Câu hỏi không đích thực

Một phần của tài liệu Luận văn: CÂU HỎI TRONG TIẾNG TÀY doc (Trang 77 - 79)

7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN

2.2.2.Câu hỏi không đích thực

Trong những hoàn cảnh cụ thể, không phải lúc nào câu hỏi cũng đƣợc dùng đúng với đích ở lời, nghĩa là không phải lúc nào câu hỏi cũng đƣợc dùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

để hỏi, yêu cầu ngƣời nghe trả lời. Thực tế cho thấy, bên cạnh những câu hỏi đích thực (câu hỏi chính danh) còn có những câu hỏi thực hiện những hành động vốn không phải là những hành động trực tiếp của câu hỏi mà chúng đƣợc dùng để thực hiện những hành động khác vốn là những hành động trực tiếp của câu cầu khiến, câu tƣờng thuật, câu cảm thán. Những câu hỏi nhƣ vậy đƣợc gọi là câu hỏi không đích thực (câu hỏi không chính danh). Có thể thấy về mặt hình thức câu hỏi đích thực và câu hỏi không đích thực không có sự khác biệt. Điểm tạo nên sự khác biệt giữa chúng là ở cách sử dụng hành động ngôn từ để đạt hiệu lực ở lời trực tiếp hay gián tiếp. Câu hỏi đích thực là sự thực hiện hành động ngôn từ biểu hiện quan hệ trực tiếp giữa nội dung mệnh đề (cấu trúc) và hiệu lực ở lời (chức năng). Còn câu hỏi không đích thực là hành động ngôn từ biểu hiện quan hệ gián tiếp giữa nội dung mệnh đề và hiệu lực ở lời (chức năng) Về bản chất mỗi loại câu hỏi tiếng Tày đều có khả năng đƣợc dùng với các chức năng khác nhau tùy theoúy đồ của ngƣời nói trong những hoàn cảnh cụ thể.

Để xác định đƣợc một câu hỏi đƣợc coi là sử dụng gián tiếp cần dựa vào một số đặc điểm sau:

- Dựa vào sự vi phạm các điều kiện thỏa mãn hành vi hỏi. Cụ thể đó là khi nội dung mệnh đề không chứa điều mà ngƣời nói còn nghi vấn hay thắc mắc và câu hỏi nhằm tới một đích khác không phù hợp với đích của hành vi hỏi (đây là đặc điểm cơ bản nhất). Hoặc khi hành vi hỏi mang đậm ý định chủ quan của ngƣời nói trong khi ý định chủ quan đó lại không phù hợp với các điều kiện của hành vi hỏi.

- Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp hay những yếu tố nằm ngoài phát ngôn. Đó có thể là vật kích thích trực tiếp để ngƣời nói phải phát ngôn, cũng có thể là nhân tố “ngƣời tham gia giao tiếp” hay ngôn cảnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Dựa vào những chân lí thông thƣờng có tính kinh nghiệm không có tính tất yếu, bắt buộc.

- Dựa vào đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của câu đang xét - Dựa vào sự suy ý.

Căn cứ vào các tiền đề lí thuyết trên và dựa vào ngữ liệu khảo sát đƣợc trong tiếng Tày, có thể thấy trong giao tiếp của ngƣời Tay số các câu hỏi đƣợc dùng gián tiếp xuất hiện khá nhiều. Có thể quy chúng thành các tiểu loại sau:

Một phần của tài liệu Luận văn: CÂU HỎI TRONG TIẾNG TÀY doc (Trang 77 - 79)