không biết vì sao lá thƣ của anh lại đến tay chị Khiết đƣợc.

- Hỏi để phủ định. Ví dụ:

Mì cảo cần tầu pảy đếch hăn phi? (có-những-ngƣời-tầư_lại-nhìn-thấy- ma = Có ai lại nhìn thấy ma?) [Hăn phi, tr. 159]

Với những câu hỏi này, ông Sáng mỉa mai những lời tán dƣơng mụ Tính của những đàn bà con gái và những kẻ nhẹ dạ với hàm ý rằng đó chỉ là điều mê tín, không có thật. Ông hỏi để khẳng định lại việc không có ma ở trên đời, trên đời này không ai có thể biết đƣợc ma ở đâu, không ai có thể nhìn thấy ma vì không có ma tồn tại ở trên đời. Vậy thì làm gì có ma!

Nhƣ vậy có thể thấy những câu hỏi thực hiện hành vi ở lời gián tiếp có giá trị tu từ cao. Việc sử dụng câu hỏi theo lối gián tiếp làm cho cách nói trở nên tế nhị, hàm súc hơn so với cách nói trực tiếp. Mặt khác, ta thấy những câu hỏi theo lối gián tiếp còn có tác dụng làm nổi bật trong việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật. Những cung bậc tình cảm phức tạp, sâu lắng tế nhị, những điều khó nói của các nhân vật đều đƣợc Nông Viết Toại diễn tả một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cách tài tình qua những câu hỏi thực hiện hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong các truyện ngắn của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn: CÂU HỎI TRONG TIẾNG TÀY doc (Trang 109 - 113)