Dùng các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt

Một phần của tài liệu Luận văn: CÂU HỎI TRONG TIẾNG TÀY doc (Trang 45 - 57)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

2.1.1. Dùng các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt

Câu hỏi sử dụng các từ ngữ nghi vấn là loại câu hỏi đƣợc tạo nên trên cở sở những lời xác nhận. Điểm khác là lời xác nhận này có ít nhất một yếu tố chƣa đƣợc xác định rõ và cần làm rõ. Mỗi câu hỏi chính là một câu có “chỗ trống” để điền khuyết thông tin phù hợp. Ngƣời tiếp nhận câu hỏi có thể bằng nhiều cách khác nhau đƣợc đặt trƣớc yêu cầu lấp đầy, hoàn thiện lời xác nhận ấy để cho nó trở nên chân thực. Số lƣợng các câu trả lời cho câu hỏi loại này có thể không chỉ là một. Chúng có thể tƣơng ứng với các khả năng có thể đƣợc dùng để lấp đầy các chỗ trống cho phù hợp.

Ngƣời nói khi đƣa ra câu hỏi loại này có nhu cầu muốn đƣợc ngƣời tiếp nhận lấp đầy thông tin còn thiếu hoặc thông tin chƣa rõ. Ngƣời tiếp nhận đƣợc coi là thực hiện đúng nguyên tắc cộng tác hội thoại, lấp đầy chỗ trống,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoàn thiện phần thông tin ngữ nghĩa còn thiếu, khi đƣa ra đƣợc câu trả lời thích hợp trong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc thoại.

Trong một số trƣờng hợp, câu hỏi loại này đƣợc đƣa ra nhƣng ngƣời hỏi lại không nhằm mục đích muốn ngƣời tiếp nhận điền khuyết thông tin còn thiêu mà nó lại hƣớng đến một (hoặc những) mục đích khác. Các câu hỏi đƣợc sử dụng trong những trƣờng hợp nhƣ vậy đƣợc gọi là câu hỏi “không chính danh”. Trong các tác phẩm văn chƣơng thì đó đƣợc gọi là các “câu hỏi tu từ”.

Để cấu tạo các câu hỏi loại này, tiếng Tày có các từ ngữ nghi vấn nhƣ:

cầư, cần tầư, lăng, hết lăng, ăn lăng, pền lăng, pền rừ/pền lừ, tầư, dú tầư, pửa tầư, hâu, tỉ hâu, dú tỉ hâu, kỉ, kỉ lai...

Trong cấu trúc của câu hỏi có chứa từ ngữ nghi vấn, thì từ ngữ nghi vấn đó có thể đứng ở vị trí đầu câu, giữa câu hay cuối câu tùy theo mục đích hỏi. Ví dụ:

- Đứng đầu câu:

Pây tầư mà đăm pện nảy?

(đi-tầư-mà-tối-thế-này = Đi đâu mà tối thế này?) - Đứng giữa câu:

Tứ nảy thâng bản Cốc Bây độ kỉ lai cái hin, bảc nỏ?

(từ-đây-tới-bản-Cốc Bây-khoảng-kỉ lai-cây số-bác-nhỉ = Từ đây tới bản Cốc Bây là bao nhiêu cây số bác nhỉ?)

- Đứng cuối câu:

Pỉ noọng dú slường hết lăng?

(chị-dâu-ở-nhà-hết lăng = Chị dâu ở nhà làm gì?)

Khi tạo lập câu hỏi các từ ngữ nghi vấn này thƣờng nằm trong bốn kiểu cấu trúc cơ bản sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

a, Từ ngữ nghi vấn - động từ - bổ ngữ, ví dụ:

Cầư pây tan nà lai?

(cầư-đi-gặt-ruộng-nhiều = Ai đi gặt lúa nhiều?) b, Chủ ngữ - từ ngữ nghi vấn - bổ ngữ, ví dụ:

Ăn mừ pền lăng chắng rẻo poọc pện tỷ?

(cái-tay-pền lăng-mà-bọc cuộn-thế này = Cái tay làm sao mà buộc vào nhƣ này?)

c, Chủ ngữ - động từ - từ ngữ nghi vấn - (bổ ngữ), ví dụ: - Pả ơi ăn này phuối Tày roọng hết ăn lăng?

(bá-ơi-cái-này-nói-gọi-Tày-làm-ăn lăng = Bá ơi cái này tiếng Tày gọi là

cái gì?)

- Bại lủc đếch pây au phừn dú tầư mà hất ngài?

(những-trẻ con-đi-lấy-củi-dú tầư-về-làm-cơm = Bọn trẻ lấy củi ở đâu về

nấu cơm?)

d, Chủ ngữ - động từ - bổ ngữ - từ ngữ nghi vấn, ví dụ:

Bảc Hồ phác thư hử đại hội bại dân tộc nọi cần khảu pi bươn lăng?

(Bác-Hồ-gửi-thƣ-cho-đại hội-những-dân tộc-ít-ngƣời-vào-năm-tháng

lăng = Bác Hồ gửi thƣ tới đại hội các dân tộc ít ngƣời vào tháng năm nào?)

Dựa vào phạm vi biểu thị, các từ ngữ nghi vấn trên có thể quy thành các nhóm sau:

a. Hỏi về ngƣời

Để hỏi về nggƣời (chủ thể của hành động hoặc đối tƣợng của hành động)

ngƣời Tày sử dụng các từ ngữ cầư, cần tầư theo hai cấu trúc sau:

Cấu trúc1: Cầư / cần tầư - động từ - bổ ngữ

- Cầư pây thị xạ đuổi noọng dế?

(cầư-đi-thị xã-với-em-thế = Ai đi thị xã với em thế?) - Cần tầư phuối hử noọng chắc?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(cần tầư-nói-cho-em-biết = Ngƣời nào nói cho em biết?)

Cấu trúc 2: Chủ ngữ - động từ - cần tầư / cầư

- Sloong tu vài kin nhả dú noọc le cúa cầư?

(hai-con-trâu-ăn-cỏ-ở-ngoài-là-của-cầư = Hai con trâu đang ăn cỏ ở ngoài kia là của ai?)

- Lục đếch đang háy le lục cần tầư?

(đứa-bé-đang-khóc-là-con-cần tầư = Đứa bé đang khóc là con ai?)

Xét về mặt ngữ nghĩa thì cầưcần tầư có nét nghĩa tƣơng đƣơng nhau.

Tuy nhiên, hiện nay ở các địa phƣơng đƣợc khảo sát về tiếng Tày, ngƣời Tày có xu hƣớng sử dụng cụm từ nghi vấn cần tầư thay cho từ nghi vấn cầư để hỏi về đối tƣợng là ngƣời.

Trong cấu trúc câu, khi từ ngữ nghi vấn cầư, cần tầư đứng ở vị trí đầu

câu hỏi thì tiêu điểm nghi vấn sẽ thuộc chủ thể của hành động. Lúc này thông tin cần xác định là chủ thể gây ra hành động. Ví dụ:

(1)- Cầư hất ngài hử noọng?

(cầư-làm-cơm-cho-em = Ai nấu cơm cho em?)

(2)- Cần tầu tạy noọng nhình slon tắm phải?

(cần tầư-dạy-chị em-học-dệt-vải = Ai dạy chị em dệt vải?)

Đối tƣợng nghi vấn ở ví dụ (1) là chủ thể của hành động hất ngài hử noọng (nấu cơm cho em). Đối tƣợng nghi vấn ở ví dụ (2) là chủ thể của hành

động tạy noọng nhình slon tắm phải (dạy chị em học dệt vải).

Khi tiêu điểm nghi vấn thuộc về bổ ngữ của câu thì từ ngữ nghi vấn sẽ nằm ở phía cuối phát ngôn. Ví dụ:

- Ò đếch nảy le lục cúa cần tầu?

(thằng-bé-này-là-con-của-cần tầư = Thằng bé này con của ai?)

- Cọn lếch le nghề cúa cần tầu?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong tiếng Tày, cầưcần tầu là hai từ ngữ nghi vấn dùng để hỏi về ngƣời chung nhất, phổ biến nhất. Trong từng hoàn cảnh giao tiếp và ý đồ hỏi cụ thể, ngƣời Tày có thể dùng tầu kết hợp với các từ chỉ ngƣời khác để tạo thành cụm từ nghi vấn có giá trị khu biệt hơn. Theo cách đó có các cụm từ nhƣ: ò tầu, nhình tầu, tua tầu, pí tầu...Ví dụ:

- Tua tầu pây tăm nà đuổi câu nớ?

(tua tầư-đi-cấy-lúa-với-tao-đây = Đứa nào đi cấy lúa với tao đây?)

- Nhình tầu hử mầu bâư slửa đây lai nỏ?

(nhình tầư-cho-mày-cái-áo-đẹp-nhiều-nhỉ = Đứa nào (con gái) cho mày cái áo đẹp ghê nhỉ?)

...

b. Hỏi về sự vật (đối tƣợng của hành động) hoặc hỏi về cách thức của hành động, tính chất của sự vật

Trong tiếng Tày, lăng, ăn lăng, nghé lăng, fiệc lăng là những từ ngữ nghi vấn đƣợc dùng để hỏi về sự vật hoặc đối tƣợng của hành động. Chúng đƣợc dùng để hỏi khi chủ thể của hành động là tiêu điểm nghi vấn mang đặc điểm của vật hoặc hành động do chủ thể tạo nên. Ví dụ:

- Pả Na ơi, ăn nảy phuối Tày roọng hết ăn lăng?

(bá-Na-ơi-cái-này-nói-Tày-gọi-làm-ăn lăng = Bá Na ơi cái này tiếng Tày

gọi là cái gì?)

- Chài xa nghé lăng dế?

(anh-tìm-nghé lăng-thế = Anh tìm cái gì vậy?) - Dò, mì fiệc lăng xạ roọng thâng cá à?

(chà-có-fiệc lăng-xã-gọi-tới-anh-à = Chà, có việc gì xã gọi đến anh à?)

- Ăn lăng lăn lông lống pện nảy?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhƣ đã thấy trong các ví dụ trên, vị trí của các từ ngữ nghi vấn khá linh hoạt. Chúng có thể đúng đầu câu, giữa câu hay cuối câu tùy vào ý đồ của ngƣời hỏi.

Khi tiêu điểm nghi vấn rơi vào chủ thể gây ra hành động hay đối tƣợng của hành động mang đặc điểm của vật thì từ ngữ nghi vấn sẽ nằm ở vị trí đầu câu hỏi. Chúng tham gia vào các cấu trúc nhƣ sau:

Cấu trúc 1: Lăng/ăn lăng/ nghé lăng/ fiệc lăng - động từ - bổ ngữ, ví dụ:

Nghé lăng hất kha cúng chếp pện nảy?

(nghé lăng-làm-chân-ông-đau-thế này = Cái gì làm cho chân ông đau thế này?

Nếu tiêu điểm rơi vào bổ ngữ thì vị trí của từ nghi vấn sẽ là sau động từ. Cấu trúc 2: Chủ ngữ - động từ - Lăng/ăn lăng/ nghé lăng/ fiệc lăng, ví dụ:

Bảc Hồ phuối lăng dú chang thư phác đại hội dân tộc nọi cần?

(bác Hồ-nói-lăng-ở-trong-thƣ-gửi-đại hội-các-dân tộc-ít-ngƣời = Bác Hồ

nói gì trong thƣ gửi đại hội các dân tộc ít ngƣời?)

Để hỏi về cách thức đƣợc sử dụng để thực hiện một hành động, một sự

kiện hoặc hỏi về tính chất của vật, ngƣời Tày dùng các từ ngữ sau: hết lăng,

pền lăng, pền rừ/ pền lừ, hết pền rừ, hết pền lăng...Ví dụ : - Boong hây chập cần khỏ khát lèo hết lăng?

(chúng ta/ chúng mình-gặp-ngƣời-khó khăn-phải-hết lăng = Chúng ta

gặp ngƣời nghèo khổ nên làm thế nào?)

- Ái khửn Định Hóa lẻ pây pền rừ?

(vừa-lên-Định hóa-thì-đi-pền rừ = Vừa mới đến Định Hóa thì đi nhƣ thế nào?)

Nhìn chung các từ ngữ hết lăng, pền lăng, pền rừ/ pền lừ, hết pền rừ, hết pền lăng...đều đƣợc sử dụng để hỏi về cách thức tiến hành một hành động nào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đó hoặc hỏi về tính chất của vật nào đó. Tuy nhiên, giữa các từ ngữ này cũng có sự phân biệt trong sử dụng. Thông thƣờng hết pền rừ, hết pền lăng, hết pền tầư đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và linh hoạt hơn. Chúng có thể đứng đầu câu, cuối câu để hỏi về cách thức, phƣơng thức tiến hành một hành động nào đó. Chẳng hạn:

Đứng đầu câu, ví dụ:

- Hết pền rừ noọng pây slon slư đảy?

(hết pền rừ-em-đi-học-đƣợc = Làm thế nào em đi học đƣợc?) Đứng cuối câu, ví dụ:

- Chang slườn mì lai nhùng lai, hết pền rừ?

(trong-nhà-có-nhiều-muỗi-nhiều-hết pền rừ = Trong nhà nhiều muỗi

quá, làm thế nào?

Trong khi đó, pền lăng, pền rừ chỉ có thể đúng cuối câu để hỏi về đặc điểm, tính chất của vật hoặc hành động. Ví dụ:

- Cần hâư slan chậu pền rừ?

(ngƣời-ta-đan-dậu-pền rừ = Ngƣời ta đan dậu thế nào?)

- Pi quá mầư slon slư pền lăng?

(năm ngoái-mày-học hành-pền lăng = Năm ngoái mày học hành ra sao?

Ngoài ra, ở một số vùng Tày, để hỏi về đặc trƣng hay tính chất của một vật hay một hoạt động nào đó ngƣời ta còn dùng pền tầư, hấtpền tầư. Ví dụ:

- Nhằng bại nà dú chang bản le pền tầư?

(còn-những-ruộng-ở-trong-bản-là-pền tầư = Còn những ruộng trong làng

thì thế nào?)

Nhìn chung, sự khác biệt các nét nghĩa trong các từ ngữ trên là không rõ ràng. Tùy vào thói quen sử dụng hoặc tùy hoàn cảnh giao tiếp mà ngƣời nói có thể lựa chọn từ ngữ này hay từ ngữ kia để phục vụ hiệu quả nhất cho việc giao tiếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

c. Hỏi về nguyên nhân

Ngƣời Tày sử dụng câu hỏi này khi tiêu điểm nghi vấn rơi vào nguyên nhân của sự kiện xảy ra. Ví dụ:

- Nhoòng lăng lan xằng hử bảc kin lẩu?

(nhoòng lăng-cháu-chƣa-cho-bác-ăn cỗ/ uống rƣợu = Vì sao cháu vẫn chƣa cho bác ăn cƣới?)

- Vài ơi mầư lăng bấu kin nhả?

(trâu-ơi-mầu lăng-không-ăn-cỏ = Trâu ơi làm sao mày không ăn cỏ?)

Một số từ ngữ thƣờng đƣợc dùng để hỏi về nguyên nhân lăng, nhoòng lăng, mầư lăng, hết lăng, tại ca lăng, vỉ lăng...Thông thƣờng các từ ngữ nghi vấn này đứng ở đầu câu. Cấu trúc quen thuộc là:

Lăng Nhoòng lăng - chủ ngữ - vị ngữ Tại lăng Mầư lăng ... Các ví dụ:

- Tại lăng noọng bấu pây slon slon slư?

(tại lăng-em-không-đi-học = Tại sao em không đi học?)

- Nhoòng lăng pỉ noọng rèo pây tẻo dương căn?

(nhoòng lăng-chị em-lại-đi-thăm nom-nhau = Vì sao mọi ngƣời lại đi thăm nhau?)

- Vỉ căn hâƣ cạ bại dân tộc Việt Nam mì chung cốc chỏ?

(vỉ căn-họ-nói-những/các-dân tộc-Việt Nam-có-chung-nguồn gốc = Vì đâu lại nói các dân tộc Việt Nam có chung nguồn gốc?)

Trong một số trƣờng hợp đặc biệt, để nhấn mạnh nguyên nhân gây ra hành động hoặc có kèm theo thái độ ngạc nhiên của ngƣời nói thì từ ngữ nghi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vấn đƣợc đặt ở cuối câu. Trƣớc từ ngữ này có thể có liên từ le (là) dùng để nối kết với phần phía trƣớc. Ví dụ:

Dò, Mầng đang phuối căn nà tẻo pây lòa kha cáy, đang slí cảng truyện khuổi nặm bốc, tẻo pây chộc thâng đông pá le tại lăng?

(Dà-mày-đang-nói chuyện-đắp-ruộng-lại-đi-sờ-chân-gà-đang-nói-

chuyện-nƣớc-cạn-lại-đi-tới-rừng-le-tại lăng = Dà, đang nói chuyện đắp

ruộng lại đi nói chuyện đuổi gà, đang nói chuyện nƣớc cạn lại nói lên rừng là tại sao?)

Để trả lời cho câu hỏi loại này, ngƣời trả lời phải dùng từ tại, nhoòng để giải thích nguyên nhân gây ra hành động. Ví dụ:

- Tại lăng kha khuổi nảy bát bốc, bát noòng?

(tại lăng-chân-suối-này-lúc-khô-lúc-ngập = Tại sao con suối này lúc hạn lúc lũ?)

Tại pi noọng lầu bấu chướng đảy đông mạy kha khuổi nảy chắng bát bốc bát noòng thuổm tổng nà.

(Tại mọi ngƣời chúng ta không bảo vệ rừng cây nên con suối này lúc cạn lúc lũ ngập ruộng đồng).

- Nhoòng lăng noọng hảy?

(nhoòng lăng-em-khóc = Vì sao em khóc?)

Nhoòng chấp lai

(Vì đau quá)

d. Hỏi về thời gian

Tiếng Tày có hai cách để hỏi về thời gian. Hỏi về thời gian cụ thể, xác định, ngƣời Tày thƣờng dùng danh từ chung chỉ thời gian kết hợp với từ nghi vấn tầư, lăng để tạo thành cụm từ nghi vấn. Chẳng hạn nhƣ: Giờ tầư (giờ nào), vằn tầư/ vằn lăng (ngày nào), bươn tầư/bươn lăng (tháng nào), pi tầư/pi lăng (năm nào)... Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Vằn tầư bại lục đếch pây slon slư?

(vằn tầư-bọ-trẻ con-đi-học = Hôm nào bọn trẻ con đi học?) Vằn hả bƣơn cẩu te pây khai giảng dá.

(Ngày 5 tháng 9 chúng khai giảng rồi.)

- Bảc Hồ phác thư hử đại hội bại dân tộc nọi cần khảu pi bươn lăng?

(bác Hồ-gửi-thƣ-cho-đại hội-những-dân tộc-ít-ngƣời-vào-pi bươn lăng =

Bác Hồ gửi thƣ cho đại hội các dân tộc ít ngƣời vào tháng năm nào?)

Khảu bươn slí, pi ất xiên cẩu pác slí síp hốc

(Vào tháng 4 năm 1946)

Riêng vằn tầư có khả năng sử dụng rộng hơn, vừa có thể dùng để hỏi thời gian cụ thể, lại vừa có thể dùng để hỏi thời gian không xác định rõ.

Để hỏi về thời gian chung chung không cụ thể ngƣời Tày thƣờng dùng các từ ngữ pửa tầư/mửa tầu, vằn tầư, lúc tầư, vằn tầư để hỏi. Cấu trúc thông thƣờng của câu hỏi loại này là:

Pửa tầư Lúc tầư - chủ ngữ - vị ngữ. Vằn tầư ... hoặc pửa tầư Chủ ngữ - vị ngữ - lúc tầư vằn tầư

Đối với câu hỏi loại này, khi từ ngữ nghi vấn đƣợc đặt ở đầu câu ngƣời hỏi chủ ý muốn làm rõ về thời gian của một hoạt động, một sự việc chƣa xảy ra, còn nằm ở tƣơng lai. Ví dụ:

- Linh à, pửa tầư mầư chắng hử câu kin lẩu nỏ?

(Linh-à-pửa tầư-mày-mới-cho-tao-ăn cỗ (uống rƣợu) = Linh à, bao giờ mày mới cho tao ăn cỗ cƣới chứ?)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nắm chắc lớ, noọng nhằng ón lai.

(Không biết đâu, em còn trẻ mà)

Khi từ ngữ nghi vấn đứng ở cuối câu, ngƣời hỏi ngầm ý muốn ngƣời tiếp nhận cho biết thông tin về thời gian đã xảy ra hành động trong quá khứ. Ví dụ:

- Mầư au me pửa tầư nỏ?

(mày-lấy-vợ-pửa tầƣ-nhỉ = Mày lấy vợ lúc nào nhỉ?)

Đảy slam pi dá.

(Đƣợc 3 năm rồi)

Để trả lời cho câu hỏi loại này, ngƣời ta có thể dùng các trạng ngữ chỉ thời gian nhƣ: vằn pjủc, vằn ngòa, pi cón...

e. Hỏi về số lƣợng

Để hỏi về số lƣợng, trong câu hỏi ngƣời Tày thƣờng dùng từ kỉ (mấy) và

kỉ lai (bao nhiêu). Trong tiếng Tày kỉ lai có thể đứng độc lập để hỏi nhƣng thƣờng kết hợp với các danh từ để tạo thành cụm danh từ để hỏi. Ví dụ:

- Bản bảc láo lúng mì kỉ lai slườn?

(bản-bác-tất cả-có-kỉ lai-nhà = Bản bác có tất cả bao nhiêu nhà?) - Nước Việt Nam boong hây mì kỉ lai dân tộc slinh sổng?

(nƣớc Việt Nam-chúng ta-có-kỉ lai-dân tộc-sing sống = Nƣớc Việt Nam

chúng ta có bao nhiêu dân tộc sinh sống?)

Một phần của tài liệu Luận văn: CÂU HỎI TRONG TIẾNG TÀY doc (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)